Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ảnh hưởng biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 83 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ MAI ANH

ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Cần Thơ - 08/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌ TÊN: LÊ THỊ MAI ANH
MSSV: 4114814

ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
PGS.TS LÊ KHƢƠNG NINH



Cần Thơ - 08/2014


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự chỉ dạy
tận tình, giúp đỡ, động viên của Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh và các Cô, Bác nông dân ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Trƣớc hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Lê Khƣơng
Ninh, Thầy đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ cho em để em có thêm kiến
thức, kỹ năng giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp và tự thấy mình cần
phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
Cảm ơn đến tất cả các Cô, Bác nông dân tại các xã thuộc địa bàn huyện
Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình dành thời gian cung cấp cho em
những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm sản xuất thực tế giúp em
biết thêm đƣợc những bài học quí báu từ kinh nghiệm thực tiễn để em hoàn
thành tốt bài viết của mình.
Em xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm và
giúp đỡ em trong suốt quá trình em làm luận văn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ vui, khỏe và công tác tốt. Kính chúc
các Cô, Bác nông dân tại các xã thuộc huyện Cờ Đỏ lời chúc sức khỏe và có
những vụ mùa bội thu.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm…
Ngƣời thực hiện

Lê Thị Mai Anh

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất cứ đề tài khoa học nào.

CầnThơ, ngày… tháng… năm…
Ngƣời thực hiện

Lê Thị Mai Anh

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: LÊ KHƢƠNG NINH
Học vị: Tiến Sĩ
Học hàm: Phó Giáo Sƣ
Chuyên ngành: Kinh tế
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Tên học viên: Lê Thị Mai Anh
Mã số sinh viên: 4114814
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Tên đề tài: Ảnh hưởng biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ ở
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài so với chuyên ngành đào tạo ......................................
..............................................................................................................................
2. Về hình thức .....................................................................................................

..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ..................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn........................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc ..........................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác ............................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận ............................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Ngƣời nhận xét

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Ngƣời nhận xét

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................. 3
1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................................. 3
1.4.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................... 10

2.1.1 Những khái niệm chính liên quan đến nông hộ .................................... 10
2.1.2 Những khái niệm liên quan đến biến động giá ..................................... 10
2.1.3 Các yếu tố làm biến động giá bán lúa ................................................... 12
2.1.4 Thu nhập của nông hộ ........................................................................... 13
2.1.5 Ảnh hƣởng biến động giá lúa đến thu nhập nông hộ ............................ 14
2.1.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ................................. 16
2.1.7 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 19
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 22
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích .......................................................................... 24
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................ 26
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ ............................................ 26
v


3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................. 26
3.1.2 Vị trí địa lý ............................................................................................ 27
3.1.3 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
3.1.4 Dân số và lao động ................................................................................ 29
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................... 30
3.2.2 Y tế ........................................................................................................ 30
3.2.3 Văn hoá - thông tin, thể thao, đài truyền thanh:.................................... 31
3.2.4 Tình hình kinh tế ................................................................................... 31
3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014 ............ 34
3.3.1 Một số chỉ tiêu chính ............................................................................. 34
3.3.2 Nhiệm vụ và các giải pháp .................................................................... 35
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG

GIÁ BÁN LÚA ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................ 40
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ...................................................................... 40
4.1.1 Thông tin về nhân khẩu học của nông hộ ............................................. 40
4.1.2 Thông tin chung về nông hộ ................................................................. 40
4.2 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRỒNG LÚA CỦA NHỮNG NÔNG HỘ
Ở HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................. 46
4.2.1 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ 46
4.2.2 Phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ........................................ 46
4.2.3 Rủi ro thƣờng gặp khi sản xuất lúa của nông hộ................................... 47
4.2.4 Phân tích giá bán lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu .................... 48
4.2.5 Phân tích biến động giá bán lúa qua hai năm từ 2012-2013 ................. 49
4.2.6 Thu nhập của nông hộ ngoài trồng lúa .................................................. 49
4.2.7 Thu nhập của nông hộ ........................................................................... 51
4.3 PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA VÀ
CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƢỞNG TỚI THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................. 51
vi


4.3.1 Phƣơng trình hàm thu nhập ................................................................... 51
4.3.2 Phân tích ảnh hƣởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập nông hộ 52
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ BÁN LÚA ĐỂ NÂNG CAO
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................ 56
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................ 56
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ ........ 56
5.2.1 Giải pháp về bình ổn giá lúa ................................................................. 56
5.2.2 Giải pháp về đất đai............................................................................... 57
5.2.3 Giải pháp về khoa học-kỹ thuật ............................................................ 57

5.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 58
5.2.5 Giải pháp về đa dạng hóa thu nhập ....................................................... 58
5.2.6 Giải pháp tín dụng ................................................................................. 59
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ.............................................. 60
6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 60
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 61
6.2.1 Đối với nông dân ................................................................................... 61
6.2.2 Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ lúa gạo ............................................... 61
6.2.3 Đối với tổ chức tín dụng ....................................................................... 62
6.2.4 Đối với địa phƣơng ............................................................................... 62
6.2.5 Đối với Nhà nƣớc .................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 64
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 68

vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Ý nghĩa về các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số .................. 22
Bảng 2.2 Địa bàn phỏng vấn và cỡ mẫu chi tiết .......................................... 24
Bảng 3.1 Diện tích đất huyện Cờ Đỏ năm 2013 .......................................... 28
Bảng 4.1 Thống kê nhân khẩu học về mẫu điều tra ..................................... 40
Bảng 4.2 Thống kê về nhân khẩu và số lao động của nông hộ .................... 44
Bảng 4.3 Số hoạt động ngoài trồng lúa của nông hộ ................................... 45
Bảng 4.4 Qui mô diện tích đất nông nghiệp của nông hộ ............................ 45
Bảng 4.5 Phƣơng thức bán lúa của nông hộ ................................................ 46
Bảng 4.6 Biến động giá bán lúa qua hai nhăm 2012 – 2013 ....................... 49
Bảng 4.7 Thu nhập của nông hộ năm 2013 ................................................. 51
Bảng 4.8 Kết quả chạy mô hình hồi qui OLS .............................................. 52


viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 19
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ ................. 26
Hình 3.2 Dân số huyện Cờ Đỏ qua ba năm 2011, 2012, 2013 .................... 29
Hình 3.3 Tỷ trọng các loại cây trồng ở huyện Cờ Đỏ .................................. 32
Hình 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp huyện Cờ Đỏ ....................... 33
Hình 4.1 Nhóm tuổi của chủ hộ ................................................................... 41
Hình 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................... 42
Hình 4.3 Số năm kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ .................................. 43
Hình 4.4 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ .................................... ..............46
Hình 4.5 Những rủi ro thƣờng gặp của nông hộ khi sản xuất lúa ................ 48
Hình 4.6 Giá bán lúa của nông hộ ................................................................ 49
Hình 4.7 Cơ cấu nguồn thu nhập của nông hộ ngoài trồng lúa.................... 50

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
HTX

:

Hợp tác xã


KHCN :

Khoa học công nghệ

UBND :

Ủy ban Nhân dân

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cây lúa là loài cây lƣơng thực quan trọng trên thế giới. Lúa không chỉ là
sản phẩm thƣơng mại thuần túy mà còn đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia,
tạo công ăn việc làm và đảm bảo đời sống cho bộ phận dân cƣ lớn ở nhiều
quốc gia. Do đó, một quốc gia mất cân đối về lƣơng thực sẽ gặp rất nhiều khó
khăn về các mặt nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội…, Việt Nam là một nƣớc có nền
kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nƣớc thiếu lƣơng thực
trầm trọng trong những năm chiến tranh nhƣng hiện nay, nền nông nghiệp của
nƣớc ta không chỉ sản xuất ra đủ một lƣợng lớn lƣơng thực đáp ứng nhu cầu
trong nƣớc mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng trên thế giới. Trong đó
ngành trồng lúa ở nƣớc ta là một trong những ngành ngành sản xuất lƣơng
thực vô cùng quan trọng và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đƣa Việt Nam
trở thành một trong những nƣớc lớn xuất khẩu gạo của thế giới, mang lại
nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lƣơng
thực, là vựa lúa lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối
với Nam Bộ và cả nƣớc trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tƣ và giao thƣơng
với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Nƣớc ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới là nhờ vào sự đóng góp to lớn của nông hộ trồng lúa vùng
ĐBSCL. Chiếm trên 50% diện tích đất trồng lúa, đóng góp cho cả nƣớc hơn
50% sản lƣợng lúa, khoảng 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu. Năm 2013 kim
ngạch xuất khẩu gạo của vùng đạt 2,36 tỉ USD (Theo GSO, 2013). Tuy nhiên
tăng trƣởng kinh tế ở khu vực này vẫn chƣa ổn định, chƣa xứng với tiềm năng,
mức sống của ngƣời dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp, hệ thống kết
cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí thấp hơn bình quân cả nƣớc, tỷ lệ đói nghèo còn
cao. Theo điều tra của Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triể n nông nghiệp
nông thôn đƣợc công bố ngày 17/10/2013, thu nhập của nông dân trồng lúa ở
ĐBSCL chỉ có 535.000 đồng/ngƣời/tháng tƣơng đƣơng một nửa mức lƣơng
tối thiểu.
Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là “đầu tàu” của vùng
ĐBSCL có tiềm năng đất, nƣớc, sinh thái và khí hậu thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây lúa. Phần lớn nông dân ở khu vực
ngoại ô thành phố sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng lúa.
Trong những năm gần đây, Cần Thơ đã đƣợc Chính phủ qui hoạch thành vùng
1


trồng lúa chiến lƣợc ở ĐBSCL và của cả nƣớc đƣợc gọi là “cánh đồng mẫu
lớn” tập trung tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền và Cờ Đỏ với
mục tiêu là hình thành những vùng nguyên liệu lúa chất lƣợng cao cho tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu. Sản xuất lúa theo hƣớng VietGAP nhằm tiến tới
việc nâng cao giá trị và chất lƣợng của hạt gạo Việt Nam đối với thị trƣờng
tiêu thụ trong nƣớc và thế giới.
Huyện Cờ Đỏ là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của thành Cần

