Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình lúa tôm càng xanh luân canh ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.44 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN HOÀNG TƯỜNG VY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH LÚA-TÔM CÀNG XANH LUÂN CANH Ở HUYỆN
THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN HOÀNG TƯỜNG VY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH LÚA-TÔM CÀNG XANH LUÂN CANH Ở HUYỆN
THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

Cán bộ hướng dẫn
PGs. Ts DƯƠNG NHỰT LONG
Ks PHAN HẢI ĐĂNG


2014


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH LÚA-TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium Rosenbergii)
LUÂN CANH Ở HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
Nguyễn Hoàng Tường Vy, Phan Hải Đăng và Dương Nhựt Long
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
Tóm tắt
Nhằm phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình lúa-tôm càng
xanh luân canh, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12
năm 2014 thông qua phỏng vấn 30 hộ nuôi tôm càng xanh luân canh với lúa tại địa bàn
xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích
mặt nước nuôi trung bình là 1,85 ± 1,05 ha/hộ. Nguồn giống được sử dụng là giống
nhân tạo với kích cỡ giống trung bình 91,43 ± 11,87 ngàn con/kg, có nguồn gốc phần
lớn từ ngoài tỉnh (chiếm 83,3%). Mật độ thả giống trung bình 11,66 ± 2,56 con/m2, tập
trung vào khoảng tháng 3-4. Tôm nuôi được cho ăn thức ăn viên công nghiệp kết hợp
với thức ăn tươi sống. Sau thời gian nuôi kéo dài 6 tháng, tôm được thu hoạch với tỉ lệ
sống đạt 21,39 ± 8,45%, kích cỡ tôm thu hoạch đạt 26,40 ± 5,79 con/kg và năng suất
trung bình đạt 943,32 ± 351,04 kg/ha/năm. Kết quả khảo sát cho thấy, với tổng chi phí
sản xuất là 165,88 ± 62,96 triệu đồng/ha/năm, tổng doanh thu là 215,19 ± 71,50 triệu
đồng/ha/năm mang về lợi nhuận trung bình 49,30 ± 60,83 triệu đồng/ha/năm với tỷ suất
lợi nhuận đạt 0,37 ± 0,43 lần. Tuy nhiên, mô hình luân canh lúa-TCX đang đối mặt với
nhiều khó khăn, trong đó vấn đề về con giống đang là mối quan tâm lớn nhất của người
dân.
Từ khoá: Tôm càng xanh, Macrobrachium rosenbergii, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả tài
chính.
Abstract
In order to analyze the technical aspects and financial efficiency of the alternative riceprawn farming system, this study was conducted from August 2014 to December 2014

through interviews 30 households culturing the farming system in Phu Thuan commune,
Thoai Son district of An Giang province. Results of the survey showed that the average
farming area ranged 1,85 ± 1,05 ha/households. Postlarvae artificial was stocked with
the average size of 91,43 ± 11,87 thousand PL/kg, all the farmers in the study area used
the postlarvae producted outside the province (83,3%). The average stocking density
was 11,66 ± 2,56 PL/m2, the postlarvae was stocked normally from March to April.
Prawns was fed with commercial pellet combined with fresh feed. After during 6 months
culturing days, prawns was harvested with survival rate of 21,39 ± 8,45%, final body
weight of 26,40 ± 5,79 individuals/kg and average yield of productivity was
943,32 ± 351,04 kg/ha. The result showed that the average total cost was 165,88 ± 62,96
million/ha/year and the average total income was 215,19 ± 71,50 million/ha/year which
helped to bring about 49,30 ± 60,83 million/ha/year profit with profit margin reached
0,37 ± 0,43 times. However, there are many difficulties existing in the alternative
prawn-rice farming system, one of the biggest difficulty which make concerned to the
farmers is postlavae on the farming system.
Key words: Giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii), technical efficiency,
financial efficiency.

1


Tittle: Analyzing technical and financial efficiency of the alternative rice - giant
freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) culture system in Thoai Son district, An
Giang province.
1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Tôm càng xanh (TCX) là loài thuỷ sản nước ngọt mang lại giá trị kinh tế cao cho nuôi
trồng và khai thác thuỷ sản. Với diện tích mặt nước ngọt gần 600.000 ha, Đồng bằng
sông Cửu Long là khu vực đầy tiềm năng cho việc phát triển tôm càng xanh với hệ
thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước dồi dào. Năm 2013, cả nước ta có 21 tỉnh thành

nuôi tôm càng xanh với tổng diện tích là 12.299 ha, trong đó tập trung chủ yếu tại khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long với 12.250 ha, chiếm tỷ lệ 99,6% diện tích của cả nước
và sản lượng tôm thu hoạch là 6.028 tấn. Với lợi thế phong phú về thủy vực nên các hệ
thống nuôi TCX ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất đa dạng dưới nhiều hình thức
trong đó luân canh lúa – TCX là mô hình (MH) có ưu thế phát triển nhất, mang tính bền
vững và phát huy được tiềm năng lợi nhuận do TCX mang lại. Theo Quy hoạch tổng thể
phát triển Thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đến năm 2020 Việt Nam sẽ đưa vào
nuôi khoảng 28.000 ha tôm càng xanh, sản lượng ước đạt khoảng 60.000 tấn; trong đó
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm diện tích 25.950 ha, sản lượng ước đạt 56.820 tấn.
An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào nuôi TCX luân canh trên
ruộng lúa với lợi thế về diện tích mặt nước sẵn có kết hợp với kinh nghiệm nuôi của
nhiều hộ dân. Diện tích nuôi tôm của khu vực tăng liên tục từ năm 2000 (5,5 ha) lên đến
650 ha năm 2007. Nhưng đến cuối năm 2011, diện tích nuôi TCX giảm còn khoảng 390
ha, năm 2012 là 260 ha và năm 2013 chỉ còn 158 ha (năng suất đạt 800 kg/ha) tập trung
tại huyện Thoại Sơn. Việc sụt giảm diện tích này do nhiều nguyên nhân như thiếu giống
cả về số lượng lẫn chất lượng, chi phí thức ăn cao, đầu ra không ổn định,... từ đó ảnh
hưởng đến năng suất, lợi nhuận cùng hiệu quả mà mô hình mang lại. Hệ quả của vấn đề
này là trong thời gian qua có khá nhiều hộ nuôi TCX tại địa bàn xã Phú Thuận không
còn thiết tha với mô hình nuôi TCX trong ruộng lúa luân canh và mạnh dạn chuyển đổi
diện tích nuôi tôm sang mô hình trồng lúa thâm canh tăng vụ (2-3 vụ/năm) nhằm đảm
bảo sản xuất với mức thu nhập ổn định (Trần Văn Hận, 2013). Tuy nhiên, mô hình luân
canh lúa-TCX là mô hình mang lại lợi nhuận và tính bền vững cao hơn là độc canh chỉ
TCX hay lúa. Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài
chính của mô hình lúa - tôm càng xanh luân canh ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên
ruộng lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang từ đó đề ra một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình ở địa bàn nghiên cứu.
1.3 Nội dung nghiên cứu

