Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (gepimex 404)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.63 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN TUẤN VŨ

AAAPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦAAAA
AAAAACÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNAAAAA
HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 (GEPIMEX 404)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH TOÀN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

2014


AAPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆMAA
HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 (GEPIMEX 404)
Nguyễn Tuấn Vũ(1), Nguyễn Thị Kim Quyên(2) và Nguyễn Thanh Toàn (2)

ABSTRACT
In order to analyze and evaluate the real situation of finance of 404 seafood two members limited
liability company stage 2011 - 2013, this research was carried out from August 2014 to November
2014 on basis using comparative method and ratio method to make remarks on fluctuation of
financial standard at the same time quantitative analysis relationship between financial ratio and
the effect of using capital through Dupont model. The results show that in accounts payable
structure is short-term debt as item occupies density relatively high (to spend three-year activities,
the average occupies approximately 62,9 percents) and this is also specific in capital structure of


firm, possessive owner capital is varying according to a tendency to decrease (from 90.772
millions dong year 2011 remaining 70.711 millions dong year 2013) but with the vivacious policy
of mobilizing capital has already made firm’s total source of capital which adjust according to a
tendency to increase (average approximately 0,40 percent/year). On the other hand, financial
ratios though have the decline of sign but value still gets a level which can be accepted. Besides,
the results derived from Dupont model reveal that Return on Equity (ROE) of firm is affected by
three main factors, those are Return on Sales (ROS), total assets turnover and financial lever.
Keywords: Financial situation, the effect of using capital, 404 seafood company
Title: Analyzing financial situation of 404 seafood two members limited liability company
(GEPIMEX 404)
TÓM TẮT
Nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên Hải sản 404 giai đoạn 2011 - 2013, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng
8/2014 đến tháng 11/2014 trên cơ sở sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ số để đưa ra
những nhận xét về sự biến động của các chỉ tiêu tài chính đồng thời phân tích định lượng mối quan
hệ giữa các tỷ số tài chính với hiệu quả sử dụng vốn thông qua mô hình Dupont. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối cao
(qua ba năm hoạt động bình quân chiếm khoảng 62,9%) và đây cũng là đặc trưng trong cấu trúc
nguồn vốn của Công ty, vốn chủ sở hữu đang có sự biến động theo chiều hướng giảm (từ 90.772
triệu đồng năm 2011 còn 70.711 triệu đồng năm 2013) nhưng với sự linh động trong chính sách
huy động vốn đã làm cho tổng nguồn vốn của Công ty có sự điều chỉnh theo hướng gia tăng (bình
quân khoảng 0,40%/năm). Mặc khác, các tỷ số tài chính tuy có dấu hiệu suy giảm nhưng giá trị đạt
được vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Ngoài ra, kết quả phân tích bằng mô hình Dupont còn chỉ
ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố
chính đó là suất sinh lời trên doanh thu (ROS), số vòng quay tổng tài sản và tỷ số đòn bẩy tài
chính.
Từ khóa: Tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, Công ty Hải sản 404

1


Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Email:
2
Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
1

1


1 GIỚI THIỆU
Thủy sản (TS) là một trong những thế mạnh của nước ta và đã được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục TS, giá trị sản xuất ngành TS giai đoạn 2011 - 2013 đạt mức tăng trưởng
bình quân 4,85%/năm (Thu Hiền, 2014). Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu TS cũng đã có những
bước tiến đáng kể và tăng trưởng qua từng năm, đạt giá trị 6,72 tỷ USD năm 2013 (Tạ Hà, 2014).
Đóng góp vào sự thành công này không thể không kể đến vai trò của các công ty chế biến TS xuất
khẩu (CBTSXK).
Hướng đến những giai đoạn phát triển trong tương lai, theo những cam kết khi gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam trở nên mở hơn (Nguyễn Thị Ngân và ctv., 2013), hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế đã và đang mở ra những cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều
thách thức (Trương Đông Lộc và Trần Văn Tâm, 2013) đối với ngành CBTSXK. Chính sự hòa
nhập này đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn, cạnh
tranh ngày càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải thật sự nỗ lực, tìm cách phát
huy điểm mạnh, khắc phục những yếu kém còn tồn tại để có thể đứng vững và phát triển trong môi
trường đầy tiềm năng này. Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế của DN trên thương
trường là việc khẳng định thế mạnh về khả năng tài chính của mình. Nếu không có tiềm lực tài
chính đủ mạnh, DN sẽ mất khả năng thanh toán, thậm chí có thể đi đến phá sản (Lê Khương Ninh
và Lê Thị Thu Diềm, 2012).
Theo mục tiêu chiến lược phát triển ngành TS, phấn đấu đến năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 8 - 10%/năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 8 - 9 tỷ USD/năm. Để đạt được mục tiêu trên, các

DN CBTSXK phải có tình hình tài chính (THTC) lành mạnh và hoạt động có hiệu quả (Nguyễn
Thị Cành và Nguyễn Thành Cường, 2013). Tuy nhiên, với tình hình hiện tại vẫn còn nhiều khó
khăn, tiềm ẩn nhiều bất ổn, các DN CBTSXK đang phải đối mặt với rủi ro phá sản rất cao (Nguyễn
Thành Cường và Phạm Thế Anh, 2010). Trong bối cảnh đó, để tìm ra biện pháp thích hợp thì việc
phân tích tài chính DN là điều rất cần thiết.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên (HTV) Hải sản 404 là một trong những đơn
vị kinh tế có kim ngạch xuất khẩu TS lớn tại thành phố Cần Thơ (TPCT). Hằng năm, Công ty đã
góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. Song, là một Công ty đang hoạt
động trong lĩnh vực CBTSXK, do đó cũng không thể tránh khỏi những vấn đề khó khăn tương tự
như những DN khác cùng ngành. Chính vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực
của việc phân tích tài chính nên đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên Hải sản 404 (GEPIMEX 404)” được tiến hành thực hiện với mục đích
phân tích và đánh giá thực trạng THTC của Công ty, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm
góp phần cải thiện hoạt động tài chính tại DN trong những năm tiếp theo.
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Mô tả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) tại công ty TNHH HTV Hải sản 404;
- Phân tích cấu trúc nguồn vốn, khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn cũng như xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua giai đoạn ba năm;
- Đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính cũng
như giúp hoạt động SXKD của Công ty ngày càng thuận lợi và ổn định hơn.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ báo cáo tài
chính tại phòng Kế toán của Công ty trong ba năm (2011, 2012 và 2013). Bên cạnh đó, số liệu sơ
cấp còn được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo Công ty (Giám đốc, Phó giám
đốc và Kiểm soát viên), Kế toán trưởng cùng nhân viên của phòng Kế toán bằng những câu hỏi cụ
thể có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2



