Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 120 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ QUỐC HUY

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU
DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG THUỘC
XÃ GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102

Tháng 08 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ QUỐC HUY
MSSV: 4115196

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU
DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG THUỘC
XÃ GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY HẰNG

Tháng 08 - 2014


LỜI CẢM TẠ

Sau khoảng thời gian ba năm học tập giúp em tích lũy đƣợc nhiều kinh
nghiệm quý báu cho bản thân nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình cũng nhƣ sự giúp đỡ
của thầy (cô) Trƣờng Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là thầy (cô) Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh. Từ những kiến thức đó đã giúp em có thể hoàn thành
chuyên đề luận văn tốt nghiệp Kinh tế tài nguyên thiên nhiên: “Phân tích giá
trị giải trí của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc xã Gáo Giồng,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”.
Em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy (cô) Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, em xin gửi
lời biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thúy Hằng đã trực tiếp hƣớng dẫn em
trong suốt thời gian làm đề tài.
Cuối lời em xin kính chúc cô hƣớng dẫn và quý thầy (cô) Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và luôn
thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
Ngƣời thực hiên

Hồ Quốc Huy

i



TRANG CAM KẾT

Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
Ngƣời thực hiện

Hồ Quốc Huy

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
-

Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thúy Hằng

-

Học vị: Thạc sĩ

-

Bộ môn: Kinh tế nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

-

Sinh viên: Hồ Quốc Huy


-

MSSV: 4115196

-

Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Tên đề tài: Phân tích giá trị giải trí của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
-

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn

Nguyễn Thúy Hằng


iii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................ 3
1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4
2.1.1 Giá trị của hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng ............................................ 4
2.1.2 Đánh giá giá trị chất lƣợng môi trƣờng ................................................... 8
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 10
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 11
2.3 Tổng quan về phƣơng pháp chi phí du hành (TCM)................................. 11
2.3.1 Khái niệm ............................................................................................. 11
2.3.2 Phân loại phƣơng pháp chi phí du hành ................................................ 13
2.4 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) trong việc định giá giá trị
phi sử dụng.................................................................................................... 21
2.4.1 Khái niệm về phƣơng pháp CVM ......................................................... 21
2.4.2 Các bƣớc đo lƣờng giá sẵn lòng trả bằng phƣơng pháp đánh giá ngẫu
nhiên ............................................................................................................. 21
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG

THUỘC XÃ GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP .... 28
3.1 Tìm hiểu về xã Gáo Giồng ....................................................................... 28
3.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên .......................................................... 28
3.1.2 Đặc điểm dân cƣ - xã hội ...................................................................... 31
3.1.3 Các chính sách phát triển vùng trong thời gian tới ................................ 38
3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn đang tồn tại............................................. 40
3.2 Đôi nét về Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng ............................................ 42
3.2.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 42
3.2.2 Giá trị cảnh quan khu du lịch ................................................................ 43
3.2.3 Thực trạng về hoạt động du lịch............................................................ 47
3.2.4 Vấn đề bảo tồn thiên nhiên ................................................................... 54
iv


Chƣơng 4: GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO
GIỒNG THUỘC XÃ GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP ............................................................................................................ 57
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 57
4.1.1 Bảng câu hỏi phỏng vấn........................................................................ 57
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội các đối tƣợng tham gia phỏng vấn ................ 58
4.1.3 Các hoạt động chính của du khách khi đến với Khu du lịch sinh thái
Gáo Giồng ..................................................................................................... 63
4.1.4 Số lƣợng khách trong một nhóm tham quan .......................................... 64
4.1.5 Các yếu tố cấu thành sự hài lòng và những khía cạnh mà du khách
cảm thấy chƣa hài lòng đối với các dịch vụ du lịch tại Gáo Giồng ................. 65
4.2 Xây dựng mô hình hàm cầu du lịch của du khách .................................... 67
4.2.1 Phân vùng xuất phát và tổng dân số mỗi vùng ...................................... 67
4.2.2 Tính toán tỷ lệ tham quan theo từng vùng ............................................. 69
4.2.3 Xác định các thành phần chi phí du lịch của khách tham quan .............. 71
4.2.4 Lựa chọn phƣơng hƣớng tiếp cận thích hợp đối với giá trị chi phí du

hành .............................................................................................................. 77
4.2.5 Các yếu tố tác động đến cầu du lịch ...................................................... 79
4.3 Tổng giá trị giải trí hằng năm của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng......... 82
4.3.1 Xây dựng đƣờng cầu giải trí của khách du lịch ..................................... 82
4.3.2 Xác định thặng dƣ tiêu dùng trên mỗi du khách .................................... 83
4.3.3 Tính toán giá trị giải trí hằng năm của Khu du lịch sinh thái
Gáo Giồng ..................................................................................................... 85
4.4 Đánh giá giá trị phi sử dụng của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
bằng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ............................................ 86
4.4.1 Các mức giá WTP mà du khách sẵn lòng chi trả cho công tác
bảo tồn giá trị sinh thái rừng tràm Gáo Giồng ................................................ 86
4.4.2 Các yếu tố tác động đến giá sẵn lòng trả của đáp viên ........................... 88
4.4.3 Tổng giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm
Gáo Giồng ..................................................................................................... 92
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 94
5.1 Kết luận ................................................................................................... 94
5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 95
5.2.1 Đối với ban quản lý Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng ........................... 95
5.2.2 Đối với các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Tháp ........................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 98
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỒI QUY ....................................... 101
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐÁP VIÊN ...................... 106
v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng giá trị kinh tế của một tài nguyên môi trƣờng .......................... 8
Bảng 3.1 Tài nguyên đất xã Gáo Giồng ......................................................... 30
Bảng 3.2 Thống kê số hộ gia đình và nhân khẩu xã Gáo Giồng giai đoạn

2010 - 2013 ................................................................................................... 32
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân đầu ngƣời xã Gáo Giồng giai đoạn
2010 - 2013 ................................................................................................... 36
Bảng 3.4 Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo ....................................... 37
Bảng 3.5 Kết quả thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm xã Gáo Giồng ....... 38
Bảng 3.6 Thống kê số lƣợt khách đến với Khu du lịch sinh thái
Gáo Giồng giai đoạn 2007 - 2013 .................................................................. 48
Bảng 3.7 Doanh thu từ hoạt động du lịch Gáo Giồng giai đoạn
2007 - 2013 ................................................................................................... 50
Bảng 4.1 Kết quả mô hình Bitest ................................................................... 59
Bảng 4.2 Đặc điểm về tuổi và giới tính của du khách tham gia phỏng vấn ..... 59
Bảng 4.3 Thu nhập của đáp viên đƣợc phỏng vấn .......................................... 60
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của du khách đến viếng thăm Khu du lịch
sinh thái Gáo Giồng....................................................................................... 61
Bảng 4.5 Nghề nghiệp hiện tại và mục đích đến Gáo Giồng của đáp viên...... 62
Bảng 4.6 Các hoạt động giải trí chính của du khách tại Khu du lịch sinh thái
Gáo Giồng ..................................................................................................... 64
Bảng 4.7 Số lƣợng khách trong một nhóm tham quan khi đến Gáo Giồng ..... 65
Bảng 4.8 Các yếu tố mà du khách cảm thấy hài lòng và chƣa hài lòng
về các loại hình dịch vụ tại Gáo Giồng .......................................................... 66
Bảng 4.9 Phân chia vùng xuất phát cho du khách khi đến với Gáo giồng ...... 69
Bảng 4.10 Lƣợng du khách trung bình đến Gáo Giồng theo vùng
tính trên 1.000 dân......................................................................................... 70
Bảng 4.11 Thống kê phƣơng tiện di chuyển của du khách đến Gáo Giồng..... 72
Bảng 4.12 Chi phí nhiên liệu của một số phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ ......... 73
Bảng 4.13 Chi phí di chuyển của du khách theo hai hƣớng tiếp cận............... 73
Bảng 4.14 Mức lƣơng tối thiểu của du khách phân theo vùng xuất phát ........ 74
Bảng 4.15 Chi phí thời gian theo vùng của du khách đƣợc tính toán
theo hai hƣớng tiếp cận ................................................................................. 75
Bảng 4.16 Chi phí tại địa điểm tham quan của du khách ................................ 77

Bảng 4.17 Tổng chi phí du hành của du khách khi đến với Gáo Giồng .......... 77
Bảng 4.18 Kết quả mô hình hồi quy giữa tỷ lệ viếng thăm (VR) và tổng
chi phí du hành (TC) ..................................................................................... 78
vi


Bảng 4.19 Mô tả các biến kinh tế - xã hội đƣợc sử dụng trong mô hình
hồi quy kinh tế lƣợng .................................................................................... 81
Bảng 4.20 Kết quả hồi quy tuyến tính và logarit - tuyến tính về cầu
giải trí ............................................................................................................ 82
Bảng 4.21 Tỷ lệ viếng thăm và chi phí du hành theo vùng ............................. 83
Bảng 4.22 Lợi ích giải trí hằng năm của du khách theo vùng ......................... 84
Bảng 4.23 Tổng giá trị giải trí của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng .............. 85
Bảng 4.24 Các mức giá WTP cho việc thành lập một quỹ bảo tồn
hệ sinh thái Gáo Giồng .................................................................................. 87
Bảng 4.25 Các nguyên nhân dẫn đến câu trả lời “Không” cho WTP .............. 87
Bảng 4.26 Mô tả các biến số của mô hình kinh tế lƣợng ................................ 89
Bảng 4.27 Kết quả mô hình kinh tế lƣợng ..................................................... 89

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Tổng giá trị kinh tế (TEV) của một tài sản môi trƣờng ...................... 6
Hình 2.2 Tam giác của quá trình phát triển bền vững....................................... 7
Hình 2.3 Đồ thị đƣờng cầu du lịch cá nhân .................................................... 14
Hình 2.4 Phân chia vùng xuất phát của du khách ........................................... 16
Hình 2.5 Đƣờng cầu giải trí đối với du khách ................................................ 19
Hình 2.6 Tổng giá trị giải trí của một địa điểm tham quan ............................. 20

Hình 3.1 Lƣợc đồ huyện Cao Lãnh ................................................................ 28
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ các nhóm đất chính ở xã Gáo Giồng........................... 30
Hình 3.3 Đồ thị thể hiện sự tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời
xã Gáo Giồng, 2010 - 2013 ........................................................................... 36
Hình 3.4 Diệc lửa .......................................................................................... 44
Hình 3.5 Nhan điển ....................................................................................... 44
Hình 3.6 Cây tràm ......................................................................................... 45
Hình 3.7 Hoa sen ........................................................................................... 46
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện lƣợng khách du lịch hằng năm đến
với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng giai đoạn 2007 - 2013 .......................... 49
Hình 3.9 Một góc nhìn Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng từ trên đài
quan sát ......................................................................................................... 51
Hình 3.10 Các loại quà lƣu niệm tại Gáo Giồng ............................................ 53
Hình 3.11 Hiện trạng rác thải tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng ................ 56
Hình 4.1 Mức thu nhập của những ngƣời đƣợc phỏng vấn............................. 60
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của đáp viên ............................... 62
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các hoạt động chính mà
du khách đã tham gia khi đến Gáo Giồng ...................................................... 64
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện địa điểm xuất phát của du khách khi
đến thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng .................................................... 68
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện lƣợng du khách hằng năm đến Gáo Giồng ............ 70
Hình 4.6 Đƣờng cầu giải trí của du khách tại KDLST Gáo Giồng ................. 83

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
CS
CVM

ITCM
KDLST
KHTN & CNQG
KT - XH
NOAA

:
:
:
:
:
:
:
:

TC
TCM
TCS
TEV
THCS
TNHH
TP. HCM
TWTP
UBND
VR
WTA
WTP
ZTCM

:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bảo vệ thực vật
Thặng dƣ tiêu dùng
Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phƣơng pháp chi phí du hành cá nhân
Khu du lịch sinh thái
Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia
Kinh tế - xã hội
Văn phòng cơ quan Quản lý Đại dƣơng và Khí
quyển Quốc gia Mỹ
Tổng chi phí
Phƣơng pháp chi phí du hành
Tổng thặng dƣ tiêu dùng
Tổng giá trị kinh tế
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng giá sẵn lòng trả

Ủy ban nhân dân
Tỷ lệ viếng thăm
Giá sẵn lòng chấp nhận
Giá sẵn lòng trả
Phƣơng pháp chi phí du hành theo vùng

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trƣờng tự nhiên là một nguồn tài nguyên quý giá mà tạo hóa đã ban
tặng cho con ngƣời. Môi trƣờng sinh thái là một mạng lƣới các mối quan hệ
giữa vật thể sống (sinh vật) và các vật thể không sống (đất, nƣớc, không khí)
trên phạm vi toàn cầu. Chức năng đầu tiên và đƣợc xem nhƣ quan trọng nhất
của môi trƣờng tự nhiên là cung cấp môi sinh cho con ngƣời và các loài động,
thực vật. Môi trƣờng cho ta không khí để duy trì sự sống nhờ có quá trình hô
hấp, đất để xây dựng nhà cửa và đem lại nguồn sống cho con ngƣời. Bên cạnh
đó, cùng với hệ sinh thái đa dạng đƣợc tạo nên từ các quá trình sinh địa hóa là
nơi cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất. Cuối cùng nhƣng không
kém phần quan trọng, môi trƣờng với khả năng đồng hóa tự nhiên là nơi tiêu
thụ và chứa chất thải từ các hoạt động kinh tế. Theo đó, con ngƣời là một bộ
phận của tự nhiên và trong quá trình lao động chúng ta đã dần dần đi ngƣợc lại
với sự phát triển của tự nhiên.
Tuy đóng vai trò hết sức to lớn nhƣng nhiều năm trở lại đây vấn đề suy
thoái môi trƣờng đang dần trở nên trầm trọng thêm do xuất phát từ các hoạt
động của con ngƣời nhằm mục đích phát triển kinh tế. Theo Cơ quan bảo vệ
môi trƣờng Mỹ, sự tăng dần các khí gây hiệu ứng nhà kính (cacbon đioxít) do
các hoạt động nhân tạo khác nhau nhƣ: đốt nhiên liệu hóa thạch, quá trình

công nghiệp hóa,… có thể ở lại trong bầu không khí hàng nghìn năm. Một
trong những nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là do mất rừng. Theo
tính toán từ các chuyên gia của tổ chức Nông - Lƣơng (FAO) thì diện tích
rừng tự nhiên trên thế giới liên tục suy giảm khoảng 11,5 triệu hecta do nạn
phá rừng và vấn đề thiên tai. Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị tự phát
đã thải ra 35 tỷ tấn CO2 làm suy thoái môi trƣờng (Dự án Cacbon toàn cầu,
2012). Chỉ tính riêng ở Việt Nam đến cuối tháng 12 năm 2013, diện tích rừng
tự nhiên suy giảm khoảng 1.700 hecta. Bên cạnh đó, độ che phủ rừng tự nhiên
nƣớc ta chỉ vào khoảng 39,7% trong khi độ che phủ rừng an toàn theo quy
định của thế giới là 45%. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Việt Nam hiện có khoảng 13,1 triệu hecta rừng, trong đó diện
tích rừng tự nhiên chiếm 10 triệu hecta. Nhƣng điều đáng buồn là trong tổng
diện tích rừng tự nhiên có đến hơn một nữa là rừng nghèo, rừng đƣợc tái sinh;
những cánh rừng đƣợc coi là quý giá nhƣ rừng nguyên sinh, rừng già chỉ còn
lại chƣa đầy 10%. Nhận thấy rằng, hành động bảo tồn và cải tạo hệ sinh thái tự
1


nhiên là một vấn đề cấp thiết không chỉ ở hiện tại mà còn là một kế hoạch lâu
dài trong tƣơng lai.
Xuất phát từ ý tƣởng giữ gìn và tôn tạo giá trị giải trí tự nhiên, các dịch
vụ du lịch sinh thái dần dần đƣợc hình thành và phát triển. Khi chất lƣợng
cuộc sống con ngƣời đƣợc nâng cao, họ bắt đầu có sự cảm nhận và đánh giá
sâu sắc hơn giá trị môi trƣờng xung quanh. Họ muốn hòa mình và sống lại cái
thuở thiếu thời bên cây đa, giếng nƣớc, con đò và những sản vật tự nhiên mà
đã từ lâu rồi con ngƣời bị cuốn trôi theo cuộc sống thƣờng nhật mà chúng
dƣờng nhƣ dần đi sâu vào quên lãng. Nếu Lâm Đồng có Vƣờn quốc gia Cát
Tiên, Cà Mau nổi tiếng với sân chim Ngọc Hiển, Vĩnh Long có cù lao An
Bình thì Đồng Tháp là nơi thu hút khách du lịch với hai địa điểm tham quan lý
thú là Vƣờn quốc gia Tràm Chim và Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Du lịch

sinh thái tỉnh Đồng Tháp nói chung và Gáo Giồng nói riêng có vai trò nhƣ một
chiếc cầu nối cho những ai muốn tìm về nét an nhàn, nét dân dã của thuở khai
hoang. Loại hình du lịch này đem đến lợi thế ở cả hai khía cạnh, vừa phát triển
kinh tế và vừa giáo dục ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của môi trƣờng tự
nhiên. Đƣợc ví nhƣ vùng Đồng Tháp Mƣời thu nhỏ, Khu du lịch sinh thái Gáo
Giồng đem đến cho du khách những hình ảnh hoang sơ mang đậm sắc màu
đời sống của cƣ dân vùng sông nƣớc Nam Bộ, hòa quyện cùng với vẻ đẹp của
tự nhiên. Ban quản lý khu du lịch không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng
thức phụ vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách đến tham
quan. Tuy nhiên, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng vẫn chƣa khai thác hết tiềm
năng du lịch sẵn có. Bên cạnh đó, hình thức hoạt động vẫn chƣa có sự sáng
tạo, chƣa tìm ra những loại hình dịch vụ mới làm nên nét riêng cho mình.
Đồng thời, lợi ích đạt đƣợc chỉ xem xét ở khía cạnh doanh thu mà vẫn chƣa
quan tâm nhiều đến mức độ hài lòng của du khách khi đến với Gáo Giồng hay
giá trị mà cảnh quan tự nhiên mang lại.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn thực hiện đề tài “Phân
tích giá trị giải trí của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc xã Gáo Giồng,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu. Đề tài áp dụng lý thuyết
phƣơng pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) nhằm lƣợng hóa đƣợc giá trị
giải trí mà khu du lịch mang lại cho du khách. Từ đó cho thấy đƣợc tầm quan
trọng của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng để có những giải pháp tôn tạo, phát
triển và thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan trong thời gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
2


Lƣợng hóa đƣợc giá trị giải trí của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của cảnh quan tự
nhiên. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn góp phần làm nền tảng cho việc đề

ra các chính sách phát triển và tôn tạo cho khu du lịch trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1 Mục tiêu 1: Nắm bắt đƣợc lợi thế và thực trạng khai thác tiềm
năng du lịch của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
1.2.2.2 Mục tiêu 2: Nhận thấy đƣợc các yếu tố tác động đến nhu cầu giải
trí của du khách đối với địa điểm du lịch Gáo Giồng.
1.2.2.3 Mục tiêu 3: Ƣớc lƣợng đƣợc giá trị giải trí của khu du lịch sinh
thái mang lại hằng năm cho khách du lịch. Đồng thời đánh giá đƣợc nhận thức
cũng nhƣ đo lƣờng đƣợc mức giá mà họ sẵn lòng chi trả cho công tác bảo tồn
rừng tràm tại Gáo Giồng.
1.2.2.4 Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lƣợng dịch vụ cho khu du lịch và các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái tự
nhiên.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2007 đến
tháng 8 năm 2014. Số liệu sơ cấp đƣợc tiến hành thu thập từ ngày 15 tháng 9
đến ngày 1 tháng 10 năm 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Giá trị của hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng
2.1.1.1 Khái niệm
Nhƣ chúng ta đã biết, chất lƣợng môi trƣờng là tập hợp tất cả các yếu tố
sinh địa hóa cung cấp cho các nhu cầu thiết yếu, giúp duy trì sự tồn tại, phát
triển của con ngƣời và sinh vật. Thuật ngữ này còn bao hàm cả về các khái
niệm nhƣ chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, chất lƣợng thẩm mỹ, chất lƣợng
cảnh quan. Theo Charles và H. Southwick (1976), có nhiều cách tiếp cận thuật
ngữ chất lƣợng môi trƣờng:
+ Chất lƣợng môi trƣờng cung cấp các điều kiện sống và sinh hoạt hằng
ngày nhƣ: ăn, ở, đi lại, văn hóa - xã hội,… cho con ngƣời.
+ Chất lƣợng môi trƣờng đáp ứng đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống con
ngƣời nhƣ: không khí trong lành, nƣớc, cây cối tự nhiên, sự yên tĩnh,…
+ Yếu tố này nhƣ là thƣớc đo về chất lƣợng của điều kiện tự nhiên, xã
hội bao quanh và có những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe cả về
thể chất lẫn tinh thần của con ngƣời. Sự tác động đó còn tùy thuộc vào mức độ
suy thoái môi trƣờng gây ra mà nguyên nhân chính xuất phát từ các hoạt động
khai thác, sản xuất và phát triển kinh tế của con ngƣời.
Dù ở phƣơng diện nào, môi trƣờng xung quanh đều thực hiện ba chức
năng quan trọng và không thể thiếu đi trong quá trình vận động và phát triển
của xã hội loài ngƣời. Và vô tình con ngƣời lại có những hành động gây nguy
hại cho thế giới tự nhiên. Hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng là một khái niệm
mới đƣợc đƣa vào nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế môi trƣờng. Trƣớc đây,
chất lƣợng môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc xem là hàng hóa vì nó không đƣợc phản
ánh bởi giá thị trƣờng. Tuy nhiên, chất lƣợng môi trƣờng thể hiện đầy đủ ba
đặc điểm chủ yếu của một loại hàng hóa:
+ Hàng hóa do con ngƣời tạo ra: môi trƣờng thực hiện chức năng quan
trọng là nơi chứa chất thải từ các hoạt động sống của con ngƣời. Nhờ khả năng
đồng hóa, hệ thống môi trƣờng tự nhiên có khả năng chấp nhận một lƣợng
chất ô nhiễm nào đó và chuyển chúng sang dạng trung tính hoặc vô hại. Tuy
vậy, điều đó không có nghĩa là con ngƣời đƣợc tự do phó mặc cho môi trƣờng

xử lý các sản phẩm không mong muốn của mình trong quá trình hậu sản xuất
mà không tìm ra các biện pháp xử lý. Khả năng đồng hóa của môi trƣờng là có
4


giới hạn. Nếu liều lƣợng xả thải vƣợt quá giới hạn của các chu trình vật lý, hóa
học và sinh học thì một hệ quả tất yếu xảy ra là môi trƣờng sống bị suy thoái.
Vì vậy, chúng ta đã và đang chú trọng trong việc đề ra một số chính sách giữ
gìn và tái tạo lại tự nhiên cho một mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, con
ngƣời cũng tham gia một phần vào việc tạo ra chất lƣợng môi trƣờng.
+ Hàng hóa phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con ngƣời: môi trƣờng là
nơi chứa đựng các yếu tố vật lý (không khí, nƣớc, nhiệt độ, ánh sáng,...) cung
cấp cho sinh vật trên Trái đất giúp duy trì sự sống. Đồng thời, môi trƣờng là
nơi chứa đựng các nguyên, vật liệu cần cho quá trình sản xuất. Hầu hết mọi
hoạt động kinh tế đều cần đến sự tham gia của các yếu tố tự nhiên từ môi
trƣờng. Bên cạnh đó, một số cảnh quan môi trƣờng còn cung cấp cho con
ngƣời giá trị giải trí, tham quan, nghỉ dƣỡng và nghiên cứu khoa học. Nhờ vào
tự nhiên, con ngƣời có đƣợc những lợi ích từ việc khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên của môi trƣờng trong quá trính phát triển.
+ Hàng hóa có thể mua bán trên thị trƣờng: việc định giá chất lƣợng môi
trƣờng là một vấn đề rất khó khăn trƣớc khi giấy phép thải có thể chuyển
nhƣợng (TDP) xuất hiện. Chƣơng trình giấy phép thải cho các cá nhân quyền
gây ô nhiễm trên số đơn vị giấy phép mà họ có. Tổng số giấy phép cho ta giới
hạn tối đa về tổng lƣợng thải cho phép trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là
một năm). Theo đó, nó khuyến khích các đơn vị sản xuất xử lý chất thải để
bán số giấy phép mà họ có đƣợc phù hợp với nguyên tắc cân bằng biên khi giá
giấy phép vẫn còn lớn hơn hay xấp xỉ chi phí giảm thải biên. Trong khi đó, các
nguồn thải có chi phí giảm thải biên quá lớn hoặc mới gia nhập ngành sẽ là
chủ thể mua giấy phép. Từ đó, giá giấy phép hình thành bằng quan hệ cung cầu trên thị trƣờng và phần nào đo lƣờng đƣợc giá trị hàng hóa chất lƣợng môi
trƣờng trong một thị trƣờng giấy phép.

Cho đến nay, khi phân tích khía cạnh chất lƣợng môi trƣờng thì các nhà
kinh tế môi trƣờng luôn quan tâm đến giá trị kinh tế của hàng hóa môi trƣờng
mà nó đƣợc đề cập.
2.1.1.2 Các yếu tố cấu thành giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng
môi trường (TEV)
Hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng thƣờng không có giá trên thị trƣờng. Do
đó khó xác định đƣợc tầm quan trọng của chúng. Để giúp các nhà kinh tế đễ
dàng hơn trong việc phân tích và đo lƣờng giá trị của hàng hóa môi trƣờng thì
lý thuyết về tổng giá trị kinh tế đã ra đời. Khái niệm đƣợc hình thành vào
khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, nó cho phép đo lƣờng giá trị tài sản môi
5


trƣờng phi thị trƣờng. Trong đó, tổng giá trị kinh tế của tài sản môi trƣờng
không chỉ đề cập đến giá trị sử dụng mà còn bao hàm cả giá trị phi sử dụng.
Một TEV bao gồm các yếu tố đƣợc minh họa trong sơ đồ sau:
Tổng giá trị kinh tế

Giá trị sử dụng

Giá trị sử
dụng trực
tiếp

Giá trị sử
dụng gián
tiếp

Giá trị phi sử dụng


Giá trị lựa
chọn

Giá trị
lƣu
truyền

Giá trị
tồn tại

Nguồn: Theo Mustafa F. Türker và cộng sự, 2002

Hình 2.1 Tổng giá trị kinh tế (TEV) của một tài sản môi trƣờng
Hiện nay, các thuật ngữ vẫn chƣa có sự thống nhất nhƣng đa phần các
nhà nghiên cứu kinh tế môi trƣờng thƣờng thống nhất quan điểm rằng phƣơng
pháp của họ đặt trên cơ sở cách giải thích truyền thống về giá trị. Đó là sự
tƣơng tác giữa con ngƣời với tự nhiên. Do vậy, chúng ta đã tìm ra đƣợc hầu
hết các giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng. Chúng bao gồm giá trị sử
dụng và giá trị phi sử dụng.
Giá trị sử dụng đƣợc hình thành từ việc thực sự sử dụng một tài sản môi
trƣờng. Là tiện ích khi tiêu dùng một giá trị nào đó của môi trƣờng. Giá trị này
đƣợc cấu thành từ các yếu tố sau:
+ Giá trị sử dụng trực tiếp: là thành phần quan trọng nhất của giá trị sử
dụng. Giá trị sử dụng trực tiếp liên quan đến việc sử dụng thực tế hàng hóa
đang đƣợc xem xét và nó đem lại các lợi ích (nhƣ một chuyến đi câu cá) hay
mục đích sử dụng đã đƣợc hoạch định trong tƣơng lai (nhƣ một chuyến đi du
lịch trong tháng tới). Giá trị này rất dễ nhận thấy và thƣờng có thể đƣợc đo
lƣờng theo giá thị trƣờng.
+ Giá trị sử dụng gián tiếp: là những lợi ích gián tiếp thu đƣợc bằng cách
sử dụng các nguồn tài nguyên môi trƣờng. Những lợi ích này liên quan nhiều

đến chức năng của hệ sinh thái mà nó tham gia gián tiếp hỗ trợ cho các hoạt
động kinh tế và đời sống của con ngƣời. Đảm bảo cho những thảm họa có thể
không xảy ra hoặc xảy ra với mức độ đã đƣợc giảm nhẹ. Nó xuất phát từ lợi
6


ích của một hệ sinh thái hoạt động tốt đối với cuộc sống con ngƣời và toàn xã
hội.
+ Giá trị lựa chọn: có rất nhiều giải thích khác nhau về khái niệm này.
Tuy nhiên, đa phần đều đồng ý trên quan điểm của Weisbroad vào năm 1964
với một khái niệm nữa liên quan đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên độc
đáo. Trong đó, các cá nhân sẵn sàng trả tiền cho việc sử dụng một tài sản môi
trƣờng nào đó trong tƣơng lai. Đây đƣợc coi là sự đánh đổi giữ tiêu dùng một
tài nguyên môi trƣờng ngay ở thời điểm hiện tại hay để dành nó cho nhu cầu ở
tƣơng lai. Giá trị này phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhận thức và lựa chọn của
các cá nhân đặt ra trong hệ sinh thái. Việc tiêu dùng một hàng hóa môi trƣờng
ở thời điểm hiện tại hay duy trì nó cho nhu cầu trong tƣơng lai dựa trên sự so
sánh phần lợi ích (hoặc chi phí) nhận đƣợc (hoặc mất đi) để làm nền tảng cho
quá trình ra quyết định sử dụng.
Giá trị phi sử dụng: liên quan đến hành động của một cá nhân bộc lộ mức
giá sẵn lòng trả của mình để duy trì sự tồn tại của một loại hàng hóa cho dù cá
nhân đó không sử dụng. Giá trị này đƣợc cấu thành và tiếp cận thông qua hai
khía cạnh:
+ Giá trị lƣu truyền: phản ánh sự sẵn lòng chi trả để đảm bảo cho thế hệ
tƣơng lai có thể tận hƣởng những lợi ích môi trƣờng tƣơng tự trong thời gian
tới. Điều này liên quan đến việc chi trả cho bảo tồn môi trƣờng sống hiện tại
của các loài và duy trì hệ sinh thái. Nó cũng bao gồm sự sẵn sàng trả tiền để
ngăn chặn những thay đổi có thể tránh đƣợc (nhƣ sự tuyệt chủng của loài). Giá
trị này liên quan đến một lý thuyết quan trọng mà các nhà kinh tế luôn theo
đuổi để đạt đƣợc là mục tiêu phát triển bền vững. Hàm ý rằng việc tiêu dùng

của thế hệ hiện tại phải đảm bảo duy trì khả năng cung cấp của môi trƣờng cho
nhu cầu riêng của các thế hệ tƣơng lai ít nhất là bằng hoặc hơn thời điểm hiện
tại (theo Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển, 1987). Quá trình phát
triển vững chắc phải đảm bảo sự hài hòa của ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trƣờng.
Kinh
tế

Yếu tố
xã hội

Môi
trƣờng

Hình 2.2 Tam giác của quá trình phát triển bền vững
7


+ Giá trị tồn tại: là việc một cá nhân sẵn sàng chi trả cho công tác bảo
tồn một tài sản môi trƣờng ngay cả khi họ và các thế hệ tƣơng lai đều không
sử dụng. Điều quan trọng là họ nhận thấy đƣợc những tiện nghi môi trƣờng
đang hiện hữu. Giá trị nội tại của các tài nguyên môi trƣờng là khác nhau. Giá
trị này thƣờng gây khó khăn cho việc tính toán và lƣợng hóa vì nó phụ thuộc
vào sự am hiểu và đánh giá của cá nhân về sự vật, hiện tƣợng. Vì thế, nó có
liên quan đến giá trị đúc kết đƣợc từ kiến thức về sự tồn tại của loài, môi
trƣờng sinh sống và tầm quan trọng của việc duy trì một hệ sinh thái tự nhiên
của từng cá nhân.
Để nhận thức rõ hơn về các yếu tố cấu thành nên giá trị kinh tế của một
tài sản môi trƣờng, ta xem xét ví dụ minh họa giá trị kinh tế của một khu rừng.
Giá trị này đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Tổng giá trị kinh tế của một tài nguyên môi trƣờng
Tổng giá trị kinh tế
Giá trị sử dụng

Giá trị phi sử dụng

Giá trị sử
dụng trực
tiếp

Giá trị sử
dụng gián
tiếp

Giá trị
lựa chọn

Giá trị
lƣu
truyền

Giá trị tồn tại

Sản phẩm
trực tiếp sử
dụng

Chức
năng và
lợi ích


Tiêu dùng
trực tiếp
hoặc gián
tiếp ở
tƣơng lai

Giá trị
di sản

Giá trị kiến
thức có đƣợc
từ sự tồn tại
tài sản môi
trƣờng

▪ Thực phẩm

▪ Kiểm
soát lũ

▪ Đa dạng
sinh học

▪ Chắn
bão

▪ Duy trì
môi trƣờng
sống


▪ Môi
trƣờng
sống

▪ Các loài
động, thực
vật

▪ Phòng
ngừa sự
thay đổi
các giá
trị môi
trƣờng

▪ Di truyền

▪ Sinh khối
▪ Giải trí
▪ Sức khỏe
▪ Tiện nghi
cuộc sống

▪ Điều
hòa
cacbon

▪ Hệ sinh thái


Nguồn: Jochem Jantzen, Radmilo Pešic. Assessment of the economic value of
environmental degradation in Serbia, 2004.

2.1.2 Đánh giá giá trị chất lƣợng môi trƣờng
2.1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá giá trị chất lượng môi trường
8


Con ngƣời là một thực thể có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi
trƣờng tự nhiên. Vì thế, môi trƣờng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Trên thực tế, có rất nhiều loại
hàng hóa môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc định giá khiến cho tầm quan trọng của
chúng đối với cuộc sống của con ngƣời chƣa đƣợc xem trọng và chƣa có
những hành động quan tâm đúng mức. Bên cạnh chức năng kinh tế là cung cấp
tài nguyên thiên nhiên có giá trên thị trƣờng thì các vai trò khác nhƣ hấp thu
chất thải, điều tiết khí hậu, giá trị cảnh quan,… tuy có giá trị nhƣng vẫn chƣa
đƣợc phản ánh qua giá thị trƣờng. Chính vì thế mà các nhà kinh tế học môi
trƣờng luôn tìm hiểu và phát triển thêm nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm
định giá giá trị tài sản môi trƣờng.
2.1.2.2 Các phương pháp đánh giá giá trị chất lượng môi trường
Dựa trên cơ sở lý thuyết của kinh tế học, các nhà kinh tế môi trƣờng đã
phát triển một số phƣơng pháp định giá đối với hàng hóa môi trƣờng nhằm
đƣa các giá trị tài nguyên và dịch vụ môi trƣờng vào trong phân tích kinh tế.
Từ đó, một số tài sản môi trƣờng đã đƣợc định giá trị một cách tƣơng đối và
làm nền tảng cho việc phát triển và ứng dụng ngày càng rộng rãi các phƣơng
pháp này trên thế giới. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến bao gồm:
+ Phƣơng pháp thay đổi năng suất: sử dụng phƣơng pháp luận dễ hiểu là
đo lƣờng chất lƣợng môi trƣờng thông qua mối quan hệ giữ môi trƣờng bị
xuống cấp và sự thay đổi năng suất sản xuất hàng hóa, dịch vụ gắn liền với
môi trƣờng đó. Vì thế giá trị chất lƣợng môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua

sự biến động của các yếu tố gắn liền với nó.
+ Phƣơng pháp chuyển giao giá trị: phƣơng pháp sử dụng kết quả đã
đƣợc đúc kết từ những bài nghiên cứu trƣớc đó làm giá trị tham khảo và
chuyển đổi nó vào địa bàn nghiên cứu của mình trên cơ sở có sự tƣơng đồng
giữ hai đối tƣợng. Phƣơng pháp giúp cho ngƣời nghiên cứu tiết kiệm đƣợc chi
phí và thời gian. Điểm cần lƣu ý là ngƣời thực hiện nghiên cứu phải biết cách
chuyển giao các giá trị sẵn có sang địa điểm nghiên cứu một cách phù hợp với
đặc điểm riêng của từng khu vực, tránh nhầm lẫn.
+ Phƣơng pháp hành vi phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại: phƣơng pháp
dựa trên sự quan sát hành động của các cá nhân và chi phí mà họ đã bỏ ra để
phòng tránh hoặc giảm bớt các tác động từ khi có thảm họa môi trƣờng. Nền
tảng của phƣơng pháp là các cá nhân có thể nhận biết đƣợc tác động tiêu cực
của sự suy thoái môi trƣờng và họ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình để
phòng ngừa và giảm nhẹ các tác động đó. Phƣơng pháp này xem chi phí của
9


một nhóm các cá nhân dùng để bảo vệ mình, tránh khỏi các ảnh hƣởng của
môi trƣờng chính là giá trị mà môi trƣờng đó có đƣợc.
+ Phƣơng pháp chi phí du hành: cá nhân muốn đến một địa điểm tham
quan thì họ phải bỏ ra một khoản chi phí để đi đến đó. Qua sự biến đổi về chi
phí du lịch của từng cá nhân ta sẽ ƣớc lƣợng đƣợc đƣờng cầu giá trị của từng
địa điểm du lịch. Giá trị giải trí của một tài sản môi trƣờng chính là diện tích
nằm dƣới đƣờng cầu, lợi ích mà mỗi cá nhân có đƣợc khi đi đến địa điểm
tham quan đo lƣờng bằng mức thặng dƣ tiêu dùng nằm dƣới đƣờng cầu.
+ Phƣơng pháp đánh giá hƣởng thụ: giá trị của một hàng hóa phụ thuộc
vào mức giá sẵn lòng trả cho hàng hóa đó và giá trị của hàng hóa đó thay đổi
khi đặc điểm của hàng hóa có sự thay đổi. Trong đó, chất lƣợng môi trƣờng
cũng đƣợc xem nhƣ một yếu tố làm nên giá trị của một hàng hóa. Sự biến
động về giá trị này khi điều kiện môi trƣờng thay đổi phản ánh giá của hàng

hóa môi trƣờng.
+ Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên: là phƣơng pháp duy nhất giúp xác
định giá trị phi sử dụng. Đây là một phƣơng pháp thuộc nhóm phát biểu sự ƣa
thích. Phƣơng pháp dựa vào mức giá sẵn lòng trả của từng cá nhân cho một
dịch vụ môi trƣờng đƣợc cải thiện hoặc giá sẵn lòng chấp nhận cho một dịch
vụ môi trƣờng bị thay đổi.
Tùy từng điều kiện cụ thể mà các nhà nghiên cứu quyết định sử dụng
phƣơng pháp đo lƣờng nào cho hợp lý. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp do
giá trị của tài sản môi trƣờng quá phức tạp đòi hỏi phải kết hợp nhiều phƣơng
pháp định giá lại với nhau.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ UBND xã Gáo Giồng, Ban quản lý rừng
tràm Gáo Giồng, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng; thu thập từ
sách, báo, tạp chí, internet,… nhằm có đƣợc các thông tin về đặc điểm kinh tế
- xã hội xã Gáo Giồng cũng nhƣ tình hình hoạt động dịch vụ giải trí của Khu
du lịch sinh thái Gáo Giồng.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp những du
khách đến tham quan địa điểm du lịch sinh thái Gáo Giồng. Từ đó có đƣợc cái
10


nhìn tổng quát hơn về các đặc diểm kinh tế - xã hội của du khách cũng nhƣ
thái độ của họ đối với các dịch vụ du lịch.
Số lƣợng mẫu phỏng vấn đƣợc lấy theo phƣơng pháp hệ thống khoảng
396 mẫu. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện nên đề tài
chỉ thu thập khoảng 100 mẫu đại diện để tiến hành tính toán.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, số tuyệt
đối từ số liệu thứ cấp của Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng để nhận
thấy đƣợc thực trạng khai thác và sử dụng hệ sinh thái tự nhiên của khu du
lịch. Bên cạnh đó, đề tài còn áp dụng phƣơng pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ
cấp lấy từ UBND xã Gáo Giồng để thấy đƣợc tiềm năng và phƣơng hƣớng
phát triển trong tƣơng lai của khu du lịch sinh thái.
2.2.2.2 Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân
tích sơ bộ các đặc điểm kinh tế - xã hội từ mẫu du khách đƣợc phỏng vấn.
Song song đó, mô hình hồi quy đƣợc thực hiện cùng với sự hỗ trợ của phần
mềm thống kê Stata để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của
khách tham quan.
2.2.2.3 Mục tiêu 3: Phƣơng pháp hồi quy kinh tế lƣợng bằng công cụ
Regression Analysis trong Excel đƣợc áp dụng để vẽ và tìm các hệ số giá trị
hàm cầu du lịch ở Gáo Giồng để từ đó tính toán giá trị giải trí của Khu du lịch
sinh thái Gáo Giồng thông qua thặng dƣ tiêu dùng và chi phí du hành của du
khách. Bên cạnh đó, mô hình hồi quy kinh tế lƣợng đƣợc ứng dụng để tìm ra
các yếu tố tác động và tính toán mức giá sẵn lòng trả của du khách cho việc
bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng.
2.2.2.4 Mục tiêu 4: Từ việc phân tích bảng câu hỏi về mức độ hài lòng
của các đáp viên, bài nghiên cứu đƣa ra một số đề xuất khả thi nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng dịch vụ của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng làm cơ sở
cho việc bảo tồn và thu hút thêm nhiều du khách đến viếng thăm trong thời
gian tới.
2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH (TCM)
2.3.1 Khái niệm
Phƣơng pháp chi phí du hành xuất phát từ ý tƣởng của nhà kinh tế học
Harold Hotelling trong một lá thƣ gửi đến giám đốc của một Công viên quốc
gia vào cuối những năm 1940 (theo W. Douglass Shaw, 2005). Khi đó, các
nhà kinh tế học áp dụng lý thuyết của Hotelling bằng thông tin đơn giản có
11



đƣợc từ việc thu thập số phiếu xe ô tô để ƣớc lƣợng khoảng cách của các tiểu
bang và quận mà du khách lái xe đến. Dựa vào những thông tin đã thu thập
đƣợc, họ tiến hành tính toán chi phí cho mỗi dặm của chuyến đi và toàn bộ chi
phí cho một chuyến đi đến từ các quận xung quanh khu giải trí. Chi phí này
đƣợc giả định là mức giá sẵn lòng trả mà ngƣời du lịch phải bỏ ra để đến địa
điểm tham quan bằng nhu cầu về chất lƣợng môi trƣờng tại địa điểm. Sau đó,
ý tƣởng cơ bản này đƣợc nhiều nhà kinh tế học môi trƣờng nhƣ Jack Clawson,
Marion Nets ứng dụng và phát triển để đo lƣờng giá trị của khu vui chơi giải
trí.
Chi phí du hành là một trong những phƣơng pháp thuộc nhóm bộc lộ sự
ƣa thích. Phƣơng pháp nhằm đánh giá nhu cầu hƣởng thụ cảnh quan môi
trƣờng thông qua một thị trƣờng đại diện thực sự tồn tại. Mặc dù chúng ta
không thể quan sát hành vi mua hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng nhƣng chúng
ta vẫn có thể quan sát đƣợc hành vi du lịch thực sự của họ để hƣởng thụ một
cảnh quan môi trƣờng. Giá trị tài nguyên môi trƣờng đƣợc bắt nguồn từ dữ
liệu thu đƣợc thông qua các thị trƣờng thay thế. Khi quyết định đến một địa
điểm du lịch nào đó, họ thƣờng phải bỏ ra hai yếu tố chi phí cơ bản đó là chi
phí về tiền bạc và chi phí cơ hội về thời gian. Từ đó, phƣơng pháp chi phí du
hành xem chi phí và thời gian mà một cá nhân phải gánh chịu trong suốt
chuyến đi giải trí đến một địa điểm nào đó là cơ sở để suy ra giá trị của địa
điểm đó. Bằng cách xem xét sự thay đổi trong số lƣợng chuyến đi, ta ƣớc tính
đƣợc hàm cầu và giá trị của địa điểm du lịch. Cơ sở mối quan hệ giữ cầu du
lịch và chi phí của chuyến đi là tỷ lệ nghịch với nhau. Đây là phƣơng pháp chỉ
có thể đo lƣờng giá trị sử dụng trực tiếp của một loại tài sản môi trƣờng.
Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng trong các trƣờng hợp sau:
+ Đánh giá giá trị giải trí của địa điểm du lịch.
+ Thay đổi chi phí du lịch ở địa điểm giải trí hiện tại.
+ Sự loại ra một địa điểm giải trí đang tồn tại.

+ Thêm vào một địa điểm giải trí mới.
+ Những thay đổi về chất lƣợng môi trƣờng tại địa điểm vui chơi, giải trí.
Phƣơng pháp chi phí du hành đƣợc sử dụng khá phổ biến trong đánh giá
lợi ích của việc giải trí. Bên cạnh đó, một khía cạnh khác có thể áp dụng
phƣơng pháp này là dùng để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng khi có thiệt hại
do ô nhiễm hoặc giá trị của địa điểm tăng thêm do đƣợc cải tạo thông qua việc
quan sát sự thay đổi trong hành vi viếng thăm một địa điểm tự nhiên. Khi đó,
12


các nhà nghiên cứu thƣờng kết hợp phƣơng pháp chi phí du hành (TCM) và
phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để ƣớc tính giá trị kinh tế của sự
thay đổi chất lƣợng tài sản môi trƣờng bằng cách khảo sát khách du lịch xem
có bao nhiêu chuyến đi họ sẽ thực hiện đến địa điểm nghiên cứu khi có sự thay
đổi nhất định về chất lƣợng môi trƣờng. Dữ liệu này góp phần quan trọng
trong việc đánh giá các tác động của một chính sách đối với hoạt động của
điểm tham quan.
2.3.2 Phân loại phƣơng pháp chi phí du hành
Có nhiều cách tiếp cận phƣơng pháp chi phí du hành. Tuy nhiên, các nhà
kinh tế môi trƣờng thƣờng áp dụng hai phƣơng pháp chi phí du hành đơn giản
đó là chi phí du hành cá nhân và chi phí du hành theo vùng.
2.3.2.1 Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM)
Phƣơng pháp chi phí du hành cá nhân đƣợc phát triển bởi Brown Nawas (1973) và Gum - Martin (1974). Phƣơng pháp ƣớc tính thặng dƣ tiêu
dùng bằng cách phân tích hành vi du lịch của mỗi cá nhân và chi phí để duy trì
cho hoạt động giải trí đó. Phƣơng pháp này áp dụng gần nhƣ tƣơng tự với
phƣơng pháp chi phí du hành theo vùng. Điểm khác biệt ở đây là tỷ lệ tham
quan theo phƣơng pháp này đƣợc tính bằng số lần viếng thăm mà mỗi cá nhân
thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể - thƣờng là một năm (theo Paolo
Rosato và Edi Defrancesco, 2002). Do vậy, các biến giải thích liên quan mật
thiết đến các thông tin của cá nhân và đòi hỏi một cuộc điều tra chi tiết hơn về

các đặc điểm kinh tế - xã hội của từng du khách. Không đơn thuần chỉ thu thập
thông tin về khoảng cách và chi phí mà theo tiến sĩ Ekin Birol trong bài giảng
về giá trị, cuộc điều tra phỏng vấn phải đảm bảo có các thông tin sau:
+ Vị trí nhà của du khách là bao xa so với địa điểm du lịch.
+ Họ đã viếng thăm nơi đây bao nhiêu lần trong năm hoặc mùa ở quá
khứ.
+ Kỳ nghỉ kéo dài bao lâu.
+ Họ đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian cho địa điểm du lịch.
+ Chi phí du lịch là bao nhiêu.
+ Thu nhập của cá nhân hoặc các thông tin khác để xác định giá trị thời
gian của họ.
+ Những đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách.
13


+ Những địa điểm viếng thăm khác trong chuyến đi và thời gian mà họ
dành cho mỗi địa điểm.
+ Những mục đích khác của chuyến đi (chỉ nhằm mục đích viếng thăm,
hoặc cho một vài mục đích khác).
+ Sự nhận thức về chất lƣợng môi trƣờng tại địa điểm du lịch.
+ Các địa điểm thay thế khác mà du khách có lẽ sẽ viếng thăm thay vì
đến địa điểm cần nghiên cứu.
Mô hình chi phí du hành cá nhân có thể đƣợc minh họa nhƣ sau:
Vij = f (TCij, Xi)
Trong đó

(2.1)

Vij: Số lƣợt viếng thăm của vị khách tham quan thứ i đến
địa điểm j

TCij: Biểu hiện cho chi phí du hành của vị khách thứ i đến
địa điểm j
Xi: Đại diện cho các đặc điểm kinh tế - xã hội của vị
khách thứ i nhƣ: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…

Tuy có nét tƣơng đồng với phƣơng pháp chi phí du hành theo vùng
nhƣng phƣơng pháp chi phí du hành cá nhân có phần phức tạp hơn trong tính
toán do có mối liên quan khá mật thiết đối với các thông tin về chi phí của
chuyến đi và đặc điểm viếng thăm của từng du khách. Vì thế, cuộc phỏng vấn
thƣờng phải chi tiết hơn rất nhiều so với việc áp dụng phƣơng pháp chi phí du
hành theo vùng. Bằng phân tích hồi quy mối liên hệ giữ số lần viếng thăm với
chi phí du hành và một số biến giải thích khác, ta ƣớc lƣợng đƣợc hàm số cầu
giải trí. Từ đó, các nhà nghiên cứu tính toán lợi ích trung bình của từng ngƣời
đến địa điểm du lịch là diện tích phía dƣới đƣờng cầu (thặng dƣ tiêu dùng).
Chi phí du
hành cá nhân
Đƣờng cầu du lịch cá nhân

Tỷ lệ viếng
thăm

Hình 2.3 Đồ thị đƣờng cầu du lịch cá nhân
14


×