Phân tích khía cạnh kỹ thuật của mô hình lúa – tôm càng xanh luân canh
Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình lúa – tôm càng xanh luân canh
Phân tích những thuận lợi - khó khăn và đề xuất giải pháp cho mô hình
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi nghiên cứu:
Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

2


Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo tổng kết của Tổng cục Thuỷ sản, tổng cục
Thống kê, báo cáo của Uỷ ban Nhân dân xã Phú Thuận, các website và các nghiên cứu
khoa học có liên quan.
Số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ ở 3 ấp Hòa
Tây B, Kênh Đào và Phú Tây thuộc xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích và mã hóa.
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows và Excel để nhập và xử lý số liệu.
Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thông tin chung về nông hộ cũng như các
chỉ tiêu về kỹ thuật - tài chính của mô hình thông qua các chỉ số như giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn, tần suất, tỉ lệ phần trăm, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất,…Sau đó tiến hành so
sánh và phân tích các chỉ số để rút ra kết luận.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về nông hộ
Qua khảo sát 30 hộ tại xã Phú Thuận,Thoại Sơn, An Giang cho thấy phần lớn người dân
nuôi có độ tuổi trung bình là 46 ± 9 tuổi. Vì vậy đây là độ tuổi đa phần các chủ hộ đã

tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song song với yếu tố kỹ thuật nên có khả năng nắm bắt
những tiến bộ khoa học tốt với số năm kinh nghiệm trung bình là 10,8 ± 2,96 năm.
Trong đó hộ có kinh nghiệm cao nhất là 16 năm và ít kinh nghiệm nhất là 4 năm.
Số lao động trung bình trong gia đình của nông hộ là 4,47 ± 0,90 người, trong đó số lao
động tham gia vào mô hình trung bình là 1,83 ± 0,74 người. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy có 53,3% hộ nuôi sử dụng nguồn lao động sẵn có trong gia đình, có 46,7% số
hộ có thuê lao động để hỗ trợ quản lý, chăm sóc và vận hành ruộng nuôi tại thời điểm
nuôi tôm. Mức tiền thuê lao động trung bình từ 2,39 ± 0,62 triệu đồng/ tháng và thời
gian thuê mướn trung bình từ 6,14 ± 0,363 tháng. Bên cạnh đó, các nông hộ cũng thuê
thêm lao động thời vụ cho công tác cải tạo và thu hoạch. Ngoài khoản thu từ lúa-tôm,
một số hộ muốn tạo thêm thu nhập và tích luỹ thêm nguồn vốn nên chủ hộ còn làm
thêm một số nghề phụ. Trong 30 hộ khảo sát có 12 hộ có nghề phụ, trong đó trồng trọt
chiếm 33,3%, buôn bán chiếm 41,7% và nghề khác chiếm 25,0%.
Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn cung cấp kỹ thuật về nuôi TCX của nông hộ chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân (86,7%), tiếp đến là từ những người nông dân
khác (73,3%), các hộ nuôi còn học hỏi thêm từ các tài liệu khuyến ngư, chiếm 30,0%.
Bên cạnh đó, các lớp tập huấn do chính quyền địa phương phối hợp với tổ chức khác
thường xuyên được tổ chức để hỗ trợ thêm kỹ thuật các hộ nuôi (chiếm 20,0%). Chiếm
tỷ lệ thấp nhất là các thông tin từ truyền thông, chiếm 3,3%.
Lý do để hầu hết các nông hộ chọn và thực hiện mô hình luân canh TCX - lúa theo khảo
sát chủ yếu là do lợi nhuận cao mà mô hình mang lại (93,3%) và dễ quản lý (70,0%).
Bên cạnh đó, nông hộ còn có thể tận dụng được nguồn đất tư sẵn có (60,0%) để tạo thu

3


nhập. Những lý do khác như: theo phong trào (43,3%) và theo chủ trương quy hoạch
trong toàn tỉnh (33,3%) cũng là nguyên nhân để các nông hộ chọn MH này.
3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình lúa-tôm càng xanh luân canh ở huyện Thoại
Sơn, An Giang

3.2.1 Thông tin về ruộng nuôi
Bảng 1: Thông tin kỹ thuật ruộng nuôi
Diễn giải
Đơn vị

Lớn nhất

Nhỏ nhất

TB ± STD

Tổng diện tích mặt nước ruộng nuôi

ha

5,00

0,60

1,85 ± 1,05

Tổng diện tích mặt nước ao ương

ha

0,70

0,10

0,34 ± 0,17


Mực nước ao ương

m

1,30

1,00

1,06 ± 0,10

Mực nước ruộng nuôi

m

1,40

1,00

1,21 ± 0,14

Tổng diện tích mặt nước bình quân ruộng nuôi của nông hộ là 1,85 ± 1,05 ha/hộ, diện
tích mặt nước lớn nhất là 5 ha/hộ và nhỏ nhất là 0,60 ha/hộ. Trong 30 hộ khảo sát có
100% hộ có ao ương với dạng liền kề hay ngăn một phần ruộng để ương tôm, trung bình
mặt nước ao ương dao động trong khoảng 0,34 ± 0,17 ha/hộ, hộ nuôi có diện tích ao
ương lớn nhất là 0,70 ha nhỏ nhất là 0,10 ha. Diện tích ao ương chiếm khoảng 30% tổng
diện tích ruộng nuôi và mực nước ao ương trung bình là 1,06 ± 0,10 m. Vào vụ TCX,
mực nước cao hơn lúc trồng lúa và được dâng cao trong suốt chu kỳ nuôi, bình quân
khoảng 1,21 ± 0,14 m nên chất lượng nước không bị ảnh hưởng bởi cây lúa. Năm 2013
mực nước lũ về tương đối thấp hơn mọi năm, tại địa bàn khảo sát không có nước lũ tràn

bờ. Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân xã Phú Thuận năm 2012, năng suất TCX luân
canh trong ruộng lúa đạt trung bình 0,9 tấn/ha, năm 2013 giảm xuống còn 0,8 tấn/ha.
Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến năng suất tôm nuôi giảm là do mực nước lũ
về thấp làm chất lượng nước kém cũng như nguồn thức ăn tươi sống giảm. So sánh với
kết quả của Trần Văn Hận (2010) khảo sát MH lúa-TCX luân canh trong điều kiện ngập
lũ tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp vì có nước lũ tràn bờ nên nguồn nước tốt và được
thay đổi liên tục đã tăng năng suất tôm nuôi ở mức 1800 kg/ha.
3.2.2 Con giống

6,7%

10,0%

Trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Cả hai

83,3%

Hình 1: Cơ cấu nguồn giống

4


Bảng 2: Thông tin về con giống
Đơn vị

Diễn giải

Lớn nhất


TB ± STD

Nhỏ nhất

Kích thước tôm giống

1000 con/kg

130

80

91,4 ± 11,9

Tổng lượng giống thả

1000 con/vụ

700

85

206,8 ± 126,9

con/m

17

6,25


11,7 ± 2,6

đồng/con

400

180

215,3 ± 56,0

43,85

7,30

21,4 ± 8,4

2

Mật độ thả
Giá giống bình quân
Tỷ lệ sống

%

Nguồn gốc và chất lượng giống là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả
của hộ nuôi. Kết quả điều tra cho thấy các hộ nuôi TCX ở xã Phú Thuận chủ yếu sử
dụng nguồn giống từ ngoài tỉnh (chiếm 83,3%), giống trong tỉnh (chiếm 10,0%) và còn
lại là nguồn giống từ trong và ngoài tỉnh (chiếm 6,7%). Giá giống TCX thả nuôi tương
đối cao dao động 215,33 ± 56,01 đồng/con, thấp nhất là 180 đ/con là giống thường và

cao nhất là 400 đ/con đối với giống tôm toàn đực. Với mức giá ghi nhận trên cao hơn so
với kết quả nghiên cứu MH lúa-TCX luân canh của Trần Văn Hận (2010) là 136,5
đồng/con và Tạ Hoàng Bảnh (2011) cũng tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp với giá
giống trung bình là 161,09 ± 22,34 đồng/con. Việc chất lượng và nguồn giống không tốt
dẫn đến tỷ lệ sống thấp làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người
nuôi.
Giống TCX thả tại xã Phú Thuận là nguồn giống nhân tạo với kích cỡ giống trung bình
là 91,43 ± 11,87 ngàn con/kg. Trong vụ nuôi tôm trung bình các hộ thả 206,83 ± 126,90
ngàn con/vụ với số lượng giống thấp nhất là 85 ngàn con/vụ và cao nhất là 700 ngàn
con/vụ. Mật độ thả TCX trung bình là 11,66 ± 2,56 con/m2, cao nhất là 17 con/m2 và
thấp nhất là 6,25 con/m2, kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn
Hận (2010) với mật độ trung bình là 11,7 con/m2 và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Tạ
Hoàng Bảnh (2011) là 15,5 con/m2, trong khi đó theo Dương Nhựt Long (2009) nghiên
cứu MH lúa-TCX luân canh trong điều kiện vùng ngập lũ sâu tại huyện Tam Nông,
Đồng Tháp cho rằng mật độ nuôi 12 con/m2 cho năng suất và lợi nhuận cao nhất. Tỷ lệ
sống bình quân của TCX trong điều tra là 21,39 ± 8,45, cao nhất là 43,85% và thấp nhất
là 7,30%, kết quả này thấp hơn Dương Nhựt Long (2009) với tỷ lệ sống dao động 3235%, Trần Văn Hận (2013) khảo sát TCX luân canh trong ruộng lúa tại Thoại Sơn, An
Giang với tỷ lệ sống 30-36%.
3.2.3 Lịch thời vụ
Tháng

1

2

3

4

5


6

Trồng lúa

7

8

9

10

11

12

Nuôi tôm càng xanh

Hầu hết các hộ nuôi đều có ao ương liền kề hoặc ngăn một phần ruộng để ương tôm.
Sau thời gian ương khoảng 1 tháng thường tập trung vào khoảng tháng 3 – 4, hộ nuôi
tiến hành mở bờ cho tôm ra khắp ruộng nuôi để nuôi thương phẩm thu hoạch vào
khoảng tháng 9 – 10. Vụ TCX thường kéo dài trong khoảng 6 tháng. Vụ lúa Đông-Xuân
trong bắt đầu từ khoảng tháng 11 - 12, thời điểm thu hoạch thường vào tháng 2-3 năm
sau. Hầu hết 100% số hộ tại địa bàn khảo sát đều áp dụng MH luân canh 1 lúa-1 tôm.

