Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

so sánh hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm thẻ chân trắng (lithopenaeus vannamei) ở tỉnh sóc trăng và bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.04 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÝ KHỔNG NHI

SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI
THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Lithopenaeus Vannamei) Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ
BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÝ KHỔNG NHI

SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI
THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Lithopenaeus Vannamei) Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ
BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S. ĐẶNG THỊ PHƯỢNG



2014



SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI
THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
( Lithopenaeus vannamei) Ở SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
Lý Khổng Nhi và Đặng Thị Phượng
Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
Tóm tắt
So sánh hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm thẻ chân trắng ở
Sóc Trăng và Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014 thông qua phỏng vấn
60 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm ước lượng hiệu quả kỹ thuật của mô hình thông qua sử dụng
phân tích hàm sản xuất cực biên ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy ở mô hình nuôi TTCT ở Bạc Liêu
đạt năng suất trung bình là 5,14±2,45 tấn/ha/vụ và ở Sóc Trăng là 4,78±2,89 tấn/ha/vụ với tổng
chi phí đầu tư ở Bạc Liêu là 442,86 tr.đ/ha/vụ thấp hơn ở Sóc Trăng là 109,79 tr.đ/ha/vụ nên thu
về lợi nhuận khoảng 280,05 tr.đ/ha/vụ cao hơn ở Sóc Trăng là 73,43 tr.đ/ha/vụ. Mức hiệu quả kỹ
thuật của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu đạt trung bình là 73,63% cao hơn các hộ nuôi ở Sóc Trăng là
70,06%. Năng suất nuôi tôm chịu tác động bởi các yếu tố đầu vào như lượng thức ăn, chi phí
giống, chi phí nhiên liệu, chi phí thuốc. Các yếu tố như mật độ thả giống, diện tích mặt nước, ghi
chép thông tin hàng ngày và vị trí địa lý của nông hộ đã ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Tuy
nhiên, nghề nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất,
nguồn nước ô nhiễm và thời tiết biến đổi thất thường.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Lithopenaeus vannamei, hiệu quả kỹ thuật
Abstract:
This study was conducted from August 2014 to November 2014 through interviewing 60
households white leg shrimp culturing in order to examined the technical efficiency of white leg
shrimp households in Soc Trang and Bac Lieu province, the stochastic frontier production

analysis was used to determine the technical efficiency of the farmers. Results showed that the
productivity in Bac Lieu was 5,14 tones/ha/crop and Soc Trang was 4,78 tones/ha/crop. Average
total cost in Bac Lieu was 442,86 million dongs/ha/crop, lower than that in Soc Trang (109,79
million dongs/ha/crop). The average profit was about 280,05 million dongs/ha/ crop, higher than
that figure in Soc Trang province (73,43 million dongs/ha/crop). The level technical efficiency of
households in Bac Lieu was 73,63 percent and in Soc Trang province was 70,06 percent. The
factors which affect the yield of shrimp culturing were amount of food; fingerling cost medicine
cost and fuel cost. Technical efficiency was affected by stocking density, pond area, record daily
information and geographical location of households. The main difficulties of the farming system
were diseases, lack of capital for production, water pollution and erratically climate change.
Key words: Lithopenaeus vannamei, technical efficiency
Title: Compare the technical efficiency of Lithopenaeus vannamei farming system in Soc Trang
and Bac Lieu province.

1


1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung
và ở Sóc Trăng và Bạc Liêu nói riêng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh cả
về diện tích và sản lượng. Năm 2012 diện tích nuôi TTCT ở ĐBSCL khoảng 15.727 ha, sản lượng
ước 77.830 tấn (tương đương với 41,2% diện tích nuôi và 42% sản lượng TTCT cả nước) (Thủy Sản
Việt Nam, 2012). Kết quả 6 tháng năm 2014 Sóc Trăng với diện tích thu hoạch TTCT thâm canh
(TC) và bán thâm canh (BTC) là 3.491,3ha (đạt 51% kế hoạch), sản lượng 15.921 tấn (Sở
NN&PTNN Sóc Trăng, 2014); còn ở Bạc Liêu 4.897 ha (vượt gấp 5 lần kế hoạch năm), sản lượng
22.801 tấn (Sở NN&PTNN Bạc Liêu, 2014). Năng suất bình quân mỗi hộ nuôi TTCT là 4,06±3,13
tấn/ha/năm, lợi nhuận 289,34 triệu/ha/năm (Võ Trường Giang, 2013). Chính vì vậy, con tôm TTCT
đang được phát triển ở nhiều tỉnh mà nổi bật trong đó là Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những hướng rất có ý nghĩa trong quá trình

