Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã vĩnh an huyện châu thành tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
--------

TRẦN THỊ CẨM TIÊN

THỰC TRẠNG VÀ THÁI ĐỘ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VĨNH AN HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
--------

TRẦN THỊ CẨM TIÊN

THỰC TRẠNG VÀ THÁI ĐỘ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VĨNH AN HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 52 62 01 01

Cán bộ hướng dẫn


Ts. LÊ CẢNH DŨNG

Cần Thơ, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây.
Cần Thơ, ngày…..tháng.….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Cẩm Tiên

i


THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. THÔNG TIN SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Thị Cẩm Tiên
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 13/11/1993
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Vĩnh Quới-Vĩnh An-Châu Thành-An Giang
Ngành học: Phát triển nông thôn (CA11X5A1)
Khóa: 37
Số điện thoại liên lạc: 01665787999
Email:
Họ tên cha: Trần Văn Tuấn

Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Mỏng
Nghề nghiệp: Buôn bán
Chổ ở hiện nay: Vĩnh Quới-Vĩnh An-Châu Thành-An Giang
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1999 - 2004: Học tại trường Tiểu học A Vĩnh An xã Vĩnh An, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
Từ năm 2004 - 2008: Học tại trường Trung học cơ sở Vĩnh Bình xã Vĩnh Bình, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang.
Từ năm 2008 - 2011: Học tại trường Trung học phổ thông Vĩnh Bình xã Vĩnh Bình,
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Từ năm 2011 - 2014: Là sinh viên lớp Phát triển nông thôn (khóa 37) tại Trường Đại
học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người khai ký tên

Trần Thị Cẩm Tiên

ii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
------

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Thực trạng và thái độ ứng xử của người
dân về rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vĩnh An huyện
Châu Thành tỉnh An Giang”do sinh viên Trần Thị Cẩm Tiên lớp Phát triển Nông
thôn khóa 37-Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học
Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Ts. LÊ CẢNH DŨNG

iii


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH
------

Xác nhận của Bộ môn Kinh tế-Xã hội và Chính sách về đề tài: “Thực trạng và thái
độ ứng xử của người dân về rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã
Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang” do sinh viên Trần Thị Cẩm Tiên lớp
Phát triển Nông thôn khóa 37-Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long,
Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014.
Ý kiến của Bộ môn Kinh tế-Xã hội và Chính sách:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Cán bộ phản biện

………………………….

iv


CHẤP NHẬN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA HỘI ĐỒNG
------

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo với đề tài :
“Thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về rác thải sinh hoạt và chất thải
rắn nông nghiệp tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang” do sinh viên
Trần Thị Cẩm Tiên lớp Phát triển Nông thôn khóa 37-Viện Nghiên cứu Phát triển
Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 6/2014 đến
tháng 12/2014 và bảo vệ trước hội đồng.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:
...........................................................................................................................................
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Chủ tịch hội đồng

………………………….

v


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp tại trường Đại
học Cần Thơ tôi đã học được rất nhiều kiến thức quý báu từ quý thầy/cô trường Đại
học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy/cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long. Trong suốt 4 năm đại học có đôi lúc gặp khó khăn, thử thách tôi may mắn nhận
được sự động viên, chia sẻ và giúp đỡ tận tình của các anh/chị, bạn bè đã và đang học
tập tại Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Quan trọng hơn hết là
công ơn sinh thành, sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ đối với tôi.
Trước tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến với cha mẹ, người đã không ngại
vất vả, khó nhọc nuôi dạy tôi nên người và lo cho tôi ăn học đến ngày hôm nay. Cảm
ơn cha, người đã giúp tôi nhận thức với cuộc sống từ bé tới lúc trưởng thành, người đã
cho tôi động lực để tiếp tục phấn đấu hết mình vì tương lai. Cảm ơn mẹ, người đã
không quản cực nhọc thức khuya dậy sớm, chăm lo cho tôi từ miếng ăn, giấc ngủ và
tạo điều kiện đầy đủ cho tôi đến trường. Xin chân thành cảm ơn tình yêu cao cả của