Thơ. Diện tích đất sản xuất của huyện chiếm 77,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu
phục vụ cho ngành nông nghiệp. Trong nông nghiệp, lúa là cây trồng quan
trọng nhất và sản xuất lúa là nguồn thu nhập chính của trên 80% nông hộ
(Cổng thông tin điện tử Cần Thơ). Trên địa bàn huyện có Viện lúa ĐBSC - nơi
quy tụ những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp; trung tâm
giống Cần Thơ; Nông trƣờng Sông Hậu - đơn vị luôn đi đầu trong ứng dụng
khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Đó là
những điều kiện thuận lợi để huyện Cờ Đỏ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông
nghiệp, phát triển kinh tế huyện nhà. Thị trấn Cờ Đỏ có nhiều tiềm năng để
phát triển nông nghiệp, thế nhƣng, suốt một thời gian dài do cơ sở hạ tầng
kém, đầu tƣ chƣa đúng mức, nên đời sống ngƣời dân còn khó khăn, trên 7%
dân số của huyện thuộc diện hộ nghèo ( Báo cáo tổng kết huyện Cờ Đỏ, 2013).
Thu nhập của ngƣời nông dân trồng lúa tƣơng đối thấp do giá gạo lên xuống
bấp bênh, không ổn định, giá lúa khá rẻ so với các nƣớc xuất khẩu gạo nhƣ
Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Cùng với đó, hiện tƣợng đƣợc mùa mất giá
vẫn tiếp tục xảy ra khiến nông dân không mặn mà với việc trồng lúa, nhà
doanh nghiệp không yên tâm đầu tƣ. Ngƣời nông dân đứng trƣớc một mâu
thuẫn là khi đƣợc mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhƣng không
có hàng để bán. Ở trƣờng hợp nào đi chăng nữa thì ngƣời nông dân luôn phải
chịu thiệt thòi nhiều nhất. Cái vòng luẩn quẩn thu nhập thấp, đầu tƣ thấp, giá
trị hàng hóa nông sản thấp và nghèo đói cứ luôn bám theo cuộc sống của
ngƣời nông dân ở ĐBSCL nói chung và nông dân ở huyện Cờ Đỏ nói riêng.
Chính vì nhận thấy đƣợc nỗi khổ của những ngƣời nông dân phải “bán
lƣng cho đất, bán mặt cho trời” nhƣng phải chịu cảnh nghèo đói. Vì vậy, việc
tìm ra hƣớng giải quyết cho vấn đề nâng cao thu nhập nông hộ ở huyện Cờ Đỏ
là hết sức thiết thực. Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của biến động giá bán lúa
đến thu nhập của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực
hiện nhằm đóng góp cho nông hộ nơi đây một phƣơng hƣớng để nâng cao thu
nhập, vƣơn lên làm giàu từ tiềm năng có sẵn ở địa phƣơng.


2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích ảnh hƣởng của biến động giá bán
lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ, từ đó tác
giả đề xuất một số giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực của biến
động giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ ở huyện Cờ Đỏ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2

Để đạt đƣợc mục tiêu chung nhƣ trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
Muc tiêu 1: Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá bán lúa của
nông hộ ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hƣởng biến động giá bán lúa và các yếu tố
khác đến thu nhập của nông hộ.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực của
biến động giá lúa, góp phần nâng cao thu nhập và năng suất cho nông hộ từ
việc bán lúa trên địa bàn nghiên cứu.
1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Thực trạng sản xuất lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện Cờ
Đỏ, thành phố Cần Thơ nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hƣởng tới biến động giá bán lúa và có mối
quan hệ với thu nhập của nông hộ nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Biến động giá bán lúa có góp phần làm tăng thu nhập của
nông hộ?

Câu hỏi 4: Làm thế nào để quản lí tình hình biến động giá bán lúa và
nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố
Cần Thơ?
1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài dựa trên các thông tin của nông hộ trồng lúa ở huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ. Số liệu nghiên cứu trong đề tài đƣợc thu thập ở 4 xã thuộc
huyện Cờ Đỏ là xã Thạnh Phú, xã Thới Xuân, xã Thới Đông và xã Đông Hiệp
nhằm mang tính đại diện đặc điểm kinh tế-xã hội của toàn huyện.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Các số liệu đƣợc sử dụng nghiên cứu trong đề tài đƣợc thu thập trong
giai đoạn từ năm 2012 - 2014.
3


1.4.3

Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tiến hành khảo sát trên những nông hộ có trồng lúa tại
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiếp cận những tổ
chức có liên quan trên địa bàn nghiên cứu.
1.4.4

