TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẠCH THỊ MỸ TIÊN
PHÂN TÍCH SỰ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI CỦA NGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU –
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102
Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẠCH THỊ MỸ TIÊN
MSSV: 4115258
PHÂN TÍCH SỰ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI CỦA NGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU –
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ THÔNG
Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Khi luận văn tốt nghiệp được hoàn thành em rất vui và phấn khởi vì đây
là thành quả của những năm em học đại học. Để đạt được kết quả này em luôn
ghi nhớ công ơn của mọi người đã giúp đỡ em.
Trước hết em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất dành cho thầy Phạm Lê
Thông – giảng viên Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, thầy đã rất nhiệt
tình hướng dẫn em làm luận văn trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói
chung và khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã cố gắng truyền
đạt cho em những kiến thức cần thiết trong học tập và tương lai em sau này.
Bên cạnh đó em cũng muốn gửi lời cám ơn đến các bạn của em, cám ơn
các bạn đã luôn quan tâm và chia sẽ những thông tin cũng như những tài liệu
cần thiết cho luận văn này.
Vì do khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu, vì vậy trong quá trình làm luận văn có thể còn nhiều sai sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô cùng các bạn luôn dồi dào sức khỏe
và thành công trong mọi công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…. tháng….năm….
Người thực hiện
Bạch Thị Mỹ Tiên
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết: đề tài luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu
thứ cấp thu thập được là trung thực và các kết quả nghiên cứu này chưa được
dùng cho bất cứ luận văn nào.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm….
Người thực hiện
Bạch Thị Mỹ Tiên
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 1
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .................................. 2
1.3.1 Các giả thuyết kiểm định .......................................................................... 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................4
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 4
2.1.1 Định nghĩa sự sẵn lòng trả ........................................................................ 4
2.1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ............................................................ 4
2.1.2.1 Định nghĩa.............................................................................................. 4
2.1.2.2 Các bước thực hiện ................................................................................ 5
2.1.3 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu ................................. 5
2.1.3.1 Bảng câu hỏi .......................................................................................... 5
2.1.3.2 Kịch bản ................................................................................................. 6
2.1.3.3 Cách thức chi trả và các mức giá ........................................................... 6
2.1.3.4 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp .......................................................... 6
2.1.4 Một số định nghĩa về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và thành phần
của rác thải cùng với các vấn đề ô nhiễm và tác động ô nhiễm của chất thải rắn
............................................................................................................................ 7
iii
2.1.4.1 Chất thải rắn ........................................................................................... 7
2.1.4.2 Chất thải rắn sinh hoạt và thành phần của rác thải ................................ 7
2.1.4.3 Các vấn đề ô nhiễm và tác động ô nhiễm của chất thải ......................... 8
2.1.5 Khái niệm về dịch vụ ................................................................................ 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 10
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 10
2.2.2.1 Xác định đối tượng phỏng vấn ............................................................ 10
2.2.2.2 Xác định cỡ mẫu .................................................................................. 10
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 10
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 10
2.2.4.1 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho việc TGVCXLR........................................ 11
2.2.4.2 Biến kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình logit ..... 13
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................... 14
3.1 Giới thiệu tổng quát về quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ............................. 14
3.1.1 Địa giới hành chính ................................................................................. 14
3.1.3 Tình hình kinh tế-xã hội ......................................................................... 15
3.2 Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
quận Ninh Kiiều, TP. Cần Thơ ........................................................................ 17
3.2.1 Khái quát về công ty công trình đô thị TP. Cần Thơ .............................. 17
3.2.2 Các quyết định, chính sách và văn bản liên quan ................................... 17
3.2.3 Tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại địa bàn quận
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ .................................................................................. 17
3.2.4 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại địa bàn quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ ..................................................................................................... 19
3.2.5 Phí thu gom hiện hành ............................................................................ 19
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH SỰ HIỂU BIẾT VỀ RÁC THẢI VÀ Ý THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
NINH KIỀU, TP CẦN THƠ ....................................................................... 21
iv
4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu....................................................................... 21
4.2 Thái độ và hiểu biết của đáp viên trong việc nhận thức bảo vệ môi trường
