TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
----------
VÕ THỊ KIM KHOA
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VÀ
PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LONG PHÚ, HUYỆN
LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CẦN THƠ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
----------
VÕ THỊ KIM KHOA
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VÀ
PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LONG PHÚ, HUYỆN
LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn
Mã ngành : 52 62 01 01
Cán bộ hướng dẫn
P.Gs Ts: DƯƠNG NGỌC THÀNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
---------CẦN THƠ, 2014
LỜI CAM ĐOAN
--- --Tôi tên: Võ Thị Kim Khoa, là sinh viên khóa 37 chuyên ngành Phát triển nông thôn,
Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ xin
cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Kim Khoa
-i-
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
*****
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
Họ và tên: Võ Thị Kim Khoa
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 12/12/1993
MSSV: 4114927
Lớp: Phát triển Nông thôn (CA11X5A1) - Khóa 37, Trường Đại học Cần Thơ.
Quê quán: Long Mỹ - Hậu Giang.
Địa chỉ: 57 ấp Long Bình 2, xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại: 01699729650.
E-mail:
Gmail:
Họ tên cha: Võ Văn Chuối
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ tên mẹ: Trương Thị Mởn
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ tên anh trai: Võ Phú Yên
Nghề nghiệp: Công nhân
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
-
Từ năm 1999 - 2004: Học sinh trường Tiểu học Long phú 3, xã Long Phú,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
-
Từ năm 2004 - 2008: Học sinh trường THCS Long Phú 2, xã Long Phú, huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
-
Từ năm 2008 - 2011: Học sinh trường THPT Long Mỹ, thị trấn Long Mỹ,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hạu Giang.
-
Từ năm 2011 - 2014: là sinh viên lớp Phát Triển Nông Thôn khóa 37, Viện
Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014.
Người khai ký tên
Võ Thị Kim Khoa
- ii -
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
--- --Xác nhận của cán bộ hướng dẫn đề tài: “ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập và phân phối thu nhập của nông hộ tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang trong xây dựng nông thôn mới”. Do sinh viên: Võ Thị Kim Khoa ngành
Phát triển Nông thôn (CA11X5A1) - Khóa 37- Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng
sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2014 đến tháng
11/2014.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
PGs.Ts. Dương Ngọc Thành
- iii -
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN
--- --Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận báo cáo với đề tài:
“Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông
hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang”. Do sinh viên: Võ Thị Kim Khoa ngành Phát triển Nông thôn (CA11X5A1) Khóa 37- Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học
Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014.
Ý kiến của bộ môn Kinh tế xã hội & Chính sách:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Bộ môn Kinh tế xã hội & Chính sách
- iv -
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
--- --Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận báo cáo với đề tài:
“Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông
hộ tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”. Do sinh viên: Võ Thị Kim
Khoa ngành Phát triển Nông thôn (CA11X5A1) - Khóa 37- Viện Nghiên cứu Phát
triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2014
đến tháng 11/2014 và bảo vệ trước hội đồng.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức………………………..
Ý kiến của hội đồng:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ phản biện
-v-
LỜI CẢM TẠ
--- --Trong suốt quá trình học tập ở trường Đại học Cần Thơ, tôi đã gặp không ít khó
khăn trong học tập và cuộc sống, nhưng được sự quan tâm, ủng hộ của gia đình, sự chỉ
dạy tận tình của Thầy Cô cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đã giúp tôi vượt qua những
khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến:
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, không quản khó khăn vất vả, ủng hộ, động
viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và luôn luôn là chỗ
dựa vững chắc cho tôi để tôi có được như ngày hôm nay.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Công Toàn đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ.
Thầy Dương Ngọc Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình tôi
làm luận văn.
Tất cả các Thầy Cô trong Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL đã dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như sinh hoạt
tại Viện.
Các cô chú, anh chị cán bộ tại UBND xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Cảm ơn các anh chị, các bạn sinh viên Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và làm luận văn.
Cảm ơn các bạn phòng 9B14B đã luôn là chỗ dựa tinh thần, ủng hộ tôi trong suốt
thời gian tôi học tập và sinh hoạt tại trường.
Chân thành cảm ơn!
