Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

đánh giá hiện trạng nuôi lươn (monopterus albus) trong bể ở huyện vĩnh thạnh, thốt nốt thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.85 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG TRẦN ĐÔNG AN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI LƯƠN (Monopterus albus)
TRONG BỂ Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, THỐT NỐT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG TRẦN ĐÔNG AN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI LƯƠN (Monopterus albus)
TRONG BỂ Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, THỐT NỐT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S. BÙI MINH TÂM

2014




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI LƯƠN (Monopterus albus)
TRONG BỂ Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, THỐT NỐT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Dương Trần Đông An(1) và Bùi Minh Tâm(1)

ABSTRACT:
Swamp eel (Monopterus albus) culture is one of the most developing aquaculture systems in Thot
Not and Vinh Thanh districts of Can Tho city. In order to evaluate technical and economic
aspects and to identify advantages and disadvantages of Monopterus albus farming system,
research was conducted from August 2014 to December 2014 through interviewing 30
households. Results showed that the average culture area for each household was 170 m2 and
the average pond area was 43,0 m2/pond. Average sizes of the eel breeding was 48,1 tail/m2
sourced from southwestern provinces were stocked at density of 121 tail/m2. Eel were mainly fed
fresh food and pellet feed. After 240 days of culture, Eel were harvested with everage survival
rate of 45,8%, average yield of 10,4 kg/m2/crop, body weight of 5 individuals/kg. In addition,
with production cost of 736 thousands VND/ m2/crop, gross income of 1,24 million
VND/ha/crop, net income was rather high of 501 thousands VND/ha/crop and benefit per cost
ratio was 0,690. Some major difficulties were found from this system such as high feed cost, eel
disease, low survival rates, high seed price.
Key words: Monopterus albus, eel, eel farming in tanks, Can Tho.
Title: Status of swamp eel (Monoterus albus) farming in tanks cover by plastic in Thot Not and
Vinh Thanh districts – Can Tho city.
TÓM TẮT
Nuôi lươn là một trong những mô hình nuôi thủy sản đã và đang phát triển ở huyện Thốt Nốt,
Vĩnh Thạnh, Tp.Cần Thơ. Nhằm phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống
nuôi, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này, nghiên cứu này được thực
hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 thông qua phỏng vấn 30 hộ nuôi lươn. Kết quả cho thấy
các hộ nuôi có diện tích nuôi lươn trung bình là 170 m2/hộ và diện tích bể nuôi trung bình là

43,0 m2/bể. Lươn giống có kích cỡ trung bình 48,1 con/kg, có nguồn gốc từ ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ và được thả nuôi với mật độ 121 con/m2. Lươn được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn tươi
sống trộn với thức ăn công nghiệp (thức ăn viên của cá). Sau thời gian nuôi 240 ngày, lươn được
thu hoạch với tỉ lệ sống trung bình đạt 45,8%, kích cỡ lươn thu hoạch đạt 5 con/kg và năng suất
trung bình đạt 10,4 kg/m2/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất trung bình là 736 nghìn
đồng/m2/vụ, tổng doanh thu đạt 1,24 triệu đồng/m2/vụ và lợi nhuận bình quân khá cao là 501
nghìn đồng/m2/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 0,690 lần. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó
khăn lớn như chi phí thức ăn tăng cao, dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp và giá con giống cao.
Từ khóa: Monopterus albus, lươn, nuôi lươn trong bể, Cần Thơ.
: Bộ môn Nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ.

(1)

1


1 GIỚI THIỆU
Ngành thủy sản từ lâu đã là một ngành nghề kinh tế mũi nhọn, đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc gia. Thủy sản vừa góp phần đem nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước vừa
góp phần đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng
cuộc sống và cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu của con người . Năm 2013, xuất khẩu thủy
sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10% (Bộ Tài chính, 2014), cả nước đã thả nuôi 1,22 triệu ha với sản
lượng 3,5 triệu tấn (tăng 7% so với năm 2012) (Tổng cục Thủy sản, 2014). Đồng bằng Sông Cửu
Long là vùng đất phù sa màu mỡ có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn là vùng nuôi
trồng thủy sản (NTTS) lớn của cả nước đạt 795.000 ha năm 2013.
Cần Thơ là thành phố phát triển về thủy sản, sản lượng khai thác và diện tích nuôi trồng luôn
chiếm tỷ trọng cao trng khu vực. Diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố trong 7 tháng đầu năm
nay đạt 8.100 ha, bằng 62,3% kế hoạch năm và tăng 1,19% so cùng kỳ năm 2013, sản lượng thu
hoạch 77.320 tấn, tăng 7,73% ( Sở NN và PTNT Cần Thơ).Thời gian gần đây, nhiều hộ dân chăn
nuôi heo, cá điêu hồng, cá tra,… đang “điêu đứng”, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng

này, nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề về giá, với giá cá bán thấp hơn so với giá thành sản xuất.
Trong khi đó, mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt vẫn đang từng bước phát triển bởi kỹ thuật nuôi
đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao. Ở huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ, mô
hình này ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chổ cho người lao động
nông thôn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần
Thơ ,2012). Riêng ở xã Vĩnh Trinh, (Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ) có trên 100 hộ nuôi lươn tập
trung ở các ấp Vĩnh Long, Vĩnh Quy và Vĩnh Phụng. Mỗi hộ có diện tích bồn nuôi từ vài chục
đến 500m2.
Tuy nhiên, với kiểu nuôi này đã bộc lộ những mặt hạn chế nhất định như khó quản lý về số
lượng lươn nuôi, thức ăn dư thừa, dịch bệnh và tỷ lệ hao hụt cao,… Đồng thời việc đầu tư một
lượng đất nuôi khá lớn vào bể nuôi góp phần làm gia tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả
kinh tế mang lại. Nghiên cứu để mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời tối thiểu hóa chi
phí đó là vấn đề quan trong hiện nay của các hộ nuôi lươn. Chính vì lý do này nên đề tài “ Đánh
giá hiện trạng nuôi lươn trong bể ở huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt – Cần Thơ” được thực
hiện nhằm khảo sát và phân tích hiệu quả tài chính, làm rõ những mặt thuận lợi, khó khăn của
mô hình nuôi lươn trong bể ở huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt – Cần Thơ. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Đề tài dự kiến sẽ được thực hiện từ tháng 8 – 12/2014
Địa điểm thực hiện: Số liệu sẽ được thu nhập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lựa
chọn thuận lợi các hộ nuôi lươn trong bể tại huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ.

2


Hình 1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ
(Nguồn: )
2.2 Phương pháp thu số liệu
2.2.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Phòng Nông nghiệp. Tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp đại học và cao học.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi lươn ở Vĩnh
Thạnh, Thốt Nốt-Cần Thơ, thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
-

Huyện Vĩnh Thạnh: ấp Vĩnh Quy, Vĩnh Phụng, Vĩnh Long, xã Vĩnh Trinh.
Huyện Thốt Nốt: Phường Trung Kiên, Phường Thuận An, Phường Tân Hưng.

Những nội dung chính của bản phỏng vấn:
* Thông tin về chủ nuôi:
Địa chỉ, họ tên chủ hộ, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm nuôi cá, mô hình
nuôi chính.
* Kỹ thuật:
Tổng diện tích – cấu trúc; giá thể bạt – nylon; thời gian chuẩn bị - cải tạo bể nuôi;mật độ thả
nuôi; thức ăn các loại; phòng trị bệnh; chế độ thay nước; số lần thu hoạch/vụ; kích cỡ bình quân
khi thu hoạch; tổng sản lượng khi thu hoạch/vụ.
* Tài chính:
3


Chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng doanh thu.
2.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Các số liệu phỏng vấn được kiểm tra, mã hóa và nhập vào máy tính. Phần mềm Excel và
SPSS được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Các số liệu được thể hiện thống kê mô tả: tần
suất xuất hiện, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, tỉ lệ phần trăm, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất ...
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên những công thức sau:
-


