Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và KHẢ NĂNG CUNG cấp nước của một số hồ CHỨA nước CHÍNH TRÊN địa bàn TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.2 KB, 92 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý 6
1.2. Khái quát các vấn đề liên quan 7
1.2.1. Tài nguyên nước tại một số hồ lớn trên thế giới 12
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới 14
1.2.3. Tài nguyên nước ở các hồ chứa tại Việt Nam 18
1.2.4. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại Việt Nam 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30
i
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 30
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 30
2.2. Nội dung nghiên cứu 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, kế thừa và phân tích


tổng hợp 31
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 31
2.3.3. Phương pháp đánh giá nhanh 31
2.3.4. Phương pháp quan trắc lấy mẫu ngoài hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm 32
2.3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 33
2.3.5. Phương pháp chuyên gia 34
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 41
3.2. Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 46
3.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước 46
3.2.2. Đánh giá hiện trạng và khả năng cung cấp nước của một số hồ
chứa 51
3.2.3. Đánh giá khả năng khai thác, vận hành của hồ Bảo Linh 65
3.2.4. Đánh giá khả năng khai thác, vận hành của hồ Gò Miếu 70
3.2.5. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 76
3.3. Đề xuất các giải pháp trong quá trình vận hành và bảo vệ chất lượng
nước cho các hồ chứa 77
ii
3.3.1. Các biện pháp quản lý các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên 77
3.3.2. Biện pháp, giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường cho các hồ chứa
nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 80
3.3.3. Nhóm giải pháp quy hoạch 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2. Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CCN : Cụm công nghiệp
ĐBSH : Đồng bằng sông hồng
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GTSX : Giá trị sản xuất
KCN : Khu công nghiệp
KTXH : Kinh tế xã hội
LHQ : Liên hợp quốc
LVS : Lưu vực sông
MNTK : Mực nước thiết kế
NGOs : Tổ chức phi chính phủ
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
PTNT
: Phát triển nông thôn
Qtk : Lưu lượng thiết kế
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TDMN : Trung du miền núi
TNN : Tài nguyên nước
TP : Thành phố
TX : Thị xã
IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
UBND Ủy ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Thái Nguyên 35
Hình 3.2. Biểu đồ tổng lượng nước cung cấp qua cống hồ Núi Cốc 54

Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng BOD5, COD 58
Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng BOD5, COD trên Hồ Núi Cốc theo không
gian 63
Hình 3.5. Biểu đồ cung cấp nước qua các năm của Hồ Bảo Linh 66
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn COD và BOD5 theo khônggians Hồ Bảo Linh
69
Hình 3.7. Biểu đồ cung cấp nước của hồ Gò Miếu 72
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện BOD5 và COD của hồ Gò Miếu 75

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên trái đất 8
Bảng 1.2. Lưu lượng dòng chảy của một số sông lớn trên thế giới 10
Bảng 1.3. Danh sách các hồ lớn trên thế giới 13
Bảng 1.4. Các hồ chứa tự nhiên mang tính sinh thái cao ở Việt Nam 20
Bảng 1.5. Các hồ chứa nhân tạo ở Việt Nam 21
Bảng 1.6. Các hồ chứa tự nhiên mang tính sinh thái cao ở Việt Nam 21
Bảng 1.7. Các hồ chứa nhân tạo ở Việt Nam 22
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình và số giờ nắng tại Thái Nguyên 37
Bảng 3.2. Tổng lượng mưa các tháng trong năm 38
Bảng 3.3. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 39
Bảng 3.4. Dân số trung bình phân theo giới tính ở tỉnh Thái Nguyên.41
Bảng 3.5. Tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2002 - 2012 43
Bảng 3.6. Lượng nước đến hàng năm trên các sông tỉnh Thái Nguyên47
Bảng 3.7. Tổng nhu cầu nước dùng toàn tỉnh Thái Nguyên 48
Bảng 3.8. Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi toàn tỉnh 49
Bảng 3.9. Tổng hợp tình hình tưới toàn tỉnh 50
Bảng 3.10. Tổng lượng nước cung cấp qua cống Hồ Núi Cốc 53
Bảng 3.11: Diễn biến chất lượng nước Hồ Núi Cốc theo thời gian 55