Các thông tin thứ cấp khác về lĩnh vực TS, tài chính - tiền tệ, DN… được thu thập có chọn lọc và
tổng hợp từ trang thông tin điện tử của Tổng cục TS, các Sở ban ngành liên quan, báo cáo hàng
năm của ngành TS và nông nghiệp, ấn phẩm nghiên cứu khoa học, các tạp chí chuyên ngành (kinh
tế, thương mại, TS), giáo trình, các đề tài/luận văn cùng các tài liệu tham khảo khác.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong nghiên cứu này, phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối được sử dụng cùng với việc
quan sát trực quan bằng biểu bảng, hình vẽ, phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp suy luận
để đánh giá thực trạng tài chính (cấu trúc nguồn vốn, khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng
vốn) tại Công ty. Đồng thời vận dụng mô hình Dupont kết hợp phương pháp thay thế liên hoàn với
mục đích xác định các yếu tố chính có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Phương pháp
phân tích ma trận SWOT được sử dụng giúp nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức về tài chính của Công ty, qua đó đề xuất các biện pháp khắc phục. Tất cả các dữ liệu
phân tích đều được phần mềm Microsoft Office Excel 2007 hỗ trợ thực hiện.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mô tả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên Hải sản 404
3.1.1 Đặc điểm hoạt động và kinh doanh
Công ty TNHH HTV Hải sản 404 (tên giao dịch quốc tế: GEPIMEX 404) là một DN Nhà nước
trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tiền thân là xưởng chế biến 404 được thành lập vào ngày 12 tháng 8
năm 1977 và là đơn vị duy nhất của Quân khu IX thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chế biến thủy hải
sản xuất khẩu. Hiện tại, Công ty đang hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con với tổng
số vốn điều lệ là 83.904 triệu đồng, trong đó 70% số vốn góp của công ty mẹ - công ty TNHH một
thành viên 622 và 30% số vốn góp còn lại của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) TS Phương
Lan.
- Hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: (i) Nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; (ii) XNK
thủy hải sản; (iii) XNK thiết bị, vật tư phục vụ SXKD; (iv) Dịch vụ vận tải thủy bộ và kinh
doanh kho lạnh; (v) Kinh doanh TS; (vi) XNK sắt thép, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
và SXKD bao bì.
- Tổng số cán bộ - công nhân viên khoảng 700 người.

3.1.2 Mô tả khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Cũng như những DN khác, GEPIMEX 404 luôn lấy lợi ích khách hàng làm mục tiêu hàng đầu. Bên
cạnh đó, Công ty luôn nỗ lực tìm ra những biện pháp tích cực nhằm duy trì sự ổn định đầu vào đầu ra cũng như phát huy những tiềm năng sẵn có để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả tốt.
Nguồn lợi nhuận của Công ty được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ,
không có sự ảnh hưởng đáng kể đến tổng lợi nhuận chung của Công ty.
Bảng 1: Khái quát doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu
- Tổng doanh thu
- Tổng chi phí
- Tổng lợi nhuận trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

413.158 409.905 350.553
408.670 405.913 347.510
4.488
3.992
3.043
3.703
3.225

2.339

Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 2012
Chênh lệch 2013
so với 2011
so với 2012
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối (%)
đối
đối (%)
(3.253)
(0,79) (59.352)
(14,5)
(2.757)
(0,67) (58.403)
(14,4)
(496)
(11,1)
(949)
(23,8)
(478)
(12,9)
(886)
(27,5)


Bảng 1 cho thấy, kết quả kinh doanh của Công ty trong ba năm trở lại đây không được thuận lợi
cho lắm, nhìn chung tình hình doanh thu và lợi nhuận sau thuế có sự biến động theo xu hướng giảm
3


dần qua các năm. Cụ thể, tổng doanh thu của Công ty năm 2012 có sự sụt giảm, doanh thu đạt
409.905 triệu đồng, giảm 0,79% (tương ứng với 3.253 triệu đồng) so với năm 2011 và theo nhận
định của nhiều chuyên gia thì hầu hết các công ty TS đều ghi nhận mức doanh thu sụt giảm tại thời
điểm này. Năm 2013 tiếp tục dấu hiệu suy giảm, tổng doanh thu của Công ty chỉ đạt 350.553 triệu
đồng, so với cùng kỳ 2012 giảm 14,5%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong những
năm qua, tình hình xuất khẩu TS của Việt Nam nói chung và của các DN CBTSXK nói riêng phải
liên tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đến từ các rào cản thương mại của các trị trường
truyền thống cũng như những biến động kinh tế thế giới khó lường gây ảnh hưởng đến xu hướng
tiêu dùng TS (Lộc Hà, 2013). Cũng chính vì điều đó mà Công ty đã chủ động cắt giảm các khoản
chi phí như chi phí bán hàng, chi phí tài chính và phần lớn là chi phí quản lý DN nhằm mục đích
tiết kiệm các khoản chi và để đảm bảo thu được lợi nhuận trong tình hình khó khăn chung, nên
tổng chi phí năm 2012 giảm 2.757 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,67%. Và
trong năm 2013, Công ty tiếp tục cắt giảm thêm các khoản chi phí sản xuất làm cho tổng chi phí
giảm 14,4% so với năm 2012. Mặc dù Công ty đã giảm bớt các khoản chi phí nhưng hoạt động
xuất khẩu lại không mấy khả quan, lợi nhuận Công ty giảm xuống đáng kể và đang có chiều hướng
giảm mạnh hơn. Điển hình như năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 3.225 triệu đồng,
giảm một lượng 478 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 12,9%. Đến năm 2013, lợi
nhuận của Công ty lại giảm 886 triệu đồng, tức giảm tới 27,5% so với kết quả năm 2012, chủ yếu
là do sản lượng bán ra giảm dẫn đến doanh thu giảm theo và từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận
chung của Công ty.
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 có thể thấy, năm
2011 là năm kinh doanh hiệu quả nhất, nhưng bắt đầu từ năm 2012 đến năm 2013, các chỉ tiêu về
doanh thu và lợi nhuận có sự sụt giảm mạnh so với năm 2011, cho thấy hoạt động kinh doanh
không đạt được hiệu quả do tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đây cũng là khó
khăn chung của các DN TS trong ngành. Mặc khác, doanh thu và chi phí của Công ty luôn ở mức