Tổng thu nhập = tổng số tiền bán sản phẩm

-

Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định

-

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

-

Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí

- Phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và lợi nhuận.
- Phương pháp phân tích SWOT đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách
thức của mô hình.
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về nông hộ mô hình nuôi lươn ở huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt - Cần
Thơ.
Tuổi trung bình của người nuôi lươn là 41 tuổi, tập trung ở độ tuổi trung niên. Qua kết quả khảo
sát cho thấy 90% hoạt động nuôi lươn do nam giới phụ trách vì tính chất của công việc phần lớn
là công việc nặng . Nữ giới thường chỉ đảm trách việc chăm sóc, quản lý lươn. Số lao động trung
bình trong gia đình là 4-5 người/hộ, trong đó số lao động tham gia mô hình trung bình là 1-2
người/hộ. Số năm kinh nghiệm của người nuôi lươn trung bình là 9 năm. Hộ có kinh nghiệm lâu
năm nhất là 20 năm và ít nhất là 3 năm. Những hộ có kinh nghiệm lâu năm sẽ có nhiều lợi thế
hơn vì họ đã thành thạo trong việc chăm sóc lươn, phòng ngừa dịch bệnh ở lươn, chế độ thay
nước và khẩu phần ăn hợp lý nên hiệu quả đạt được của mô hình sẽ đạt hơn hiệu quả so với
những hộ ít kinh nghiệm.

Bảng 1: Thông tin về tuổi, số lao động tham gia mô hình, số năm kinh nghiệm
Phổ biến

Khoảng biến động

Tuổi của chủ hộ nuôi lươn (tuổi)

41

27-65

Tổng số lao động trong gia đình (người/hộ)

4-5

3-9

Số lao động tham gia mô hình (người/hộ)

1-2

1-6

9

3-20

Nội dung

Số năm kinh nghiệm (năm)

4


Các hộ nuôi lươn ở Cần Thơ chỉ sử dụng lao động gia đình để tham gia nuôi và quản lý. Số lao
động thuê mướn hầu như không có.
Bảng 2: Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Tần suất

Tỉ lệ (%)

Tiểu học

10

33.3

Trung học

17

56.7

Phổ thông

3

10.0


Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật để ứng dụng trong sản xuất,
đồng thời trình độ học vấn của người lao động cũng quyết định đến việc tăng thu nhập, giảm chi
phí cho mô hình nuôi.
Về trình độ học vấn của người nuôi lươn cho thấy học vấn của chủ hộ tương đối thấp. Số chủ hộ
có trình độ tiểu học đạt 33.3%, trình độ trung học chiếm tỉ lệ cao nhất (56,7%), trình độ phổ
thông đạt 10,0%. Trong khu vực khảo sát, không có chủ hộ nào ở trình độ mù chữ nhưng cũng
không có trình độ đại học. Trình độ học vấn của người nuôi lươn tương đối thấp nên việc tiếp thu
và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình nuôi còn thiếu. Tuy nhiên do tích góp kinh nghiệm
qua nhiều năm nuôi nên đa số nông hộ vẫn kiểm soát khá tốt mô hình nuôi lươn.
3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi lươn huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt - Cần Thơ.
Lươn là loài thủy sản nuôi đã phổ biến và phát triển ở các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh,..Tp.
Cần Thơ trong nhiều năm gần đây. Kết cấu hệ thống ao nuôi được trình bày ở Bảng 4. Diện tích
trung bình của hộ là 170 m2. Ao nuôi lươn ở huyện Thốt Nốt có diện tích trung bình 43,03
m2/bể, nhỏ nhất là 15m2 và lớn nhất là 64 m2. Phần lớn các hộ sử dụng diện tích đất trống quanh
nhà để nuôi lươn. Số bể nuôi trung bình của mỗi hộ là 4,07 bể/hộ, hộ có số bể nhiều nhất là 10 bể
và nhỏ nhất là 2 bể.
Bảng 3: Kết cấu hệ thống ao nuôi lươn.
Nội dung

Giá trị

Tổng diện tích của hộ (m2/hộ)

170±96,2

Diện tích trung bình 1 bể nuôi (m2/bể)

43,0±12,8

Số lượng bể nuôi của hộ (bể/hộ)


4,07±1,98

Các biện pháp kỹ thuật trong thả giống, chăm sóc lươn nuôi được trình bày ở Bảng 4. Lươn có
thể thả nuôi quanh năm. Tùy thuộc vào nguồn cung cấp giống, nhưng tập trung nhiều là vào
tháng 4 và tháng 9 theo lịch thời vụ. Số vụ nuôi trung bình của hộ nuôi lươn là 1,22 vụ/năm.
Mô hình nuôi lươn ở Cần Thơ được thả nuôi với mật độ trung bình 121,31 con/m2. Kết quả này
lớn hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Toàn (2014) là 83,5 con/m2. Nguồn gốc con giống lươn
chủ yếu trong tự nhiên, được nông dân thu thập từ việc đặt ống trum quanh vùng hoặc thương lái
mua về từ các tỉnh lân cận thuộc Đồng bằng sông Cửu Long bán lại cho người nuôi . Giá con

