Đinh Văn Bảng
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tế này là kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên lớp cử
nhân KHQL – K8 chúng tôi trong khoảng ba tháng tìm hiểu và gần một
tuần thâm nhập thực tế tại địa bàn xã Mỹ Yên – huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên.
Trong quá trình thực hiện báo cáo, chúng tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và các bác, cô chú, anh chị ở xã Mỹ
Yên. Qua đây chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các cấp
chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu để
chúng tôi có thể hoàn thành báo cáo. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
đến nhân dân xã Mỹ Yên, các hộ dân thôn Đầm Pháng, Đầm Gành, Đồng
Cháy, Trại Cọ, Đồng Cạn đã giúp đõ tạo điều kiện cho chúng tôi trong
quá trình ăn ở cũng như quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô
giáo khoa Văn – Xã hội, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái
Nguyên; những người đã truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho chúng tôi;
đồng thời đã theo sát và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện
báo cáo thực tế của mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng báo cáo không tránh được những
thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh
viên khác để báo cáo được hoàn thiện hơn.
1
Đinh Văn Bảng
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn để
phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các
công trình an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã
hội, dân số tăng nhanh keó theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương
thực thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai để thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai,đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dù
hạn chế về diện tích (9.4 triệu ha (năm 2005)), bình quân đất nông nghiệp
của nước ta vào loại thấp (0,4 ha/người) nhưng lại có nguy cơ suy thoái
ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên, của sức ép dân số và do sử
dụng đất chưa hợp lý kéo dài. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện
tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong
khi khả nang khai hoang đất mới lại hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có
hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu
như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2
Đinh Văn Bảng
càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Mỹ Yên là một xã nằm ở phía nam của huyện Đại Từ, cách thị trấn
Đại Từ khoảng 10km; là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự định hướng của Khoa Văn -Xã
Hội trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên cùng với sự hướng dẫn của
giảng viên Đặng Thị Ngọc Lan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên - huyện Đại
Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích:
Nâng cao hiệu quả sửu dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
- Nhiệm vụ:
+Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng hợp lí và hiệu quả đất
nông nghiệp.
+Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
+Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
3. YÊU CẦU
- Đánh giá đúng, khách quan khoa học và phù hợp với tình hình thực
tiễn ở địa phương.
3
Đinh Văn Bảng
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy.
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
- Định hướng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi:
+Về mặt không gian: xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
+Về mặt thời gian: Từ ngày 15/08-20/08/2011.
+Về mặt nội dung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trên
cơ sở phân tích, phát hiện những thuận lợi, khó khăn; những mặt được và
chưa được trong việc sử dụng đất.
4
Đinh Văn Bảng
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận: Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+Nghiên cứu các tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lý
và hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp.
+Nghiên cứu các khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu.
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo
cáo, thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực
hiện đề tài.
+Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập được
để thiết lập các bảng biểu nhằm so sánh được sự biến động và tìm nguyen
nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
+Phương pháp điều tra phỏng vấn
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng hỏi để điều
tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách
quan cũng như chính xác của số liệu thu được. Đồng thời với việc sử
dụng bảng hỏi đóng là việc kết hợp sử dụng một số câu hỏi mở, phỏng
vấn sâu nông dân và cán bộ quản lý.
5
Đinh Văn Bảng
+Phương pháp kế thừa:
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế
thừa các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và
nghiên cứu.
6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá nức độ khai thác sử dụng
đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỉ lệ sử dụng đất đai: là tỉ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai
và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai.
+Tỷ lệ sử dụng đất đai(%)=(Tổng diện tích đất đai- Diện tích đất
chưa sử dụng)/ Tổng diện tích đất đai.
+Tỷ lệ sử dụng loại đất(%)=(Diện tích của các loại đất (đất NN,
LN…)/ Tổng diện tích đất đai.
6
Đinh Văn Bảng
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả
diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho
sản xuất nông lâm nghiệp.
Phân loại đất nông nghiệp
Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại
sau:
- Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng
các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một
năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
+Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các
công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…
+Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa –lúa, lúa –màu, màu –
màu,…
+Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ
7
Đinh Văn Bảng
màu/năm.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức
khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng
màu…
- Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ
sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ
bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều
năm.
- Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các
loại cây rừng với mục đích sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng
hộ.
- Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa
vào sử dụng với mục đích riêng.
- Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản
như tôm, cua, cá…
- Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình
sản xuất muối.
1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội
Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự
tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.
8
Đinh Văn Bảng
Những hang hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có
thể được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nói
cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển.
Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là
khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các
ngành kinh tế quốc dân khác và đô thị.
Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hang hóa công nghiệp
và các ngành kinh tế khác.
- Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà Nước
Nông nghiệp là ngành kinh tế có quy mô lớn nhất của nước ta. Tỷ
trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tổng
thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông
nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức thuế nông nghiệp, các loại
thuế kinh doanh khác…Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nông
nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
9
Đinh Văn Bảng
Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân
nghèo nông thôn
Nước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức tự cấp tự túc đã đáp ứng
được nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp
chiếm 28,4%diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu
người là 1.224m2/người. Trong đó:
+Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6% diện tích
đất nông nghiệp.
+Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3% diện tích đất
nông nghiệp.
+Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông
nghiệp.
+ Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: 367,8 % diện tích đất nông
nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng
(so với năm 1993 tăng 2.351,9 nghìn ha). Trong đó, tỷ trọng diện tích
cây hàng năm giảm (bằng 76,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 1990;
69,1 % diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % diện tích đất nông
10
Đinh Văn Bảng
nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích trồng cây lâu năm tăng (bằng 14,9
% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2 % diện tích đất nông nghiệp
1997; 23,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000).
1.3.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm
riêng bởi sự chi phối của điều khiện tự nhiên, kinh tế -xã hội. Những đặc
điểm đó là;
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất
định.
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, bao gồm: các loại
cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát
triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiều
từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu. môi trường. Giữa sinh vật và môi
trường sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi
trường lập tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng
chúng sẽ bị chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngọi cảnh tồn tại độc
lập với ý muốn chủ quan của con người.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng
lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt.
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi nữa thì cũng đều
11
Đinh Văn Bảng
bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở
đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông
nghiệp rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền
núi, vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp phân
tán, manh mún.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Đây là nét đặc thù điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ này không những thể
hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón rất khác nhau
giữa các thời kỳ cảu quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu hoạch,
chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường.
2. QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẨT NÔNG
NGHIỆP
2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lut, diện
tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử
dụng đất kém bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa hoc trên thế giới và trong
nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được
thị trường chấp nhận.
Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được đất
12
Đinh Văn Bảng
đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
Bền vững về xã hôi: thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống xã
hội.
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài
nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động…) để đáp ứng nhu cầu cuộc
sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên
môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền
vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an
ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và
chất lượng của môi trường sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày
càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội
gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần
quan trọng vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng
trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân
trên thế giới đều còn rất thấp.
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội
dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản:
Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi
trường.
Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
13
Đinh Văn Bảng
mối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau.
Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp
lý.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi
có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản
nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc
sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để gữ gìn tài nguyên đất
đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả
kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình
đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro.
2.2. Về hiệu quả sử dụng đất
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội,
nói đến hiệu quả người ta sẽ nghĩ đến công việc đạt kết quả tốt. Như vậy
hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong
đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau.
Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh
doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là năng
suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra
một đơn vj sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xa hội là có tác động tích
14
Đinh Văn Bảng
cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu,
phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực
trong quá trình sản xuất. nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi
nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng
cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù kinh tế.
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều
rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực
vào sản xuất, tăng đấu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang
thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp…Phát
triển theo chiều sâu là đỷ mạnh việc áp dung khoa học kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp
tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế
của các tổ chức kinh tế trong nền kinhn tế thị trường có sự quản lý của
Nhà Nước.
Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạc thời gian
15
Đinh Văn Bảng
lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản
xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra,
lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương
quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem
xét moois quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện
vật và giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ
thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh
tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất
và lao đông thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất
của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông
nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao.
3.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA
3.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên xã Mỹ Yên – Đại Từ - Thái
Nguyên
Mỹ Yên là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên,
16
Đinh Văn Bảng
cách thị trấn Đại Từ khoảng 10 km và nằm ở phía nam huyện. Ranh giới
hành chính được xác định như sau:
Phía bắc giáp xã Khôi Kỳ; phía nam giáp xã Văn Yên; phía đông
giáp xã Lục Ba.
Toàn bộ diệ tích xã là một thung lũng nằm giữa chân núi Tam Đảo.
Địa hình bị chia cắt bởi các con suối như suối Cầu Hu, Cầu Hủng và suối
Cầu Chì. Vì thế vào mùa mưa bão thường xảy ra lũ ống, lũ quét. Giao
thông đi lại khó khăn gây cản trở cho quá trình đi lại trao đổi kinh tế của
người dân. Có những cánh đồng nhỏ và hẹp nằm dưới chân núi rất khó để
sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp sử dụng máy móc trong
sản xuất.
