Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu việt cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ NGỌC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT CƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Tháng 12-Năm 2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ NGỌC
MSSV: 4114772

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT NHẬP KHẨU


VIỆT CƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. VÕ VĂN DỨT

Tháng 12-Năm 2014

ii


LỜI CẢM TẠ
Thành công là một quá trình phấn đấu để đạt được và trong cuộc sống,
không ai có thể tự mình đi đến sự thành công mà không nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô và xã hội...Em cũng vậy, những năm
học vừa qua là cả một quá trình phấn đấu, trải nghiệm học hỏi nhiều từ cuộc sống,
gia đình, bạn bè đặc biệt là các thầy cô trong Trường Đại học Cần Thơ.
Trước hết em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là
quý thầy cô đã tận tình dậy bảo em trong thời gian qua. Lời biết ơn chân thành
đến quý thầy cô bộ môn Kinh tế (Khoa Kinh Tế - QTKD) – trường Đại học Cần
Thơ. Đặc biệt là Thầy Võ Văn Dứt đã trực tiếp hướng dẫn em, thầy đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ rất nhiều để em có thể hoàn thiện luận văn chuyên ngành của em.
Em xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất
nhập khẩu Việt Cường, cô chú và các anh chị em phòng Nghiệp vụ đã nhiệt tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin kính chúc Ban lãnh đạo và
các anh chị dồi dào sức khỏe, công tác tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
Trong quá trình thực hiện luân văn do thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu

chưa sâu. Kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm hiểu biết về thực tế còn hạn chế
nên không tránh khỏi sai sót. Do đó để đề tài được hoàn chỉnh hơn em kính mong
nhận được ý kiến đóng góp chân thành của giáo viên hướng dẫn cũng như quý
thầy cô trong bộ môn kinh tê. Cuối lời, em chúc Thầy Võ Văn Dứt và quý thầy cô
khoa kinh tế nói riêng. Thầy cô đại học Cần Thơ nói chung luôn dồi dào sức
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Trần Thị Ngọc

iii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Trần Thị Ngọc

iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



Sinh viên Trần Thị Ngọc, lớp Kinh doanh quốc tế - Khóa 37, Khoa Kinh Tế
- Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ thực tập tại công ty cổ phần chế
biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường từ ngày 09/08/2014 đến ngày
01/11/2014 để thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt
Cường”. Qua quá trình thực tập, công ty có nhận xét như sau:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Bạc Liêu, ngày 31 tháng 10 năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

v


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 1
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung .......................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2

1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2

1.3.1

Không gian nghiên cứu .............................................................................. 2

1.3.2

Thời gian thực hiện .................................................................................... 3

1.3.3


Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
2.1

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 4

2.1.1

Khái niệm và vai trò của xuất khẩu ........................................................... 4

2.1.1.1 Khái niệm................................................................................................... 4
2.1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu .............................................. 4
2.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu ............................................................................ 6
2.1.1.4 Một số quy chế và chính sách của thị trường xuất khẩu ........................... 7
2.1.1.5 Phương hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam .................................... 7
2.1.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu...................................... 7

2.1.2.1 Vĩ mô ......................................................................................................... 8
2.1.2.2 Vi mô ......................................................................................................... 8
2.1.3

Mô hình phân tích lợi nhuận ...................................................................... 8


2.1.4

Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích ............................................................... 9

2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 10

2.2.1

Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 10

2.2.2

Phương pháp phân tích số liệu................................................................. 10

vi


2.2.2.1 Phương pháp so sánh ............................................................................... 11
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn .............................................................. 11
2.2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối ................................................................... 13
2.2.2.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT .................................................... 14

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG VÀ
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY....16
3.1


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ............ 16

3.2

CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ .......................... 18

3.2.1

Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 18

3.2.2

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty ............................. 19

3.3
QUY TRÌNH CHUNG VỀ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT CƯỜNG ...................................................................................................... 20
3.4
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG TỪ NĂM 2010
ĐẾN NĂM 2013 ................................................................................................... 23
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG ............................................................... 27
4.1
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC TỪ NĂM
2010 ĐẾN 2013 .................................................................................................... 27
4.1.1


Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ............................................ 27

4.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của cả nước ...................................... 29
4.2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG TỪ NĂM 2010
ĐẾN 2013 ............................................................................................................. 34
4.2.1

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CP CBTS XNK Việt Cường .
................................................................................................................. 34

4.2.2

Phân tích thực trạng xuất khẩu theo thị trường ....................................... 36

vii


4.2.2.1 Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật ................................................ 41
4.2.2.2 Xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu........................................................... 41
4.2.2.3 Xuất khẩu thủy sản sang Australia .......................................................... 42
4.2.2.4 Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc......................................................... 43
4.2.2.5 Xuất khẩu thủy sản sang thị trường khác ................................................ 43
4.2.3

Các phương thức thanh toán .................................................................... 44

4.3
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT CƯỜNG ...................................................................................................... 45
4.3.1

Môi trường vĩ mô ..................................................................................... 45

4.3.1.1 Chính sách nhà nước................................................................................ 45
4.3.1.2 Rào cản thuế quan và phi thuế quan ........................................................ 46
4.3.2

Môi trường vi mô ..................................................................................... 47

4.3.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Công ty cô phần chế
biên thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường từ năm 2010 đến năm 2013 ............... 47
4.3.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí................................................................ 50
4.3.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................................................... 54
4.3.3

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter .............................................. 66

4.3.3.1 Đối thủ cạnh tranh ................................................................................... 66
4.3.3.2 Sản phẩm thay thế .................................................................................... 69
4.3.3.3 Nhà cung cấp ........................................................................................... 69
4.3.3.4 Khách hàng .............................................................................................. 70
4.4
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỜI ................................................................................................. 71
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
CƯỜNG ............................................................................................................... 74

5.1

MA TRẬN SWOT ................................................................................... 74

5.2

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .. 77
viii


5.2.1

Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào ......................................................... 77

5.2.2

Giải pháp cho giá cả xuất khẩu ................................................................ 77

5.2.3

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu ........................ 78

5.2.4

Giải pháp về nguồn nhân lực và công tác quản lí .................................... 79

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 80
6.1

KẾT LUẬN ............................................................................................. 80


6.2

KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 80

6.2.1

Đối với nhà nước ..................................................................................... 80

6.2.2

Đối với công ty ........................................................................................ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 83

ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất
nhập khẩu Việt Cường giai đoạn 2010 – 2013 ..................................................... 24
Bảng 4.1: Kim ngạch và tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu các ngành xuất khẩu của
cả nước 2010 – 2013…………………………………………………………... . 27
Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào một số thị trường.. 30
Bảng 4.3 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến thủy sản
Việt Cường……………………………………………………………………... 34
Bảng 4.4 Xuất khẩu thủy sản theo thị trường 2010 – 2013…………………….. 40
Bảng 4.5 Sản lượng và giá trung bình lĩnh vực xuất khẩu của Công ty cổ phần chế
biến xuất nhập khẩu Việt Cường………………………………………….. ........ 48

Bảng 4.6 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngach xuất khẩu của Công ty
cổ phần chế biến thủy sản Việt Cường giai đoạn 2010-1013…………………... 50
Bảng 4.7 Giá vốn hàng bán của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập
khẩu Việt Cường giai đoạn 2010-2013………………………………………… 51
Bảng 4.8 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của Công ty cổ phần chế
biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường 2010 – 2013………………………... 53
Bảng 4.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần chế biến
thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường giai đoạn 2010 – 2013………………… ... 54
Bảng 4.10 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2011 so với
năm 2010……………………………………………………………………… .. 58
Bảng 4.11 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2012 so với
năm 2011………………………………………………………………………. . 62
Bảng 4.12 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của năm 2013 so với
năm 2012………………………………………………………………………. . 65
Bảng 4.13 Các chỉ số liên quan đến lợi nhuận của Công ty cổ phần chế biến xuất
nhập khẩu Việt Cường 2010 – 2013…………………………………………… . 72

x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình phân tích SWOT……………………………………………..15
Hình 3.1 Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu Việt Cường………………..16
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập
khẩu Việt Cường………………………………………………………………. 18
Hình 3.3 Quy trình xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần chế biện thủ sản xuất
nhập khẩu Việt Cường......................................................................................... 20
Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu trong doanh số Công ty cổ phần chê biến thủy sản
xuất nhập khẩu Việt Cường…………………………………………………… 34

Hình 4.2 Cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường…………………………..36,37,38
Hình 5.1 Mô hình phân tích SWOT của Công ty cổ phần chế biến thủy sản Việt
Cường……………………………………………………………………………76

xi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNH–HDH

:Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DN

:Doanh nghiệp

DNN&V

:Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTGT

:Giá trị gia tăng

TNDN

:Thu nhập doanh nghiệp

LN


:Lợi nhuận

CP

:Chi phí

HĐKD

:Hoạt động kinh doanh

DTT

:Doanh thu thuần

GVHB

:Giá vốn hàng bán

CPBH

:Chi phí bán hàng

CPQLDN

:Chi phí quản lý doanh nghiệp

DTHDTC

:Doanh thu hoạt động tài chính


CPTC

:Chi phí tài chính

TNK

:Thu nhập khác

CPK

:Chi phí khác

LNTT

:Lợi nhuận trước thuế

Tiếng Anh
HACCP

:Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn).

