TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ THÙY DUNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ
TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ THÙY DUNG
MSSV: 4105111
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ
TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN NGỌC LAM
12/2013
i
LỜI CẢM TẠ
Hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở
trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn
thành Luận văn Tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi
lời cảm ơn đến:
Quý Thầy (Cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em
trong thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn thầy
Nguyễn Ngọc Lam, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em
hoàn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú,
các anh chị phòng Nông Nghiệp huyện Bình Tân đã tạo mọi điều kiện cho em
thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện
hơn và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông Nghiệp huyện Bình
Tân được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẽ trong cuộc sống và
thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Người thực hiện
Phan Thị Thùy Dung
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số
liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Người thực hiện
Phan Thị Thùy Dung
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Giáo viên phản biện
vi
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.3.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƢƠNG 2 6
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Khái niệm kinh tế hộ, nông hộ 6
2.1.2 Khái niệm về sản xuất 6
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất 7
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả 7
2.1.4 Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 8
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 11
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 11
vii
CHƢƠNG 3 14
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH
VĨNH LONG 14
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH TÂN 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2 Dân số và lao động 15
3.1.3 Tình hình kinh tế- xã hội 16
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN 17
3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân 17
3.2.2 Về trồng trọt 17
từ năm 2011 - 2012 18
3.2.3 Về chăn nuôi 20
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN
20
3.3.1 Giới thiệu về cây khoai lang tím 20
3.3.2 Diện tích, sản lƣợng, năng suất khoai lang tím qua các năm 22
CHƢƠNG 4 24
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG KHOAI LANG TÍM HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG
24
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM HIỆN
NAY CỦA NÔNG HỘ 24
4.1.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ tham gia trong sản xuất khoai
lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 24
4.1.2 Lý do trồng khoai lang tím của nông hộ 28
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 30
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc trồng khoai lang tím 34
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC TRỒNG KHOAI
LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 37
viii
4.2.1 Mô hình sản xuất Cobb-Douglas 37
4.2.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas 37
4.2.3 Ƣớc tính mức hiệu quả kỹ thuật 39
4.2.4 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 41
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRONG
SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG 42
4.3.1 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai lang
tím. 42
4.3.2. Tổng chi phí sản xuất trong vụ mùa 45
4.3.3. Doanh thu của các nông hộ 46
4.3.3. Các tỷ số tài chính 47
4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các nông hộ có
mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 49
CHƢƠNG 5 52
GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC TRỒNG KHOAI LANG TÍM 52
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG
52
5.1.1 Thuận lợi 52
5.1.2 Khó khăn 52
5.2 GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, TÀI
CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH
TÂN, TỈNH VĨNH LONG 53
5.2.1 Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khoai
lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 53
5.2.2 Những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình
trồng khoai lanng tím huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 55
CHƢƠNG 6 56
ix
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 KẾT LUẬN 56
6.2 KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 1 60
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 60
PHỤ LỤC 2 66
x
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Bình Tân năm 2011 – 2012 14
Bảng 3.2: Tình hình dân số của huyện Bình Tân năm 2012 16
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2012 17
Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở huyện Bình Tân 2011 – 2012 18
Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng , năng suất rau – đậu các loại s18
Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả năm 2012 19
Bảng 3.7: Số lượng và sản lượng thịt gia súc – gia cầm 20
Bảng 3.8: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tím từ năm 2010- 6 tháng
đầu năm 2013 22
Bảng 4.9: Số nhân khẩu và lao động 24
Bảng 4.10: Độ tuổi của chủ hộ 25
