Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

đánh giá hiện trạng và khả năng phục hồi diện tích cây lúa nổi ở huyện tri tôn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
------------

CHAU BUNH THƢƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI DIỆN TÍCH
CÂY LÚA NỔI Ở HUYỆN TRI TÔN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CẦN THƠ, 12/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
------------

CHAU BUNH THƢƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI DIỆN TÍCH
CÂY LÚA NỔI Ở HUYỆN TRI TÔN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 52 62 01 01

Cán bộ hƣớng dẫn


ThS NGUYỄN THANH BÌNH

CẦN THƠ, 12/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kì nghiên cứu nào trƣớc đây.
Cần Thơ, ngày…..tháng…….năm 2014
Sinh viên thực hiện

CHAU BUNH THƢƠN

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Chau Bunh Thuon
Giới tính: Nam
Sinh ngày: 02/02/1990
Quê quán: Ấp An Lợi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Nghề nghiệp: Là sinh viên ngành Phát triển nông thôn, khoá 37, niên khoá 2011 –
2015, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long – Trƣờng Đại học Cần
Thơ.
Họ và tên cha: Chau Khƣơn
Năm sinh: 1954
Nghề nghiệp: Làm ruộng

Chổ ở hiện nay: Ấp An Lợi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Họ và tên mẹ: Neang Hiên
Năm sinh: 1955
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chổ ở hiện nay: Ấp An Lợi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1997 – 2002 : học tại trƣờng Tiểu học A Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang
Từ năm 2003 – 2007 : học tại trƣờng Trung học cơ sở Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang
Từ năm 2008 – 2010: học tại trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, huyện
Tri Tôn, tỉnh An Giang

ii


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
-----......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Nguyễn Thanh Bình


iii


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
-----..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Cán bộ phản biện

iv


LỜI CẢM TẠ
Khoảng thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã học tập đƣợc rất nhiều kiến thức quý
báu từ quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô Viện Nghiên
cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã
cho tôi những kiến thức quý báu đó và nó sẽ là hành trang giúp tôi vững bƣớc trong
công việc và cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Công Toàn, thầy đã giúp đỡ tôi từ khi chập chững
bƣớc vào môi trƣờng đại học đến nay. Cám ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình và những tình cảm
thầy dành cho lớp Phát triển nông thôn khóa 37.

Xin cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện hoàn hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn khoá 37 đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong học tập và khi thực hiện luận văn này.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học quan trọng đầu tiên và đƣợc thực hiện một
cách trung thực, bằng chính năng lực của bản thân. Xin chân thành kính dâng lên cha
mẹ, cha mẹ đã vất vả, tận tuỵ chăm lo tƣơng lai của con. Cảm ơn các em trong gia
đình đã quan tâm, chia sẻ và tạo động lực cho anh trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

v


TÓM LƢỢC
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và khả năng phục hồi diện tích cây lúa nổi ở huyện
Tri Tôn – An Giang” đƣợc thực hiện điều tra 45 hộ nông dân thông qua bảng hỏi,
trong đó có 25 nông hộ canh tác lúa cao sản và 20 nông hộ canh tác lúa nổi. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài đánh giá hiện trạng canh tác lúa nổi, so sánh hiệu quả tài chính
giữa mô hình canh tác lúa nổi và mô hình canh tác lúa cao sản và phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm để xác định đƣợc những thuận lợi, khó khăn
trong canh tác lúa của nông hộ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Kết quả phân tích cho thấy, nông hộ trồng lúa nổi có hiệu quả kinh tế tốt hơn so
với nông hộ trồng lúa cao sản, với mô hình lúa nổi đầu tƣ chi phí trong sản xuất thấp
nhƣng tổng thu và lợi nhuận mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, còn có yếu tố sinh
thái môi trƣờng tự nhiên trên nền lúa nổi cũng tốt hơn so với lúa cao sản. Nhƣng xét về
vốn tài chính, vốn vật lý và vốn tự nhiên thì nông hộ trồng lúa cao sản có điều kiện tốt
hơn so với lúa nổi.
Đề tài có những điểm mạnh là nông dân trong vùng nghiên cứu đều có kinh
nghiệm trồng lúa nổi, lúa nổi thích nghi với môi trƣờng tự nhiên, việc đầu tƣ chi phí

sản xuất thấp (phân, thuốc BVTV) và ít tốn công lao động. Về điểm yếu là trình độ
canh tác nông dân còn hạn chế, chƣa có hệ thống tƣới tiêu, đất phèn, điều kiện hạ tầng
chƣa tốt, năng suất thấp, chất lƣợng chƣa nổi bật, còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
điều kiện sinh trƣởng cây lúa nổi lâu dài, và mực nƣớc lũ không ổn định. Do đó, đề tài
cũng có những đề xuất đƣa ra các giải pháp kỹ thuật phát triển hệ thống canh tác lúa
mùa nổi, các giải pháp phát triển thị trƣờng cho cây lúa mùa nổi – màu và các giải
pháp chính sách, xã hội và môi trƣờng nhằm nâng cao đời sống cho nông dân.
Từ khóa: Lúa nổi, hiệu quả tài chính

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .................................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN .............................................................iii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ................................................................ iv
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. v
Chƣơng I MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 2
1.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................. 2
1.4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 2

1.4.2.

Giới hạn nội dung nghiên cứu ............................................................... 2


1.4.3.

Giới hạn vùng nghiên cứu ..................................................................... 2

1.4.4.