Bảng 3.12: Diễn biến chất lượng nước theo không gian 60
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước hồ Bảo Linh theo không gian 67
Bảng 3.15. Khả năng cung cấp nước của Hồ Gò Miếu 71
Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước hồ Gò Miếu theo không gian 72
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước được biết đến bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa,
nước ngầm, nước biển v.v. Nguồn nước mặt thường gọi là tài nguyên tài
nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các
thủy vực trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm
lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông, hồ là một trong những
nguồn nước mặt chủ yếu và trọng nhất, cung cấp cho các hoạt động sống của
con người và được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất. Do đó, tài
nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những
yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một
quốc gia. Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm
khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện
tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Ao, hồ là tài sản vô
cùng quý giá của các thành phố trên thế giới, hồ tại các đô thị nói chung
không chỉ là thắng cảnh, di tích lịch sử mang lại nhiều giá trị tinh thần cho
con người, là nơi vui chơi giải trí cho người dân sống trong khu vực nội thị,
mà các hồ này còn có vai trò rất quan trọng: là lá phổi của thành phố, là máy
điều hoà khí hậu, là nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố, là cỗ máy điều
tiết nước mưa, và đồng thời cũng là nơi chứa và làm sạch nước thải [14].
Các nguồn nước mặt từ sông, suối, ao, hồ, trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, như: Cung cấp nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh hoạt;
phục vụ cấp nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; giải trí, thể thao dưới
nước; giao thông thuỷ; tiếp nhận và thoát nước thải; tạo các khu du lịch sinh

thái, góp phần bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
1
Nguồn nước từ các hồ chứa nước đã đóng góp ý nghĩa lớn trong phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhưng do ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên
(mưa lũ, xói mòn đất, đặc điểm sinh-địa-hóa của các loại đất đá trong lưu vực)
và các nguồn thải từ hoạt động đô thị, công nghiệp, nông nghiệp trong tỉnh và
từ thượng nguồn, nên chất lượng nước các sông, suối, hồ, đầm đã có dấu hiệu ô
nhiễm, mức độ ô nhiễm ở từng khu vực rất khác nhau do chịu ảnh hưởng của
các nguồn tác động khác nhau. Các số liệu quan trắc trên địa bàn tỉnh đã cho
thấy sự khác nhau về chất lượng nước giữa các vùng trong tỉnh và ảnh hưởng
tới các mục đích sử dụng nguồn nước mặt.
Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt, nhằm đánh giá và kiểm
soát chất lượng nước, xác định nguồn nước phục vụ cho các mục đích sử
dụng khác nhau, nhất là trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại
một số hồ chứa nước ở tỉnh, xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá hiện trạng và khả năng cung cấp nước của một số hồ
chứa nước chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, đề tài sẽ đánh giá chất lượng
nước, xác định rõ chất lượng nước, mức độ ô nhiễm và khả năng sử dụng
nước (phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, v.v.) tại
một số hồ chứa nước có dung tích lớn trên 4 triệu m
3
trên địa bàn tỉnh cũng
như xác định những hồ cần kiểm soát ô nhiễm và xác định khả năng chịu tải,
mức độ tiếp nhận nước thải của các nguồn nước mặt và đề xuất các giải pháp
thích ứng nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá chất lượng và khả năng cung cấp vận hành một số hồ chứa
nước trên địa bàn tỉnh có dung tích chứa trên 4 triệu m

3
, đưa ra được hiện
trạng các hồ về dung tích, khả năng cung cấp nước và chất lượng nước tại các
2
hồ thông qua kết quả phân tích quan trắc, dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội địa phương và đưa ra giải pháp bảo vệ nguồn nước và bảo vệ ô nhiễm
môi trường cho các hồ chứa nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các hồ chứa của các hồ chứa
nhằm xác định, đưa ra các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
nước; - Đánh giá khả năng sử dụng nước cho các mục đích, tại từng hồ để
phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh;
- Đề xuất định hướng sử dụng nước và các giải pháp bảo vệ môi trường
nước đối với từng hồ trên địa bàn tỉnh.
3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến chất lượng
nước của các hồ, sử dụng nước của các hồ chứa chính;
- Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và
nhu cầu sử dụng nước;
- Đánh giá hiện trạng và khả năng đảm bảo nguồn nước so với yêu cầu
vận hành của các hồ chứa trên địa bàn tỉnh;
- Đề xuất các giải pháp thích ứng cho bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi
trường trong hồ và khu vực xung quanh của hồ.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu sau khi ra trường;
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học có liên quan;
- Đây là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý môi trường tại
địa phương.

