Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khai thác lưới rê ven bờ (lớn hơn 90 cv) ở huyện phú quốc, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.22 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THIỆN THẮNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ KHAI THÁC LƯỚI RÊ VEN BỜ (<90 CV) Ở
HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. HUỲNH VĂN HIỀN

2014


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ KHAI
THÁC LƯỚI RÊ VEN BỜ (<90CV) Ở HUYỆN PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG
Nguyễn Thiện Thắng & Huỳnh Văn Hiền
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
This study was conducted from August to December 2014 in Bai Thom village and An Thoi
town, Phu Quoc district, Kien Giang province. Objectives were determined factors affected
to gill net fishery households’s income (<90CV) in Phu Quoc district, Kien Giang province
and give some solutions for improve incomes of farmers. The study were conducted by
interviewing 41 gill net fishermen househould. The reuslts showed that the average length
of gill net was 4.260 m (±1268), the average width 1,28 m (±1,57) and the average mesh


size was 86,2 mm (±17,0). Average experience of fishermen was 20,5 years (±7,5). The
average number of employees of the boat was 3,7 people (±0,92). The average yields per
year was 8.64 tonnes (±3,88). There fore, the average yields of North season was 4.55 tons
(±2,81) and South season was 4.09 tons (±1,46). Total costs average per trip was 1,38
million VND (±0,45). The average income per trips was 3,13 million VND (±1,12). There
were factors affected to income of gill net fishermen include: amount of oil, length of gill
net per household and number of fishing trips per year. To increase income, fishermen
need add more trip per year, invesment length of gill net for up income.
Key words: gill net coastal area, income, Phu Quoc District
Title: Analysis factors affecting to gill net fisherman households’s income (<90CV) in
Phu Quoc district, Kien Giang province.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại xã Bãi Thơm và thị trấn
An Thới của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu là nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ dân khai thác lưới rê ven bờ (<90CV) của huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang và đề ra giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ. Đề tài được thực hiện
thông qua phỏng vấn 41 ngư dân sử dụng lưới rê. Kết quả cho thấy, chiều dài trung bình
của lứoi rê là 4.260 m (±1268), chiều rộng bình quân 1,28 m (±1,57) và kích thước mắt
lưới bình quân 86,2 mm (±17,0). Kinh nghiệm khai thác của chủ hộ bình quân là 20,5 năm
(±7,5). Lao động bình quân của tàu khai thác là 3,7 người (±0,92). Sản lượng khai thác
bình quân cả năm là 8,64 tấn/năm (±3,88). Trong đó, sản lượng khai thác bình quân của
Vụ Bắc là 4,55 tấn/vụ (±2,81) và sản lượng khai thác của Vụ Nam là 4,09 tấn/vụ (±1,46).
Tổng chi phí bình quân cho mỗi chuyến khai thác là 1,38 triệu đồng (±0,45). Thu nhập
bình quân của mỗi chuyến biển là 3,13 triệu đồng (±1,12). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của ngư dân bao gồm: lượng nhớt, chiều dài ngư cụ và số chuyến biển khai thác. Để
nâng cao thu nhập, hộ ngư dân cần phải tăng số chuyến khai thác trong năm và tăng chiều
dài lưới để nâng cao thu nhập.
Từ khóa: lưới rê ven bờ, thu nhập, Phú Quốc


1


1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, được nhiều người biết
đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng. Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với
nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản. Thủy sản được xem như là thế mạnh của Kiên
Giang, trong đó khai thác thủy sản được đánh giá là có tiềm năng lớn nhất của cả nước.
Năm 2012, tỉnh đã phát triển thêm 115 chiếc tàu, dẫn đến tổng số tàu cá của tỉnh được nâng lên
đến 12.365 chiếc với tổng công suất là 1.671.514 cv, bình quân 135,18cv/chiếc. Sản lượng khai
thác 421.201 tấn, đạt 100,29 % kế hoạch, tăng 6,12% so với cùng kỳ (Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2013). Trong số các huyện ở Kiên Giang, Phú Quốc được xem là một trong
những địa phương có sản lượng khai thác thủy sản đứng đầu tỉnh. Phú Quốc được mệnh
danh là Đảo Ngọc, là một trong những đảo lớn nhất của Việt Nam, cùng với các đảo khác
tạo thành huyện huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngư trường Phú Quốc
rất phong phú và đa dạng có nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, mực,
ghẹ, các loài cá, ngọc trai. Qua 10 năm từ 2002 – 2012, sản lượng khai thác hải sản liên tục
tăng, từ 270.000 tấn lên 421.201 tấn, đạt tốc độ tăng bình quân 4,5%/năm (Phân viện Quy
hoạch thủy sản phía Nam, 2013). Các loại nghề khai thác sử dụng thuyền thủ công, tàu
thuyền công suất nhỏ chủ yếu khai thác gần bờ có tỷ lệ lao động bình quân từ 4-5
người/tàu, tỷ lệ này cao hơn ở các tàu khai thác hải sản xa bờ (trên 10 lao động/tàu). Các
nghề khai thác chính của huyện Phú Quốc gồm có lưới vây, lưới rê, nghề câu. Trong đó, lưới
rê là nghề mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân. Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản nói
chung và nghề lưới rê ven bờ nói riêng hiện tại còn gặp nhiều khó khăn như nguồn lợi thủy
sản ven bờ bị khai thác có xu hướng giảm về sản lượng, thu nhập mang lại còn bấp bênh
và những rủi ro từ khai thác đến tiêu thụ sản phẩm. Từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ khai thác lưới rê ven bờ (<90CV) ở
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” là cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là phân tích được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ khai thác lưới rê ven bờ (<90 CV) ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nhằm đề xuất
những giải pháp nâng cao thu nhập cho ngư dân khai thác lưới rê ven bờ (<90 CV) tại địa
bàn khảo sát.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ (<90 CV) ở huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ (<90
CV) ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập của ngư dân khai thác lưới rê
ven bờ (<90 CV) ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2014 đến hết tháng 11/2014 tại Thị trấn An Thới
và xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn
trực tiếp 41 hộ khai thác lưới rê ven bờ với công suất nhỏ hơn 90 mã lực (CV). Các thông
tin được thu thập dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn bao gồm: thông tin chung về hộ khai thác
hải sản, thông tin về tàu khai thác hải sản, lao dong khai thac và một số thông tin về kinh tế
2


như: tổng chi phí bình quân cho một chuyến biển, tổng thu nhập, phân tích hồi quy tuyến
tính về thu nhập của hộ khai thác thủy sản.
2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu phỏng vấn được sử dụng phần mềm SPSS for Windows để nhập số liệu và phân
tích.
Phân tích định tính: phân tích thống kê mô tả, tần suất %, bảng chéo. Những yếu tố liên
quan đến hộ khai thác như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, giới tính,…
Phân tích định lượng: phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Những biến đo lường
được như: công suất máy, tổng chi phí biến đổi, lãi suất vay ngân hàng, chi phí sửa chữa,