Thời gian nghiên cứu............................................................................. 2

Chƣơng II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
2.1.1.

Tổng quan tỉnh An Giang ...................................................................... 3

2.1.2.

Tổng quan huyện Tri Tôn ......................................................................... 10

2.2. ĐẶC ĐIỂM LÚA NỔI ................................................................................... 11
2.2.1.

Khái niệm lúa nổi ................................................................................ 11

2.2.2.

Nguồn gốc và sự phân bố .......................................................................... 12

2.2.3.


Đặc tính và chức năng ......................................................................... 14

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC TRÊN NỀN LÚA NỔI
TRƢỚC NĂM 2000 .............................................................................................. 15
2.4. HIỆN TRẠNG LÚA NỔI .............................................................................. 16
2.5. QUY HOẠCH BẢO TỒN LÚA NỔI ............................................................ 17
Chƣơng III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 18
3.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 18
3.1.1.

Lý thuyết hệ thống ............................................................................... 18

vii


3.1.2.

Hệ thống canh tác ................................................................................ 18

3.1.3.

Phƣơng pháp phân tích hiệu quả kinh tế ............................................. 19

3.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................... 19
3.2.1.

Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................... 19

3.2.2.


Thu thập Số liệu sơ cấp ....................................................................... 19

3.2.3.

Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 20

Chƣơng IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 22
4.1. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ ................................................................................. 22
4.1.1. Tuổi chủ hộ .............................................................................................. 22
4.1.2. Học vấn chủ hộ......................................................................................... 23
4.1.3. Số lao động và nhân khẩu ........................................................................ 24
4.1.4. Tập huấn kỹ thuật sản xuất ...................................................................... 25
4.1.5. Thông tin đất đai ...................................................................................... 26
4.1.6. Vốn tài chính ............................................................................................ 27
4.1.7. Vốn vật lý ................................................................................................ 29
4.2. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ........................................................................ 31
4.2.1. Mô hình lúa cao sản ................................................................................. 31
4.2.2. Mô hình lúa nổi – màu ............................................................................. 35
4.2.3. Các chi phí sản xuất của ĐX, HT, lúa nổi, khoai mì ............................... 37
4.2.4. So sánh hiệu quả sản xuất vụ lúa Đông Xuân, vụ lúa Hè Thu và Lúa nổi 38
4.2.5. So sánh hiệu quả sản xuất vụ lúa ĐX, vụ lúa HT và Lúa nổi…………...39
4.3 .ĐÁNH BẮT THỦY SẢN ............................................................................... 40
4.4. VẤN ĐỀ BẢO TỒN LÚA NỔI ..................................................................... 41
4.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC.......... 41
Chƣơng V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 43
5.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
5.2 . ĐỀ XUẤT ...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 45

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên hình

Trang

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế........ 7

Bảng 2.2 Diện tích, sản lƣởng và năng suất nông sản của tỉnh An Giang năm 2011 ...... 9
Bảng 3.1 trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT ..................................... 21
Bảng 4.1: Tuổi chủ hộ phân theo nhóm giữa nông hộ trồng lúa cao sản và lúa nổi ...... 22
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ trồng lúa cao sản và lúa nổi .......................... 23
Bảng 4.3: Nguồn lao động tham gia vào hoạt dộng sản xuất của nông hộ .................... 24
Bảng 4.4: Số nhân khẩu của nông hộ lúa cao sản và lúa nổi.......................................... 25
Bảng 4.5: Tham gia lớp tập huấn kỹ thuật của nông hộ trồng lúa cao sản và lúa nổi
trong năm 2013 ............................................................................................................... 25
Bảng 4.6: Diện tích đất trung bình của nông hộ trồng lúa cao sản và lúa nổi ................ 27
Bảng 4.7: Tỷ trọng diện tích đất canh tác giữa lúa cao sản và lúa nổi ........................... 27
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của hộ gia đình vùng nghiên cứu ...................................... 28
Bảng 4.9: Nguồn vay và mục đích vay vốn của hộ gia đình trồng lúa cao sản và trồng
lúa nổi ............................................................................................................................. 28
Bảng 4.10: So sánh nguồn tổng thu, tổng chi và tích lũy giữa lúa cao sản và lúa nổi ... 29
Bảng 4.11: So sánh năng suất, giá bán, tổng chi phí, tổng thu và lợi nhuận giữa vụ
Đông Xuân và Hè Thu. ................................................................................................... 33
Bảng 4.12: Năng suất, tổng chi, tổng thu và lợi nhuận .................................................. 37
Bảng 4.13: Chi phí sản xuất các vụ lúa ĐX, HT, lúa nổi và khoai mì ........................... 38
Bảng 4.14: So sánh tổng chi, tổng thu, và lợi nhuận giữa mô hình lúa cao sản và mô

hình lúa nổi ..................................................................................................................... 38
Bảng 4.15: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ lúa ĐX, HT và lua nổi ................................. 40
Bảng 4.16: Đánh giá nông dân tham gia các dự án về vấn đề bảo tồn lúa nổi ............... 41
Bảng 4.17: Phân tích SWOT cho mô hình lúa nổi ......................................................... 41

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Bảng đồ hành chánh tỉnh An Giang ........................................................................... 3