.......................................................................................................................... 24
4.3 Tình hình tiếp cận thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường của các đáp
viên ................................................................................................................... 26
4.4 Phân tích sự hài lòng của các đáp viên đối với dịch vụ thu gom,vận chuyển
và xử lý rác thải................................................................................................ 28
4.5 Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về rác thải sinh hoạt ........................ 30
4.6 Phân tích sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải.................................................................................................................... 30
4.6.1. Lý do sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả của đáp viên cho dịch
vụ TGVCXLR.................................................................................................. 31
4.6.1.1. Lý do sẵn lòng chi trả của đáp viên cho mức phí vệ sinh cao hơn hiện
tại...................................................................................................................... 32
4.6.1.2. Lý do không sẵn lòng chi trả của đáp viên cho mức phí vệ sinh cao
hơn hiện tại ...................................................................................................... 33
4.6.2 Kết quả phân tích Crosstabs ................................................................... 34
4.6.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của đáp viên cho
việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ..................................................... 36
4.6.3.1 Kết quả xử lý mô hình Logit về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng
chi trả cho việc TGVCXLRT .......................................................................... 36
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................................. 39
5.1 Đặt mức phí vệ sinh mới ............................................................................ 39
5.2 Một số giải pháp nâng cao nhận thức và sự hài lòng của người dân đối với
việc TGVCXLR ............................................................................................... 39
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 41
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 41
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 42
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình logit .. 13
Bảng 3.2: Mức phí vệ sinh hiện tại .................................................................. 20
Bảng4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu .............................................................. 21
Bảng 4.2: Thái độ của đáp viên đối với hành vi vứt rác bừa bãi ..................... 24
Bảng 4.3: Cách xử lý rác của người dân nếu không sử dụng dịch vụ vệ sinh . 26
Bảng 4.4: Tình hình nhận thông tin tuyên truyền của đáp viên....................... 28
Bảng 4.5: Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt .. 30
Bảng 4.6: Tỷ lệ số người chọn tương ứng với các mức giá............................. 31
Bảng 4.7: Lý do sẵn lòng chi trả cho mức phí vệ sinh mới ............................. 32
Bảng 4.8: Lý do không sẵn lòng chi trả cho mức phí vệ sinh mới .................. 33
Bảng 4.9: Mối liên quan giữa nghề của đáp viên theo trình độ học vấn ......... 34
Bảng 4.10: Mối liên quan giữa giới tính của đáp viên theo trình độ học vấn . 35
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chánh của quận Ninh Kiều ............................ 15
Hình 4.1:Cơ cấu thu nhập của đáp viên ........................................................... 22
Hình 4.2: Cơ cấu trình độ học vấn của đáp viên.............................................. 22
Hình 4.3: Cơ cấu nghề nghiệp của đáp viên .................................................... 23
Hình 4.4: Cơ cấu giới tính của đáp viên .......................................................... 23
Hình 4.5: Tác động của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải .............. 25
Hình 4.6: Tình hình nhận thông tin tuyên truyền BVMT của các đáp viên .... 27
Hình 4.7: Mức độ hài lòng của đáp viên đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải................................................................................................ 29
Hình 4.8: Tỉ lệ các đáp viên đồng ý và không đồng ý tăng phí vệ sinh trong
năm nay ............................................................................................................ 31
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CVM
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTP
Sự sẵn lòng trả
TGVCXLRT
Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
BVMT
Bảo vệ môi trường
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển, mức sống người dân ngày
càng cao điều này dẫn đến việc lượng rác thải thải ra môi trường ngày càng
nhiều. Kết quả quan trắc cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng
ngày ước tính 818 tấn (với dân số 1.199.817 người), tăng 31 tấn/ngày so với
năm 2010 (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2012). Do lượng rác thải ngày càng
tăng vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là điều cần thiết, việc
làm này cần đến nhiều kinh phí.
Nhằm để giảm bớt kinh phí nói trên cho TP. Cần Thơ cũng như ngân
sách nhà nước, hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ đã ban hành quyết định số
20/2013/QĐ – UBND về mức thu phí vệ sinh trong địa bàn quận Ninh
Kiều,TP Cần Thơ. Quyết định này nêu ra từng mức giá thu phí vệ sinh cho các
đối tượng hộ gia đình. Để biết về mức độ chấp nhận của người dân về những
mức giá đã nêu ra cũng như nhận thức của họ trong việc bảo vệ môi trường và
suy nghĩ của người dân về tính khách quan trong các mức phí vệ sinh đối với
từng đối tượng hộ gia đình cho nên việc nghiên cứu đề tài “Phân tích sự sẵn
lòng trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của người dân trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” là cần thiết. Từ đó có thể đưa ra
những điều chỉnh thích hợp trong công tác thu phí vệ sinh và ý thức bảo vệ
môi trường của người dân. Bên cạnh đó góp phần thực hiện tốt kế hoạch chủ
đề năm 2014 của quận là “Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển,
nâng cao chất lượng cải cách hành chính; tiếp tục thực hiện nếp sống văn hóa
– văn minh đô thị (UBND quận Ninh Kiều, 2014).
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích sự sẵn lòng trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
của người dân tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nhằm đánh giá nhận thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn
quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Phân tích thái độ và sự hiểu biết về vấn đề rác thải của các hộ gia đình
trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
1
Phân tích sự sẵn lòng trả đối với việc tăng phí dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả cho việc sử dụng
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
Đề ra các giải pháp gia tăng sự sẵn lòng trả của người dân đối với dịch
vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt để giữ nét đẹp cảnh quan
đô thị và sức khỏe của người dân.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1Các giả thuyết kiểm định
- H0: Tỷ lệ các hộ gia đình chấp nhận mức phí mới của dịch vụ vệ sinh
phụ thuộc vào giá. H1 thì ngược lại.
- H0: Người dân có thu nhập cao sẽ sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải.
- H0: Người dân đồng tình với mức phí vệ sinh mới phụ thuộc vào trình
độ học vấn của họ.
- H0: Giới tính của đáp viên là nam thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả cho dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cao hơn đáp viên giới tính là nữ.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Hộ gia đình tại địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ có thái độ và hiểu
biết như thế nào về rác thải?
- Hộ gia đình tại địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ có hài lòng về
việc sử dụng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải với mức phí hiện
tại hay không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của hộ gia đình trên
địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tạiđịa bàn gồm 2 phường: Xuân Khánh, Hưng
Lợi của quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian năm 2011 đến 6 tháng đầu
năm 2014. Các thông tin và số liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ hộ gia
đình ở quận Ninh Kiều trong khoảng tháng 10 đến tháng 11 năm 2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đìnhtại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phương pháp CVM được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trong và
ngoài nước nhằm xác định mức sẵn lòng trả của người dân về hàng hóa, dịch
vụ môi trường. Người sử dụng hàng hóa hay dịch vụ này, họ khó cảm nhận
được giá trị của nó hay mức độ thỏa mãn của họ khi sử dụng thay vì họ dễ
dàng cảm nhận mức độ ngon của một loại bánh khi nếm thử nó.
Các nhà nghiên cứu Margaret M. Calderon, Leni D. Camacho, Myrna G.
Carandang, Josefina T. Dizon, Lucrecio L. Rebugio and Noel L (2004) đã áp
dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên(CVM) để xác định sự sẵn lòng trả cho
việc cải thiện hệ thống quản lý các lưu vực sông. Các tác giả đã tập trung vào
sự thể chế hóa mức phí sử dụng nước được đề nghị trong bài nghiên cứu,
nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý các lưu vực sông. Tổng cộng có 13 mô hình
CV được thiết lập xuất phát từ sự khác nhau về câu hỏi CV, cơ quan cung cấp
dịch vụ nước sinh hoạt và thu nhập của đáp viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mức giá sẵn lòng trả trung bình là khác nhau giữa các mô hình. Trong đó mean
WTP từ mô hình tổng quát ước lượng bằng phương pháp tham số (hàm Logit).
Trương Đăng Thụy (2007) cũng đã sử dụng phương pháp CVM để xác
định giá sẵn lòng trả cho một loại hàng hóa thiếu thông tin về giá trị kinh tế và
các cơ chế để nắm bắt giá trị kinh tế phi thị trường. Theo Freeman III (2003)
người dân sẵn sàng trả cho các loài đang bị đe dọa ngay cả khi họ không mong
đợi để nhìn thấy chúng. Để đo giá trị này bài nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp CVM. Năm mức giá được sử dụng dựa trên kết quả của cuộc trắc nghiệm
thử với 120 bảng câu hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội 690 hộ trả lời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả cho việc sử dụng hàng hóa
hay dịch vụ thường được phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, học vấn, thu nhập,
… các yếu tố này đã được đưa vào trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Nỏn
(2011).
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Định nghĩa sự sẵn lòng trả (Willingess To Pay – WTP)
WTP là tổng số tiền tối đa được trích từ thu nhập mà một cá nhân sẵn
lòng trả số tiền để cải thiện một hoàn cảnh, hoặc số tiền tối đa mà một người
sẽ trả tiền để tránh một sự suy giảmtrong những hoàn cảnh (Haab và
McConnell, 2002).
Thực chất WTP chính là sự biểu hiện sở thích tiêu dùng của khách hàng.
Khách hàng thông qua giá thị trường (MP) để thanh toán các hàng hóa và dịch
vụ mà họ tiêu dùng. Nhưng có nhiều trường hợp họ tự nguyện chấp nhận chi
trả cao hơn giá thị trường để được tiêu dùng. Mức WTP chính là thước đo của
sự thỏa mãn và mức sẵn lòng trả biên cho mỗi đơn vị tăng thêm là giảm xuống
khi khối lượng tiêu dùng tăng thêm.