BRC

:British Retail Consurtium (tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà
bán lẻ Anh, giúp các nhà bán lẻ về yêu cầu đầy đủ của luật
định và cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty thực
phẩm).


xii


GMP

:Good manufacturing practice (những nguyên tắc chung,
những quy định, nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất cho
cơ sở sản xuất, gia công…)

SSOP

:Sanitation Standard Operating Procedres (quy trình về vệ
sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh)

GAP

:Good Agriculture Prodution (thực hành tốt nông nghiệp,
sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao, hàng
đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…)

WTO

:World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

B/L

: Bill of Lading (Vận đơn đường biển)

ISO 9001 – 2008: Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lí chất lượng phiên bản 2008
L/C


: Letter of Credit (Cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn
bản của một tổ chức tài chính)

CFR

:Cost and Freight (Trả cước đến bến)

FDI

: Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDP

: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa)

EU

: European Union (Liên minh châu Âu)

TBT

: Technical Barriers to Trade (Các rào cản kỹ thuật trong
thương mại)

SPS

: Sanitary and Phytosanitary Measures (Các biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch thực vật).


MFN

: Most Favoures Nation (Nguyên tắc tối huệ quốc)

VJEPA

: VietNam – Japan Economic Partnership Agreements
(Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản)

TPP

: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
(Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương)

FTA

: Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do)

EFTA

: European Free Trade Association (Hiệp hội mậu dịch tự
do Châu Âu)

xiii


ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)


ACFTA

: ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN)

xiv


CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam 3260 km và
vùng biển rộng khoảng 1 triệu km vuông. Với khí hậu ôn hòa và nguồn tài
nguyên biển phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều
ngành kinh tế biển. Trong đó thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng, có ý
nghĩa to lớn về kinh tế-xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước
ta. Các mặt hàng thủy sản ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước
và quốc tế. Và xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của xuất
khẩu Việt Nam.
Với kết quả lần thứ hai liên tiếp xuất siêu, lĩnh vực xuất khẩu đang ghi nhận
mức tăng trưởng ấn tượng trong bức tranh kinh tế của cả nước. Năm 2013, cả
nước có 22 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 13
nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD và thủy sản là một trong những
nhóm hàng này. Trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay, với tốc độ nhanh
chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về
thương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, trong năm
2014, Bộ Công Thương Việt Nam tích cực đàm phán, ký kết các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) như: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),

Hiệp định Việt Nam- EU, Hiệp định Việt Nam-EFTA (Iceland, Liechtenstein,
Na-uy, Thụy Sỹ), Hiệp định FTA Việt Nam-Hàn Quốc và Hiệp định FTA giữa
Việt Nam và liên minh thuế quan Nga- Balarus-kazakhstan sẽ góp phần mở rộng
thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam nói chung, ngành thủy
sản nói riêng.
Bạc liêu là tỉnh nằm ven biển đông, miền đất cực nam tổ quốc, thuộc bán
đảo Cà Mau. Bạc Liêu có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy
sản, phát huy lợi thế này trong những năm qua kim ngạch thủy sản Bạc Liêu luôn
đạt giá trị cao, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân trong tỉnh và đóng
góp vào GDP của cả nước. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, sản
phẩm xuất khẩu ngày càng phong phú. Tuy nhiên, kết quả đó chưa tương xứng
với ưu thế và tiền năng của tỉnh.