phát triển nông nghiệp góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân, đa dạng hóa đối tượng canh
tác. Tuy nhiên, do tôm thẻ chân trắng là đối tượng dễ nuôi, thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, lợi
nhuận mang lại cao, thời gian quay vòng vốn ngắn mà người dân nuôi TTCT một cách tràn lan,
tự phát dẫn đến nhiều khó khăn và thách thức như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến bất
thường và giá cả thị trường không ổn định. Chính vì vậy, đề tài “So sánh hiệu quả kỹ thuật của
mô hình nuôi TTCT ở Sóc Trăng và Bạc Liêu” được thực hiện nhằm đưa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề nuôi TTCT ở 2 địa bàn nghiên cứu.
1.2 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng kỹ thuật-tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán
thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Đánh giá và so sánh hiệu quả kỹ thuật của mô hình ở hai tỉnh.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm ở hai tỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.1.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu trong nghiên cứu được thu thập qua điều tra 60 hộ nuôi TTCT thâm canh và bán thâm canh
ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trong đó Sóc Trăng có 30 mẫu được thực hiên tại huyện Vĩnh
Châu và huyện Trần Đề; Bạc Liêu có 30 mẫu được thực hiện ở Thành phố Bạc Liêu và huyện
Đông Hải. Các nông hộ được chọn một cách ngẫu nhiên. Nhóm nghiên cứu phỏng vấn người chủ
hộ hay người trực tiếp sản xuất trong mỗi nông hộ bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Cuộc điều tra được
thực hiện từ hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014.
2.1.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở 2 tỉnh Sóc
Trăng và Bạc Liêu, Tổng Cục Thống Kê, các bài báo cáo trước có liên quan.
2


2.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: dùng để tính các số trung bình, độ lệch chuẩn, nhỏ nhất, lớn nhất, tần

suất và tỷ lệ phần trăm của các biến độc lập về các chỉ tiêu kỹ thuật bằng phần mềm Microsoft Excel.
Phương pháp kiểm định T-test: dùng để so sánh 2 giá trị trung bình về chỉ tiêu kỹ thuật ở 2 vùng
nghiên cứu bằng phần mềm SPSS For Window.
Phân tích biên ngẫu nhiên: Trong nghiên cứu này hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng
phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function),
hàm này được đề xuất bởi Aigner et al (1977), Meeusen et al (1977). Phần mềm STATA được sử
dụng để ước lượng mô hình này.
Hàm hiệu quả kỹ thuật Cobb-Douglas có dạng như sau:
LnY = β0 + β1lnX1i + β2lnX2i + β3lnX3i + β4lnX4i + β5lnX5i + β6lnX6i + vi
Trong đó:
Y: là năng suất ( tấn/ha/vụ)
X1i: là số lao động gia đình tham gia nuôi tôm, đơn vị tính là người.
X2i: là số lao động thuê, đơn vị tính là người
X3i: là lượng thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi tôm, đơn vị tính là tấn/ha.
X4i: là lượng con giống thả nuôi, đơn vị tính là con/m2.
X5i: là chi phí thuốc thú y thủy sản, đơn vị tính là triệu đồng/ha/vụ. Biến số này được sử dụng để
thay thế biến số về lượng nguyên chất của các loại thuốc, chất kháng sinh mà việc tính toán
chúng hầu như không thực hiện được do người nuôi sử dụng quá nhiều thuốc, chất kháng sinh
khác nhau và đơn vị tính cũng không đồng nhất.
X6i: là chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, điện, than), đơn vị tính là triệu đồng/ha/vụ. Biến số này được
sử dụng để thay thế biến số về lượng nguyên chất của các loại nhiên liệu mà việc tính toán chúng
hầu như không thực hiện được do người nuôi không nắm rõ đã sử dụng bao nhiêu và phụ thuộc
vào điều kiện ở vùng chưa thể sử dụng điện cho ao nuôi tôm.
Phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là ước lượng thích hợp cực đại (MLE) vì
đây là phương pháp để ước lượng các tham số của mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên.
Mô hình của hiệu quả kỹ thuật: Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Mô hình hồi qui tuyến tính có dạng sau:
Yi = α0 + α1X1i + α2X2i + α3X3i +…+ αnXni + βiDi + ei
Trong đó: Yi là mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình được ước lượng từ hàm năng suất biên ngẫu

nhiên; α0: hằng số; αn và βi là những tham số hồi quy được ước lượng; Xn là những biến ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật.

3


3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Phân tích thực trạng của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm thẻ chân trắng
ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
3.1.1 Thông tin chung về hộ nuôi tôm
Số tuổi trung bình của chủ hộ ở Sóc Trăng và Bạc Liêu tương đương nhau khoảng 41- 42 tuổi. Nhỏ
nhất là 30 tuổi và lớn nhất là 67 tuổi. Mô hình nuôi TTCT đa phần tập trung ở độ tuổi trung niên và
có đến 100% hoạt động nuôi tôm đều do nam giới phụ trách. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2006), tỉ lệ nam quyết định trong hoạt động NTTS
chiếm 75,7% và tham gia thực hiện mô hình NTTS chiếm 63,6%.
Số lao động trong gia đình tham gia nuôi tôm ở hai mô hình không có sự chênh lệch đáng kể, cụ
thể là số lao động trong nuôi TTCT ở Sóc Trăng trung bình 2,37±1,47 người; mô hình TTCT ở
Bạc Liêu trung bình 2,43±1,30 người. Tuy nhiên, số lao động thuê mướn của mô hình TTCT ở
Sóc Trăng là 2,37±4,16 người cao gấp năm lần so với mô hình TTCT ở Bạc Liêu 0,43±0,73
người.
%

Hìn 1: Chuyên môn về thủy sản
Chuyên môn về thủy sản của các hộ nuôi chủ yếu được đúc kết từ kinh nghiệm, mô hình nuôi
TTCT ở Bạc Liêu là 100% và ở Sóc Trăng là 93,3%; các hộ nuôi tôm ở Sóc trăng và Bạc Liêu
còn được tham gia các lớp tập huấn của chính quyền địa phương tổ chức để nâng cao chuyên
môn với tỷ lệ tương đương nhau là 23,3%; học hỏi từ người thân, bạn bè, hàng xóm chiếm 3,3%
ở mô hình nuôi TTCT ở Sóc Trăng thấp hơn 3 lần so với Bạc Liêu là 10%. Tuy nhiên, số hộ được
đào tạo chương trình đại học và cao đẳng về thủy sản thì chiếm tỷ lệ tương đối thấp khoảng 6,7%
đối với cả 2 tỉnh.