2.1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation
Method – CVM)
2.1.2.1 Định nghĩa
Theo Haab và McConnell (2002) CVM được hiểu như sau:
CVMlà phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về sở
thích và xác định giá sẵn lòng trả (WTP). Mục đích của CVM là ước tính giá
sẵn lòng trả trong sự thay đổi về số lượng hoặc số lượng hàng hóa, hoặc dịch
vụ.
CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn biết giá sẵn lòng trả
của một người cho tính chất nào đó của môi trường thì bạn hãy hỏi họ. Người
được hỏi sẽ đặt mình ở trong tình huống giả định và xem xét trong trường hợp
đó họ sẽ có quyết định như thế nào.
Ưu điểm của phương pháp CVM
- Điểm mạnh chính của phương pháp này là tính linh động. Có thể thiết
kế CVM cho bất cứ tình huống nào và do đó có thể áp dụng cho rất nhiều hàng
hóa môi trường. CVM đánh giá cho cả giá trị tồn tại và giá trị lựa chọn.
- Dễ được thừa nhận và mức độ tin cậy cao khi tính toán.
Nhược điểm của phương pháp CVM
- Vì là điều tra qua bảng câu hỏi nên người được phỏng vấn có thể trả lời
thật, cũng có thể trả lời sai. Ngay cả khi trả lời thật thì người được phỏng vấn
lại đứng trước một vấn đề: thứ nhất, liệu người phỏng vấn có biết hoàn toàn về
sự ưa thích thật sự của mình để đưa ra câu trả lời đúng đắn. Thứ hai, động lực
nào làm họ không nói ra sự ưa thích thật sự của họ với người phỏng vấn.
4
- Các cá nhân thường nói mức giá thấp hoặc cao hơn, không đúng với
đánh giá thực của mình
2.1.2.2 Các bước thực hiện
Thông thường phương pháp CVM thường được tiến hành qua 4 bước sau
đây:
Bước 1: Xác định và mô tả các đặc tính của môi trường cần đánh giá.
Bước 2: Xác định đối tượng điều tra, xác định mẫu và phương pháp chọn
mẫu.
Bước 3: Thiết kế bảng hỏi, lựa chọn hình thức chi trả của người dân
(WTP) dựa vào ý định điều tra đánh giá của người hỏi bằng các phương pháp
như: phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, gửi mail/ thư hoặc thảo luận nhóm.
Bước 4: Phân tích và tổng hợp kết quả (phân tích kinh tế lượng, phân
tích lợi ích chi phí).
2.1.3 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu
2.1.3.1 Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi là một tập hợp các câu hỏi được sắp xếp logic theo nội
dung nghiên cứu. Bảng hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người
nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Bảng câu
hỏi là sự thể hiện của chương trình nghiên cứu, giúp điều tra thực tế và là một
công cụ dùng để thu thập dữ liệu.
Bảng câu hỏi gồm có 4 phần:
- Phần 1: Các câu hỏi ngắn gọn và thích hợp nhằm thu thập thông tin cơ
bản của đáp viên. Ví dụ như: Tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, …
- Phần 2: Tìm hiểu thái độ và sự hiểu biết của người dân về vấn đề môi
trường. Nghiên cứu ý kiến của đáp viên về thứ tự mức độ nghiêm trọng của
vấn đề môi trường suy nghĩ của họ trong việc gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi
trường sống.
- Phần 3: Các câu hỏi tập trung vào tìm hiểu mức độ hài lòng của người
dân đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ. Người dân có ý kiến gì ở mức phí hiện tại và có đồng ý hay
không trong việc tăng phí vệ sinh trong tương lai. Bên cạnh còn mô tả những
đặc điểm môi trường có liên quan để đối tượng điều tra có hình dung về những
giá trị môi trường mà họ đánh giá (từ đó đưa ra mức giá sẵn sàng chi trả cho
phù hợp).
- Phần 4: Phần câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin, phản hồi về
giá sẵn lòng trả của đối tượng điều tra và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến
những phản ứng trên.
5
2.1.3.2 Kịch bản
Nội dung kịch bản bắt đầu bằng việc nói lên thực trạng của công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ý
thức, thái độ cũng như sự hiểu biết của người dân về các vấn đề môi trường
sống xung quanh đang bị ô nhiễm và hành động tự vứt rác thải xuống sông
rạch hoặc tự đốt rác thay vì phải đăng ký thu gom rác thải. Hiện nay tình hình
kinh tế vẫn đang còn khó khăn vì vậy tỷ lệ chất thải rắn thu gom của. TP. Cần
Thơ vẫn chưa đạt chỉ tiêu. Hằng năm TP. Cần Thơ hay quận Ninh Kiều đều
phải chi một khoản tiền cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Các
vấn đề nêu trên cần được thực hiện tốt hơn nhằm góp phần làm sạch môi
trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó cần tìm
hiểu nhu cầu của người dân liên quan đến việc bảo vệ môi trường và đưa ra
những chính sách sửa đổi cho phù hợp với nguyện vọng, kinh tế xã hội của các
hộ gia đình.Do đó câu hỏi WTP được đưa ra: Ông/ Bà vui lòng cho tôi biết
Ông/Bà có sẵn lòng chi trả một mức phí vệ sinh lớn hơn mức phí hiện tại
nhằm giúp cho công việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ngày càng
tốt hơn không?
2.1.3.3 Cách thức chi trả và các mức giá
a. Cách thức chi trả
Hàng tháng sẽ có nhân viên thu phí vệ sinh của công ty công trình đô thị
đến các hộ gia đình để thu tiền. Đây là mức phí độc lập, không tính cùng các
phí khác.
b. Các mức giá
Thông qua hình thức đóng phí vệ sinh hàng tháng, hiện tại các hộ gia
đình phải đóng với mức phí theo qui định do hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ
đưa ra (Quyết định số20/2013/QĐ – UBND ngày 25 tháng 09 năm 2013) về
việc quyết định danh mục và mức thu phí, lệ phí.
Các mức giá mới được xác định nhằm góp phần thực hiện tốt công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cũng như góp phần làm giảm ngân sách
quận bằng cách tăng số tiền theo phần trăm của từng mức phí.
Như vậy sẽ có 4 mức giá nghiên cứu như sau: tăng 5.000 đồng, tăng
10.000 đồng, tăng 15.000 đồng, tăng 20.000 đồng. Vì đây là vấn đề môi
trường nên đa số người dân sẽ cho rằng họ không có lợi ích về kinh tế khi phải
chi các khoản phí vệ sinh cho nên nếu nêu ra mức phí cao thì họ sẽ khó mà
chấp nhận. Bốn mức giá được đưa ra ở đây chủ yếu bám sát vào mức phí mà
người dân đóng nhiều nhất, khả năng người dân chấp nhận sẽ cao hơn.
2.1.3.4 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Bài nghiên cứu sử sụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn
viên sẽ đến gặp các hộ gia đình một cách ngẫu nhiên để xin được trao đổi và
6
nói lên vấn đề cần trao đổi. Phỏng vấn viên sẽ nêu từng câu hỏi nếu đáp viên
chưa rõ phần nào thì phỏng vấn viên sẽ giải thích và hướng dẫn cụ thể, sau đó
ghi nhận lại câu trả lời của đáp viên.
Khi phỏng vấn cần tìm hiểu rõ các thông tin cá nhân của đáp viên như:
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, số thành viên trong gia đình, …
các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu của người dân và từ đó sẽ ảnh
hưởng đến mức sẵn lòng trả cho dịch vụ vệ sinh mà đề tài đang nghiên cứu.
2.1.4Một số định nghĩa về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và
thành phần của rác thải cùng với các vấn đề ô nhiễm và tác động ô nhiễm
của chất thải rắn
2.1.4.1 Chất thải rắn
Theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP “Về quản lý chất thải rắn” Hà Nội,
ngày 09 tháng 04 năm 2007: chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy
hại.
2.1.4.2 Chất thải rắn sinh hoạt và thành phần của rác thải
Chất thải rắn sinh hoạt:
Theo quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội: chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải
trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
Chất thải rắn sinh hoạt có các thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
hạn sử dụng, vải, giấy, vỏ rau quả, …
Thành phần của rác thải:
Khác với rác công nghiệp, rác sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất.
Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các
nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất
này tạo nên một số đặc tính khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh
hoạt.
Rác thải sinh hoạt gồm thành phần cơ học và thành phần hóa học. Chất
thải rắn đô thị cũng khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí
hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
7
2.1.4.3 Các vấn đề ô nhiễm và tác động ô nhiễm của chất thải
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Chất thải rắn có các hợp chất hữu cơ bền. Những hợp chất này rất bền
vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông
sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng
loạt các bệnh nguy hiểm cho con người. Khi phân tích mẫu đất, nước, không
khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên, cùng với các kim loại
nặng thâm nhập vào nguồn nước và môi trường đất cũng sẽ gây hại cho con
người. Bụi từ chất thải rắn và mùi hôi thối của nó lẫn vào môi trường không
khí, khi ta hít vào sẽ rất khó chịu nếu tiếp xúc lâu dài sẽ rất dễ bị mắc các bệnh
về hô hấp
Bên cạnh đó, chất thải rắn sinh hoạt có độ ẩm cao, là nơi cho các loài
nấm, vi khuẩn và côn trùng độc hại phát triển gây hại cho con người, bụi từ
chất thải rắn và mùi hôi thối của nó lẫn vào môi trường không khí, khi ta hít
vào sẽ rất khó chịu nếu tiếp xúc lâu dài sẽ rất dễ bị mắc các bệnh về hô hấp.
b. Ảnh hưởng đến môi trường
Đối với môi trường đất:
Khi chất thải rắn bị vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các
chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi độ pH của đất. Ngoài ra chất thải nguy
hại khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ
chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng, …
làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Các chất ô nhiễm
không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh
thái đất.