5


3.2.4 Quản lý ruộng nuôi

Cải tạo
Kết quả phân tích cho thấy tất cả hộ nuôi đều thực hiện cải tạo ruộng trước khi thả nuôi
TCX. Trước vụ tôm, tiến hành làm đất sau đó tát cạn, sên vét lớp bùn dưới đáy ao và
tiến hành bón vôi. Có 100% số hộ khảo sát có thực hiện việc bón vôi cải tạo ruộng nuôi.
Bón vôi ngoài việc diệt tạp, tiêu độc đáy ao còn tạo được nguồn thức ăn tự nhiên ban
đầu cho tôm ở giai đoạn ương.
Chế độ thay nước
Bảng 3: Thông tin về quản lý nguồn nước ruộng nuôi
Diễn giải
Lượng nước thay trung bình
Số lần thay nước

ĐVT

Lớn nhất

Nhỏ nhất

TB ± STD

(%/lần)

50

30

40,33 ± 5,56

(ngày/lần)


15

14

14,40 ± 0,49

Kết quả khảo sát cho thấy 100% số hộ nuôi đều thực hiện việc thay nước ruộng nuôi
bằng cống cấp, thoát nước và phương tiện máy bơm. Số lần thay nước trung bình là
14,40 ± 0,49 ngày/lần, số lần thay nước nhỏ nhất là 14 ngày/lần và cao nhất là 15
ngày/lần. Lượng nước thay bình quân là 40,33 ± 5,56%, lượng nước thay lớn nhất là
50% lượng nước trong ruộng, lượng nước thay nhỏ nhất là 30%. Việc thay nước trong
nuôi TCX có ý nghĩa kỹ thuật quan trọng vì kích thích quá trình lột xác của tôm đồng
loạt và hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong suốt vụ nuôi do quá trình cung cấp thức ăn
công nghiệp và tươi sống ở giai đoạn nuôi thịt. Thêm vào đó, thay nước cũng là một
trong những biện pháp trị bệnh cho tôm.
3.2.5 Quản lý thức ăn
Tất cả hộ nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn, An Giang đều sử dụng kết hợp thức ăn công
nghiệp và thức ăn tươi sống. Trong giai đoạn 1 tháng đầu ương giống, sử dụng thức ăn
công nghiệp với độ đạm cao (40-42%) để thúc đẩy tôm tăng trưởng nhanh. Đến giai
đoạn nuôi thịt, kết hợp giữa thức ăn tươi sống (ốc bươu vàng, cá tạp) và thức ăn viên
công nghiệp có độ đạm thấp hơn (35-40%) vào 5 tháng tiếp theo. Lượng thức ăn công
nghiệp và tươi sống được các hộ nuôi phối hợp theo tỷ lệ không nhất định, tuỳ thuộc
vào giá thành và lượng thức ăn tươi sống thu mua được với tần suất cho ăn ở giai đoạn
ương là 3,57 ± 0,50 lần/ngày và ở giai đoạn nuôi thịt là 2,20 ± 0,40 lần/ngày. Về hình
thức cho tôm ăn, có 20% hộ áp dụng hình thức rải đều và 80% các nông hộ sử dụng
sàng ăn và rải đều thức ăn trên mặt ruộng. Việc sử dụng sàng ăn sẽ thuận lợi trong việc
kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu nhằm kịp thời điều chỉnh và hạn chế ô nhiễm
nước trong ruộng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất tôm nuôi.
3.2.6 Vấn đề sử dụng thuốc, hoá chất và quản lý bệnh trên tôm
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết hộ nuôi đều hạn chế sử dụng thuốc và hoá chất trong

quá trình cải tạo và chăm sóc ruộng nuôi, trong đó 100% các hộ sử dụng vôi trong quá
trình cải tạo là chủ yếu và các hoá chất dùng trong xử lý nước, trị bệnh cho tôm như:
Saponin, BKC, formol. Ngoài ra, các loại vitamin, men tiêu hoá,…giúp tăng sức đề
kháng cho tôm cũng được sử dụng rất phổ biến.
Các loại bệnh thường xuất hiện nhiều nhất tại địa bàn khảo sát là đóng rong (53,3 %) và
đen mang (50%), các bệnh khác (16,7%) và không bệnh (36,7%). Khi thấy xuất hiện
bệnh, người nuôi thường xử lý bằng cách bổ sung các loại khoáng, vitamin vào thức ăn,

6


thay nước và sử dụng các loại hoá chất như BKC (80% Chlorine), Iodine, formol để diệt
khuẩn nguồn nước đồng thời kích thích tôm lột xác thì bệnh trên tôm sẽ giảm và hết.
3.2.7 Thu hoạch
Theo kết quả khảo sát, có 56,7% số hộ nuôi áp dụng biện pháp thu tỉa để thu tôm mang
trứng và tôm càng sào khi tôm nuôi được 4 - 4,5 tháng tuổi và 43,30% số hộ không thu
tỉa mà chỉ thu hoạch đồng loạt khi tôm nuôi được 6 tháng tuổi. Việc thu tỉa sẽ làm giảm
mật độ giúp tăng kích cỡ, năng suất từ đó nâng cao giá bán TCX thương phẩm cũng như
hiệu quả kinh tế của mô hình. Thời điểm thu hoạch toàn bộ bắt đầu vào tháng 11 – 12.
Theo khảo sát, 100% tôm sau khi thu hoạch được bán cho thương lái.
Bảng 5: Sản lượng, năng suất của MH
Diễn giải