- vi -
TÓM LƯỢC
*****
Chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) của Đảng và Nhà nước là điều tất yếu để
phát triển và nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn, đó cũng là một trong những mục
tiêu quan trọng của Chương trình xây dựng NTM. Để tìm ra nguyên nhân và các giải
pháp nâng cao thu nhập thì đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và
phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã Long Phú,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với số mẫu là 60 hộ, nhằm đáp
ứng các mục tiêu: (1) Thực trạng nguồn và phân phối cũng như mức độ đa dạng hóa
thu nhập của nông hộ tại; (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ;
(3) Những giải pháp nào phù hợp giúp nâng cao thu nhập cho người dân địa phương
trong xây dựng NTM.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích chi phí - lợi nhuận để làm rõ
thực trạng nguồn thu nhập cũng như phân phối nguồn thu nhập và hiệu quả kinh tế của
của nông hộ. Sử dụng chỉ số Simpson để đo lường mức độ đa dạng hóa ngành nghề và
thu nhập; phương pháp hồi quy tương quan được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ; phân tích dữ liệu nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm
Excel và SPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: thu nhập nông hộ chủ yếu từ trồng lúa, nguồn chi phân
phối vào đầu tư sản xuất là lớn nhất, kế đó là các chi phí sinh hoạt như: ăn uống, giáo
dục, giao tiếp,…Ngoài ra, nông hộ còn tham gia vào các lĩnh vực nông nghiệp và phi
nông nghiệp khác để đa dạng hóa nguồn thu (chỉ số SID ở mức đa dạng). Qua phân
tích, các yếu tố như: kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, diện tích đất sản xuất và số tiền
vay có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu của nông hộ; trong đó, kinh nghiệm sản xuất
có ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thu. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp giúp nông
hộ cải thiện và nâng cao thu nhập, góp phần giúp địa phương sớm hoàn thành tiêu chí
về thu nhập, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.
- vii -
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
*****
BQL
Ban quản lý
CĂT
Cây ăn trái
CB - CNVC
Cán bộ - Công nhân viên chức
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN - TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTM
Nông thôn mới
SID
Simpson Index of Diversity (Đa dạng hóa thu nhập)
THT, HTX, CLB
Tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ
UBND
Uỷ ban nhân dân
- viii -
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu vốn cho xây dựng NTM xã Long Phú........................................... 14
Bảng 3.1 Mô tả các biến và kỳ vọng về dấu các biến độc lập trong mô hình. ............ 23
Bảng 4.1 Phân bố giới tính của chủ hộ ........................................................................ 25
Bảng 4.2 Phân bố tuổi chủ hộ ...................................................................................... 25
Bảng 4.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ................................................................ 27
Bảng 4.4. Phân bố tình trạng sức khỏe của chủ hộ ...................................................... 27
Bảng 4.5. Tình hình tham gia tổ chức xã hội, hội, đoàn của chủ hộ ........................... 28
Bảng 4.6. Phân phối nhân khẩu của nông hộ ............................................................... 28
Bảng 4.7: Số lao động chính theo nghề nghiệp và sức khỏe ....................................... 29
Bảng 4.8. Phân phối diện tích đất sản xuất của nông hộ ............................................. 30
Bảng 4.9. Phân phối nguồn gốc đất của nông hộ ......................................................... 30
Bảng 4.10. Phương tiện sản xuất của nông hộ ............................................................. 31
Bảng 4.11. Phân phối hỗ trợ của nông hộ .................................................................... 32
Bảng 4.12. Phân phối nguồn hỗ trợ của nông hộ ......................................................... 32
Bảng 4.13. Thực trạng vay vốn của nông hộ ............................................................... 33
Bảng 4.14. Phân phối các nguồn vay của nông hộ ...................................................... 33
Bảng 4.15. Tình hình tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật của nông hộ .................... 35
Bảng 4.16. Tình hình tham gia hội thảo, tập huấn của nông hộError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.17. Phân phối diện tích đất trồng lúa ............................................................... 36
Bảng 4.18. Hiệu quả sản xuất trung bình từ cây lúa .................................................... 37
Bảng 4.19. Hiệu quả trung bình từ các lĩnh vực nông nghiệp khác ............................. 38
Bảng 4.20. Phân phối các hoạt động khác trong năm .................................................. 39
Bảng 4.21. Thu nhập từ các hoạt động khác trong năm .............................................. 40
Bảng 4.22. Phân phối chi tiêu của nông hộ.................................................................. 40
Bảng 4.23. Phân phối tiền tiết kiệm của nông hộ ........................................................ 41
Bảng 4.24. Tình hình thu nhập nông hộ....................................................................... 42
Bảng 4.25. Phân phối đa dạng hóa nguồn thu nhập ..................................................... 44
Bảng 4.26. Phân phối sự hỗ trợ của địa phương .......................................................... 45
Bảng 4.27. Phân phối hình thức tham gia NTM .......................................................... 45
Bảng 4.28. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ............................................ 46
- ix -
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................................ 26