1


Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới, nền
kinh tế thị trường đem lại cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung, các doanh
nghiệp thủy sản Bạc liêu nói riêng nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang gặp khó khăn như: Đối thủ cạnh tranh
từ các quốc gia khác, hàng rào kỹ thuật từ các thị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, EU…Bên cạnh đó, các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với một
số mặt hàng thủy sản của Việt Nam gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp và
tình hình xuất khẩu của cả nước.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước cũng
như uy tín, thương hiệu của mình, các doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố
nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc
phục giúp cho doanh nghiệp vượt qua được thử thách, khó khăn đồng thời để tồn
tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vì
vậy việc chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường” là
cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ
phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường. Trên cơ sở đó biết được mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động xuất khẩu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến
thủy sản xuất khẩu Việt Cường.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và
tác động của nó đến Công ty.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
nhằm tối đa lợi nhuận một cách hiệu quả.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đè tài được thực hiện tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu
Việt Cường

2


1.3.2 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 08/2014 đến tháng
11/2014.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 2013 từ phòng kinh doanh
của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường và website của
Tổng cục thống kê.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty, cụ thể là các

nhân tố: Giá nguyên liệu đầu vào, chi phí chế biến, chi phí quản lý doanh nghiệp
và khối lượng xuất khẩu.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo qua một số luận văn
của khóa trước:
Đầu tiên là luận văn: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần đường Biên Hòa”, Tác giả Trần Thị Ái
Phương – Lớp Kinh doanh quốc tế 2 K37, trường Đại học Cần Thơ
Nội dung của đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty cổ phần đường Biên Hòa từ năm 2010 đến 2013, đề tài
sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh thu, chi phí, lợi nhuận…Kết hợp với phân tích ma trận SWOT về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của Công ty nhằm đưa ra những giải
pháp giúp Công ty đường Biên Hòa nâng cao được lợi nhuận trong những năm về
sau.
Thứ hai là luận văn: “Phân tích tình hình xuất khẩu của tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2010 đến 2013”, Tác giả Phan Tùng Lam – Lớp Kinh doanh quốc tế 1 K37,
trường Đại học Cần Thơ
Nội dung của đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà
Mau giai đoạn 2010- 2013 thông qua việc phân tích doanh thu, kim ngạch xuất
khẩu tỉnh Cà Mau, cùng với việc phân tích thị trường xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm,
các hình thức xuất khẩu và các phương thức thanh toán…Ngoài ra, tác giả còn
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của tỉnh Cà Mau kết hợp
với mô hình 5 áp lực cạnh tranh và ma trận SWOT từ đó đưa ra hướng giải pháp
nhằm giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của tỉnh trong những năm kế tiếp.
3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
2.1.1.1

Xuất Khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm,
dịch vụ ra thị trường nước ngoài hay sản phẩm, dịch vụ đó phải di chuyển khỏi
biên giới một quốc gia trên cơ sở dung tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế từ sản xuất hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa thiết
bị cao. Tất cả hoạt động này đều đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng.
2.1.1.2

Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu

Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia
trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
a) Vai trò
 Đối với nền kinh tế quốc dân:
Xuất khẩu là phương tiện chính góp phần tạo nguồn vốn cho nhập khẩu
phục vụ CNH-HĐH đất nước, nguồn vốn nhập khẩu hình thành từ các nguồn:
Đầu tư nước ngoài (FDI); vay, viện trợ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ và ngoại
tệ; xuất khẩu hàng hóa. Trong đó nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa là quan trọng
nhất, chiếm tỷ trọng lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến,
phương pháp quản lý…..Là nguồn vốn chủ yếu quyết định quy mô tăng trưởng
của hoạt động nhập khẩu.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại
nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới và tăng cường các mối quan hệ

đối ngoại, xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại
phụ thuốc lẫn thuộc, từ đó thúc đẩy các quan hệ khác như: Du lịch quốc tế, bảo
hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế phát triển theo.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất
nước. Hiện nay nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các

4


ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng
xuất khẩu để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân
dân, trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập ổn
định. Xuất khẩu phát triển kéo theo các ngành khác phát triển, khôi phục lại
những ngành nghề truyền thống, khắc phục số nông nhàn trong lĩnh vực nông
nghiệp ngày càng triệt để hơn.
 Đối với doanh nghiệp:
Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất,
marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng
quan hệ mua bán với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Các
doanh nghiệp trong nước có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên
tiến từ phía đối tác nước ngoài, góp phần nâng cao nâng lực chuyên môn cho các
thành viên trong doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho
họ, giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dung cũng như
tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, việc này vừa đáp
ứng ngày càng cao của nhân dân vừa thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kinh doanh xuất khẩu phát huy được những khả năng vượt trội của doanh
nghiệp và khắc phục được những hạn chế của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa đất
nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.
b) Nhiệm vụ
Khai thác có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, tài lực). Đồng thời
nâng cao năng lực sản xuất để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Tạo ra các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh tranh cao,
chất lượng, sức hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
c) Ý nghĩa