Đơn vị

TB ± STD

Lớn nhất

Nhỏ nhất


40

20

26,40 ± 5,79

Kích cỡ tôm thu hoạch

Con/kg

Sản lượng tôm thu hoạch

Kg/hộ/năm

3840,0

540

1626,66 ± 930,23

Năng suất tôm

Kg/ha/năm

2140

280

943,32 ± 351,04


Sản lượng lúa thu hoạch

Kg/hộ/năm

29600

3600

13613,33 ± 7278,81

Năng suất lúa

Kg/ha/năm

12888,89

2533,33

7927,13 ± 2601,80

Sản lượng tôm thu hoạch bình quân là 1626,66 ± 930,23 kg, trong đó hộ thu hoạch đạt
sản lượng tôm cao nhất là 3840 kg và thấp nhất là 540 kg. Năng suất tôm nuôi dao động
rất lớn từ 351 ± 2140 kg/ha/năm, trung bình 943,32 ± 351,04 kg/ha/năm, trong đó nhỏ
nhất là 280 kg/ha và lớn nhất là 2140 kg/ha, kết quả này thấp hơn khảo sát của Trần
Văn Hận (2010) năng suất tôm dao động rất lớn từ 600-2700 kg/ha trung bình 1800
kg/ha/năm, năng suất tôm nuôi dao động từ 2570-2907 kg/ha (Dương Nhựt Long, 2009)
và Tạ Hoàng Bảnh (2011) ở tỉnh Đồng Tháp, năng suất trung bình đạt 1742 ± 752
kg/ha/vụ, dao động rất lớn từ 752-3500 kg/ha/vụ. Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân
xã Phú Thuận, năm 2011 năng suất TCX nuôi luân canh trong ruộng lúa đạt trung bình

1000 kg/ha, năm 2012 là 900 kg/ha. Bên cạnh năng suất thu hoạch, giá bán là yếu tố hết
sức quan trọng. Giá bán TCX không chỉ phụ thuộc vào kích cỡ thu hoạch mà còn phụ
thuộc vào yếu tố mùa vụ cũng như sự biến động của thị trường, giá bán TCX bình quân
tại địa bàn khảo sát trung bình từ 186,80 ± 11,41 ngàn đồng/kg, mức giá cao nhất là 210
ngàn đồng/kg đối với kích cỡ tôm 20 con/kg và mức giá thấp nhất là 165 ngàn đồng/kg
cho TCX được bán với kích cỡ thu hoạch là 40 con/kg.
Sản lượng lúa thu hoạch trung bình là 13613,33 ± 7278,81 kg/vụ, năng suất lúa trung
bình là 7297,13 ± 2601,80 kg/ha/năm. Bên cạnh năng suất, giá bán lúa cũng không có sự
chênh lệch nhiều giữa các nông hộ, hộ bán được giá cao nhất là 6,2 ngàn đồng/kg và hộ
bán được giá thấp nhất là 4,2 ngàn đồng/kg. Qua khảo sát, sau khi thu hoạch lúa, các
nông hộ đều bán 100% sản lượng lúa và không có hình thức tiêu thụ khác.
3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa – tôm càng xanh luân canh
3.3.1 Chi phí của mô hình
Bình quân 1 ha MH lúa-TCX luân canh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cần tổng
chi phí là 165,88 ± 62,96 triệu đồng/ha/năm, trong đó tổng chi phí cố định là 4,40 ± 2,14
triệu đồng/ha/năm, còn lại là chi phí biến đổi, trung bình là 161,47 ± 61,47 triệu
đồng/ha/năm. Chi phí biến đổi trung bình cho vụ tôm là 140,19 ± 57,03 triệu
đồng/ha/năm. Trong tổng cơ cấu chi phí biến đổi tôm, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng
cao nhất (63,89%), trung bình là 89,56 ± 48,35 triệu đồng/ha/năm. Nguyên nhân là do

7


giá thức ăn công nghiệp cao và sử dụng trong suốt quá trình nuôi từ giai đoạn ương đến
giai đoạn nuôi thịt. Thêm vào đó, năm 2013 mực nước lũ về thấp nên nguồn thức ăn
tươi sống khan hiếm làm chi phí thức ăn tăng cao. Chi phí có tỷ lệ cao lần lượt sau thức
ăn là con giống, trung bình là 25,23 ± 8,98 triệu đồng/ha/năm, chiếm 18% tổng chi phí
biến đổi cho nuôi tôm. Chi phí con giống ở mức cao là do sự thiếu hụt và giá con giống
cao do hầu hết các hộ nuôi đều lấy con giống từ ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, còn các khoản
chi phí khác như chi phí nhân công và thu hoạch (chiếm 5,31%) trung bình khoảng

7,44 ± 27,0% triệu đồng/ha/năm, chi phí nhiên liệu (chiếm 4,92%) phục vụ máy bơm và
máy quạt nước, bình quân 6,89 ± 3,69 (triệu đồng/ha/năm), chi phí thuốc và hoá chất
chiếm tỷ lệ 3,90%, trung bình là 5,46 ± 17,86 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra còn các
khoản chi phí chiếm tỷ lệ thấp là chi phí cải tạo (2,33%), trung bình các hộ nuôi chi
3,27 ± 2,15 triệu đồng/ha/năm và các khoản chi phí khác (1,65%), trung bình là
2,31 ± 1,58 triệu đồng/ha/năm.
Bảng 7: Tổng chi phí của MH
Diễn giải

Đơn vị

Giá trị

Tổng chi phí

triệu đồng/ha/năm

165,88 ± 62,96

+ Chi phí cố định

triệu đồng/ha/năm

4,40 ± 2,14

+ Chi phí biến đổi

triệu đồng/ha/năm

161,47 ± 61,47


• Chi phí biến đổi TCX

triệu đồng/ha/năm

140,19 ± 57,03

Cơ cấu chi phí biến đổi TCX

%

100

Chi phí cải tạo

%

2,33

Chi phí thức ăn

%

63,89

Chi phí con giống

%

18,00


Chi phí nhiên liệu

%

4,92

Chi phí thuốc và hoá chất

%

3,90

Chi phí nhân công và thu hoạch

%

5,31

Chi phí khác

%

1,65

• Chi phí biến đổi lúa

triệu đồng/ha/năm

21,28 ± 8,34


Cơ cấu chi phí biến đổi lúa

%

100

Chi phí lúa giống

%

16,00

Chi phí thuốc Bảo vệ thực vật

%

31,68

Chi phí phân bón

%

28,59

Chi phí thu hoạch

%

11,50


Chi phí khác

%

12,23

Chi phí trung bình của hộ cho canh tác lúa là 21,28 ± 8,34 triệu đồng/ha/năm, trong đó
chi phí thuốc Bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ cao nhất (31,68%), trung bình 6,74 ± 2,65
triệu đồng/ha/năm. Chi phí có tỷ lệ cao tiếp theo trong vụ lúa là chi phí phân bón
(28,59%), bình quân 6,08 ± 2,59 triệu đồng/ha/năm. Trong vụ lúa Đông-Xuân, các loại
dịch bệnh cũng thường xuất hiện nhưng nhờ vào vụ tôm trước, các chất mùn bã hữu cơ
phân huỷ còn tồn lưu trên ruộng nên hạn chế được lượng phân bón. Tại địa bàn khảo
sát, chi phí lúa giống trung bình là 3,40 ± 5,62 triệu đồng/ha/năm chiếm khoảng 16,00%
tổng chi phí của lúa. Nguồn giống được đa số nông hộ mua từ các cơ sở sản xuất trong

8


địa phương hoặc từ nông dân khác. Chi phí thu hoạch chiếm 11,50%, trung bình khoảng
2,44 ± 0,55 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, các khoản chi phí khác chiếm (12,23%) trong
cơ cấu chi phí biến đổi của lúa.
3.3.2 Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi
Theo kết quả điều tra, tổng chi phí của nông hộ bỏ ra cho TCX cao hơn nhiều lần so với
trồng lúa, tổng chi phí cho vụ tôm trung bình là 144,59 ± 58,49 triệu đồng/ha/năm. Tổng
chi phí biến đổi TCX là 140,19 ± 57,03 triệu đồng/ha/năm trong khi chi phí trung bình
của nông hộ cho canh tác lúa chỉ tiêu tốn 21,28 ± 8,34 triệu đồng/ha/năm.
Trong MH luân canh TCX-lúa, TCX là nguồn thu nhập chủ yếu, chiếm tỷ lệ 82,58%
tổng doanh thu của MH. Tổng doanh thu trung bình do TCX mang lại cho MH là
177,71 ± 69,66 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, nguồn thu từ lúa (chiếm 17,42%) cũng

góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ, doanh thu từ lúa trong khảo sát này trung
bình là 37,47 ± 10,21 triệu đồng/ha/năm.
Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh tế từ MH lúa-TCX luân canh
Diễn giải
Tổng chi phí (tr.đ/ha/năm)

TCX

Lúa

Mô hình

(n=30)

(n=30)

(n=30)

21,28 ± 8,34

165,88 ± 62,96

144,59 ± 58,49

+ Chi phí cố định (tr.đ/ha/năm)

4,40 ± 2,14

+ Chi phí biến đổi (tr.đ/ha/năm)


140,19 ± 57,03

21,28 ± 8,34

Tổng doanh thu (tr.đ/ha/năm)

177,71 ± 69,66

37,47 ± 10,21

215,19 ± 71,50

Tổng lợi nhuận (tr.đ/ha/năm)

33,11 ± 59,53

16,19 ± 8,47

49,30 ± 60,83

Tỷ suất lợi nhuận (%)

31

86

37

Hiệu quả chi phí (%)


131

186

137

Số hộ lời (%)

73,3

100

76,7

Mức lời trung bình (tr.đ/ha/năm)
Số hộ lỗ (%)
Mức lỗ trung bình (tr.đ/ha/năm)

62,69 ± 34,30
26,7
-48,23 ± 29,02

16,19 ± 8,47

76,00 ± 37,51

-

23,3


-

-38,38 ± 31,94

Theo khảo sát, lợi nhuận bình quân do TCX mang lại là 33,11 ± 59,33 triệu
đồng/ha/năm. Mức lợi nhuận này không chênh lệch nhiều với nghiên cứu của Tạ Hoàng
Bảnh (2011) tại vùng ngập lũ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp với mức lợi nhuận từ
tôm trung bình là 34,10 triệu đồng/ha/năm nhưng lại thấp hơn Trần Văn Hận (2010) với
mức lợi nhuận từ tôm trung bình là 41,4 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận trung bình từ lúa
là 16,19 ± 8,47 tr.đ/ha/năm, kết quả trong khảo sát này cao hơn so với nghiên cứu của
Tạ Hoàng Bảnh (2011) lợi nhuận từ lúa là 12,06 ± 4,16 triệu đồng/ha/năm. Qua đó cho
thấy lợi nhuận chính của MH chủ yếu là từ TCX với tỷ trọng đóng góp trung bình
69,21% lợi nhuận của MH.
Tỷ suất lợi nhuận MH trung bình đạt 37%, trong đó mức tỷ suất lợi nhuận từ TCX trung
bình là 31% thấp hơn nghiên cứu của Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận (2009) đạt
87% và Trần Văn Hận (2010) tỷ suất lợi nhuận đạt 43 ± 8%, tỷ suất lợi nhuận trung bình
từ lúa đạt 86%, cao hơn so với TCX. Có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng để sản xuất TCX thì
mức lời mà nông hộ nhận được là 0,31 đồng và khi bỏ ra 1 đồng để sản xuất lúa thì
nông hộ nhận được 0,86 đồng. Hiệu quả chi phí của MH là 137%, trong đó hiệu quả chi
phí của TCX là 131%, thấp hơn của lúa là 186%. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho
9