Đối với môi trường nước:
Việc vứt rác bừa bãi xuống các dòng sông, ao hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn
nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật sống dưới nước,
giảm đa dạng sinh học. Rác nặng lắng xuống đáy sẽ làm tắt nghẽn lưu thông
dòng nước, gây khó khăn cho các phương tiện trên sông.
Đối với môi trường không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô
nhiễm không khí.
Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như: CH4,
CO2,NH3, ... gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí sinh ra từ quá trình thu
gom, vân chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác.
8
Làm giảm mỹ quan đô thị:
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý đúng qui định sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân
của tình trạng này là do người dân thiếu ý thức nên cứ vứt rác bừa bãi ra lòng
lề đường, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
2.1.5 Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể
cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở
hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Đặc điểm của dịch vụ:
- Dịch vụ có đặc trưng cơ bản với sản phẩm hữu hình khác như tính vô
hình (Intangibility). Trước khi người tiêu dùng mua dịch vụ họ không thể
chạm vào và cảm nhận nó có tốt hay không như các hàng hóa thông thường.
- Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời
(Iseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Trong đa số
các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời và chỉ được
hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa có
khách hàng thì chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.
- Tính không đồng đều về chất lượng hay còn gọi là tính không đồng
nhất (Variability). Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như
sản xuất hàng hóa. Do vậy nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu
chuẩn thống nhất. Ngoài ra dịch vụ được thực hiện bởi những người cung cấp
khác nhau, ở những thời gian, địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của
khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra tính không ổn định của
dịch vụ
- Tính không lưu giữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ
được,dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó cung cấp.
- Dịch vụ có tính không chuyển quyền sử dụng được. Do vậy, khi mua
dịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích từ
dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định.
- Dịch vụ cơ bản là không cụ thể, do vậy dễ bắt trước. Điều này làm cho
việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng là thách thức chủ yếu của
marketing dịch vụ.
- Một dịch vụ có thể do nhiều cá nhân hay nhiều tổ chức cung ứng.
9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài “Phân tích sự sẵn lòng trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”có
đối tượng nghiên cứu là cáchộgia đìnhtrên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ.
Bài nghiên cứu thực hiện để tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân
trong việc bảo vệ môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả cho việc thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải. Các đối tượng là các hộ gia đình trên địa bàn 2
phường: Xuân Khánh, Hưng Lợi được chọn là địa điểm để lấy mẫu nghiên cứu
để đánh giá sơ bộ. Vì do vấn đề thời gian và kinh phí cùng với những mối
quan hệ xã hội giúp dễ lấy thông tin trong khi phỏng vấn nên em chọn địa
điểm gần với nơi em ở là ở hai phường Xuân Khánh và Hưng Lợi.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Trong bài nghiên cứu ta sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
2.2.2.1 Xác định đối tượng phỏng vấn
Các chủ hộ gia đình tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
2.2.2.2 Xác định cỡ mẫu
Cuộc tiến hành điều tra chỉ với các hộ gia đình ở phường Hưng Lợi và
phường Xuân Khánh, TP. Cần Thơ. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên
đề tài khảo sát 50 phần tử quan sát đối với mỗi phường (phường Hưng Lợi,
phường Xuân Khánh). Do đó, cỡ mẫu của nghiên cứu là 100 quan sát.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình (thông
qua bảng câu hỏi) và nhân viên thu gom rác tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Các số liệu thứ cấp liên quan đến các vấn đề rác thải và thu gom rác nhằm sử
dụng để tìm hiểu rõ hơn về nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.
Sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin như: tạp chí, internet,
công ty công trình đô thị TP. Cần Thơ, … Các số liệu sơ cấp được thu thập là
các thông tin mới nhất có thể về các chỉ tiêu, tình hình hoạt động của công ty
công trình đô thị TP. Cần Thơ, các mức phí vệ sinh để phục vụ cho việc phân
tích sự sẵn lòng chi trả của người dân về vấn đề môi trường.
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định sự sẵn
lòng chi trả (WTP) cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải: Phỏng
vấn trực tiếp các chủ hộ gia đình, đề nghị đáp viên chọn một mức giá (mức phí
thu gom rác thải) được đưa ra trong bảng câu hỏi.
- Sử dụng công cụ phân tích Crosstabs (bảng chéo) để thể hiện các mối
quan hệ cần kiểm định.
10
- Sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn
lòng trả cho mức phí vệ sinh của người dân.
-Mô hình
k
P(Y 1)
log e
0 1 x1 .. n X n
logit:
j 1
P(Y 0)
Mô hình hồi qui logistic nhị thức (binary logistic) hay còn gọi là mô hình
logit được dùng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến định tính
nhị phân (biến chỉ nhận hai giá trị: chẳng hạn là 1 và 0) và các biến độc lập có
thể là biến định lượng hoặc biến định tính. Trong nghiên cứu này mô hìnhlogit
được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sẵn lòng chi trả cho
mức phí vệ sinh mới của người dân.
Mô hình nghiên cứu như sau:
P (Y 1)
Log e
B0 B1 X 1 B2 X 2 B3 X 3 B4 X 4 B5 X 5 B6 X 6 B7 X 7
P(Y 0)
Trong đó:
Biến phụ thuộcY là biến định tính, đại diện cho việc đồng tình hay không
đồng tình cho mức phí vệ sinh mớinhận giá trị 1 là đồng tình, nhận giá trị 0
nếu không đồng tình. Các biến X1 đến X7 là các biến giải thích.
2.2.4.1 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho việc TGVCXLR
Các biến độc lập được hiểu như sau:
- Giá (Trương Đăng Thụy, 2007): Là các mức giá được đưa ra trong
bảng câu hỏi để hỏi các đáp viên có sẵn lòng chi trả cho mức phí vệ sinh mới
hay không. Mức giá đưa ra càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả cho
mức phí vệ sinh mới càng thấp. Biến được kỳ vọng có ảnh hưởng trái chiều
với biến phụ thuộc.
- Trình độ học vấn (Trương Đăng Thụy, 2007): trình độ học vấn của đáp
viên, được xác định thông qua số lớp cao nhất mà đáp viên đã kết thúc, từ đó
xác định số năm học. Đáp viên có trình độ học vấn cao hơn có thể họ sẽ nhận
thức tốt hơn về tầm quan trọng của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
từ đó sẽ có thái độ ủng hộ cho việc tăng phí vệ sinh. Do đó trình độ học vấn
của đáp viên được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi
trả của đáp viên cho mức phí vệ sinh mới.
- Giới tính: Giới tính của đáp viên, được mã hóa là 1 nếu đáp viên là nam
và mã hóa là 0 nếu đáp viên là nữ. Nam giới thường là trụ cột trong gia đình,
11
có thể quyết định mọi việc trong gia đình mà không có sự lưỡng lự ý kiến
khác của các thành viên dễ chấp nhận tăng phí hơn là nữ. Bên cạnh đó nam
giới thường nắm bắt thông tin nhiều hơn nữ do đó họ sẽ có hiểu biết về vấn đề
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải và có khả năng chấp nhận tăng phí hơn.
Vì thế biến giới tính cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả
cho mức phí vệ sinh mới.
- Thu nhập (Trương Đăng Thụy, 2007): là thu nhập trung bình hàng
tháng của đáp viên, được xác định bằng con số cụ thể (triệu đồng). Các đáp
viên có thu nhập càng cao thì việc tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến khả
năng chi tiêu của họ, có thể các đáp viên sẽ có xu hướng đồng ý ủng hộ cho
mức phí vệ sinh mới. Vì vậy biến thu nhập được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng
cùng chiều đến sự sẵn lòng trả của đáp viên.
- Độ tuổi (Trương Đăng Thụy, 2007): là độ tuổi hiện tại của đáp viên,
được mã hóa theo đúng số tuổi của đáp viên. Đáp viên có độ tuổi càng cao thì
thường tiết kiệm tiền vì khi cao tuổi họ thường không kiếm được tiền. Còn đối
với những người trẻ tuổi họ được đi học nhiều hơn, có hiểu biết về tầm quan
trọng của việc thu gom rác thải nhiều hơn và có thu nhập lâu dài nên có xu
hướng ủng hộ mức phí vệ sinh mới. Biến này được kỳ vọng có ảnh hưởng
ngược chiều đến việc sẵn lòng chi trả cho mức phí vệ sinh mới.
