Báo cáo chuyên đề:
TÍCH HP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY NGHỀ
NẤU ĂN
------oOo-----Giáo viên: Trương Thanh Nga
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt của môi trường đối với đời sống
con người. Bởi môi trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà
còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất,
đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường
hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bò ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy môi trường
cần được bảo vệ.
Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu, ở
nước ta đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành các cấp.
Ngày 11/05/2009 Bộ GD-ĐT có văn bản số 3857/BGDĐT-GDTrH qui đònh kể từ
năm học 2009-2010 tất cả các Sở GD-ĐT triển khai tích hợp nội dung giáo dục
BVMT đến tất cả các trường THCS và THPT của đòa phương, trong đó nhiệm vụ
trọng tâm là trang bò cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và BVMT
bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại
khóa.
Vì vậy cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy môn Nấu ăn
tôi cũng hướng dẫn cho học sinh một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường phù
hợp, gần gũi với đời sống hàng ngày của các em nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó có
học sinh. Tuy nhiên có nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ với
việc bảo vệ môi trường. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi cần giáo dục học sinh
biết cách bảo vệ môi trường trước hết là môi trường xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học tôi chắc rằng các giáo viên bộ môn khác đã đề cập
tới giáo dục BVMT. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn
mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi đối với thực tế đời sống hàng ngày. Trong khi
đó Nấu ăn là một môn kỹ thuật mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn vừa
có thể đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội
dung trong bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều
này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự
hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường
để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống từ
đó có những hành động cụ thể phù hợp thì trước hết cần đưa học sinh đến những
vấn đề gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em. Đối với môn Nấu ăn việc
giáo dục BVMT cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể
trong chương trình học.
2. Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm
bất cứ tư liệu nào trên mạng Internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ
môi trường nói riêng. Cách thông dụng nhất để tìm kiếm hình ảnh trên mạng là
vào trang web WWW.google.com.vn, gõ từ khóa liên quan đến chủ đề ta cần tìm.
Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp tôi đã tìm và lựa chọn những hình ảnh
sinh động, ấn tượng và phù hợp với yêu cầu để đưa vào bài giảng.
3. Sử dụng máy chiếu để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan
của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp
kiến thức, kỹ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề
về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến
những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Chuẩn bò nội dung trước mỗi bài dạy.
Trước hết tôi tìm hiểu vấn đề tích hợp, chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết
thực và sát với nội dung bài học.
Vd: Ở từng bài học hoặc món ăn tôi chọn chủ đề; sử dụng nguồn nhiên liệu; thảm
họa môi trường và biện pháp khắc phục. Đối với mỗi nội dung cần tích hợp tôi có
thể yêu cầu học sinh:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
+ Tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc tôi đưa ra để học sinh tìm
hiểu.
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em..
2. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp.
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một
mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghóa, mặt khác nếu lựa chọn
không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bò đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức, ý
thức được điều này tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng các phương án tích hợp vừa đảm
bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
Sau đây tôi xin trình bày việc tích hợp bảo vệ môi trường trong một vài bài
trong dạy nghề nấu ăn.
* Bài 1: Bài mở đầu
- Vò trí tích hợp: I. m thực Việt Nam
- Nội dung tích hợp:
+ Con người phải có ý thức bảo vệ và phát triển đa dạng nguồn thực phẩm:
ngăn chặn khai thác, đánh bắt cạn kiệt nguồn thực phẩm có trong tự nhiên;
tích cực chăn nuôi, trồng trọt; tạo ra nhiều thực phẩm để chế biến được
nhiều món ăn phục vụ cho nhu cầu của con người.
* Bài 4 : Phương pháp lựa chọn các loại thực phẩm:
- Vò trí tích hợp: I.2/ Các chỉ tiêu đo lường chất lượng thực phẩm và II-III-IV…
- Nội dung tích hợp:
+ Khi chọn lựa thực phẩm dùng để chế biến món ăn cần chú ý sử dụng
những thực phẩm đạt các chỉ tiêu đo lường chất lượng thực phẩm là: dinh
dưỡng, cảm quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh tế.
+ Không đồng tình với những hành vi sản xuất hay sử dụng thực phẩm không
đảm bảo chất lượng như: thu hoạch rau quả không đúng thời gian cách li sau
khi phun thuốc trừ sâu; sử dụng thực phẩm bò ôi thiu; săn bắt, chuyên chở
hay buôn bán động vật quý hiếm làm thực phẩm là hành vi phạm pháp.
* Bài 5: Bài Phương pháp bảo quản các loại thực phẩm:
- Vò trí tích hợp: I. Bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp
II. Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp khác
- Nội dung tích hợp: Khi thực hiện các phương pháp bảo quản thực phẩm có những
tác động đến môi trường như:
+ Tiêu tốn nhiên liệu; khuếch tán mùi thực phẩm vào không khí.
