Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đánh giá thực trạng nguồn lợi cá dày (channa lucius) phân bố trong tự nhiên ở huyện long mỹ và vị thuỷ, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.52 KB, 13 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN VÕ HOÀNG AN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỢI
CÁ DÀY (Channa lucius) PHÂN BỐ TRONG
TỰ NHIÊN Ở HUYỆN LONG MỸ VÀ
VỊ THUỶ, TỈNH HẬU GIANG

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

2014


THỰC TRẠNG NGUỒN LỢI CÁ DÀY Channa lucius
Ở CÁC THỦY VỰC TỰ NHIÊN HUYỆN LONG MỸ VÀ
VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG
Nguyễn Võ Hoàng An1 và Mai Viết Văn1
ABSTRACT
This research was done from August to November, 2014 to evaluate the source reality
of Splendid Snake-head fish Channa lucius at different natural waterbodies in Long
My and Vi Thuy district, Hau Giang province. This project will provide the
information of Channa lucius reality at local places as a scientific basic for learning,
teaching, exploitation and preservation of this kind of fish at local places. The
research was done using the methods of direct interview and sample collection at
these both locations. As a result, it was found that the average age of fishermen who
exploited Splendid Snake-head fish is 41±9,64 years old with working experience of
9±7,27 years. Most of the fishermen were at a low educational level (35,29% and
33,33% at primary and secondary levels, respectively) and the others were illiterate


(9,80%). The Splendid Snake-head fishes were distributed at three waterbodies with
frequency such as: river/canal (n=27 which occupied 52,94%), rice field (n=21which
occupied 41,18%), and pond/gully/ditch (n=26 which occupied 50,98%). The time for
the exploitation of Splendid Snake-head fish source was rainy season (July – October
of lunar calendar) and the reproduction period was February – July of lunar
calendar. There were 4 kinds of fishing equipment with a wide range of fish size to be
exploited, mainly type 2 (120-350 g/fish) and type 3 (<120 g/fish). The observation
reported that the production yield of Channa lucius had a dropping down of 82,77%
from 2,5 kg in 2010 to only 0,52 kg in 2014 per family/year. It is clearly shown that
the yield of Splendid Snake-head fish decreased significantly resulting in economically
loss for fishermen. Thus, it is necessary to find out the orientation, preservation as
well as development methods for splendid snake-head fish at studied location.
Kyewords: Long My, Vi Thuy, Splendid Snake-head fish Channa lucius, distributed,
yield
Title: The reality of Splendid Snake-head fish Channa lucius at different natural
waterbodies in Long My and Vi Thuy district, Hau Giang province
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực trạng nguồn lợi cá dày Channa lucius ở các thủy vực tự nhiên
huyện Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11
năm 2014, nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở khoa học cho việc học tập, giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, khai thác và bảo vệ nguồn lợi loài cá này tại địa phương. Thông
qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 51 hộ khai thác thủy sản và thu mẫu cá trực tiếp
tại địa bàn nghiên cứu, kết quả cho thấy độ tuổi trung bình nông hộ khai thác là
1

Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
1


41±9,64 tuổi, kinh nghiệm khai thác khoảng 9±7,27 năm. Trình độ văn hóa đa số là

cấp I (35,29%) và cấp II (33,33%), ngoài ra còn 9,80% nông hộ mù chữ. Cá dày phân
bố ở cả 3 thủy vực và tần suất xuất hiện như sau: sông/kênh rạch nhiều nhất (n=27
chiếm 52,94%), đồng ruộng (n=21 chiếm 41,18%), và ao/mương vườn ít nhất (n= 26
chiếm 50,98%). Mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 7 đến tháng 10. Mùa vụ sinh sản
của cá dày từ tháng 2 đến tháng 7. Có 4 ngư cụ được sử dụng để khai thác, kích cỡ
khai thác chủ yếu là cá loại 2 (120 - 350 g/con) và loại 3 (<120 g/con). Sản lượng khai
thác cá dày toàn vùng nghiên cứu năm 2010 (2,5 kg/năm/hộ) và năm 2014 (0,52
kg/năm/hộ) giảm 82,77%. Điều này cho thấy sản lượng cá dày khai thác giảm đáng kể
và không mang lại hiệu qua kinh tế cho hộ khai thác. Vì thế, phải bảo vệ và phát triển
nguồn lợi cá dày cũng như đưa cá dày vào nuôi như loài chính ở vùng nghiên cứu.
Từ khóa: Long Mỹ, Vị Thủy, cá dày Channa lucius, phân bố, sản lượng
1. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long với thế mạnh là cá tra và tôm sú là hai đối tượng
nuôi thủy sản chủ lực của vùng. Tuy nhiên với nhu cầu xã hội và xu hướng thị trường
thì đa dạng hoá sản phẩm là rất cần thiết. Do đó, một số loài thuỷ sản nước ngọt có giá
trị kinh tế cao và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như cá rô, cá sặc rằn, lươn, cá
thát lát, đặc biệt cá lóc và cá dày thuộc họ Channidae được người dân quan tâm phát
triển. Đối với tỉnh thuần nông như Hậu Giang, thủy sản được xác định là thế mạnh thứ
hai sau cây lúa, vì vậy việc phát triển nghề nuôi và khai thác thủy sản nước ngọt là
điều cần thiết. Với giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon và rất được ưa chuộng thì cá dày
Channa lucius là loài được ưu tiên lựa chọn.
Những năm gần đây, việc phát triển nhanh chóng diện tích nuôi tôm tự phát,
không theo quy hoạch chung, thiếu các giải pháp kỹ thuật đã gây nhiều thiệt hại cho
ngành thủy sản và ảnh hưởng xấu tới môi trường, không những gây suy thoái môi
trường ngay tại các khu vực chuyển đổi mà còn làm tăng mức độ lan truyền mặn sâu
vào nội đồng (Nguyễn Xuân Hiền, 2012). Bên cạnh đó việc khai thác quá mức nguồn
lợi thủy sản nước ngọt. Làm cho nguồn lợi đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt. Chính vì
thế cần phải khắc phục và nhanh chóng đưa nghề nuôi cá nước ngọt phát triển. Đưa cá
dày Channa lucius vào khai thác và nuôi như một loài nuôi mới để đáp ứng nhu cầu
thị trường. Nhưng trước tiên cần phải đánh giá cụ thể thực trạng nguồn lợi cá dày

Channa lucius trong tự nhiên. Với những lý do đó đề tài “Thực trạng nguồn lợi cá dày
Channa lucius ở các thủy vực tự nhiên huyện Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”
đã được thực hiện. Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng nguồn lợi cá dày Channa
lucius ở địa phương làm cơ sở khoa học cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa
học, khai thác và bảo vệ thích hợp nguồn lợi thủy sản nước ngọt.

2


2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiên ở địa bàn hai huyện Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh
Hậu Giang (Hình 2.1). Thời gian nghiên cứu là từ tháng 08 đến tháng 11 năm 2014.

B

A

Hình 2.1: Bản đồ vùng nghiên cứu (nguồn: )
Ghi chú: (A) vùng khảo sát tại huyện Long Mỹ và (B) vùng khảo sát tại huyện
Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá dày Channa lucius (Cuvier, 1831). Giai đoạn cá con
thì trên đầu có 2 đường sọc đậm, chạy ngang qua mắt. Đến giai đoạn trưởng thành các
đường đậm này dần biến mất và trở thành những đốm đen đậm bên thân cá (Froese và
Pauly, 2014).
Giai đoạn trưởng thành cá có những đặt điểm như sau: đầu dài, đỉnh đầu bằng,
nhọn, hơi dẹp bằng. Mắt nhỏ, nằm lệch về phía trên của đầu và gần chót mõm hơn gần
điểm cuối xương nắp mang (Hình 2.2). Phần thân trước có tiết diện tròn, phần sau hơi
dẹp bên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).