3
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Hệ thống thủy lợi của Thái Nguyên sau nhiều năm được đầu tư, hiện tại
toàn tỉnh đã có một số công trình thuỷ lợi lớn như hệ thống hồ Núi Cốc, đập
Thác Huống, hồ Bảo Linh, hồ Gò Miếu, hệ thống đê sông Cầu. Tổng số có
2027 công trình lớn nhỏ. Hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích
yêu cầu tưới vụ chiêm: 25.000 ha, các công trình hiện có tưới được khoảng
22.000 ha đạt 70% so với diện tích cần tưới, vụ mùa diện tích yêu cầu tưới:
42.142 ha, hiện tại tưới được 34.000 ha đạt 75% [3].
Nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Vai
trò của nước là muôn màu, muôn vẻ, nước quyết định sự sống trên trái đất. Hiện
nay nguồn nước mặt trên trái đất đang suy giảm về số lượng và chất lượng, sự
suy giảm này đang đưa con người đến trước nhiều nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.
Vì vậy cần có những biện pháp quản lý phù hợp, việc đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt là rất cần thiết để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm khắc
phục và giảm thiểu đối với việc làm suy giảm nguồn nước [11].
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt
nguồn từ nước. Vai trò của nước là muôn màu, muôn vẻ, nước quyết định sự
sống trên trái đất. Hiện nay nguồn nước mặt trên trái đất đang suy giảm về số
lượng và chất lượng, sự suy giảm này đang đưa con người đến trước nhiều
nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý phù
4
hợp, việc đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt là rất cần thiết để đưa ra
các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục và giảm thiểu đối với việc làm suy

giảm nguồn nước [8].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thái Nguyên là tỉnh có nền nông nghiệp khá phát triển, ngoài trồng lúa
nước, trên địa bàn tỉnh còn trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao
như cây Chè (Đại Từ, TP Thái Nguyên v.v.). Để phục vụ các hoạt động cung
cấp nước cho sản xuất Nông nghiệp và hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói
chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hệ thống các công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh tương đối phát triển như Hồ Núi Cốc, đập Thác Huống, hồ Bảo Linh,
hồ Gò Miếu và hệ thống đê sông Cầu v.v. bao gồm 1.241 công trình lớn nhỏ,
47,4km đê [5].
Trong quá trình quản lý vận hành khai thác các hồ chứa trên địa bàn tỉnh
đã nảy sinh một số vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Đó là, việc đô thị hóa đã
dẫn đến các hình thức lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, lấn chiếm lòng
hồ trái phép trong thường xuyên xảy ra và ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng
tiêu cực đến quy trình vận hành tích nước của các hồ và gây khó khăn trong
công tác quản lý và có nguy cơ gây mất an toàn cho công trình. Bên cạnh đó là
sự vận hành điều tiết hồ còn chưa thực hiện đúng theo quy trình đã được bộ
NN&PTNT phê duyệt. Điều đáng quan ngại là nguồn nước thải từ các khu du
lịch, các khu dân cư, các hộ dân sinh sống xung quanh hồ, các khu vực sản xuất
nông nghiệp v.v. không qua sự kiểm soát, hệ thống xử lý nào mà được xả thẳng
xuống hồ ngày càng tăng đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đó là
chưa kể, vấn đề vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình có xu hướng
gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là trong khu vực lòng hồ các vụ vi
phạm san ủi đát trái phép của một số đơn vị, cá nhân đã làm thu hẹp đang kể
diện tích mặt nước hồ. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với
5
đơn vị quản lý trong việc giải quyết vi phạm còn hạn chế, do một số vụ vi
phạm khi bị phát hiện cũng chỉ dừng lại ở mức độ lập biên bản xử lý hành mà
chưa có biện pháp kiên quyết để giải quyết triệt để [13].
1.1.3. Cơ sở pháp lý