5


giống lươn tương đối cao, trung bình 66,7 nghìn đồng/kg. Qua khảo sát, có rất ít hộ tham gia sản
xuất con giống nhân tạo (6,70%). Con giống thả nuôi có kích cỡ từ 45-50 con/kg.
Tỉ lệ sống trung bình của lươn ở mức trung bình (45,8%). tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với
nghiên cứu của Trần Văn Toàn (2014) là 73,6%. Đa số các hộ dân đánh giá chất lượng con giống
bằng mắt nên chất lượng đạt ở mức trung bình. Có đến 100% hộ nuôi đánh giá chất lượng con
giống lươn là trung bình và khá tốt. Qua đó cho thấy chất lượng con giống lươn tương đối đáp
ứng cho người nuôi.
Chế độ thay nước của mô hình nuôi lươn khá đều đặn, mỗi ngày thay nước một lần. Sở dĩ mô
hình nuôi lươn cần thay nước mỗi ngày là vì thức ăn của lươn là hỗn hợp thức ăn tươi sống và
thức ăn công nghiệp, trong quá trình lươn ăn thừa sẽ lắng đọng dưới đáy bể và vướng trên các
mô đất, nếu không thay nước thường xuyên bể sẽ dơ khiến lươn bị bệnh và giảm sức ăn . Thời
gian thay nước từ khoảng 4-5h chiều mỗi ngày, sau khi xã nước bẩn sẽ bơm vào đúng bằng mực
nước nuôi tiêu chuẩn. Lượng nước thay hằng ngày là 100%.
Thức ăn sử dụng cho lươn là hỗn hợp giữa thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp, mỗi ngày
cho ăn trung bình là 1 lần. Thức ăn được xay nhuyễn, sau đó vo lại thành khối cho có độ kết dính
rồi để ở góc bể hoăc khoét một lỗ trong mô đất rồi để thức ăn vào. Lượng thức ăn phụ thuộc vào

thời gian nuôi và tốc độ tăng trưởng của con giống. Tỷ trọng giữa lượng thức ăn với trọng lượng
lươn trong bể trung bình là 0,26%.
Lươn được thả nuôi đạt trọng lượng trung bình 45-50 con/kg và năng suất trung bình là 435,7
kg/bể. Năng suất nuôi lươn khá cao vì nghề nuôi lươn đã phát triển lâu năm, người dân có kinh
nghiệm nhiều, nắm được những cách phòng trị bệnh thông thường của lươn mặc dù tỷ lệ sống
của lươn khá thấp.
Bảng 4: Chăm sóc, quản lý của mô hình nuôi lươn.
Nội dung

Giá trị

Thời gian nuôi (số tháng/vụ)

7,70±0,47

Số vụ nuôi (vụ/năm)

1,22±0,135

2

Mật độ thả (con/m )

121±23,6

Giá giống bình quân ( nghìn đồng/kg)

66,7±7,35

Kích cỡ con giống thả (con/kg)


48,1±3,70

Kích cỡ thu hoạch (gr/con)

229±29,4

Tỉ lệ sống (%)

45,8±7,44

Năng suất (kg/m2/vụ)

10,4±1,58

Tỉ lệ hộ có tham gia ương giống (%)

6,72

Lượng nước thay (%/lần)

100

Lượng thức ăn (kg/m2/vụ)

71,2±11,7

3.3 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi lươn.
Chi phí đầu tư cho mô hình trung bình là 63,2 nghìn đồng/m2, chủ yếu là chi phí cho xây dựng
bể, bạt và hệ thống cấp thoát nước.

6


Đối với mô hình nuôi lươn thì ba chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất trong chi phí biến đổi đó là chi phí
thức ăn (60,4%), chi phí mua lươn giống (25,1%) và chi phí đất nuôi (12,2%). Cơ cấu chi phí
biến đổi trình bày ở Hình 1.
Chi phí thức ăn trung bình của hộ nuôi lươn là 407 nghìn đồng/m2/vụ, tiếp theo là con giống (169
nghìn đồng/m2/vụ). Hiện nay giống lươn có trên các tỉnh thuộc ĐBSCL, phổ biến nhất là giống
lươn ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang.

Giá thể đất 12,2%
Nguyên liệu, nhiên liệu
1,16%
Thuốc, hóa chất
1,14%

Con giống
25,1%

Thức ăn
60,4%

Hình 3: Cơ cấu chi phí biến đổi

Lươn là loài có giá trị cao, giá bán bán biến động từ 115.000 đồng/kg đến 125.000 đồng/kg. Đối
với vụ xuân (thả giống vào tháng 4), giá của lươn thương phẩm có thể đạt đến mức từ 145.000155.000 đồng/kg, kết quả cho thấy có 100% hộ nuôi có lãi trong mô hình nuôi lươn. Đặc biệt, có
hộ lãi gấp đôi sau khi trừ đi phần chi phí bỏ ra. Bảng 6 cho thấy, với năng suất và giá lươn
thương phẩm cao, tổng doanh thu trung bình của mô hình chưa cao (1,24 triệu đồng/m2/vụ).
Tổng chi phí cho mô hình là 736 nghìn đồng/m2/vụ nên lợi nhuận của mô hình đạt được là 501
nghìn đồng/m2/vụ, tỉ suất lợi nhuận đạt 0,690 lần, tuy nhiên đa số nông dân đều khá hài lòng với

năng suất này. Giá thành của lươn đạt trung bình 119 nghìn đồng/kg. Kết quả này thấp hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Dũng (2013), tổng thu nhập trung bình là 8,90 triệu
đồng/10m2/vụ, tổng chi phí là 3,44 triệu đồng/10m2/vụ và lợi nhuận đạt 5,46 triệu đồng/10m2/vụ,
tỷ suất lợi nhuận đạt 1,76 lần.
Qua kết quả khảo sát, 100% các hộ nuôi lươn đều chọn cách bán lươn cho các thương lái ở trong
và ngoài địa phương. Việc bán cho thương lái có nhiều thuận lợi như thương lái chịu trách nhiệm
thu hoạch lươn và việc thanh toán bằng tiền mặt cũng dễ dàng. Mô hình nuôi lươn có thời gian
nuôi khá dài, tỉ suất lợi nhuận ở mức an toàn nên cần đầu tư phát triển mô hình này rộng rãi hơn,
nhằm tạo công ăn việc làm cho nông dân nhàn rỗi góp phần đa dạng hóa loài nuôi, phát triển
ngành thủy sản.

7


Bảng 5: Hiệu quả tài chính của mô hình lươn.
Nội dung

Giá trị

Tổng doanh thu (nghìn đồng/m2/vụ)

1.237±190

Tổng chi phí (nghìn đồng/m2/vụ)

736±98,8

Lợi nhuận (nghìn đồng/m2/vụ)

501±150


Tỉ suất lợi nhuận (lần)

0,690±0,210

Tỉ lệ số hộ có lãi (%)

100

Giá thành (nghìn đồng/kg)

119±2,17

3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình
Bảng 6: Yếu tố tỷ lệ sống ảnh hưởng đến năng suất.
Diễn giải

B

Std.Error

t

Hằng số

6.241581633

1.687909809

3.697817028


Tỷ lệ sống

0.090081942

0.036367177

2.477012244

R=0.423959576; R2=0.179741722; Adjusted R2= 0.150446783;Sig F=0.019554062.
Phương trình hồi quy: Y=6,24+0,09x (với Sig F<0,05). Yếu tố tỷ lệ sống có mối tương quan
thuận với năng suất. Khi tỷ lệ sống tăng lên 1% thì năng suất có xu hướng tăng lên 0,09%.
Bảng 7: Yếu tố tỷ lệ sống ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Diễn giải

B

Std.Error

t

Hằng số

0.273407301

0.268768299

1.017260226

Tỷ lệ sống


0.012599532

0.005790798

2.175785257

R= 0.380291147; R2= 0.144621357; Adjusted R2= 0.114072119;Sig F= 0.038167789.
Phương trình hồi quy: Y=0,273+0,013x (với Sig F<0,05). Yếu tố tỷ lệ sống có mối tương quan
thuận với tỷ suất lợi nhuận. Khi tỷ lệ sống tăng lên 1% thì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng lên
0,013%.
Bảng 8: Yếu tố mật độ nuôi ảnh hưởng đến năng suất.
Diễn giải