cao nhưng lợi nhuận thu được là rất thấp so với doanh thu và chi phí bỏ ra, mặc dù lợi nhuận có
giảm nhưng Công ty vẫn đảm bảo SXKD có lời. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần phải có
các chính sách hợp lý cũng như đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình hoạt
động kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn.
3.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2011 - 2013
3.2.1 Cấu trúc nguồn vốn và khả năng huy động vốn
Theo Nguyễn Thành Cường (2008), cấu trúc nguồn vốn phản ánh cơ cấu tỷ lệ của các loại nguồn
vốn hình thành nên vốn hoạt động của DN. Và dựa vào các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn, DN có
thể biết được cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có, đồng thời quan hệ kết
cấu này giúp đánh giá tính tự chủ về mặt tài chính của DN. DN có thể huy động vốn cho nhu cầu
kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể quy về hai nguồn chính là nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu (CSH).
Nợ phải trả thể hiện số vốn mà Công ty có khả năng huy động từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt
động SXKD và có sự biến đổi qua từng năm. Năm 2012, nợ phải trả tăng 44.648 triệu đồng về
lượng và 36,6% về giá trị so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013, nợ phải trả của Công ty lại giảm
xuống còn 141.041 triệu đồng, so với năm 2012 tức giảm 15,3%. Qua đó có thể thấy, nợ phải trả có
sự tăng giảm không ổn định, mặc dù trong giai đoạn 2012 - 2013 đã được cải thiện nhưng tỷ trọng
nợ phải trả vẫn chiếm rất cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn (Phụ lục 1). Toàn bộ khoản nợ phải trả
của Công ty được chia thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn.
Nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng
ngày càng tăng qua các năm, điều này là hoàn toàn hợp lý khi Nguyễn Thành Cường (2008) cho
rằng hầu hết các công ty CBTSXK đều sử dụng nợ ngắn hạn là chủ yếu. Và theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thành Cường (2013) thì đây là đặc trưng cấu trúc vốn của các DN
ngành CBTSXK vì các DN thường vay nợ ngắn hạn để mua các yếu tố đầu vào đáp ứng cho nhu
cầu gia tăng sản xuất mà chủ yếu là nguyên vật liệu chế biến. Nợ ngắn hạn năm 2011 của Công ty
là 117.350 triệu đồng, năm 2012 nợ ngắn hạn tăng 48.936 triệu đồng (tương đương 41,7%) so với
năm 2011 và so với năm 2012 thì nợ ngắn hạn năm 2013 giảm 19,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
4



đến tình trạng nợ ngắn hạn có sự tăng giảm như vậy là do ba chỉ tiêu vay ngắn hạn, phải trả cho
người bán và phải trả nội bộ thay đổi theo từng năm. Ngoài ra, các khoản nợ còn lại cũng có sự
thay đổi giá trị qua ba năm, tuy chiếm tỷ trọng không lớn so với tổng nguồn vốn nhưng nó cũng
góp phần làm cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên.
Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn nhưng
đây lại là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho Công ty trong việc đầu tư vào tài sản cố định. Nợ dài
hạn trong ba năm 2011, 2012, 2013 lần lượt chiếm tỷ trọng 2,17%, 0,14% và 3,17% trong cơ cấu
tổng nguồn vốn. Năm 2012 do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp hạn mức tín dụng đối với các Ngân
hàng thương mại nên hạn mức cho vay của Ngân hàng đối với Công ty có phần giảm hơn trước,
mặc khác trong thời gian này, Công ty chỉ đầu tư ít vào tài sản cố định nên đã chủ động cắt giảm
khoản nợ vay này nhằm giảm bớt gánh nặng lãi phải trả cho Ngân hàng. Cũng chính vì lý do đó mà
quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Công ty năm 2012 có số dư 29 triệu đồng. Đến năm 2013
do phải đầu tư để trang bị thêm một băng chuyền I.Q.F phục vụ sản xuất nên Công ty phải huy
động thêm 6.416 triệu đồng từ phía Ngân hàng vì nguồn vốn hiện tại của Công ty không đủ và còn
phải dùng để đầu tư vào nhiều việc khác.
Nhìn chung, vốn CSH của Công ty có chiều hướng giảm, nguyên nhân là do hằng năm Công ty
phải kết chuyển vốn liên doanh với công ty TNHH Total Gas để nộp về công ty mẹ quản lý. Mặc
khác, do tốc độ tăng vốn huy động cao hơn tốc độ tăng vốn CSH nên tỷ trọng vốn CSH trong tổng
nguồn vốn có xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong năm 2013, vốn CSH có tăng lên nhưng mức tăng
rất thấp, chỉ tăng 0,01% so với năm 2012. Mai Văn Nam (2013) cho rằng việc để tỷ lệ nợ cao hơn
vốn CSH sẽ làm tăng mức độ rủi ro trong kinh doanh cũng như làm cho cán cân thanh toán của
công ty mất thăng bằng và điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực cạnh tranh của DN.
Trong những năm qua, vốn đầu tư của CSH giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty,
bên cạnh đó Công ty còn hoạt động nhờ vào nguồn vốn góp từ thành viên thứ 2 (vốn khác của
CSH) và các nguồn quỹ DN. Qua bảng số liệu ở Phụ lục 1 có thể thấy, vốn đầu tư của CSH giai
đoạn 2011 - 2012 giảm 23.102 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 33,3% là do thành viên thứ 2 chưa
góp đủ số vốn vào vốn điều lệ của Công ty. Bước sang năm 2013, với sự đôn đốc và nhắc nhở từ
phía Công ty, thành viên thứ 2 đã góp đủ số vốn theo như ký kết trong hợp đồng và chốt lại số vốn
góp này nên vốn đầu tư của CSH cũng như vốn khác của CSH không tăng lên nữa, đạt giá trị ổn
định so với năm 2012. Song song đó, các nguồn quỹ DN có chiều hướng tăng do Công ty làm ăn có