cha mẹ.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Công Toàn đã quan tâm, chỉ dạy nhiệt tình trong
suốt những năm tôi học tại trường Đại học Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Cảnh Dũng, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận
tình trong suốt thời gian tôi làm luận văn. Cảm ơn sự cảm thông và những kinh
nghiệm quý báu mà tôi đã học được từ thầy trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cô Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ dạy
khi đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi chỉ mới là những ý tưởng chưa hoàn chỉnh. Cảm
ơn sự chia sẻ chân thành và sự động viên của cô lúc tôi còn bỡ ngỡ và chưa biết gì.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Viện.
Xin chân thành cảm ơn các cô/chú và các anh/chị làm việc tại Uỷ ban nhân nhân xã
Vĩnh An đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể thuận lợi thu thập số liệu
viết bài.
Cảm ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn khóa 37 đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi
trong suốt 4 năm đại học.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

vi


TÓM LƯỢC
Khối lượng rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp ngày càng tăng nhanh trong
khi công tác thu gom và xử lý rác thải còn sơ sài, qua loa, chưa thực sự được chú trọng
quan tâm đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết tại các khu vực nông thôn Việt
Nam nói chung và vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chính vì thế
đề tài “Thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về rác thải sinh hoạt và chất
thải rắn nông nghiệp tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành tỉnh An Giang” được
thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các vùng nông thôn Việt Nam.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Tổng số mẫu quan sát là 100 mẫu, được chia làm 02 nhóm (nhóm gần chợ và nhóm
làm nông nghiệp), mỗi nhóm 50 mẫu. Kết quả phân tích cho thấy:
Nhận thức của đa số người dân tại xã Vĩnh An chưa thay đổi kịp so với sự tăng nhanh
của lượng rác thải tại hộ gia đình và địa phương. Hay nói cách khác, đa số người dân
tại xã Vĩnh An chưa ý thức được lượng rác thải mà hộ gia đình sử dụng ngày càng
nhiều cũng như những hậu quả của việc rác vứt rác tràn lan ra môi trường. Bằng chứng
là, tình trạng vứt rác bừa bãi tại các khu vực xung quanh nhà, sông, hồ, kênh, mương
hoặc bất cứ chỗ nào thuận tiện vẫn đang tiếp diễn và sẽ tiếp tục tiếp diễn nếu chính
quyền địa phương không có bất kỳ biện pháp hữu hiệu nào ngăn chặn tình trạng này.
Lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường tại xã Vĩnh An ước tính khoảng 5,27
tấn/ngày. Bình quân mỗi người dân trong ngày thải ra khoảng 0,52 kg/người/ngày. Rác
thải sinh hoạt chủ yếu chứa thành phần chất hữu cơ dao động từ 69-71% lượng rác thải
trong ngày của hộ gia đình. Tuy nhiên, công tác thu gom rác thải hiện nay chỉ tập trung
ở khu dân cư, khu vực chợ, cơ quan, trường học.
Trong 100 hộ được phỏng vấn có 85 hộ đồng ý tham gia vào dịch vụ thu gom rác tại
địa phương với số tiền hộ gia đình đồng ý trả cho dịch vụ thu gom là 7.650
đồng/tháng. Mặc dù số tiền hộ gia đình có thể trả còn quá thấp so với thu nhập bình
quân đầu người của hộ và thấp hơn so với số tiền tại địa phương quy định là 15.000
đồng/tháng nhưng có thể xem xét và thực hiện.
Từ hiện trạng rác thải tại xã và số lượng người dân đồng ý tham gia dịch vụ thu gom
rác thì việc mở rộng hệ thống thu gom rác tại xã Vĩnh An là điều cần thiết. Điều này
vừa đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân vừa giải quyết được tình trạng
không có nơi đổ rác của hộ dân trong xã cũng như giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt
thải ra môi trường trong tương lai.

vii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Thông tin cá nhân ............................................................................................................ii
Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn ................................................................................... iii
Xác nhận của Bộ môn Kinh tế-Xã hội và Chính sách .................................................... iv
Chấp nhận luận văn tốt nghiệp của hội đồng .................................................................. v
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... vi
Tóm lược .......................................................................................................................vii
Mục lục ........................................................................................................................ viii
Danh sách bảng ..............................................................................................................xii
Danh sách hình ............................................................................................................. xiv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................... xv
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
1.5.1 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5.3 Giới hạn nội dung ................................................................................................. 3
1.5.4 Giới hạn không gian ............................................................................................. 3
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1.1 Tỉnh An Giang ...................................................................................................... 4
2.1.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 4
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 4
2.1.2 Huyện Châu Thành ............................................................................................... 6
2.1.3 Xã Vĩnh An ........................................................................................................... 7