B

Std.Error

t

Hằng số

7.193308014

1.4388

4.999520065

8



Mật độ nuôi

0.026188501

0.011649

2.248123935

R= 0.391027981; R2= 0.152902882; Adjusted R2= 0.122649414;Sig F= 0.032627.
Phương trình hồi quy: Y=7,19+0,026x (với Sig F<0,05). Yếu tố mật độ nuôi có mối tương quan
thuận với năng suất. Khi tỷ lệ sống tăng lên 1% thì năng suất có xu hướng tăng lên 0,026%.
Bảng 9: Yếu tố lượng thức ăn TB ảnh hưởng đến năng suất.
Diễn giải

B

Std.Error

t

Hằng số

3.59290778

1.246386

2.8826614

Lượng thức ăn


0.096281377

0.017469

5.5115198

R= 0.721358315; R2= 0.520357819; Adjusted R2= 0.503227741;Sig F= 0.0000068655
Phương trình hồi quy: Y=3,59+0,096x (với Sig F<0,05). Yếu tố lượng thức ăn trung bình có mối
tương quan thuận với năng suất. Khi tỷ lượng thức ăn TB tăng lên 1% thì năng suất có xu hướng
tăng lên 0,096%.
3.5 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi lươn ở Thành phố Cần Thơ.
Bảng 10: Những thuận lợi của mô hình nuôi lươn đồng.
Điểm

Xếp hạng

Nguồn thức ăn đa dạng có nhiều trong tự nhiên

30

1

Mô hình dễ nuôi

30

1

Tận dụng lao động sẵn có trong gia đình


28

3

Không tốn nhiều thời gian quản lý

16

4

Thị trường đầu ra ổn định

15

5

Nội dung

Bảng 11: Những khó khăn của mô hình nuôi lươn đồng
Điểm

Xếp hạng

Chưa chủ động được nguồn con giống

28

1


Chưa có thuốc đặc trị bệnh

25

2

Nguồn nước bị ô nhiễm

15

3

Thiếu vốn

8

4

Nội dung

9


- Phân tích ma trận SWOT
Các cơ hội (O)
OPPORTUNITIES
O1: Điều kiện tự nhiên thuận
lợi.

SWOT


Các mối đe dọa (T)
THREATS
T1: Giá giống, thức ăn,
nhiên liệu tăng.

O2: Có chính sách hỗ trợ cho
kĩ thuật nuôi.

T2: Ngân hàng hạn chế cho
vay vốn để sản xuât thủy
sản.

O3: Chính sách thương mại từ
các tổ chức TS.

T3: Thời tiết biến đổi.
T4: Giá sản phẩm biến
động.
CHIẾN LƯỢC ST

Các điểm mạnh (S)
STRENGTHS
S2: Có sẵn thị trường đầu ra.
S3: Sản phẩm là mặt hàng chủ
lực.
S4: Nguồn giống tự nhiên, mô
hình dễ thực hiện.
S5: Ít cần tuân thủ yêu cầu sản
xuất trong quá trình nuôi.


CHIẾN LƯỢC SO
- Tham gia tập huấn học hỏi
thêm các kĩ thuật nuôi nhằm
tăng hiệu quả mô hình.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm đầu ra.
-Rút ngắn tối đa thời gian
nuôi nhưng không làm giảm
hiệu quả kinh tế.

Các điểm yếu (W)
WEAKNESSES

CHIẾN LƯỢC WO

W1: Khó khăn về vốn sản xuất.

- Chính quyền và ngân hàng
hỗ trợ vay vốn với mức ưu
đãi để sản xuất.

W2: Chưa chủ động được
nguồn lươn giống.
W3: Chưa có thuốc đặc trị
bệnh, chỉ phòng ngừa.

-Nghiên cứu, thử nghiệm mô
hình nuôi mới.


-Ký hợp đồng thương mại để
W4: Chưa xuất khẩu được ra thị xuất khẩu sản phẩm ra thị
trường nước ngoài.
trường ngoài nước.

- Áp dụng những quy định
và quản lý để hỗ trợ về mặt
tài chính.
- Tham gia các lớp tập huấn
để nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường, có biện pháp
ứng phó biến đổi khí hậu.
-Quản lý nguồn nước, hạn
chế ô nhiễm môi trường
=> Xây dựng đường nước
thải hoặc xây dựng ao lắng
nước thải.
CHIẾN LƯỢC WT
-Kiểm soát giá cả của sản
phẩm đầu ra bằng các hợp
đồng tương lai.
-Ổn định giá cả đầu vào:
thức ăn, con giống.
-Lựa chọn mùa vụ, mật độ
nuôi thích hơp nhằm hạn
chế rủi ro thấp nhất về sản
lượng.

