Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.04 KB, 110 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


ĐẶNG UYÊN NHƯ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO
ĐỨC
CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Nghệ An – 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


ĐẶNG UYÊN NHƯ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
MÃ SỐ 60.14.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG

Nghệ An – 2012


3
Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Hùng,
người đã hướng dẫn đề tài và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới q thầy cơ Khoa Giáo dục tiểu
học Trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy,chỉ bảo tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Phịng Giáo dục
và Đào tạo Quận Bình Tân đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập,
cung cấp số liệu nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng.
Tôi xin cảm ơn tới tập thể Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên và các em
học sinh các trường TH An Lạc 1 và TH Bình Trị 2 đã tạo điều kiện cho tơi
trong q trình nghiên cứu và thực nghiệm.
Xin chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè
đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ bản thân tơi trong q trình nghiên cứu
và thực nghiệm.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!



4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS

Học sinh

GV

Giáo viên

GDMT

Giáo dục môi trường

CBQL

Cán bộ quản lí

BVMT

Bảo vệ mơi trường

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ mơi trường

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

QLGD

Quản lí giáo dục

CBQL

Cán bộ quản lí


[12,639]

Tài liệu thứ 12, trang 639


5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................3
7. Cấu trúc của luận văn......................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC.
1.1.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................5

1.2.

Các khái niệm cơ bản....................................................................6

1.2.1. Môi trường và bảo vệ môi trường.................................................6
1.2.1.1. Môi trường....................................................................................6
1.2.1.2. Bảo vệ môi trường........................................................................11

1.2.2. Giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.................12
1.2.2.1. Giáo dục........................................................................................12
1.2.2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh....................................14
1.2.3. Biện pháp và biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.......15
1.2.3.1. Biện pháp......................................................................................15
1.2.3.2. Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS............................16
1.3.

Khái quát về môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học...............17

1.3.1. Mục tiêu môn học.........................................................................17
1.3.2. Nội dung,chương trình mơn học...................................................18


6
1.3.3. Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học.......................................18
1.3.3.1. Phương pháp dạy học mơn Đạo đức.............................................18
1.3.3.2. Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức.....................................24
1.3.4. Đánh giá kết quả học tập mơn học của HS...................................25
1.4.

Một số đặc điểm tâm-sinh lí của HS cuối bậc tiểu học liên quan đến

giáo dục BVMT.........................................................................................27
1.4.1. Đặc điểm về nhận thức.................................................................27
1.4.1.1. Tri giác..........................................................................................27
1.4.1.2. Chú ý ............................................................................................28
1.4.1.3. Trí nhớ..........................................................................................29
1.4.1.4. Tưởng tượng.................................................................................29
1.4.1.5. Tư duy...........................................................................................30

1.4.2. Đặc điểm về tình cảm...................................................................30
1.4.3. Đặc điểm về hành vi.....................................................................31
1.5.

Vấn đề giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS

cuối bậc tiểu học........................................................................................31
1.5.1. Sự cần thiết phải giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức
cho HS cuối bậc tiểu học...........................................................................31
1.5.2. Định hướng giáo dục BVMT cho HS tiểu học.............................33
1.5.2.1. Mục tiêu giáo dục BVMT cho HS tiểu học..................................33
1.5.2.2. Nguyên tắc giáo dục BVMT cho HS tiểu học .............................34
1.5.2.3. Nội dung giáo dục BVMT cho HS tiểu học.................................35
1.5.3. Giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho HS cuối bậc
tiểu học......................................................................................................38
1.5.3.1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Đạo đức...............................38
1.5.3.2. Phương pháp và hình thức GDBVMT trong mơn Đạo đức..........39
1.5.3.3. Mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Đạo đức................39


7
Kết luận chương 1......................................................................................40
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC.
2.1.

Khái quát về nghiên cứu thực tiễn................................................41

2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn.....................................................41

2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn.....................................................41
2.1.3. Đối tượng khảo sát........................................................................41
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...............................................41
2.2.

Phân tích kết quả điều tra..............................................................43

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về giáo dục BVMT
thông qua dạy học môn Đạo đức...............................................................43
2.2.2. Thực trạng giáo dục BVMT thông qua dạy học môn Đạo đức cho
HS cuối bậc tiểu học..................................................................................48
2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp để giáo dục BVMT thông qua dạy
học môn Đạo đức cho HS cuối bậc tiểu học..............................................50
2.3.

Nguyên nhân của thực trạng.........................................................52

2.3.1. Nguyên nhân thành công.................................................................52
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế,thiếu sót.....................................................52
Kết luận chương 2......................................................................................54
Chương 3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC
3.1.

Nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................56

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu...............................................56
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...............................................56
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả...............................................57



8
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..................................................57
3.2.

Các biện pháp...............................................................................57

3.2.1. Lựa chọn những nội dung trong chương trình mơn Đạo đức ở các
lớp cuối bậc tiểu học có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:
......................................................................................................57
3.2.2. Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học theo
một quy trình thống nhất:..........................................................................64
3.2.3. Chú ý khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh về bảo vệ môi
trường trong quá trình dạy học mơn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học:
......................................................................................................66
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức thực hành bảo vệ mơi trường cho học sinh
trong q trình dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học:..........67
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở các lớp cuối bậc tiểu học:
...................................................................................................................73
3.3.

Thực nghiệm sư phạm..................................................................75

3.3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................75
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm.................................................................76
3.3.3. Nội dung và cách thực hiện..........................................................77
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm.................................................................78

3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực nghiệm...................................78
3.3.6. Kết quả thực nghiệm.....................................................................79
Kết luận chung về thực nghiệm.................................................................83
Kết luận chương 3......................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận.........................................................................................85


2.

9
Kiến nghị .....................................................................................86

2.1.

Đối với các cơ quan chủ quản.......................................................86

2.2.

Đối với địa phương.......................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................89
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU......................................................................92


10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Môi trường của Việt Nam hiện đang bị cạn kiệt về tài nguyên
rừng, khống sản; suy thối tài ngun đất; ơ nhiễm và suy kiệt tài nguyên
biển; ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí; chất độc do chiến tranh để
lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng nhanh và phân bố khơng đều gây sức ép
lớn với mơi trường;…
Trước tình hình đó, bảo vệ mơi trường đã và đang trở thành mối quan
tâm mang tính tồn cầu. Giáo dục bảo vệ mơi trường vì mục tiêu phát triển
bền vững là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17
tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị
số/2005/CT-BGD&ĐT về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường”, xác định nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục phổ thông là trang bị
cho học sinh kiến thức, kĩ năng về mơi trường và bảo vệ mơi trường bằng
các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.
1.2 Theo số liệu thống kê,tính đến đầu năm 2008, cả nước có gần 7
triệu học sinh tiểu học, khoảng 323.506 GV tiểu học với gần 15.028 trường


11
tiểu học. Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong
việc đào tạo các em trở thành công dân tốt cho đất nước. Giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về
môi trường và bảo vệ môi trường. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các

em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng
đồng, từng bước tiến tới trong tương lai, ta có cả một thế hệ biết và hiểu về
môi trường, sống và làm việc vì mơi trường, thân thiện với mơi trường.
1.3 Do đặc trưng của môn học, môn Đạo đức có nhiều lợi thế trong việc
giáo dục bảo vệ mơi trường cho học sinh tiểu học. Cụ thể là: Nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường được đề cập thông qua các chuẩn mực hành vi đạo
đức cần thiết, phù hợp trong mối quan hệ của các em với môi trường xung
quanh; Tiếp cận giáo dục bảo vệ môi trường cho các em thông qua giáo dục
Quyền trẻ em; Giáo dục bảo vệ mơi trường gắn bó chặt chẽ với cuộc sống
thực của học sinh trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và
xã hội.
1.4 Thực tế cho thấy, việc giáo dục thức bảo vệ môi trường cho học sinh
trong những năm qua dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được còn rất
hạn chế. Học sinh cịn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xả rác bừa bãi,
không tôn trọng môi trường…
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục
bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối
bậc tiểu học ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp để
nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo
đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


12
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức
cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học
môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
thì có thể nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học
môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
5.1.3. Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ
môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh cuối bậc tiểu học bao gồm học sinh các lớp 4-5.
- Việc nghiên cứu thực trạng, khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất được tiến hành ở một số trường tiểu học trên địa
bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cưu lý luận
́


13
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thơng tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau
đây:
- Phương pháp phân tích - tổ ng hơ ̣p tài liêu;
̣

- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cưu thực tiễn
́
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau
đây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổ ng kế t kinh nghiê ̣m giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩ m hoạt động;
- Phương pháp lấ y ý kiế n chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
6.3. Phương pháp thố ng kê toán học
Để xử lý số liêu thu đươ ̣c thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS.
̣
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo thì cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.
- Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu học.