thấy trong 30 hộ tại địa bàn khảo sát có 73,3% hộ lời (mức lời trung bình là
62,69 ± 34,30 triệu đồng/ha/năm) trong vụ tôm, tỷ lệ hộ lỗ chiếm 26,7% (mức lỗ trung
bình là -48,23 ± 29,02 triệu đồng/ha/năm). Trong khi đó, thu nhập từ vụ lúa Đông-Xuân
khá chắc chắn (100% hộ lời) với mức lời trung bình là 16,19 ± 8,47 triệu đồng/ha/năm.
Nhìn chung, MH có 76,7% hộ lời (mức lời bình quân là 76,00 ± 37,51 triệu
đồng/ha/năm) và 23,3% hộ lỗ (mức lỗ bình quân là -38,38 ± 31,94 triệu đồng/ha/năm).
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy bình quân 1 ha của MH lúa-TCX luân canh

tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang cần tổng chi phí là 165,88 ± 62,96 triệu
đồng/ha/năm, tổng doanh thu MH là 215,19 ± 71,50 triệu đồng/ha/năm mang về lợi
nhuận trung bình cho MH là 49,30 ± 60,83 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ
TCX là 33,11 ± 59,33 triệu đồng/ha/năm và từ lúa là 16,19 ± 8,47 triệu đồng/ha/năm.
Mức lợi nhuận trung bình MH này gần với Trần Văn Hận (2010) tại Đồng Tháp là
50,4 ± 33,6 triệu đồng/ha/năm nhưng thấp hơn khảo sát của Tạ Hoàng Bảnh (2011) với
lợi nhuận bình quân là 64,54 triệu đồng/ha/năm, Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận
(2009) với mức lợi nhuận là 83,6 triệu đồng/ha/năm. Tuy cần chi phí đầu tư cao, nhưng
lúa-TCX luân canh là MH thể hiện được tiềm năng lợi nhuận hấp dẫn từ TCX.
3.3.3 Phân tích độ nhạy về giá của mô hình lúa-tôm càng xanh luân canh
Dựa vào bảng phân tích độ nhạy của TCX khi giá bán trung bình là 192500 đồng/kg và
giá thành trung bình là 158520 đồng/kg có thể dự đoán được mức độ lời – lỗ của nông
hộ khi mức giá thay đổi.
Bảng 9 : Độ nhạy về giá của MH luân canh TCX với lúa
Đơn vị: đồng/kg
Giá
thành

Tăng
15%

Tăng
10%

Tăng 15%

39.077

Tăng 10%


Tăng
5%

Tăng
0%

Giảm
5%

Giảm
10%

Giảm
15%

47.003

54.929 62.855

70.781

78.707

86.633

29.452

37.378

45.304 53.230


61.156

69.082

77.008

Tăng 5%

19.827

27.753

35.679 43.605

51.531

59.457

67.383

Tăng 0%

10.202

18.128

26.054 33.980

41.906


49.832

57.758

Giảm 5%

577

8.503

16.429 24.355

32.281

40.207

48.133

Giảm 10%

-9.048

-1.122

6.804

14.730

22.656


30.582

38.508

Giảm 15%

-18.673

-10.747

-2.821

5.105

13.031

20.957

28.883

Giá bán

Khi giá bán và giá thành đều tăng hay đều giảm: Khi giá bán và giá thành đều tăng lên
15% thì mức lợi nhuận mà nông hộ nhận được là 39077 đồng/kg. Đồng thời khi giảm
giá bán và giá thành ở mức 15% thì nông hộ vẫn có lời với mức lợi nhuận là 28883
đồng/kg. Như vậy có thể kết luận rằng khi giá bán và giá thành cùng tăng hay cùng
giảm thì nông hộ vẫn có lời.
Khi giá bán và giá thành không thay đổi
Khi giá bán không thay đổi: Giá thành sẽ thay đổi theo 2 chiều từ 0% - 15% và giảm từ

0% - 15%. Khi giá thành tăng lên 15% thì nông hộ vẫn nhận được mức lợi nhuận là
10202 đồng/kg. Khi giá thành giảm 15%, lợi nhuận mà nông hộ nhận được là 57758
đồng/kg. Trong trường hợp giá bán không thay đổi, hộ nuôi có thể tăng hay giảm giá
thành sản xuất tôm đến 15% nhưng không nên tăng quá nhiều vì lợi nhuận sẽ giảm.
Khi giá thành không thay đổi: Giá bán giảm 15% nông hộ vẫn nhận được mức lời là
5105 đồng/kg.
10


Khi giá bán và giá thành đều thay đổi
Khi giá bán giảm 5%, giá thành tăng lên 15% thì nông hộ vẫn có lời.
Khi giá bán giảm 10%, giá thành tăng lên 10% sẽ lỗ -1122 đồng/kg và khi giá thành
tăng 15% thì nông hộ sẽ lỗ -9048 đồng/kg. Lúc này giá thành không nên tăng hoặc tăng
nhẹ ở mức 5%, nông hộ vẫn còn lời.
Khi giá bán giảm 15%: nên giảm giá thành hoặc giữ giá thành ở mức hiện tại.
Như vậy, khi giá bán và giá thành đều thay đổi, giá bán không nên giảm ở 15% vì khi
đó dù giá thành chỉ tăng lên 5% thì nông hộ cũng sẽ bị lỗ. Xét về giá thành, không nên
tăng ở mức 5% trở lên vì sẽ gây thua lỗ cho hộ nuôi, nên giữ giá thành ở mức giá hiện
tại hoặc cố gắng giảm giá thành thì nông hộ sẽ có lời.
Nông hộ nên duy trì giá thành ở mức hiện tại hoặc tìm cách giảm giá thành vì khi giá
bán giảm đến 15% nông hộ vẫn có lời.
3.4 Phân tích thuận lợi-khó khăn của mô hình lúa-tôm càng xanh luân canh
3.4.1 Thuận lợi
Kết quả khảo sát 30 hộ lúa-TCX luân canh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang cho thấy thuận lợi lớn nhất khi thực hiện mô hình này là đa phần nông hộ đã tích
luỹ nhiều kinh nghiệm (chiếm 90%) vì thế sẽ dễ dàng trong công tác chăm sóc và quản
lý ruộng nuôi. Nguồn lao động tham gia MH chủ yếu là lao động từ gia đình (chiếm
63,3%) nên các hộ dân có thể giảm bớt một phần chi phí thuê lao động trong tổng chi
phí sản xuất. Bên cạnh đó, MH TCX-lúa còn giúp nông hộ tận dụng được diện tích đất
sẵn có (chiếm 56,7%) để canh tác, góp phần tạo nên thu nhập và cải thiện đời sống