Hình 2.2: Đặc điểm bên ngoài của cá dày
Vi đuôi tròn, không chẻ hai. Mặt lưng cá có màu nâu đen đến xanh đen và nhạt
dần xuống bụng. Mặt bên thân cá có những đốm đậm màu xanh đen. Vi ngực, vi bụng,

3


vi đuôi và vi hậu môn có các vệt đen trắng xen kẽ vắt ngang các tia vi (Tiền Hải Lý và
Bùi Minh Tâm, 2012).
2.3 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm: cân điện tử, thước đo, mẫu cá dày từ thực địa,
bản đồ, máy đo độ mặm, ngư cụ (câu cắm, lú, dớn dùng để thu mẫu cá), thùng chứa
mẫu,… là những vật liệu dùng để hổ trợ nghiên cứu.
2.4 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập, phân tích và tổng hợp từ các báo
cáo của các cơ quan ban ngành ở địa bàn nghiên cứu. ngoài ra còn được tổng hợp từ
các tài liệu có liên quan đã được xuất bản và các kết quả nghiên cứu trước đây.
Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập thông qua bảng phỏng vấn (đã được thiết
kế sản) và phỏng vấn trực tiếp 51 hộ khai thác thủy sản. Thông tin thu thập bao gồm:
thông tin chung về địa bàn nghiên cứu; hộ khai thác; tần suất xuất hiện của cá dày;
cường lực và mùa vụ khai thác; biến động kích cỡ cá dày khai thác; sản lượng cá dày;
mùa vụ sinh sản; hiệu quả kinh tế khai thác cá dày; nhận định biến động nguồn lợi cá
dày ở địa phương.
Thu mẫu thực địa: mẫu cá được thu bằng các ngư cụ như câu cắm, lưới giăng,
dớn,… ở các thủy vực thuộc địa bàn nghiên cứu. Mẫu sẽ được trữ lạnh và chuyển về
phòng thí nghiệm Nguồn lợi của Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ để phân tích
xác định kích cỡ cá dày ở địa bàn nghiên cứu.
2.5 Phƣơng pháp phân tích và tính toán số liệu
Sản lượng được xác định theo công thức của King (1995. trích dẫn bởi Trần Đắc

Định, 2010):
P = CPUE x f
Trong đó: P là sản lượng (kg) CPUE (Catch Per Unit Effort) là sản lượng
trên 1 đơn vị khai thác (kg/ngày) và f là năng lực khai thác (ngày).
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác định theo công thức của Nguyễn Văn
Song và ctv., (2006. trích dẫn bởi Đặng Thị Phượng, 2012):
TCp = Cp + Cp’
TTn = P x G
LN = TTn - TCp
Trong đó: TCp là Tổng chi phí (nghìn đồng); Cp là chi phí cố định (nghìn đồng);
Cp’ là chi phí biến đổi (nghìn đồng); TTn là tổng thu nhập (nghìn đồng); P là sản
lượng (kg); G là Giá bán (nghìn đồng/kg); LN là lợi nhuận (nghìn đồng).

4


2.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả (tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
tối đa, tối thiểu, tỷ lệ phần trăm) đã được dùng để xử lý số liệu thông qua phần mềm
Excel 2003.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
Hậu Giang có địa hình khá bằng, có độ cao thấp dần từ bắc xuống nam và từ
đông sang tây. Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến bắc bán cầu, gần xích đạo
nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Tỉnh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho các loài thủy sản phát
triển. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi thuỷ sản gần 54.000 ha, ngoài ra còn
khoảng 15.000 ha mặt nước sông/kênh rạch, với sản lượng thủy sản khai thác 33.000 –
35.000 tấn/năm, nuôi trồng chiếm 80 – 85% sản lượng (Nguyễn Liên Khoa, 2014).
Huyện Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng tây sông Hậu, địa hình