tổng số lao động,…
Phương trình hồi quy tuyến tính về thu nhập của hộ khai thác thủy sản trong năm (triệu
đồng/hộ/tháng) của các tàu khai thác ven bờ được viết như sau:
YTN = A + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 +….. + βnXn
Trong đó: YTN: Hàm thu nhập (triệu đồng/người/tháng)
A: Hằng số
β1..... βn: Hệ số chặn β
Giả định các biến độc lập có ảnh hưởng tới thu nhập như sau:
X1: Lượng nhớt cả năm (lít)
X2: Chiều dài ngư cụ (m)
X3: Tổng số chuyến một năm (chuyến)
Phương pháp phân tích SWOT: dùng để phân tích điểm mạnh, cơ hội cũng như điểm yếu
và thách thức để đưa ra giải pháp và giải pháp nâng cao thu nhập cho phù hợp với điều
kiện thực tiễn của nông hộ tại địa bàn khảo sát.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về hộ khai thác lưới rê ven bờ tại huyện Phú Quốc
Lưới rê ở Phú Quốc có hai loại là lưới rê ghẹ hay lưới rê tầng đáy. Chiều dài lưới dao động
từ 2.000-4.000 m, chiều cao lưới từ 0,5-1,5 m. Kích thức mắt lưới 2a=50-100 mm. Đối
tượng khai thác chủ yếu của lưới là ghẹ, ngoài ra còn có một số loài thủy sản khác. Kết quả
phân tích Bảng 1 cho thấy, ngư dân khai thác lưới rê phần lớn ở độ tuổi trung niên 48,10
tuổi (±9,97), nên các ngư dân này đều có kinh nghiệm trung bình là 20,50 năm (±7,48).
Ngoài ra, một số ngư dân có kinh nghiệm ít nhất là 6 năm (2,40%) và lâu năm nhất là 35
năm (2,40%).
Bảng 1: Một số thông tin cơ bản của hộ khai thác thủy sản ở Phú Quốc
Nội dung
Tuổi của chủ hộ khai thác (tuổi)
Số năm kinh nghiệm (năm)
Số người trong gia đình (người)
Số người trong độ tuổi lao động (người)


Giá trị
48,10±9,97
20,50±7,48
4±1,20
2,56±0,78

Một nghiên cứu của Vassdal và ctv. cho biết rằng , hầu hết kinh nghiệm của những ngư
dân đi biển khá lâu, bình quân khoảng 16,6 năm. Như vậy, không chỉ riêng ngư dân ở Phú
3


Quốc mà ở các địa phương ven biển khác đều có đặc điểm chung về kinh nghiệm đánh bắt
là trên 10 năm. Hầu hết các ngư dân xuất thân từ gia đình đi biển (với 36 hộ, chiếm tỷ lệ
87,80%), đây được xem như là nghề truyền thống của gia đình. Bên cạnh đó, qua khảo sát
cho thấy 100% ngư dân đi biển là Nam giới. Do đặc thù tính chất của công việc đi biển là
làm những công việc nặng và thường xuyên ở trên biển nên Nam giới thích hợp hơn so với
Nữ giới, phần lớn Nữ giới ở nhà làm việc gia đình hoặc kinh doanh ngoài khai thác hải sản
để tăng thu nhập cho gia đình.
Về trình độ học vấn của ngư dân khai thác thì chủ yếu là ở cấp 1 (25 hộ, chiếm 61%). Số
hộ còn lại có trình độ học vấn học vấn cấp 2 (10 hộ, chiếm 24,40%) và cấp 3 (6 người,
14,60%). Không có ngư dân mù chữ hoặc có trình độ cao hơn, thông thường họ muốn đầu
tư về việc học nhiều hơn cho con cái để có thể ổn định được cuộc sống tương lai.

Hình 1: Trình độ học vấn của ngư dân khai thác
Nhìn chung, lao động trong năm của tàu tương đối ít, từ 2 đến 5 người, trung bình 3,73
người/tàu (±0,92). Trong đó, ít lao động nhất là 2 người (với 3 hộ được phỏng vấn, chiếm
tỷ lệ 7,30%) và nhiều nhất là 5 người (với 10 hộ được phỏng vấn, chiếm tỷ lệ 24,40%).
Bảng 2: Thông tin về số lao động tham gia khai thác thủy sản
Nội dung
Lao động bình quân trong năm của tàu (người)

Lao động gia đình tham gia (người)
Lao động thuê tại địa phương (người)
Lao động thuê từ vùng khác đến (người)

Giá trị
3,73±0,92
1,78±0,61
1,78±1,06
0,29±0,93

Ngoài ra, lao động trên tàu bao gồm: lao động gia đình tham gia, lao động thuê tại địa
phương và lao động thuê từ vùng khác đến. Đối với lao động gia đình tham gia bình quân
1,78 người (±0,61) trong một gia đình và mỗi hộ có từ 1 đến 3 người tham gia. Trong đó,
gia đình có 2 người tham gia là nhiều nhất (58,50%). Đối với lao động được thuê tại địa
phương, thì bình quân khoảng 1,78 người (±1,06) và số lao động mà chủ hộ thuê nhiều
nhất là 2 người (36,60%). Mặt khác, có một vài hộ không thuê lao động tại địa phương mà
họ thuê lao động từ vùng khác đến. Số lượng lao động này rất ít, trung bình 0,29 người
(±0,93) và có đến 35 hộ (85,40%) không thuê lao động ngoài địa phương.
3.2 Phân tích hiện trạng khai thác lưới rê ven bờ tại huyện Phú Quốc
Vụ Bắc (tháng 10 đến tháng 3 AL hoặc tháng 9 đến tháng 4 AL): Trung bình một năm ngư
dân khai thác khoảng 5 tháng (±1,36) và đánh bắt 1 ngày/chuyến, điều này cho biết bình
quân số chuyến biển/vụ mà ngư dân khai thác là 129 chuyến (±54,10), và đánh được 1,05
mẻ lưới/ngày (±0,22) .