3.1.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Sóc Trăng tổng diện tích đất của hộ nuôi TTCT TC và BTC trung
bình 3,81±3,43; trong đó diện tích mặt nước ao nuôi chiếm 71% trên tổng diện tích, lớn hơn so với
Bạc Liêu lần lượt là 2,46±3,17 và 67%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Bảng 1). Kết quả
này thấp hơn nghiên cứu ở Sóc Trăng của Trần Ngọc Tùng (2010) là 4,06 ha/hộ nhưng cao hơn kết
quả của Trần Việt Hùng (2010) ở mô hình nuôi TTCT tại Bạc Liêu là 1,13 ha/hộ.
4


Trong nuôi tôm, quản lí ao nuôi là một khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng
của tôm. Qua kết quả khảo sát, tỷ lệ số hộ có sử dụng ao lắng trong nuôi tôm trung bình khá, có 50%
hộ nuôi TTCT TC và BTC ở Bạc Liêu sử dụng ao lắng thấp hơn ở Sóc Trăng là 83,3% với diện tích
trung bình là 0,63±0,78 ha/hộ chiếm 25,01% trong tổng diện tích mặt nước của hộ nuôi, cao hơn so
các hộ nuôi ở Bạc Liêu lần lượt là 0,25±0,31 ha/hộ và 21,16%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu ở Sóc Trăng của Lê Phương Huệ (2011) là 35,65%.
Bảng 1: Kết cấu mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở 2 tỉnh
Diễn giải
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Tổng
(n=30)
(n=30)
(n=60)
Tổng diện tích của hộ NTTS (ha)
3,81 3,43a
2,46 3,17b
3,13 3,34
a
b
Diện tích mặt nước ao nuôi (ha)

1,64 1,99
2,18 2,30
2,72 2,49
a
b
Diện tích mặt nước ao lắng (ha)
0,63 0,78
0,25 0,31
0,49 0,66
2
a
a
Mật độ thả giống (con/m )
81,33 14,08
84 11,92
82,67 13,00
Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Mật độ thả giống tôm thẻ trung bình là 82,67±13,00 con/m2, trong đó mật độ thả giống ở Sóc
Trăng 81,33±14,08 con/m2 thấp hơn ở Bạc Liêu 84±11,92 con/m2. Kết quả ở hai tỉnh cho thấy
mật độ thả giống đều thấp hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Tùng (2010) khoảng 37 con/m2, nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh văn Hiền (2012) là 5 con/m2 nhưng cao hơn nghiên cứu
của Lê Phương Huệ (2011) là 20 con/m2. Mật độ nuôi càng cao càng đòi hỏi kỹ thuật cao và kỹ
năng quản lý tốt để hạn chế rủi ro. Giá con giống TTCT tương đối cao, trung bình ở Sóc Trăng là
84,83 đồng/con, Bạc Liêu là 90,30 đồng/con. Nguyên nhân giá con giống cao chủ yếu là do
nguồn cung cấp giống TTCT ở ĐBSCL chưa đáp ứng đủ nhu cầu khiến người nuôi phải nhập
giống từ các tỉnh miền Trung nên giá tôm cao.
Thời gian nuôi TTCT trung bình ở Sóc Trăng là 90,50 ngày/vụ dài hơn thời gian nuôi TTCT ở Bạc Liêu
85,50 ngày/vụ. Kết quả này cao hơn so với 2 năm trước đó khoảng 9 ngày/vụ (Nguyễn Thanh Long và

Huỳnh Văn Hiền, 2012) và cao hơn năm 5 năm trước đó là 10 ngày /vụ (Ngô Thế Trường, 2009).
Bảng 2: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Diễn giải
Sóc Trăng
Bạc Liêu
(n=30)
(n=30)
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
90,50 14,99
85,50
Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg)
88,27 13,02
83,50
Tỷ lệ sống (%)
54,62 13,92
57,96
Hệ số tiêu hao thức ăn (FCR)
1,19 0,15a
1,29
a
Năng suất (tấn/ha/vụ)
4,78 2,89
5,14
Giá thành sản xuất (đ/kg)
111,69 46,47 110,48
Giá bán bình quân (đ/kg)
158,03 23,41 143,93

9,77
14,09

15,18
0,16b
2,45b
45,31
30,94

Tổng
(n=60)
88,00 12,8
85,88 13,66
56,29 14,53
1,24 0,16
4,96 2,66
111,30 45,57
150,98 28,11

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Tỷ lệ sống trung bình của TTCT ở Sóc Trăng và Bạc Liêu gần tương đương nhau với tỷ lệ tương
5


ứng là 54,62±13,92% và 57,96±15,18%, thấp hơn tỷ lệ sống trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012) với tỷ lệ sống của TTCT là 79,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống
phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng con giống và môi trường nuôi.
Hệ số tiêu hao thức ăn (FCR) của TTCT ở Sóc Trăng là 1,19±0,15 lần, thấp hơn hệ số tiêu hao thức
ăn ở Bạc Liêu là 1,29±0,16 lần sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cao hơn 0,02
lần so với nghiên cứu của Lê Phương Huệ (2011) là 1,21±0,10 và Trần Ngọc Tùng (2010) là
1,21±0,14; tuy nhiên thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thoa (2011) là 0,02 lần (1,31±0,21).