14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CUỐI
BẬC TIỂU HỌC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Ở Liên Xơ cũ, hai tác giả OR.Ecmơlơvic và I.V.Xemênơp nghiên cứu hình
thức và phương pháp GDMT thông qua các môn học ở trường phổ thông.Cả hai
đều nhấn mạnh đến việc tổ chức cơng tác ngoại khóa về bảo vệ tự nhiên như thành
lập các nhóm “Tuần tra xanh”, “Người bạn xanh trong nhà trường”.
Một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia…đã xây dựng các tài liệu
về phương pháp GDMT trong nhà trường phổ thông .
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vào những năm 80, nội dung GDMT được đưa vào các trường
phổ thông. Năm 1995,dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam giai
đoạn I 1996 – 1998 (VIE/95/041)và giai đoạn II ( VIE/98/018) góp phần thực hiện
mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMT.
Các tài liệu Thiết kế mẫu một số Môđun Giáo dục môi trường của Bộ Giáo dục
và Đào tạo theo Dự án VIE/98/018, tài liệu Giáo dục môi trường – tài liệu đào tạo
và bồi dưỡng giáo viên theo dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập về Giáo dục môi trường ở
trường tiểu học các tỉnh miền Trung của nhóm tác giả mà chủ biên là TS. Bùi Văn
Dũng, giảng viên trường Đại học Vinh … là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo xây
dựng bộ tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong các mơn học cấp tiểu học thực
hiện dạy trong chương trình tiểu học từ học kì 2, năm học 2008-2009. Ngồi ra,
một số lượng khá lớn các luận văn Đại học, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ của


15
sinh viên, học viên cao học,nghiên cứu sinh nghiên cứu vấn đề này như: Thiết kế
môđun GDMT cho học sinh đầu bậc tiểu học thông qua khai thác nội dung SGK
môn Tự nhiên xã hội ( Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Nhung); GDMT
cho học sinh tiểu học thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp (Luận án Tiến sĩ của
Huỳnh Thị Thu Hằng); Xác định hình thức và phương pháp GDMT qua môn Địa

lý ở trường phổ thông Việt Nam (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Hằng).
Như vậy, vấn đề GDMT cho học sinh các trường phổ thơng nói chung và các
trường tiểu học nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, qua các tài liệu Giáo dục bảo vệ mơi trường ở các mơn học nói chung và
phân mơn Đạo đức nói riêng , chúng tơi nhận thấy còn thiếu vắng sự phân loại theo
giai đoạn giáo dục ở tiểu học. Bỡi lẽ,chỉ có như vậy mới có thể đưa ra những biện
pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng giai đoạn ở lứa tuổi tiểu học.Trên
cơ sở kế thừa và phát triển các nội dung nghiên cứu về GDMT của nhiều nhà
nghiên cứu, chúng tôi vận dụng vào việc đề xuất “Một số biện pháp giáo dục bảo
vệ môi trường thông qua dạy học môn Đạo đức cho học sinh cuối bậc tiểu
học”.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1.1 Môi trường:
Theo từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên, mơi trường là “ tồn
bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội nói chung , trong đó có con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật”.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau,bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống , sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ( Điều 3,Luật
Bảo vệ môi trường 2005).