4


Vụ Nam (tháng 4 đến tháng 9 AL): ở Vụ Nam số ngày/chuyến và số mẻ lưới/ngày tương
tự như ở vụ Bắc. Chỉ có sự chênh lệch không lớn về số chuyến biển/vụ và số tháng khai
thác/năm. Cụ thể là: bình quân ngư dân đi biển khoảng 122 chuyến/vụ (±24,40) và 4,37

tháng/năm (±0,86).
Bảng 3: Mùa vụ khai thác và thời gian chuyến biển
Nội dung
Số tháng khai thác trên năm (tháng/năm)
Tháng bắt đầu (AL)
Tháng kết thúc (AL)
Số chuyến biển trên vụ (chuyến)
Số ngày/chuyến (ngày)
Số mẻ lưới/ngày (mẻ)

Vụ Bắc

Vụ Nam

5±1,36
9,42±0,74
4,41±3,54
129±54,10
1
1,05±0,22

4,37±0,86
3,88±0,75
7,93±1,51
122±24,40
1
1,05±0,22

Tóm lại, tùy theo mùa vụ đánh bắt của từng ngư dân và sự thay đổi thời tiết mà số tháng
khai thác trên năm cũng như tháng bắt đầu, tháng kết thúc và số chuyến biển/vụ sẽ thay

đổi. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010),
mặc dù nghề lưới rê có thể hoạt động đánh bắt quanh năm, nhưng những tháng cho sản
lượng cao chỉ tập trung vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau (Âm lịch), những tháng cho sản
lượng thấp là từ tháng 3 đến tháng 9 (Âm lịch). Qua khảo sát, ngư dân chủ yếu đánh bắt ở
2 ngư trường khai thác chính là vùng ven biển Đông Bắc và Tây Nam của đảo, vì đây là
những nơi có thảm cỏ biển và là môi trường tự nhiện mà phần lớn loài ghẹ sinh sống. Bên
cạnh đó, khảo sát cho thấy ở cả hai mùa vụ khoảng cách hải lý mà ngư dân đánh bắt gần
nhất là 3 hải lý và xa nhất là 20 hải lý, bình quân khoảng 10,60 hải lý (±4,87). Và độ sâu
bình quân khoảng 13 m (±4,29), so với khoảng cách hải lý và độ sâu của các tàu lưới khác
thì tàu đánh bắt lưới rê gần và không sâu.
Bảng 4: Khoảng cách hải lý và độ sâu đánh bắt của tàu lưới rê
Thông tin
Vụ Bắc
Khoảng cách (hải lý)
10,60±4,87
Độ sâu (m)
13±4,29

Vụ Nam
10,60±4,87
13±4,29

Từ kết quả khảo sát 41 hộ ngư dân khai thác lưới rê ven bờ cho thấy, sản lượng khai thác
bình quân mỗi chuyến biển là 34,30 kg/chuyến (±10,10). Trong đó, sản lượng khai thác
thấp nhất là 18 kg/chuyến và nhiều nhất là 70 kg/chuyến.
Vụ Bắc: Tổng sản lượng bình quân đạt 34,90 kg/chuyến (±11,00) và 4,55 tấn/vụ Bắc
(±2,81). Trong đó, ghẹ là loài được đánh bắt chủ yếu, bình quân ngư dân khai thác đánh
bắt được 24,40 kg/chuyến (±5,27). Tùy theo sự biến động giá trên thị trường mà giá ghẹ
bán ra thay đổi, giá ghẹ thường dao động từ 80.000 đồng/kg – 150.000 đồng/kg.
Khảo sát ở Bãi Thơm và An Thới cho thấy, bình quân giá bán ở mức 107 ngàn đồng/kg

(±28,80), ngoài ra giá ghẹ chủ yếu dao động quanh mức giá là 80 ngàn đồng/kg và 130
ngàn đồng/kg tuỳ theo kích cỡ và chất lượng. Ngoài ghẹ là loài khai thác chính, còn có một
số loài hải sản mà ngư dân khai thác được như: tôm và cá xô. Sản lượng bình quân của cá
xô là 11,1 kg/chuyến (±4,04) với giá bán trung bình khoảng 29 ngàn đồng/kg (±3,54). Đối
với tôm, sản lượng bình quân khoảng 6,89 kg/chuyến (±3,93) và giá bán dao động từ 100
ngàn – 120 ngàn đồng/kg, bình quân khoảng 110 ngàn đồng/kg (±10,00).

5


Vụ Nam: Tổng sản lượng bình quân ở vụ Nam, chênh lệch không lớn so với vụ Bắc, với
sản lượng bình quân đạt 33,70 kg/chuyến (±9,83) và 4,09 tấn/vụ Nam (±1,46). Giống như
vụ Bắc, thì sản lượng ghẹ khai thác được bình quân ở vụ Nam là 24,40 kg/chuyến (±5,27)
với giá bán ra bình quân cũng là 107 ngàn đồng/kg (±28,80). So với sản lượng của cá xô
và tôm ở mùa Nam giảm hơn so với vụ Bắc. Cụ thể là: ở vụ Nam, ngư dân khai thác bình
quân được 10,40 kg cá xô/chuyến (±4,09) và 5,67 kg tôm/chuyến (±4,21). Theo Nham
Hoàng (2014), trung bình một chuyến 4-5 ngày cho sản lượng 2 - 3 tạ ghẹ, giá thành một
kg ghẹ khoảng 250 ngàn – 300 ngàn đồng. Một số ngư dân các xã ven biển đã mạnh dạn
chuyển sang nghề lưới rê hỗn hợp, thu nhập sau mỗi chuyến đi biển của mỗi phương tiện
đều tăng 30 - 50 % so với các nghề khai thác truyền thống trước đây. Như vậy, giá ghẹ ở
Thanh Hóa cao hơn rất nhiều so với giá dao động từ 100 ngàn – 120 ngàn đồng/kg ở Phú
Quốc. Bên cạnh đó, thấy có điểm khác biệt về ngư cụ khai thác là ngư dân ở Phú Quốc sử
dụng hầu hết lưới rê tầng đáy (lưới rê ghẹ), còn ngư dân ở Thanh Hóa đã bắt đầu chuyển
sang sử dụng lưới rê hỗn hợp.
Bảng 5: Sản lượng khai thác hải sản bình quân của vụ Bắc, vụ Nam và cả năm
Nội dung
Sản lượng (kg)
Giá bán (1.000 đồng/kg)
Sản lượng vụ Bắc (kg/chuyến)
34,90±11,00

1. Ghẹ vụ Bắc
24,40±5,27
107±28,80
2. Tôm vụ Bắc
6,89±3,93
110±10,00
3. Cá Xô vụ Bắc
11,10±4,04
29±3,54
Tổng sản lượng vụ Bắc (tấn/vụ)
4,55±2,81
Sản lượng vụ Nam (kg/chuyến)
33,70±9,83
1. Ghẹ vụ Nam
24,40±5,27
107±28,80
2. Tôm vụ Nam
5,67±4,21
110±10,00
3. Cá Xô vụ Nam
10,40±4,09
29,20±3,01
Tổng sản lượng vụ Nam (tấn/vụ)
4,09±1,46
Sản lượng cả năm (tấn/năm)
8,64±3,88
Tổng sản lượng bình quân cả năm mà ngư dân khai thác được là 8,64 tấn/vụ (±3,88). Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010) thì sản lượng khai
thác cả năm của tàu lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng là 15,07 tấn/năm (±10,27). So với kết quả
khảo sát thì mức sản lượng bình quân cao gần gấp đôi sản lượng khai thác của ngư dân

huyện Phú Quốc.Sự chênh lệch về sản lượng đánh bắt này do ảnh hưởng ít nhiều từ các
yếu tố bên ngoài như ngư trường khai thác và mùa vụ khai thác.
3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ tại Phú Quốc
Giá trị khấu hao tài sản cố định được tính theo mức khấu hao trung bình và dựa trên giá trị
tài sản cố định chia cho thời gian sử dụng. Kết quả cho thấy, chi phí khấu hao bình quân
tàu là 6,13 triệu đồng/năm (±2,30), máy móc là 2,58 triệu đồng/năm (±1,26) và ngư cụ
37,40 triệu đồng/năm (±15,50).
Bảng 6: Giá trị khấu hao tài sản cố định
Nội dung
Khấu hao tàu (triệu đồng/năm)
Khấu hao máy móc (triệu đồng/năm)
Khấu hao ngư cụ (triệu đồng/năm)
Tổng giá trị khấu hao tài sản cố định (triệu đồng/năm)
6