Hình 2.2: Các nhóm đất chủ yếu ở An Giang ................................................................ 6
Hình 4.1: So sanh tỷ lệ (%) về loại nhà ở giữa nông hộ trồng lúa cao sản và lúa nổi . 30
Hình 4.2: Sơ đồ lịch thời vụ trong sản xuất tại địa bàn nghiên cứu .. Error! Bookmark
not defined.
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ lúa Đông Xuân ........................................... 32
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ lúa Hè Thu .................................................. 33
Hình 4.5: Cơ cấu chi phí sản xuất của lúa nổi .............................................................. 35
Hình 4.6: Cơ cấu chi phí sản xuất của cây hoa màu ..................................................... 36

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IRRI

Internaltional Rice Research Institute –
Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế

NN & PTNT

Nông nghiệp phát triển nông thôn

CTTĐT

Cổng Thông tin Điện tử

CTLC

Công thức luân canh

ĐX

Đông Xuân

HT

Hè Thu

CTK AG


Cục thống kê An Giang

LN

Lúa nổi

RCSĐ

Ruộng chƣa sổ đỏ

xi


Chƣơng I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa gạo là một trong những loại cây lƣơng thực chủ yếu trên thế giới, có vai trò
rất quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế và vấn đề an ninh lƣơng thực. Lúa đƣợc trồng rộng
khắp từ 300Nam vĩ tuyến đến 400Bắc vĩ tuyến. Diện tích trồng lúa chiếm khoảng 1/10
diện tích các giống cây trồng trên thế giới, khoảng 91% diện trích trồng lúa ở Châu Á,
khoảng 9% còn lại đƣợc phân bố ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Ở Việt Nam lúa là
cây lƣơng thực đặc biệt quan trọng trong hệ thống canh tác nông nghiệp và là nguồn
sống cho phần lớn nông dân trong nƣớc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam là vùng hạ lƣu của lƣu vực
sông Mekong với diện tích tự nhiên gần 3,96 triệu ha trong đó diện tích canh tác lúa
chiếm 54% diện tích cả nƣớc, hàng năm cung cấp trên 56% sản lƣợng lúa so với cả
nƣớc. Không chỉ là vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nƣớc mà còn góp
phần trong xuất khẩu lúa gạo sang thị trƣờng quốc tế với 90% lƣợng gạo xuất khẩu
hằng năm (CTK 2013). Bên cạnh đó, một phần lớn của ĐBSCL bị ngập lụt hàng năm

từ tháng 7 đến tháng 12 với độ sâu có thể đạt đến 1,4 m hoặc hơn. Trƣớc năm 1990,
các giống lúa nổi hoặc lúa nƣớc sâu đƣợc trồng cho các khu vực bị ngập lụt ở đây.
Trong những năm 1980, Việt Nam có khoảng 1,7 triệu ha lúa nƣớc sâu và lúa nổi. Sau
khi thực hiện các dự án thủy lợi và hệ thống thoát nƣớc (quản lý nƣớc) của Chính phủ
Việt Nam, diện tích lúa nổi ở ĐBSCL bị thu hẹp gần nhƣ hoàn toàn hiện nay chỉ còn
khoảng 50 ha ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (Nguyễn Văn Kiền, 2013)
Cùng với tỉnh khác ở ĐBSCL, An Giang đã nhanh chóng chuyển một vụ lúa mùa
năng suất rất thấp sang trồng hai vụ rồi ba vụ lúa ngắn ngày cho năng suất cao, góp
phần nâng cao sản lƣợng lúa của cả nƣớc. Tuy vậy, việc làm thâm canh tăng vụ đã dẫn
đến nhiều tác động đến môi trƣờng, thu hẹp hệ sinh thái mùa nƣớc nổi vốn rất đặc
trƣng cho vùng Tứ Giác Long Xuyên. Bên cạnh đó, đê bao cũng làm mất đi khả năng
chứa nƣớc lũ, làm tăng rủi ro do vỡ đê, hạn chế phù sa vào đồng ruộng, giảm nguồn lợi
thủy sản. Do đó, việc duy trì bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quí và bảo
tồn hệ sinh thái đất ngập lũ vùng này cần đƣợc quan tâm.
Trƣớc những vấn đề trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu với đề tài” Đánh giá hiện
trạng và khả năng phục hồi diện tích cây lúa nổi ở huyện Tri Tôn – An Giang”
nhằm để tìm hiểu hiện trạng hệ thống canh tác trên nền lúa nổi đối với kinh tế xã hội
của vùng và đánh giá khả năng phục hồi hệ thống canh tác này.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá hiện trạng canh tác lúa nổi ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
 So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình canh tác lúa nổi và mô hình canh
tác lúa cao sản ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong mô hình canh tác
lúa nổi.
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hiện trạng canh tác lúa nổi tại huyện Tri Tôn, An Giang nhƣ thế nào?

Hệ thống canh tác trên nền lúa nổi và lúa cao sản, cái nào sẽ mang lại hiệu quả
cao?
Mô hình canh tác lúa nổi có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức gi?
1.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các nông hộ đang canh tác lúa nổi và canh tác lúa cao
sản tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang năm 2014.
1.4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích hiện trạng sản xuất lúa nổi.
Nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.
1.4.3. Giới hạn vùng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang
1.4.4. Thời gian nghiên cứu
Tháng 8 đến tháng 12 năm 2014

2


Chƣơng 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng quan tỉnh An Giang
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng ĐBSCL. Có tọa độ địa lí giới
hạn từ 10012’ đến 10057’ vĩ Bắc và 104046’ đến 105035’ Kinh độ Đông. Diện tích tự
nhiên là 3.537 km², tỉnh An Giang đƣợc chia thành 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện
(cổng TTĐT - AG, 2013)
Về ranh giới, An Giang giáp các tỉnh và quốc gia:
Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km (theo hiệp ƣớc hoạch định biên

giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27-12-1985).
Phía Tây nam giáp tỉnh Kiên Giang dài 69,7 km.
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,6 km.
Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,7 km.

Hình 2.1: Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang
(Nguồn: Cổng thông tin Điện tử, AG)

Với vị trí nhƣ trên, cho thấy An Giang nhằm gần với đƣờng xích đạo, nên quá
trình diễn biến của nhiệt độ cũng nhƣ lƣợng mƣa đều giống với khí hậu xích đạo cho
3


nên nhiệt độ trung bình năm tại An Giang không những cao mà còn rất ổn định,
khoảng 270C. Đồng thời là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long (phần hạ lƣu của hệ thống
sông MêKông khi chảy vào lãnh thổ nƣớc ta). Nên hàng năm đƣợc bồi đắp thêm phù
sa cho châu thổ làm đất đai ở An Giang càng thêm màu mỡ và cung cấp một lƣợng
nƣớc ngọt dồi dào hầu nhƣ quanh năm rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
 Địa hình
An Giang là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL vừa có địa hình đồng bằng vừa có địa
hình đồi núi, trong đó:
- Dạng địa hình đồi núi: diện tích khoảng 33 ngàn ha (chiếm khoảng 10% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh), bao gồm phần diện tích có cao trình từ 4 mét trở lên so với
mức biển, phân bố tập trung ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Vùng này không ngập
lũ, trong đó có khoảng 60% diện tích phân bố địa hình có độ dốc dƣới 250 thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp hoặc nông – lâm kết hợp, còn lại phân bố trên địa hình có
độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Dạng địa hình đồng bằng: bao gồm toàn bộ phần còn lại của tỉnh có diện tích tự
nhiên khoảng 307 ngàn ha (chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh), đƣợc chia thành
hai vùng:

+ Vùng cù lao: gồm 4 huyện nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có tổng diện
tích tự nhiên là 103 ngàn ha, chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đây
là vùng có nguồn nƣớc ngọt dồi dào quanh năm, không bị nhiễm mặn, chịu ảnh hƣởng
bởi chế độ lũ tràn từ dòng chính sông MêKông vào đồng ruộng với mức ngập từ 1,0 –
2,5 mét. Riêng khu vực phía nam Vàm Nao còn chịu tác động của chế độ bán nhật
triều biển Đông với biên độ 50 – 60 cm, có thể lợi dụng để tƣới trong mùa khô. Đây là
vùng có hệ thống đê bao khép kín kiểm soát lũ triệt để hoàn toàn, kiên cố nhất tỉnh và
bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả đƣợc vai trò kiểm soát lũ cho sản xuất vụ ba kết hợp
phát triển giao thông nông thôn và cụm tuyến dân cƣ vƣợt lũ.
+ Vùng đồng bằng Tứ Giác Long Xuyên: gồm toàn bộ thành phố Long Xuyên,
thị xã Châu Đốc và các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, và phần đất còn lại
của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với diện tích tự nhiên 204 ngàn ha. Vùng này chịu
ảnh hƣởng lũ từ hƣớng Campuchia qua các kênh rạch chảy vào nội đồng chiếm 20 –
25%. Thời gian bắt đầu ngập lũ chậm hơn vùng cù lao, mức ngập trung bình từ 1,1 –
2,2 mét.
Tóm lại, với địa hình đồi núi chiếm khoảng 10%, còn lại hơn 90% diện tích là
đồng bằng phần lớn có đất đai phù sa màu mỡ nên An Giang có nhiều điều kiện thuận
lợi để thực hiện sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi

4


hóa,… trong sản xuất nông nghiệp tập trung, đặc biệt đẩy mạnh việc thâm canh,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.
 Khí hậu, thủy văn
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của An Giang khoảng 27,5oC. Chênh lệch nhiệt độ
giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5°C đến 3°C; còn trong các
tháng mùa mƣa chỉ vào khoảng trên dƣới 1°C. Nhiệt độ cao nhất năm thƣờng xuất hiện
vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°C - 38°C; nhiệt độ thấp nhất năm thƣờng xuất
hiện vào tháng 10 dƣới 18°C (năm 1976 và 1998) (CTK AG 2013)

Lƣợng mƣa: Trong tỉnh, mùa mƣa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 11. Tổng lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm 90% lƣợng mƣa cả năm (CTK AG
2013). Do lƣợng mƣa trong mùa mƣa lớn và mùa mƣa trùng với mùa lũ sông Mekong
(nƣớc sông chảy xuống các khu vực hạ nguồn), ngập lụt thƣờng xuyên xảy ra và tác
động vô cùng lớn tới năng suất cũng nhƣ các hoạt động hàng ngày.(CTK AG 2013)
Độ ẩm: Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp 78o thƣờng bắt đầu từ tháng 12 và kéo
dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa khô độ
ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78%, và cuối còn 72%( CTK AG 2013). Mùa mƣa ở đây
thật sự là một mùa ẩm ƣớt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mƣa đều 84%, cá
biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.
Nguồn nƣớc: An Giang có nguồn nƣớc hiện khá dồi dào, do An Giang nằm ở
trung tâm lƣu vực sông Mê Kông có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hệ thống hai
sông chính chảy qua địa phận An Giang: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu 100 km và
sông Vàm Nao dài 7 km. Hàng năm mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 8, khi nhiễu
động nhiệt đới hoạt động gây ra mƣa to và những cơn bão dài ngày, lũ thƣợng nguồn
lại về, nƣớc sông Tiền, sông Hậu lên nhanh với cƣờng suất từ 10 cm/ngày đến 20
cm/ngày (CTTĐT AG 2013).
 Tài nguyên đất
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng
ĐBSCL, với tổng diện tích nông – lâm – thủy sản khoảng 298.065 ha chiếm khoảng
84,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm khoảng 10,4% trong tổng diện tích đất
nông – lâm nghiệp và mặt nƣớc của vùng ĐBSCL (tỉ lệ diện tích đất nông - lâm
nghiệp và thủy sản của ĐBSCL trung bình chiếm 75% diện tích đất tự nhiên). Đất An
Giang hình thành quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi nên rất đa dạng. Mỗi
một vùng trầm tích trong môi trƣờng khác nhau sẽ tạo nên các nhóm đất khác nhau.
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là
nhóm đất phù sa khoảng 157.341 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phù
sa có phèn khoảng 97.233 ha chiếm 27,5%, đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ
5



khoảng 25.811 ha chiếm 7,3%, còn lại là đất phèn và các nhóm đất khác (Cổng Thông
tin Điển tự An Giang, 2013).

Nhóm đất phù sa

20,7%

Nhóm đất phù sa có
phèn
nhóm đất phát triển tại
chỗ và đất phù sa cổ
Nhóm đất khác

44,5%

7,3%

27,5%

Hình 2.2: Các nhóm đất chủ yếu ở An Giang
(Nguồn: Cổng Thong tin Điển tự An Giang, 2013)

Qua hình 2.2 nhìn chung, đất đai của tỉnh khá đa dạng, với 44,5% nhóm đất phù
sa, 27,5% nhóm đất phù sa có phèn, 20,7% là nhóm đất phát triển chỗ và đất phù sa cổ
và 7,3% thuộc nhóm đất khác.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số
Toàn tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố
Long Xuyên, Thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện: Châu Thành, Thoại

Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành
chính cơ sở (trong đó có 20 phƣờng và 16 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 696 ấp).
Theo số liệu của cục thống kê tỉnh An Giang tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh
khoảng 2,153 triệu ngƣời, mật độ dân số 609 ngƣời/km². Đây là tỉnh có dân số đông
nhất khu vực ĐBSCL. Dân số nam 1069,8 nghìn ngƣời chiếm 49,7%, dân số nữ 1081,2
nghìn ngƣời, chiếm 50,3%. Dân số khu vực thành thị là 643,1 nghìn ngƣời chiếm
29,9%, dân số khu vực nông thôn là 1507,9 nghìn ngƣời, chiếm 70,1%. Toàn tỉnh có
24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 ngƣời, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 94%, số ngƣời trong độ tuổi lao động ngày càng
tăng (CTK AG 2013).

6


Lao động
Số lƣợng và chất lƣợng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò
quyết định năng suất sản xuất kinh doanh. Về số lƣợng đòi hỏi phải có số lƣợng lao
động thích hợp cùng với cơ cấu hợp lý. Về chất lƣợng, cần chú ý đến trình độ học vấn,
cũng nhƣ khả năng hiệu biết và kinh nghiệm của ngƣời ra quyết định sản xuất nói
riêng. Dân số tỉnh An Giang năm 2011 khoảng 2,15 triệu ngƣời trong đó tuổi lao động
đang làm việc khoảng 1,4 triệu ngƣời, tập trung nhiều ở lĩnh vực ngành nông lâm thủy
sản khoảng 880 nghìn ngƣời; buôn bán sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy khoảng 95 nghìn
ngƣời; công nghiệp chế biến chế tạo 82,7 nghìn ngƣời, số còn lại phân bố ở nhiều
ngành nghề khác (CTK AG, 2012).
Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua kinh tế An Giang phát triển nhanh và ổn định, tăng trƣởng
GDP đạt 2 con số. Thế mạnh của An Giang là sản xuất lúa gạo, thủy sản, dịch vụ
thƣơng mại và du lịch. Sản lƣợng lúa năm 2011 đạt 3,9 triệu tấn đứng hàng đầu cả
nƣớc, trong đó Thƣơng mại nội địa với sức mua hấp dẫn 3 tỷ USD, đứng nhất ĐBSCL.
Theo Bảng 2.1 và Hình 2.3 cho thấy tổng sản phẩm GDP trên địa bàn theo giá hiện

hành phân theo ngành kinh tế năm 2012 của An Giang đạt khoảng 65.511,5 triệu đồng,
trong đó khu vực 1 (Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản) là 20.318,1 triệu đồng, cơ
cấu tổng sản phẩm chiếm 31,01% khu vực 2 (Công nghiệp và Xây dựng ) là 8.076,3
triệu đồng chiếm 12,33%, khu vực 3 (Dịch vụ) là 37.117,2 triệu đồng chiếm 56,66%.
Nhìn chung ngành dịch vụ của tỉnh An Giang có tổng sản phẩm GDP cao nhất so với
các ngành còn lại (Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản và công nghiệp xây dựng),
nhƣng về mặt cơ cấu tổng sản phẩm GDP ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn
khoảng 21% so với ngành nông – lâm – thủy sản và 44% so với (Công nghiệp và Xây
dựng).
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh
tế
Diễn giải

STT

2012
(Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

65.511,5

100

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

20.318,1

31,01


Công nghiệp và Xây dựng

8.076,3

12,33

Dịch vụ

37.117,2

56,66

Tổng số
1
2
3

Nguồn: CTK AG 2013

7


Tình hình sản xuất nông sản tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang là một trong những tỉnh có diện tích canh tác lúa và sản lƣợng
đứng đầu vùng ĐBSCL và cả nƣớc, ngoài thế mạnh về cây lúa, An Giang còn có thế
mạnh về nuôi trồng thủy sản. những năm gần đây nhờ đẩy mạnh xây dựng hệ thống
thủy lợi nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng. Dựa vào Bảng 2 cho
thấy diện tích trồng lúa cả năm của tỉnh An Giang năm 2012 khoảng 625.186 ha đạt
đƣợc sản lƣợng 3.941.526 tấn với năng suất bình quân 63,05 tạ/ha, trong đó vụ Mùa
với diện tích 5.923 ha sản lƣợng đạt 29.707 tấn, năng suất 50,16 tạ/ha; vụ Đông Xuân

có 235.920 ha diện tích đất sản xuất sản lƣợng đạt 1.746.084 tấn năng suất 74,01 tạ/ha;
vụ Hè Thu diện tích 233.801 ha thu đƣợc sản lƣợng 1.311.070 tấn với năng suất 56,08
tạ/ha và vụ còn lại (Thu đông) đạt sản lƣợng 854.665 tấn, năng suất 57,15 tạ/ha. Nhìn
chung tình hình sản xuất lúa vụ Đông Xuân của tỉnh An Giang năm 2012 có diện tích
canh tác lớn nhất trong khi đó sản lƣợng và năng suất đạt cao nhất so với 3 vụ còn lại.
Cơ cấu canh tác mùa vụ
An Giang sản xuất lúa vào 3 mùa vụ chính:
- Vùng trồng lúa 2 vụ/ năm:
+ Vụ Đông Xuân: xuống giống khoảng từ ngày 15/11 đến ngày 31/12.
+ Vụ Hè Thu: xuống giống khoảng từ ngày 01/04 đến ngày 10/05.
Do tình hình nƣớc lũ về rất sớm nên vụ Hè Thu thƣờng đƣợc gieo sạ những giống
lúa ngắn ngày (90 -100 ngày) và thu hoạch trƣớc khi nƣớc lũ về vào tháng 7 và tháng
8 dƣơng lịch đến tháng 11 dƣơng lịch. Nƣớc rút tới đâu nông dân tiến hành sạ lúa cho
vụ Đông Xuân tới đó (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
- Vùng trồng lúa 3 vụ/ năm:
+ Vụ Đông Xuân: xuống giống khoảng từ ngày 15/11 đến ngày 31/12.
+ Vụ Hè Thu: xuống giống khoảng từ ngày 1/04 đến ngày 10/05.
+ Vụ 3: xuống giống khoảng từ ngày 1/8 đến ngày 31/08.
Đây là vùng thƣờng ít chịu ảnh hƣởng của lũ từ sông Mê Kông cũng nhƣ đã
đƣợc xây dựng đê bao khép kín toàn vùng sản xuất để tăng sản lƣợng hàng năm và bù
đắp cho những nơi có đất nông nghiệp đƣợc sử dụng với mục đích khác. Ở những
vùng sản xuất 3 vụ do tình trạng khai thác đất quá mức nên đất nhanh chóng bị suy
thoái do đó lƣợng phân bón hàng năm tăng lên đáng kể so với lúa 2 vụ. Ngoài ra do
canh tác liên tục nên thƣờng gây ra tình trạng dịch hại trên vùng sản xuất lúa 3 vụ và
tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chƣa hợp lý. Ngoài
những hạn chế trên vùng canh tác lúa 3 vụ còn gặp phải tình trạng ngộ độc hữu cơ trên
8


lúa do thời gian nghỉ giữa 2 vụ quá ngắn chƣa cho chất hữu cơ tồn động có thể phân

hủy kịp thời gây thiệt hại cho lúa.
- Vùng trồng lúa 2 vụ/ năm và 1 vụ màu:
+ Vụ Đông Xuân: xuống giống khoảng từ ngày 15/11 đến ngày 31/12.
+ Vụ Hè Thu: xuống giống khoảng từ ngày 1/04 đến ngày 10/05.
Về chăn nuôi, An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có sản lƣợng chăn
nuôi rất lớn, có nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, điển hình nhƣ ở Bảng
2.2 cho thấy, sản lƣợng trâu đạt 418 tấn, bò đạt 5.975 tấn, heo đạt 27.202 tấn và gà
922 tấn, tổng số lƣợng đàn trâu là 5.103 con, bò là 79.334 con và heo có 170.304 con
tập trung ở 3 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Chợ Mới, ngoài ra số lƣợng nuôi gia cầm
của tỉnh An Giang khá nhiều với số lƣợng nuôi gà và vịt khoảng 3.149.800 con (CTK
AG 2013). Thủy sản của tỉnh An Giang chủ yếu là nuôi tôm và cá tra, năm 2012 diện
tích nuôi tôm là 391 ha, diện tích nuôi cá 1.160 ha trong đó sản lƣợng nuôi tôm đạt
697 tấn và cá đạt 298.395 tấn (CTK AG 2013).
Nhìn chung, An Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là
lúa gạo và cá tra là 2 sản phẩm chủ lực mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho phát kinh tế xã
hội cho địa phƣơng và cũng là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của ĐBSCL nói riêng Việt
Nam nói chung.
Bảng: 2.2 Diện tích, sản lƣởng và năng suất nông sản của tỉnh An Giang năm 2012
Diện tích (ha)