Bảng 4.11: Trình độ học vấn của chủ hộ 26
Bảng 4.12: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 26
Bảng 4.13: Nguồn gốc vốn của chủ hộ 27
Bảng 4.14: Nguồn lực đất đai 28
Bảng 4.15: Lý do trồng khoai lang tím của nông hộ 29
Bảng 4.16: Nguồn gốc giống của nông hộ 30
Bảng 4.17: Lý do sử dụng giống của nông hộ 30
Bảng 4.18: Tập huấn và kiến thức khoa học kỹ thuật của nông hộ 32
Bảng 4.19: Thuận lợi của việc trồng khoai lang tím của nông hộ 34
Bảng 4.20: Khó khăn cho việc trồng khoai lang tím của nông hộ 35
Bảng 4.21: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra 36
Bảng 4.22: Thống kê các biến số trung bình trong hàm sản xuất 37
Bảng 4.23: Kết quả ước lượng các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 38
Bảng 4.24: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật trong vụ sản xuất này 40
Bảng 4.25: Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 42
xi
Bảng 4.26: Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất khoai lang tím 43
Bảng 4.27: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất khoai lang tím 46
Bảng 4.28: Doanh thu của nông hộ 46
Bảng 4.29: Các chỉ tiêu tài chính trong vụ thu hoạch khoai lang tím vừa rồi 47
Bảng 4.30: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 49
xii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Mật độ gieo trồng khoai lang tím của nông hộ 31
Hình 4.2: Cơ cấu tổng chi phí trồng khoai lang tím 45
xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LĐGĐ : Lao động gia đình
DT : Doanh thu
CP : Chi phí
LN : Lợi nhuận
TN : Thu nhập
Đvt : Đơn vị tính
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long
NS : Năng suất
LĐT : Lao động thuê
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp, cho nên cũng có thể nói nông
nghiệp là điểm mạnh của sự phát triển kinh tế nước ta. Chỉ riêng đồng bằng
sông Cửu Long với tổng số dân hơn 18 triệu người, trong đó có 80% là sống ở
nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động là cho việc sản xuất nông nghiệp
(Bộ tài chính, 2011), như thế ta có thể thấy tình hình phát triển nông nghiệp ở
Việt Nam là rất tốt. Nhờ vào sự phát triển của nông nghiệp mà đời sống của
người dân nước ta ngày càng được cải thiện, cũng góp phần giải quyết một số
công ăn việc làm cho người lao động nhằm hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của nước
nhà góp phần làm giàu cho đất nước. Vì vậy việc phát triển một nền kinh tế
nông nghiệp hiện đại là điều tất yếu cho việc phát triển kinh tế của đất nước và
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Là một nước có thể mạnh về nông nghiệp nên Việt Nam có rất nhiều mặt
hàng nông sản nổi tiếng chẳng những được ưa chuộng trong thị trường nội địa
mà còn cả thị trường ngoại địa. Chẳng hạn như xoài Cát Hòa Lộc ở tỉnh Tiền
Giang, bưởi Da Xanh ở Bến Tre, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Long với rất nhiều loại
rau màu nổi tiếng riêng như diếp cá (Bình Minh), hành lá (Bình Tân), củ sắn
(Trà Ôn)… đặc trưng nhất chính là giống khoai lang tím ở huyện Bình Tân
tỉnh Vĩnh Long là mặt hàng nông sản được xuất khẩu nhiều nhất hiện nay và
thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc.
Tuy là huyện vừa mới được thành lập vào năm 2007 nhưng rất được nhà
nước quan tâm và hỗ trợ về mặt nông nghiệp. Cũng chính vì thế mà huyện
Bình Tân đã có được nhiều loại rau củ nổi tiếng đặc trưng cho vùng, và khoai
lang tím chính là một trong những loại rau củ được người dân nơi đây trồng
khá nhiều với tổng diện tích 3.500 ha (Niên giám thống kê huyện Bình Tân,
2011). Nguyên nhân làm cho người dân nơi đây tập chung ồ ạt vào trồng khoai
lang tím là do thấy lợi nhuận mà nó đem lại cho người dân là khá cao, nếu so
với lúa thì lợi nhuận mà khoai lang đem lại sẽ cao hơn. Tuy nhiên người dân
vẫn thường gặp phải một số vấn đề khó khăn do sự biến động về giá trên thị
trường làm cho giá cả không ổn định, kênh tiêu thụ chưa hiệu quả mang tính
tự phát, những người dân tham gia trồng khoai thì thường tự kiếm đầu vào và
đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan chức năng. Để góp phần khắc
2
phục những vấn đề trên và tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật
của việc trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân vì đây cũng là vấn đề đang
được quan tâm hiện nay, từ huyện Bình Tân nói chung cũng nhưng những
người dân tham gia trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân nói riêng. Vì vậy
tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và một số chỉ tiêu tài
chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”
làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của các nông hộ
có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó có
thể đề xuất ra một số giải pháp nhàm năng cao hiệu quả kỹ thuật của các nông
hộ tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất của mô hình trồng khoai lang
tím huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu 2: Ước tính mức hiệu quả kỹ thuật trong quá trình trồng khoai
lang tím huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang
tím huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu 4: Đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân – tỉnh
Vĩnh Long
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu ở hai xã: Tân Thành và Thành Lợi.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Những thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm
2012.