16
Từ các định nghĩa trên, các khái niệm về môi trường còn được hiểu
theo các nghĩa khác nhau nhưng tựu trung lại khơng nằm ngồi nội dung của
định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường.
Năm 1981,UNESCO đưa ra khái niệm về mơi trường như sau:
“Mơi trường là tồn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo
ra xung quanh mình, trong đó,con người sinh sống và lao động đã khai thác

tài nguyên tự nhiên hay nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên
của con người”[16,7].
“Môi trường là tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời sống của cá
nhân hoặc dân cư. Tình trạng của môi trường quyết định trực tiếp chất lượng
và sự sống cịn của cuộc sống”[23,9].
Theo nghĩa rộng, mơi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngồi
có ảnh hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống. Bất cứ một
vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong
môi trường nhất định.
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất
lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường
và thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường , lớp học, sân chơi, phịng thí
nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đồn, Đội với các điều lệ hay gia
đình, họ tộc, làng xóm với những quy định khơng thành văn,chỉ truyền
miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các
cấp với luật pháp, nghị định, thơng tư, quy định.
Mơi trường có chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá
trình tồn tại và phát triển, con người cần có các nhu cầu tối thiểu về khơng
khí, độ ẩm, nước, nhà ở…cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác.


17
Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên, khả
năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào
trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Chức năng là khơng gian sống của môi trường thể hiện:
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người
như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do

môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan
hiếm và giá trị của nó trong xã hội.
- Mơi trường là nơi chứa đựng,đồng hóa các chất thải của con người
trong q trình sử dụng các tài ngun thải vào mơi trường. Các tài nguyên
sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất
thải.Các chất thải này bị các q trình vật lí, hóa học, sinh học phân hủy
thành các chất vô cơ,vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức
năng là nơi chứa đựng chất thải của mơi trường là có giới hạn. Nếu con
người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm
môi trường.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.


18
Chứa đựng các
nguồn tài ngun
thiên nhiên

Khơng gian sống
của con người

MƠI TRƯỜNG

Lưu trữ và cung
cấp các nguồn
thông tin

Chứa đựng các phế

thải do con người
tạo ra

Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo mơi trường. Con người có thể tăng khơng gian sống
cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của
các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và
nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên
nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục
hồi.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các
loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa
học, sinh học tồn tại ngồi muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng
khí, động vật, thực vật, đất, nước…Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để
thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người
các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa


19
đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho
cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau
như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước,quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,…Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
sống của con người khác với các sinh vật khác.

Ngoài ra, cịn có mơi trường nhân tạo, đó là bao gồm tất cả các nhân
tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô
tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, cơng viên nhân tạo…
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
Như vậy, mơi trường có vai trị đặc biệt đối với sự sống của con người
.Con người cần có mơi trường trong lành,tài ngun thiên nhiên thích hợp để
sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, cần có khơng khí trong lành để thở,
nước sạch để sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện cơ sở vật chất để
sống, làm việc và nghỉ ngơi, cần có mơi trường văn hóa lành mạnh, văn
minh để phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất
lẫn tinh thần. Môi trường gắn với sự phát triển bền vững đất nước. Do đó,
trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, con người cần phải giữ gìn
và bảo vệ mơi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với nhu
cầu của cuộc sống và các hoạt động sản xuất, xây dựng môi trường xã hội
với các mối quan hệ tốt đẹp đảm bảo phát triển bền vững và lợi ích lâu dài
cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
1.2.1.2 Bảo vệ môi trường:


20
Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, khi nền công
nghiệp bắt đầu phát triển, việc khai thác các nguồn tài nguyên tăng lên
nhanh chóng, đã làm cho nhiều khu rừng, nhiều phong cảnh đẹp bị phá huỷ.
Từ đó mới xuất hiện thuật ngữ “ bảo vệ tự nhiên”.
Khái niệm này được giải thích là: “ Ý muốn chung hướng tới việc bảo
tồn những di sản của thiên nhiên và việc chăm sóc chúng”.
Vì vậy, bảo vệ thiên nhiên được coi là bảo tồn những đối tượng hiếm,
đặc hữu của tự nhiên để chúng khỏi bị tiêu diệt. Từ đó, người ta bắt đầu xây
dựng những khu rừng cấm để nhằm bảo vệ toàn vẹn các điều kiện tự nhiên