Sản lƣợng
(tấn)

Năng suất
(tạ/ha)

Lúa cả năm
Vụ Mùa
Vụ Đông Xuân
Vụ Hè Thu

Vụ Thu Đông
Trâu

Heo

Vịt

625.186
5.923
235.920
233.801
133.723

3.941.526
29.707
1.746.084
1.311.070
854.665

63,05
50,16
74,01
56,08
57,15

Nuôi cá
Nuôi tôm
Thủy sản khác

1.160

391
186

Chỉ tiêu

418
5.975
27.202
922
298.395
697
1.971

Nguồn: (CTK AG 2013)

9

Số lƣợng
(con)

5.103
79.334
170.304
785.276
3.149.800


2.1.2.

Tổng quan huyện Tri Tôn


2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Tri Tôn là huyện nằm về hƣớng Tây Nam tỉnh An Giang với diện tích tự nhiên
khoảng 60.039,74 ha (lớn nhất tỉnh An Giang và chiếm gần 17% diện tích toàn tỉnh)
gồm 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và 13 xã. Trong đó thị trấn Tri Tôn là trung tâm
huyện lỵ, cách không xa các đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực (TP. Long Xuyên,
TP. Châu Đốc, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Thị xã du lịch - cửa khẩu quốc tế Hà Tiên,
TP. Rạch Giá) (Cổng TTĐT– AG, 2013).
So với nhiều huyện, thị xã trong tỉnh An Giang, Tri Tôn có vị trí địa lý khá thuận
lợi khi phía Bắc và Đông Bắc Tri Tôn giáp huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và nƣớc
bạn Campuchia. Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn (tỉnh An Giang).
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Kiên Lƣơng, Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang)
(Cổng TTĐT AG, 2013).
Địa hình huyện Tri Tôn mang đậm nét của vùng đồng bằng kênh rạch nhƣng có
xen lẫn nhiều đồi núi với điểm cao nhất là đỉnh núi Cô Tô 614m (so với mặt nƣớc
biển), khu vực đồng bằng có độ cao dao động từ 0,8m – 2,2m. Bao bọc chung quanh
núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng tạo nên
nhiều cảnh quan thiên nhiên (Cổng TTĐT – AG, 2013).
Đây là vùng đất xám bạc màu nên đất nghèo chất dinh dƣỡng, vùng ruộng trên
nƣớc lũ hàng năm không ngập đến nên việc canh tác lệ thuộc vào nƣớc mƣa, nguồn
nƣớc ngầm rất hạn chế nên chỉ trồng đƣợc một vụ lúa hoặc màu trong năm (Nguyễn
Duy Cần, 2009). Chung quanh nhà ngƣời dân có trồng thêm tre, tầm vông, xoài thanh
ca, dừa và một vài loại cây khác làm nguồn thu nhập phụ. Nguồn thu của nông hộ chỉ
nhờ vào một vụ lúa hoặc rau màu và tăng thêm nhờ vào thu nhập từ các cây trồng trên
đất thổ c ƣ . Vùng ruộng bƣng đất thấp nƣớc lũ hàng năm đều ngập và có các hệ thống
kinh đào (kênh Huệ Đức, kênh Tám Ngàn, kênh Ninh Phƣớc) từ giữa thập niên 90 đến
nay nên có thể t ăng lên 2 vụlúa là phổ biến, một số r ất ít hộ nông dân luân canh 1 vụ
lúa - 1 vụ màu. Nhìn chung hệ thống canh tác của xã vẫn còn độc canh cây lúa.
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số của huyện Tri Tôn là 132.820 ngƣời chiếm 6,17% dân số của tỉnh, mật

độ dân số là 452 ngƣời/km2, trong đó dân số nam là 66.375 ngƣời chiếm 49,9%, nữ
66.428 ngƣời chiếm 50,1% (CTK AG 2013).
Về tốc độ phát triển kinh tế, theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2012 của UBND
huyện Tri Tôn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 14,22%, khu vực Nông – Lâm – Ngƣ
nghiệp tăng 6,03%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng 16,54%, khu vực Thƣơng
mại - Dịch vụ tăng mạnh nhất với 17,74%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 24,2 triệu
10


đồng tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2011. Thế mạnh nông nghiệp của huyện Tri Tôn
tiếp tục đƣợc phát huy với tổng diện tích gieo trồng năm 2012 đạt 100.750 ha, tăng
5.385 ha so với năm 2011, đƣa sản lƣợng lúa cả năm lên 558.326 tấn (tăng 5,84%).
Huyện đã đầu tƣ trên 29,4 tỷ đồng xây dựng 34 tiểu vùng đê bao sản xuất 3 vụ; trên 9
tỷ đồng để nạo vét, gia cố đê và sửa chữa 24 công trình cống.
Cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế huyện Tri Tôn:
Nông - Nâm - Ngư nghiệp

Công nghiệp - Xây Dựng

Thƣơng mại - Dịch vụ

34,51%
49,02%

16,47%

Hình 2.3: Cơ cấu GDP của huyện Tri Tôn
(Nguồn: CTK AG 2013)

Diện tích tự nhiên khoảng 60.040 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,48%,

đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Một số
nhóm đất phân bố ở huyện Tri Tôn chủ yếu là đất phèn, đất lầy và than bùn phù hợp
với nhiều loại cây trồng đặc biệt là lúa và hoa màu (CTK AG 2013)
2.2.