- Nghề nghiệp: là nghề của đáp viên, đáp viên tạo ra thu nhập chính bằng
việc buôn bán, được mã hóa là 1 nếu đáp viên làm nghề buôn bán và mã hóa là
0 nếu đáp viên làm nghề khác. Thường thì việc buôn bán sẽ phát sinh lượng
rác thải nhiều nên việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là cần thiết. Vì
thế các đáp viên nằm trong đối tượng này sẽ có xu hướng ủng hộ mức phí vệ
sinh mới. Do đó, biến này được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều đến việc sẵn
lòng chi trả cho mức phí vệ sinh mới.
- Số thành viên nhỏ hơn 15 tuổi: là số người nhỏ hơn 15 tuổi trong gia
đình của đáp viên. Số thành viên này càng cao thì mức chi tiêu trong gia đình
cao vì trẻ nhỏ tốn nhiều chi tiêu hơn nên các đáp viên sẽ cân nhắc trong chi
tiêu. Do đó biến này được kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều đến việc sẵn
lòng chi trả cho mức phí vệ sinh mới.
12
2.2.4.2 Biến kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình
logit
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình logit
Biến độc lập
Ký hiệu
Tuổi (X1)
tuoi
Giới tính
(X2)
Đơn vị và diễn giải
Dấu kỳ
vọng
Tuổi của đáp viên
-
gioi tinh
Biến giả, nhận giá trị 1 là nữ, 0 là
nam
+
hoc van
Số năm đi học của đáp viên đến thời
điểm phỏng vấn
+
Nghề nghiệp
(X4)
nghe
nghiep
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu nếu nghề
tạo ra thu nhập là buôn bán, giá trị 0
là nghề khác
+
Số thành
viên nhỏ hơn
15 tuổi (X5)
thanh vien
Số người nhỏ hơn 15 tuổi trong gia
đình của đáp viên
-
thu nhap
Mức thu nhập trung bình/ tháng của
đáp viên (đồng/ tháng)
+
muc gia
Số tiền tăng thêm so với mức phí
hiện tại (đồng/ tháng)
-
Trình độ
học vấn (X3)
Thu nhập
(X6)
Mức giá
(X7)
13
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ
Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt
Nam. Ngày 24 tháng 06 năm 2009, TP. Cần Thơ chính thức được thủ tướng
chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại I thuộc vùng kinh tế trọng
điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư
của Việt Nam. TP. Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km2, tổng
dân số là 1.214.100 người, mật độ dân cư đạt 862 người/km2 (năm 2012).
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt
8,36%, thu nhập bình quân đầu người là 1.819 USD. Tổng thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội
đồng nhân dân thành phố giao.
TP. Cần Thơ ngày càng phát triển và đang trong giai đoạn thực hiện chỉ
thị số 13/CT – UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đẩy mạnh thực
hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm năm 2011 –
2015.Trong đó quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố với diện tích
2.922,4 km2, dân số 243.794 người, mật độ dân số đạt 7167 người/km2
(2009).
3.1.1 Địa giới hành chính
Theo nghị định số 05/2004/NĐ – CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của
chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành TP Cần Thơ cũ gồm Cái
Khế, An Hòa, Thới Bình, An nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An
Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc TP Cần Thơ cũ).
Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong
Điền; Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng; Bắc giáp quận Bình
Thủy.
Quận Ninh Kiều có 13 phường:
1. Phường Cái Khế
2. Phường An Hòa
3. Phường Thới Bình
4. Phường An Nghiệp
5. Phường An Cư
6. Phường An Hội
7. Phường Tân An
14
8. Phường An Lạc
9. Phường An Phú
10. Phường Xuân Khánh
11. Phường Hưng Lợi
12. Phường An Bình
13. Phường An Khánh (tách ra từ phường An Bình theo Nghị định số
11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 1, 2007 của Chính phủ).
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chánh của quận Ninh Kiều
(Nguồn: )
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Sông Hậu và sông Cần Thơ là 2 con sông lớn chảy qua quận Ninh Kiều.
Sông Cần Thơ bắt đầu chảy vào quận Ninh Kiều qua phường An Bình tại
điểm tiếp giáp giữa phần địa giới phường An Bình và xã Mỹ Khánh huyện Phong
Điền. Sông Cần Thơ chảy ra sông Hậu qua bến Ninh Kiều ở phường Tân An và
chảy qua các phường: An Bình, Hưng Lợi, Xuân Khánh, An Lạc, Tân An thuộc
quận Ninh Kiều.
Sông Hậu chảy qua phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
Bên cạnh đó còn có các hệ thống hồ, kênh, rạch chằng chịt khắp các
phường trong quận Ninh Kiều như: kênh Cái Khế, sông Hàm Luông, hồ Sáng
Thổi, …
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Kinh tế:
Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Nơi đây đặt
trụ sở của nhiều ban ngành của thành phố, điển hình là Ủy ban Nhân dân thành
15