Giá trị
6,13±2,30
2,58±1,26
37,40±15,50
46,10±14,50


Tổng giá trị khấu hao tài sản cố định bình quân là 46,10 triệu đồng/năm (±14,50). goài ra,
Để có được một chuyến biển đánh bắt mang lại thu nhập cao cho ngư dân, thỉ các nông hộ
sẽ đầu tư một khoản chi phí cho việc sửa chữa, nâng cấp phương tiện khai thác. Kết quả
khảo sát cho thấy, chi phí cho việc sửa chữa vỏ tàu bình quân là 7,27 triệu đồng/lần
(±3,50) với định kỳ sửa chữa bình quân 1,02 năm/lần (±0,16). Đối với máy tàu, trung bình
thời gian sửa chữa là 1,42 năm/lần (±0,71) và chi phí trung bình mỗi lần sửa chữa là 4,16
triệu đồng (±1,91). Ngoài ra, một số thiết bị khác cũng được một số ít hộ ngư dân sửa chữa
với chi phí trung bình 2,63 triệu đồng (±1,60) và thời gian sửa chữa lâu hơn, bình quân

2,75 năm/lần (±1,28).
Bảng 7: Thông tin về chi phí sửa chữa phương tiện khai thác
Nội dung
Giá trị/lần sửa (triệu đồng)
Định kỳ sửa (năm/lần)
Vỏ tàu
7,27±3,50
1,02±0,16
Máy tàu
4,16±1,91
1,42±0,71
Thiết bị khác
2,63±1,60
2,75±1,28
Chi phí biến đổi bình quân cho mỗi chuyến biển được khảo sát từ các ngư dân là 1,14 triệu
đồng (±0,46) ở mỗi vụ. Chi phí dầu trung bình mỗi chuyến biển là 420.000 đồng (±0,18)
tương ứng với 18,20 lít dầu/chuyến (±7,31). Bên cạnh đó, lương thực thực phẩm rất quan
trọng cho một chuyến ra khơi, bình quân chi phí lương thực và thực phẩm cho mỗi chuyến
biến là 450.000 đồng (±0,33). Ngoài hai khoản mục trên, nhớt và sửa chữa nhỏ cũng tốn
một khoản chi phí đáng kể, cụ thể như là trong một chuyến biển, bình quân mỗi chuyến
biến cần 2,21 lít nhớt (±1,07), với chi phí là 170.000 đồng/chuyến (±0,83), còn lại khoản
chi phí sửa chữa nhỏ là 170.000 đồng/chuyến (±0,80). Những khoản tiền cho nước đá và
chi phí khác tương đối thấp, mỗi chuyến biển chỉ sử dụng 1 cây nước đá tương ứng với chi
phí là 20.000 đồng. Như vậy, chi phí cho việc đi biển sẽ phụ thuộc vào khoảng cách mà
tàu đánh bắt và thời tiết mùa vụ khai thác.
Bảng 8: Chi phí biến đổi bình quân cho mỗi chuyến biển
Vụ Bắc
Khoản mục chi phí

Số lượng


Số lượng

Giá trị
(triệu
đồng)

0,42±0,18 18,20±7,31
0,17±0,83 2,21±1,07
0,02±0,09 1,13±0,38
0,45±0,33
0,17±0,80
0,07±0,02

0,42±0,18
0,17±0,83
0,02±0,09
0,45±0,33
0,17±0,80
0,07±0,02

Giá trị
(triệu đồng)

Dầu (lít)
18,20±7,31
Nhớt (lít)
2,21±1,07
Nước đá (cây)
1,13±0,38

Lương thực, thực phẫm
Sửa chữa nhỏ
Chi phí khác
Chi phí mỗi chuyến
(triệu đồng/chuyến)
Chi phí biến đổi hàng
năm (triệu đồng/năm)

Vụ Nam

1,14±0,46
296±157

Tổng chi phí bình quân mà mỗi hộ chi ra cho mỗi chuyến biển là 1,38 triệu đồng (±0,45),
chi phí này bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mức thu nhập của các ngư dân
khai thác lưới rê ven bờ mỗi chuyến biển từ 1,4 đến 7 triệu đồng, bình quân mỗi chuyến
7


thu được 3,13 triệu đồng (±1,12). Và lợi nhuận bình quân sau mỗi chuyến biển mà các ngư
dân đạt được là 1,75 triệu đồng (±1,10), với tỷ suất lợi nhuận là 1,37 lần (±0,97), điều này
có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về 1,37 đồng lợi nhuận. Kết quả này cao hơn nhiều
so với tỷ suất lợi nhuận (0,74 lần) của nghề lưới rê 3 lớp ở tỉnh Bạc Liêu (Nguyễn Thanh
Long, 2013). Về hiệu quả chi phí thì khi đầu tư 1 đồng chi phí thì thu được 2,37 đồng
doanh thu. Ngoài ra, tồng chi phí biến đổi của khảo sát (296 triệu đồng/năm) cao hơn so
với nghiên cứu tại tỉnh Sóc Trăng của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương
(2010) (148,93 triệu đồng/năm). Điều nay cho thấy, do giá nhiên liệu cao hơn so với những
năm trước, làm cho những mặt hàng khác tăng trong thời gian gần đây nên hầu như chi phí
biến đổi của các hộ khai thác tăng lên. Theo kết quả khảo sát, chi phí sinh hoạt bình quân
một tháng mà hộ khai thác phải chi là 6,98 triệu đồng (±1,95), khoản chi phí này không

bao gồm chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo điều kiện của từng nhà mà
chi phí sinh hoạt có thể lớn hơn, khảo sát cho thấy có 3,20% hộ khai thác có chi phí sinh
hoạt trên 10 triệu đồng/tháng.
Bảng 9: Thông tin các chỉ tiêu tài chính của một chuyến biển
Nội dung
Tổng chi phí (triệu đồng/chuyến)