lời và việc gia tăng các loại quỹ này thể hiện tích lũy từ nội bộ của Công ty tăng lên, đó là một tín
hiệu đáng mừng nhưng mức tăng này quá nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể đến sự biến động vốn của
CSH.
Nói tóm lại, trong ba năm qua, tổng nguồn vốn của Công ty có sự điều chỉnh theo hướng gia tăng
nhưng với tốc độ khiêm tốn, bình quân ở mức thấp chỉ 0,40%/năm là do tác động của việc gia tăng
các khoản nợ tín dụng mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng nhiều vào năm 2012, giảm
nhẹ vào năm 2013 và ngược lại nợ dài hạn giảm mạnh vào năm 2012, tăng nhanh trong năm 2013.
Xuất phát điểm của sự thay đổi này chủ yếu là do năm 2012 được Công ty xác định là năm mở
rộng quy mô và gia tăng hoạt động sản xuất còn năm 2013, Công ty chỉ tập trung đầu tư vào cơ sở
vật chất. Qua đó có thể thấy sự linh động trong chính sách huy động vốn của Công ty, Công ty
không huy động quá dàn trải các khoản nợ bởi lẽ nếu như vay quá nhiều nợ thì sẽ dẫn đến tình
trạng mất khả năng chi trả cũng như ảnh hưởng tới uy tín của Công ty trên thị trường. Về mặt kết
cấu nguồn vốn cũng ghi nhận có sự thay đổi qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ vốn CSH trong tổng
nguồn vốn của Công ty vẫn còn thấp và đặc biệt trong năm 2012, nợ phải trả chiếm tới 70,2% trong
cơ cấu tổng nguồn vốn, cho nên Công ty cần phải xem xét để giảm bớt các khoản nợ phải trả và có
biện pháp huy động nguồn vốn hợp lý hơn. Như vậy, việc phụ thuộc quá nhiều vào nợ sẽ gây bất
lợi cho Công ty, tăng nguồn vốn CSH sẽ làm tăng khả năng tự chủ về tài chính cũng như tính chủ
động trong kinh doanh.
3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn thông qua các tỷ số tài chính
Hiệu quả sử dụng vốn không những là thước đo đánh giá năng lực quản trị của nhà quản lý DN mà
còn là chỉ tiêu nhận được sự quan tâm đặc biệt từ CSH nguồn vốn. Để tiến hành hoạt động SXKD,
các DN cần phải có một lượng vốn nhất định và yêu cầu đặt ra là với số vốn huy động được, DN
5


phải sử dụng sao cho có hiệu quả. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động tài chính gắn chặt với hiệu
quả sử dụng vốn, có nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt
động tài chính. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty thì cần phải tiến hành phân tích các chỉ số tài chính.
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Đơn vị
Chỉ tiêu
Giá
TB
TB
TB
tính
Giá trị
Giá trị
trị
ngành*
ngành*
ngành*
- Hệ số thanh toán tổng quát (Hk)
lần
1,74
1,76
1,42
1,69
1,49
1,60
- Hệ số thanh toán hiện hành (Rc)
lần
1,03
1,28
0,99
1,22

0,98
1,20
- Hệ số thanh toán nhanh (Rq)
lần
0,56
0,71
0,55
0,59
0,54
0,62
- Hệ số thanh toán vốn lưu động
lần
0,01
0,02
0,04
- Vòng quay vốn CSH
lần
4,66
5,01
4,85
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
%
0,90
5,02
0,80
4,09
0,68
3,18
thu (ROS)
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài

%
1,73
8,00
1,42
3,00
1,05
3,00
sản (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
%
4,21
20,0
3,98
9,00
3,32
9,00
(ROE)
Ghi chú: * Tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu của cophieu68.com

Khả năng thanh toán là một trong những tiêu chí giúp đánh giá mức độ lành mạnh về tài chính của
DN. Công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải có khả năng thanh toán các khoản nợ
khi đến hạn. Nếu DN có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả nợ thì cũng có nghĩa là THTC của
DN khả quan và ngược lại. Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của Công ty trong ba năm được
trình bày chi tiết ở Bảng 2.
- Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty được thể hiện qua chỉ tiêu Hk. Qua quan sát có thể
thấy, chỉ tiêu này trong suốt giai đoạn 2011 - 2013 đều lớn hơn 1 và qua từng năm có sự biến
động, cao nhất ở năm 2011 (1,74 lần) và thấp nhất ở năm 2012 (1,42 lần). Theo Nguyễn Năng
Phúc (2008), khi Hk ≥ 1 chứng tỏ DN có đủ khả năng thanh toán. Như vậy, hệ số thanh toán
tổng quát của Công ty mặc dù có biến động lên xuống nhưng vẫn đảm bảo giữ được ở mức khá
cao và đây cũng là nhân tố cơ bản góp phần ổn định tài chính Công ty, tuy có thấp hơn so với