Mỹ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 22-27C. Độ ẩm
trung bình từ 70-80%. Khí hậu nhiệt đới ẩm cùng với sự hoạt động của
gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông tạo điệu kiện thuận lợi cho việc
phát triển các cây trồng nhiệt đới điển hình cũng như tạo điều kiện cho
phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm vói
lượng mua lớn cũng gây ra không ít khó khăn trở ngại trong sản xuất như
dịch bệnh bùng phát, ngập úng vào mùa mưa, giá rét sương muối vào
mùa đông…
Xã Mỹ Yên có diện tích tự nhiên là 3400 ha. Trong đó đất nông
nghiệp là 280 ha, đất trồng chè là 130 ha, rừng sản xuất là 1400 ha, còn
17
Đinh Văn Bảng
lại thuộc vườn quốc gia Tam Đảo.
Khung cảnh buổi sáng Mỹ Yên
18
Đinh Văn Bảng
Cảnh người dân đi làm đồng
3.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội xã Mỹ Yên – Đại Từ -
Thái Nguyên
Là một xã vùng sâu còn nhiều khó khăn thuộc huyện Đại Từ Mỹ
Yên luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà
Nước.
Toàn xã Mỹ Yên có 1462 hộ dân với 6179 nhân khẩu, sinh sống
trong 25 xóm (Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2011). Trong đó có
một xóm cách xa trung tâm xã nhất là 4.5 km (xóm Thuận Yên). Đường
giao thông đi lại khó khăn, ban đầu mới làm được đoạn đường bê tông đi
tới xóm Đồng Cháy, Đầm Ghành, Đầm Phán. Còn lại những xóm khác
đường chủ yếu là đường đá, đường đất đi lại rất khó khăn. Trên địa bàn
19
Đinh Văn Bảng
xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là Tày, Nùng, Dao, Thái, Kinh.
Trong đó dân tộc kinh là chủ yếu. Hiện nay số người trong độ tuổi lao
động của xã rất ít do phần lớn thanh niên trong xã hoặc là đi học hoặc đi
làm xa nhà.
Đồng chí Nguyễn Quang Khê PCT UBND xã Mỹ Yên
Về giao thông, thủy lợi – xây dựng cơ bản:
Trong 6 tháng đầu năm, xã đã cho nhân dân tu sửa, nạo vét 6.5km
kênh mương nội đồng và đắp vai, đập để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất;
đang tiếp tục đôn đốc nhà thầu hoàn thành tuyến đường vành đai để đưa
vào sử dụng; tiếp tục quy hoạch khu dân cư xóm Đồng Cạn và sân vân
động xã; vận động nhân dân xóm Việt Yên hiến đất để thông đường giao
thông tuyến vành đai Tam Đảo và đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.
Về sản xuất CN – TTCN: Về tiểu thủ công nghiệp, địa phương vẫn
duy trì nhịp độ phát triển. Tuy nhiên sản xuất TTCN địa phương vẫn
mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa sản xuất tập trung, sản phẩm không mang
20
Đinh Văn Bảng
tính cạnh tranh. Giá trị TTCN 6 tháng ước đạt theo giá trị hiện hành bằng
589.400.000đ.
21
Đinh Văn Bảng
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ MỸ YÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU
NĂM XÃ MỸ YÊN
1.1 Phương hướng sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm xã Mỹ
Yên
Để hoàn thành kế hoạch kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp năm
2011, Ủy Ban Nhân Dân xã Mỹ Yên đã kịp thời xây dựng và triển khai kế
hoạch sản xuất vụ xuân năm 2011.
Mục tiêu kế hoạch về tổng diện tích gieo cấy lúa là 270 ha, năng suất
55,5 tạ/ha, sản lượng 1498,5 tấn. Trong đó: Diện tích lúa thâm canh cao
sản là 140 ha, năng suất trên 57 tạ/ha; diện tích cấy lúa lai 45 ha. Mục
tiêu tổng diện tích gieo trồng cây màu là 83 ha. Trong đó:
+ Cây ngô: 10 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 40 tấn
+ Khoai lang: 5 ha, năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 35 tấn
22
Đinh Văn Bảng
+ Đậu tương: 8 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng 11,2 tấn
+ Lạc: 10 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 9 tấn
+ Sắn: 8 ha, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 120 tấn
+ Đậu, đỗ: 5 ha, năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 35 tấn
+ Củ đậu: 2 ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng 12 tấn
+ Rau các loại: 35 ha, năng suất 110 tạ/ha, sản lượng 385 tấn
Các giải pháp thực hiện mục tiêu sản xuất bao gồm giải pháp về tổ
chức sản xuất, kỹ thuật và chính sách.
Về tổ chức sản xuất:
Xây dựng kế hoạch sản xuất các loại cây trồng vụ xuân đảm bảo
theo khung thời gian tốt nhất, trong đó cây lúa chủ yếu là gieo cấy trà
xuân muôn.
Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật gieo trồng…
Thực hiện các mô hình trình diễn về giống lúa mới, mô hình thâm
canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng
thu nhập trên một đơn vị diện tích để tuyên truyền khuyến cáo nhân ra
diện rộng
Tập trung chỉ đạo điều tiết và tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ đảm bảo
chủ động cấy hết diện tích lúa theo kế hoạch đề ra.
Về kỹ thuật: Đối với cây lúa:
Thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật gieo cấy vụ xuân năm 2011.
23
Đinh Văn Bảng
Trong đó, trà lúa xuân muộn chiếm 95 – 97 % diện tích. Thực hiện tốt
biện pháp che phủ nilon cho mạ, không để mạ chết rét.
Thời vụ: Gieo mạ từ ngày 21/01 đến ngày 25/01/2011. Cấy từ ngày
08/02 đến ngày 25/02/2011, tuổi mạ 3 – 4 lá.
Mật độ cấy: Lúa thuần: Cấy 50 khóm/m2, mỗi khóm từ 2 – 3 dảnh;
lúa lai: cấy từ 40 – 45 khóm/m2 mỗi khóm từ 1 – 2 dảnh.
Đối với cây ngô: Thời vụ ngô từ ngày 04/02 đến ngày 25/02/2011.
Trong sản xuất vụ xuân cần tập trung chỉ đạo, mở rộng diện tích cây
trồng các loại cây có hiệu quả như đậu tương, lạc, củ đậu, dưa hấu…
Về chính sách:Thực hiện trợ giá giống lúa lai, cho sản xuất theo mức
trợ giá của huyện và tỉnh nhằm tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu
quả góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Mức hỗ trợ về kinh phí như
sau: ngân sách tỉnh hỗ trợ trợ giá giống lúa: 45 ha x 27.7 sào x 10.000
đồng/sào = 12.465.000 đồng. Hỗ trợ phân bón kali cho lúa lai với mức hỗ
trợ là 10.000 đồng/sào. Ngân sách huyện hỗ trợ lúa lai các loại : 45 ha x
27.7 sào/ha x 20.000 đồng/sào = 24.930.000 đồng. Ngô lai các loại: 10 ha
x 27.7 sào/ha x 4.000 đồng/sào = 1.108.000 đồng. Hỗ trợ tập huấn, xây
dựng một mô hình giống lúa chất lượng cao và một mô hình đậu tương
mới.
1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 xã Mỹ
Yên
1.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp
24
Đinh Văn Bảng
Trong 6 tháng đầu năm 2011, diện tích gieo cấy của toàn xã
Mỹ Yên là 270ha/267ha = 101% cùng kỳ; năng suất đạt 56 tạ/ha; sản
lượng = 1512 tấn. Trong đó, lúa lai cấy được 33ha/45ha = 73% kế hoạch
= 117 % cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây mầu vụ xuân là 10 ha. Diện
tích ngô xuân là 5 ha, năng suất =40 tạ/ha, sản lượng = 20 tấn. Tổng sản
lượng lương thực cây có hạt 6 tháng đầu năm bằng 1675,5 tấn bằng 50,8
% kế hoạch năm. Chăm sóc thâm canh 102 ha chè kinh doanh, năng suất
đạt 65 tạ/ha, sản lượng bằng 464,1 tấn bằng 70% kế hoạch năm.
Về rừng sản xuất, đã cấp giống và phân bón cho nhân dân
trồng, chăm sóc 36,1 ha tại 5 xóm (Bắc Hà 1, Bắc Hà 2, Bắc Hà 3, Việt
Yên, Đồng Cháy). Triển khai mô hình thâm canh cây keo Tai tượng 25 ha
tại 6 xóm ( Suối Chì, Lò Gạch, Đồng Cạn, Trại Cọ, Đầm Pháng, Đầm
Gành).
1.2.2 Chăn nuôi
Đầu năm đàn gia súc mắc bẹnh dịch trên diện rộng kéo dài đến
tháng 4. Tỷ lệ đàn gia súc, gia cầm giảm so với kế hoạch. Số gia súc, gia
cầm hiện có như sau:
+ Đàn bò: 34/100 con = 34 % KH = 30,9 % cùng kỳ
+ Đàn trâu: 587/1100 con = 53,3 % KH 57,5 % cùng kỳ
+ Đàn lợn: 2013/3200 con = 62,9 % KH = 66,6 cùng kỳ
+ Đàn dê: 162/100 con = 162 % KH = 231% cùng kỳ
+ Đàn gia cầm: 25.553/32.000 con = 79,8 % KH = 83,7 % cùng kỳ
25