5


Là hoạt động thương mại đem lại nguồn thu ngoại tệ chính cho quốc gia,
làm tăng thu nhập cho quốc dân. Đồng thời, thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại
với các nước trong khu vực, nâng cao uy tín của Viêt Nam trên trường quốc tế.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi kinh
nghiệm kinh doanh của quốc tê cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về
giá cả, chất lượng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng tăng cường
tổ chức lại sản xuất, thích nghi với môi trường quốc tế từ đó làm tăng lợi nhuận,
nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ đối ngoại cũng được mở rộng.
2.1.1.3

Các hình thức xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Xuất
khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu…Mỗi hình thức có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy theo tình hình của
từng Công ty mà có sự lựa chọn thích hợp.

Đối với Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường xuất
khẩu qua các hình thức: Xuất khẩu trực tiếp, ủy thác xuất khẩu, gia công quốc tế
 Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất
khẩu ra nước ngoài với doanh nghiệp là hàng của mình.
Với hình thức này doanh nghiệp không phải chia sẽ lợi nhuận qua khâu
trung gian, đồng thời có thể nâng cao uy tín của mình nhưng đòi hỏi doanh
nghiệp phải có đơn vị sản xuất và lượng vốn phải đủ lớn. Hình thức này đem lại
lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của
khách hàng và đối thủ cạnh tranh….Ngược lại không nắm bắt được thị trường và
đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không nhỏ
 Xuất khẩu ủy thác:
Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị nhận giao dịch,
đàm phán, kí kết hợp đồng để xuất khẩu cho một đơn vị (bên ủy thác), và đơn vị
ủy thác phải trả một khoảng hoa hồng cho đơn vị nhận ủy thác theo một tỷ lệ
nhất định đã được thỏa thuận trong một hợp đồng gọi là phí ủy thác.
Hình thức xuất khẩu này không cần nguồn lực lớn, rủi ro thấp, tốc độ chu
chuyển vốn nhanh, tuy nhiên doanh nghiệp giao xuất khẩu sẽ không kiểm soát

6


được sản phẩm, phân phối, giá cả của thị trường nước ngoài. Do trả chi phí ủy
thác cao nên hiệu quả xuất khẩu cũng không cao bằng xuất khẩu trực tiếp.
2.1.1.4

Một số quy chế và chính sách của thị trường xuất khẩu

Thuế quan: Là một khoản tiền mà chủ hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc quá

cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước đại diện. Kết quả của thuế quan là
làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.
Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn về công nghệ, lao động, vệ sinh an toàn vệ
sinh thực phẩm, môi trường…Vận dụng thỏa thuận về hàng rào kỹ thuật với
thương mại (TBT- Technological Barries To Trade) và “Những ngoại lệ chung”
trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất
nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công
nghệ, quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường…
Chính sách ngoại thương: Là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh
tế hành chính và pháp luật để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong các
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kì nhất định
Ngoài ra còn các yếu tố như:
Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference)
Nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most Favourted Nation)
2.1.1.5

Phương hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam

Căn cứ vào nguồn lực bên trong, phương hướng hoạt động của thị trường và
hiệu quả kinh tế để xác định phương hướng hoạt động xuất khẩu.
Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hàng hóa và
dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thương mại
hợp lý. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, phương thức kinh doanh, hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố bên trong của hiện trượng,
quá trình…Mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức
độ và xu hướng xác định đến kết quả biểu hiện các chỉ tiêu.


7


2.1.2.1

Vĩ mô

“Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết
quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước”.
(Theo Phan Thị Ngọc Khuyên; 2010, trang 21)
“Chính sách kinh tế đối ngoại là tổng thể các nguyên tắc, công cụ và biện
pháp thích hợp có mối quan hệ hữu cơ và đồng bộ nhằm đạt được các mục tiêu đã
định trong việc phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia trong từng
thời kì nhất định”.(Nguyễn Văn Trình và công sự; 2006, trang 29)
2.1.2.2