ĐẶC ĐIỂM LÚA NỔI

2.2.1.

Khái niệm lúa nổi

Lúa nổi (floating rice hay deepwater rice) là cây đƣợc trồng ở những ruộng đất
thấp trũng không bờ và mực nƣớc dâng lên chậm từ các dòng sông lớn. Ruộng lúa bị
ngập lụt kéo dài 5-6 tháng. Cây lúa nổi thích ứng với mực nƣớc bằng cách vƣợt lóng
theo mực nƣớc dâng cao, có lúc 20 cm mỗi ngày. Do đó, cây lúa nổi có thể cao đến 56 m. Sự vƣợt lóng này là do tác động của chất kích thích tố Gibberallic acid sinh ra khi
cây lúa bị ngập lụt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Ở Miền Nam, vùng đất trũng sâu nhƣ Đồng Tháp Mƣời và khu Tứ Giác Long
Xuyên mới đƣợc khai thác vào đầu thế kỷ XX. Trƣớc năm 1975, diện tích lúa nổi ở
11


Miền Nam chiếm khoảng 640.000 ha, nhƣng công tác thủy lợi đã làm thay đổi hẳn cơ
cấu trồng lúa vùng này - biến đổi từ một vụ lúa nổi với năng suất thấp (2-3 t/ha) thành
2 vụ lúa cao sản mỗi năm với năng suất cao từ (5 - 8 t/ha/vụ), nhờ vào công tác thủy
lợi. Tuy nhiên, sản xuất lúa vùng này bị lũ lụt de dọa thƣờng xuyên hơn những thập
niên trƣớc ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Lúa nổi là lúa thƣờng đƣợc sạ thẳng vào ruộng đất đƣợc cày xới sau vài trận mƣa
đầu mùa, nên còn đƣợc gọi là lúa mùa nổi. Sau đó, những trận mƣa kế tiếp làm tăng
ẩm độ đất và hạt giống mọc mầm, cây lúa lớn dần theo mực nƣớc trong ruộng. Thời
gian đầu mùa là thời kỳ tối quan trọng, ảnh hƣởng sâu đậm đến năng suất lúa nổi sau

này. Nếu thời tiết không tốt nhƣ mƣa không đều, hạt giống không nẩy mầm kịp lúc và
bị chim chuột phá hại, nông dân phải gieo lúa lại đợt hai hoặc ba để có đủ quần thể lúa
ngoài ruộng, do lúa nổi đâm chồi rất ít. Vì thế, nông dân phải dùng mật độ hạt giống
cao, có khi hơn 200 kg lúa/ha (thay vì 100 kg/ha). Nông dân chỉ áp dụng phân hóa học
vào lúc làm đất mà thôi. Năng suất lúa nổi rất thấp, từ 1-3 t/ha. Lúc lúa chín, cây lúa
ngã đổ trên mặt đất ở vùng đất cao gần bờ sông, hoặc nằm trên mặt nƣớc ở vùng ruộng
sâu còn ngập nƣớc, nên nông dân phải dùng xuồng nhỏ đi gặt lúa. Cũng giống nhƣ lúa
nƣớc sâu, sau vụ lúa nổi, nông dân gieo hạt trên rơm rạ của loại lúa này với các màu
nhƣ đậu xanh, lúa miến, bắp, bù tạt, đậu đen…
Năng suất lúa nổi rất khó cải thiện vì vấn đề sinh lý của cây lúa liên hệ đến sự
sinh tồn khi bị ngập lụt quá sâu và quá lâu; cho nên, nghiên cứu về di truyền để cải
tiến giống lúa này có lẽ không thực tế lắm. Tuy nhiên, cần chú ý nhiều hơn đến chất
lƣợng hạt vì lề lối sạ thẳng giúp cho các loài lúa dại phát triển đồng bộ với lúa trồng,
và cần quan tâm nhiều hơn đến cách quản lý nƣớc trong vùng lúa nổi ( Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Nông dân đã chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của vùng sinh thái này bằng công
tác quản lý thủy lợi trƣớc và sau thời kỳ ngập lụt. Họ xây dựng các đê đập, kinh rạch
và sử dụng máy bơm nƣớc để biến đổi từ một vụ lúa nổi thành hai vụ lúa tƣới tiêu
hoặc một vụ lúa tƣới tiêu và vụ màu khác có trị giá cao. Việt Nam là nƣớc tiên phong
trong chuyển đổi cơ cấu trồng trong vùng lúa nổi từ cuối thập niên 1960, khi cuộc
Cách Mạng Xanh bắt đầu với giống lúa Thần Nông. Nhờ giống lúa năng suất cao ngắn
ngày và không có quang cảm, nông dân có thể canh tác bất cứ lúc nào với máy bơm
dẫn nƣớc từ sông Cửu Long và các sông ngòi khác để tƣới ruộng lúa dọc theo hai bên
bờ trong mùa nắng.
2.2.2.

Nguồn gốc và sự phân bố

2.2.2.1. Nguồn gốc cây lúa nổi
Cây lúa có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài
ngƣời. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa hoang dại do quá trình chọn lọc nhân

tạo lâu dài mà nên. Qua các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy nguồn
12


×