Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích mức sẵn lòng trả và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hệ thống thoát nước của người dân thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ TÚ PHƢƠNG

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO HỆ THỐNG
THOÁT NƢỚC CỦA NGƢỜI DÂN
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: 52850102

12 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ TÚ PHƢƠNG
MSSV: 4115246

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO HỆ THỐNG
THOÁT NƢỚC CỦA NGƢỜI DÂN
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TH.S NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

12 – 2014


LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thầy,
Cô truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, nhất là những kiến thức chuyên ngành để
làm hành trang bước vào cuộc sống sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ
dạy tận tình của quý Thầy, Cô.
Con xin cảm ơn Ba, Mẹ đã động viên và ủng hộ để con có thể hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng đã hướng dẫn tận tình
để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp!
Chân thành cảm ơn Công ty Công trình đô thị thành phố Sóc Trăng đã giúp đỡ
em trong thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của các bạn cùng lớp trong quá trình thực hiện
đề tài!
Chân thành cảm ơn anh (chị) tại các phường 1, phường 2, phường 3, phường 4
và phường 6 tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã giúp đỡ em trong quá
trình đi phỏng vấn các hộ gia đình.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn 5 phường được phỏng
vấn tại thành phố Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình cung cấp thông tin
để em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!

Sóc Trăng, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Ngô Tú Phƣơng
i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Sóc Trăng, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Ngô Tú Phƣơng

ii


TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
..................................................................................

Sóc Trăng, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.3.1 Không gian ..........................................................................................................4
1.3.2 Thời gian .............................................................................................................4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................4

1.5 Giả thuyết cần kiểm định .......................................................................................4
1.6 Kịch bản .................................................................................................................4
1.7 Lược khảo tài liệu ..................................................................................................5
1.7.1 Lược khảo tài liệu theo phương pháp .................................................................5
1.7.2 Lược khảo tài liệu theo nội dung ........................................................................6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............9
2.1 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................9
2.1.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ......................................................................9
2.1.1.1 Định nghĩa phương pháp CVM .......................................................................9
2.1.1.2 Các bước thực hiện ........................................................................................10
2.1.2 Các thông số đánh giá chất lượng môi trường nước mặt..................................12
2.1.2.1 Các chỉ tiêu vật lý ..........................................................................................12
2.1.2.2 Các chỉ tiêu hóa học .......................................................................................12
iv


2.1.3 Mức sẵn lòng trả ...............................................................................................14
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................................15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................15
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp ...............................................................................................15
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp .................................................................................................15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................17
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG VÀ NHÀ
MÁY XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG..........................22
3.1 Tổng quan về thành phố Sóc Trăng .....................................................................22
3.1.1 Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu ..............................................................22
3.1.2 Dân số và lao động............................................................................................22
3.1.3 Kinh tế...............................................................................................................22
3.1.4 Xã hội ................................................................................................................22

3.1.6 Bản đồ hành chính ............................................................................................23
3.2 Tổng quan về nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng ........................23
3.2.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án ...............................................23
3.2.2 Vị trí địa lý của nhà máy xử lý nước thại tại thành phố Sóc Trăng ..................23
3.2.3 Mô tả mục tiêu của dự án..................................................................................24
3.2.4 Quy mô các hạng mục của dự án ......................................................................24
3.2.5 Công nghệ của nhà máy xử lý nước thải ..........................................................25
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................37
4.1 Phân tích ý thức – trách nhiệm của người dân đối với ô nhiễm môi trường
nước ...........................................................................................................................37
4.1.1 Thống kê số lượng mẫu đã khảo sát tại các phường của thành phố Sóc
Trăng ..........................................................................................................................37

v


4.1.2 Mô tả đối tượng phỏng vấn ...............................................................................37
4.1.2.1 Giới tính .........................................................................................................38
4.1.2.2 Tuổi ................................................................................................................38
4.1.2.3 Nghề nghiệp ...................................................................................................39
4.1.2.4 Trình độ học vấn ............................................................................................40
4.1.2.5 Tổng số thành viên trong gia đình .................................................................40
4.1.2.6 Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình ....................................41
4.1.3 Phân tích ý thức và trách nhiệm của người dân đối với ô nhiễm môi
trường nước ................................................................................................................42
4.1.3.1 Sự quan tâm của người dân đến ô nhiễm môi trường nước ..........................42
4.1.3.2 Những phương tiện truyền thông giúp đáp viên dễ tiếp cận dễ với
thông tin liên quan đến môi trường...........................................................................43
4.1.3.3 Sự hiểu biết của các đáp viên về tác hại của ô nhiễm môi trường nước
đến sức khỏe và đời sống .......................................................................................... 43

4.1.3.4 Đánh giá của người dân về môi trường nước hiện nay trong thành phố .......45
4.1.3.5 Khảo sát người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường .................................46
4.1.3.6 Khảo sát thông tin của đáp viên về nhà máy xử lý nước thải của thành
phố và hệ thống thoát nước ........................................................................................47
4.2 Phân tích mức sẵn lòng trả và các yếu tố tác động đến quyết định sẵn lòng
tham gia vào hệ thống thoát nước của người dân tại thành phố Sóc Trăng ..............47
4.2.1 Những tồn tại cơ bản.........................................................................................47
4.2.2 Tỷ lệ tham gia của hộ gia đình..........................................................................48
4.2.2.1 Tỷ lệ tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố ....................48
4.2.2.2 Tỷ lệ tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố theo
phường .......................................................................................................................49
4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống
thoát nước của hộ gia đình tại thành phố Sóc Trăng .................................................50