Hình 4.2. Tỷ lệ phương tiện sinh hoạt của nông hộ ..................................................... 32
Hình 4.3. Tỷ lệ mục đích vay vốn của nông hộ ........................................................... 34
Hình 4.4. Số hộ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp khác ........................................... 37
Hình 4.5. Nguyên nhân thu nhập nông hộ giảm (hoặc không thay đổi) ...................... 43
Hình 4.6. Nguyên nhân thu nhập nông hộ tăng ........................................................... 43
Hình 4.7. Số nguồn thu của nông hộ ............................................................................ 44
-x-
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................... ii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................ iii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN ......................................................... iv
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ...................................................... v
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... x
Chương 1 ....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.2 Giới hạn không gian nghiên cứu ....................................................................... 4
1.4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu ........................................................................... 4
1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG .................................................................................. 4
Chương 2 ....................................................................................................................... 5
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................................ 5
2.1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........................................................................... 5
2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng NTM ở các nước trên thế giới ..................................... 5
2.1.2 Xây dựng NTM ở nước ta hiện nay................................................................... 6
2.2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 8
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang.................................. 8
2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 8
2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 8
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Long Mỹ ................................ 9
- xi -
2.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 9
2.2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 9
2.2.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Long Phú ................................. 10
2.2.3.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 10
2.2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 11
2.2.4 Xây dựng NTM ở xã Long Phú ....................................................................... 12
2.2.4.1 Căn cứ pháp lý .......................................................................................... 12
2.2.4.2 Mục tiêu chung .......................................................................................... 13
2.2.4.3 Phương châm thực hiện ............................................................................ 14
2.2.4.4 Vốn đầu tư ................................................................................................. 14
2.2.4.5 Thực trạng thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM .................................... 14
2.3 TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU NHẬP .................. 15
Chương 3 ..................................................................................................................... 17
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................................... 17
3.1.1 Khái niệm nông hộ .......................................................................................... 17
3.1.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 17
3.1.1.2 Kinh tế nông hộ ......................................................................................... 17
3.1.1.3 Thu nhập ................................................................................................... 17
3.1.1.4 Đa dạng hóa thu nhập ............................................................................... 18
3.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ......................................................... 19
3.1.2 Nông thôn ........................................................................................................ 20
3.1.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 20
3.1.2.2 Nông thôn mới ........................................................................................... 20
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 21
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp ........................................................................................... 21
3.2.1.2 Số liệu sơ cấp ............................................................................................ 21
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu......................................................................... 22
3.2.2.1 Xử lý số liệu ............................................................................................... 22
3.2.2.2 Phân tích số liệu ........................................................................................ 22
Chương 4 ..................................................................................................................... 25
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................... 25
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ ................................................................ 25
- xii -