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ Quy
định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước;
- Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 về quản lý, bảo vệ khai
thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/05/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá giai đoạn 2007 - 2010 và những
năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
6
- Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020;
- Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cương thực hiện Dự án phân vùng chất
lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của Ủy bản nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020;
- Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cường thực hiện phân vùng chất lượng
nước mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành.
1.2. Khái quát các vấn đề liên quan
* Tài nguyên nước trên thế giới
Nước biển dâng cao do băng tan là mối đe dọa với các quốc gia có
biển. Những cơn "đại hồng thủy", "thủy triều đen", "thủy triều đỏ" xuất hiện
nhiều hơn với tác hại nghiêm trọng hơn. Có khi trong cùng một thời điểm, ở
vùng này, quốc gia này bị khô hạn, thì ở vùng khác, quốc gia khác lại đang
phải lo thoát lũ, chống lụt, bão và lở đất. Trước tình trạng khan hiếm nước,
đây đó ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cũng đã xảy ra mâu
thuẫn và xung đột vì tranh giành nguồn nước. Chính phủ nhiều nước phải
kêu gọi người dân tiết kiệm nước, sử dụng và khai thác nước hợp lý. Áp
dụng các công nghệ xử lý nước thải được nhiều nước trên thế giới quan tâm
nhiều hơn [11].
7
Hàng năm, "Tuần Nước Thế giới" được Liên hợp quốc tổ chức thường
niên, từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 9. Năm 2013, Đại Hội đồng Liên hợp quốc
quyết định chọn là Năm Quốc tế về hợp tác nguồn nước nhằm nâng cao nhận
thức, tăng cường khả năng hợp tác và giải quyết những thách thức trong quản
lý nước. Trong thế kỷ XX, nhu cầu về nước ngọt của nhân loại tăng lên gấp

sáu lần so với thế kỷ XIX. Trung bình mỗi ngày, một người dân ở Bắc Mỹ,
chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800 lít nước. Để so sánh, nhu
cầu này tại các quốc gia đang phát triển dao động từ 60 đến 150 lít/ ngày. Dân
số trên toàn cầu ước tính lên tới 9 tỷ người vào khoảng năm 2050. Nhu cầu về
lương thực qua đó tăng theo [6].
Về trữ lượng tài nguyên nước trên trái đất có trữ lượng khoảng 1,45 tỷ
km
3
, bao gồm các dạng nước như nước mặt, nước đóng băng, nước sông hồ,
nước bốc hơi, nước ngầm v.v. Được chia cụ thể qua bảng trữ lượng nước trên
trái đất.
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên trái đất
STT Phần thuỷ quyển
Diện tích
10
3
km
3
Khối lượng
nước 10
3
km
3
Tỷ lệ %
tổng lượng
nước
1 Đại dương 361.300 1.370.323 94,20
2 Nước ngầm trao đổi 134.800 60.000 4,15
3 Băng hà 16.227 24.000 1,65
4 Nước hồ 2.058 280 0,02

5 Nước trong đất 82.000 85 0,006
6 Hơi nước trong khí quyển 510.000 14 0,001
7 Nước sông 148.800 12 0,001
Tổng 204.836 1.454.714 100
Nguồn: Nguồn nước và tính toán thủy lợi - Trịnh Trọng Hàn - 1998
8
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng nguồn nước chủ yếu tập trung
ở các đại dương chiếm 94,2% tổng trữ lượng nước trên toàn thế giới. Sông
ngòi, ao hồ, tuyết chiếm 0,02%, nước ngầm 0,006%, băng 1,65% tổng trữ
lượng nước trên toàn thế giới. Trên phạm vi lục địa trữ lượng nước mặt bao
gồm nước băng tuyết chiếm 98,83% tổng trữ lượng nước lục địa, giả thuyết
khối lượng băng hà tan thành nước thì mực nước đại dương có thể dâng lên
6,4m. Lượng nước băng tuyết bằng tổng dòng chảy sông trong 600 năm. Tuy
nhiên, trong thực tế băng hà nằm ở khu vực giá lạnh vĩnh cửu nên khả năng
tan rất hạn chế. Ngược lại, nước sông hồ tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ, song do
tham gia vào chu trình tuần hoàn vận động rất tích cực nên chúng có vai trò
hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của con người [10].
Về lượng nước hồ chiếm 1,15% tổng trữ lượng nước lục địa, khối lượng
cho tới nay vẫn chưa tính được chính xác vì chưa được điều tra đầy đủ, sơ bộ
ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên trong 145 hồ có diện tích mặt trên 100 km
2
.
Lượng nước của những hồ này chiếm 95% tổng số, trong đó khoảng 56% là
nước ngọt. Hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất trên trái đất là hồ Baican thuộc
Cộng hòa Liên bang Nga chứa 2300 km
3
nước, với độ sâu tối đa 1741 m.
Ngoài các hồ tự nhiên ra còn có một số hồ nhân tạo, hồ nhân tạo có hơn
10.000 hồ, tổng diện tích hữu ích ước tính gần 5000 km
3