thấp, bằng phẳng, là vùng đất phèn, mặn và có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vì thế
nuôi trồng và khai thác thủy sản là thế mạnh của huyện. Sản lượng thủy sản nước ngọt
của huyện là 7.821,30 tấn (Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, 2014).
Huyện Vị Thủy có địa hình giống với địa hình huyệ Long Mỹ, và tiếp giáp với
nhiều con sông lớn. Điều này thuận lợi việc cấp thoát nước, nuôi trồng và khai thác
thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 447 ha và sản lượng 4.604 tấn
(Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, 2014).
3.2 Thông tin hộ khai thác
3.2.1 Độ tuổi và giới tính nông hộ
Qua khảo sát cho thấy các nông hộ theo nghề khai thác cá dày ở 2 huyện có độ
tuổi trung bình là khoảng 41±9,64 tuổi cao nhất là 64 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi.
Trong đó, huyện Vị Thủy có độ tuổi trung bình tham gia khai thác là 42±9,21 tuổi,
ngư dân lớn tuổi nhất là 64 tuổi còn thấp tuổi nhất là 27 tuổi. Huyện Long Mỹ có độ
tuổi trung bình tham gia khai thác là 40±10,11 tuổi, cao nhất là 63 tuổi và thấp nhất là
24 tuổi (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Độ tuổi của ngư dân khai thác 2 huyện Vị thủy và Long Mỹ
Giới tính

Tuổi

Nam (%)

Nữ (%)

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất


Toàn vùng

100

0

41±9,64

64

24

Vị Thủy

100

0

42±9,21

64

27

Long Mỹ

100

0


40±10,11

63

24

Nhìn chung, đa số nông hộ đều ở độ tuổi trung niên và tất cả điều trong độ tuổi
5


lao động, không nông hộ nào thấp hơn hoặc trên độ tuổi lao động. Và 100% nông hộ
khai thác đều là nam, do đây là nghề khai thác cấn thức đêm và sức khỏe nên tất cả
nông hộ khai thác ở vùng nghiên cứu điều là nam giới.
3.2.2 Kinh nghiệm khai thác
Qua khảo sát cho thấy, nghề khai thác cá nước ngọt đã xuất hiện rất lâu đời,
song song với nhu cầu thực phẩm của nông hộ cũng như nhu cầu của thị trường thì
nghề khai thác cá dày Channa lucius mới xuất hiện. Chính vì thế nên đa số các nông
hộ khai thác cá dày kinh nghiệm vẫn còn thấp trung bình là 9±7,27 năm. Trong đó
nông hộ có kinh nghiệm cao nhất là 30 năm và nhỏ nhất là 2 năm (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Kinh nghiệm khai thác cá dày ở địa bàn nghiên cứu

ĐVT: năm

Vị Thủy

Long Mỹ

Toàn vùng

8±8,26


10±6,24

9±7,27

Lớn nhất

30

22

30

Nhỏ nhất

2

2

2

Giá trị trung bình

Với những hộ có kinh nghiệm khai thác lâu năm sẽ có kinh nghiệm trong việc
chọn thủy vực khai thác, mùa vụ và ngư cụ,… Do đó, thường đạt được sản lượng cao
hơn so với các hộ mới vào nghề kinh nghiệm còn thấp.
3.2.3 Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của những nông hộ khai thác ở 2 huyện là xấp xỉ nhau, nông
hộ chủ yếu có trình độ cấp I (35,29%), cấp II (33,33%) và cấp III ( 21,57%). Vẫn còn
hộ mù chữ chiếm 9,8% (Hình 3.1).


Hình 3.1: Trình độ văn hóa của nông hộ khai thác cá dày
Từ biểu đồ trên, nhận xét thấy trình độ văn hóa của nông hộ vẫn còn thấp, điều
này sẽ gây khó khăn cho công tác tuyên truyền về kỹ thuật khai thác mới cũng như khả
năng nhân thức về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
3.2.4 Loại nghề phổ biến tại địa phương
Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 45,10% nông hộ chọn nghề khai thác là
6


nghề duy nhất. Còn lại để nâng cao thu nhập cho gia đình, ngoài hoạt động khai thác
họ còn tham gia các hoạt động kinh tế khác như trồng lúa, mua bán, chăn nuôi,…
(Hình 3.2).