4.1.1 Thông tin chung của chủ hộ ............................................................................ 25
4.1.1.1 Giới tính của chủ hộ .................................................................................. 25
4.1.1.2 Tuổi chủ hộ ................................................................................................ 25
4.1.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ..................................................................... 26
4.1.1.4 Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ................................................. 26
4.1.1.5 Sức khỏe của chủ hộ .................................................................................. 27
4.1.1.6 Tham gia tổ chức, hội, đoàn của chủ hộ ................................................... 27
4.1.2 Phân tích nguồn lực của nông hộ tại vùng nghiên cứu .................................... 28
4.1.2.1. Nguồn nhân lực của nông hộ ................................................................... 28
4.1.2.2. Nguồn lực về đất đai ................................................................................ 30
4.1.2.3 Phương tiện sản xuất và sinh hoạt của chủ hộ ......................................... 31
4.1.2.4 Tình hình nhận hỗ trợ của chủ hộ ............................................................. 32
4.1.2.5 Tình hình vay vốn ...................................................................................... 33
4.1.2.6 Tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, quản lý sản xuất của nông hộ ....... 34
4.2 THU NHẬP VÀ PHÂN PHỐI NGUỒN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ............. 36
4.2.1 Nguồn thu của nông hộ .................................................................................... 36
4.2.1.1. Nguồn thu từ canh tác lúa ........................................................................ 36
4.2.1.2. Nguồn thu từ các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác ............................ 37
4.2.1.3. Nguồn thu từ hoạt động khác trong năm ................................................. 39
4.2.2. Nguồn chi của nông hộ ................................................................................... 40
4.2.3. Tình hình thu nhập của nông hộ ..................................................................... 42
4.2.4 Đa dạng hóa thu nhập nông hộ ........................................................................ 43
4.2.5 Tình hình xây dựng NTM tại địa phương ....................................................... 45
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ ................... 46
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ................................................................ 46
4.3.2 Các giải pháp nâng cao thu nhập nông hộ ....................................................... 48
4.3.2.1. Đối với nông hộ ........................................................................................ 48
4.3.2.2. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương ........................................ 48
Chương 5 ..................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 50
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 50
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 52
PHỤ LỤC .................................................................................................................. .. 55
- xiii -
- xiv -
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một quốc gia có nhiều ưu thế về sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có đến
hơn 70% dân số tập trung ở nông thôn với diện tích đất nông nghiệp khoảng 9,3 triệu
ha, trong đó diện tích sản xuất lúa gạo khoảng 4,3 triệu ha, chiếm 46% tổng diện tích
đất nông nghiệp (Đoàn Mạnh Tường, 2012). Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng ngành nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chậm lại. Theo Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT, ông Cao Đức Phát nhận định: sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW
về “Nông nghiệp-Nông dân-Nông thôn” vẫn chưa ngăn được sự suy giảm tốc độ tăng
trưởng của ngành nông nghiệp. Nếu như giai đoạn trước đó tốc độ tăng trưởng ngành
nông nghiệp đạt khoảng 4% thì giai đoạn sau khi thực hiện Nghị quyết về “Tam
nông” tốc độ tăng trưởng chỉ còn 3% (Thùy Dung, 2013). Hiện nay, mức thu nhập
của người dân vẫn còn rất thấp đối với một quốc gia đang xây dựng CNH - HĐH đất
nước, vì thế vấn đề nâng cao thu nhập được đặt lên hàng đầu. Nhưng phần lớn trong
nông thôn vẫn còn tình trạng sản xuất bấp bênh, diện tích nông nghiệp nhỏ lẻ và gặp
nhiều rủi ro (thời tiết, thị trường,…); thiếu liên kết, năng lực sản xuất của người dân
còn thấp. Bên cạnh đó, vật tư đầu vào cho nông nghiệp không ổn định, giá phân bón
ngày càng tăng lên do chi phí nhập khẩu tăng, tất cả đang là một thách thức lớn trong
công cuộc đổi mới đất nước và nâng cao thu nhập cho người dân.
Trước tình hình đó, Chính phủ đề ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chương
trình hành động (để thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW) đưa ra nhiệm vụ xây dựng
Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới (NTM) nhằm thay đổi toàn diện bộ
mặt nông thôn và một trong những mục tiêu cần hướng đến là nâng cao thu nhập và
chất lượng cuộc sống người dân. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
800/QĐ-TTg về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020
và Quyết định số 491/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM (cấp xã)
gồm 19 tiêu chí, trong đó chia làm 05 nhóm tiêu chí: Quy hoạch (01 tiêu chí); Hạ tầng
kinh tế - xã hội (08 tiêu chí); Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí); Văn hóa – Xã
hội – Môi trường (04 tiêu chí); Hệ thống chính trị (02 tiêu chí), trong đó tiêu chí thu
nhập nằm trong nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất.