Kết quả khảo sát mô hình nuôi lươn trong bể ở Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt cho thấy, mô hình nuôi
lươn vẫn đang phát triển và là thu nhập chính cho nhiều hộ dân do những thuận lợi chủ yếu như:

10


có kinh nghiệm nuôi, chủ động được nguồn giống từ tự nhiên và có thị trường cung ứng nội địa
mạnh mẽ. Kỹ thuật nuôi khá đơn giản nhưng cũng đem lại hiệu quả, lươn thương phẩm có giá trị
kinh tế cao và được thị trường ưu chuộng nên việc tiêu thụ dễ dàng, tận dụng được nguồn lao
động gia đình.
Tuy nhiên, song song đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây khó khăn cho nhiều hộ nuôi lươn:
Giá giống, thức ăn tăng, chi phí cho nhiên liệu ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hộ,
nhiều hộ có hoàn cảnh nghèo nhưng không được vay vốn để nuôi lươn, khó khăn về mặt tài
chính. Thời gian gần đây, do sự thay đổi thời tiết bất thường nên ảnh hưởng ít nhiều đến chất
lượng và năng suất lươn thương phẩm. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi bị thương lái ép giá ảnh
hưởng nhiều đến thu nhập của nhiều hộ dân.
Để phát triển mô hình nuôi lươn một cách lâu dài cần có những biện pháp thực tế, mang tính khả
thi cao: Ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ hộ nuôi vay vốn với mức vay ưu đãi. Hỗ trợ giá thức
ăn, nhiên liệu cho hộ nuôi, địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo, chuyển giao
mô hình ương lươn giống bán nhân tạo nhằm giúp hộ nuôi tích lũy các thông tin cần thiết về kĩ
thuật nuôi cũng như giới thiệu nguồn con giống chất lượng đạt tỉ lệ sống cao.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
-

Các hộ nuôi có diện tích nuôi lươn trung bình là 169 m2/hộ và diện tích bể nuôi trung
bình là 43,0 m2/bể.

-

Lươn giống thả nuôi có kích cỡ trung bình 48,1con/kg, có nguồn gốc ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long và được thả nuôi với mật độ 121 con/m2.


-

Lươn được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn tươi sống trộn với thức ăn công nghiệp (thức ăn
cá), sau thời gian nuôi 240 ngày, lươn thu hoạch đạt 229gr/con, năng suất trung bình đạt
10,4 kg/m2/vụ, tỉ lệ sống 45,8% .

-

Với chi phí sản xuất trung bình là 736 nghìn đồng/m2/vụ, tổng doanh thu đạt 1,237 triệu
đồng/m2/vụ và lợi nhuận bình quân đạt khá cao là 501 nghìn đồng/m2/vụ với tỉ suất lợi
nhuận đạt 0,690 lần.

-

Trong điều kiện hiện tại của mô hình nuôi lươn ở Cần Thơ, nuôi với mật độ 125-170
con/m2, lượng thức ăn 60-90kg/m2/vụ và tỷ lệ sống đạt từ 40-60% cho năng suất và hiệu
quả tốt. Để tiếp tục nâng cao năng suất và lợi nhuận, cần đầu tư đồng bộ hơn về kỹ thuật
nuôi và chi phí cho mô hình.

4.2 Đề xuất
-

Hỗ trợ các hộ nuôi, các tổ hợp tác ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp thức
ăn, giống, thuốc để giảm chi phí trong sản xuất.

-

Nghiên cứu, thử nghiệm nuôi con giống bán nhân tạo để cải thiện tình trạng hao hụt cao
trong quá trình nuôi.


-

Hộ dân cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật nuôi lươn.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Tấn Lộc, 2005. Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao.
truy
cập ngày 30/11/2014.
2. Nguyễn Huỳnh Dũng, 2013. Phân tích khía cạnh kĩ thuật và tài chính của mô hình nuôi
lươn trong bể lót bạt ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh
tế thủy sản. Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Tổng cục thống kê, 2012. Số liệu thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp va Thủy sản.
truy cập ngày 8/11/2014.
4. Trần Văn Toàn, 2014. Phân tích hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính các mô hình
nuôi thủy sản trên bể ở vùng Tứ giác Long Xuyên, Luận Văn Cao Học, Trường Đại Học
Cần Thơ.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Cần Thơ: Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn
trong bể lót bạt. truy cập ngày 30/11/2014.

12



×