Hình 3.2: Loại nghề phổ biến tại địa phương
Do sống trong vùng hoạt động nông nghiệp nên nông hộ không chỉ chuyên khai
thác, mà họ có thể vừa hoạt động khai thác vừa trồng lúa chiếm tỷ lệ (39,22%), khai
thác kết hợp với chăn nuôi (5,88%), khai thác kết hợp với mua bán và khai thác kết
hợp với trồng hoa màu là bằng nhau (3,92%). Với tỷ lệ chọn nghề khai thác là một
nghề duy nhất, thì cho thấy ngư dân không chỉ khai thác để thay đổi chất lượng bữa ăn
mà họ coi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình.
3.3 Tình hình khai thác nguồn lợi cá dày ở vùng nghiên cứu
3.3.1 Tần suất xuất hiện của cá dày trong các loại hình thủy vực tự nhiên
Cá dày xuất hiện ở cả 3 thủy vực là đồng ruộng, sông/kênh rạch và ao/mương
vườn. Sông/kênh rạch là thủy vực có tần suất xuất hiện của cá dày nhiều nhất (n=27
chiếm 52,94%), tiếp đến là đồng ruộng (n=21 chiếm 41,18%), và tần suất xuất hiện ở
ao/mương vườn là ít nhất (n= 26 chiếm 50,98%) (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện cá dày ở 3 loại hình thủy vực vùng nghiên cứu
Đồng ruộng


Sông/kênh rạch

ĐVT: %

Ao/mương vườn

Ít

31,37

17,65

50,98

Nhiều

27,45

52,94

19,61

Bình thường

41,18

29,41

29,41


Ở từng thủy vực khác nhau thì sự phân bố của cá dày cũng khác nhau. Với hệ
thống sông ngồi chằng chịt, nước ngọt quanh năm, nguồn thức ăn dồi dào và điều kiện
sống thuận lợi nên đa số cá dày tập trung ở thủy vực sông/kênh rạch. Ở đồng ruộng do
nông hộ hoạt động canh tác nông nghiệp quanh năm nên làm ảnh hưởng đến sự phân
bố của chúng, dẫn đến tần suất xuất hiện của cá dày ở đồng ruộng thấp hơn. Cá dày
xuất hiện ít nhất ở ao/mương vườn, do thủy vực này trên địa bàn rất ít và đa số là ao
7


tù, lắng động không có sự trao đổi nước với bên ngoài. Kết quả nghiên cứu này giống
với nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012). Cá dày xuất hiện đa số ở sông/kênh rạch,
còn đồng ruộng và ao/mương vườn thì tần suất xuất hiện thấp hơn.
3.3.2 Cường lực và mùa vụ khai thác cá dày
Thời gian khai thác cá dày của nông hộ phụ thuộc chủ yếu vào thời gian rãnh rỗi
của mỗi hộ gia đình. Nhìn chung, toàn vùng số ngày khai thác trung bình của mỗi hộ
là 23,14±8,71 ngày/tháng/hộ (Bảng 3.4). Điều này cho thấy khai thác cá dày Channa
lucius được nông hộ tận dụng triệt để nhầm tăng thêm thu nhập cũng như làm phong
phú thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn trong gia đình.
Bảng 3.4: Thời gian khai thác thủy sản
Thời gian khai thác thủy sản

Vị Thủy

Long Mỹ

Toàn vùng

Số ngày khai thác thủy sản/tháng (ngày)

20,79±8,84


25,22±8,20

23,14±8,71

Số tháng khai thác thủy sản/năm (tháng)