người dân. So với các MH khác, tôm-lúa tương đối dễ vận hành nên theo điều tra, có
50% số hộ cho rằng MH luân canh TCX trên ruộng lúa có kỹ thuật đơn giản. Đối với
vấn đề bệnh trên TCX, có 13,3% trên tổng số hộ cho rằng TCX ít bệnh, trong đó phổ
biến nhất là các bệnh đóng rong và đen mang. Cách xử lý khi gặp các bệnh này tương
đối dễ thực hiện, thường là thay nước hay tạc vôi, bổ sung khoáng nhằm kích thích tôm
lột vỏ. Bên cạnh những thuận lợi trên, các hộ nuôi TCX tại xã Phú Thuận còn nhận
được sự hỗ trợ từ địa phương (chiếm 13,3%) trong vấn đề chuyển giao kỹ thuật nuôi và
tiếp thu tiến bộ khoa học-kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, lợi nhuận của MH.
3.4.2 Khó khăn
Chất lượng giống là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, tỷ lệ sống của tôm.
Theo kết quả khảo sát, số nông hộ gặp khó khăn về con giống chiếm tỷ lệ cao, trong đó
giá con giống cao (chiếm 50%) và giống kém chất lượng (chiếm 76,6%). Con giống
không đáp ứng được nhu cầu của người nuôi cả về số lượng và chất lượng, giá giống
luôn ở mức cao và chủ yếu nhập từ các tỉnh khác nên phần lớn không rõ chất lượng.
Khó khăn kế đến là giá thức ăn cao (chiếm 73,3%), do trong suốt chu kỳ nuôi từ giai
đoạn ương đến giai đoạn nuôi thương phẩm đều sử dụng thức ăn viên công nghiệp.
Thêm vào đó, năm 2013 ở tỉnh An Giang không có nước lũ tràn bờ nên nguồn thức ăn
tươi sống trở nên khan hiếm và khó tìm kiếm. Chính vì vậy đã gây khó khăn không ít
đến hộ nuôi TCX-lúa. Một trong những hệ quả của không có lũ chảy tràn nữa là làm
cho nguồn nước trong ruộng nuôi dễ bị ô nhiễm (43,3%) do không được thường xuyên
trao đổi nước, trong khi môi trường ruộng rất dễ bị bẩn do sử dụng thức ăn tươi sống.
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cao (30%) cũng gây không ít khó khăn cho nông hộ.
Đồng thời giá đầu ra bấp bênh (chiếm 26,7%) cũng là một trở ngại lớn cho hộ nuôi
TCX. Vì vậy nhằm đảm bảo sản xuất với mức thu nhập ổn định, những hộ nuôi còn lại
hiện nay đều mạnh dạn chuyển sang MH trồng lúa thâm canh tăng vụ (2-3 vụ/năm)
(Trần Văn Hận, 2013).
11


4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1 Kết luận
Số năm kinh nghiệm của hộ nuôi tôm trung bình khoảng 10,8 ± 2,96 năm.
Nông hộ có diện tích mặt nước ruộng nuôi trung bình là 1,85 ± 1,05 ha/hộ.
Mật độ thả giống TCX trung bình 11,66 ± 2,56 con/m2.
Năng suất nuôi TCX trung bình của các hộ là 943,32 ± 351,04 kg/ha/năm, năng suất lúa
trung bình là 7927,13 ± 2601,80 kg/ha/năm.
Tổng chi phí cho TCX là 144,59 ± 58,49 triệu đồng/ha/năm. Trong tổng cơ cấu chi phí
biến đổi của TCX, chi phí thức ăn luôn chiếm tỷ lệ cao (63,89% ) tổng chi phí. Tổng chi
phí lúa trung bình trong MH là 21,28 ± 8,34 triệu đồng/ha/năm.
Tổng chi phí của MH là 165,88 ± 62,96 triệu đồng/ha/năm, tổng doanh thu là
215,19 ± 71,50 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận trung bình cuả MH là 49,30 ± 60,83 triệu
đồng/ha/năm. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của mô hình là 0,37 ± 0,43 lần.
MH luân canh lúa-TCX hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn như về giá thức ăn,
nguồn nước ô nhiễm,... Trong đó nguồn giống và chất lượng con giống là mối quan tâm
lớn nhất của người dân. Tuy nhiên, nuôi TCX luân canh trên ruộng lúa là MH bền vững,
mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
4.2 Đề xuất
Khuyến khích các cơ sở đầu tư xây dựng và mở rộng trại sản xuất giống trên địa bàn
tỉnh, vận dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước nhằm tạo đầu ra ổn định.
Quy hoạch lại hệ thống thuỷ lợi, vùng chuyên canh của địa phương.
Tăng cường mở các lớp tập huấn cũng như hội thảo, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật
nhằm nâng cao kỹ thuật cho người nuôi.
Nâng cấp hệ thống lưới điện để giảm bớt chi phí bơm nước và đảm bảo an ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Nhựt Long và Trần Văn Hận, 2009. Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ
thuật nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
thương phẩm luân canh trên ruộng lúa tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Báo cáo Khoa học.
Tạ Hoàng Bảnh, 2011. Phân tích đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả tài chính của các mô

hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở vùng nước ngọt và lợ
Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Nuôi
trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 77 trang.
Trần Văn Hận, 2010. Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất tôm càng xanh
(Macrobrachium Rosenbergii) nuôi mật độ khác nhau trong mô hình tôm – lúa
luân canh tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 63 trang.
Trần Văn Hận, 2013. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm tôm càng xanh trong
ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập huấn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ
khoa học - kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm.

12



×