các DN khác trong cùng ngành nhưng mức chênh lệnh cũng không quá nhiều.
- Khả năng thanh toán hiện hành là chỉ tiêu đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của Công ty. Nhìn chung, Rc của GEPIMEX 404 thấp hơn chỉ
số thanh toán hiện hành của các DN CBTSXK khác từ 0,22 đến 0,25 lần và có xu hướng giảm
qua các năm. Hệ số này năm 2011 là 1,03 lần, năm 2012 giảm còn 0,99 lần (tức giảm 3,88% so
với cùng kỳ) và tiếp tục giảm xuống còn 0,98 lần ở năm 2013, sở dĩ như vậy là do các khoản nợ
ngắn hạn để bổ sung vào vốn lưu động của Công ty đang dịch chuyển theo hướng tăng. Điều
này có nghĩa là DN không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp
đáo hạn.
- Trong số các tài sản ngắn hạn của Công ty thì hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất.
Ngoài ra, hàng tồn kho chỉ được sử dụng để sản xuất và bán chứ không phải dùng để trả nợ.
Chính vì thế, để biết được chính xác hơn về khả năng thanh toán của Công ty thì cần phải trừ ra
một lượng hàng tồn kho. Qua ba năm, Rq của Công ty đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy giá trị
tài sản có tính thanh khoản nhanh của Công ty không đủ khả năng đảm bảo thanh toán ngay các
món nợ ngắn hạn và Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như các chủ nợ đến đòi nợ cùng một
lúc. Bên cạnh đó, tỷ số hiện hành của Công ty ở mức tương đối nhưng tỷ số thanh toán nhanh lại
thấp như vậy, chứng tỏ hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác đang chiếm tỷ
trọng khá cao trong tài sản ngắn hạn. Đây có thể xem như một dấu hiệu không mấy khả quan
trong vấn đề thanh khoản của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa
chỉ tiêu này trong những năm tiếp theo.
6


- Từ kết quả tính toán trên đã phần nào thấy được lượng vốn bằng tiền hiện chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ so với các khoản mục khác trong tài sản lưu động của Công ty. Hệ số thanh toán vốn lưu
động của Công ty năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 0,01, 0,02 và 0,04 lần. Bình quân thì cứ 1
đồng nợ thì chỉ có 0,02 đồng tiền và các khoản tương đương đảm bảo. Theo Lê Xuân Sinh và
ctv. (2012) thì hệ số này giao động ở mức từ 0,05 đến 0,07 là hợp lý, tuy nhiên cả ba năm qua,
hệ số thanh toán của GEPIMEX 404 mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn nhỏ hơn giới hạn trên,
từ đó có thể đi đến kết luận DN hiện đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu SXKD và

thanh toán công nợ đến hạn. Cho nên trong tương lai, DN cần phải nâng mức dự trữ tiền mặt lên
và giảm dần phần nợ phải trả trong ngắn hạn để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán.
Năm 2012, doanh thu thu được từ việc sử dụng vốn CSH của Công ty đã có dấu hiệu khởi sắc, từ
4,66 đồng năm 2011 đã tăng lên 5,01 đồng năm 2012, có nghĩa là nếu xét trên 1 đồng vốn CSH mà
Công ty bỏ ra trong thời điểm này thì sẽ tạo ra 5,01 đồng doanh thu thuần, tức tăng 7,51% so với
năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013, lại có một sự chuyển biến ngược lại, vòng quay vốn CSH
của Công ty giảm xuống chỉ còn 4,85 vòng, đồng nghĩa với việc chỉ thu được 4,85 đồng doanh thu
thuần trên 1 đồng vốn CSH bỏ ra, giảm mất 0,16 đồng tương ứng giảm 3,19% so với cùng kỳ năm
2012, xuất phát từ nguyên nhân tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của vốn
CSH bình quân nên dẫn đến tình trạng này. Như vậy, sự tăng giảm không ổn định qua các năm của
vòng quay vốn CSH cho thấy Công ty chưa sử dụng vốn CSH có hiệu quả, điều này sẽ gây ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động SXKD của Công ty.
Trên một khía cạnh khác, hiệu quả sử dụng vốn còn phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN, hiệu
quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Trong nghiên cứu này, để
đo lường hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty, ba chỉ tiêu được sử dụng đó là tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH.
4.50%
4.00%
3.50%
3.00%
2.50%
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%

ROS
ROA
ROE


2011

2012

2013

Hình 1: ROS, ROA và ROE giai đoạn 2011 - 2013 của Công ty
- Đường biểu thị ROS ở Hình 1 đã chỉ ra rằng từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu của Công ty liên tiếp sụt giảm và nếu so sánh với mặt bằng chung của toàn ngành thì
tỷ số này ở mức rất thấp. Một cách cụ thể, ROS trung bình của Công ty qua cả ba năm hoạt
động là 0,79% có nghĩa là bình quân cứ 100 đồng doanh thu tạo ra sẽ mang lại cho Công ty 0,79
đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này cho thấy, trong những năm vừa qua, khả năng sinh lợi của
Công ty chưa tốt, phần lợi nhuận mà Công ty thu về là rất nhỏ so với tổng doanh thu, chứng tỏ
hoạt động SXKD của đơn vị ngày càng kém hiệu quả.
- Tương tự như ROS, chỉ tiêu ROA của Công ty cũng đang có khuynh hướng suy giảm theo thời
gian do tình hình kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn và lợi nhuận ròng thu được giảm
mạnh. Biểu hiện là nếu như trong năm 2011, cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra để đầu tư thì
đem lại 1,73 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2012, chỉ số này giảm xuống còn 1,42% tức là
lợi nhuận ròng sinh ra từ tổng tài sản của Công ty lúc này chỉ còn 1,42 đồng trên 100 đồng,
giảm 17,9% so với năm 2011 và tỷ suất này năm 2013 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,05% (thấp
nhất trong ba năm), chủ yếu là do tổng tài sản tăng nhanh nhưng lợi nhuận thu được lại giảm
7