2,96±0,62

2,89±0,58

2,92±0,59

Mùa vụ khai thác tập trung vào mùa mưa (tháng 7-10), trung bình 2,92±0,59
tháng/năm. Khai thác trên đồng ruộng thường vào thời gian sau khi thu hoạch lúa, mùa
nước lên (tháng 6-10), còn khai thác trên sông/kênh hay ao/mương vườn thì không bị
ảnh hưởng bởi mùa vụ nhưng thường đi kèm theo con nước, thường tập trung từ tháng
8 đến tháng 10. Số ngày khai thác của 2 huyện nghiện cứu chênh lệch không cao,
trung bình 23,14 ngày/tháng/hộ. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Lưu Văn Nghị
(2012) là khai thác cá dày chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
3.3.3 Ngư cụ khai thác cá dày
Địa bàn nghiên cứu có 4 ngư cụ được sử dụng phổ biến là: câu cắm, lú, dớn và
lưới giăng. Ở Vị Thủy đa số nông hộ chọn lú là ngư cụ khai thác cá dày (chiếm
50,00%), còn lại câu cắm và dớn thì được lựa chọn ít hơn lần lược là 33,33% và
12,50%. Đối với lưới giăng thì chỉ có 1 hộ sử dung ngư cụ này (chiếm 4,17%). Long
Mỹ việc sử dụng lú và câu cắm gần như bằng nhau, sự chênh lệch không cao lần lược
là 44,44% và 48,15%, thấp nhất là lựa chọn dớn 7,41% và không hộ nào chọn lưới
giăng để khai thác cá dày (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Một số ngư cụ khai thác cá dày Channa lucius
Loại ngư cụ


ĐVT: %

Vị Thủy

Long Mỹ

Toàn vùng

Câu cắm

33,33

44,44

39,22



50,00

48,15

49,02

Dớn

12,50

7,41


9,80

4,17

0,00

1,96

Lưới giăng

Ngoài những ngư cụ trên thì qua khảo sát địa bàn nghiên cứu còn phát hiện một
bộ phận không nhỏ nông hộ sử dụng ngư cụ cấm như: xiệc điện, cào điện…. Làm ảnh
8


hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản địa phương. Những ngư cụ khai thác cá dày Channa
lucius của nghiên cứu này khác và ít hơn so với nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012),
điều này cho ta thấy mỗi vùng khai thác khác nhau sẽ sử dụng ngư cụ khác nhau. Cho
nên cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng những ngư cụ này.
3.3.4 Biến động kích cỡ cá dày khai thác tự nhiên
Kích cỡ khai thác cá dày theo ngư cụ: câu cắm có 57,14% nông hộ khai thác cá
dày loại 2, loại 3 là 33,33%, loại 1 rất thấp chỉ có 9,52%. Tương tự như câu cắm, lú
đánh bắt cá loại 2 là chủ yếu (45,83%), loại 1 và 3 lần lược là 29,17% và 25,00%
(Bảng 3.6). Dớn và lưới giăng ít được sử dụng nên kích cỡ khai thác của 2 loại ngư cụ
này chủ yếu là loại 2, và 3 không có loại 1.
Bảng 3.6: Kích cỡ khai thác cá dày ở vùng nghiên cứu

ĐVT: %


Loại 1: >350 g/con

Kích cỡ khai thác
Loại 2: 120 - 350 g/con

Loại 3: <120 g/con

9,52

57,14

33,33

29,17

45,83

25,00

Dớn

0,00

40,00

60,00

Lưới giăng

0,00


100,00

0,00

Ngư cụ
Câu cắm


Mỗi loại ngư cụ khác nhau sẽ khai thác cá dày có kích cỡ khác nhau, nhưng chủ
yếu là khai thác được cá loại 2, loại 3. Ngoài ra còn một bộ phận không nhỏ nông hộ
còn khai thác cả cá con. Chính vì thế, cấn phải có biên pháp quản lý những ngư cụ có
kích thước mắt lưới nhỏ và cấm đánh bắt cá nhỏ đặc biệt cá con.
3.3.5 Sản lượng cá dày khai thác
Qua khảo sát cho thấy, những năm gần đây sản lượng khai thác cá dày Channa
lucius đã giảm đáng kể do tác động của các yếu tố môi trường và sự khai thác thiếu ý
thức của con người. Sản lượng khai thác trung bình cá dày, ở thủy vực đồng ruộng là
0,58±0,54 kg/năm/hộ, ở sông/kênh rạch sản lượng trung bình đạt 0,53±0,46
kg/năm/hộ. Đối với thủy vực ao/mương vườn, sản lượng trung bình thấp hơn so với 2
thủy vực trên chỉ có 0,38±0,21 kg/năm/hộ (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: Sản lượng khai thác cá dày năm 2010 so với năm 2014