Giá trị
1,38±0,45
0,25±0,09
1,14±0,46
3,13±1,12
1,75±1,04
1,37±0,97
2,37±0,97
6,98±1,95

+ Tổng chi phí cố định (triệu đồng/chuyến)
+ Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/chuyến)
Tổng thu nhập (triệu đồng/chuyến)
Tổng lợi nhuận (triệu đồng/chuyến)
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
Hiệu quả chi phí (lần)
Chi phí sinh hoạt gia đình (triệu đồng/tháng)

Theo kết quả khảo sát, hầu hết sau mỗi chuyến biển việc ăn chia giữa chủ tàu và lao động
thuê dựa trên cách ăn chia theo phần trăm lợi nhuận, ở Bảng 10 cho biết tỷ lệ ăn chia lợi
nhuận theo phần trăm từ 60% – 70% đối với chủ tàu, chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,40% số
hộ, tương ứng với người lao động thì tỷ lệ lợi nhuận còn lại cho người lao động là 30% –
40% (chiếm tỷ lệ 46,40%). Ngoài ra, còn có mức ăn chia theo hình thức 50% cho chủ tàu

và 50% cho lao động, với tỷ lệ 17,10%. Nhìn chung, tỷ lệ lợi nhuận bình quân một chủ tàu
nhận được với chia là 68,50% lợi nhuận và còn lại 31,50% lợi nhuận cho lao động.
Bảng 10: Hình thức ăn chia sau mỗi chuyến biển
Phần trăm lợi nhuận (%)

Chủ tàu

Lao động

10 – 20

0

36,50

30 – 40

0

46,40

50

17,10

17,10

60 – 70

46,40


0

80 – 90

36,50

0

68,50±12,40

31,50±12,40

Tỷ lệ ăn chia trung bình (%)

Hầu hết các nguồn thu nhập chính của hộ khai thác phụ thuộc vào việc đánh bắt, do vậy để
có đủ chi phí cho khai thác thì một số hộ vay vốn ngân hàng. Kết quả khảo sát có 9 hộ vay
ngân hàng, trong đó 4 hộ vay 50 triệu đồng, còn lại vay 30 triệu đồng, 40 triệu đồng, 70
triệu đồng, 80 triệu đồng và 200 triệu đồng với mức lãi suất 1,70%/tháng và thời gian vay
8


là 12 tháng. Các ngư dân cho biết, số tiền vay sẽ được chi vào việc nâng cấp, sữa chữa
phương tiện để có thể đánh bắt hiệu quả hơn.
Bảng 11: Các nguồn thu nhập khác
Số
mẫu

Chi phí
(triệu đồng)


Thu nhập
(triệu đồng)

Lợi nhuận
(triệu đồng)

11

32,70±9,04

56,80±11,24

24,10±5,84

Đi làm công nhân

5

6,50±1,41

42,60±10,14

36,10±9,06

Vá lưới thuê

4

37,50±2,89


37,50±2,89

Các nguồn thu nhập khác
Bán tạp hóa

Ngoài nguồn thu nhập chính là đánh bắt hải sản bằng ngư cụ lưới rê ven bờ thì một số hộ
còn tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh khác để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Khảo sát 41 hộ thì có 20 hộ có nguồn thu nhập khác, bao gồm bán tạp hóa, đi làm công
nhân và vá lưới thuê. Kết quả Bảng 11 cho biết, có 11 hộ bán tạp hóa (51,20%), 5 hộ có
nguồn thu nhập từ việc đi làm công nhân (12,20%) và 4 hộ vá lưới thuê (9,80%). Trong đó,
chi phí bình quân cho hộ bán tạp hóa là 32,70 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân được
56,80 triệu đồng/năm và một năm mang về lợi nhuận khoảng 24 triệu đồng. Theo khảo sát
những người làm công nhân thường làm gần nhà nên chỉ tốn chi phí cho tiền xăng đi lại, vì
vậy trung bình một năm thu nhập được 42,60 triệu đồng và bình quân lợi nhuận có được
khoảng 36,10 triệu đồng sau khi trừ đi khoản chi phí tiền xăng. Còn lại là những hộ vá lưới
thuê, một năm thu nhập bình quân của họ là 37,50 triệu đồng.
3.4 Nhận thức của ngư dân về thay đổi thành phần loài, kích cỡ, sản lượng khai thác
hải sản và những rủi ro trong khai thác hải sản
Các ngư dân đánh bắt hải sản cho rằng thời gian 5 - 10 năm trở lại đây thì thành phần loài,
kích cỡ và sản lượng khai thác hải sản ở các ngư trường quen thuộc không còn phong phú
và đa dạng như trước đây. So với 5 năm trước thành phần loài, kích cỡ và sản lượng hải
sản đều giảm một cách đáng kể, thành phần loài và kích cỡ hải sản khai thác được giảm
trung bình từ 0-20% được chiếm tỷ lệ giảm lần lượt là 31,70% và 39% số hộ nhận định.
Đáng quan tâm nhất là có đến 48,70% số hộ nhận định về sản lượng hải sản giảm ở mức 020%, trong khi đó mức giảm về sản lượng trên 20% chiếm tỷ lệ 44% số hộ nhận định và
chỉ có 7,30% số hộ cho rằng sản lượng hải sản không thay đổi so với 5 năm trước.
Bảng 12: Thay đổi về thành phần loài, kích cỡ và sản lượng hải sản
Thành phần
loài


Kích cỡ
hải sản

Sản lượng
hải sản

- Không đổi

68,30

61

7,30

- Giảm 0 - 20

31,70

39

48,70

0

0

44

- Không đổi


31,70

12,20

4,90

- Giảm 0 - 20

12,10

29,30

24,30

- Giảm trên 20

7,40

9,70

17,10

48,80

48,80

53,70

Nội dung
Thay đổi so với 5 năm trước (%)


- Giảm trên 20
Thay đổi so với 10 năm trước (%)

