Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên trường đại học võ trường toản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ QUỲNH DAO

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH MARKETING
Mã số ngành: 52340115

CẦN THƠ, Tháng 12/ 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ QUỲNH DAO
MSSV: 4115563

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH MARKETING
Mã số ngành: 52340115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ThS. NGUYỄN QUỐC NGHI

CẦN THƠ, Tháng 12/ 2014
2


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Trần Thị Quỳnh Dao

i


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thu thập số liệu, tác giả có nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các vị đáp viên; xin chân thành gửi lời cảm tạ sâu sắc đến những đáp viên
đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong thời gian thu thập số liệu.
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tác giả cũng đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đầu tiên, em xin chân thành cám ơn sự giảng dạy nhiệt tình và đầy tâm
huyết của các thầy cô trường Đại học Cần Thơ. Và nhiều nhất là các thầy cô trong
khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích cho
em trong suốt thời gian qua.
Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quốc Nghi −
giảng viên hướng dẫn tận tình cho em, thầy đã chỉ bảo em từ những bước đầu tiên

xây dựng đề tài, đến những lý thuyết và phương pháp phân tích số liệu, giúp em
khắc phục các sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin cảm ơn nguồn
tài liệu tham khảo quý giá mà thầy đã giới thiệu cho em. Nhờ sự giúp đỡ của thầy
mà em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Thứ ba, một lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ và chị của em, hơn thế nữa là
những người thân yêu trong gia đình đã mang em đến cuộc đời tươi đẹp này và đã
không ngừng nuôi nấng, giáo dưỡng và luôn động viên khuyến khích em trên mỗi
bước đường đời khó khăn, đầy chông gai này. Một tấm lòng yêu thương và tôn
kính luôn hướng đến họ.
Chúc cho thầy và các bạn thật nhiều sức khỏe, ngày càng thành công. Một
lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.

Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Trần Thị Quỳnh Dao
ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
---------o0o-------- Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD
 Tên sinh viên: TRẦN THỊ QUỲNH DAO
 Mã số sinh viên: 4115563
 Chuyên ngành: Marketing
 Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN


NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
+ Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Về hình thức trình bày:
+ Hình thức trình bày thẩm mỹ, đúng theo qui định của Khoa.
3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
+ Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước đây, từ
đó tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt ra.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:
+ Tác giả tự tổ chức thu thập dữ liệu theo qui trình phù hợp.
5. Nội dung và kết quả đạt được:
+ Kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra.
6. Kết luận chung:
+ Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học.
iii


Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Người nhận xét

Nguyễn Quốc Nghi

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3

1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi thời gian ............................................................................... 3
1.4.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu ....................................................... 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 4
1.5.1 Lược khảo theo phương pháp ............................................................ 4
1.5.2 Lược khảo theo nội dung ................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
........................................................................................................................... 7
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 7
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 9
2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................... 11
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 11
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................... 11
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................. 13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN….
............................................................................................................................................... 17

3.1 GIỚI THIỆU .......................................................................................... 17
3.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 17
3.1.2 Mô hình thành phố đại học .............................................................. 18
3.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn ....................................................................... 18
3.1.4 Tôn chỉ hoạt động và mục tiêu đào tạo ............................................ 19
v


3.2 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ................................................................ 19

