Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.59 KB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM MAI NHI

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

Tháng 12/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM MAI NHI

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN KIM HẠNH

Tháng 12/2014


LỜI CẢM TẠ
Trong những năm học qua tại trƣờng Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nổ
lực của bản thân, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tâm hƣớng
dẫn của Quý Thầy Cô, đặc biệt là trong 3 tháng thực tập tại Công ty Nông sản
Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ với sự chỉ bảo nhiệt tình của Quý Công ty đã
giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn sự hƣớng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô Khoa
Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ và đặc biệt là cô
Nguyễn Kim Hạnh đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, bổ sung kiến thức
cho em giúp em khắc phục những khiếm khuyết để em có thể hoàn thành tốt
đề tài tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban Tổng Giám Đốc và Ban
Lãnh Đạo của các phòng ban của Công ty Nông sản Thực Phẩm xuất khẩu
Cần Thơ đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin cám ơn chú Phó Tổng Giám Đốc Trần Đức Toàn và anh Nguyễn
Thành Nghiệp đã hƣớng dẫn và cung cấp các tài liệu, số liệu cần thiết cho bài
luận văn của em đƣợc hoàn thành tốt.
Xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh; Ban
Tổng Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất
khẩu Cần Thơ dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, vui tƣơi và ngày càng gặt hái
đƣợc nhiều thành công hơn trong công việc cũng nhƣ cuộc sống.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do đây là lần đầu tiên đi thực tập của em, kiến thức của em còn nhiều hạn chế,
nhiều bỡ ngỡ và cũng do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót.

Kính mong sự bỏ qua và góp ý chân thành của Quý Thầy Cô cùng các Cô chú,
Anh chị trong Công ty.
Em xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Mai Nhi
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Mai Nhi

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị

iii


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN







Họ và tên ngƣời nhận xét: NGUYỄN KIM HẠNH
Học vị: Đại học

Chuyên ngành: Kinh tế
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh, Đại học Cần

Thơ





Tên sinh viên: PHẠM MAI NHI

MSSV: 4114777

Lớp: Kinh Doanh Quốc Tế KT11W4A1

Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của Công
ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ

Cơ sở đào tạo: Khoa kinh tế - Quản trị Kinh Doanh, Đại học Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

iv


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
7. Kết luận (ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,...)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
NGƢỜI NHẬN XÉT

v


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN






Họ và tên ngƣời nhận xét:........................................ Học vị:...................





Tên sinh viên: PHẠM MAI NHI

Chuyên ngành: ........................................................................................

Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện

Cơ quan công tác:
...............................................................................................................................

MSSV: 4114777

Lớp: Kinh Doanh Quốc Tế KT11W4A1

Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của Công
ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ

Cơ sở đào tạo: Khoa kinh tế - Quản trị Kinh Doanh, Đại học Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

vi


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
7. Kết luận (ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,...)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
NGƢỜI NHẬN XÉT


vii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1. Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4. Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................ 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4
2.1. Phƣơng pháp luận ........................................................................................ 4
2.1.1. Lý thuyết xuất nhập khẩu ......................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị ............................................................................. 4
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 9
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 9
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 10
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ ................................................................... 11
3.1. Tổng quan về Công ty MEKONIMEX/NS ............................................... 11
3.1.1. Sơ lƣợng về công ty ................................................................................ 11
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 12
3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 14
3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính ......................................................... 14
3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty MEKONIMEX/NS

trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .............................................. 19
3.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty MEKONIMEX/NS
thời gian qua ..................................................................................................... 23
viii