Những thông tin về số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn được
phỏng vấn trong vụ sản xuất và thu hoạch khoai gần nhất niên vụ 2012 – 2013
3
Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013-11/2013
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nông hộ có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên đề tài chỉ tập chung vào phân
tích một số nội dung: phân tích thực trạng sản xuất khoai lang tím ở huyện
Bình Tân, phân tích các khoản tài chính như chi phí, doanh thu, lợi nhuận mà
các hộ nông dân đạt được, phân tích hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh
hưởng đến mô hình tồng khoai lang tím và những thất thoát xảy ra cho người
trồng khi mức hiệu quả kỹ thuật kém. Từ những phân tích trên mà đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao mức hiệu quả kỹ thuật cho các hộ nông dân có mô
hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Thị Thảo (2011), “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất
mía ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang”. Đề tài phân tích đến các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất của việc sản xuất mía và đánh giá đến mức hiệu quả kỹ
thuật từ việc sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy, để tìm ra được những vấn đề đó
tác giả đã xử lý số liệu bằng phần mềm Stata và sử dụng công cụ phân tích hồi
quy theo hai phương pháp: bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least
Squanres) và ước lượng khả năng cao nhất (MLE – Maximum Likehood
Squanres) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của việc sản xuất
mía, kế tiếp tác giả đã sử dụng hàm sản xuất để ước lượng về mức hiệu quả
kỹ thuật của các nông hộ. Từ những phương pháp phân tích trên kết quả đã tìm
được các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất mía, bằng phương pháp OLS –
MLE đã tìm ra được 4 nhân tố ảnh hưởng là: lượng phân lân, phân đạm, phân
kali và lao động gia đình. Qua kết quả đã được phân tích cho thấy mức hiệu
quả kỹ thuật trung bình mà nông hộ đạt được là 92,460%, tuy mức hiệu quả kỹ
thuật trung bình tương đối cao nhưng vẫn còn mức kém hiệu quả so với tối đa
là 7,54%. Và kết quả cuối cùng cho việc phân tích hiệu quả kỹ thuật là có 4
yếu tố quan trọng luôn ảnh hưởng đến năng suất là: loại giống, các loại phân
bón, lao động gia đình và diện tích và cũng chính từ đó mà đề ra một số giải
pháp để giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng mía ở thị xã
Ngã Bảy.
4
Nguyễn Thị Hồng Thúy (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô
hình trồng khoai mỡ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đề tài đã tập trung
vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khoai mỡ và cũng từ
đó mà giải thích sự ảnh hưởng đó cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đó đến hiệu quả sản xuất. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để
phân tích mối quan hệ giữa các giá trị lợi nhuận với các biến độc lập, và để
làm rõ vấn đề đó thì tác giả đã thiết lập ra hai phương trình hồi quy. Phương
trình hồi quy 1, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến năng suất, đồng
thời cũng giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Phương trình hồi quy 2, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và cũng
từ đó giải thích sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
Kết quả cho thấy đố với năng suất thì có các yếu tố ảnh hưởng sau: lượng
giống, thuốc bảo vệ thực vật và số lượng lao động, còn đối với lợi nhuận thì bị
tác động bởi các yếu tố: chi phí phân bón, chi phí khác, năng xuất và diện tích.
Nguyễn Văn Huyền (2011),” So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản
xuất 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa -1 khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân –
Vĩnh Long”, ở đề tài này tác giả đã sử dụng phần mềm Stata với các loại kiểm
định để so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình. Để phân tích các nhân tố có
ảnh hưởng đến năng suất của từng mô hình, tác giả đã sử dụng phương pháp
hồi quy tuyến tính để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ đó mà tìm ra
những nhân tố tốt khắc phục nhân tố xấu. Sau khi số liệu được xử lý với nhiều
phương pháp, tác giả đã lấy các chỉ số tài chính và chỉ số kinh tế của hai mô
hình để so sánh với nhau, kết quả cho thấy được dù chi phí đầu tư vào mô
hình 2 lúa – 1 khoai lang cao hơn mô hình sản xuất 3 vụ lúa trong tổng số 60
mẫu thu được, nhưng đổi lại thì mô hính 2 lúa – 1 khoai lang đem lại nhiều lợi
nhuận cho các nông hộ hơn và đạt mức hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình sản
xuất lúa 3 vụ.