Nhằm hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Ban Chỉ
Đạo tỉnh Hậu Giang đã đề ra kế hoạch số 42/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện
Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kế hoạch số 32/UBND của UBND
tỉnh về triển khai chương trình mục tiên Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 –
2020. Theo đó, xã đạt chuẩn về tiêu chí thu nhập mới thì phải có mức thu nhập nông
thôn đến năm 2014 bình quân đạt từ 15-20 triệu đồng/người/năm (Tài liệu hỏi đáp,
-1-
2011). Nhưng vừa qua Bộ NN&PTNT đã quy định cụ thể mức thu nhập đạt chuẩn
NTM khu vực nông thôn cả nước năm 2014 là 23 triệu đồng/người/năm, cụ thể ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2014 là 25 triệu đồng/người. Với sự
thay đổi nhanh chóng của mức thu nhập qua các năm thì đây được xem là một thách
thức lớn đối với các cấp chính quyền và sự nỗ lực của người dân trong quá trình xây
dựng NTM. Hơn nữa, việc phân phối nguồn thu như thế nào cũng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ hiện nay.
Xác định được khâu đột phá trong xây dựng NTM là giảm nghèo và tăng thu
nhập cho người dân, Hậu Giang đang khẩn trương thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp,
ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, vùng chuyên canh tập trung, hỗ trợ trực tiếp
cho nông dân sản xuất nhằm tăng thu nhập ở vùng khó khăn. Tỉnh thực hiện lồng ghép
xây dựng NTM và sử dụng hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như: nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giảm nghèo bền vững, y tế,...
Là một tiểu đơn vị hành chính của huyện Long Mỹ và có tiềm năng lớn để phát
triển, xã Long Phú đang đổi mới diện mạo trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, theo
hướng xây dựng xã thành xã đạt chuẩn NTM đến năm 2017. Tuy nhiên, do đặc điểm
là một xã xuất phát thấp, kinh tế còn chậm phát triển, toàn xã chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp nên mức sống của người dân còn thấp, thu nhập bình quân chung của xã
chỉ đạt xấp xỉ 20 triệu đồng/người/năm (2013). Trong buổi tổng kết cuối năm vừa qua,
ban quản lý (BQL) chương trình NTM xã Long Phú đã xác định ngoài tiêu chí môi
trường thì tiêu chí thu nhập được đánh giá là một trong những tiêu chí khó hoàn thành
nhất, đòi hỏi sự phấn đấu từ chính bản thân của người dân nhiều hơn là sự hỗ trợ của
Nhà nước và các cấp chính quyền.
Từ những thực tiễn và nhận định trên, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới
tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” cần được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân
phối các nguồn thu nhập của người dân tại xã Long Phú. Từ đó đề xuất kịp thời các
giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyên địa phương sớm xây
dựng xã trở thành xã NTM đạt chuẩn vào năm 2017.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng thu nhập và phân phối nguồn thu nhập của nông hộ tại
địa bàn xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;
-2-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại vùng nghiên
cứu;
Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ trong quá trình xây
dựng NTM tại địa phương.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ những mục tiêu cụ thể được nêu trên, đề tài có những câu hỏi nghiên cứu cần
được làm rõ:
Thực trạng nguồn và phân phối cũng như mức độ đa dạng hóa thu nhập của
nông hộ tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại địa phương?
Những giải pháp nào phù hợp giúp nâng cao thu nhập cho người dân địa
phương trong quá trình xây dựng NTM?
1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung của đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập, phân phối thu nhập và đa dạng hóa các nguồn thu nhập của nông hộ
trong quá trình xây dựng NTM tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài phân theo từng mục tiêu cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu 1
- Tình hình nguồn lực của nông hộ;
- Nguồn phân phối thu nhập bao gồm:
+ Nguồn thu: thu nhập từ nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi, làm thuê
nông nghiệp…), thu nhập từ phi nông nghiệp (như buôn bán, công nhân, phụ
hồ, CB - CNVC,…)
+ Nguồn chi: ăn uống, quần áo, y tế, giao tiếp, đầu tư sản xuất,…
- Đa dạng hóa thu nhập của nông hộ;
Đối với mục tiêu 2
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu:
+ Giới tính chủ hộ;
-3-
+ Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp);
+ Số nhân khẩu (người);
+ Số lao động chính (người);
+ Diện tích đất của hộ (1000 m2);
+ Số năm kinh nghiệm (năm);
+ Lượng vốn vay (triệu đồng);
+ Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (SID).