3.3.1 Thuận lợi .................................................................................................. 23
3.3.2 Khó khăn .................................................................................................. 24
3.2.4 Phƣơng hƣớng phát triển phát triển ......................................................... 24
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
CẦN THƠ ......................................................................................................... 26
4.1. Thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty ...................................................... 26
4.1.1. Sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu gạo ...................................................... 26
4.1.2. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty theo thị trƣờng ............. 30
4.1.3. Giá xuất khẩu gạo của Công ty ............................................................... 36
4.2. Chuỗi giá trị gạo của Công ty .................................................................... 37
4.3. Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị gạo của Công ty
MEKONIMEX/NS ........................................................................................... 39
4.3.1. Hoạt động hậu cần đầu vào ..................................................................... 39
4.3.2. Hoạt động vận hành ................................................................................ 41
4.3.3. Hoạt động hậu cần đầu ra ....................................................................... 44
4.3.4. Hoạt động marketing và bán hàng .......................................................... 45
4.3.5. Hoạt động dịch vụ ................................................................................... 45
4.3.6. Hoạt động bổ trợ ..................................................................................... 46
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến các hoạt động trong chuỗi giá trị gạo
của Công ty MEKONIMEX/NS ....................................................................... 49
4.4.1. Môi trƣờng vi mô .................................................................................... 49
4.4.2. Môi trƣờng vĩ mô .................................................................................... 56
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ HOẠT

ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CÔNG TY MEKONIMEX/NS.......................... 62
5.1. Phân tích SWOT trong hoạt động chuỗi giá trị của Công ty ..................... 62
5.1.1. Điểm mạnh .............................................................................................. 62
5.1.2. Điểm yếu ................................................................................................. 62
5.1.3 Cơ hội....................................................................................................... 63
5.1.4 Thách thức ............................................................................................... 63
ix


5.1.5 Bảng ma trận SWOT................................................................................ 65
5.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty
MEKONIMEX/NS ........................................................................................... 66
5.2.1. Giải pháp cho các hoạt động trong chuỗi giá trị gạo .............................. 66
5.2.2. Gải pháp thành lập phòng Marketing ..................................................... 67
5.2.3. Giải pháp về sản phẩm ............................................................................ 67
5.2.4. Hoàn thiện kênh phân phối ..................................................................... 68
5.2.5. Gải pháp nhân sự .................................................................................... 68
5.2.6. Gải pháp về thị trƣờng tiêu thụ ............................................................... 69
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 70
6.1. Kết luận ...................................................................................................... 70
6.2. Kiến nghị.................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72

x


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Trình độ nhân sự của Công ty MEKONIMEX/NS .......................... 14

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty MEKONIMEX/NS
trong giai đoạn 2011 đến 6/2014 ...................................................................... 22
Bảng 3.2 Bảng thống kê tình hình tổng doanh thu từ 2011-2013 .................... 21
Bảng 3.3 Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm ......................................... 22
Bảng 4.1: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của
Công ty MEKONIMEX/NS giai đoạn 2011 – 2013......................................... 27
Bảng 4.2: Sản lƣợng xuất khẩu theo thị trƣờng giai đoạn 2011 đến 6/2014 .... 31
Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trƣờng giai đoạn 2011 đến 6/2014 ... 35
Bảng 4.4: Giá xuất khẩu gạo giai đoạn 2011- 2013 ......................................... 36
Bảng 4.5: Giá xuất khẩu gạo giai đoạn 6/2013 và 6/2014 ............................... 36
Bảng 4.6: Lƣợng gạo chế biến từ gạo nguyên liệu ........................................... 39
Bảng 4.7: Chi phí liên quan đến hoạt động vận hành 2011 – 2013 .................. 43
Bảng 4.8: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ giai đoạn 2011 – 2013 ......................... 44
Bảng 4.9: Sản lƣợng xuất khẩu gạo của các thị trƣờng giai đoạn 2011 đến năm
2013 .................................................................................................................. 54
Bảng 4.10: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2013 ... 59
Bảng 4.11: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 6/2013 đến 6/2014 ..... 60
Bảng 5.1: Mô hình ma trận SWOT của Công ty MEKONIMEX/NS .............. 65

xi


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Chuỗi giá trị của Porter với chín loại hoạt động .................................. 6
Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị ................................................................................ 9
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty MEKONIMEX/NS ................................. 15
Hình 3.2: Tổng hợp tình hình doanh thu và chi phí của Công ty
MEKONIMEX/NS giai đoạn 2011 đến 6/2014................................................ 20