Nguyễn Thị Luông (2010), Phạm Lê Thông (2010) và Nguyễn Hữu
Đặng (2012) cùng phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long, mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật
của việc sản xuất lúa và tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Tuy
nhiên địa bàn nghiên cứu có khác nhau. Đề tài của Phạm Lê Thông (2010)
nghiên cứu 4 tỉnh là: Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long An; Nguyễn
Hữu Đặng nghiên cứu tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà
Vinh. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập của 479 hộ và 155 số nông
hộ ở các tỉnh, thành phố cho thấy phần lớn nông hộ đạt được lợi nhuận khá
5
cao trong hoạt động trồng lúa. Kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Thông
(2010): Đông Xuân là vụ có điều kiện canh tác thuận lợi nhất nên các nông hộ
có thu nhập trung bình cao nhất, gần 20 triệu đồng/ha và hầu hết nông hộ đều
thu được lợi nhuận. Trong khi đó, ở các vụ Hè Thu và Thu Đông, mức thu
nhập trung bình thấp hơn, lần lượt là 7,7 triệu và 6,3 triêu đồng/ha. Các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất lúa là ở vụ Đông Xuân: giống, thuốc nông dược
và lao động thuê và tham gia tập huấn các hệ số đều dương chứng tỏ khi tăng
các yếu tố đầu vào này thì năng suất có thể tăng thêm. Ở mùa vụ Hè Thu và
Thu Đông thì thuốc nông dược và tham gia tập huấn có ý nghĩa và hệ số
dương, tuy nhiên lao động gia đình có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số âm. Còn
ở đề tài của Nguyễn Hữu Đặng (2012) thì năng suất lúa trung bình đạt ở năm
2008 là 6,47 tấn/ha, năm 2011 là 6,98 tấn/ha. Qua quá trình phân tích bằng
frontier thì các yếu tố lượng giống, diện tích đất, lượng phân lân, ngày công
lao động, chỉ số đất, loại giống gieo sạ và năm sản xuất (2008 hoặc 2011) có ý
nghĩa thống kê và có hệ số dương chứng tỏ có ảnh hưởng đến năng suất và yếu
tố lượng phân đạm cũng ảnh hưởng đến năng suất tuy nhiên có hệ số âm. Và
mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là khá cao 88,96%.
Nhìn chung hầu như tất cả các đề tài nghiên cứu trước đây điều sử dụng
nhiều phương pháp để xử lí số liệu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất và mức hiệu quả kỹ thuật. Và đề tài “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài
chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”
cũng kế thừa những phương pháp đó như: phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích, phương pháp xử lí số liệu,…Những năm gần đây cũng
có nhiều đề tài nghiên cứu về khoai lang nhưng chủ yếu chỉ tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến năng suất, thực trạng sản xuất của khoai lang, và ước tính mức
hiệu quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất khoai lang là điểm mới của đề tài.
6
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm kinh tế hộ, nông hộ
2.1.1.1 Kinh tế hộ
Kinh tế hộ là loại hình hoạt động có hiệu quả trong sản xuất hiện nay, nó
hoạt động chủ yếu vào lao động gia đình mục đích là nhầm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.1.2 Nông hộ
Nông hộ là sự hoạt động theo từng gia đình hay còn gọi là một hộ gia
đình, mà trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Ngoài các hoạt
động sản xuất nông nghiệp thì các hộ gia đình vẫn có tham gia các hoạt động
khác nhưng chỉ ở mức phụ thêm.
2.1.2 Khái niệm về sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để dụng hay để mua bán hoặc trao
đổi với thị trường bên ngoài với các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa được dùng để sản xuất ra các hàng
hóa khác. Trong mô hình trồng khoai lang tím thì các yếu tố đầu vào của nó là:
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, đất, nước, lao động, vốn…
Yếu tố đầu ra: là các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất và
thường được đo lường bằng sản lượng. Mô hình trồng khoai lang tím có các
yếu tố đầu ra chính là toàn bộ sản lượng khoai thu hoạch sau một vụ mùa.
2.1.2.2 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là hàm số mô tả mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu
vào và sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó.
Thường được viết dưới dạng:
Y=f (x
1
, x
2
, x
3
, x
4
,……… x
n
)
7
Trong đó:
Y: sản lượng đầu ra.