- Không có ý kiến
9


Có sự chênh lệch mức độ thay đổi giữa 5 năm và 10 năm trước, vì có đến 48,80% khảo sát
ngư dân không có ý kiến về việc thay đổi so với 10 năm trước về thành phần loài và kích
cỡ hải sản, và 53,70% không có ý kiến về việc thay đổi về sản lượng. Tuy nhiên, sản lượng
hải sản so với 10 năm trước giảm cũng đáng kể, trong đó, mức độ giảm dưới 20% chiếm tỷ
lệ 24,30% và 17,10% giảm ở mức độ trên 20%.
Ngoài ra, việc tăng dân số đang tạo sức ép đối với các nguồn tài nguyên biển. Mặc dù sản
xuất thủy sản sản tăng nhanh nhưng không tương xứng tốc độ phát triển của lượng tàu
thuyền đánh bắt, dẫn đến hiện tượng khai thác quá mức, đặc biệt là ở các vùng nước nông.
Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đất liền cũng làm thay đổi tình trạng
môi trường nước xung quanh đảo Phú Quốc, gây ra hiện tượng tăng chất lắng đọng và ô
nhiễm (Ngọc Hà, 2013). Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Vẹn, Lê Xuân Sinh và Đặng
Thị Phượng (2012), khi so sánh thành phần loài, kích cỡ sản phẩm và sản lượng hải sản
khai thác so với 5 và 10 năm trước thì hầu hết bị giảm. Tỷ lệ giảm của thành phần loài
tương ứng là 7,70% và 16,30%, kích cỡ hải sản cũng giảm lần lượt là 8,70% và 17,10%.
Đáng quan tâm nhất là sản lượng khai thác hải sản hiện nay đã giảm tương ứng 20,10% và
36,20%. Kết quả khảo sát các ngư dân cho thấy mức độ rủi ro về năng suất, sản lượng (kể
cả rủi ro bất thường do thiên tai gây ra) và rủi ro về thị trường được ngư dân chú trọng và
quan tâm nhiều nhất với mức điểm bình quân lần lượt là 9,78 điểm và 8,73 điểm. Bên cạnh
đó, bình quân trên một năm có 4-6 chuyến bị lỗ vì chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những rủi ro
trên. Vì vậy, ngư dân cần được hỗ trợ để có thể giảm những rủi ro trong sản xuất và ổn
định sản xuất.
Bảng 13: Nhận thức của các ngư dân về các rủi ro trong khai thác hải sản

Rủi ro

Giá trị

Rủi ro về năng suất, sản lượng (kể cả rủi ro bất thường do thiên tai gây ra)

9,78±0,53

Rủi ro do thay đổi kỹ thuật và công nghệ khai thác

5,95±1,82

Rủi ro về sinh học và môi trường

5,34±1,80

Rủi ro về thị trường

8,73±1,23

Rủi ro trực tiếp do người trên tàu gây ra

5,41±1,22

Rủi ro trực tiếp do người không trên tàu gây ra

6,29±1,91

Rủi ro về chính sách và thể chê


4,73±2,32

Số chuyến biển bị lỗ/năm (chuyến)

4,61±1,48

Kết quả khảo sát về các rủi ro trên hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Trung Vẹn, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng (2012), trong đó nghiên cứu cho
biết nhóm rủi ro về năng suất, sản lượng (kể cả rủi ro bất thường do thiên tai gây ra) là tác
động nhiều nhất đối với nghề khai thác hải sản với điểm trung bình là 9,71 (±0,71), kế đến
là rủi ro thị trường với điểm trung bình là 8,86 (±1,00). Như vậy, dù khảo sát ở 2 địa bàn
khác nhau, nhưng nhận thức của các ngư dân về các rủi ro trong khai thác hải sản là như
nhau, chính những rủi ro này đã tác động trực tiếp đến sản lượng khai thác và thu nhập của
các hộ ngư dân.
3.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khai thác lưới rê ven bờ
Hệ số tương quan (R) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và
các biến độc lập (Xi). Hệ số R = 87,90% cho thấy thu nhập bình quân trên một năm đi biển
(triệu đồng/năm) và các biến độc lập như: lượng nhớt cả năm, chiều dài ngư cụ và tổng số
10


chuyến một năm, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến thu nhập. Hệ số xác
định R2 = 77,3% cho thấy các yếu tố nêu trong mô hình tác động đến thu nhập được giải
thích bởi 87,9% theo mô hình còn lại là do các yếu tố khác tác động không giải thích trong
mô hình này.
Bảng 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khai thác hải sản
Hệ số B
Sai số Giá trị t
Diễn giải
chuẩn

STT
Hằng số
-875,845
260,998
-3,356
1

Kinh nghiệm (năm)

2

Mức
nghĩa
0,002

4,308

6,320

0,682

0,500

Lượng dầu cả năm (lít)

-0,062

0,039

-1,605


0,118

3

Lượng nhớt cả năm (lít)

0,689

0,181

3,809

0,001

4

Số lao động thuê (người)

61,293

67,564

0,907

0,371

5

Chiều dài ngư cụ (m)


0,137

0,060

2,298

0,028

6

Số chuyến (chuyến/năm)

3,376

0,986

3,426

0,002

R = 0,879, R2 = 0,773 ; R2 hiệu chỉnh = 0,731; Giá trị Sig (mức ý nghĩa) = 0,000
Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu rất có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 (p< 0,05). Thu
nhập của ngư dân khai thác hải sản xa bờ chịu sự tác động có nghĩa mức 5% bao gồm các
biến như: lượng nhớt cả năm, chiều dài ngư cụ và tổng số chuyến một năm.
Mô hình hồi qui đa biến giữa thu nhập của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ tại Phú Quốc
được trình bày như sau:
Y = -875,8 + 0,689X1 + 0,137X2 + 3,38X3
Y: Thu nhập (triệu đồng/năm)
X1: Lượng nhớt cả năm (lít)

X2: Chiều dài ngư cụ (m)
X3: Tổng số chuyến một năm (chuyến)
X1: Lượng nhớt sử dụng cả năm trong khai thác ven bờ có mối tương quan thuận với thu
nhập của hộ. Nếu lượng nhớt sử dụng trong năm tăng lên 1 lít thì thu nhập sẽ tăng thêm
0,689 triệu đồng/năm. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Hình 2: Biều đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng nhớt và thu nhập
Hình 2 thể hiện lượng nhớt và thu nhập, trong nhóm <300 lít/năm (10 hộ) thì thu nhập của
ngư dân khai thác tương đương 966 triệu đồng/năm, kế tiếp là nhóm 301-600 lít/năm (16
hộ) thì mức thu nhập thấp hơn chỉ ở mức 740 triệu đồng/năm, đây là mức thu nhập thấp
nhất trong 4 nhóm. Ở nhóm 601-900 lít/năm (5 hộ) thì thu nhập cao hơn tương ứng là 962
triệu đồng/năm. Còn lại là nhóm có lượng nhớt nhiều hơn 900 lít/năm (10 hộ) có mức thu
11


nhập cao nhất với giá trị khoảng 1,3 tỷ đồng/năm. Điều này có điểm tương đồng với mối
quan hệ giữa chiều dài ngư cụ và thu nhập, có nghĩa là lượng nhớt ở nhóm cao hơn sẽ có
mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, theo xu hướng này thì lượng nhớt sử dụng trong năm
chưa xác định được mức để có thu nhập cao nhất.
X2: Chiều dài ngư cụ có mối tương quan thuận với thu nhập của hộ khai thác. Điều này có
nghĩa là, nếu chiều dài ngư cụ tăng lên 1 m thì thu nhập sẽ tăng 0,137 triệu đồng/năm,
trong điều kiện các yếu tố còn lại không thay đổi.