Đối với mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập từ sự tổng hợp của
mục tiêu 1, mục tiêu 2 và các nguồn thông tin có liên quan.
1.4.2 Giới hạn không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Long Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Vì giới hạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu này chỉ thực hiện trên 60 hộ đại
diện cho xã.
1.4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014.
1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo, tạo cơ sở khoa học
để ứng dụng vào các chính sách xây dựng và phát triển của xã Long Phú trong quá
trình xây dựng NTM ở địa phương.
-4-
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng NTM ở các nước trên thế giới
Do giới hạn nghiên cứu nên đề tài này chỉ tham khảo thành tựu về thu nhập trong
xây dựng NTM ở một số quốc gia trong khu vực có điều kiện phát triển kinh tế tương
đồng với Việt Nam.
Xây dựng NTM ở Hàn Quốc: vào những năm đầu của thập kỷ 60 Hàn Quốc là
nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số
sống ở nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần
trách nhiệm. Do vậy, nhiều chính sách mới về phát triển nông thôn ra đời đặc biệt là
phong trào “làng mới” (Saemoul Undong) để khắc phục tình trạng trên. Kết quả, sau 8
năm đến năm 1978, toàn bộ nhà nông thôn đã được ngói hóa (năm 1970 có gần 80%
nhà ở nông thôn lợp lá), hệ thống giao thông được xây dựng hoàn chỉnh. Quan trọng
hơn hết là chỉ sau 6 năm thực hiện, thu nhập trung bình của nông hộ tăng lên 3 lần từ
1.025 USD năm 1972 lên 2.061 USD năm 1977 và thu nhập bình quân của các hộ
nông thôn trở nên cao tương đương thu nhập bình quân của các hộ thành phố.
Xây dựng NTM ở Thái Lan: là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số
nông thôn chiếm 80% dân số cả nước. Để xây dựng và phát triển nông thôn Thái Lan
đã đề ra nhiều chính sách như trợ giá nông thôn, chính sách công nghiệp nông thôn và
mở cửa thị trường để thu hút đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực
phẩm. Áp dụng chương trình “mỗi xã một sản phẩm” trung bình sau 6 tháng chương
trình này đã đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận, bên cạnh đó mỗi
làng còn nhận được 1 triệu Baht từ chính phủ cho mỗi làng để vay mượn từ chương
trình “Qưỹ làng”, đến nay đã có 75.000 ngôi làng thực hiện khoản vay này (Gia Hân,
2011).
Xây dựng NTM ở Nhật Bản: là một nước nông nghiệp truyền thống chuyển dịch
sang công nghiệp hiện đại, từ những thập kỷ 60 Nhật Bản đã bước vào xây dựng
NTM, coi trọng phát triển nông nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ các chính sách khuyến
nông, đổi mới kỹ thuật nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp, là nơi khởi xướng phong
trào “mỗi làng, một sản phẩm”. Sau 20 năm xây dựng, Nhật Bản đã khiến bộ mặt
nông thôn đất nước thay đổi rõ rệt, tiêu biểu là: xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn, xét về kết cấu hạ tầng của hoạt động sản xuất và đời sống dân cư, nông
thôn và thành thị không có gì khác biệt; tăng thu nhập cho người nông dân, thu nhập
bình quân của hộ gia đình đạt 5,5 triệu Yên, tương đương 44 nghìn USD, trong đó tỷ
lệ thu nhập PNN 86%; mở ra thị trường nông thôn cho sản phẩm phi nông nghiệp,
-5-
kích thích hoạt động tiêu dùng ở nông thôn phát triển theo hướng đa dạng (Nguyễn
Thành Lợi, 2013).
2.1.2 Xây dựng NTM ở nước ta hiện nay
Từ năm 2009 Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM tại
Quyết định 491/QĐ-TTg gồm 19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu. Đề ra chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng NTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết
định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010. Chương trình này được triển khai trên địa bàn
nông thôn toàn quốc từ năm 2010 đến 2020.