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và giá bán

lúa của nông hộ, tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ
trồng lúa ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Đồng thời nghiên cứu ảnh
hƣởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó tác
giả còn tiếp cận thông tin từ các tổ chức có liên quan để nắm bắt các hạn chế
còn tồn tại ảnh hƣởng đến giá bán lúa. Từ đó có các đề xuất giải pháp khắc
phục những ảnh hƣởng tiêu cực của biến động giá lúa, góp phần nâng cao thu
nhập và năng suất cho nông hộ từ việc bán lúa trên địa bàn nghiên cứu.
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá tác động của tăng giá lúa gạo
đến nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình ở các nhóm nƣớc có thu nhập thấp.
Điển hình là nghiên cứu của Deaton (1989) “Rice price and income
distribution in Thailand: a non-parametric analysis”. Tác giả sử dụng phƣơng
pháp phân tích phi tham số để mô tả tình hình tiêu thụ và sản xuất lúa của
nông hộ ở Thái Lan. Đặc biệt các tiêu chí nhƣ điều kiện sống và vị trí địa lí
đặc biệt quan trọng để đánh giá về tác động khi có sự thay đổi giá lúa gạo đến
phân phối thu nhập của nông hộ ở Thái Lan. Tác giả sử dụng dữ liệu từ điều
tra kinh tế xã hội năm 1981-1982 của 11.893 hộ ở Thái Lan để mô tả mô hình
cung và cầu về gạo; cung, cầu và mức sống có liên quan đến nhau. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng giá bán gạo cao sẽ có lợi cho các hộ gia đình, đặc biệt
là nhóm các hộ có thu nhập trung bình. Ngoài ra, còn có nghiên cứu của
Negara (2010) “The effect of rice price changes on the income distribution of
household groups in Indonesia (A Non-Parametric Analysis)” nhằm phân tích
tác động sự thay đổi của giá gạo đến thu nhập từng hộ gia đình. Tác giả sử
dụng phƣơng pháp phân tích phi tham số để biểu thị các mối quan hệ giữa giá
gạo và phúc lợi của các nhóm hộ gia đình khác nhau. Mô hình trang trại hộ gia
đình của Singh và cộng sự (1986), Janvry và cộng sự (1991) sẽ là lý thuyết cơ
bản của nghiên cứu này. Theo mô hình trang trại hộ gia đình (Janvry và cộng
sự, 1991) thì tác động giá gạo ảnh hƣởng đến những thay đổi trong thu nhập
do sản xuất lúa (lợi nhuận nông nghiệp) và thu nhập trong các hoạt động phi
nông nghiệp. Cuộc nghiên cứu tiến hành khảo sát 14 tỉnh chiếm khoảng 80%

dân số Indonesia (10.433 hộ gia đình, 39.000 cuộc phỏng vấn cá nhân), đƣợc
1.5

4


sử dụng để kiểm tra tác động của giá gạo và một số chính sách liên quan đến
mô hình trang trại hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động của biến
động giá gạo đến thu nhập phụ thuộc vào tỷ lệ lợi nhuận ròng của hộ gia đình,
đặc điểm hộ gia đình và khu vực địa lí. Việc giá gạo tăng có xu hƣớng tăng
mức nghèo, mặc dù con số này là không cao vì các hộ nông dân nghèo trồng
lúa có thể đƣợc hƣởng lợi từ việc tăng giá gạo.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ravallion và Van de Walle (1991) “The
impact on poverty of food pricing reform: A welfare analysis for Indonesia”
cho trƣờng hợp của Indonesia lại cho kết quả tăng 10% giá thực phẩm sẽ dẫn
tới tăng tỷ lệ nghèo đói ở Indonesia. Một nghiên cứu khác cùng sử dụng
phƣơng pháp phân tích phi tham số của Barret và Dorosh (1996) “Farmers’
Welfare and Changing Food Prices: Nonparametric Evidence from Rice in
Madagascar” cho trƣờng hợp của Madagascar cho kết quả rằng giá lúa gạo
cao tác động tiêu cực tới phúc lợi xã hội của các hộ nghèo ở Madagasca vì
nhóm các hộ sản xuất và bán gạo lại tập trung vào nhóm hộ có thu nhập cao và
việc giá lúa gạo tăng chỉ đem lại lợi ích cho nhóm hộ này. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu của M.Bakhshoodeh và M.Piroozirad (2003) “Effects of rice price
change on welfare: Evidence from households in Fars Province, Iran”. Số
liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ trung tâm thống kê của Iran và Bộ Nông nghiệp.
Số liệu sơ cấp đƣợc tác giả phỏng vấn trực tiếp 1.400 hộ gia đình. Kết quả của
nghiên cứu chỉ ra rằng giá gạo tăng 10% sẽ giảm phúc lợi xã hội 0,67% trong
ngắn hạn. Tăng giá gạo sẽ làm ảnh hƣởng tiêu cực đến các hộ gia đình nhất là
những hộ có thu nhập hàng tháng dƣới 750.000 rials.
Hai nghiên cứu gần đây đánh giá tác động của giá thực phẩm tới phúc lợi

xã hội và nghèo đói ở Việt Nam có thể kể đến thứ nhất là nghiên cứu của
Minot và Goletti (2000) “Rice Market Liberalization and Povert in Viet
Nam”. Một loạt các phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng để giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Các phƣơng pháp kết hợp phân tích mô tả,
phân tích chuỗi thời gian, và mô hình kinh tế để rút ra kết luận cho chính sách.
Phƣơng pháp chuỗi thời gian đƣợc sử dụng để nghiên cứu các xu hƣớng và
thay đổi của các biến chính cần quan tâm, chẳng hạn nhƣ giá cả và sản xuất.
Mô hình chuỗi thời gian cũng là đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu về hội
nhập thị trƣờng. Cuối cùng, mô hình về thị trƣờng thực phẩm Việt Nam là
công cụ chính đƣợc sử dụng để tiến hành một loạt các thí nghiệm chính sách.
Mẫu bao gồm 1.388 nông dân, 850 thƣơng nhân và 36 doanh nghiệp nhà nƣớc.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng bộ số liệu thống kê mức sống (VLSS)
1992-1993. Kết quả nghiên cứu ƣớc lƣợng rằng tăng 10% giá lúa gạo có thể
làm tăng thu nhập trung bình của nông hộ vì ở Việt Nam hầu hết các nông hộ
đều trồng lúa gạo. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra việc tăng giá lúa gạo làm
5