Nếu sử dụng thức ăn có chất lượng cao, cách thức cho ăn hợp lý thì FCR sẽ thấp hơn và lượng thức
ăn cung cấp cho ao nuôi thấp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Kích cỡ TTCT thu hoạch bình quân ở Sóc Trăng là 88,27±13,02 con/kg và ở Bạc Liêu là
83,50±14,09 con/kg. Năng suất nuôi trung bình của các hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng là 4,78±2,89
tấn/ha/vụ và ở Bạc Liêu là 5,14±2,45 tấn/ha/vụ. Kết quả này thấp hơn nhiều so với 3 năm trước
khoảng 4,6 tấn/ha/vụ ở Bến Tre (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012), thấp hơn so
với 5 năm trước 1,9 tấn/ha/vụ ( Ngô Thế Trường, 2009).
Giá thành nuôi TTCT ở Sóc Trăng và Bạc Liêu không có sự chênh lệch đáng kể, lần lượt là
111,69±46,47 đồng/kg và 110,48±45,31 đồng/kg. Giá bán TTCT ở Sóc Trăng là 158,03±23,41
đồng/kg cao hơn ở Bạc Liêu 15 đồng/kg (143,93± 30,94). Kết quả này cao hơn so với 4 năm trước
là 65 đồng/kg (Trần Ngọc Tùng, 2010).
3.1.3 Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi TTCT ở hai tỉnh
Thu nhập của hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng là 759,27 470,53 tr.đ/ha/vụ cao hơn thu nhập của hộ
nuôi TTCT ở Bạc Liêu 37 tr.đ/ha/vụ (722,91 344,94). Kết quả này thấp hơn so với 3 năm trước là
1.019,6±181,8 tr.đồng/ ha/vụ (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012).
Lợi nhuận bình quân của các hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng là 206,62 602,77 tr.đ/ha/vụ thấp hơn ở
Bạc Liêu là 1,36 lần (280,05 647,36 tr.đ/ha/vụ). Kết quả này so với 4 năm trước cao hơn 2 lần
(Trần Ngọc Tùng, 2010).
Bảng 3: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Diễn giải
Sóc Trăng
Bạc Liêu
(n=30)
(n=30)
Tổng thu nhập (tr.đ/ha/vụ)
759,27 470,53
722,91
Tổng chi phí (tr.đ/ha/vụ)
552,65 340,34
442,86

Lợi nhuận (tr.đ/ha/vụ)
206,62 602,77
280,05
Tỷ lệ hộ nuôi có lời (%)
56,70
Tỷ lệ hộ nuôi có lỗ (%)
43,30
Mức lợi nhuận(tr.đ/ha/vụ)
509,30 360,58
503,81
Mức thua lỗ(tr.đ/ha/vụ)
499,63 436,37
614,99

Tổng
(n=60)
344,94
741,09 409,44
549,17
497,75 456,33
647,36
456,33 243,33
76,70
66,70
23,30
33,30
354,30
506,37 353,16
807,17
545,77 587,30


Tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm TCT ở Bạc Liêu đạt 1,34 lần, cao hơn tỉ suất lợi nhuận của
Sóc Trăng là 0,82 lần. Phần lớn các hộ nuôi TTCT đều đạt lợi nhuận cao, ở Bạc Liêu chỉ có 23,3% hộ
nuôi bị thua lỗ thấp hơn ở Sóc Trăng là 20% (Bảng 5). Giá thành của TTCT trong mô hình đạt trung

6


bình 111,30 đồng/kg. Từ kết quả trên cho thấy mô hình nuôi TTCT rất có tiềm năng phát triển, cần
được hỗ trợ để đa dạng hóa loài nuôi thủy sản, nhất là vùng ven biển.
Kết quả nghiên cứu này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Theo nghiên cứu của
Trần Ngọc Tùng (2010), tỷ lệ số hộ thua lỗ là 12,5% với mức thua lỗ là 38,05 tr.đ/ha/vụ, mức lời
91,33 tr.đ/ha/vụ. Như vậy, mức lợi nhuận và thua lỗ trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với
nghiên cứu trước đây. Nguyên nhân có lẽ là do mật độ thả giống thấp hơn và giá giá cả trên thị
trường cao hơn so với các nghiên cứu trước.
3.2 Ước tính và so sánh hiệu quả kỹ thuật của mô hình ở hai tỉnh
Từ số liệu khảo sát thực tế thì hàm hiệu quả kỹ thuật dạng Cobb – Douglas được ước lượng bằng
phương pháp MLE được trình bày trong bảng 4.
Theo kết quả trong bảng 4, mô hình hàm năng suất được ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức
1%, chứng tỏ các biến độc lập được chọn trong mô hình có thể giải thích sự biến động của năng
suất của mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Hệ số ước lượng của lao động (lao động gia đình và lao động thuê) là dương và có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% ở Sóc Trăng trong khi hệ số này không có ý nghĩa ở Bạc Liêu. Kết quả này cho
thấy khi các yếu tố khác không đổi, sự tham gia tăng lên của lao động sẽ làm cho năng suất của
các hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng tăng lên. Kết quả nghiên cứu khác biệt với Bhattacharya (2008) ở
West Bengal, yếu tố lao động (gồm lao động gia đình và lao động thuê) tác động tiêu cực đến
hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TC và BTC.
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng thức ăn là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở
cả 2 tỉnh. Khi lượng thức ăn tăng 1% thì năng suất tăng 0,782% ở Sóc Trăng và 0,318% ở Bạc Liêu
với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do các hộ nuôi cho ăn nhiều để tôm mau lớn, kích thích tôm