+ Chọn giải pháp BVMT khi bảo quản thực phẩm hợp lý để tránh lãng phí
các nguồn năng lượng; bảo quản phương pháp vi sinh/ lên men cần tránh xa
nơi ở của con người; bảo quản bằng hóa chất cần sử dụng đúng loại cho
phép, đúng liều lượng…
* Bài 6-7: Yêu cầu và phương pháp sơ chế thực phẩm
- Vò trí tích hợp: Yêu cầu và các phương pháp sơ chế các loại thực phẩm.
- Nội dung tích hợp:
+ Phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
+ Phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của món ăn
+ Sản phẩm sau khi sơ chế phải được sử dụng để chế biến thành món ăn,
không vứt bỏ gây lãng phí nguyên liệu.
+ Sử dụng hợp lí nước sạch khi sơ chế
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành; phân loại rác thải
và đổ rác thải, nước thải ở nơi qui đònh.
+ Có các giải pháp tái sử dụng rác thải…
* Bài 8-9: Phương pháp pha thái, cắt tỉa thực phẩm
- Vò trí tích hợp: Phương pháp cắt tỉa hình tượng phẳng và hình tượng khối; ứng
dụng trang trí món ăn.
- Nội dung tích hợp:
+ Tăng tính thẩm mó của món ăn góp phần làm cho môi trường ăn uống văn
minh, lòch sự.
+ Dễ mất vệ sinh thực phẩm trong quá trình cắt tỉa.
+ Thải ra môi trường những thực phẩm loại bỏ khi cắt tỉa.
+ Đảm bảo vệ sinh nơi thực hành, đổ rác thải đúng nơi qui đònh…
* Bài 10: Đại cương về các phương pháp chế biến
- Vò trí tích hợp: II. Phương pháp chế biến nhiệt
- Nội dung tích hợp:
+ Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nhiên liệu
+ Hạn chế sự bay hơi của thực phẩm; khi sử dụng nhiên liệu sẽ thải ra môi
trường không khí mùi của thực phẩm, hơi nước, chất béo trong quá trình làm
chín; các nhiên liệu như: than đá, than mùn, củi, rơm, dầu lửa, trấu… thải ra
môi trường khói, bụi, khí thải và tro than khi cháy.
+ Xây dựng nơi chế biến nhiệt cách xa nơi ở của con người, thoáng gió, có
hệ thống hút khói, hút mùi.
+ Tro than thải ra được đổ ở nơi qui đònh hoặc có giải pháp tái chế, tái sử
dụng.
* Bài 11,12,16,17,18,19,20: Thực hành chế biến món ăn.
- Vò trí tích hợp: Chuẩn bò nguyên liệu – chế biến.
- Nội dung tích hợp:
+ Chọn thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, chế biến đúng kỹ
thuật để đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng của món ăn. Trình bày
trang trí món ăn đẹp thể hiện sự văn minh trong ăn uống.
+ Chuẩn bò đủ số lượng từng loại nguyên liệu cần thiết cho món ăn và khả
năng tiêu thụ món ăn, không để dư thừa.
+ Sử dụng nước sạch hợp lí và tiết kiệm nước.
+ Lựa chọn nguồn nhiên liệu phù hợp, sắp xếp công việc khoa học trong quá
trình thực hành để tiết kiệm nhiên liệu khi chế biến nhiệt.
+ Đổ rác thải xa nguồn nước sạch để tránh gây ô nhiễm nguồn nước hoặc
thực hiện các giải pháp tái sử dụng rác thải, nước thải.
+ Đảm bảo vệ sinh nơi thực hành và an toàn lao động.
C. KẾT LUẬN:
1. Kết quả:
Trong quá trình dạy học tôi rất chú trọng tới việc giáo dục học sinh các biện
pháp BVMT, tôi nhận thấy việc học sinh tiếp cận với những vấn đề hết sức gần
gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn.
Các em hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
và một điều quan trọng mà tôi nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến môi
trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn mà cụ thể là sau
mỗi tiết học các em dọn vệ sinh phòng học sạch sẽ và đổ rác đúng nơi qui đònh. Và
điều quan trọng là mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực về
BVMT trong gia đình, nhà trường và xã hội.
2. Kiến nghò và đề xuất:
Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong dạy nghề nấu ăn nói riêng
không phải bài nào cũng đưa nội dung tích hợp bảo vệ môi trường; mà trong quá
trình giảng dạy tôi cần chọn lựa những nội dung đơn giản và phù hợp nhất để đưa
vào một số bài giảng và nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường là một việc làm rất cần
thiết và thường xuyên hàng ngày trong trong giờ thực hành tại lớp cũng như trong
cuộc sống hàng ngày ở gia đình các em.
Tôi mong ban lãnh đạo tạo điều kiện để các đồng nghiệp góp ý kiến trao đổi
cho những điều tôi trình bày ở trên để từ đó thuận tiện hơn cho việc tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong các bài dạy để nâng cao dần chất lượng giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn.