Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

đánh giá hiện trạng sử dụng nước và lợi ích của việc sử dụng nước sạch của người dân tại huyện phong điền thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

NGUYỄN TUẤN KIỆT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC VÀ LỢI ÍCH
CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN-THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số: 52850102

Tháng 12/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

NGUYỄN TUẤN KIỆT
MSSV: 4115203

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC VÀ LỢI ÍCH
CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN-TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số: 52850102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY HẰNG

Tháng 12/2014


LỜI CẢM TẠ

Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học ở trường và
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gởi lời cảm ơn đến:
Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy, cô Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em suốt 3 năm
học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thúy Hằng.
Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn
này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị
phòng tài nguyên và môi trường huyện Phong Điền đã tạo mọi điều kiện cho em
thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận
văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của quý cơ quan cùng quý thầy, cô để luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa
thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý thầy, cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
cùng quý cô chú, anh chị tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Phong Điền
dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong
công việc.
Trân trọng kính chào!

TP. Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Kiệt

i


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

TP. Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Kiệt

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Ngày……tháng……năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iii


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP









Họ và tên người nhận xét: .......................................... Học vị: .....................
Chuyên ngành: ..............................................................................................
Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác: .........................................................................................
Tên sinh viên: .....................................................MSSV: .............................

Lớp:...............................................................................................................
Tên đề tài: .....................................................................................................
Cơ sở đào tạo: ...............................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
............................................................................................................................
............................................................................................................................

TP. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT


iv


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP









Họ và tên người nhận xét: .......................................... Học vị: .....................
Chuyên ngành: ..............................................................................................
Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác: .........................................................................................
Tên sinh viên: .....................................................MSSV: .............................
Lớp:...............................................................................................................
Tên đề tài: .....................................................................................................
Cơ sở đào tạo: ...............................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
8. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
9. Hình thức trình bày:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
10. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
............................................................................................................................

............................................................................................................................
11. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
12. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu):
............................................................................................................................
............................................................................................................................
13. Các nhận xét khác:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
14. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
............................................................................................................................
............................................................................................................................

TP. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT

v


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................... 1
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn ................................................................. 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 3
1.3 GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................... 3

1.3.1 Giả thuyết kiểm định ......................................................................... 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................... 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.2 Tìm hiểu về nước sạch ....................................................................... 6
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 12
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................... 12
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................... 12
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 12
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 13
2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 16
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 18
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN-TP. CẦN THƠ ................... 18
3.1.1 Lịch sử hình thành huyện Phong Điền ............................................ 18
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 18
3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội................................................................... 21
3.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƢỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG ĐIỀN .................................................................................... 23
3.2.1 Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Cần Thơ ............................... 23
3.2.2 Tình hình cung cấp nước sạch tại huyện Phong Điền ..................... 23
3.2.3 Chi phí chi trả cho việc sử dụng nước sạch ..................................... 25
3.2.4 Chất lượng nguồn nước tại huyện Phong Điền ............................... 25
3.3 TÌNH HÌNH BỆNH TẬT 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ............................ 27
3.3.1 Thống kê bệnh tật 9 tháng đầu năm................................................. 27
3.3.2 Tình hình khám chữa bệnh của bệnh viên ĐK Phong Điền ............ 28
CHƢƠNG 4 HIỆN TRẠNG VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC
SẠCH TRONG SINH HOẠT ........................................................................... 29
4.1 MÔ TẢ ĐÁP VIÊN...................................................................................... 29

4.1.1 Số bảng câu hỏi nhận lại .................................................................. 29
vi


4.1.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 29
4.2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NƢỚC TRONG SINH HOẠT
............................................................................................................................. 30
4.2.1 Thực trạng sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn
huyện Phong Điền ........................................................................... 30
4.2.2 Phương pháp làm sạch nước ............................................................ 31
4.2.3 Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ........................................... 32
4.2.4 Khó khăn của đáp viên trong việc sử dụng nước sinh hoạt và nhu
cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của đáp viên ...................... 33
4.2.5 Mức độ đánh giá ô nhiễm nguồn nước của đáp viên....................... 35
4.2.6 Hiểu biết của đáp viên về nước sạch trong sinh hoạt ...................... 36
4.3 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH TRONG
SINH HOẠT ....................................................................................................... 38
4.3.1 Thống kê bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước sạch thông qua
bảng câu hỏi .................................................................................... 38
4.3.2 Các loại bệnh liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch ....................... 38
4.3.3 Vấn đề khám chữa bệnh của đáp viên ............................................. 39
4.3.4 Chi phí sức khỏe và các chi phí liên quan ....................................... 41
4.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh của người dân .... 43
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP .................................................................................. 47
5.1 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ XỬ LÝ NƢỚC SINH HOẠT NÔNG
THÔN ........................................................................................................... 47
5.2 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................. 47
5.2.1 Giải pháp giáo dục, truyền thông .................................................... 47
5.2.2 Giải pháp về chính sách .................................................................. 48
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 51

6.1 KẾT LUẬN................................................................................................... 51
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 53
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 61
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 64

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Các biến trong mô hình hồi quy đa biến ............................................. 16
Bảng 3.1: Một số yếu tố khí hậu vùng nghiên cứu .............................................. 20
Bảng 3.2: Báo cáo công trình vệ sinh huyện Phong Điền ................................... 24
Bảng 3.3: Giá sử dụng nước sạch ........................................................................ 25
Bảng 3.4: Thông số quan trắc môi trường nguồn nước tại Phong Điền .............. 26
Bảng 3.5: Một số bệnh liên quan đến việc thiếu nước sạch ................................ 27
Bảng 4.1: Thông tin đáp viên .............................................................................. 29
Bảng 4.2: Nguồn nước khai thác trong sinh hoạt ................................................ 30
Bảng 4.3: Mục đích sử dụng nguồn nước của người dân .................................... 32
Bảng 4.4: Mức độ đánh giá các vấn đề ô nhiễm môi trường nước ..................... 35
Bảng 4.5: Tiếp cận thông tin về nước sạch của đáp viên .................................... 37
Bảng 4.6: Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch .................. 39
Bảng 4.7: Hành vi khám chữa bệnh của đáp viên ............................................... 40
Bảng 4.8: Chi phí điều trị bệnh giữa hộ sử dụng nước máy và không sử dụng
nước máy ............................................................................................................. 41
Bảng 4.9: Chi phí khám chữa bệnh do thiếu nước sạch ...................................... 42
Bảng 4.10: Thiệt hại về thu nhập do ngày làm việc hạn chế ............................... 43
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến..................................................... 45


viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ ............. 19
Hình 4.1: Phương pháp làm sạch nước trước khi dùng ....................................... 31
Hình 4.2: Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ............................................... 32
Hình 4.3: Khó khăn sử dụng nước sinh hoạt hiện tại của đáp viên ..................... 33
Hình 4.4: Nhu cầu sử dụng nước máy của đáp viên ............................................ 34
Hình 4.5: Nhận thức của đáp viên về nước không hợp vệ sinh ........................... 36
Hình 4.6: Thông tin tuyên truyền về nước sạch trong sinh hoạt ......................... 37
Hình 4.7: Nhận thức của đáp viên về bệnh tật..................................................... 38
Hình 4.8: Tỉ lệ khám chữa bệnh của đáp viên ..................................................... 40

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân


TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

BYT

Bộ y tế

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

x


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và lợi ích của việc sử dụng
nước sạch trong sinh hoạt của người dân huyện Phong Điền, Thành phố Cần
Thơ” bao gồm những nội dung chính sau:
Trước hết, phân tích hiện trạng các nguồn nước người dân đang sử dụng ở
các xã của huyện Phong Điền bằng phương pháp thống kê mô tả từ số liệu thu
thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp người dân.
Tiếp đến, sử dụng phần mềm thống kê SPSS, tính toán các chi phí điều trị
bệnh, thiệt hại do ngày làm việc hạn chế cùng với thiệt hại cho xã hội do các
bệnh liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch. Kết quả phân tích cho thấy số hộ dân
sử dụng nước sạch đạt được lợi ích cao hơn so với những hộ sử dụng các nguồn
nước khác không phải từ trạm cấp nước tập trung bằng việc chi phí điều trị các
bệnh do thiếu nước sạch giảm đáng kể.
Cuối cùng, thông qua phần mềm thống kê SPSS để tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí điều trị bệnh liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch gây nên.

Kết quả phân tích cho thấy số năm đến trường, kinh tế gia đình, mức độ ô nhiễm
nguồn nước có ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh của người dân.
Từ kết quả phân tích trên tìm ra những tồn tại, hạn chế để đưa ra giải
pháp, kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho người dân sử dụng nước sạch, nâng cao
sức khỏe của người dân tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Nước là thành phần chính cấu tại nên mọi vật thể sống, là lại vật chất
phong phú nhất trên trái đất, nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể người,
đối với trẻ sơ sinh là khoảng 74%, là yếu tố cơ bản đối với sự sống của con
người. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông thì nước là tài nguyên
vô cùng quý giá, nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, nước được dùng cho mọi
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông, chữa bệnh, thể thao,
du lịch…Việt Nam là một trong những quốc gia có khí hậu gió mùa, sông ngòi
chằng chịt, thế nhưng do điều kiện sinh hoạt và tình hình ô nhiễm môi trường
đang rất được quan tâm hiện nay.
Nước được coi là nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có
mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh và các chất
độc hại. Ở nước ta có ba nguồn nước chính được người dân sử dụng, đó là:
nguồn nước từ sông hồ, giếng khoan; nguồn nước mưa và nước đã qua xử lý tại
các nhà máy (hay còn gọi là nư ớc máy). Nước ngoài việc dùng để uống, chúng ta
còn dùng nước để tắm, giặt, vệ sinh, chế biến thực phẩm,… Ngoài ra, nước còn
được tiêu thụ với số lượng lớn trong nông nghiệp, công nghiệp và để cứu hỏa.
Cho nên, nước rất cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, nước cũng là phương tiện

lan truyền bệnh nếu nguồn nước ta sử dụng bị ô nhiễm.
Nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt của con người. Thế
nhưng, hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm và khan hiếm nguồn
nước sạch từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và ngay cả trong sinh hoạt
hằng ngày. Một khi nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm
cho con người.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, người dân chúng ta đang sử
dụng nguồn nước không được tốt, chất lượng nước ngày càng xấu đi, lượng chất
hữu cơ trong nước tăng , lượng ôxy hòa tan giảm. Nguyên nhân làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm có hai nguyên nhân chính, đó là, ô nhiễm do tự nhiên và ô
nhiễm do con người mà ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều
vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong đó, đáng kể là chất thải, nước
thải con ngư ời (như phân, nước, rác); chất thải, nước thải từ các nhà máy , khu
chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí; chất thải khu chăn nuôi
gia súc, gia cầm, thủy sản; chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm và nguy hại
nhất là chất thải phóng xạ. Phần lớn lượng chất thải, nước thải sinh hoạt và nước
1


thải công nghiệp đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy
ra các con sông lớn. Bên cạnh đó , nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, các lò giết mổ
và ngay cả một số bệnh viện cũng chưa được trang bị hệ thống xử lý nước thải
hoặc hệ thống xử lý này chưa đạt chuẩn. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi bị ô
nhiễm nặng – là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh.
Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch
để phục vụ sinh hoạt hàng ngày và khi người dân sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
có thể gây ra một số bệnh như: bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, phụ
khoa, viêm mắt, viêm da, ghẻ lở,… Có một số bệnh có thể lây lan nhanh thành
dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và thậm chí sinh mạng con người.
Nước rất cần thiết cho mỗi người chúng ta mà nước sạch lại là nguồn tài

nguyên quý giá nhưng nó không phải là vô tận. Nếu con người không có sự nâng
cao ý thức và chung tay bảo vệ nguồn nước thì việc ô nhiễm nước là điều tất yếu.
Cho nên, mọi người chúng ta cần có ý th ức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch,
bảo đảm nguồn nước sử dụng th ật sạch để loại trừ các nguy cơ gây bệnh và các
hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể hàng ngày. Việc bảo quản nguồn nước
sạch sẽ góp phần giảm dịch bệnh, từ đó người dân sẽ giảm được các chi phí
khám chữa bệnh.
Mặt khác, khi sức khỏe của người dân tốt hơn, họ sẽ có điều kiện để nâng
cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng cuộc sống của gia đình và bản thân…
Nước sạch và vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
phát triển nông thôn. Thực hiện tốt chương trình là mục tiêu quan trọng xây dựng
nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa,
cuộc sống của con người càng được cải thiện, để tiết kiệm thời gian người dân
thay đổi thói quen xử lý nước bằng các biện pháp thô sơ để đảm bảo sức khỏe
cho chình mình.
Trước tình hình đó, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với
nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế nên việc: “Đánh giá hiện trạng sử dụng
nguồn nƣớc và lợi ích của việc sử dụng nƣớc sạch trong sinh hoạt của ngƣời
dân tại huyện Phong Điền” là một vấn đề cấp thiết.
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của
nên kinh tế là ô nhiễm môi trườn ngày càng nghiêm trọng hơn. Nước sạch và vệ
sinh môi trường là những vấn đề đang được các tầng lớp nhân dân quan tâm.
Trong những năm qua, nhà nước đã và đang cố gắng cải thiện chất lượng môi
trường, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.
2


Hiện nay, huyện Phong Điền cũng đang trú trọng đến chất lượng cuộc

sống người dân. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và lợi ích của
việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại huyện Phong Điền” là
cơ sở cho việc đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và lợi ích của việc sử dụng nước sạch
trong sinh hoạt của người dân tại huyện Phong Điền nhằm đưa ra giải pháp quản
lý nguồn tài nguyên nước và cung cấp nước sạch cho người dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình hình sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân thông
qua nguồn cung cấp nước trên địa bàn.
- Đánh giá chất lượng nguồn nước trên địa bàn, nhằm đưa ra các giải pháp
cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho người dân.
- Đánh giá lợi ích sức khỏe của người dân thông qua chi phí sử dụng nước
sạch trong sinh hoạt với chi phí bệnh tật do sử dụng nước ô nhiễm giảm.
- Đưa ra giải pháp quản lý nguồn nước nhằm cung cấp nước sạch trong
sinh hoạt cho người dân.
1.3 GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết kiểm định
- Phần lớn người dân trên địa bàn đều có nhu cầu sử dụng nước sạch trong
sinh hoạt.
- Hầu hết người dân đều sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
- Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nước sạch của
người dân.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Có phải người dân trên địa bàn huyện Phong Điền đều có nhu cầu sử
dụng nước sạch trong sinh hoạt?
- Lợi ích của việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng nước sạch của người
dân trên địa bàn?


3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Nƣớc ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối
hòa tan, đặc biệt là natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là
độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 phần triệu hoặc tới 1 phần triệu), vì thế nó được
phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối.
Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo
ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông
của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng
hay tuyết.
Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề
đáng báo động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở
các khu vực sa mạc hay các khu vực khô cằn khác.
Thậm chí trên tàu thuyền hay trên các đảo giữa đại dương vẫn có hiện
tượng "thiếu nước", điều đó có nghĩa là sự thiếu hụt nước ngọt chứ không phải
thiếu nước nói chung do nước biển là nước mặn và không thể sử dụng trực tiếp
để uống.
Đối với các loài cá và các loài sinh vật khác sinh sống dưới nước thì nồng
độ của natri clorua hòa tan trong nước là một yếu tố quan trọng cho sự sống của
chúng. Phần lớn các loài không thể sống trong cả nước ngọt lẫn nước mặn, mặc
dù có một số loài có thể sống trong cả hai môi trường. Cá nước mặn sinh sống
chủ yếu ở các vùng nước mặn có độ chứa muối cao và chúng cố gắng thải các
loại muối ra khỏi cơ thể nhiều đến mức có thể đồng thời với việc giữ lại nước. Cá

nước ngọt thì làm việc ngược lại: Chúng có quá nhiều nước và có rất ít muối.
2.1.1.2 Nƣớc mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể
các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu
diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay
g/l.
Khái niệm nước mặn cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận.
Chẳng hạn, Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước mặn là tên gọi để chỉ một
trong hai trường hợp:
4


Nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao hơn nước lợ, thường
quy ước trên 10 g/l.
Thuật ngữ gọi chung các loại nước chứa lượng muối NaCl cao hơn nước
uống thông thường (> 1g/l).
Nghĩa thứ nhất phổ biến khi nói về các nguồn nước tự nhiên ven biển.
Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước
mặn thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000
ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới
10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt)
muối.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến
nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là
khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng
nước mặn tự nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%.
2.1.1.3 Nƣớc mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các
yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các
yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể
chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người
cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường
và dẫn nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối
tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ.
Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc
phát điện nhưng trong mùa mưa thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt
cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một
khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước
thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước
5


cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng
chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ
cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không
đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử
dụng) bởi ô nhiễm.
2.1.1.4 Nƣớc ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong

các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm
nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông,
nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào
(bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân
chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm
nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt
này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà
không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt
quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa.
Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác
động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn,
ngọt. Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm nước
thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người
cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó. Con
người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa
hoặc bổ cấp nhân tạo.
2.1.2 Tìm hiểu về nƣớc sạch
2.1.2.1 Khái niệm
Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN
02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. Như vậy, nguồn nước cấp
được công nhận là nước sạch phải đảm bảo tất cả các chỉ tiêu trong QCVN này.
Như vậy, tất cả các nguồn cấp nào không đảm bảo các chỉ tiêu hoặc không
có kết quả, văn bản xác nhận đảm bảo chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT thì
đều không phải là nước sạch.
6



Các nguồn nước sạch phổ biến hiện nay là nước máy, nước uống đóng
chai, nước qua các hệ thống lọc đã được công bố chất lượng.
2.1.2.2 Các tác nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc
Ảnh hƣởng các hoạt động của con ngƣời
Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô
nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh
rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống,
xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông
của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng
phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn
nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử
lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của
con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn
kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu
ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây
lãng phí nước.
Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác
nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác,
mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn
các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do
con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập
mặn vào tầng chứa nước.
Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất
nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt
không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài
ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất.
Ảnh hƣởng do phát triển nông nghiệp

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có
ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ
thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào
đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.
Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã
làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự
khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
7


Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật
gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …
Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón,
các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu
nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây
thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
Ảnh hƣởng do phát triển công nghiệp dịch vụ
Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến
quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ
cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều
vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước,
mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn
kiệt nguồn nước và sụp lún đất.
Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những
làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường
sinh thái.
Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp
chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất.
Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất

hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
tầng nước dưới đất.
2.1.2.3 Một số thông số cơ bản đánh giá chất lƣợng nƣớc sạch
- pH
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự
sinh trưởng của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn
tới sự thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết
tủa, thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và
được định nghĩa bằng biểu thức: pH = -lg [H+]
Khi pH = 7 nước có tính trung tính
Khi pH < 7 nước có tính axit
Khi pH > 7 nước có tính kiềm
+ Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và
bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá).

8


+ Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ
thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng
men răng
+ Khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng
bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
- Độ cứng (mg/l)
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê
có trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
+ Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước.
+ Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các
muối cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước.

+ Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong
các muối axit mạnh của canxi và magie.
Khi sử dụng nguồn nước cứng để nấu ăn sẽ gây nhiều trở ngại, tốn nhiên
liệu khi đun nấu, có khi làm nổ nồi hơi do nước cứng khi đun sôi sẽ lắng cặn
CaCO3 xuống đáy nồi và đường ống, trong giặt giũ nước cứng thường cần nhiều
xà phòng hơn để tạo bọt, đối với sức khỏe con người, nước cứng là nguyên nhân
gây ra các bệnh sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do
đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch.
- Clorua (mg/l)
Clorua làm cho nước có vị mặn. ion này thâm nhập vào nước qua sự hoà
tan các muối khoáng hoặc bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa
nước ngầm hay ở đoạn sông gần biển. Các nguồn nước có hàm lượng Clorua lên
tới 500 – 1000 mg/l có thể gây bệnh thận. Nguồn nước có Cl- cao cũng có khả
năng gây rỉ sét đường ống, Cl- khi kết hợp với các hợp chất hữu cơ tạo ra các
hợp chất Clo hữu cơ có khả năng gây ung thư, Cl- còn có khả năng làm suy yếu
hệ thần kinh, giảm hóc môn tuyến giáp.
- Hàm lượng đạm nitrate ( N-NO3 (mg/l))
Nitrate là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nitơ và thường đạt đến
những nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh
học. Ngoài ra nitrate tìm thấy trong các thủy vực là sản phẩm của quá trình
nitrate hóa hay do cung cấp từ nước mưa khi trời có sấm chớp.
Trong thủy vực có nhiều đạm ở dạng N-NO3-, chứng tỏ quá trình oxy hóa
đã kết thúc. Tuy vậy, các nitrate chỉ bền trong điều kiện hiếu khí. Trong điều
kiện yếm khí N-NO3 bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự
9


phát triển của tảo và các loại thực vật khác sống trong nước. Nhưng mặt khác khi
hàm lượng nitrate trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào
điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hóa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrite kết hợp với

hồng cầu tạo thành chất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu.
- Fe ( mg/l )
Sắt thường có trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất do
hòa tan từ các lớp khoáng trong đá hoặc do ô nhiễm bề mặt nước bởi nước thải.
Nước có hàm lượng sắt cao (lớn hơn 0.3 mg /l) gây trở ngại rất lớn cho việc sử
dụng trong sinh hoạt. Nước đục do sắt có màu vàng nhiều cặn và thức ăn của các
loại vi khuẩn ưa sắt.
- Sulfate ( SO4 - ( mg/l ))
Sulfate là anion có độc tính cấp thấp nhất. Tuy nhiên, nước có hàm lượng
Sulfate cao có thể gây viêm ruột, dạ dày. Nếu trong nước có SO4 - thì pH nước
giảm xuống do tạo ra H2SO4 và nước có vị chua, những loại nước như vậy có
khả năng bị nhiễm phèn. Nếu pH thấp sẽ khó khăn cho sản xuất chăn nuôi và
trồng trọt vì các sinh vật sống trong nước này có nguy cơ bị chết, cây trồng khó
trưởng thành. Hàm lượng sulfate có trong nước cũng gây hiện tượng ăn mòn kim
loại như rỉ sét đường ống và làm hư hại các công trình xây dựng.
- Vi khuẩn E.coli
E.coli còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn
chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động
vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành
phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị
thường gặp cho ô nhiễm phân. Khi sử dụng nguồn nước ngầm nhiễm E.coli
người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít khi
nôn mửa, thân nhiệt có thể hơi sốt. Trong trường hợp bị nhiễm E.coli nghiêm
trọng có thể làm rối loạn máu và suy thận.
2.1.2.4 Ô nhiễm nguồn nƣớc ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung
thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng
mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra
ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các

hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để
ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước
10


có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi
dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận,
thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể
gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai
thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao
huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi
gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt
pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm
trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate
gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây
đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh
đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi,
asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
2.1.2.5 Một số bệnh liên quan đến vấn đề nƣớc sạch
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống
hàng ngày của con người. Con người, động vật và thực vật sẽ không thể tồn tại
nếu thiếu nước. Thế nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta đang đứng
trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Tại buổi lễ kỷ
niệm Ngày nước thế giới, Cục Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra thông tin có tới
80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Vậy
nước và vệ sinh môi trường có ảnh hưởng và liên quan đến những bệnh nào đối
với con người?

Bệnh đường tiêu hoá: với các bệnh thường gặp như: tả, lỵ, thương hàn,
tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt… Bệnh thường xảy ra do người khoẻ ăn hoặc
uống phải những thực phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân người
(do không rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ
nhỏ, sau đó cầm vào thức ăn hoặc do ruồi, gián đậu lên thức ăn, nước uống
không được đậy kín... ). Sau khi ăn hoặc uống các loại nước đã nhiễm vi khuẩn,
vi rút và ký sinh trùng gây bệnh thì chúng ta dễ dàng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, các
bệnh lây truyền trên đều có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta thực hiện các biện
pháp phòng bệnh đơn giản như: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tại các thời
điểm trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thực
hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn đã ôi thiu. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh, sử dụng và bảo quản tốt các nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường
sạch sẽ. Diệt các loại côn trùng có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.
Bệnh giun sán: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim thường lây truyền
do trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào hệ tiêu hoá của
người khoẻ qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da người vào cơ thể
11


và gây bệnh. Ấu trùng của các loại sán lại từ phân người bệnh vào nước hoặc
sống ký sinh trong ốc, cá ăn ốc có ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán. Người hay gia
súc ăn cá, thịt không nấu chín cũng sẽ mắc bệnh. Để phòng bệnh giun sán chúng
ta không nên ăn gỏi cá, không ăn các loại gia súc bị bệnh chết, không đi chân đất
hay để trẻ nhỏ mặc quần thủng đũng, đặc biệt cần chú ý tẩy giun, sán theo định
kỳ và theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bệnh do muỗi truyền: những bệnh do muỗi truyền thường thấy là bệnh sốt
rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… Các bệnh này dễ lây lan và có thể bùng
phát thành dịch lớn. Bệnh lây truyền bằng cách: muỗi đốt người bị bệnh sau đó
đốt người khoẻ mạnh, mầm bệnh sẽ truyền vào người khoẻ qua vết đốt của muỗi.
Để không bị muỗi đốt, khi ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn bằng hoá

chất; phun thuốc diệt muỗi và đốt hương muỗi trong nhà. Bên cạnh đó phải vệ
sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà và thu gom phế thải, khơi
thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt đồng thời lật
úp những dụng cụ chứa được nước không dùng đến; thường xuyên tổng vệ sinh
dọn sạch ao tù, nước đọng.
Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa: đa phần các bệnh về mắt, bệnh
ngoài da và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua
nước. Bởi vậy để phòng tránh các bệnh này cần có đủ nước sạch để sử dụng hàng
ngày, đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa hay giặt giũ phải dùng xà
phòng và nước sạch, mỗi người phải sử dụng một khăn mặt riêng, không dùng
chung quần áo với người bệnh và không mặc quần áo khi còn ẩm.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thái độ, ý kiến, độ hài lòng của người dân
đối với việc sử dụng nước sạch của người dân huyện Phong Điền do đó việc lấy
ý kiến được thực hiện tại huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ.
2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu
Với n là cỡ mẫu, N là lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn ta có công
thức sau:
n= N/(1+N(e)2)
Đề tài áp dụng phương thức phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi để thu
thập thông tin cần thiết.
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn người dân trên địa bàn xã
Mỹ Khánh và số liệu sách, báo, internet…
12


×