Hình 3.3: Tổng hợp tình hình lợi nhuận của Công ty MEKONIMEX/NS giai
đoạn 2011 đến 6/2014 ....................................................................................... 24
Hình 4.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Công ty
MEKONIMEX/NS giai đoạn 2011 đến 6/2014................................................ 28
Hình 4.2: Sơ đồ chuỗi giá trị của Công ty MEKONIMEX/NS ........................ 38
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình chế biến gạo nguyên liệu ........................................ 41
Hình 4.4: Sơ đồ quy trình chế biến gạo thành phẩm ........................................ 42
Hình 4.5: Sơ đồ mạng lƣới thu mua gạo xuất khẩu ......................................... 47
Hình 4.6: Các hình thức của hoạt động thu mua gạo xuất khẩu của Công ty .. 48
Hình 4.7 : Tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2011 đến 6/2014 ......................... 58

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DT : Doanh thu
CP : Chi phí
DV : Dịch vụ
LN : Lợi nhuận
XN : Xí nghiệp
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
UBNN : Ủy ban Nhân dân
NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc
VFA (Vietnam Food Association) : Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam
USDA (United States Department of Agriculture) : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội
KCN VN – Singapore : Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ASEM (The Asia-Europe Meeting) : Diễn đàn hợp tác Á – Âu
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dƣơng
MEKONIMEX/NS : Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần
Thơ

xiii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và
toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, Việt Nam đã có quan hệ ngoại
giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ với hơn 220
quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế
giới (WTO) năm 2007 đã đƣa quá trình hội nhập của đất nƣớc từ cấp độ khu
vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998)
lên đến cấp độ toàn cầu. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thế
giới, kinh tế Việt Nam cũng đang từng bƣớc phát triển theo hƣớng hội nhập,
mở cửa giao lƣu hợp tác kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mua bán
với các nƣớc trên thế giới. Trong đó lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng đóng
một vai trò lớn hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm
qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới
của đất nƣớc. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2013, kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu ƣớc tính đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012.
Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trƣởng
kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội nhƣ giải quyết việc làm, tăng thu

nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Việt Nam là một nƣớc có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nông sản
phong phú và có giá trị. Vì vậy gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chiếm tỷ trọng cao trong khung hàng xuất khẩu của nƣớc ta. Đối với các nƣớc
đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn. Bởi
sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản nhƣ: đất đai, khí hậu,
nguồn nƣớc, nguồn nhân lực … Tuy nhiên do sự tăng trƣởng và phát triển
không bền vững vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan của nền nông
nghiệp Việt Nam, sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ hai, năm 2013 Việt Nam đã
phải lùi xuống vị trí thứ ba, sau Ấn Độ và Thái Lan. Theo Bộ Công thƣơng, số
lƣợng gạo xuất khẩu năm 2013 của Việt Nam chỉ đạt 6,61 triệu tấn, với tổng
giá trị 2,95 tỷ USD, giảm 17,4% về lƣợng và 19,7 % về giá trị so với năm
2012. Giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 441,2 USD/ tấn, giảm 3,4%. Thực
tế, một trong những vấn đề khó khăn đối với mặt hàng nông nghiệp nói chung
và gạo xuất khẩu nói riêng là sự thiếu liên kết về chuỗi giá trị sản phẩm gạo.
Là một trong những công ty xuất khẩu sản phẩm chủ lực là gạo, Công ty
Cổ phần nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ cần quan tâm hơn về giá trị
sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty nhằm đảm bảo chỗ đững vững chắc trên
1


thị trƣờng. Trên thực tế đó, kết hợp với việc thực tập tại Công ty cổ phần nông
sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, để hiểu rõ hơn về xuất khẩu gạo của công
ty cũng nhƣ nâng cao hơn nửa giá trị sản phẩm gạo của công ty, em chọn đề
tại “Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần
nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần
nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu

năm 2014. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chuỗi giá trị gạo và
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty
- Phân tích các hoạt động và nhân tố ảnh hƣởng trong chuỗi giá trị gạo
của Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh xuất khẩu gạo
thông qua việc nâng cao chuỗi giá trị gạo của Công ty
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu
Cần Thơ và số liệu, thông tin trong đề tài đƣợc cung cấp chủ yếu bởi nội bộ
Công ty.
1.3.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài đƣợc tiến hành thực hiện từ ngày 18/08/2014 đến ngày
17/11/2014.
- Số liệu và thông tin của đề tài đƣợc thu thập từ giai đoạn năm 2011 đến
6 tháng đầu năm 2014
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ kinh doanh
trên nhiều lĩnh vực nhƣ thu mua, xay xát, chế biến gạo xuất khẩu; nhập khẩu
phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp; kinh doanh vật tƣ máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất công nghiệp và sản xuất chế biến thức ăn gia súc,... Luận văn
này chỉ tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị
sản phẩm gạo của Công ty.
2


1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lê Phạm Hiền Thảo, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại Công

ty Cổ phần Nông sản Thực Phẩm xuất khẩu Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp,
Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích về sản lƣợng, kim nghạch xuât khẩu, giá cả
theo từng thị trƣờng, theo từng mặt hàng. Sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt
đối và tƣơng đối để đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích các
nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Đánh giá
chung thì đề tài này làm khá rõ các mục tiêu đề ra mặc dù việc phân tích các
yếu tố môi trƣờng còn chung chung.
Ngô Thị Ngọc Linh, 2012. Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo huyện Châu
Thánh – tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân
tích về hoạt động của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gạo gồm đối
tƣợng thƣơng lái, đối tƣợng doanh nghiệp xuất khẩu và đối tƣợng bán gạo lẻ.
Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp chuối giá trị GTZ để phân tích các chi phí
liên quan đến hoạt động trong chuỗi giá trị để nâng cao chuỗi giá trị gạo và lợi
nhuận của nông hộ sản xuất lúa. Nhƣợc điểm của bài phân tích là tác giả chƣa
vận dụng đƣợc mô hình hay ma trận trong phân tích chuỗi giá trị để đi sâu vào
đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách
thức, cơ hội để từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc.
Tô Kim Chi, 2013. Phân tích chuỗi giá trị ca cao ở tỉnh Bến Tre. Luận
văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài xem xét các hoạt động và chức năng
của từng tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, đồng thời phân tích những
thuận lợi và khó khăn. Đề tài áp dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế chuỗi để
phân tích chi phí trung gian, chi phí tăng thêm, doanh thu và phƣơng pháp
phân tích SWOT để chỉ ra các yếu tố bên trong và bên ngoài. Tuy phân tích
đƣợc môi trƣờng kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre, nhƣng bài phân tích chƣa
chỉ ra đƣợc đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ những sản phẩm thay thế trong luận
văn. Bênh cạnh đó, khi phân tích SWOT đƣa ra những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức nhƣng từ những kết quả phân tích nhận đƣợc, bài viết vẫn
chƣa đƣa ra đƣợc chiến lƣợc phù hợp nâng cao chuỗi giá trị ca cao tỉnh Bến
Tre.