tăng nhẹ tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam. Nghiên cứu thứ hai của Ivan và Martin
(2008) “Implications of Higher Global Food Prices for Poverty in LowIncome Countries” sử dụng bộ số liệu thống kê mức sống hộ gia đình năm
1998 và 2004 chỉ ra rằng giá hàng hóa tăng, đặc biệt là giá lúa gạo tăng có thể
làm giảm tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam cả ở năm 1998 và năm 2004.
Ở Việt Nam, nghiên cứu gần đây nhất của Vũ Hoàng Linh và Glewwe
(2011) “Impacts of Rising Food Prices on Poverty and Welfare in Vietnam”.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả dựa trên bộ số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 (VHLSS) để đánh giả tác động của việc
thay đổi giá lƣơng thực đến đói nghèo và thu nhập nông hộ. Bộ số liệu
VHLSS bao gồm 9.189 hộ gia đình, trong đó có 75% sống ở nông thôn, 25%
cƣ trú ở các đô thị; 75% các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động nông
nghiệp, 53% hộ trồng lúa. Các kỹ thuật phân tích thống kê, hồi quy phi tham

số nhằm đƣa ra tác động về sự thay đổi của giá lúa gạo tới các nhóm hộ gia
đình khác nhau. Các phƣơng pháp tính toán sử dụng theo phƣơng pháp của
Deaton (1989). Tác động của giá lên phúc lợi hộ gia đình đƣợc ƣớc lƣợng là
khoản tiền bù trừ cần có để độ thỏa dụng của 1 hộ gia đình sau khi giá tăng
bằng độ thỏa dụng của hộ trƣớc khi giá tăng. Để mô tả hành vi sản xuất của 1
hộ gia đình ta có thể dùng hàm lợi nhuận và để biểu thị mức độ phúc lợi ta có
thể dùng hàm hữu dụng. Khi giá thực gạo tăng, các hộ gia đình sản xuất gạo sẽ
có lợi nhuận tăng. Tuy nhiên để duy trì độ thỏa dụng nhƣ mức cũ trƣớc khi giá
lúa gạo tăng, mỗi hộ sẽ tăng chi tiêu của mình cho ăn uống. Sự thay đổi của
phúc lợi hộ gia đình khi giá gạo tăng chính là độ tăng của lợi nhuận (do giá lúa
gạo tăng) trừ đi sự thay đổi trong chi tiêu cho ăn uống của hộ sao cho độ thỏa
dụng trƣớc và sau khi giá lúa gạo tăng là nhƣ nhau. Đề tài nghiên cứu tập
trung vào 3 loại tác động về giá đối với phúc lợi xã hội gồm: tác động tức thời
(không có sự thay đổi về tiêu dùng khi có sự thay đổi giá lúa gạo); tác động
ngắn hạn (có sự thay đổi về tiêu dùng, chuyển sang tiêu dùng các hàng hóa có
giá cả vẫn giữ nguyên chƣa thay đổi tƣơng ứng); tác động dài hạn (tính tới sự
thay đổi cả về sản xuất và tiêu dùng tƣơng ứng với sự thay đổi về giá). Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy khi giá lúa gạo ngƣời tiêu dùng tăng bằng với tốc độ
tăng của giá lúa gạo ngƣời sản xuất làm khoảng 65% hộ gia đình nghèo đi và
làm giảm phúc lợi ở phần lớn các hộ trong cả nƣớc, cụ thể là làm giảm phúc
lợi của 93% hộ dân ở thành thị và 54% hộ dân ở nông thôn. Đối với khu vực
ĐBSCL là khu vực hƣởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá lúa gạo nhƣng chỉ có
1/3 số hộ dân trong khu vực này là giàu lên.
Nhóm nghiên cứu của Huỳnh Trƣờng Huy, Lê Tấn Nghiêm và Mai Văn
Nam (2008) đã nghiên cứu về thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở
ĐBSCL. Tác giả sử dụng mô hình ƣớc lƣợng thu nhập với các biến độc lập là
6


trình độ, số lao động, đất. Nghiên cứu cho kết quả là hầu hết các yếu tố giải

thích đều có quan hệ chặt chẽ và tỉ lệ thuận với thu nhập của nông hộ, có nghĩa
là nếu nông hộ có khả năng tốt về các nguồn lực gồm: tỉ lệ lao động, trình độ
học vấn, diện tích thì họ có cơ hội tăng thu nhập trong quá trình đa dạng hóa
thu nhập.
Ngoài ra, còn có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của
nông hộ của tác giả Nguyễn Công Bằng (2012) “Phân tích ảnh hưởng của đa
dạng hóa thu nhập đến thu nhập nông hộ ở tỉnh Cà Mau”. Tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất
(OLS) cho mô hình hồi qui dựa trên số liệu thu thập của 350 hộ ở các huyện
thuộc tỉnh Cà Mau. Trong đó, thu nhập là biến phụ thuộc và các yếu tố giải
thích gồm: mức độ đa dạng hóa thu nhập (đo lƣờng bằng chỉ số Simpson), số
tiền vay, lãi suất vay, số lao động, khoảng cách, học vấn, thời gian sống ở địa
phƣơng, tài sản bình quân, có ngƣời thân ở nƣớc ngoài, chi đầu tƣ sản xuất.
Qua đó thấy đƣợc mức độ đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác nhƣ trình
độ học vấn của chủ hộ, tài sản, số lao động, khoảng cách từ nơi ở của hộ từ thị
xã đến thành phố, hộ đƣợc hỗ trợ từ ngƣởi thân ở nƣớc ngoài, số tiền chi cho
đầu tƣ sản xuất của nông hộ có ảnh hƣởng quan trọng đến thu nhập bình quân
đầu ngƣời của nông hộ. Đặc biệt nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện đa
dạng hóa thu nhập là con đƣờng để nông hộ thoát nghèo.
Tác giả Lê Phạm Ái Tâm (2013) nghiên cứu “Ảnh hưởng của trình độ
học vấn đến thu nhập của người dân Đồng bằng sông Cửu Long”. Tác giả sử
dụng phƣơng pháp thống kê mô tả dựa trên bộ số liệu VHLSS 2010, ƣớc
lƣợng suất sinh lợi của trình độ học vấn đối với ngƣời dân lao động ở ĐBSCL
bằng cách sử dụng phƣơng pháp hồi qui ƣớc lƣợng bé nhất (OLS) và hồi qui
số liệu bảng với phƣơng pháp hiệu ứng cố định (FEM) để giả định những
thành viên trong gia đình có năng lực bẩm sinh nhƣ nhau do đó giải quyết
đƣợc vấn đề ảnh hƣởng của năng lực bẩm sinh đối với học vấn. Qua kết quả
nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp nhằm tăng nhận thức của ngƣời dân về
trình độ học vấn cũng nhƣ các giải pháp làm tăng thu nhập cho họ.
Trần Trọng Tín (2010) tìm hiểu về “Các yếu tố tác động thu nhập thu