tăng trưởng nhanh điều này góp phần tăng năng suất.
Bảng 4: Kết quả ước lượng hàm năng suất biên ngẫu nhiên
Biến số
Sóc Trăng
Hệ số
Sai số chuẩn
*
Logarit của lao động gia đình
0,092
0,000
Logarit của lao động thuê
0,245*
0,000
*
Logarit của lượng thức ăn
0,782
0,000
Logarit của mật độ thả giống
-0,598*
0,000
*
Logarit của nhiên liệu
-0,236
0,000
Logarit của chi phi thuốc
-0,020*
0,000
Hằng số
9,184
0,000

Số quan sát
30
Prob>chi2
0,000
σu 2
0,573
σ2
0,329
* **

,

Bạc Liêu
Hệ số
Sai số chuẩn
-0,036
0,167
0,014
0,270
**
0,318
0,147
-0,530*
0,102
0,100
0,108
0,030
0,099
7,995
1,154

30
0,000
0,425
0,244

biểu diễn mức ý nghĩa thống kê mức 1% và 5%

Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng mật độ thả giống là âm và có ý nghĩa thống kê ở
mức 1% ở cả 2 tỉnh. Khi mật độ thả giống tăng 1% thì năng suất giảm 0,598% ở Sóc Trăng và
0,530% ở Bạc Liêu với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Mật độ nuôi cao thì đòi hỏi mức độ
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và mức độ chăm sóc và kỹ thuật của người nuôi. Tuy nhiên nuôi
7


với mật độ cao qua nhiều vụ nuôi sẽ làm cho nền đáy ao chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát
triển khó gây màu nước và ô nhiễm nghiêm trọng làm cho dịch bệnh khó kiểm soát gây thiệt hại
cho người nuôi tôm.
Hệ số ước lượng chi phí thuốc và chi phí nhiên liệu ở Sóc Trăng là âm và có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%. Hệ số của chi phí thuốc và chi phí nhiên liệu có giá trị âm cho thấy sự gia tăng giá các
đầu vào này sẽ làm giảm lợi nhuận của các hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng. Trong khi đó, ở Bạc Liêu
hệ số này không có ý nghĩa. Điều này cho thấy sự thay đổi giá của chúng ảnh hưởng không đáng
kể đến năng suất của nông hộ nuôi TTCT ở Bạc Liêu.
Từ kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ở trên, mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ
nuôi TTCT TC và BTC ở Sóc Trăng và Bạc Liêu được trình bày ở phần phương pháp nghiên
cứu. Mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT ở Sóc Trăng và Bạc Liêu
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Tổng
Mức

hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%)
Số hộ Tỷ trọng(%) Số hộ Tỷ trọng (%)
< 50
7
23,33
2
6,67
12
20
50-60
4
13,33
1
3,33
9
15
60-70
4
13,33
5
16,67
11
18,33
70-80
2
6,67
13
43,33
12
20

80-90
4
13,33
8
26,67
15
25
> 90
9
30,00
1
3,33
1
1,67
Tổng số hộ
30,00
30,00
60,00
Trung bình
71,06
73,63
66,57
Thấp nhất
20,87
39,72
27,46
Cao nhất
1
90,31
91,30

Mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi TTCT TC và BTC ở Bạc Liêu và Sóc Trăng gần bằng
nhau. Kết quả cho thấy ở Bạc Liêu mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 73,63% và mức chênh
lệch giữa các hộ cao nhất và thấp nhất là tương đối lớn. Trong đó, số hộ nuôi TTCT đạt hiệu quả
thấp hơn 50% chiếm khoảng 6,67%, kế đến là ở mức hiệu quả 60-70% và 70-80% chiếm tỷ lệ
cao nhất( chiếm 16,67% và 43,33% tương ứng), số hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật 80-90% chiếm
khoảng 26,67% và mức hiệu quả lớn hơn 90% chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,33% số hộ). Trong khi đó,
ở Sóc Trăng mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là 71,06%. Số hộ nuôi TTCT đạt hiệu quả thấp
hơn 50% chiếm tỷ lệ cao khoảng 23,33%, kế đến là ở mức hiệu quả 60-70% và 70-80% lần lượt
là 13,33% và 6,67% , mức hiệu quả lớn hơn 90% chiếm tỷ lệ cao nhất (30% số hộ). Kết quả
nghiên cứu này thấp hơn so với 3 năm về trước ở Bangladesh khoảng 9% (Esmart et al, 2011),
cao hơn khoảng 7% so với 1 năm trước ở Khánh Hòa (Đặng Hoàng Xuân Huy và Trần Văn
Thắng, 2013). Điều này cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở
Sóc Trăng và Bạc Liêu khá cao.
Dựa trên mức hiệu quả kỹ thuật đạt được, ta tính toán được mức phi hiệu quả và lượng năng suất
mất đi do kém hiệu quả. Phân phối mức kém hiệu quả được trình bày ở bảng sau:

8


Bảng 6: Phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả
Mức phi
hiệu quả (%)
> 50
40-50
30-40
20-30
10-20
<10
Trung bình


Năng suất thực tế
Bạc
Sóc
Tổng
Liêu Trăng
2,75
2,79
2,96
0,67
4,86
4,16
4,25
3,99
4,91
5,13
3,09
4,87
6,64
6,50
7,01
7
6,27
7,00
5,14
4,78
4,96

Năng suất có thể
Bạc
Sóc

Tổng
Liêu
Trăng
6,49
7,14
7,28
1,34
8,74
8,08
6,39
6,24
7,17
6,82
4,14
6,75
7,72
7,69
7,26
7,75
6,30
9,31
6,82
6,85
7,37

ĐVT: tấn/ha/vụ
Năng suất mất đi
Bạc
Sóc
Tổng

Liêu Trăng
3,74
4,34
3,85
0,67
3,88
3,27
2,14
2,24
2,28
1,70
1,11
1,38
1,08
1,19
1,37
0,75
0,03
1,52
1,68
2,07
2,41

Ở Bạc Liêu, những hộ có mức phi hiệu quả nhỏ hơn 10% thì bình quân năng suất của hộ mất khoảng
0,75 tấn/ha/vụ cao hơn ở Sóc Trăng là 0,72 tấn/ha/vụ; Đến khi mức kém hiệu quả từ 30-40% thì năng
suất mất đi ở Bạc Liêu là 2,14 tấn/ha/vụ, Sóc Trăng là 2,24 tấn/ha/vụ; và phần mất không này tăng
lên khi sự kém hiệu quả càng tăng. Khi mức kém hiệu quả trên 50% thì năng suất mất đi của các hộ
nuôi ở Bạc Liêu là 3,74 tấn/ha/vụ thấp hơn ở Sóc Trăng là 0,6 tấn/ha/vụ. Lượng thất thoát trung bình
của mỗi nông hộ ở Sóc Trăng khoảng hơn 2.07 tấn/ha/vụ cao hơn ở Bạc Liêu 0,39 tấn/ha/vụ. Có thể
nói những khoản thất thoát này do sự lựa chọn và sử dụng đầu vào kém hiệu quả.

Nhìn chung, chênh lệch năng suất bị thất thoát giữa các nông hộ và lượng thất thoát trung bình ở
2 tỉnh không lớn. Tuy nhiên, để tăng năng suất các hộ nuôi cần cải thiện kỹ thuật của những hộ
nuôi có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ giữa các nông hộ.
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở hai tỉnh
Kết quả phân tích tương quan đa biến cho thấy Prob > F = 0,000 , nghĩa là mô hình có ý nghĩa thống
kê ở mức 1%. Mô hình có mối tương quan (R2= 0,444) giữa hiệu quả kỹ thuật và mật độ thả giống
(X1); diện tích mặt nước ao nuôi tôm (X2),Ghi chép thông tin (X3) và vị trí địa lý (X4).
Biến số

Hệ số

Sai số
T
Mức ý
chuẩn
Nghĩa
0,488
0,072
6,73
0,000
-0,004*
0,001
-5,48
0,000
-0,021**
0,009
-2,30
0,026
**
0,081

0,037
2,19
0,033
-0,086**
0,039
-2,19
0,033
-0,021
0,048
-0,42
0,674
-0,006
0,005
-1,34
0,187
60
0,000
0,44

Hằng số
X1 : Mật độ thả giống (con/m2)
X2 : Diện tích mặt nước ao nuôi tôm (ha)
X3 : Ghi chép thông tin (1 - có ; 0 - Không)
X4 : Tỉnh (1- Bạc Liêu, 0- Sóc Trăng)
D1: Vay vốn (1- có vay ; 0- Không)
X5: Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Số quan sát
Prob>F
R2


Mật độ thả giống(con/m2): Mật độ thả giống tương quan nghịch với hiệu quả kỹ thuật, có ý nghĩa
thống kê ở mức 1%. Giả định các yếu tố khác không đổi khi mật độ thả giống tăng 1 con/m2 thì

9


hiệu quả kỹ thuật giảm 0,004 lần. Khi nuôi mật độ quá cao dẫn đến tôm chậm lớn, hao thức ăn, tôm
dễ bị suy kiệt do điều kiện oxy không đủ cho nên tôm thường nổi đầu, rớt đáy dẫn đến thất bại.
Diện tích mặt nước (ha): Diện tích mặt nước tương quan nghịch với hiệu quả kỹ thuật, có ý nghĩa
thống kê ở mức 5% . Khi các yếu tố khác không đổi diện tích tăng lên 1 ha sẽ làm cho hiệu quả kỹ
thuật giảm 0,021 lần. Những hộ có diện tích ao lớn sẽ khó khăn trong công tác chăm sóc và quản lý
tình hình phát triển và dịch bệnh ở tôm. Hay với qui mô diện tích nuôi thủy sản vừa và nhỏ, người
nuôi dễ dàng kiểm soát nước trong ao, lượng thức ăn, và dịch bệnh tốt hơn ở qui mô diện tích nuôi
lớn (Nguyen Thi Quynh Chi và ctv, 2014).
Ghi chép thông tin: Ghi chép thông tin tương quan thuận với hiệu quả kỹ thuật, có ý nghĩa thống kê
ở mức 5%. Những hộ có ghi chép thông tin hàng ngày thì đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn 0,081 lần
so với những hộ không thực hiện công việc này trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do có
ghi chép và cập nhật thông tin hàng ngày thì người nuôi có thể kiểm soát được lượng thức ăn và
tình hình dịch bệnh trên tôm. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp kịp thời để phòng và điều trị bệnh
cho tôm có hiệu quả.
Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có ảnh hưởng khá mạnh đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT
TC và BTC. Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở tỉnh Bạc Liêu thấp hơn so
với tỉnh Sóc Trăng là 0,086 lần giả định là các yếu tố khác không đổi. Do các hộ nuôi TTCT ở Sóc
Trăng có số hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật lớn hơn 90% chiếm tỉ lệ cao 30,00%.
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
ở Sóc Trăng và Bạc Liêu
3.4.1 Thuận lợi
Bảng 7: Thuận lợi của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở 2 tỉnh
Diễn giải
Sóc Trăng

Bạc Liêu
(n=30)
(n=30)
Thời tiết thuận lợi
Kinh nghiệm nuôi tôm
Nguồn nước nuôi tôm
Lợi nhuận cao
Có sẵn đất nuôi
Vốn tự có
Dễ nuôi
Giao thông thuận lợi
Lao động dồi dào
Thời gian nuôi ngắn
Con giống tốt

3.3
10
10
23,3
6,7
6,7
6,7
6,7
3,3
20
20

40
16,7
33,3

13,3
13,3
3,3
3,3
6,7
10

Qua kết quả khảo sát cho thấy mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở cả hai tỉnh đều rất thuận lợi. Ở
Bạc Liêu có thuận lợi hơn về kinh nghiệm nuôi (40%) do các hộ nuôi đã có kiến thức cơ bản về
việc chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm sú, lợi nhuận cao (33,3%), nguồn nước được lấy từ sông và
kênh thủy lợi vào ao nuôi (16,7%). Tuy nhiên, mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở Sóc Trăng có
thuận lợi hơn về giao thông thuận lợi (6,7%) dễ vận chuyển thức ăn, thuốc hóa chất cũng như
thuận tiện trong quá trình vận chuyển tôm khi bán,và ở Sóc Trăng mô hình nuôi TTCT có nhiều
10


thuận lợi mà ở Bạc Liêu không có như thời tiết thuận lợi (3,3%), nguồn giống tốt (20%). Do đặc
tính mỗi tỉnh khác nhau nên ở mỗi mô hình có những thuận lợi khác nhau.
3.4.2 Khó khăn
Bảng 8: Khó khăn của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở 2 tỉnh
Diễn giải
Sóc Trăng
Bạc Liêu
(n=30)
(n=30)
Nguồn nước ô nhiễm
36,7
6,7
Chất lượng thức ăn kém
13,3

10,0
Thiếu vốn
20,0
26,7
Dịch bệnh
56,7
70,0
Thời tiết thất thường
26,7
30
Kỹ thuật nuôi còn hạn chế
3,3
13,3
Tình trạng tôm tặc
6,7
Giá cả chưa ổn định
6,7
3,3
Chưa có điện dành cho hộ nuôi tôm
3,3
10,0
Khó khăn lớn nhất hiện nay của các hộ nuôi TTCT ở Bạc Liêu và Sóc Trăng là dịch bệnh ngày
càng tăng lần lượt chiếm đến 56,7% và 70% điển hình như hội chứng chết sớm, bệnh phân trắng
và bệnh đốm trắng. Tình hình thời tiết diễn biến thất thường chiếm 30% ở các hộ nuôi ở Bạc Liêu
và 26,7% ở các hộ nuôi TTCT ở Sóc Trăng, làm cho môi trường ao nuôi biến động lớn khó nắm
bắt tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, tình trạng nguồn nước ô nhiễm (Sóc Trăng chiếm 36,7% cao
gấp 5 lần ở Bạc Liêu) đã gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh
như hiện nay. Thêm và đó, một số hộ chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi ( Bạc Liêu chiếm 13,3%;
Sóc Trăng chiếm 3,3%) dẫn đến làm ăn thua lỗ không xoay vòng vốn để tái sản xuất được (Bạc
Liêu chiếm 26,7%; Sóc Trăng chiếm 20%).

3.4.3 Giải pháp
Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở Sóc Trăng và Bạc Liêu, ta
cần có một số giải pháp sau:
- Chọn nguồn tôm giống tốt và nuôi với mật độ hợp lý, thực hiện thả giống theo lịch thời vụ để
hạn chế dịch bệnh. Đồng thời, xây dựng hệ thống xử lý nước cấp vào và nước thải ra nhằm hạn
chế dịch bệnh lây lan.
- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho hộ nuôi TTCT để phát triển nghề NNTS ở địa phương.
- Tham gia các lớp tập huấn về kiến thức nuôi tôm bền vững như kỹ thuật nuôi, kỹ thuật chăm
sóc và quản lý.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của người nuôi như mở rộng mạng lưới điện đến các địa
phương trong và ngoài tỉnh, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu
đầu vào và tôm thành phẩm.
- Ký hợp đồng với người mua thỏa thuận giá cả giảm thiệt hại khắc phục tình trạng giá cả biến động.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Mô hình nuôi TTCT có hệ số tiêu hao thức ăn (FCR) ở Sóc Trăng là 1,18±0,14 thấp hơn ở Bạc
11