Vi mô

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong môi trường vi mô
được xem xét và phân tích bao gồm: Nguồn nguyên liệu, đối thủ cạnh tranh, giá
và sự biến động của giá thành sản phẩm, thị trường xuất khẩu.
2.1.3 Mô hình phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận chịu tác động của hai nhân tố doanh thu và chi phí, do đó sự biến
động của lợi nhuận là hiệu số biến động của hai nhân tố này. Tuy nhiên, doanh
thu và lợi nhuận lại chịu tác động của nhân tố khác.
Công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Sự biến động doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh là tích số của sự biến
động sản lượng tiêu thụ và sự biến động đơn giá. Ngoài ra còn các yếu tố khác là

doanh thu tài chính, doanh thu từ hoạt động khác, nhưng sự ảnh hưởng này không
quá lớn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.
Công thức: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * Giá bán
Sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh là tổng sự biến động của giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công thức xác đinh:

8


Chi phí = Giá vốn hàng bán + CP Bán hàng + CP Quản lý DN

2.1.4 Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích
Khả năng sinh lời là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực
kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đánh giá tình trạng tăng trưởng, iúp doanh
nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro
ở mức tốt nhất, đề xuất hướng phát triển tương lai. Các hệ số sinh lời là cơ sở
quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động snar xuất kinh doanh cũng như để so
sánh hiệu quả sử dụng vốn, mức lãi của doanh nghiệp. Bao gồm một số chỉ tiêu
sau:
 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE (Return on Equyty)
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ
nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh
giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận.
Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của công ty chiếm tỷ
trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng
đến độ lành mạnh trong kinh doanh của công ty.
Công thức: ROE =

𝑳ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮

 Tỉ suất sinh lợi trên tài sản ROA (Return on Assets)
Chỉ số ROA cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của công ty
trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xác
định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của công ty tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, công ty có sự điều động
linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.
Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi
nhuận. vì vậy, việ so sánh ROA giữa các kỳ hạnh toán đối chiếu với sự di chuyển
của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất
bại của công ty.
Công thức: ROA =

𝑳ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐭ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧

9


 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS (Return on Sales)
“Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu trong một đồng
doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận” (Nguyễn Minh Kiêu, 2012, trang 93)
Công thức: ROS =

𝑳ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

Nhìn chung tỷ suất này cao là tốt, nhưng không phải lúc nào giá trị của nó

cao cũng tốt vì tỷ suất này cao do giá thành giảm thì tốt nhưng nó cao do giá bán
tăng lên trong trường hợp cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm dẫn việc tiêu
thụ sẽ bị giảm, từ đó làm cho doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo. Vì vậy, để
đánh giá chỉ tiêu này được chính xác thì phải đặt trong nó một ngành cụ thể và so
sánh nó với năm trước và chỉ tiêu của ngành.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của Công ty cổ phần chế biến thủy
sản xuất nhập khẩu Việt Cường trong thời gian từ năm 2010 đến 2013.
Kết hợp với số liệu thu thập từ báo chí, Internet, luận văn, tạp chí kinh tế và
các phương tiện thông tin đại chúng khác.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Ứng với từng mục tiêu, đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích số
liệu sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá và kết quả:
Đối với mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty cổ phần chế
biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường. Sử dụng phương pháp so sánh số
tương đối và tuyệt đối.
Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng mô tả những đặc tính cơ bản của sữ
liệu thu thập được qua các hình thức khác như sau:
 Thống kê tóm tắt mô tả sữ liệu
 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt về số liệu
Phương pháp so sánh: Dùng để xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.

10


Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
tuyệt đối, phương pháp so sánh tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần

chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường trong giai đoạn 2010- 2013
Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp ma trận SWOT được sử dụng
làm cơ sở phân tích để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường.
2.2.2.1

Phương pháp so sánh

Có hai phương pháp so sánh:
 So sánh số tuyệt đối: Để cho thấy sự phát triển, tốc độ tăng trưởng của
chỉ tiêu. Được tính bằng cách lấy hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ
gốc đem chia cho chỉ tiêu kỳ gốc
∆𝒀 = 𝒀𝟏 − 𝒀𝟎
Trong đó
Y0: Chỉ tiêu kì gốc
Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
 So sánh số tương đối: Để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu, hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.
∆=

𝐘𝟏 − 𝐘𝟎
𝐱 𝟏𝟎𝟎%
𝐘𝟎

Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc
Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
∆Y: Biểu hiên tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Bên cạnh đó kết hợp cùng với biểu đồ, đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức

độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
2.2.2.2

Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
 Bước 1: Xác định công thức

11


×