Nhận thấy phát triển nông nghiệp nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu có
vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước, thực hiện Nghị quyết
26 của BCH T.W khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Đảng ta đã xác định mục tiêu xây dựng NTM
là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại”. Đây là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội
dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh
- quốc phòng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong hội nghị triển khai
chương trình NTM giai đoạn 2010-2020: “ Có thể nói đây là một chương trình nhằm
cụ thể hóa một nội dung rất cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nông nghiệp,
nông dân và xây dựng NTM. Đó không phải là một dự án đầu tư xây dựng hạ tầng mà
là một chương trình phát triển tổng hợp, cả về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng
an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, là chương trình cả Đảng và Nhà nước cùng
chăm lo phát triển đời sống của nhân dân trên địa bàn nông thôn, hay nói cách khác là
chăm lo cho hơn 70% dân số của đất nước” (Vũ Trọng Bình, 2011).
Trong thời gian qua, phong trào xây dựng NTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa
phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh
của cả xã hội. Quá trình xây dựng NTM đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và
phát triển sản xuất; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch
vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng
NTM, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân; hệ thống chính
trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế giai cấp nông dân ngày càng
được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông
thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
-6-
Theo số liệu tổng hợp, trong 3 năm thực hiện kể từ khi Ban hành Bộ tiêu chí
Quốc gia về xây dựng NTM đã có 185 xã (chiếm 2,05%) tại 27 tỉnh, thành đạt đủ 19
tiêu chí NTM. Tổng nguồn lực đầu tư vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM đã
lên tới gần được 485 nghìn tỷ đồng.Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp bố trí gần
162 nghìn tỷ đồng chiếm 33,4%; vốn tín dụng 231 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,7%. Các
doanh nghiệp hỗ trợ hơn 29,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,0%; dân đóng góp hơn 62,8
nghìn tỷ đồng,chiếm 13,0%. Sau 3 năm, bình quân mỗi xã tăng 3,3 tiêu chí, bộ mặt
nông thôn ở nhiều nơi được đổi thay, ngày càng văn minh hơn,cơ sở hạ tầng thiết yếu
được nâng cấp. Trên 9.000 mô hình chuyển đổi hình thức sản xuất từ tự cấp, tự túc
sang sản xuất hàng hóa theo lợi thế địa phương gắn với thị trường đã được thực
hiện. Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm
2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là
12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008. Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu
chí thu nhập.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc triển
khai, mô hình NTM tuy đã hình thành nhưng một số nội dung còn chưa hoàn chỉnh,
chưa bền vững; một số nội dung trong chương trình triển khai còn chậm, việc phát
huy dân chủ của nhân dân địa phương tham gia chưa cụ thể hóa; đặc biệt còn cứng
nhắc, gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện một số tiêu chí. Bởi đối với từng
tiêu chí, mỗi địa phương cần có cách thực hiện phù hợp tùy theo điều kiện, khả năng
của mình.
Về tiêu chí thu nhập, theo Tăng Minh Lộc cho rằng theo Quyết định 491/QĐTTg trước đây quy định chỉ tiêu chung để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng
NTM là thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh là
1,4 lần. Thực tiễn cho thấy, tiêu chí này có nhiều điểm chưa phù hợp. Cụ thể, mục tiêu
thu nhập 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh mang giá trị tương đối, thay đổi
theo từng năm, dẫn tới các nhóm có mức thu nhập ban đầu thấp sẽ không có cơ hội
vươn lên đạt chuẩn. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã hoàn thành việc xem xét, điều chỉnh
lại Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà
thu nhập làmột trong hai tiêu chí quan trọng được đề cập đến. Hơn hết, trong nhận
thức nhiều người còn cho rằng xây dựng NTM là dự án do nhà nước đầu tư xây dựng
nên có tâm lý trông chờ, ỷ lại vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành
tiêu chí thu nhập (Phạm Huy Thông, 2012).
-7-
2.2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang
2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Hậu Giang là một tỉnh ở khu vực ĐBSCL, được chia tách ra từ Cần Thơ và
thành lập vào năm 2004. Phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp với tỉnh
Sóc Trăng, phía Bắc giáp với Thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp
với tỉnh Bạc Liêu.