X: (1, 2, 3, 4,……….n) là các yếu tố đầu vào và các biến trong hàm sản
xuất được giả định là dương. Các yếu tố đầu vào có thể thay thế cho nhau ở
mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết được mức sản lượng tối đa được tạo ra từ các yếu
tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào bao gồm yếu tố cố định và yếu tố biến đổi, yếu
tố cố định là những yếu tố không gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như:
máy xới, máy bơm nước,…còn yếu tố biến đổi thì lại có ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất như là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động…
Tuy hàm sản xuất có nhiều dạng nhưng hàm sản xuất Cobb-Douglas là
hàm sản xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số
lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất, được viết dưới
dạng:
Ln Y= ln
0
+
1
lnX
1
+
2
lnX
2
+… +
k
lnX
k
Trong đó Y và X
i
lần lượt là các biến đầu ra và đầu vào trong quá trình
sản xuất. Hằng số
0
có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, những yếu tố
này thể hiện sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả. Với lượng đầu vào X
i
và
0
càng lớn thì sản lượng đạt được sẽ càng cao.
2.1.2.3 Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa thành sản phẩm của các yếu
tố đầu vào là biến chúng thành các yếu tố đầu ra. Trong quá trình chuyển hóa
thì lại có thêm các chi phí phát sinh cũng góp phần tạo ra sản phẩm. Quá trình
sản xuất là quá trình mà con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo
ra các sản phẩm hay dịch vụ có ích cho xã hội.
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
8
289).
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc
theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học,
trang 244-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001).
Theo Farrell (1957), “hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra
một mức đầu ra cho trước từ một khoảng chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả
của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối
thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó” [6, tr.6].
2.1.3.2 Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong
việc sử dụng nguồn lực sản xuất vì thế hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn
thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm
ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí; sản xuất với chi phí thấp nhất;
sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiệu quả là một thuật ngữ
tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình
sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba
nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân phối.
- Hiệu quả kỹ thuật:
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là
một phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì
trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi
nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng
với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để
chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
2.1.4 Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
2.1.4.1 Khái niệm chi phí
Chi phí sản xuất là số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra
để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm
mục đích thu lợi nhuận. Chi phí sản xuất là loại chi phí mà hầu hết các nhà sản
9
CP
DT
CPDT
xuất hay doanh nghiệp đều quan tâm đến. Việc giảm chi phí sản xuất là việc
gia tăng lợi nhuận.
Tổng chi phí sản xuất: Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho
hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm
cuối cùng.
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí
khác
2.1.4.2 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền đã tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác đó
chính là tổng số tiền bán khoai lang tím của các nông hộ. Doanh thu sẽ bằng
sản lượng nhân với đơn giá.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là sự chêch lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong qua
trình sản xuất.
2.1.4.4 Khái niệm thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận cộng thêm chi phí lao động gia đinh đã bỏ ra.
Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính
bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).
2.1.4.5 Các chỉ tiêu tài chính khác
Để tính toán hiệu quả sản xuất ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:
Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì nông hộ sẽ bị lỗ, còn nếu tỷ
số này bằng 1thì nông hộ đầu tư sẽ hòa vốn, và ngược lại nếu tỷ số này lớn
hơn 1 thì nông hộ đầu tư sẽ có lời, đây là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả đầu tư.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Thu Nhập = Lợi nhuận + CP LĐGĐ
10
DT
LN
DTLN
CP
TN
CPTN
CP
LN
CPLN
LĐĐG
TN
LĐĐGTN
Lợi nhuận / chi phí là tỷ số phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ số này dương thì nông hộ sẽ có
lời, cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi có hiệu quả, tỷ số này
càng lớn càng tốt.
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dương thì
người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn
rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn .
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/LĐGĐ): chỉ tiêu này nói
lên thu nhập do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo ra.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long. Lý
do chọn địa bàn huyện Bình Tân để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ
nông dân trồng khoai lang tím. Từ số liệu thống kê của niên giám thống kê
huyện Bình Tân năm 2012, tôi đã chọn địa bàn nghiên cứu tại các xã Tân
Thành và xã Thành Lợi – tỉnh Vĩnh Long. Những xã trên có số nông hộ trồng
khoai lang tím chiếm tỷ trọng cao hơn so với các xã khác trong toàn huyện.
Nông dân ở đây với bề dày kinh nghiệm khi tham gia sản xuất khoai lang từ
rất lâu, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu
thập số liệu. Đặc biệt diện tích trồng khoai lang tím nhiều và tập trung, nên