của những khu vực nhất định.
Tuy nhiên sự phát triển của xã hội khơng chỉ dừng lại đó. Sự bùng nổ
dân số đã làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sự phát triển
kinh tế- xã hội đã đi cùng với sự ơ nhiễm khơng khí, nước, đất. Trong khi đó
khả năng chịu đựng của trái đất có giới hạn. Nên việc bảo vệ tự nhiên bằng
cách “giữ gìn” khơng cịn phù hợp nữa. Chính vì thế khái niệm bảo vệ thiên
nhiên được thay thế bằng khái niệm bảo vệ môi trường. Khái niệm này rộng
hơn bởi vì trong khái niệm MT có cả MT tự nhiên và MT nhân tạo. Do đó
bảo vệ MT ngày nay mang một nội dung mới, mở rộng hơn, phù hợp hơn
với sự phát triển kinh tế- xã hội của tồn thế giới, bao gồm:
- Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
Sử dụng hợp lí có nghĩa là sử dụng nguồn tài ngun một cách tiết kiệm,
khơng lãng phí và có hiệu quả. Sử dụng hợp lí cịn là việc sử dụng theo một
phương án tối ưu, dựa trên cơ sở các quy luật phát triển của MT để có thể khai
thác sử dụng các tài nguyên có lợi nhất và MT cũng tốt lên hơn.


21
- Cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt. Mục đích của
cải tạo là để phục hồi và nâng cao chất lượng của MT. Ngày nay, nhiệm vụ
cải tạo phục hồi các cảnh quan trở thành các nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vì
các cảnh quan tự nhiên đã bị con người khai thác từ lâu.
- Chống ơ nhiễm và suy thối MT. Bởi MT ơ nhiễm do các chất thải
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra đang ngày
càng trầm trọng. Sự ô nhiễm nặng đang làm cho MT bị suy thoái, bị phá huỷ
đồng thời gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của con người
và mọi sinh vật.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học và vốn gen di truyền quý hiếm. Sinh
vật hay những thành viên quan trọng của MT mà sự tồn tại của chúng còn
đảm bảo giữ cho hệ sinh thái được cân bằng ổn định.

- Nghiên cứu cách phòng chống và dự báo các sự cố MT. Bởi xét cho
cùng hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán, động
đất, núi lửa, lở núi, tai nạn giao thơng,...
Nói tóm lại, BVMT như lời kêu gọi sự quan tâm thích đáng và hợp lí
tới MT. Ngay lập tức phải hợp tác với nhau một cách đầy thiện ý trong việc
sử dụng, quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học,
sự cân bằng sinh thái, phịng chống sự suy thối và ơ nhiễm MT.
1.2.2. Giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
1.2.2.1 Giáo dục
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó,làm cho đối tượng ấy
dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [13,394].


22
Như vậy, có thể nói giáo dục là q trình được tổ chức có ý thức
,hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức,năng lực, tình cảm,
thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần
hồn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngồi,
góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã
hội đương đại.
Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh - “Education” – vốn có gốc từ tiếng La
tinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra”. Có thể hiểu “giáo dục là quá
trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo
dục”.
Theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm việc dạy và học ,đơi khi, nó cũng
mang ý nghĩa như là q trình truyền thụ, phổ biến kiến thức, truyền thụ sự
suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc
truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là
phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính

mỗi cá nhân,đánh thức trí tuệ của mỗi người. Hay nói cách khác, giáo dục
được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng
của tất cả các hoạt động từ bên ngồi: từ nhà trường, gia đình, xã hội, từ mơi
trường tự nhiên, mơi trường nhân tạo. Ví như, ảnh hưởng của các hoạt động
đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường, ảnh hưởng của lối dạy bảo,
nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của vở kịch, những cuốn phim, những
tin tức trên màn hình, ảnh hưởng của những sách báo, tạp chí, ảnh hưởng
của những hoạt động tham quan, du lịch những phong cảnh tự nhiên, di tích
lịch sử, văn hóa [8,21].
Theo nghĩa hẹp,giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế
hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý
tưởng, động cơ, thái độ và những thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.


23
Theo đó, giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này tới
những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục
cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau. Để giáo dục
nhân cách con người, cần xây dựng được môi trường nhà trường, môi trường
xã hội lành mạnh, đồng thời cần duy trì ,tân tạo mơi trường tự nhiên và sáng
tạo ra mơi trường nhân tạo có tính thẩm mĩ cao.
1.2.2.2 Giáo dục bảo vệ môi trường cho HS
GDBVMT là tiền đề của sự phát triển bền vững.Vì GDBVMT là làm
cho từng người và cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của MT tự nhiên
và nhân tạo, có được tri thức thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu
quả và có trách nhiệm vào việc tiên đoán và giải quyết các vấn đề MT và
quản lí chất lượng MT.
Hiện nay trên các tài liệu về giáo dục tồn tại rất nhiều định nghĩa về
GDBVMT.Cách trình bày các định nghĩa nói chung rất đa dạng. Song nếu
xét từ mục tiêu GDBVMT được nêu trong định nghĩa thì có thể phân chia