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện bao
gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A,
huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thủy. Tổng diện tích đất tự nhiên là
1.602,5 km2, dân số là 777.844 người.
Là tỉnh có địa hình thấp, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bề
mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh gạch chằn chịt. Tỉnh Hậu Giang nằm trong
vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia
thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có
gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không
có sự trên lệch lớn qua các năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình,
khoảng 1.800 mm/năm. Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa
một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất
khoảng 11%.
Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với
các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, có năm trục giao thông huyết
mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B, quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ Quản
lộ Phụng Hiệp. Mạng lưới đường thủy, gồm có hai trục giao thông quốc gia: kênh Xà
No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hệ thống kênh, rạch hình thành mạng lưới đường
thủy chằng chịt, trải đều địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận tải thuỷ thuận lợi.
2.2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hậu Giang có tổng dân số đến năm 2013 là 777.844 người mật độ dân số 487
người/km2, trong đó dân số trong tuổi lao động 575.000 người, chiếm 73,7%; dân
số ngoài tuổi lao động 205.000 người, chiếm 26,3%, dân số thành thị 187.640
người, chiếm 24,1%; nông thôn 590.204 người, chiếm 75,9%.
Tổng nguồn lao động của tỉnh đến năm 2013 đạt 585.427 người, lao động trong
tuổi độ tuổi lao động 511.331 người. Lao động thực tế làm việc trong các ngành kinh
tế quốc dân 431.339 người. Lao động làm việc trong khu vực I (nông - lâm - thủy sản)
chiếm 66% số lao động.
-8-
Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng khu vực I chiếm 27,8%, khu vực II chiếm 32,7%, khu
vực III chiếm 39,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt
13,3%/năm (kế hoạch 5 năm là 13,5%). Trong đó, khu vực I: nông, lâm, thủy sản tăng
bình quân 4,1%/năm; khu vực II: công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 15,9%/năm;
khu vực III: Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân 17,9%/năm.
Tổng giá trị gia tăng năm 2013, đạt 21.292 tỷ đồng theo giá thực tế và 9.239 tỷ
đồng theo giá so sánh 1994. Giá trị gia tăng bình quân đầu người 27,3 triệu đồng.
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Long Mỹ
2.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Long Mỹ là một huyện vùng nông thôn thuộc tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm
tỉnh Hậu Giang 20 km, có vị trí quan trọng là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Huyện nằm
phía Tây Nam tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy; phía
Nam giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng;
phía Tây giáp huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang; Đông giáp huyện Phụng Hiệp
cùng tỉnh. Huyện bao gồm thị trấn Long Mỹ, thị trấn Trà Lồng và 13 xã: Long Bình,
Long Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Thuận Hoà, Vĩnh Thuận
Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên, với tổng diện
tích tự nhiên là 39.848 km2, dân số là 158.579 người, mật độ dân số trung bình là 398
người/km2.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối ôn hòa, Long Mỹ có điều
kiện thời tiết thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
trồng các loại cây ăn trái. Huyện nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông
Hậu, địa hình thấp, bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, trong đó có các
tuyến đường thủy quan trọng như: sông Cái Lớn, kênh Xáng, Nàng Mau, Trà Ban,
Quản Lộ…đồng thời còn có quốc lộ 61, tỉnh lộ 42 đi qua, có 01 tuyến Quốc lộ 61B từ
ngã ba Vĩnh Tường đi qua thị trấn Long Mỹ đến thị xã Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng tới
thị trấn Phú Lộc thuộc huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng và đổ ra Quốc lộ 1A. Cùng với
hệ thống đường liên hiệp xã rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, giao lưu và
vận chuyển hàng hoá.
2.2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Niên giám thống kê, dân số huyện Long Mỹ đến năm 2013 là 158.579
người và có đến 39.779 hộ gia đình, được xem là huyện có số dân đông nhất nhì của
tỉnh. Dân cư phần lớn tập trung ở nông thôn 137.355 người (chiếm 86,6%), tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên là 11,08%. Theo nguồn lao động của huyện thì số người trong độ
tuổi lao động là 98.922 người (chiếm 98,6%), số người ngoài độ tuổi thực tế có tham
gia lao động là 1.408 người (chiếm 1,4%)
-9-