ĐVT: kg/năm/hộ

Thủy vực

Năm 2010

Năm 2014


Đồng ruộng

2,59±1,74

0,58±0,54

Ao/mương vườn

2,10±1,71

0,53±0,46

Sông/kênh rạch

2,06±0,62

0,38±0,21

Sản lượng đánh bắt nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 vì đây là thời gian có
lượng nước lớn nên nguồn lợi cá dày cũng cao hơn. Những tháng còn lại có sản lượng
khai thác rất thấp. Điều này cho thấy sản lượng cá dày ngày càng suy giảm. Vì thế, cần
phải nhanh chóng bảo vệ cũng như tái tạo quần đàn, đưa cá dày vào nuôi ở diện rộng.
9


3.3.6 Mùa vụ sinh sản của cá dày
Mùa vụ sinh sản của cá dày bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7, trong đó
bắt đầu sinh sản vào tháng 2 và tháng 3, chính vụ vào tháng 4 và 5, kết thúc vụ vào
tháng 6 và tháng 7 (Hình 3.4).


Hình 3.4: Mùa vụ sinh sản cá dày
Như vậy cá dày tập trung sinh sản vào từ tháng 4 đến tháng 5. Tuy nhiên, do đặc
tính khí hậu nhiệt đới của nước ta nên vào những tháng khác (mùa khác) vẫn thấy cá
sinh sản, nhưng đó không phải là mùa sinh sản chính nên năng suất và hiệu quả sinh
sản không cao. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thì cá dày con xuất hiện nhiều vào
tháng 6. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tân (2012), mùa
vụ sinh sản của cá dày bắt đầu từ tháng 2 trở về sau.
3.3.7 Mục đích sử dụng sản phẩm cá dày khai thác
Cá dày Channa lucius là một trong những loài thủy sản nước ngọt có chất lượng
thịt thơm ngon, chính vì thế 53,96% nông hộ khi khai thác được cá dày điều để lại sử
dụng trong gia đình. Bán lẻ và bán cho thương lái lần lược là 23,94% và 22,10%. Chỉ
có 3,13% trong tổng số hộ được phỏng vấn dùng làm giống nuôi thủy sản (Hình 3.5).

Hình 3.5: Mục đích sử dụng cá dày khai thác
10


Tuy giá bán cao nhưng sản lượng khai thác thấp, cùng với chất lượng thịt thơm
ngon nên đa số nông hộ điều để lại sử dụng trong gia đình, hoặc dùng làm quà biếu
tặng bạn bè và người thân. Tỷ lệ nông hộ để lại làm giống là rất thấp điều này cho thấy
họ vẫn chưa ý thức được sự cần thiết của bảo vệ nguồn lợi cá dày.
3.3.8 Hiệu quả kinh tế khai thác cá dày
Chi phí khai thác ở vùng nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào loại nghề khai thác,
cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà nông hộ chọn những phương tiện hổ trợ khai
thác khác nhau, khi đó chi phí khai thác sẽ khác nhau theo từng huyện. Chi phí đầu tư
cho cá dày trung bình của toàn vùng là 10±18 nghìn đồng/hộ/năm (Bảng 3.8). Trong
đó chi phí khai thác cá dày của huyện Vị Thủy (12±22 nghìn đồng/hộ/năm) cao hơn
huyện Long Mỹ (9±14 nghìn đồng/hộ/năm), nhưng chênh lệch không nhiều.
Bảng 3.8: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ khai thác cá dày và các loại cá khác
ĐVT: nghìn đồng/hộ/năm