trong đó châu Âu
925 km
3
, châu Phi 341 km
3
, Bắc Mỹ 180 km
3
, Nam Mỹ 1332 km
3
, châu Úc 4
km
3
. Có 30 hồ lớn với dung tích trên 10 km
3
. Nước đầm lầy 2681 km
3
, chiếm
0,015% dung tích 11,470 km
3
. Nước sông chỉ chiếm 0,005% ước tính chỉ
bằng 1200 km
3
song nó luôn vận động và tuần hoàn, nên nhanh chóng được
phục hồi. Nhờ vậy thể tích nước tăng lên gấp 34,6 lần, dung tích từ 1200 km
3
lên 41200 km
3
. Một số con sông lớn nhất trên thế giới như sông: Amazon,
sông Hằng, sông Ấn, sông Cônggô, sông Mêkông v.v. Có lưu lượng nước lớn,
được thể hiện qua bảng lượng dòng chảy của một số con sông lớn trên thế

giới được thể hiện qua bảng.
9
Bảng 1.2. Lưu lượng dòng chảy của một số sông lớn trên thế giới
Tên sông
Lượng dòng
chảy TB/năm
(km
3
)
Lưu lượng
trung bình ở
cửa sông (l/s)
Diện tích lưu
vực (10
3
km
3
)
1. Amazon 693 220.000 7.000
2. Cônggô 1.350 43.000 3.670
3. Hằng 1.200 38.000 2.000
4. Dương Tử 693 22.000 1.940
5. Baraxmaputra 630 22.000 936
6. Mêkông 551,3 17.500 810
(Nguồn: Nguồn nước và tính toán thủy lợi - Trịnh Trọng Hàn - 1998)
Ngoài ra phía dưới mặt đất có các dạng nước thiên nhiên tạo thành nước
ngầm của vỏ trái đất còn gọi là tầng thủy văn địa chất. Có 2 loại nước ngầm có
áp và không có áp. Về trữ lượng nước ngầm ở độ sâu 1000 m có khoảng 4 triệu
km
3

còn ở độ sâu 1000 m đến 6000 m có khoảng 5 triệu km
3
nước [8].
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Khủng hoảng
về nước đang hoành hành cả hành tinh. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục
địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước
phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ví dụ: Ở Anh vào đầu thế kỷ
19 sông Tamise rất sạch nhưng vào giữa thế kỷ 20, nó đã trở thành cống lộ
thiên. Các con sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa
ra biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, công nghiệp phân tán
và nhiều sông lớn hơn nhưng vấn đề không khác là bao. Ở Hoa Kỳ tình trạng
thảm thương xảy ra ở bờ phía đông và nhiều vùng khác. Vùng Đại Hồ bị ô
nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng [11].
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột
ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các
10
đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm
nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra
lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và
thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại
nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành
phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở
nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất
hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật [6].
Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Chúng tạo thành

một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do
các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông
nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển. Nước
dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu không sử
dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ
2,4 - DT cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm
nguồn nước. Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh
California, bởi hãng Montrole Chemicals do sự sản xuất nông dược. Trong thập
niên 70, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại [12].
* Sơ lược các vấn đề liên quan đến hồ chứa:
Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là
nước ngọt. Đa số các hồ trên trái đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao. Một số
hồ, như hồ Eyre, có thể cạn nước gần như quanh năm và chỉ chứa nước trong
một vài tháng nhiều mưa. Ngoài ra, một số lớn hồ có nguồn gốc nhân tạo do
con người tạo ra để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, thủy lợi, cung cấp nước sinh
hoạt. Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ
được phân ra làm nhiều loại khác nhau:
- Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua
thời gian, đoạn trên sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng
sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại.
11
- Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua, bào mòn mặt
đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada…
- Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước
tụ lại khi chảy ra sông.
- Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất
gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông Châu Phi.
- Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành
nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông.
Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm 2 loại tiếp :

Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa . Hồ có thể có dòng sông
nước ngọt chảy qua hay do mưa như hồ Baikal tại Siberia, ở độ cao 1485m là
sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.
Hồ nước mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị
cô lập giữa lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn
nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng Hồ Eyre (Australia)
có diện tích 7.700km
2
.
Nhờ có hồ nối với sông mà sông được điều hòa chế độ nước sông. Khi
nước sông dâng lên (mùa lũ), nước chảy vào các hồ, đầm. Khi nước sông
xuống (mùa khô) để cho sông đỡ cạn sông Mê Kông luôn được điều hòa là
nhờ có Biển Hồ ở Campuchia [5].
1.2.1. Tài nguyên nước tại một số hồ lớn trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều hồ được hình thành. Mỗi hồ có nguồn
gốc hình thành riêng biệt và tồn tại trong các điều kiện đa dạng. Các hồ có diện
tích, dung tích, các đặc tính thủy sinh, lý, hóa khác nhau. Cho đến nay các hồ
có mối quan hệ gắn bó với cuộc sống của con người, phần nhiều chúng đã góp
ích lớn cho sự phát triển của kinh tế xã hội loài người về nhiều mặt như tạo môi
trường sống, điều kiện sinh tồn, du lịch, văn hóa. Con người nhiều nơi trên bề
mặt trái đất đã tận dụng và phát huy nguồn lợi từ các hồ cho phát triển kinh tế,
một số đã bảo tồn tốt giá trị vốn có của hồ, một số khác đã làm suy giảm sự đa
dạng vốn có, một số thậm chí bị ô nhiễm do các hoạt động phát triển của con
12
người. Một số hồ lớn trên thế giới như hồ Baikal (Nga), hồ Michigan, Huron
(Mỹ), Manitoba (Canada) v.v.[9].
Các hồ lớn trên thế giới được xếp theo thứ tự diện tích bề mặt trung
bình hàng năm lúc lớn nhất (trên 1,700 sq. mi.; 4,403 km²):
Bảng 1.3. Danh sách các hồ lớn trên thế giới
STT Tên sông Vị trí sông

Diện tích Chiều dài
sq. mi. km² mi. km
1 Biển Caspi
Azerbaijan-Nga-Kazakhstan-
Turkmenistan-Iran
143.000 371.000 745 1.199
2 Superior Mỹ-Canada 31.820 82.414 383 616
3 Victoria Tanzania-Uganda 26.828 69.485 200 322
4 Huron Mỹ-Canada 23.010 59.596 247 397
5 Michigan Mỹ 22.400 58.016 321 517
6 Tanganyika Tanzania-Congo 12.700 32.893 420 676
7 Baikal Nga 12.162 31.500 395 636
8 Great Bear Canada 12.000 31.080 232 373
9 Nyasa Malawi-Mozambique-Tanzania 11.600 30.044 360 579
10 Great Slave Canada 11.170 28.930 298 480
11 Erie Mỹ-Canada 9.930 25.719 241 388
12 Winnipeg Canada 9.094 23.553 264 425
13 Ontario Mỹ-Canada 7.520 19.477 193 311
14 Balkhash Kazakhstan 7.115 18.428 376 605
15 Ladoga Nga 7.000 17.700 124 200
16 Aral Kazakhstan-Uzbekistan 6.625 17.160 266 428
17 Onega Nga 3.819 9.891 154 248
18 Titicaca Bolivia-Peru 3.141 8.135 110 177
19 Nicaragua Nicaragua 3.089 8.001 110 177
20 Athabaska Canada 3.058 7.920 208 335
Nguồn: Tổng hợp từ Trường ĐH Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam, 2005
Hồ lớn nhất thế giới xét theo diện tích bề mặt là biển Caspian. Với diện
tích bề mặt là 394,299 km², diện tích của nó lớn hơn diện tích của sáu hồ lớn
kế tiếp cộng lại. Hồ Victoria là hồ lớn nhất châu Phi và là hồ nước ngọt lớn

thứ hai thế giới tính theo diện tích bề mặt. Hồ sâu nhất thế giới là hồ
Baikal ở Siberia, Nga. Hồ này sâu 1637 m (5371 ft) và là hồ nước ngọt lớn
13
nhất thế giới nếu xét theo thể tích. Hồ cổ nhất thế giới là hồ Baikal, kế đó là
hồ Tanganyika (Tanzania). Ojos del Salado nằm trên độ cao 6,390 là hồ cao
nhất thế giới. Hồ cao nhất thế giới thích hợp cho tàu bè đi lại là hồ Titicaca,
cao 3821 m so với mực nước biển. Nó là hồ lớn thứ hai ở Nam Mỹ và cũng là
hồ nước ngọt lớn nhất của khu vực này. Hồ thấp nhất thế giới là biển Chết, nó
nằm thấp hơn mực nước biển 418 m (năm 2005). Đây cũng là một trong
những hồ có nồng độ muối cao nhất thế giới, được xếp vào loại "siêu mặn".
Hồ lớn nhất thế giới nằm trên một hòn đảo là hồ Nettilling trên đảo Baffin.
Hồ Tonlé Sap là hồ lớn nhất Đông Nam Á. Hồ nước ngọt lớn nhất châu Âu
là hồ Ladoga, kế đó là hồ Onega. Cả hai hồ này đều nằm ở tây bắc nước Nga.
Hồ Maracaibo là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ. Hồ này ăn thông với biển, nên cũng
có thể gọi là vịnh. Hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong ranh giới của một thành
phố là hồ Wanapitei ở khu đô thị Sudbury, Ontario, Canada. Trước khi ranh
giới của thành phố này được xác định lại vào năm 2001 thì vị trí này thuộc về
hồ Ramsey, cũng ở Sudbury. Hồ Enriquillo là hồ nước mặn duy nhất trên thế
giới có cá sấu sinh sống. Hồ Eyre ở Úc là hồ có diện tích mặt nước thay đổi
nhiều nhất trên thế giới: dao động 0-8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi
mưa nhiều, mặt nước hồ cao so với mặt biển 15 mét và chiếm diện tích hơn
8.000 km², khi hồ cạn, mặt đáy hồ lộ ra một lớp muối khá dày [14].
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 70, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát
triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Nước Anh: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự
trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
14

Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn
đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối
thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô
nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có
hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy
thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm
thường xuyên.
Ở nước Mỹ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều
vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng.
Sông Citarum (Indonesia)
Sông Citarum từng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người
dân Tây Java, Indonesia, tuy nhiên các hoạt động vô ý thức của con người đã
biến Citarum trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.
Sông Cuyahoga, Ohio (Mỹ)
Sông Cuyahoga nổi tiếng với biệt danh "dòng sông bị cháy". Sông
Cuyahoga bị cháy lần đầu tiên vào năm 1936 khi tia lửa của đèn hàn đốt cháy
mảnh vụn và dầu mỡ nổi trên mặt sông. Vụ cháy và lời miêu tả dòng sông "rỉ
thay vì chảy" hay người ta "không chìm chết" mà "thối rữa" ở sông này của
tạp chí Time đã dẫn đến phong trào bảo vệ môi trường vào cuối thập niên
1960. Ngoài sông Cuyahoga, trên thế giới còn có rất nhiều sông, hồ đang bị ô
nhiễm trầm trọng.
Hồ Chaohu (Trung Quốc)
Hồ Chaohu ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc bị tảo xanh
tấn công. Chính phủ Trung Quốc đã phải đầu tư gần 8 tỷ USD để thực hiện
2.712 dự án cải tạo 8 dòng sông, hồ ô nhiễm trên cả nước.
Sông Yamuna (New Delhi, Ấn Độ)
15
Thoạt nhìn qua có lẽ nhiều người nhầm tưởng người đàn ông trong ảnh

đang đứng trong biển mây giữa một đại dương rộng lớn nhưng thực tế đây lại
là một bức ảnh về người đàn ông bị bong bóng trên dòng sông Yamuna ô
nhiễm bủa vây. New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, xả ra khoảng 500 triệu gallons
nước thải mỗi ngày ra sông.
Sông Hoàng Hà (Trung Quốc)
Nước sông Hoàng Hà bỗng dưng chuyển sang màu đỏ vì chất gây ô
nhiễm đổ ra như một nhà máy dệt địa phương.
Sông Hằng (Allahabad, Ấn Độ)
Hàng vạn tín đồ Hindu đã đổ về sông Hằng ở Allahabad để rửa tội
trong lễ hội Kumbh Mela, được tổ chức 12 năm một lần. Tuy nhiên, sự ô
nhiễm ngày càng tăng của dòng sông đã khiến chính quyền Allahabad phải
vật lộn trong việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia lễ hội.
Sông Buriganga (Dhaka, Bangladesh)
Gần 4 triệu người tại Dhaka, thủ đô của Bangladesh, phải hứng chịu
hậu quả của dòng nước ô nhiễm mỗi ngày. Chất thải từ các nhà máy hóa chất,
xác động vật, túi ni lông khiến con sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Sông Citarum (Tây Java, Indonesia)
Theo tạp chí Guardian, sự gia tăng dân số nhanh chóng trong vòng 20
năm qua đã khiến tổng số cư dân quanh khu vực sông Citarum, Tây Java vượt
qua con số 5 triệu người. Kèm theo đó là sự xuất hiện các ngôi nhà tạm bợ và
rác thải công nghiệp, khiến dòng sông trở nên ô nhiệm nặng nề và đe dọa tới
sức khỏe của tất cả các cư dân ở đây.
Sông Matanza-Riachuelo (Buenos Aires, Argetina)
Có khoảng 3,5 triệu cư dân sông trên dòng sông ô nhiễm Matanza-
Riachuelo. Rác thải đã xâm chiếm lòng sông và biến con sông này trở thành một
con lạch đen ngòm. Theo tờ Página/12 của Argentina, một dự án làm sạch dòng
16
sông trị giá 250 triệu USD đã được phê duyệt vào năm 1993, tuy nhiên chỉ có 1
triệu USD được sử dụng để cải thiện mức độ ô nhiễm của con sông này.
Sông Mississippi (Mỹ)