nhập hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long”. Đề tài đƣợc tác giả nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh
Long với 200 mẫu phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo. Tác giả sử dụng phƣơng
pháp hồi qui đa biến với kỹ thuật biến giả để phân tích các yếu tố tác động tới
thu nhập hộ nghèo. Các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập hộ nghèo đƣợc đƣa vào
mô hình gồm dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi của chủ
hộ, diện tích đất canh tác, tổng số tiền vay nợ, tỷ lệ lao động, tiền công trung
bình một ngày, tiền công trung bình một tháng. Trong đó tuổi của chủ hộ càng
7


cao thì nghiên cứu cho thấy thu nhập hộ càng cao, hộ có đất canh tác thì thu
nhập có xu hƣớng cao hơn hộ không có đất canh tác, hộ không có nợ vay thì
thu nhập thấp hơn hộ không có nợ vay hoặc nợ vay ít hơn. Tỷ lệ lao động, tỷ
lệ ngày lao động, tiền công trung bình một ngày lao động, tiền lƣơng lao động
trung bình một tháng của lao động di cƣ càng cao thì thu nhập hộ càng cao.
Trần Xuân Long (2009) đã nghiên cứu “Một số nhân tố chính ảnh hưởng
đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn-An Giang”. Nghiên cứu chọn hộ điều
tra theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tại 5 xã với tổng số 135
hộ. Số liệu đƣợc phân tích theo phƣơng pháp thống kê mô tả và sử dụng hồi
qui đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập nông hộ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nông hộ dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng có mức thu
nhập bình quân cao nhất và thấp nhất là nhóm dân tộc Khmer ở khu vực đồi
núi. Khoảng cách thu nhập giữa các nông hộ có thu nhập lớn nhất và thấp nhất
là 7 lần. Ở khu vực đồng bằng các biến trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích
đất ruộng, giá lúa, nguồn thu nhập từ nông nghiệp là những nhân tố chính ảnh
hƣởng đến tổng thu nhập một năm của nông hộ. Khu vực đồi núi với các biến
nhƣ số lao động, diện tích đất ruộng, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp là
những nhân tố ảnh hƣởng đến tổng thu nhập một năm của nông hộ. Những yếu
tố nông hộ cho rằng đóng góp nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống là do
năng suất cây trồng đƣợc tăng lên, tăng diện tích đất canh tác. Các nguyên

nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm do tăng thu nhập từ hoạt động phi nông
nghiệp, đa dạng cây trồng, tăng thu nhập từ chăn nuôi. Bên cạnh đó, còn có
một số khó khăn trong việc nâng cao thu nhập nhƣ giá vật tƣ nông nghiệp cao,
giá sản phẩm bấp bênh và thiếu vốn sản xuất. Các yếu tố này có sự khác biêt
giữa hai nhóm nông hộ sống ở đồng bằng và đồi núi, giữa hai nhóm dân tộc
Kinh và Khmer. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị để góp phần nâng cao
thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Nhận xét: Thông qua quá trình lƣợc khảo tài liệu nƣớc ngoài và trong
nƣớc, tác giả nhận thấy các nghiên cứu nghiên cứu nƣớc ngoài chủ yếu sử
dụng công cụ thống kê mô tả để đánh giá tác động của sự thay đổi giá lƣơng
thực cũng nhƣ giá lúa đến thu nhập nông hộ mà chƣa đƣợc đo lƣờng bằng mô
hình định lƣợng. Yếu tố ảnh hƣởng của biến động giá nông sản cũng nhƣ giá
lúa cũng chỉ đƣợc phân tích định tính và chƣa đo lƣờng bằng các mô hình định
lƣợng. Còn các nghiên cứu trong nƣớc tuy có đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng
đến thu nhập nông hộ bằng các mô hình định lƣợng nhƣng chƣa nghiên cứu
nhiều đến yếu tố ảnh hƣởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập nông hộ.
Do đó, trong nghiên cứu này tác giả sẽ phân tích thêm ảnh hƣởng của yếu tố
biến động giá đến thu nhập nông hộ bằng các yếu tố định lƣợng. Sau đó,
8


nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm STATA để kiểm tra, đánh giá các nhân tố
của mô hình đã xây dựng. Từ kết quả trên, kết hợp với thực tế địa bàn nghiên
cứu tác giả sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ
trồng lúa ở huyện Cờ Đỏ.

9


CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Những khái niệm chính liên quan đến nông hộ
Nông hộ: là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ
nghiệp,..., hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của
gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
2.1

Kinh tế nông hộ: nông hộ tiến hành sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp để
phục vụ cho cuộc sống và ngƣời ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ
gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát
triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công
nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển
tạo ra sản lƣợng hàng hóa đa dạng, có chất lƣợng, giá trị ngày càng cao, góp
phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở
nông thôn, cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp và xuất khẩu, đồng thời
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế nông hộ.
Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua qui trình biến
đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra, một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs).
2.1.2 Những khái niệm liên quan đến biến động giá
2.1.2.1 Cơ sở của việc quyết định giá cả hàng hóa
Giá cả của hàng hóa chính là biểu hiện giá trị bằng tiền của hàng hóa đó.
Cơ sở quyết định giá cả của hàng hóa trên thị trƣờng chính là cơ sở giá trị của
sản phẩm đó. Cơ sở giá trị của sản phẩm đƣợc thể hiện qua qui luật giá cả.
Qui luật giá trị là qui luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, qui luật yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên giá trị của nó,
tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động cần thiết.
Trong sản xuất, qui luật giá trị buộc ngƣời sản xuất phải làm sao cho
mức lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần

thiết. Bên cạnh đó, trong trao đổi và lƣu thông thì cần thực hiện nguyên tắc
trao đổi ngang giá.
Tác động của qui luật giá trị lên giá cả sản phẩm:
 Thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao từ đó
làm bình ổn giá cả của các mặt hàng, tránh sự chênh lệch quá lớn
về giá cả giữa các vùng trong nƣớc.
10


 Kích thích cải tiến kỹ thuật, công nghệ, hợp lí hóa sản xuất, tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
2.1.2.2 Biến động giá là gì?
Biến động là một thƣớc đo thống kê cho thấy khuynh hƣớng của một thị
trƣờng sẽ tăng giá hay rớt giá trong một thời gian ngắn. Biến động giá cả hàng
hóa xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào (phân bón, thuốc
trừ sâu, giống,…) tăng sau khi ngƣời sản xuất đã quyết định đầu tƣ. Biến động
về giá hầu nhƣ xuất hiện ở mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì giá cả do cung
cầu quyết định. Sự biến động thông thƣờng đƣợc đo bằng độ lệch chuẩn, phản
ánh mức độ sai lệch giữa giá trị thực tế so với con số mong đợi hay kỳ vọng.
Những thị trƣờng có nhiều biến động là thị trƣờng mà giá cả dao động
trong phạm vi rất lớn, số lƣợng mua bán nhiều.
2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả hàng hóa
Trên thực tế, thị trƣờng không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá
trị mà nó vẫn thƣờng xuyên biến động do tác động của nhiều yếu tố trong đó
cạnh tranh, cung - cầu và sức mua của đồng tiền là những nhân tố ảnh hƣởng
chủ yếu.
Trƣớc tiên cần phải hiểu biến đổi giá cả hàng hóa là nhƣ thế nào. Biến
đổi giá cả hàng hóa đƣợc hiểu là hiện tƣợng giá cả của hàng hóa trên thị
trƣờng không bằng với giá trị của nó.
Giá cả của hàng hóa chịu ảnh hƣởng trực tiếp của ba nhân tố đó là:

a) Qui luật cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh
doanh nhằm giành đƣợc những yếu tố thuận lợi để sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa nhằm thu lợi nhuận kinh tế cao nhất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
có hai kiểu là phi giá cả và cạnh tranh giá cả.
b) Qui luật cung – cầu
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, nhu cầu đƣợc đảm bảo bằng số
lƣợng tiền tƣơng ứng. Qui mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ thu
nhập, lãi suất, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng,…, mà trong đó giá cả hàng hóa là
yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cung là tổng số hàng hóa có khả năng cung cấp đƣợc cho thị trƣờng,
cung biểu hiện kết quả sản xuất dƣới hình thức hàng hóa nhƣng lại phụ thuộc
chủ yếu vào những yếu tố khác nhƣ số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, chi phí
sản xuất và quan trọng nhất là giá cả hàng hóa.
11


Nếu Cung = Cầu thì giá cả = Giá trị
Nếu Cung > Cầu thì giá cả < Giá trị
Nếu Cung < Cầu thì giá cả > Giá trị
c) Sức mua của đồng tiền
Sức mua của đồng tiền là giá trị của đồng tiền, là đồng tiền mất giá hay
có giá, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến giá cả của hàng hóa. Giá cả hàng
hóa là sự biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa. Nếu số lƣợng tiền đƣa vào
vƣợt quá lƣợng tiền lƣu thông cần thiết sẽ dẫn đến hiện tƣợng lạm phát và biểu
hiện của lạm phát là mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên đặc biệt là
mọi giá cả của hàng hóa đều tăng cao.
2.1.3

Các yếu tố làm biến động giá bán lúa


Biến đổi khí hậu: hoạt động sản xuất lúa bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, nhất
là hạn hán và lũ lụt. Thời tiết mƣa nắng thất thƣờng khiến nông dân thu hoạch
rất khó khăn, chi phí thu hoạch cao, tỷ lệ hao hụt tăng, chất lƣợng hạt gạo cũng
bị ảnh hƣởng không nhỏ dẫn đến giá bán lúa biến động.
Lợi ích cá nhân: một số cá nhân, tổ chức vì lợi ích riêng trƣớc mắt mà cố
tình tung tin đồn gây tâm lý hoang mang cho ngƣời dân, làm xáo trộn thị
trƣờng. Các doanh nghiệp thu mua tranh nhau đầu cơ tích trữ lúa gạo khi giá
lúa còn thấp, đợi thời điểm giá lúa tăng cao bán ra nhằm thu lợi nhuận lớn.
Còn doanh nghiệp xuất khẩu thiếu gạo phải đẩy giá lên nhằm mua cho đƣợc
để giao hàng, từ đó tác động lớn đến thị trƣờng.
Xuất khẩu gạo: Việt Nam liên tiếp xuất khẩu gạo sang các thị trƣờng
châu Á và xuất khẩu qua đƣờng tiểu ngạch khiến giá thu mua lúa tăng cao.
Các thƣơng lái thu mua lúa chấp nhận thu mua lúa gạo với giá cao hơn hẳn giá
thị trƣờng với số lƣợng lớn và họ có đội ghe vận chuyển lúa từ vùng sâu về
khu vực các nhà máy xay xát. Việc làm trên sẽ dẫn đến nhiều rủi ro nhƣ một
số doanh nghiệp xuất khẩu gạo chính ngạch có thể sẽ thiếu nguồn hàng và giá
có thể xuống khi các thƣơng lái này đột ngột ngƣng mua. Do đó, cũng xảy ra
tình trạng biến động giá lúa trên thị trƣờng.
Nguồn cung của nông dân: trƣớc và trong khi gieo trồng, để đảm bảo lúa
có năng suất cao cũng nhƣ có những tính năng ƣu việt chống chịu đƣợc thiên
tai, sâu bệnh, tiền vốn ngƣời nông dân bỏ ra để chọn giống, phân bón, dẫn
nƣớc tƣới tiêu và các chi phí khác không hề nhỏ. Tuy nhiên, những mặt hàng
này gần đây cũng thƣờng xuyên tăng giá. Nhƣ vậy, giá lúa ngay từ khi chƣa
thu hoạch đã đƣợc dự tính sẽ có sự biến động. Đến khi thu hoạch, các doanh
nghiệp thu mua gạo không trực tiếp thu mua từ ngƣời nông dân mà thông qua
12


trung gian, các thƣơng lái đẩy giá lúa một lần nữa tăng thêm. Bên cạnh đó, khi

vào mùa thu hoạch rộ làm cho sức cung tăng lên quá mức so với bình thƣờng
mà nông dân chƣa bán trƣớc hay nhận cọc của thƣơng lái thì bị ép giá.
Cầu thị trƣờng: các doanh nghiệp tăng thu mua lúa để tăng tạm trữ trong
kho hay có đƣợc hợp đồng xuất khẩu ra nƣớc ngoài thì giá lúa tăng lên một
cách nhanh chóng. Nếu cầu của thị trƣờng tăng thì giá lúa cũng tăng theo,
nông hộ sẽ bán đƣợc giá cao theo giá tăng của thị trƣờng. Nếu cầu của thị
trƣờng giảm thì nông hộ sẽ bán lúa với giá thấp, giá bán lúa không đủ để bù
đắp các chi phí mà nông hộ bỏ ra.
Các chi phí khác: Giá năng lƣợng nhƣ xăng, dầu tăng cao dẫn đến chi phí
vận tải cũng tăng theo. Nhƣ vậy chi phí đầu vào cho sản xuất tăng làm cho giá
lúa phải tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngƣời nông dân.
2.1.4 Thu nhập của nông hộ
Việc tạo thu nhập là chiến lƣợc sinh kế của nông hộ. Thu nhập của nông
hộ đƣợc xác định bằng tổng thu nhập từ mùa vụ trồng trọt, chăn nuôi và các
hoạt động phi nông nghiệp. Hơn nữa, thu nhập của hộ nông dân còn bao gồm
các khoản khác nhƣ lƣơng, tiền công, trợ cấp từ ngƣời thân, chính phủ và lãi
suất tiết kiệm (Ellis, 1998).
Thu nhập của nông hộ đƣợc hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà
hộ đƣợc hƣởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích lũy và tái sản
xuất mở rộng nếu có.Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt
động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện và chia thành ba loại cơ bản:

Thu nhập từ nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động
sản xuất trong nông nghiệp nhƣ trồng trọt (lúa màu, cây ăn trái,…), chăn nuôi
(gia súc, gia cầm,…) và nuôi trồng thủy sản.

Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhƣ chế biến, sản xuất, gia
công. Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn đƣợc tạo ra từ các hoạt động
thƣơng mại dịch vụ nhƣ mua bán, thu gom,…


Thu nhập khác: các nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê,
làm công ăn lƣơng, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ là tổng các nguồn thu nhập
của hộ chia đều cho số thành viên của hộ. Trong đó, thu nhập của hộ là toàn
bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các
thành viên của hộ nhận đƣợc trong một thời kì nhất định, thƣờng là 1 năm.

13


×