3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Lý thuyết xuất nhập khẩu
Xuất khẩu, trong lý luận thƣơng mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nƣớc ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF
là việc bán hàng hóa cho nƣớc ngoài.
Nhập khẩu, trong lý luận thƣơng mại quốc tế, là việc quốc gia này mua
hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà
sản xuất nƣớc ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho ngƣời cƣ trú trong
nƣớc. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của
IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới đƣợc coi là nhập khẩu và
đƣa vào mục cán cân thƣơng mại. Còn việc mua dịch vụ đƣợc tính vào mục
cán cân phi thƣơng mại.
Thƣơng mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc
gia thông qua mua bán nhằm mục đích kinh tế tối đa chủ yếu thông qua hoạt
động xuất nhập khẩu và gia công nƣớc ngoài. Thƣơng mại quốc tế là lĩnh vực
quan trọng phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa ngƣời sản xuất
hàng hóa riêng biệt của từng quốc gia và nhằm tạo điều kiện cho các nƣớc
tham gia vào phân công lao động quốc tế.
2.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị
2.1.2.1 Chuỗi giá trị
Chuỗi giá tri ̣ (value chain) hay phân tích chuỗi giá tri ̣ (value chain
analysis) là một khái niệm trong ngành quản trị kinh doanh , đƣơ ̣c chuyên gia
hàng đầu về lý thuyết cạnh tranh Michael Porter (1985) mô tả và phổ biế n đầ u
tiên. Theo đó , chuỗi giá tri ̣là mô ̣t chuỗi các hoa ̣t đô ̣ng . Các sản phẩm trải qua

tấ t cả các hoa ̣t đô ̣ng của chuỗi theo mô ̣t thƣ́ tƣ̣ và ta ̣i mỗi hoa ̣t đô ̣ng thì sản
phẩ m đó gia tăng thêm mô ̣t số giá tri ̣ . Chuỗi các hoa ̣t đô ̣ng cung cấ p cho các
sản phẩm giá trị gia tăng nhiều hơn so với số t iề n đƣơ ̣c thêm vào các giá tri ̣
của tất cả các hoạt động đó.
Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn
sản xuất khác nhau đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử
dụng (Kaplinsky 1999, Kaplinsky và Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại
4


khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá
trị trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong
phạm vi công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có
thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình thu mua vật
tƣ đầu vào, sản xuất tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,... Tất
cả những hoạt động này trở thành một chuỗi, kết nối ngƣời sản xuất với ngƣời
tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối
cùng. Dựa vào khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong
phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế
cạnh tranh của một công ty. Cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách
tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế
cạnh tranh đƣợc tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự
cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đƣợc phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi
giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ
yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lí và các chiến lƣợc quản trị.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
ngƣời khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, ngƣời thu gom,
nhà chế biến, công ty, ngƣời bán sĩ, ngƣời bán lẽ,...) để sản xuất ra một sản

phẩm sau đó bán cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu (phƣơng pháp
tiếp cận toàn cầu). Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển dịch theo mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, lắp ráp, chế biến,… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp nhƣ
sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẽ cũng nhƣ các chức
năng hổ trợ nhƣ cung cấp vật tƣ nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng
gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị bao
gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lƣợc và mối quan hệ quyền
lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi.
Nói cách khác, chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là:
- Một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra;
- Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối ngƣời sản xuất, nhóm
sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể;
- Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công
nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị
trƣờng.

5


2.1.2.2 Các hoạt động trong chuỗi giá trị
Theo Micheal Porter, giáo sƣ của trƣờng đại học Harvard, một chuyên
gia về chiến lƣợc cạnh tranh đã cho rằng công cụ quan trọng của doanh nghiệp
để tạo ra giá trị lớn hơn dành cho khách hàng chính là chuỗi giá trị. Về thực
chất, đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao
hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động
tƣơng ứng về chiến lƣợc tạo ra giá trị dành cho khách hàng, trong đó, chia ra 5
họat động chủ chốt và 4 hoạt động hỗ trợ. Có thể khái quát chuỗi giá trị của
doanh nghiệp qua sơ đồ sau:


Nguồn: Porter, 1985

Hình 2.1 Chuỗi giá trị của Porter với chín loại hoạt động
Primary activities: Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp
nhau. Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản
phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:
- Inbound logistics : Tiế p nhâ ̣n và lƣu kho nguyên vâ ̣t liê ̣u thô và phân
phố i chúng đế n các nhà máy sản xuấ t theo yêu cầ u .
- Operations: Tiế n trin
̀ h biế n đổ i, quy trình xử lí các yếu tố đầu vào tạo ra
sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.
- Oubound logistics : Lƣu kho và phân phố i các thành phẩ m
sau thu hoa ̣ch, chế biế n)
6

(sản phẩm


- Marketing and sales : Xác định rõ nhu cầu khách hàng
phẩm, dịch vụ bán hàng.