thành 2 loại định nghĩa sau đây:
Thứ nhất, GDBVMT là quá trình hình thành cho người học những
hiểu biết, tri thức về MT và các vấn đề MT liên quan. Đại diện cho kiểu định
nghĩa này là định nghĩa về GDBVMT được nêu trong luật GDMT của Mỹ
được ban hành vào năm 1970: GDBVMT là quá trình giúp cho người học
hiểu được mối quan hệ giữa con người với MT tự nhiên và MT xã hội bao
quanh, nhận thức được các vấn đề dân số, ơ nhiễm, bảo tồn thiên nhiên, kĩ
thuật phát triển đơ thị và nơng thơn... có ảnh hưởng đến MT con người như
thế nào.
Thứ hai, GDBVMT là q trình khơng chỉ hình thành ở người học
những hiểu biết về MT và những vấn đề liên quan mà cịn hình thành ở họ


24
những thái độ và hành động giải quyết các vấn đề MT, bảo vệ và cải thiện
MT. Đại diện cho kiểu định nghĩa này là định nghĩa được đề cập tại hội
thảo“GDBVMT trong chương trình của trường học” của hiệp hội quốc tế về
Bảo vệ Tự nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên ( IUCN) năm 1970: GDBVMT
là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua
lại giữa con người với MT tự nhiên và MT xã hội bao quanh con người. Hơn
nữa, GDBVMT cũng địi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định và
những hành động có liên quan tới chất lượng MT[7].
Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến hành sâu rộng ngay từ
tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường
ngày trong cộng đồng tới những người làm cơng tác chỉ đạo quản lí, nhà chiến
lược kinh tế xã hội.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVBVMT của con
người là một trong các ngun nhân chính gây nên ơ nhiễm và suy thối mơi
trường. Do vậy,cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường,
tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào

để BVMT. Do đó, giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan
trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về mơi trường, có đạo đức về
mơi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực
tiễn.
1.2.3. Biện pháp và biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh:
1.2.3.1 Biện pháp:
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa “ Biện pháp là phương pháp giải
quyết một vấn đề cụ thể nào đó”[13,387].
“Biện pháp là cách thức giải quyết cho một nội dung ,một vấn đề nào đó đạt
hiệu quả” ( theo tratu.vn).


25
Như vậy có thể hiểu biện pháp là cách thức,phương pháp để thực hiện
giải quyết một vấn đề nào đó còn vướng mắc,chưa đạt hiệu quả như mong
đợi.
1.2.3.2 Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:
i) Biện pháp giáo dục:
Theo bachkhoatoanthu.gov.vn:Biện pháp giáo dục là cách thức tổ
chức nội dung giáo dục nhằm tác động đến tinh thần người học hoặc nhóm
người học làm cho họ có những phẩm chất năng lực theo yêu cầu đã định.
Biện pháp giáo dục là cách thức tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần ,thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy
dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
ii) Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
Dựa trên khái niệm chung về biện pháp và biện pháp giáo dục,chúng
tôi đưa ra khái niệm về biện pháp GDBVMT như sau:
- Biện pháp GDBVMT là cách thức tổ chức nội dung GDBVMT cho
HS nhằm hình thành ở các em nhận thức ,thái độ và hành vi đúng đắn về

môi trường.
- Biện pháp GDBVMT là cách thức tổ chức thông qua các hoạt động
giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị ,tạo
điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Các biện pháp thực hiện phải nhằm vào việc vận dụng những kiến
thức và kỹ năng vào giữ gìn ,bảo tồn,sử dụng mơi trường theo cách thức bền
vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.Nó cũng bao hàm cả việc học tập
cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những
thảm họa mơi trường, xóa nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những
quyết định khơn khéo trong sử dụng tài ngun. Hơn nữa ,nó bao hàm cả
việc đạt được những kĩ năng ,có những động lực và cam kết hành động, dù


×