Hình 3: Biều đồ thể hiện chiều dài ngư cụ với thu nhập của ngư dân
Dựa vào Hình 2 cho thấy, trong nhóm chiều dài ngư cụ 2.000-3.000m (13 hộ) thì thu nhập
là 451 triệu đồng/năm, đây là nhóm chiều dài có mức thu nhập thấp nhất. Trong nhóm
chiều dài ngư cụ 3.001-4.000m (9 hộ) thì thu nhập là 638 triệu đồng/năm và mức thu nhập
đạt 913 triệu đồng/năm với nhóm chiều dài 4.001-5000 m (8 hộ). Nhóm chiều dài ngư cụ
trên 5.000 m (11 hộ) là nhóm có mức thu nhập cao nhất với giá trị khoảng 1,4 tỷ
đồng/năm. Như vậy, nhóm có chiều dài càng cao thì mức thu nhập sẽ có giá trị càng cao.

Trong trường hợp này cũng chưa xác định được
X3: Tổng số chuyến khai thác một năm ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân, theo kết quả
phân tích thì tổng số chuyến có mối tương quan thuận với thu nhập, có ý ngĩa là nếu tăng
số chuyến trong năm lên một chuyến thì thu nhập sẽ tăng theo với giá trị là 3,38 triệu
đồng/chuyến. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tổng số chuyến trong năm và thu nhập
Nhóm ngư dân có số chuyến dao động từ 100-200 chuyến/năm thì có mức thu nhập thấp
nhất là 438 triệu đồng/năm, kế tiếp nhóm ngư dân khai thác 201-300 chuyến/năm thì mức
thu nhập tăng lên tương ứng là 825 triệu đồng/năm. Nhóm ngư dân khai thác 301-400
chuyến/năm thì thu nhập mang lại là 1,6 tỷ đồng/năm và mức thu nhập cao nhất. Tuy
nhiên, nhóm ngư dân khai thác trên 400 chuyến/năm thì thu nhập sẽ giảm xuống 1,1
tỷ/năm.

12


3.6 Một số thuận lợi và khó khăn của ngư dân khai thác hải sản
3.6.1 Phân tích ma trận SWOT
Bảng 15: Ma trận SWOT

SWOT

Các cơ hội (O)
OPPORTUNITIES
O1: Điều kiện tự nhiên
thuận lợi.
O2: Có chính sách hỗ trợ
cho khai thác.
O3: Ngư trường khai thác

rộng.

Các điểm mạnh (S)
STRENGTHS
S1: Gần ngư trường KT.
S2: Kinh nghiệm lâu năm.
S3: Có sẵn thị trường đầu ra.
S4: Nguồn lao động dễ tìm.
S5: Nhu cầu sản phẩm từ khai
thác cao.
S6: Có quy định và quản lý về
KTHS.

KẾT HỢP SO
- Tăng cường hỗ trợ ngư
dân trong khai thác.
- Mở rộng thị trường đầu
ra cho sản phẩm.
- Hỗ trợ lao động với các
chính sách bảo hiểm

Các điểm yếu (W)
WEAKNESSES
W1: Thiếu vốn sản xuất.
W2: Bị thương lái ép giá.
W3: Sản lượng hải sản đang có
chiều hướng giảm.

KẾT HỢP WO
- Chính quyền và ngân

hàng hỗ trợ vay sản xuất để
phục vụ sinh kế.
- Kiểm soát khai thác hợp
lý nhằm phục vụ sinh kế
bền vững cho ngư dân

Các mối đe dọa (T)
THREATS
T1: Giá nhiên liệu tăng.
T2: Khó tiếp cận nguồn
vốn vay để KTHS.
T3: Thời tiết thay đổi
thất thường.
T4: Giá sản phẩm biến
động nhiều.
KẾT HỢP ST
- Áp dụng những quy
định và quản lý để hỗ
trợ về mặt tài chính.
- Liên kết thị trường tiêu
thụ sản phẩm với
KTHS.

KẾT HỢP WT
- Quản lý loài khai thác
để giữ giá sản phẩm ổn
định.
- Ổn định giá cả đầu vào
nhất là giá dầu.


3.6.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong khai thác hải sản
Có 20 hộ (48,80%) cho rằng thuận lợi lớn nhất của họ về mặt kỹ thuật là có kinh nghiệm
nhiều, ngoài ra còn có 9 hộ (22%) có thuận lợi về máy móc và ngư cụ được đầu tư phù hợp
và hoạt động tốt, còn lại một số hộ không có ý kiến (29,20%). Bên cạnh đó, thị trường
cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho các ngư dân, khảo sát cho thấy bán sản phẩm nhanh
và thị trường có sẵn là những thuận lợi lớn nhất cho ngư dân khai thác với tỷ lệ lần lượt là
29,30% và 26,80%. Việc bán cho vựa quen biết dễ tiêu thụ chiếm tỷ lệ tương đối ít với
9,80% số hộ, trong khi đó có 34,10% hộ khai thác không có ý kiến. Tài chính là vấn đề rất
quan trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư và thu nhập của ngư dân, khảo sát 41 hộ cho thấy
chỉ có 2 hộ (4,9%) có đủ vốn cho việc đầu tư khai thác hải sản, trong khi đó có 95,10% còn
lại không có ý kiến.
Song song với thuận lợi vẫn còn tồn đọng một số khó khăn mà nhiều ngư dân đang gặp
phải. Kết quả Bảng 17 cho thấy, có 15 hộ ngư dân (36,60%) gặp khó khăn về vấn đề neo
đậu tàu, còn lại là máy móc, ngư cụ xuống cấp và tiếp cận khoa học kỹ thuật còn chậm
chiếm tỷ lệ như nhau với 17% và 10%. Về mặt tài chính, hầu hết ngư dân thiếu vốn để đầu
tư cho khai thác hải sản, có 28 hộ (68,30%) gặp khó khăn, 11 hộ (26,80%) gặp khó khăn
trong việc vay vốn, còn lại không có ý kiến (4,90%).