2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 7
viii


2.1.3.2 Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................. 8
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ RÁC THẢI SINH
HOẠT........................................................................................................................ 8
2.2.1 Định nghĩa chất thải rắn........................................................................................ 8
2.2.2 Chất thải rắn nông nghiệp ..................................................................................... 9
2.2.3 Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn nông nghiệp ............................................. 10
2.2.4 Rác thải sinh hoạt ............................................................................................... 11
2.3 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP, RÁC THẢI SINH HOẠT
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ................................................................................... 11
2.3.1 Hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại vùng nông thôn
Việt Nam............................................................................................................. 11
2.3.2 Công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại vùng nông
thôn Việt Nam .................................................................................................... 13
2.3.3 Hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại vùng nông thôn
ĐBSCL ............................................................................................................... 14
2.3.4 Hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại An Giang .......... 15
2.4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN
NÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ..... 16
2.4.1 Ô nhiễm môi trường đất ..................................................................................... 16
2.4.2 Ô nhiễm môi trường nước .................................................................................. 18
2.4.3 Ô nhiễm môi trường không khí .......................................................................... 19
2.5 NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN
CỦA NHÀ NƯỚC .................................................................................................. 20
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22
3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN .................................................................................. 22
3.1.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường ................................................ 22

3.1.2 Một số khái niệm khác ......................................................................................... 23
3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ................................. 24
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................................... 24
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 25
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ................................................................ 25
3.3.1 Số liệu thứ cấp ...................................................................................................... 25
3.3.2 Số liệu sơ cấp ........................................................................................................ 26
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .............................................................. 26
3.4.1 Phân tích thực trạng rác thải nông thôn và công tác quản lý rác thải................... 26
ix


3.4.2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ứng xử của người dân ................ 26
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 28
4.1 THÔNG TIN NÔNG HỘ ........................................................................................ 28
4.1.1 Giới tính và tuổi .................................................................................................... 28
4.1.2 Trình độ học vấn ................................................................................................... 29
4.1.3 Nghề nghiệp .......................................................................................................... 30
4.1.4 Thành viên trong nông hộ..................................................................................... 31
4.1.5 Diện tích đất.......................................................................................................... 32
4.1.6 Thu nhập nông hộ ................................................................................................. 32
4.2 TÌNH TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ VĨNH AN ................................................................................................. 33
4.2.1 Khối lượng rác ...................................................................................................... 34
4.2.2 Thành phần chất thải ............................................................................................ 36
4.3 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ RÁC THẢI VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌ ĐỐI
VỚI NHỮNG HỘ XUNG QUANH ....................................................................... 36
4.3.1 Hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại xã Vĩnh An ........................................ 36
4.3.1.1 Hiện trạng phân loại rác ............................................................................... 36
4.3.1.2 Nguồn thông tin để người dân học cách phân loại rác thải ......................... 37

4.3.2 Hiện trạng xử lý rác thải tại xã Vĩnh An .............................................................. 38
4.3.2.1 Nơi đổ rác thải sinh hoạt của hộ dân ............................................................ 38
4.3.2.2 Tình hình tái chế, tái sử dụng lại rác thải ..................................................... 39
4.3.2.3 Các phương thức xử lý rác thải của người dân tại xã Vĩnh An .................... 39
4.3.2.4 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi .................................. 42
4.3.3 Thái độ của hộ dân đối với những hộ xung quanh ............................................... 43
4.3.3.1 Đánh giá của hộ dân về cách xử lý rác của những hộ xung quanh .............. 43
4.3.3.2 Thái độ của hộ dân khi thấy các hộ khác xả rác bừa bãi ............................. 44
4.4 TÌNH HÌNH THU GOM RÁC TẠI XÃ VĨNH AN ............................................... 45
4.4.1 Đánh giá mức độ cần thiết của việc thu gom và xử lý rác thải ............................ 45
4.4.2 Dịch vụ thu gom rác thải tại xã Vĩnh An ............................................................. 46
4.4.2.1 Số hộ dân đăng ký tham gia dịch vụ thu gom rác ......................................... 46
x


4.2.2.2 Lý do hộ dân không đăng ký tham gia dịch vụ thu gom rác ......................... 47
4.2.2.3 Tình hình rác thải tại địa phương sau khi có dịch vụ thu gom rác ............... 48
4.2.2.4 Đánh giá của hộ dân về năng lực làm việc của đội thu gom ........................ 49
4.5 ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN LÒNG THAM GIA PHÍ DỊCH VỤ THU GOM RÁC CỦA
HỘ DÂN TẠI XÃ VĨNH AN ................................................................................. 49
4.5.1 Mức độ sẵn lòng trả phí dịch vụ của hộ dân......................................................... 49
4.5.1.1 Sự bằng lòng trả phí nếu có dịch vụ thu gom rác tại địa phương ............... 49
4.5.1.2 Mức phí dịch vụ hợp lý hộ dân có thể trả ..................................................... 50
4.5.2 Mức độ sẵn lòng trả cao hơn mức phí hiện tại của hộ dân ................................... 50
4.5.3 Phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền phải trả của người dân . 51
4.6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
VÀ RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP ........................................................................... 53
4.6.1 Biện pháp xử lý..................................................................................................... 53
4.6.2 Biện pháp quản lý ................................................................................................. 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 55

5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 55
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 56
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC

xi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tiêu đề

Trang

Bảng 2.1. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 ở Việt Nam ................... 12
Bảng 2.2. Tổng hợp lượng chất thải rắn các loại phát sinh năm 2008 và 2010 tại vùng
nông thôn Việt Nam ......................................................................................................... 12
Bảng 2.3. Dự báo tổng lượng CTR tại các tỉnh vùng KTTĐ vùng ĐBSCL ................. 14
Bảng 3.1. Mẫu điều tra hộ gia đình tại xã Vĩnh An ...................................................... 25
Bảng 3.2. Mô tả biến ..................................................................................................... 27
Bảng 4.1. Tỷ lệ nam giới và nữ giới tham gia phỏng vấn ............................................. 28
Bảng 4.2. Tuổi trung bình theo nhóm phỏng vấn .......................................................... 29
Bảng 4.3. Phân bố trình độ học vấn của nông hộ phân theo nhóm ............................... 30
Bảng 4.4. Tổng số nhân khẩu phân theo nhóm ............................................................. 31
Bảng 4.5. Diện tích đất của 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh An ......................................... 32
Bảng 4.6. Số tiền tích lũy của nông hộ phân theo nhóm ............................................... 33
Bảng 4.7. Khối lượng rác sinh thải hoạt phân theo nhóm ............................................. 34
Bảng 4.8. Khối lượng chất thải rắn nông nghiệp đã qua sử dụng phân theo nhóm ...... 35

Bảng 4.9. Thành phần rác thải hộ dân sử dụng trong ngày phân theo nhóm ................ 36
Bảng 4.10. Hiện trạng phân loại rác phân theo nhóm tại xã Vĩnh An .......................... 37
Bảng 4.11. Các nguồn thông tin dùng để học cách phân loại và xử lý rác ................... 37
Bảng 4.12. Nơi hộ dân đổ rác phân theo nhóm ............................................................. 39
Bảng 4.13. Loại rác thải thường được tái sử dụng tại xã Vĩnh An ............................... 40
Bảng 4.14. Cách xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình phân theo nhóm .................. 41
Bảng 4.15. Cách xử lý rác nông nghiệp của hộ dân phân theo nhóm ........................... 42
Bảng 4.16. Các nguyên nhân hộ dân vứt rác bừa bãi .................................................... 43
Bảng 4.17. Đánh giá của hộ dân về cách xử lý rác của những hộ xung quanh ............. 43
Bảng 4.18. Phản ứng của hộ dân khi thấy các hộ xung quanh xả rác bừa bãi .............. 44
Bảng 4.19. Đánh giá mức độ cần thiết của việc thu gom và xử lý rác .......................... 45
Bảng 4.20. Những lý do hộ dân không đăng kí dịch vụ thu gom rác ............................ 47

xii


Bảng 4.21. Đánh giá của hộ dân về tình hình rác thải tại địa phương sau khi có dịch vụ
thu gom rác .................................................................................................................... 48
Bảng 4.22. Sự bằng lòng trả phí của hộ dân nếu có dịch vụ thu gom rác ..................... 49
Bảng 4.23. Mức phí trung bình hộ gia đình có thể trả cho dịch vụ thu gom ................ 50
Bảng 4.24. Mức phí hộ dân sẵn lòng trả cao hơn để cải tiến trang thiết bị thu gom..... 51
Bảng 4.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí hộ gia đình có khả năng trả ................ 52

xiii


DANH SÁCH HÌNH

Hình


Tiêu đề

Trang

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ................................................................... 7
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa vật liệu và chất thải ............................................................ 9
Hình 2.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp ............................................ 10
Hình 4.1. Tỷ lệ về trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn ............................. 29
Hình 4.2. Các nghề nghiệp chính của người tham gia phỏng vấn tại xã Vĩnh An ........ 30
Hình 4.3. Số nhân khẩu phân theo nhóm....................................................................... 31
Hình 4.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ A.B.T .............................................................. 53

xiv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ Thực vật

CTR:

Chất thải rắn

CTRNN:

Chất thải rắn nông nghiệp

ĐBSCL:


Đồng bằng sông Cửu Long

KTTĐ:

Kinh tế trọng điểm

NN & PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

RTSH:

Rác thải sinh hoạt

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập niên gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói
chung và ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng diễn ra với tốc độ nhanh
chóng. Nền kinh tế khu vực ĐBSCL trong những năm gần đây cũng có những bước
khởi sắc đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
Song, bên cạnh những thuận lợi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại
cũng tồn tại những vấn đề nan giải mà nổi trội là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng cao. Trong đó, tình trạng ô nhiễm do chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN) và
rác thải sinh hoạt (RTSH) là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, ĐBSCL

là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nên lượng rác thải rắn nguy hại phát sinh từ
những hoạt động nông nghiệp rất đáng kể. Nguyên nhân do người dân quanh năm tiếp
xúc với ruộng đồng nên họ thường có thói quen vứt rác thải ngay trên đồng ruộng,
kênh, mương hoặc bất cứ chỗ nào thuận tiện. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của
người dân về vấn đề xử lý rác thải cũng như tác hại của ô nhiễm môi trường còn hạn
chế dẫn đến tình trạng rác thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt và sản xuất của
người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần lẫn tính chất. Tuy nhiên,
cho đến nay việc thu gom, xử lý CTRNN cũng như RTSH tại vùng nông thôn ĐBSCL
vẫn chưa được quan tâm đúng lúc và hiệu quả. Do đó, tình trạng ô nhiễm từ CTRNN
và RTSH ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng chuyển biến xấu. Nó trở thành một
thách thức lớn cho các cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh
và nông dân tại nhiều địa phương vùng nông thôn ĐBSCL, trong đó có tỉnh An Giang.
Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã có những động thái tích
cực nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh như: thường
xuyên mở ra các buổi hội thảo bàn về thực trạng ô nhiễm môi trường tại nông thôn để
tìm ra biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường điển hình như Hội thảo “Thực
trạng và giải pháp xử lý rác thải nông nghiệp” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (NN&PTNT) An Giang tổ chức vào sáng ngày 29/8/2012, tại Thành phố Long
Xuyên. Bên cạnh đó, còn kết hợp với việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất
thải rắn, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Đáng kể nhất là, tỉnh đã
xúc tiến thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải tập trung trên
địa bàn huyện, thị trong tỉnh. Trong đó, không thể không nói đến công trình xử lý rác
thải bằng biện pháp yếm khí tùy nghi (Anoxy BiO Technology-A.B.T) tại xã An Hảo,
huyện Tịnh Biên. Thành công của biện pháp xử lý rác thải này đã và đang được nhân

1


rộng ra nhiều địa bàn trong tỉnh nói riêng và các tỉnh khác nói chung. Theo đó, nhiều
công trình xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại nhiều cụm/xã (như khu

liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành; khu xử lý chất thải
rắn xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn; khu xử lý chất thải rắn xã Lê Trì, huyện Tri
Tôn; khu xử lý rác tại Kênh 10, thành phố Châu Đốc;…) lần lượt được triển khai và
thực hiện trong thời gian gần đây.
Vĩnh An là một xã thuộc huyện Châu Thành tỉnh An Giang, là xã có điều kiện thuận
lợi để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bắt nhịp với quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa, công nghiệp hóa của tỉnh, xã Vĩnh An đang không ngừng đổi mới và phát
triển. Song song đó, lượng RTSH và rác thải nguy hại sản sinh từ các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tình trạng thu gom và xử
lý rác thải trên địa bàn xã còn sơ sài, qua loa, chưa được chú trọng quan tâm.
Chính vì những thực tiễn trên, đề tài “Thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về
xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vĩnh An huyện Châu Thành
tỉnh An Giang” là hết sức cần thiết nhằm góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường tại địa bàn xã Vĩnh An.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng và thái độ ứng xử của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt và
chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang nhằm đề
xuất biện pháp cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp tại xã Vĩnh An
- Phân tích thái độ ứng xử của người dân về vấn đề thu gom và xử lý rác thải tại địa
phương
- Đề xuất chính sách cải thiện chất lượng môi trường cho vấn đề thu gom và xử lý rác
thải tại xã Vĩnh An.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình chất thải rắn nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tại xã Vĩnh An trong
những năm gần đây như thế nào? Nếu không xử lý rác thải kịp thời và hiệu quả sẽ
ra sao?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân tại xã Vĩnh An về vấn đề rác

thải và môi trường? Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng trả phí dịch vụ thu
gom rác của người dân?
- Chính sách có thể áp dụng để cải thiện chất lượng môi trường cho vấn đề thu gom
và xử lý rác thải? Đối tượng thực hiện chính sách bao gồm những ai? Biện pháp
đảm bảo chính sách được thực hiện đúng đắn và hiệu quả?
2


1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát thực tế tìm hiểu về lượng rác thải, quy trình thu gom và xử lý rác thải tại
xã Vĩnh An.
- Thống kê những địa điểm người dân thường đổ rác. Sau đó phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về rác thải và môi trường cũng như mức độ
sẵn lòng trả phí dịch vụ thu gom và xử lý rác thải. Phân tích thái độ của người dân
đối với những hộ xung quanh về vấn đề rác thải.
- Những giải pháp tối ưu và hiệu quả có thể áp dụng để cải thiện tình trạng ô nhiễm
môi trường tại xã Vĩnh An.
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.5.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
1.5.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014.
1.5.3 Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất thải rắn nông nghiệp (các loại vỏ, bao
bì, chai, lọ đựng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã qua sử
dụng) và rác thải sinh hoạt (rác thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt hàng ngày
của người dân) tại xã Vĩnh An.
1.5.4 Giới hạn không gian
Đề tài tập trung phân tích thực trạng và thái độ ứng xử của 100 hộ gia đình tại xã Vĩnh
An về vấn đề thu gom, xử lý rác thải và mức độ sẵn lòng trả phí dịch vụ thu gom rác

của người dân.

3


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tỉnh An Giang
2.1.1.1 Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn của sông
Cửu Long với diện tích 3.536,7 km2 (đứng thứ 4) sau tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và
Long An ở ĐBSCL (Tổng Cục Thống Kê, 2012).
Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía
Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia.
Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố (Long Xuyên,
Châu Đốc), 01 thị xã (Tân Châu) và 08 huyện (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ
Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên) gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã.
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. An Giang chịu ảnh hưởng của 02 mùa gió là gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Do An Giang nằm sâu trong đất liền nên ít chịu ảnh hưởng của gió
bão (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh An Giang, 2013).
An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm lớn
kỷ lục của cả nước. Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn
định, từ 26ºC đến 28ºC. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung
bình 75-80% (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh An Giang, 2013).
Nhìn chung, khí hậu tỉnh An Giang cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và

nuôi trồng thủy sản.
Địa hình
An Giang có 02 dạng địa hình chính là đồng bằng phù sa và đồi núi thấp. Đồng bằng
phù sa thuộc 04 huyện cù lao và vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Đồi núi thấp như Tri
Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn.
Sông ngòi
An Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc. Thuận lợi cho phát triển giao
thông đường thủy, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
4


Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Tỉnh An Giang có 353,7 nghìn ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 279,1 nghìn ha, chiếm 78,9%; diện tích đất lâm nghiệp là 13,9 nghìn ha,
chiếm 3,9%; diện tích đất chuyên dùng là 26,8 nghìn ha, chiếm 7,6%; diện tích đất ở là
15,2 nghìn ha, chiếm 4,3% (Tổng Cục Thống Kê, 2012).
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính. Trong đó, chủ yếu là
nhóm đất phù sa. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Đất đai An Giang thuận lợi
cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Tài nguyên rừng:
Đến năm 2012, toàn tỉnh có 12.251 ha rừng. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 583
ha, rừng trồng là 11.668 ha (Cổng Thông Tin Cục Kiểm Lâm, 2012).
Các khu bảo tồn thiên nhiên như rừng tràm Trà Sư.
Tài nguyên khoáng sản:
So với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, tỉnh An Giang có tài nguyên khoáng sản khá
phong phú, với trữ lượng khá. Chẳng hạn như đá granít trên 7 tỷ m3; đá cát kết 400
triệu m3; cao lanh 2,5 triệu tấn; than bùn 16,4 triệu tấn. Ngoài ra còn có các loại
puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi.
2.1.1.3 Tình hình kinh tế-xã hội

 Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải:
An Giang có hệ thống giao thông thuận tiện. Đường quốc gia 91 với chiều dài 91,3
km nối với tuyến đường quốc gia số 02 Campuchia và Thái Lan qua cửa khẩu Tịnh
Biên và Vĩnh Xương. An Giang có tất cả 14 con đường nhựa với tổng chiều dài 404
km. Bên cạnh hệ thống đường này, hệ thống sông ngòi tỉnh An Giang với chiều dài
sông Tiền 87 km và chiều dài sông Hậu 100 km kết nối tỉnh với Đồng bằng sông
Mekong, Campuchia và Thái Lan. Thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường thủy tải trọng
từ 1.000-10.000 tấn lưu chuyển xuôi ngược dòng từ PhnomPenh-ĐBSCL ra biển Đông
và đi các đảo quốc Philipine, Malaysia, Singapore,… An Giang có cảng Mỹ Thới
(thuộc hệ thống của Cảng biển Việt Nam và Quốc tế) với sản lượng bốc dỡ hàng hóa
đạt 10.000 tấn/năm (Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Và Đầu Tư Tỉnh An Giang,
2011).

5


Hệ thống thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc tỉnh An Giang tương đối phát triển. Kết nối thông suốt với
dịch vụ điện thoại quốc tế, trong nước, dịch vụ internet. Các mạng điện thoại di động
đã xây dựng gần 800 trạm phủ sóng thông tin di động trên toàn tỉnh phục vụ cho nhu
cầu thông tin liên lạc (Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Và Đầu Tư An Giang, 2011).
Hệ thống trường học:
Tính đến năm 2012, An Giang đã có 390 trường Tiểu học với 6.450 lớp học, 155
trường Trung học cơ sở với 3.090 lớp học và 48 trường Trung học phổ thông với 1.190
lớp học. Tỉnh cũng đã có trường Đại học An Giang, Học viện Kinh tế và Công nghệ
An Giang, Học viện Công nghệ Nông nghiệp và Học viện Y (Cổng Thông Tin Điện
Tử Tỉnh An Giang, 2013).
Hệ thống y tế:
An Giang có Bệnh viện Đa Khoa An Giang, Bệnh viện Đa Khoa Châu Đốc, Bệnh viện

Y dược học cổ truyền, Trung tâm mắt, tai mũi họng và Nha khoa.
 Dân số
Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.153,7 nghìn người, đứng thứ 5
trong tổng số 63 tỉnh và thành phố Việt Nam và đứng đầu khu vực ĐBSCL. Mật độ
dân số 609,0 người/km2. Dân số thành thị là 645,9 nghìn người và dân số nông thôn là
1.507,8 nghìn người. Tổng số lao động làm việc từ 15 tuổi trở lên là 1.310,2 nghìn
người (Tổng Cục Thống Kê, 2012).
Ước tính hàng năm dân số An Giang sẽ tăng khoảng xấp xỉ 20 nghìn người tương
đương với dân số 01 xã. Bên cạnh đó, mất cân bằng trong giới tính, dân số già, di cư tự
do và dân số nghèo là những vấn đề nổi trội cần thiết phải giải quyết. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số của tỉnh đạt 6,9 ‰ tính đến năm 2012 (Tổng Cục Thống Kê, 2012).
2.1.2 Huyện Châu Thành
Châu Thành được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành X thành 2 huyện Châu
Thành và Thoại Sơn theo Quyết định số 300/CP ngày 23/08/1979 của Chính phủ, về
việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang.
Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp Thành phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên
34.682 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 29.252 ha và dân số 171.480 người.
Huyện Châu Thành có 13 xã-thị trấn với 63 ấp; tiếp giáp với 04 huyện và thành phố,
đó là huyện Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn và Thành phố Long Xuyên.
- Phía Bắc Giáp huyện Châu Phú.
- Phía Đông-Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới.
- Phía Đông-Đông Nam giáp Thành phố Long Xuyên.
6


- Phía Nam giáp huyện Thoại Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Tri Tôn.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Tịnh Biên.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

(Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang)

2.1.3 Xã Vĩnh An
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Vĩnh An là một xã nằm về phía Tây Bắc của huyện Châu Thành, là xã có đường tỉnh
lộ 941 đi ngang qua và là tuyến giao thông huyết mạch. Đây cũng là đầu tuyến giao
thông đối ngoại của xã, tạo thành mối liên kết giao thông hàng hóa giữa các xã và
huyện, thị. Với những thuận lợi như vậy Vĩnh An có rất nhiều điều kiện để phát triển
kinh tế, giao lưu văn hóa xã hội với các xã và các huyện lân cận.
Địa giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Đông giáp xã Vĩnh Bình
(Châu Thành); Phía Tây giáp xã Tà Đảnh (Tri Tôn) và xã Tân Lập (Tịnh Biên); Phía
Bắc giáp xã Bình Phú (Châu Phú); Phía Nam giáp xã Tân Phú (Châu Thành). Xã Vĩnh
An được chia thành 03 ấp: Vĩnh Thành, Vĩnh Quới, Vĩnh Phú.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 3.046 ha. Trong đó, tổng diện tích sản xuất đất
nông nghiệp là 2.695,06 ha (năm 2013). Toàn xã hiện có 10.130 người (5.126 nam và

7


5.004 nữ), gồm 2.359 hộ với mật độ dân số 322 người/km2. Dân cư sống tập trung theo
trục giao thông chính, kênh Mặc Cần Dưng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, để thuận
tiện cho việc canh tác nông nghiệp nông dân làm nhà rải rác trên các cánh đồng để
sinh sống.
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đường bộ thuận lợi trong giao thương hàng hóa
và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh,
phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Đất đai phì nhiêu, được phù sa bồi đắp hàng
năm phù hợp cho sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, xã cũng chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ hệ thống sông Hậu thông qua các kênh rạch tự nhiên, nên hàng năm
vào mùa nước nổi cũng gặp không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân
đối với vùng chưa có đê bao khép kín.

2.1.3.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Vĩnh An là một xã thuần nông, độc canh cây lúa (sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng
84%). Ngoài nghề nông (kể cả nuôi thủy sản), những ngành nghề khác của xã chủ yếu
phục vụ sản xuất nông nghiệp như: xay xát, sửa chữa nông cụ, dịch vụ vật tư và một số
hộ làm nghề nhang, ghe thu mua lúa, gạo. Bên cạnh đó còn có các ngành nghề như
thương mại-dịch vụ 13,5%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 2,5%.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã là 5.803 người, trong đó số lao
động thông qua đào tạo 2.380 người (đạt 41,01%); tổng số lao động thông qua đào tạo
nghề, tập huấn kỹ thuật 2.350 người (đạt 40,49%); số lao động trong độ tuổi có việc
làm thường xuyên trong các ngành nghề kinh tế trong và ngoài xã 5.159 người (đạt
88,9%) năm 2013. Tổng thu nhập bình quân đầu người/năm của xã: 17.950.000
đồng/người/năm (2013).
Trên địa bàn xã dân tộc kinh chiếm đa số (99,4%), ngoài ra còn có một số dân tộc khác
như Khơ-mer, Chăm, Hoa. Về tín ngưỡng: người dân trên địa bàn xã chủ yếu theo tín
ngưỡng như đạo Phật, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên chúa giáo.
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ RÁC THẢI RẮN
SINH HOẠT
2.2.1 Định nghĩa chất thải rắn (solid waste)
Chất thải rắn có rất nhiều định nghĩa, các định nghĩa này biến thiên theo các quy định
của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Chất thải là những vật chất được xem là kém giá trị hay vô dụng. Theo McDougall et
al. (2001) giữa vật liệu và chất thải có mối quan hệ có thể thể hiện bằng sơ đồ sau đây:

8


×