Diễn giải

Chi phí khai thác

Thu nhập từ khai thác

Lợi nhuận khai thác

Toàn vùng

10±18

29±25

19±24

Vị Thủy

12±22

28±28

16±27

Long Mỹ

9±14

30±23


21±20

Tuy giá bán cao nhưng sản lượng khai thác được rất thấp, do đó thu nhập thu
được từ việc đánh bắt cá dày ở vùng nghiên cứu là không cao trung bình toàn vùng chỉ
có 29±25 nghìn đồng/hộ/năm. Lợi nhuận mang lại từ khai thác cá dày thấp trung bình
chỉ có 19±24 nghìn đồng/hộ/năm, cho thấy khai thác cá dày không mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Nhưng trong quá trình khai thác, nông hộ có thể đánh bắt được các loài
thủy sản khác, thu nhập và lợi nhuận là từ các loài thủy sản này. Do đó, nông hộ không
chuyển đổi nghề khai thác cá dày.
3.3.9 Nhận định về biến động nguồn lợi cá dày ở địa phương
Nguyên nhân biến động: do việc khai thác quá mức của các nông hộ (35,79%),
việc sử dụng các ngư cụ khai thác cấm (xiệc điện, cào điện,…) (26,32%) và sử dụng
thuốc để khai thác (7,37%). Bên cạnh đó, do nhu cầu của phát triển sản xuất nông
nghiệp cũng như phát triển kinh tế gia đình nên ngày càng có nhiều hộ phá rẫy/mương
vườn để trồng lúa (8,42%), hoặc đưa nước mặn vào để nuôi tôm (10,53%). Ngoài ra,
nông hộ còn sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt sâu rầy và phòng trị bênh trong
nông nghiệp (11,58%) cũng là những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi.
Với những nguyên nhân đó sẽ làm cho nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
gây mất cân bằng sinh thái, gây chết hoặc làm mất nơi cư trú của cá dày cũng như các
loài thủy sản nước ngọt khác. Từ đây cho thấy nguồn lợi cá dày ngày càng cạn kiệt,
phấn lớn là do ý thức của nông hộ. Họ biết nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi cá
dày nhưng lại không có biện khắc phục. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi
cá dày cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nông hộ.
11


4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Cá dày phân bố ở cả 3 thủy vực vùng nghiên cứu, nhưng tập trung chủ yếu ở
sông/kênh rạch, còn đổng ruộng và ao/mương vườn thì ít hơn. Sản lượng khai thác cá

dày từ năm 2010 đến năm 2014 giảm mạnh. Hiệu quả kinh tế từ khai thác cá dày mang
lại không cao.
4.2 Đề xuất
Nên phát triển nghề khai thác cá dày, cũng như cần có những định hướng để có
những mô hình nuôi cá dày tại địa bàn nghiên cứu. Vì là loài đã được nhân giống nhân
tạo thành công nên cấn nhanh chóng đưa vào nuôi ở diện rộng. Nhầm bảo vệ nguồn
lợi, tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài này. Các cơ quan quản lý cần có những biện
pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với những nghề khai thác sử dụng ngư cụ cấm (xiệc
điện, cào điên,…). Cần xem xét kích thước mắt lưới ngư cụ trong khai thác đặc biệt là
khai thác bằng lú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng

thông tin điện tử Hậu Giang, 2014. Tổng quan về Hậu Giang.
/>Ngày truy cập 06/11/2014.

Đặng Thị Phượng, 2012. Giáo trình kinh tế tài nguyên thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ. 64 trang.
Froese, R. and D. Pauly. Editors. 2014. FishBase. World Wide Web electronic publication.
www.fishbase.org, version 11/2014.
Hoàng Văn Tân, 2012. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá dày Channa lucius. Luân
văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Lưu Văn Nghị, 2012. Hiện trạng khai thác họ cá lóc và khả năng phát triển nuôi cá lóc đen
(Channa striata Bloch, 1975) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành quản
lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Nguyễn Liên Khoa, 2014. Cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tê xã hội và đầu tư
của tỉnh Hậu Giang. UBND Hậu Giang. Hậu Giang.
Nguyễn Xuân Hiền, 2012. Nguồn tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày truy cập 19/11/2012.
Tiền Hải lý và Bùi Minh Tâm, 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và

sinh sản cá dày Channa lucius (Cuvier, 1831). Tuyển tập hội nghị khao học trẻ ngành
thủy sản toàn quốc lần thứ 3, Đại học Nông Lâm Huế, ngày 24, 25/03/2012. Trang (7382)
Trần Đắc Định, 2010. Giáo trình đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản. Tủ sách Đại học Cần
Thơ. Cần Thơ. 77 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt Đồng bằng sông
Cửu Long Việt Nam. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 360 trang.

12



×