Trong khi nhiều dòng sông ô nhiễm nhất trên thế giới được tìm thấy ở
những khu vực dân cư đông đúc của phía bên kia địa cầu, thì sông Mississippi
lại gây ô nhiễm nặng cho Vịnh Mexico. Sự ô nhiễm tồi tệ tới mức khu vực
xung quanh sông Mississippi được biết tới như Vùng Chết.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và
sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công
nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất
thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế
liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển
ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác
khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí
trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ
dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng
gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên
nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy
làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu
tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất
nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất
bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng
DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong
nước biển. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế
giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120
thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược,
17
bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay.
Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân
Mỹ đổ ra biển [6].
Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng
gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển

thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền
đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực
biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có
nguy cơ dễ bị ô nhiễm. Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm
biển. Nồng độ CO
2
cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO
2
hoà tan trong
nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí
mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà
kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái
biển. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi
các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự
nhiên v.v. [7].
1.2.3. Tài nguyên nước ở các hồ chứa tại Việt Nam
Từng có một thời gian dài, chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ về ý
nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và môi trường
nên chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Đó chính là nguyên
nhân dẫn tới tài nguyên nước có biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất
lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất
hiện nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng, nhất là vùng trung du và miền
núi vào mùa khô hàng năm; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả,
thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn phổ biến đang trở thành áp lực rất
lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Việt Nam.
18
Việt Nam đã có rất nhiều hồ sinh thái thể tự nhiên và nhân tạo trải dài từ
Bắc xuống Nam, ngoài ra một số vùng đất có khả năng phát triển thành hồ
sinh thái nhân tạo. Hiện nay, các hồ đã và đang có xu hướng suy thoái và ô
nhiễm, phú dưỡng hóa trầm trọng do tác động của con người. Bên cạnh đó,

còn một số vùng đất có khả năng phát triển thành hồ sinh thái nhưng lại bị bỏ
hoang. Vấn đề Hệ thống hồ chứa được xây dựng ở nước ta đã mang lại hiệu
quả rất to lớn về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tuy nhiên chưa đạt
được đầy đủ các tiêu chí về hồ sinh thái, các hồ chứa đã xây dựng còn nhiều
khiếm khuyết, thiếu những giá trị to lớn của hồ về môi trường sinh thái dẫn
đến hiệu quả đầu tư chưa cao. Do việc sử dụng nước ngày một gia tăng của
các quốc gia thượng nguồn trong lưu vực, sự mất cân bằng nước giữa 2 mùa
mưa và khô dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng tài nguyên nước về lượng và
chất về mùa khô. Một trong những giải pháp đóng vai trò chủ đạo để tạo
nguồn nước ngọt, điều phối lượng nước từ mùa lũ sang mùa kiệt là phát triển
hệ thống hồ sinh thái trên các vùng lãnh thổ [2].
Tính đến năm 2003 Việt Nam có khoảng 3500 hồ chứa có dung tích lớn
hơn 0.2 triệu m
3
. Chỉ có 1976 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m
3
, chiếm
55,9% với tổng dung tích 24.8 tỷ m
3
. Trong số hồ trên có 10 hồ do ngành điện
quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m
3
. Có 44 tỉnh và thành phố trong 63 tỉnh
thành Việt Nam có hồ chứa. Tỉnh có nhiều hồ nhất là Nghệ An (249 hồ), Hà
Tĩnh (166 hồ), Thanh Hóa (123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), Đắk Lăk (116 hồ)
và Bình Định (108 hồ) [4].
Trong số 1957 hồ cấp nước tưới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (Việt Nam) quản lý phân theo dung tích có: 79 hồ có dung tích trên 10
triệu m
3

, 66 hồ có dung tích từ 5 đến 10 triệu m
3
, 442 hồ có dung tích từ 1 đến
5 triệu m
3
, 1370 hồ có dung tích từ 1 đến 2 triệu m
3
. Tổng dung tích các hồ
chứa này là 5.8 tỷ m
3
nước tưới cho 505.162 ha.
19

×