vi


4.2.3.1 Mục tiêu của việc khảo sát sự sẵn lòng tham gia mở rộng hệ thống
thoát nước ..................................................................................................................50
4.2.3.2 Kết quả mô hình Binary Logistic...................................................................50
4.2.4 Mức sẵn lòng trả của các đáp viên....................................................................52
4.3 Chỉ tiêu về chất lượng nước tại trạm quan trắc của hệ thống thoát nước ............54
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA
NGƢỜI DÂN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ MỞ RỘNG SỐ HỘ THAM
GIAVÀO MÔ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA
THÀNH PHỐ ...........................................................................................................56
5.1 Thuận lợi cho việc mở rộng quy mô tham gia đấu nối của người dân ................56
5.2 Khó khăn trong công tác thu gom và xử lý nước thải và mở rộng quy mô
tham gia của người dân ..............................................................................................56
5.3 Giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về ô nhiễm môi

trường nước, mở rộng số hộ tham gia vào mô hình xử lý nước thải và giải
pháp quản lý nước thải hiệu quả cho công ty ............................................................58
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................63
5.1 Kết luận ................................................................................................................63
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66
PHỤ LỤC .................................................................................................................68

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng mẫu khảo sát những hộ gia đình chưa đấu nối vào
hệ thống thoát nước của thành phố ............................................................................16
Bảng 2.2 Đặc điểm của các biến độc lập được đưa vào mô hình Binary
Logictic ......................................................................................................................21
Bảng 3.3 Số liệu kỹ thuật của trạm lưới chắn rác tại Nhà máy xử lý nước thải
thành phố Sóc Trăng ..................................................................................................28
Bảng 3.4 Số liệu thuật của ngăn lắng cát tại Nhà máy xử lý nước thải thành
phố Sóc Trăng ............................................................................................................30
Bảng 3.5 Số liệu kỹ thuật của bể lắng sơ cấp tại Nhà máy xử lý nước thải thành
phố Sóc Trăng ............................................................................................................31
Bảng 3.6 Số liệu kỹ thuật của trạm bơm bún sơ cấp tại Nhà máy xử lý nước
thải thành phố Sóc Trăng ...........................................................................................33
Bảng 3.7 Số liệu kỹ thuật của các ao phân hủy bùn tại Nhà máy xử lý nước
thải thành phố Sóc Trăng ...........................................................................................34
Bảng 3.8 Số liệu kỹ thuật của các sân làm khô bùn tại Nhà máy xử lý nước
thải thành phố Sóc Trăng ...........................................................................................35
Bảng 4.9 Số lượng mẫu khảo sát tại các phường của thành phố Sóc Trăng .............37

Bảng 4.10: Bảng thống kê các tác hại của môi trường nước bị ô nhiễm ...................44
Bảng 4.11: Tỷ lệ hộ gia đình đồng ý tham gia vào hệ thống thoát nước của
thành phố theo phường ..............................................................................................49
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy Binary Logictic .............................................................51
Bảng 4.13: Mức sẵn lòng trả cho phí bảo vệ môi trường nước .................................52
Bảng 4.14: Các thông số ô nhiễm tại trạm quan trắc của hệ thống thoát nước .........54
Bảng 4.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về các kênh thông tin tuyên truyền
hiệu quả ......................................................................................................................60

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng,
năm 2014....................................................................................................................23
Hình 3.2 Sơ công nghệ xử lý của Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc
Trăng ..........................................................................................................................25
Hình 3.3 Tổng quan quy trình xử lý nước của Nhà máy xử lý nước thải thành
phố Sóc Trăng, giai đoạn 1 ........................................................................................26
Hình 3.4 Tổng quan nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng....................26
Hình 3.5 Ngăn tiếp nhận của Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng ..........27
Hình 3.6 Khu vực chắn rác của Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng ......29
Hình 3.7 Bể lắng cát tại Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng ..................30
Hình 3.8 Mương đo lưu lượng tại Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc
Trăng ..........................................................................................................................31
Hình 3.9 Số liệu kỹ thuật của bể lắng sơ cấp tại Nhà máy xử lý nước thải thành
phố Sóc Trăng ............................................................................................................32
Hình 3.10 Trạm bơm bùn tại Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng ..........33
Hình 3.11 Bể phân hủy bùn tại Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng.......34

Hình 3.12 Sân phơi khô bùn của Nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc
Trăng ..........................................................................................................................35
Hình 4.13 Cơ cấu giới tính của đáp viên trong mẫu phỏng vấn tại các
phường của thành phố Sóc Trăng ..............................................................................38
Hình 4.14: Cơ cấu tuổi của đáp viên trong mẫu phỏng vấn tại các
phường của thành phố Sóc Trăng ..............................................................................38
Hình 4.15 Cơ cấu nghề nghiệp của các đáp viên trong mẫu phỏng vấn
tại các phường của thành phố Sóc Trăng ...................................................................39
Hình 4.16: Cơ cấu trình độ học vấn của đáp viên trong mẫu phỏng vấn
tại các phường của thành phố Sóc Trăng ...................................................................40

ix


Hình 4.17: Cơ cấu tổng số thành viên trong gia đình của đáp viên
trong mẫu phỏng vấn tại các phường của thành phố Sóc Trăng................................40
Hình 4.18: Cơ cấu thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình được
phỏng vấn tại các phường của thành phố Sóc Trăng .................................................41
Hình 4.19: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về vấn đề ô nhiễm môi trường
của người dân tại các phường của thành phố Sóc Trăng ...........................................42
Hình 4.20: Biểu đồ thống kê những phương tiện truyền thông giúp đáp viên
tiếp cận dễ với các thông tin liên quan đến các vấn đề môi trường...........................43
Hình 4.21 Sự hiểu biết của đáp viên về tác hại của ô nhiễm môi trường nước .........43
Hình 4.22: Đánh giá của người dân về môi trường nước trong thành phố hiện
nay ..............................................................................................................................45
Hình 4.23: Thống kê ý kiến của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường ........46
Hình 4.24: Khảo sát thông tin của người dân về nhà máy xử lý nước thải của
thành phố và hệ thống thoát nước .............................................................................46
Hình 4.25: Tỷ lệ hộ gia đình đồng ý tham gia vào hệ thống thoát nước của
thành phố....................................................................................................................48

Hình 4.26: Biểu đồ thể hiện mức sẵn lòng trả của người dân ...................................54

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
“Nước không còn là nguồn tài nguyên vô tận”
Theo Liên hiệp quốc, “nước sạch là một trong ba nhu cầu thiết yếu nhất của
con người, và trong 7 tỷ dân đang sinh sống trên thế giới, 1,1 tỷ người đang
sống không có nước sạch để dùng, 1,3 tỷ người không có điện để dùng, 769
triệu người không được tiếp cận với hệ thống nước sạch và 2,5 tỷ người đang
bị ảnh hưởng từ môi trường sống mất vệ sinh vì thiếu nước” (Liên hiệp quốc,
2014). “Dự báo đến năm 2015, 2,7 tỷ người sẽ không tiếp cận được với điều
kiện vệ sinh môi trường tối thiểu. Đến năm 2035 nhu cầu năng lượng của toàn
thế giới sẽ tăng khoảng 50% và đặc biệt, lượng nước khai thác cho sản xuất
năng lượng sẽ tăng khoảng 20%” (Tổ chức y tế thế giới – văn phòng đại diện
WHO Việt Nam, 2013). Cùng với áp lực tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và
nhu cầu sử dụng nước, năng lượng ngày càng cao, tài nguyên nước đang đứng
trước nguy cơ ngày càng cạn kiệt. Thêm vào đó “thực tế 97% nguồn nước dự
trữ là nước biển, 2% còn lại là băng ở Nam cực và Bắc cực. Nhân loại chỉ còn
1%lượng nước sử dụng được. Đặc biệt, rất nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra
tình trạng cạn kiệt nước, sông ngòi khô cạn và mực nước ngầm đang thấp dần.
Nhu cầu về nước ngày càng tăng trở thành nguyên nhân gây căng thẳng, xung
đột về quyền sở hữu nước giữa các quốc gia. Cứ 7 quốc gia thì có một quốc
gia phụ thuộc 50% nguồn nước bên ngoài biên giới” (Giáo sư Arjen Hoekstra,
2014).Trong đó, “Việt Nam hiện có nhiều yếu tố thiếu bền vững đã và đang
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia về tài nguyên nước.Trước hết là lượng nước
mà nước ta đang khai thác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội phụ thuộc trên

60% tổng lượng nước đến từ ngoài lãnh thổ.Mặt khác tài nguyên nước phânbố
không đồng đều giữa các vùng. Trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có
gần 40% lượng nước nhưng lại chiếm gần 80% dân số cả nước và trên 90%
khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ” (PGS.TS Trần Hồng Thái,
2013). Không chỉ vì sự khan hiếm nước sạch mà tài nguyên nước trở thành
tâm điểm quan tâm của cả xã hội trong thời gian qua mà còn vì tài nguyên
nước đang trong tình trạng ô nhiễm và suy thoái ở mức báo động. Sự ô nhiễm
nước dẫn đến những hệ lụy vô cùng to lớn cho xã hội . “Tình trạng ô nhiễm
nước trên thế giới như: sông Tamise (Anh) trở thành ống cống lộ thiên từ một
con sông rất sạch, sông Seine (Pháp) không còn dùng được làm nguồn cung
cấp nước sinh hoạt nữa, Vùng Đại hồ (Mỹ) bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie,
1


Ontario đặc biệt nghiêm trọng, hình thành đám tảo khổng lồ tại thành phố
Thanh Đảo – tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)” (GS. Huỳnh Thu Hòa – Võ Văn
Bé, 2012)...Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công
nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở
nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên, vấn nạn ô
nhiễm môi trường nước của nước ta hiện nay cũng đang ở mức báo động, Khu
công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước
sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày
hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt...
xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hòa
và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm
nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.Nước dùng trong
sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống
từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp
trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.Ðiều đáng nói

là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì
cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên
gọi.Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Cửu Long, ven biển miền Trung... Bên cạnh những hậu quả trực tiếp về môi
trường, cảnh quan, sinh hoạt của người dân thì môi trường nước ô nhiễm còn
kéo theo hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng về các dịch bệnh và kéo theo
suy giảm kinh tế: "Tại một số địa phương ở Việt Nam, khi quan sát các trường
hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 - 50% là do sử dụng nguồn
nước ô nhiễm. Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử
vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém”(Nguyễn Ngọc Lý,2014). “Có
khoảng 80% trường hợp mắc bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước bị ô
nhiễm. Chỉ trong 4 năm gần đây đã có hơn 6 triệu ca liên quan đến ô nhiễm
nguồn nước. Chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn và sốt
rét khoảng 400 tỷ động. Thêm vào đó, nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến người
thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghĩ học, nghĩ làm cho cả người bệnh và
người chăm sóc làm giảm 20% thu nhập”(vietnam plus, 2013), ô nhiễm nặng
môi trường nước trên sông Maspero (Sóc Trăng) ảnh hưởng lớn đến đời sống
và sức khỏe người dân... Các thực tế đã chỉ ra rằng, quốc gia, khu vực nào
quan tâm đến việc sử dụng, khai thác bền vững, bảo vệvà cải thiện ô nhiễm
môi trường nước thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được
nâng cao, phúc lợi xã hội tăng lên đáng kể. Hiểu được tầm quan trọng của vấn
đề nhiều quốc gia, khu vực đã có nhiều việc làm tích cực để bảo vệ môi trường
2


nước như đưa ra các luật, quy định về khai thác, sử dụng, xây dựng nhà máy
xử lý nước thải, áp dụng mức thu phí bảo vệ môi trường nước...Và Việt Nam,
Sóc Trăng cũng không nằm ngoài xu hướng tích cực này của thế giới. Thành

phố Sóc Trăng đã áp dụng nhà máy xử lý nước thải và thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước,
và mang đến phúc lợi xã hội cao hơn cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, trong
quá trình vận hành vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở
rộng quy mô xử lý của nhà máy làm cho phúc lợi xã hội của người dân vẫn
chưa tốt và ý thức trách nhiệm của người dân về ô nhiễm môi trường nước vẫn
chưa cao,... làm cho công tác bảo vệ môi trường nước của thành phố chưa đạt
được hiệu quả tối ưu. Từ thực tế của địa phương đã đưa đến yêu cầu thực hiện
đề tài “PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO HỆ THỐNG THOÁT
NƢỚC CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG” nhằmđánh giáý
thức – trách nhiệm của người dân về ô nhiễm môi trường nước,... qua đó xác
định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho dịch vụ cải thiện môi trường
nước và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia đấu nối của các hộ gia
đình. Dựa vào những khó khăn tồn tại để đưa ra các giải pháp và kiến nghị
giúp giải quyết những khó khăn và thách thức, giúp mở rộng mạng lưới đấu
nối vào hệ thống thoát nước của thành phố để nâng cao chất lượng môi trường
và tăng phúc lợi cho xã hội theo hướng xã hội hóa.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mức sẵn lòng trả và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
vào hệ thống thoát nước của người dân thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sẵn lòng đấu nối vào hệ thống
thoát nước chung của thành phố
- Phân tích mức giá sẵn lòng trả của người dân cho hệ thống thoát nước và cải
thiện môi trường nước tại thành phố Sóc Trăng
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao nhận thức – trách nhiệm của
người dân đối với dịch vụ cải thiện môi trường nước – mở rộng quy mô của hệ
thống thoát nước đến người dân trong khu vực và giúp nhà máy được duy trì

hoạt động bền vững
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
3


Đề tài được thực hiện trên địa bàn 5 phường của thành phố Sóc Trăng. Bao
gồm các phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4 và phường 6.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2003 đến nay
- Đề tài được thực hiện từ 09/2014 đến 12/2014
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Các hộ dân chưa đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của nhà máy
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Ý thức và trách nhiệm của người ra tại địa bàn thành phố Sóc Trăng
về ô nhiễm môi trường nước như thế nào?
Hiệu quả tài chính của nhà máy như thế nào?
Những hộ dân chưa đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố xử
lý nước thải sinh hoạt của gia đình như thế nào?
Những người dân chưa đấu nối nào hệ thống xử lý nước thải tập trung
của thành phố, có sẵn lòng đấu nối không?
Nếu không đồng ý đấu nối thì nguyên nhân là do đâu?
Mức giá sẵn lòng chi trả cao nhất của người dân thành phố cho việc
duy trì hoạt động bền vững của nhà máy là bao nhiêu?
Những giải pháp như thế nào nên được đưa ra để quy mô đấu nối vào
hệ thống xử lý nước được mở rộng và giải pháp nào nhằm nâng cao nhận
thức,trách nhiệm của người dân về ô nhiễm môi trường nước?
1.5 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
- Người dân thành phố Sóc Trăng đều có ý thức và trách nhiệm rất tốt trong
việc bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm

- Nhà máy xử lý nước thải tại Sóc Trăng hoạt động hiệu quả về mặt tài chính
- Những hộ dân trong thành phố chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập
trung của thành phố đều sẵn lòng đấu nối
- Những hộ dân trong thành phố đều sẵn lòng trả phí cho dịch vụ cải thiện chất
lượng nước thải sinh hoạt của họ ít nhất là bằng mức phí quy định của thành
phố.
1.6 KỊCH BẢN
“Một nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng, tổng chi phí xây dựng
là 6 triệu Euro trong đó 70% từ nguồn vốn ODA, 30% còn lại từ nguồn ngân
sách nhà nước, đã được đưa vào vận hành từ tháng 2 năm 2013. Với nhiệm
vụ, vận hành thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình trong thành phố
về nhà máy xử lý nước thải, sau đó xử lý nước thải này theo giai đoạn 1 – xử
lý cơ học, đến khi nước thải đạt yêu cầu của giai đoạn 1 thì nhà máy đưa nước
4


đã được xử lý trở lại môi trường. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất nhiều hộ gia
đình chưa đấu nối vào hệ thống chung, cũng như mức thu phí hiện tại không
thể đảm bảo đủ khoản thu – chi để nhà máy có thể vận hành tiếp giai đoạn 2 –
xử lý sinh học để giúp chất lượng nước tốt hơn và đảm bảo cho nhà máy được
vận hành bền vững trong thời gian 5 năm tới (bao gồm chi phí vận hành, chi
phí khấu hao và bảo trì...) Để thực hiện được những điều này, chính quyền địa
phương sẽ tiến hành thu phí bảo vệ môi trường nước. Mức phí sẽ được tính
trên từng m3 nước hộ gia đình sử dụng và được công ty cấp nước Sóc Trăng
thu kèm theo hóa đơn tiền nước hàng tháng và khoản phí này sẽ được giao
cho Công ty công trình đô thị Sóc Trăng – cơ quan trực tiếp quản lý nhà máy
xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng để tiếp tục vận hành hệ thống xử lý
của nhà máy theo 2 giai đoạn đã được quy hoạch trong dự án và mở rộng quy
mô hệ thống cống chung cho thành phố để các hộ dân đều được đấu nối. Giúp
môi trường nước của thành phố được xanh sạch và đảm bảo hiệu quả kinh tế

cho địa phương theo hướng xã hội hóa”.
1.7
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.7.1 Lƣợc khảo tài liệu theo phƣơng pháp
1.7.1.1
Theo phương pháp nghiên cứu
Các tài liệu nghiên cứu sau sử dụng phương pháp CVM để khảo sát sự sẵn
sàng chi trả của đáp viên cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cụ thể như
sau: Amondo Emily, Geoffrey Kironchi và Sabina Wangia với bài nghiên
cứu WILLINGNESS TO PAY FOR IMPROVED WATER SUPPLY DUE
TO SPRING PROTECTION IN EMUHAYA DISRICT, KENYA. Tác giả
sử dụng phương pháp địnhgiá CVM để xác định giá trị lợi ích môi trường và
mô hình Logit sau đó cũng được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến nhà máy nước. Kết quá cho thấy có tới 93.5% số người được hỏi sẵn sàng
trả tiền để nhận được sự bảo vệ thỏa đáng với các con suối và 6.5% người
được hỏi không sẵn sàng trả bất cứ điều gì. Kết quả khảo sát mức sẵn lòng chi
trả cho dịch vụ cải thiện nước là Ksh 111; Chƣơng trình kinh tế và môi
trƣờng cho vực phía Tây Nam Châu Á – Đo lƣờng giá trị dịch vụ môi
trƣờng bằng việc sự dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiêm, tháng
10/2009 (trƣờng hợp từ 2 dự án của Lào) Nghiên cứu đầu tiên điều tra mức
sẵn lòng trả của người dân cho sự phát triển bền vững và bảo trì các công viên
trong khu vực đô thị của thành phố và sử dụng công viên Saysetha làm tình
huống nghiên cứu. Cuộc khảo sát mức sẵn lòng trả tiết lộ rằng mức sẵn lòng
trả trung bình của người dân là 10,741 kip/tháng/hộ. Nghiên cứu thứ hai đánh
giá mức sẵn lòng trả để bảo tồn đa dạng sinh học và tính bền vững trong Khu
Bảo tồn Houay Nhang cho thấy sự đóng góp hàng tháng sẽ được chấp nhận
5


bởi người dân là 5.000 kip. Và kết quả hồi quy logit cho thấy giá trị sẵn lòng

trả này này bị ảnh hưởng bởi “bid-price”, giới tính và trình độ học vấn. Người
được hỏi thừa nhận tầm quan trọng của các khu bảo tồn để bảo vệ môi trường
và đa dạng sinh học; Willingness to pay for nature protection - Bluffstone
và DeShazo, 2006, nghiên cứu được thực hiện trên sự sẵn sàng chi trả của
người Hà Lan để bảo vệ thiên nhiên. Kết quả cho thấy trung bình WTP của
người dân ở Hà Lan để bảo vệ thiên nhiên vào năm 1988 là khoảng 714 € mỗi
người dân (theo giá năm 2000).
1.7.1.2

Theo phương pháp phân tích

Các nghiên cứu sau, áp dụng phương pháp Tobit để áp dụng vào bài nghiên
cứu: Analyzing producers’ willingness to pay for high quality irrigation
watercủa các tác giả A.Basarir, M.Sayili & Muhammad, trong bài nghiên
cứu các dữ liệu được phân tích bằng mô hình Tobit và Heckman để phân tích
sự sẵn lòng chi trả của người sản xuất cho nước tưới có chất lượng cao hơn và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết định thanh toán của họ. Theo kết quả
các nhà sản xuất người là nam giới, từ khu vực Turhal, người có nhiều đất
trồng trọt hơn và trong khu vực nước bị ô nhiễm thì sẵn sàng trả nhiều hơn cho
việc nâng cao chất lượng nước tưới; và bài nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sản
xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum - Thái
Thanh Hà tác giả cũng đồng thời áp dụng phương pháp hồi quy Tobit để xác
định các yếu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ
thuật. Kết quả cho thấy những hộ có uy mô diện tích sản xuất cao su lớn (trên
2 ha) có chỉ số hiệu quả về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt chi phí lớn hơn
các hộ có quy mô diện tích cao su nhỏ (dưới 2 ha). Đồng thời, các nhân tố
khác như vốn vay để đầu tư sản xuất cao su, số cây mở miệng cạo, và hệ số kỹ
thuật cũng đều có ảnh hưởng tích cực đến các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và chỉ
số hiệu quả chi phí
1.7.2

Lƣợc khảo tài liệu theo nội dung
Willingness to Pay to be Connected to Sewerage as Required
Under the Urban Wastewater - Bluffstone và DeShazo, 2006
Chỉ thị xử lý ở Lithuania, trường hợp của Ukmerge. Trong nghiên cứu này
(Bluffstone và DeShazo, 2006 ) cho thấy sự sẵn sàng để chi trả cho việc mở
rộng dịch vụ môi trường. Nó có hai phần chính như sau:
+ Phần đầu tiên yêu cầu các nhà máy xử lý nước thải đáp ứng nồng độ nước
thải tiêu chuẩn;
+ Phần thứ hai của chỉ thị yêu cầu hệ thống thoát nước được mở rộng cho tất
cả cư dân ở các thị trấn với hơn 2000 cư dân, miễn là chi phí không "quá
mức".
6


Tại 2 thị trấn Lithuania, Ukmerge đã được xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Tuy nhiên, hệ thống thoát nước đã nhận được ít hoặc không có sự chú ý, phần
lớn là vì người ta tin rằng các hệ thống tự hoại cá nhân thường được sử dụng
có hiệu quả để xử lý một lượng nhỏ nước thải hộ gia đình. Một khảo sát được
tiến hành để tìm ra sự sẵn lòng chi trả của người dân cho dịch vụ thoát nước.
Kết quả như sau: một nửa số người được hỏi cho biết sẵn sàng trả thêm 0,51 €
(2,24 litas) mỗi người mỗi năm cho các dịch vụ thoát nước. Và khi được hỏi
về sự sẵn lòng chi trả cho việc mở rộng hệ thống thoát nước thì cuộc khảo sát
thu được kết quả sau:
Mức độ ủng hộ việc mở rộng hệ thống thoát nước tại các mức thuế khác nhau
Đế xuất thuế bổ sung Tỷ lệ dân số được ước tính rằng sẽ ủng hộ cho chương
trình hệ thống thoát nước (%)
(euro/người/tháng)
0,18 euro (0,79 litas)

25


0,04 euro (0,19 litas)

50

0,01 euro (0,04 litas)

75

0,002 euro (01 litas)

100

Xác định các yếu tố sử dụng trong mô hình Logistic có ảnh hƣởng
đến quyết định tham gia vào mô hình thu gom rác của hộ gia đình – tác
giả Nguyễn Văn Song 2011
Dựa trên bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Song (2011) về xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến giá sẵn lòng chi trả phí vệ sinh cho dịch vụ thu gom rác thải
cho thấy một số biến có ý nghĩa ảnh hưởng đến giá sẵn lòng như thu nhập,
nghề nghiệp, trình độ học vấn, giới tính, tuổi và số thành viên trong gia đình.
Tất cả dấu của các hệ số biến điều mang giá trị dương, ngoại trừ biến số thành
viên trong gia đình. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
+ Thu nhập: với điều kiện các yếu tố khác không đổi thu nhập càng tăng thì
mức giá sẵn lòng trả càng tăng.
+ Nghề nghiệp: những người có nghề nghiệp trong khu vực nhà nước sẽ chấp
nhận chi trả nhiều hơn người có nghề buôn bán và những người có nghề buôn
bán lại chấp nhận trả cao hơn người làm trong nông nghiệp.
+ Trình độ học vấn: với các yếu tố khác không đổi, trình độ học vấn có quan
hệ tỷ lệ thuận với giá sẵn lòng trả, tức là trình độ học vấn càng cao thì mức giá
sẵn lòng trả càng cao.

+ Giới tính: những người có giới tính là nam sẽ chấp nhận chi trả cao hơn
những người có giới tính là nữ.
+ Tuổi: với các điều kiện khác không đổi thì người có độ tuổi cao có ý thức
hơn về bảo vệ môi trường nên chấp nhận trả phí cao hơn.

7


+ Số thành viên gia đình: hộ gia đình có càng nhiều người thì người trả lời
chọn mức chấp nhận chi trả thấp hơn.
Việc tham gia vào mô hình thu gom phải chấp nhận trả phí vệ sinh để được
thu gom rác, do đó các biến có ảnh hưởng đến mức phí cũng có thể ảnh hưởng
đến quyết định tham gia vào mô hình thu gom rác. Từ đó đề tài đã chọn ứng
dụng một số biến trong mô hình trên vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định của hộ gia đình về việc tham gia vào mô hình thu gom rác. Bên
cạnh các biến trên, một số biến về định tính về nhận thức môi trường, điều
kiện của hộ gia đình và sự quan tâm của hộ gia đình đối với các hộ xung
quanh cũng được dự đoán sẽ có những mức ảnh hưởng nhất định đối với việc
ra quyết định tham gia vào mô hình thu gom rác của người dân.

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
8


2.1.1 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên
2.1.2.1
Định nghĩa phương pháp CVM
- Phương pháp đánh giá phụ thuộc vàotình huống giả định (Contigent

Valuation Method – CVM)
Phương pháp đánh giá phụ thuộc vào tình huống giả định được sử dụng để
đánh giá hàng hóa, chất lượng môi trường bằng cách xây dựng một thị trường
giả định và ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân (WTP - Willingness
To Pays) đặt ra trong một tình huống giả định. CVM được áp dụng cho rất
nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị
giải trí của biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã…
- CVM phá vỡ sự vắng mặt thị trường của hàng hoá công bằng việc trình bày
với những người tiêu dùng bằng một cuộc điều tra thị trường mà ở đó họ sẽ có
cơ hội để mua hàng hoá trong vấn đề được bàn đến. Bởi vì những giá trị mức
sẵn lòng trả được suy ra là bất ngờ trên thị trường được mô tả cho bên được
hỏi, phương pháp này dẫn đến cái gọi là phương pháp định giá ngẫu nhiên.
- Ứng dụng
Có thể đánh giá giá trị của:
Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện, Min WTP để từ
bỏ sự cải thiện.
Sự thiệt hại môi trường: Max WTP để tránh thiệt hại, Min WTP để chấp
nhận thiệt hại.
Hay tổng quan về CVM theo Jochem Jantzen (11/2006)
Về cơ bản CVM nhằm đo lường sự sẵn sàng của cá nhân để chi trả cho dịch
vụ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, vv... CVM là một cuộc khảo sát dựa trên sở
thích được nói rõ, phương pháp cung cấp cho người trả lời cơ hội để đưa ra
quyết định kinh tế liên quan đến hàng hóa phi thị trường tương ứng. Giá trị
cho hàng hoá, dịch vụ này sau đó được suy ra từ các quyết định kinh tế.
Phương pháp CV được sử dụng trong hơn 30 năm. CVM là một trong những
phương pháp tiên tiến nhất và các kỹ thuật sử dụng nhiều nhất để đánh giá môi
trường. Trong nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên, bảng câu hỏi cụ thể được phát
triển, nhằm có được một câu trả lời trực tiếp từ người được phỏng vấn.
Các phần thiết yếu của bản câu hỏi là thông tin về sự sẵn sàng trả tiền cho một
lợi ích môi trường nhất định, hoặc sẵn sàng chấp nhận bồi thường cho một lợi

ích bị bỏ qua, hoặc chi phí phát sinh. Bảng câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên cần
xác định:
Môi trường tốt - mà đã được đánh giá bởi người trả lời - bản thân;
Bối cảnh thể chế tiêu dùng của nó (thế nào được xem là ngoại tác của "tiêu
dùng” bởi người trả lời);
Và cách trả tiền cho nó (tư nhân, công khai).
9


Mặc dù những câu hỏi có liên quan đến một tình huống giả định, nhưng những
người trả lời dự kiến sẽ hành xử như thể họ đang ở trong một thị trường thực
sự. Người trả lời nêu rõ các sở thích trong một hình thức của một trò chơi đấu
giá. Để phân tích các kết quả thu được người ta sử dụng các kỹ thuật kinh tế.
Độ chính xác của kết luận có liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các câu
hỏi. Đó là lý do tại sao một quy trình chính xác nên được áp dụng (mũi tên et.
Al. 1993). Then chốt với phương pháp này là cách thức mà được giải thích
chính xác những gì đã được đánh giá bởi những người trả lời và sự lựa chọn
thực tế bằng tiền. Một hạn chế là "sự kiềm chế thu nhập" (những người nghèo
sẽ ít sẵn sàng trả, vì vậy mức thu nhập trung bình sẽ tạo ra sự ảnh hưởng đến
kết quả của các nghiên cứu). Tuy nhiên, một lợi thế là nó có thể được sử dụng
để xác định giá trị khó đo lường giá trị không sử dụng hoặc giá trị hàng hóa và
dịch vụ không thương mại.
Một loạt các nghiên cứu hồ sơ đã được thực hiện trên một loạt các vấn đề môi
trường và thiên nhiên:
+ Bảo tồn đa dạng sinh học;
+ (Nước và thiên nhiên) vui chơi giải trí;
+ Cung cấp nước và cung cấp hệ thống thoát nước;
+ Khả năng tiếp cận môi trường tự nhiên;
+ Vv....
Trên internet, các trang web khác nhau cung cấp cho tóm tắt và tổng quan về

các kết quả của CV-nghiên cứu.
2.1.2.2 Các bước thực hiện
Các bước tiến hành:
Bƣớc 1:Xác định hàng hoá cần đánh giá và thiết lập thị trường giả định
Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thập được sau
này. Nội dung của thiết lập thị trường giả định gồm:
Mô tả các dịch vụ được định giá.
Xác định các tình huống giả định mà trong đó dịch vụ được cung cấp cho
người trả lời phỏng vấn.
Xác định phương thức chi trả: Thông thường có thể có các phương thức chi trả
như thuế, phí, đóng góp từ thiện hoặc có thể chi trả thông qua tài khoản hay
thẻ tín dụng.
Bƣớc 2:Xác định đối tượng khảo sát và công cụ khảo sát
Đối tượng khảo sát là tất cả các đối tượng có khả năng/tiềm năng hưởng lợi từ
hàng hoá, dịch vụ đó. Đối với lượng hóa giá trị hệ sinh thái rừng trên cạn, đối
tượng phỏng vấn có thể là những du khách tham quan hoặc những người có ý
định đến tham quan.

10


Công cụ khảo sát tuỳ thuộc vào hàng hoá cần định giá để lựa chọn các hình
thức khảo sát khác nhau như thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi,
thư, điện thoại. Dù lựa chọn hình thức khảo sát nào thì việc xây dựng bảng hỏi
và cách thức phỏng vấn phải đảm bảo sao cho người được hỏi dễ dàng trả lời
là rất quan trọng.
Bƣớc 3:Thu nhận các giá được trả
Sau khi đã tiến hành xây dựng thị trường giả định, người nghiên cứu có thể
thực hiện cuộc khảo sát. Mục đích của cuộc khảo sát là xác định mức sẵn lòng
chi trả WTP lớn nhất của đối tượng cho những cải thiện chất lượng môi trường.

Bƣớc 4:Tính WTP trung bình
Sử dụng các kỹ thuật thống kê và kinh tế lượng để tính số trung bình và số trung
vị của giá sẵn lòng trả sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ.
Bƣớc 5:Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP
Mục đích bước này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới WTP. Vì vậy, WTP
được coi là biến phụ thuộc và chúng ta cần xác định hàm hồi quy đối với một
loạt các biến độc lập như thu nhập, giới tính, độ tuổi, hay trình độ học vấn.
Bƣớc 6:Tổng hợp dữ liệu xác định tổng WTP
Tổng hợp dữ liệu nhằm xác định tổng mức sẵn lòng chi trả của toàn bộ các cá
nhân tại địa điểm nghiên cứu cho hàng hóa, dịch vụ môi trường. Để xác định
tổng giá trị WTP cho toàn bộ dân số có thể áp dụng theo một trong hai cách
sau:
Nếu mẫu mang tính đại diện, có thể nhân WTP trung bình của mẫu cho tổng
số dân là một ước lượng điểm tốt cho tổng giá trị.
Nếu mẫu phản ánh sai lệch tổng thể là dân số liên quan, cần thực hiện các điều
chỉnh bằng các kỹ thuật của kinh tế lượng.
Bƣớc 7:Đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành
Để đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành cần trả lời các câu hỏi: Cuộc
khảo sát có nhiều đối tượng trả lời mức sẵn lòng chi trả mang tính chống đối
không? Có bao nhiêu người trả lời phỏng vấn đã hiểu về thị trường giả
định?Các mức sẵn lòng chi trả đưa ra có phù hợp so với các kết quả nghiên
cứu trước đó không?Trong trường hợp này, có thể làm các kiểm định để xác
định độ tin cậy của các câu trả lời.
2.1.2Các thông số đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt
2.1.2.1
Các chỉ tiêu vật lý
Độ pH
Giá trị pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Giá
trị pH cho phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp, hoặc
điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước. Các công trình

xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học ở pH nằm trong giới hạn từ 6,5
11


– 9,0. Môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển thường có pH từ 7 – 8.
Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau.
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS: Suspended Solids) là tính chất vật lý
đặc trưng quan trọng của nước thải, chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước, được
xác định bằng lượng còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít mẫu
nước rồi sấy khô ở nhiệt độ từ 103℃ đến 105℃ tới khi khối lượng không đổi
(đơn vịtính: mg/l).
2.1.2.2 Các chỉ tiêu hóa học
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
+ TDS: Total Dissolved Solids - Tổng chất rắn hoà tan, là tổng số các ion
mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một
khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm
(phần nghìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ
sạch của nguồn nước.
+ Chất rắn hoà tan đang nói đến ở đây tồn tại dưới dạng các ion âm và ion
dương. Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy
các ion từ các vật mà nó tiếp xúc. Ví dụ, khi chảy ngầm trong lòng nói đá,
nước sẽ lấy các ion Can-xi, các khoáng chất. Khi chảy trong đường ống, nước
sẽ lấy các ion kim loại trên bề mặt đường ống, như sắt, đồng, chì (ống nhựa)
+ Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS
không được vượt quá 500mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá
1000mg/l đối với nước sinh hoạtTDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu
quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Một số ứng dụng trong ngành
sản xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5.

+ Tuy nhiên, điều ngược lại không phải luôn đúng. Nguồn nước có TDS cao
chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước
khoáng thường không bị giới hạn về TDS.
Sắt tổng
Sắt chỉ tồn tại trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của 𝐻𝐶𝑂3−, 𝑆𝑂42−, 𝐶𝑙−
...còn trong nước về mặt, 𝐹𝐸2+ nhanh chóng bị oxy hóa thành 𝐹𝑒 3+ và bị kết
tủa dưới dang 𝐹𝑒(𝑂𝐻)3 , nước thiên nhiên chứa hàm lượng sắt lên đến
30mg/L. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5mg/L nước có mùi tanh khó chịu, làm
vàng quần áo khi giặt...Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống
dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông
khí và keo tụ.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

12


+ Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hàm lượng oxy hòa tan, vì oxy
không thể thiếu được đối với tất cả cơ thể sống trên cạn cũng như dưới nước.
Nó duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự tăng trưởng, sinh
sản và tái sản xuất. Khi thải các chất thải vào các nguồn nước quá trình oxy
hóa chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hóa hòa tan trong các nguồn nước này
thậm chí có thể đe dọa sự sống của các loài cá cũng như vi sih vật trong nước.
+ Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hòa tan có ý nghĩa quan trọng
trong việc duy trì điều kiện hiếu khí trong quá trình xử lý nước thải. Mặt khác,
lượng oxy hòa ta còn là cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh
hóa.
+ Hàm lượng oxy tối thiểu đối với các loại cá hoạt động mạnh như cá hồi là
5÷8mg/l, còn đối với các loại cá có nhu cầu oxy hóa thấp như cá chép là
3mg/l.
+ Oxy là loại khí hòa tan trong nước không tác dụng với nước về mặt hóa học.

Độ hòa tan của nó phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc
tính của nước (các thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh sống trong
nước,…). Nồng độ bão hòa của oxy trong nước ở nhiệt độ cho trước có thể
tính theo định luật Henr. Nồng độ này thường có giá trị trong khoảng
5÷8mg/l (ở nhiệt độ từ 35℃ đến 0℃ )
+ Các nguồn nước mặt do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí
nên thường có hàm lượng oxy hòa tan cao. Sự quang hợp và hô hấp của thủy
sinh cũng làm thay đổi hàm lượng oxy hòa tan trong nước mặt.
+ Các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hóa sẽ làm
giảm nồng độ oxy hòa tan trong các nguồn nước này, thậm chí có thể đe dọa
sự sống của các loài cá cũng như cuộc sống dưới nước. Việc xác định thông số
về hàm lượng oxy hòa tan có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì điều kiện
hiếu khí trong quá trình xửlý nước thải. Mặt khác, hàm lượng oxy hòa tan còn
là cơ sở của phép phân tích, xác định nhu cầu oxy sinh hóa. Đó là thông số
quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị. Ngoài ra,oxy còn
là yếu tố quan trọng trong kiểm soát ăn mòn sắt thép, đặc biệt là hệ thống
đường ống phân phối nước.
Nhu cầu oxy hóa học COD
Chỉ số COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc
miligam cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong mẫu nước
thành cacbonic và nước chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa
bằng hóa học, bao gồm cả lượng và chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng
sinh vật, do đó giá trị COD cao hơn BOD nói cách khác COD/BOD > 1. Phép
phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (khoảng 3 giờ) nên đã khắc
phục được nhược điểm của phép đo BOD.
13


×