Liêu (1,29±0,16) và đạt năng suất trung bình là 5,14±2,45 tấn/ha/vụ và ở Sóc Trăng là 4,78±2,89
tấn/ha/vụ với tổng chi phí đầu tư ở Bạc Liêu là 442,86 tr.đ/ha/vụ thấp hơn ở Sóc Trăng là 109,79
tr.đ/ha/vụ nên thu về lợi nhuận khoảng 280,05 tr.đ/ha/vụ cao hơn ở Sóc Trăng là 73,43
tr.đ/ha/vụ.
- Trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân thì các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật như
lượng lao động, lượng con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc, chi phí nhiên liệu đóng góp tích cực
một cách đáng kể vào mức độ hiệu quả của nông dân tham gia sản xuất tôm ở vùng nghiên cứu.
- Mức hiệu quả kỹ thuật đạt được của mô hình nuôi TTCT TC và BTC ở hai tỉnh khá cao, ở Sóc
Trăng trung bình là 71,06% thấp hơn ở Bạc Liêu trung bình là 73,63% do ở Sóc Trăng có đến
23,33% số hộ có mức hiệu quả kỹ thuật nhỏ hơn 50% cao hơn Bạc Liêu 20%. Với mức hiệu quả
có thể đạt được của mô hình, phần lớn các hộ nuôi TTCT TC và BTC ở 2 tỉnh có thể đạt được

mức năng suất tối đa nếu họ biết tận dụng hết những yếu tố đầu vào.
- Những yếu tố tác động tích cực có ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân bao gồm:
mật độ thả giống, diện tích mặt nước thả nuôi, ghi chép thông tin hàng ngày và vị trí địa lý thực
hiện mô hình.
- Qua kết quả cho thấy nghề nuôi TTCT cũng gặp một số khó khăn chủ yếu như dịch bệnh, môi
trường nước bị ô nhiễm, thời tiết diễn biến thất thường, kinh nghiệm nuôi còn hạn chế và thiếu
vốn sản xuất.
4.2 Đề xuất
- Mật độ thả giống hợp lý theo mật độ khuyến cáo ở địa bàn 2 tỉnh.
- Các hộ nuôi TTCT với qui mô diện tích mặt nước hợp lý tránh nuôi với diện tích quá lớn gây
nhiều khó khăn trong quản lý và kiểm soát.
- Khuyến khích thực hiện công tác ghi chép thông tin hàng ngày trong quá trình nuôi nhằm kiểm
soát và điều chỉnh các lượng đầu vào hợp lý mang lại hiệu quả cho người nuôi.
- Tổ chức chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ thuật nuôi TTCT.
- Phân công cán bộ thủy sản bàm sát địa bàn, chỉ đạo sát thực tế, giúp bà con quản lý tốt môi trường ao nuôi, bảo vệ diện tích đang nuôi và diện tích thả mới, hướng dẫn thực hiện việc phòng
chống dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aigner, D., C. Lovell and P. Schmidt, 1977. Formulation and Estimation of Stochastic Frontier
Production Function Models. Journal of Econometrics, 6: 21-37.
Đặng Hoàng Xuân Huy và Trần Văn Thắng, 2013. Phân tích hiệu quả chi phí cho các hộ nuôi
tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa Học 2013. Số 26D. Trang 4446. Trường Đại Học Cần Thơ.
Lê Phương Huệ, 2011. So sánh một số chỉ tiêu tài chính – kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú
thâm canh và mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại Học. Đại học Cần
Thơ.

12


Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Huyền, 2006. Tác động
về mặt xã hội của các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển ĐBSCL. Tạp chí nghiên cứu

khoa học 2006. Trang 220-234. Trường Đại Học Cần Thơ
Meeusen, W. and J.Van den Broeck, 1997. Efficiency Estimation Of Cobb-Douglas
Production Functions With Composed Errors, International Economic Review, vol.18(2), pp.435444.
Esmart A. Begum, Mohammad I. Hossain and Evangels Papanagiotou,2013. Technical
Efficiency of Shrimp Farming in Bangladesh: An Application of the Stochastic Production Frontier
Approach. Journal of the World Aquaculture Society, vol.44, Issue 5, pp 641-654.
Ngô Thế Trường, 2009. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm
canh tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở tỉnh Kiên Giang. Luận
văn Đại Học. Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm
sú và tôm chân trắng ở Bến Tre. Tạp chí Thương Mại Thủy Sản.
Nguyễn Thị Kim Thoa, 2011. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi
thâm canh tôm sú (penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở tỉnh Bến Tre.
Luận văn Đại Học. Đại Học Cần Thơ.
Nguyen Thi Quynh Chi and Mitsuyasu Yabe, 2014. Shirmp Poly-Culture Development and
Local Livelihoods in Tam Giang – Cau Hai Lagoon, Vietnam. Journal of Agricultural Science Vol. 6,
No. 2, 2014.
Bhattacharya Poulomi, 2008. Technical efficiency of shrimp framing: A comparative analysis
of traditional and scientific shrimp framing in West Bengal. Working paper, 2008.
Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động 9 tháng đầu năm và kế hoạch 3
tháng cuối năm 2014.
Sở NN&PTNT Sóc Trăng, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6
tháng cuối năm 2014.
Trần Ngọc Tùng, 2010. So sánh hiệu quả nuôi TTCT và nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện
Vĩnh Châu-Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Cần Thơ.
Trần Việt Hùng, 2010. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở huyện Giá
Rai tỉnh Bạc Liêu năm 2009 và đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn. Luận Văn Đại Học. Đại Học
Cần Thơ.
Võ Trường Giang, 2013. So sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm
canh tôm sú với tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu. Luận văn Đại Học. Đại học Cần Thơ.


13


14


15



×