, tiếp thị sản

- Services: Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp sản
phẩm/dịch vụ.
Support activities: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động
chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động
gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này
gồm:
- Firm infrastructure: Cấ u trúc tổ chƣ́c, hê ̣ thố ng kiể m soát , văn hóa công

ty,…
- Human resource management : Tuyể n du ̣ng , đào ta ̣o , bố trí sắ p xế p ,
kiể m soát, phát triển và khen thƣởng nhân viên.
- Technology development: Áp dụng ông nghê ̣ hỗ trơ ̣ cho các hoa ̣t đô ̣ng
tạo ra giá trị cho sản phẩm/dịch vụ.
- Procurement: Thu mua các yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu
móc thiết bị và các yếu tố hỗ trợ khác .

, máy

Margin: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh
nghiệp sẽ đƣợc coi nhƣ là có lợi nhuận nếu nhƣ doanh thu bán hàng lớn hơn
chi phí bỏ ra. Trong mô hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra
của các hàng hóa và các giá trị này đƣợc tạo ra thông qua các hoạt động đƣợc
thể hiện trên mô hình về chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để
thực hiện các hoạt động trên.
2.1.2.2 Hệ thống chuỗi giá trị
Hệ thống chuỗi giá trị của một ngành hàng bao gồm liên kết chuỗi giá trị
của nhà cung cấp đầu vào, chuỗi giá trị của các nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị
trƣờng và chuỗi giá trị của ngƣời tiêu dùng ( Porter, 1985).
Hệ thống chuỗi giá trị chỉ việc tập hợp có hệ thống các phƣơng án thực
tiễn nhằm theo dõi sự phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.3 Các cách tiếp cận chuỗi giá trị
Phƣơng pháp Fillère (chuỗi, mạch):
Phƣơng pháp Fillère gồm có nhiều trƣờng phái tƣ duy và truyền thống
nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích hệ
thống nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của
Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các
7



hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa,...) đƣợc tổ chức
trong bối cảnh của các nƣớc đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung
Fillère chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phƣơng đƣợc kết
nối với công nghiệp chế biến, thƣơng mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối
cùng.
Khung phân tích của Porter:
Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên quan đến công trình của Porter (1985) về
các lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá
trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình nhƣ thế nào trên thị
trƣờng và trong mỗi quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ
cạnh tranh khác. Trong đó, ý tƣởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh
nghiệp đƣợc ông tóm tắt nhƣ sau: Một Công ty có thể cung cấp cho khách
hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tƣơng đƣơng với đối thủ cạnh
tranh của mình nhƣng với chi phí thấp hơn (chiến lƣợc giảm chi phí). Hoặc,
làm thế nào để một doanh nghiệp có thế sản xuất một mặt hàng mà khách hàng
chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lƣợc tạo sự khác biệt)... Tính cạnh tranh
của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm
thiết kế sản phẩm, mua vật tƣ đầu vào, hậu cần (bên trong và bên ngoài), tiếp
thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lƣợc, quản lí
nguồi nhân lực, hoạt động nghiên cứu,...).
Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu:
Khái niệm chuỗi giá trị còn đƣợc áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu
hóa (Gereffi and Gozeniewicz, 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris
2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm
hiểu cách thức mà các Công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các
yếu tố quyết định Nhà cung ứng đầu vào và Nhà sản xuất Nhà chế biến, Nhà
phân phối, Ngƣời tiêu dùng liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu.
Phân tích chuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các Công ty, quốc gia và
vùng lãnh thổ đƣợc kết nối với nên kinh tế toàn cầu nhƣ thế nào.

Phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks)
Phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị GTZ (Deutsche Gesellschaftur
Technische Zusammenarbeit –Đức) cho rằng chuỗi giá trị là một loạt các hoạt
động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các
giá trị đầu vào cụ thế cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi,
marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho ngƣời tiêu dùng. Hay chuỗi giá
trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các
chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm
8


cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch
sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm đƣợc truyền từ tay nhà sản xuất, sơ
chế ban đầu đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
2.1.2.4 Sơ đồ chuỗi giá trị
Theo GTZ thì: Sơ đồ chuỗi giá trị là một bức tranh mô tả các chức năng
tham gia chuỗi (đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thƣơng mại và tiêu
dùng); tác nhân (chủ thể) tham gia chuỗi (nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất
thƣơng lái, nhà chế biến, ngƣời bán sỉ, ngƣời bán lẻ và ngƣời tiêu dùng); các
kênh thị trƣờng chuỗi (sản phẩm đƣợc cung ứng qua các kênh nào giữa các tác
nhân) và các tổ chức hỗ trợ chuỗi (chính quyền địa phƣơng, ngân hàng,
khuyến nông, Viện, các hiệp hội).

Đầu vào

Sản xuất

Chuyển đổi

Bán


Tiêu
dùng

vvv

Cung cấp:

Trồng, nuôi,

Phân loại

Vận chuyển

- thiết bị

thu hoạch, sơ

Chế biến

Phân phối

- đầu vào

chế

Đóng gói

Bán


Các nhà
cung cấp
đầu vào
cụ thể

Nông
dân (nhà
sản xuất

Chế
biến
(ngƣời
đóng
gói)

Phân
phối
(nhà
buôn)

Nấu ăn

Ngƣời
tiêu dùng
(Thị
trƣờng)

Các nhà vận hành trong chuỗi giá trị và quan hệ và quan hệ giữa họ
Nguồn: GTZ Eschborn, 2007


Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ nội bộ Công ty cổ phần nông sản thực
phẩm xuất khẩu Cần Thơ qua các báo cáo thƣờng niên, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh,... từ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Số liệu thứ
9


cấp còn đƣợc thu thập từ Internet, Tạp chí Khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ,
Tạp chí phát triển kinh tế, tổng cục thống kê và các trang web.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1:
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp các phƣơng
pháp đo lƣờng, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng thống kê. Bảng thống kê là
hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân
tích và kết luận và đây là bảng trình bày kết quả nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng nghiên cứu nhằm mô tả
tình hình hoạt động, giá, sản lƣợng, thu nhập, lợi nhuận của Công ty
Đối với mục tiêu 2:
- Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận GTZ (
Deutsche Gesellschaftur Technische Zusammenarbeit –Đức) phân tích các tác
nhân tham gia vào chuỗi giá trị.
- Vận dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter: Mô hình 5
lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter là một mô hình đƣợc nhiều nhà phân
tích vận dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc của
một ngành công nghiệp. Mô hình này đƣợc xem là công cụ hữu dụng và hiệu
quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận; và quan trọng hơn cả, cung cấp các
chiến lƣợc cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Dựa trên
mô hình Micheal Porter về 5 lực lƣợng cạnh tranh chúng ta có thể đƣa ra các

nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp và phân tích rõ
hơn các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến
hoạt động trong chuỗi giá trị gạo của công ty.
- Phƣơng pháp phân tích định tính: Sử dụng công cụ sơ đồ hóa chuỗi
giá trị để đánh giá những tác nhân tham gia nhƣ nhà cung cấp đầu vào, chế
biến, thƣơng mại và tiêu thụ.
Đối với mục tiêu 3:
- Phân tích SWOT để tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài bao
gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác nhân tham gia
trong chuỗi. Từ đó đề xuất giải pháp phát huy các thế mạnh và khắc phục
những khó khăn, nhằm giúp công ty đẩy mạnh xuất khẩu gạo thông qua việc
nâng cao chuỗi giá trị gạo của công ty.

10


×