mạnh. Rõ ràng biểu hiện này cho thấy tài sản của Công ty đang được sử dụng có dấu hiệu mất
đi tính hiệu quả, tuy nhiên nếu so sánh với ROS thì độ lệch của ROA giữa Công ty và trung
bình ngành ngày càng thu hẹp dần.
- Nhìn vào Hình 1 có thể thấy, ROE của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 có cùng biểu hiện
thay đổi theo hướng giảm dần giống như ROS và ROA. Chẳng hạn như trong năm 2012, nếu bỏ

ra 100 đồng vốn CSH đầu tư vào sản xuất thì Công ty sẽ nhận về 3,98 đồng lợi nhuận, thấp hơn
0,23 đồng so với việc đầu tư vào cùng kỳ 2011, tiếp đến năm 2013, lợi nhuận này chỉ còn ở mức
3,32 đồng, nghĩa là đã giảm 0,66 đồng tương ứng giảm 16,6% so với năm 2012. Tỷ số này của
Công ty đạt được quá thấp và thấp hơn nhiều lần nếu so với ROE của ngành, điều này có thể
làm cho các nhà đầu tư thận trọng hơn trong quá trình đầu tư vào DN bởi lẽ mức lợi nhuận đạt
được từ hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời không cao. Vì vậy, Công ty cần có những biện
pháp tích cực để nhanh chóng phát huy hiệu quả tài sản mới đầu tư đồng thời hạn chế các khoản
vay nợ trong ngắn hạn để làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng lên.
3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, một DN có hiệu quả tài chính cao thì sẽ
có điều kiện tăng trưởng. Nghiên cứu hiệu quả tài chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn)
nhằm đánh giá sự tăng trưởng giá trị DN thông qua chỉ tiêu ROE. ROE càng cao chứng tỏ DN sử
dụng vốn CSH hiệu quả và góp phần làm gia tăng giá trị DN. Ngược lại, nếu ROE thấp thì DN sẽ
gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư đồng thời làm cho giá trị DN suy giảm. Qua việc xem
xét sơ đồ phân tích Dupont ở Hình 2 có thể nhận thấy ROE của Công ty có chiều hướng giảm qua
các năm và chịu tác động bởi hai yếu tố đó là ROA và đòn bẩy tài chính. Trong đó, ROA biến động
là do ảnh hưởng của ROS và vòng quay tổng tài sản. Và như vậy, để có được cái nhìn tổng quan về
“bức tranh toàn cảnh” THTC của Công ty thì cần phải xem xét mức độ tác động của các nhân tố
ROS, số vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy kinh tế đến khả năng sinh lời vốn CSH của Công ty.
Có thể khái quát mối quan hệ của các nhân tố này thông qua phương trình kinh tế dưới đây với quy
ước a là ROS, số vòng quay tổng tài sản là b và c đại diện cho đòn bẩy tài chính:
ROE = a x b x c
Gọi Q11 là ROE năm 2011, Q12 là ROE năm 2012 và Q13 là ROE năm 2013.
- Giai đoạn 2011 - 2012:
Chênh lệch ROE giữa năm 2012 và năm 2011 là:
∆Q = Q12 – Q11 = a12 x b12 x c12 – a11 x b11 x c11 = 3,98 – 4,21 = -0,23%
Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
ROS: ∆a = a12 x b11 x c11 – a11 x b11 x c11 = 3,60 – 4,21 = -0,61%.
Vòng quay tổng tài sản: ∆b = a12 x b12 x c11 – a12 x b11 x c11 = 3,20 – 3,60 = -0,40%.
Đòn bẩy tài chính: ∆c = a12 x b12 x c12 – a12 x b12 x c11 = 3,98 – 3,20 = 0,78%.

Như vậy, ROE năm 2012 giảm 0,23% so với năm 2011 là do:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,10% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH năm 2012
so với năm 2011 giảm 0,61%.
Số vòng quay tổng tài sản giảm 0,21 lần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH năm 2012 so
với năm 2011 giảm 0,40%.
Đòn bẩy tài chính tăng 1,01 lần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH năm 2012 so với năm
2011 tăng 0,78%.
- Giai đoạn 2012 - 2013:
Chênh lệch ROE giữa năm 2013 và năm 2012 là:
∆Q = Q13 – Q12 = a13 x b13 x c13 – a12 x b12 x c12 = 3,32 – 3,98 = -0,66%
8


Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
ROS: ∆a = a13 x b12 x c12 – a12 x b12 x c12 = 3,90 – 3,98 = -0,08%.
Vòng quay tổng tài sản: ∆b = a13 x b13 x c12 – a13 x b12 x c12 = 3,71 – 3,90 = -0,19%.
Đòn bẩy tài chính: ∆c = a13 x b13 x c13 – a13 x b13 x c12 = 3,32 – 3,71 = -0,39%.
Như vậy, ROE năm 2013 giảm 0,66% so với năm 2012 là do:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,12% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH năm 2013
so với năm 2012 giảm 0,08%.
Số vòng quay tổng tài sản giảm 0,08 lần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH năm 2013 so
với năm 2012 giảm 0,19%.
Đòn bẩy tài chính giảm 0,37 lần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH năm 2013 so với năm
2012 giảm 0,39%.