13


Bảng 16: Những thuận lợi của hộ khai thác hải sản ven bờ
Thuận lợi
Tần suất xuất hiện
Có kinh nghiệm
20
Máy móc ngư cụ tốt
9
Không ý kiến
12

Đủ vốn
2
Không ý kiến
39
Thị trường có sẵn
11
Bán cho vựa quen biết dễ tiêu thụ
4
Bán sản phẩm nhanh
12
Không ý kiến
14
Khó khăn
Tần suất xuất hiện
Máy móc, ngư cụ xuống cấp
7
Neo đậu khó khăn
15
Tiếp cận khoa học kỹ thuật còn chậm
7
12
Không ý kiến
Vay vốn khó
Thiếu vốn đầu tư
Không ý kiến
Bị ép giá

Phần trăm (%)
48,80
22

29,20
4,90
95,10
26,80
9,80
29,30
34,10
Phần trăm (%)
17,10
36,60
17,10
29,20

11
28
2
41

26,80
68,30
4,90
100

Khó khăn về thị cho thấy có 100% ngư dân khai thác gặp khó khăn trong việc bán sản
phẩm vì bị thương lái ép giá. Tóm lại, để có thể giúp ngư dân tránh những khó khăn trong
khai thác hải sản thì chính quyền địa phương cũng như Nhà nước cần xem xét lại những
mong muốn, đề xuất của ngư dân nhằm tìm ra hướng giải quyết thích hợp nhất để nâng cao
thu nhập cho các hộ khai thác.
3.6.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ khai thác lưới rê ven bờ
Từ kết quả khảo sát và phân tích ma trận SWOT cho thấy, có đến 16 hộ (39%), đề xuất về

vấn đề giải quyết neo đậu, hiện nay một số hộ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc neo
đậu tàu, bên cạnh đó, nâng công suất tàu (14,60%) và đưa kỹ thuật tiên tiến vào khai thác
(12,20%) sẽ góp phần ảnh hưởng tích cực đến sản lượng khai thác, vì vậy những yếu tố
này là những mong muốn mà các ngư dân khai thác đang quan tâm. Hiện nay, mức quan
tâm hàng đầu về mặt tài chính là vốn, vì vậy có đến 15 hộ (36,60%) mong rằng chính
quyền quan tâm hơn về việc hỗ trợ vay vốn sản xuất, ngoài ra vay với mức ưu đã cũng
được nhiều ngư dân đề xuất. Bên cạnh đó, có 9 hộ (22%) cho rằng bình ổn giá nhiên liệu
sẽ tác động tích cực đến nguồn tài chính cũng như thu nhập của các ngư dân. Thị trường
được xem như yếu tố ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của các hộ khai thác lưới rê ven bờ.
Hầu hết khi hải sản khai thác được bán ra thị trường sẽ gặp không ít khó khăn về giá cả,
đặc biệt là bị thương lái ép giá, vì vậy, các ngư dân cho rằng nhà nước cần hỗ trợ đầu ra,
ổn định giá thị trường (90,30%) và hệ thống tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn (9,70%) là
điều rất quan trọng.
Dựa và mô hình hồi quy và các biểu đồ cho thấy lượng nhớt và chiều dài ngư cụ thích hợp
nhất cho khai thác lần lượt là trên 900 lít và 5.000 m vì ở các mức này thu nhập của ngư
dân khá cao tương ứng với 1,3 tỷ đồng/năm và 1,4 tỷ đồng/năm. Nhìn chung, tổng số

14


chuyến/năm thích hợp nhất cho khai thác khác dao động từ 301 đến 400 chuyến/năm, thu
nhập của ngư dân khai thác là 1,6 tỷ đồng/năm.
Bảng 17: Một số đề xuất quan trọng về kỹ thuật, tài chính và thị trường
Giải pháp
Tần suất xuất hiện
Phần trăm (%)
Đóng tàu mới vì quá cũ
3
7,30
Đưa kỹ thuật tiên tiến vào khai thác

5
12,20
Giải quyết neo đậu
16
39
Nâng công suất tàu
6
14,60
Tập huấn cho ngư dân về kỹ thuật đánh bắt
3
7,30
Không ý kiến
8
19,60
Cấp vốn
15
36,60
Hỗ trợ vay dài hạn
4
9,80
Hỗ trợ vay với mức ưu đãi
8
19,50
Ổn định giá nhiên liệu
9
22
Không ý kiến
5
12,10
Hệ thống tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn

8
9,70
Hỗ trợ thị trường đầu ra
37
90,30
Ngoài ra, để phát triển nghề khai thác lưới rê ven bờ ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
một cách ổ định lâu dài thì cần thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao ý thức của ngư dân
trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt hải sản mùa mang trứng.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, ngư dân khai thác lưới rê, chủ yếu là lưới rê ghẹ, có độ tuổi
trung bình là 48 tuổi, trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1 (61%) và do đây là nghề đem lại
nguồn thu nhập chính và được xem là nghề truyền thống nên các ngư dân khai thác đều có
kinh nghiệm trên 10 năm.
Lưới rê hay lưới rê ghẹ hay còn được gọi là lưới rê tầng đáy có chiều dài trung bình là
2.412 m, chiều rộng trung bình là 28,7 m và kích thước mắt lưới trung bình là 45,40 mm.
Ngư trường khai thác chính là ở Đông Bắc và Tây Nam của đảo Phú Quốc. Nghề lưới rê
khai thác quanh năm, trong đó vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 AL và vụ Nam từ tháng 4
đến tháng 9 AL. Công suất tàu nhỏ hơn 90 CV là chủ yếu trong đề tài.
Sản lượng khai thác bình quân là 34,3 kg/chuyến. Sản lượng khai thác bình quân của vụ
Bắc là 4,55 tấn/vụ (±2,81) và vụ Nam là 4,09 tấn/vụ (±1,46).
Tổng thu nhập bình quân là 3,12 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 1,37 triệu đồng/chuyến
với tỉ suất lợi nhuận là 61,80%.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới thu nhập của hộ ngư dân khai thác ven bờ là (1) Lượng
nhớt cả năm (lít); (2) Chiều dài ngư cụ (m); và (3) Tổng số chuyến một năm (chuyến).
Khó khăn trong khai thác hải đáng quan tâm nhất là vay vốn khó khăn và sản phẩm bị ép
giá.
4.2 Đề xuất
Hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu để có thể đánh bắt hiệu quả hơn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây
dựng bến đậu thuận tiện cho tàu khai thác của ngư dân.Hỗ trợ vay vốn cho ngư dân với

15


mức vay ưu đãi. Đồng thời ổn định giá đầu ra trên thị trường và cải thiện hệ thống tiêu thụ
sản phẩm tốt hơn nhằm giúp cho ngư dân tránh bị ép giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Truy cập 07/11/2014.
Ngọc Hà, 2013. Đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Phú Quốc và các dự án bảo tồn.
Truy cập 07/11/2014.
Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh tài chính và kĩ
thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học,
Đại học Cần Thơ. 2010:14 360-372.
Nguyễn Thanh Long, 2013. Khảo sát hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê ba lớp
ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. Số 29 (2013): trang 104
– 108.
Nguyễn Trung Vẹn, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2012. Phân tích hiệu quả khai
thác hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn
quốc lần thứ IV. Số 06/2013: trang 662 – 670.
Nham Hoàng, 2014. Chuyển đổi nghề trong khai thác thủy sản: Hướng đi hiệu quả. http://
Truy cập 21/11/2014.
Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam, 2012. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản
tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
Trọng Thân và Quang Nhận, 2013. Phát huy lợi thế, tập trung sản xuất lúa, nuôi trồng thủy
sản thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Vassdal et al, 2011. Technical Efficiency of Gillnet Fishery in Da Nang, Vietnam:
Application of stochastic production frontier. Fish for the People 9(1): 26-39.

16




×