2011
4,21

ROE (%)
2012

2013
3,98
3,32

2011
1,73

ROA (%)
2012
2013
1,42
1,05

x

Tổng tài sản/vốn CSH (lần)
2011
2012
2013
2,34
3,35
2,98

2011
0,90

ROS (%)
2012
2013
0,80

0,68

x

Vòng quay tổng tài sản (lần)
2011
2012
2013
1,92
1,71
1,63

Lợi nhuận ròng
Năm Triệu đồng
2011 3.703
2012 3.225
2013 2.339

:

Doanh thu thuần
Năm Triệu đồng
2011 409.583
2012 405.548
2013 343.048

Doanh thu thuần
Năm Triệu đồng
2011 409.583
2012 405.548

2013 343.048

:

Tổng tài sản
Năm Triệu đồng
2011 212.809
2012 236.666
2013 210.399

Hình 2: Sơ đồ Dupont về tình hình tài chính của Công ty
Như vậy, kết quả của quá trình phân tích trên đã chỉ ra rằng suất sinh lời trên doanh thu, số vòng
quay tổng tài sản và tỷ số đòn bẩy tài chính là những nhân tố chủ yếu tác động làm giảm tỷ suất lợi
nhuận trên vốn CSH của Công ty. Qua các năm, quan sát cũng có thể thấy được sự biến động của
ROE cao hơn so với ROA, tuy nhiên vẫn chưa được đánh giá ở mức thích hợp do giá trị đạt được
tương đối thấp, điều đó chứng tỏ việc Công ty sử dụng các nguồn lực tài chính chưa thật sự mang
lại hiệu quả. Mặc khác, đòn bẩy tài chính đang có khuynh hướng tăng dần với mức tăng bình quân
0,32 lần/năm trong khi doanh thu và lợi nhuận mang về chưa cao, từ đó tác động làm giảm mạnh
ROE. Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thành Cường (2013) cho rằng những nhân tố này có ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tài chính của các DN CBTSXK Việt Nam. Ngoài ra, nghiên
cứu của Nguyễn Thành Cường (2008) còn cho thấy các nhân tố khác như quy mô DN, ngành nghề
kinh doanh, cơ hội tăng trưởng và sự thay đổi về kỹ thuật - công nghệ cũng có tác động đến hiệu
quả sử dụng vốn.

9


3.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho Công ty
Thông qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như xác định những cơ hội và nguy cơ
có liên quan đến THTC của Công ty, trên cơ sở đó có thể tổng hợp lại và đưa ra bốn nhóm giải

pháp chiến lược SO, ST, WO, WT nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho Công ty (được trình bày
chi tiết ở Bảng 3).
Bảng 3: Ma trận SWOT về tình hình tài chính của Công ty

Cơ hội (O)
O1. Có mối quan hệ lâu dài với các
nhà cung cấp, Ngân hàng và khách
hàng.
O2. Mang những đặc điểm của loại
hình công ty TNHH HTV.
O3. Nhận được sự quan tâm, chỉ
đạo chặt chẽ của Đảng ủy Bộ tư
lệnh cũng như các chính sách hỗ trợ
vốn của Nhà nước.

Đe dọa (T)
T1. Hạn mức tín dụng của Ngân
hàng ngày càng thắt chặt.
T2. Định mức bảo lãnh tín dụng của
Quân khu còn hạn chế.
T3. Tình trạng thiếu hụt nguyên
liệu cho chế biến xuất khẩu.

Điểm mạnh (S)
S1. Được hỗ trợ vốn vay lãi suất
thấp từ Công ty mẹ.
S2. Tạo dựng được uy tín đối với
các đối tác và khách hàng.
S3. Chính sách huy động vốn linh
hoạt.

S4. Đội ngũ lãnh đạo và bộ máy kế
toán có trình độ chuyên môn cao.
Giải pháp 1 (Kết hợp S + O)
- S2 + O1 → Tiếp tục duy trì và đẩy
mạnh mối quan hệ với các đối tác
hiện có, mở rộng thêm các mối
quan hệ mới, không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm để tạo uy
tín cho Công ty.
- S1, S4 + O1 → Tăng cường công
tác nghiên cứu và áp dụng công
nghệ mới, đặc biệt là công nghệ
sinh học trong khâu sản xuất
nguyên liệu nhằm đa dạng hóa đối
tượng xuất khẩu.
- S2, S3 + O1, O2, O3 → Tăng
cường tìm kiếm và huy động thêm
nguồn vốn CSH bằng cách liên kết
cùng đầu tư.

Giải pháp 2 (Kết hợp S + T)
- S4 + T1, T3 → Nâng cao và dự
đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo
không thừa lượng nguyên vật liệu,
vật tư, hàng hóa…
- S1, S3, S4 + T3 → Liên kết với
các hộ nông dân để xây dựng vùng
nguyên liệu trọng điểm, song song
đó Công ty cần tạo lập dây chuyền
nuôi cá tra khép kín để đảm bảo đủ

nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
- S2, S3 + T1, T2 → Đẩy nhanh
tiến độ tiếp cận với các nguồn vốn
vay đến từ các Ngân hàng thương
mại nước ngoài.

Điểm yếu (W)
W1. Phụ thuộc quá nhiều vào vốn
vay Ngân hàng và vốn chiếm dụng
của nhà cung cấp.
W2. Năng lực hoạt động sau khi mở
rộng quy mô vẫn còn thấp hơn so
với các đối thủ.
W3. Khả năng kiểm soát và quản lý
THTC chưa tốt.
Giải pháp 3 (Kết hợp W + O)
- W2 + O1 → Nghiên cứu nắm bắt
thông tin về giá để đề ra chính sách
giá linh hoạt trong từng thời điểm
cũng như chủ động điều chỉnh giá
bán sản phẩm khi có sự biến động
nguyên liệu đầu vào.
- W2, W3 + O1 → Tận dụng tối đa
thị trường nội địa, đẩy mạnh quảng
cáo và tiếp thị bán hàng để tăng
doanh số tiêu thụ và giảm lượng
hàng tồn kho.
- W1 + O2 → Tăng cường khả năng
huy động vốn bằng cách đa dạng
các nguồn vốn huy động, thúc đẩy

huy động vốn từ nội bộ Công ty.
- W2, W3 + O1, O3 → Tổ chức lại
sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản
xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu
thụ.
Giải pháp 4 (Kết hợp W + T)
- W1 + T1 → Nhanh chóng thu hồi
các khoản nợ để đưa vốn vào
SXKD.
- W3 + T3 → Xây dựng kế hoạch
thu mua và tồn trữ nguyên liệu một
cách hợp lý.
- W2 + T1, T2, T3 → Giảm thiểu
tối đa thời gian thiệt hại trong sản
xuất.
- W2, W3 + T1, T2 → Lập lịch
trình theo dõi sự luân chuyển của
tiền mặt và xác định hợp lý lượng
tiền dự trữ.
- W1, W2, W3 + T1, T2 → Khai
thác sử dụng tối đa các tài sản hiện
hữu, tiến hành phân loại, xác định
và thanh lý ngay những tài sản cũ,
lạc hậu, không còn hoạt động.

4 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích THTC của công ty TNHH HTV Hải sản 404 giai đoạn 2011 - 2013 trên
từng góc độ khác nhau, có thể đưa ra những kết luận sau:
10



- Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn của Công ty bao gồm các khoản vay nợ (ngắn hạn, dài hạn) và vốn
của CSH. Tổng nguồn vốn qua các năm tuy có sự tăng nhẹ (tốc độ tăng bình quân mỗi năm ở
mức 0,40%) nhưng tỷ trọng của vốn CSH trong cơ cấu tổng nguồn vốn ngày càng giảm (trung
bình giảm với tốc độ khoảng 11,0%/năm), chứng tỏ tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động
SXKD chưa cao.
- Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty vẫn còn thấp và được biểu hiện thông qua các chỉ
tiêu về tài chính. Các tỷ số này nhìn chung đang có xu hướng giảm dần và thấp hơn so với các
DN khác kinh doanh cùng ngành. Các yếu tố như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, vòng quay tổng
tài sản và đòn bẩy tài chính là những nhân tố chủ yếu gây nên rủi ro và làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm, 2012. Khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp ở
thành phố Cần Thơ. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP.HCM. Số 76: 11-19.
Lê Xuân Sinh, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thanh Toàn và Phan Thị Ngọc Khuyên, 2012. Giáo
trình Quản trị doanh nghiệp thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 291 trang.
Lộc Hà, 2013. Xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều thách thức. truy cập ngày 29/10/2014.
Mai Văn Nam, 2013. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 27: 45-53.
Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
quốc dân. Hà Nội. 394 trang.
Nguyễn Thành Cường và Phạm Thế Anh, 2010. Đánh giá rủi ro phá sản của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Công
nghệ thủy sản. Số 02: 27-33.
Nguyễn Thành Cường, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản. Số 03: 54-59.
Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thành Cường, 2013. Tình hình tài chính và hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Đại học
Ngân hàng TP.HCM. Số 84: 19-28.
Nguyễn Thị Ngân, Hoàng Công Gia Khánh và Đặng Hoàng Xuân Huy, 2013. Đánh giá hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Đại học
Ngân hàng TP.HCM. Số 86: 16-21.
Tạ Hà, 2014. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2013 vượt xa mục tiêu 6,5 tỷ USD.
truy cập ngày 28/10/2014.
Thu Hiền, 2014. Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2014.
truy cập ngày 28/10/2014.
Trương Đông Lộc và Trần Văn Tâm, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính của các công ty lương thực
ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 27: 61-67.

11


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Năm 2011
Chỉ tiêu
Số tiền
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
- Vay nợ ngắn hạn
- Phải trả cho người bán
- Người mua trả tiền trước
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Phải trả người lao động
- Chi phí phải trả
- Phải trả nội bộ
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
- Vay nợ dài hạn

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn đầu tư của CSH
- Vốn khác của CSH
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khác thuộc vốn CSH
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

121.968
117.350
69.978
30.223
4.302
1.239
2.550
71
8.987
4.618
4.618
90.772
69.380
20.227
638
453
74
212.740

Năm 2012


Tỷ trọng
Số tiền
(%)
57,3 166.616
55,2 166.286
32,9 79.160
14,2 36.138
2,02
1.204
0,58
2.616
1,20
2.604
0,03
37
4,22 44.527
2,17
330
2,17
301
29
42,7 70.704
32,6 46.278
9,51 22.500
0,30
989
0,21
801
0,03
136

100 237.320

Năm 2013

Tỷ trọng
Số tiền
(%)
70,2 141.041
70,1 134.324
33,4 75.064
15,2 11.056
0,51
355
1,10
3.289
1,10
4.964
0,02
152
18,8 39.319
125
0,14
6.717
0,13
6.717
0,01
29,8 70.711
19,5 46.278
9,48 22.500
0,42

1.897
0,34
0,06
36
100 211.752

Tỷ trọng
(%)
66,6
63,4
35,4
5,22
0,17
1,55
2,34
0,07
18,6
0,06
3,17
3,17
33,4
21,9
10,6
0,90
0,02
100

Chênh lệch 2012 so
với 2011
Tuyệt

Tương
đối
đối (%)
44.648
36,6
48.936
41,7
9.182
13,1
5.915
19,6
(3.098)
(72,0)
1.377
111
54
2,12
(34)
(47,9)
35.540
395
(4.288)
(92,9)
(4.317)
(93,5)
29
(20.068)
(22,1)
(23.102)
(33,3)

2.273
11,2
351
55,0
348
76,8
62
83,8
24.580
11,6

Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 2013
so với 2012
Tuyệt
Tương
đối
đối (%)
(25.575)
(15,3)
(31.962)
(19,2)
(4.096)
(5,17)
(25.082)
(69,4)
(669)
(65,3)
673
25,7

2.360
90,6
115
311
(5.208)
(11,7)
125
6.387
1.935
6.416
2.132
7
0,01
0
0,00
0
0,00
999
111
(100)
(73,5)
(25.568)
(10,8)

12



×