3.2.1Tổng quan về cơ sở vật chất ............................................................. 19
3.2.2 Đội ngũ giảng viên, cán bộ và nhân viên ......................................... 25
3.2.3 Các khoa và phòng ban .................................................................... 25
3.2.4 Các ngành nghề đào tạo ................................................................... 26
3.2.5 Phương pháp giảng dạy.................................................................... 26
3.2.6 Cam kết chất lượng .......................................................................... 26
3.2.7 Cơ hội nghề nghiệp .......................................................................... 27
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN.................... 29
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................. 29
4.1.1 Giới tính, tuổi, ngành học, khoá học ................................................ 29
4.1.2 Đặc điểm về kết quả học tập, hạnh kiểm, trình độ đào tạo hiện tại và
năm tốt nghiệp........................................................................................... 31
4.2 TÌNH HÌNH VIỆC LÀM HIỆN TẠI VÀ THU NHẬP HÀNG THÁNG
CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU ............................................... 33
4.3 THU NHẬP HÀNG THÁNG VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI THU NHẬP
HIỆN TẠI ..................................................................................................... 36
4.4 NHẬN ĐỊNH CỦA SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI
CÔNG VIỆC VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC ...................... 37
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH CÔNG
VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN ...... 38
4.6 ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC .............. 40
4.6.1 Khả năng đảm bảo sự chính xác, hoàn chỉnh của kết quả công việc42
4.6.2 Khi nhận công việc, mức độ đảm bảo thời gian hoàn thành............ 42
4.6.3 Khi có tình huống phát sinh trong công việc, khả năng xử lý linh hoạt
................................................................................................................... 43
4.6.4 Khả năng tìm ra những phương pháp mới để giải quyết công việc..44
4.7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
...................................................................................................................... 45

vi


4.7.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ..................................................... 45
4.7.2 Kết quả phân tích nhân tố ................................................................ 46
4.8 MỘT SỐ KIỂM ĐỊNH VỀ SỰ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN....... 48
4.8.1 Sự tương quan giữa giới tính và khả năng thích ứng với công việc .. 48
4.8.2 Sự tương quan giữa giới tính và mức độ hoàn thành công việc ........ 49
4.8.3 Sự khác biệt về khả năng thích ứng với công việc hiện tại trong xếp loại
học tập ....................................................................................................... 50
4.8.4 Sự khác biệt về khả năng thích ứng với công việc hiện tại trong trình độ
học vấn ...................................................................................................... 51
4.8.5 Sự khác biệt về mức độ hoàn thành công việc trong xếp loại học tập52
4.8.6 Sự khác biệt về mức độ hoàn thành công việc trong trình độ học vấn53
4.9 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
...................................................................................................................... 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 58
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 58
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 58
5.2.1 Đối với nhà trường ........................................................................... 59
5.2.2 Đối với doanh nghiệp....................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 65
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 87

vii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh
viên do tác giả đề xuất ....................................................................................... 9
Hình 2.2 Ảnh chụp màn hình một phần bảng phỏng vấn online ..................... 12
Hình 4.1 Ngành học của đáp viên.................................................................... 30
Hình 4.2 Khoá học của đáp viên...................................................................... 30
Hình 4.3 Kết quả học tập của đáp viên ............................................................ 31
Hình 4.4 Kết quả hạnh kiểm của đáp viên ....................................................... 31
Hình 4.5 Trình độ đào tạo của đáp viên .......................................................... 32
Hình 4.6 Năm tốt nghiệp của đáp viên ............................................................ 33
Hình 4.7 Thời gian có việc làm của đáp viên .................................................. 33
Hình 4.8 Loại hình doanh nghiệp đang công tác ............................................. 34
Hình 4.9 Công việc hiện tại ............................................................................. 35
Hình 4.10 Phân bố mẫu theo thu nhập............................................................. 36
Hình 4.11 Mức độ hài lòng đối với thu nhập hiện tại...................................... 36
Hình 4.12 Khả năng thích ứng với công việc và Mức độ hoàn thành công việc của
đáp viên ............................................................................................................ 37
Hình 4.13 Điểm trung bình các yếu tố về kỹ năng .......................................... 38
Hình 4.14 Điểm trung bình các yếu tố về kiến thức ........................................ 39
Hình 4.15 Điểm trung bình các yếu tố về khả năng ........................................ 39
Hình 4.16 Điểm trung bình các yếu tố về thái độ ............................................ 40
Hình 4.17 Điểm trung bình các khả năng đáp ứng công việc ......................... 41
Hình 4.18 Khả năng đảm bảo sự chính xác, hoàn chỉnh của kết quả công
việc…………………………………………………………………………42
Hình 4.19 Khi nhận công việc, mức độ đảm bảo thời gian hoàn thành .......... 43
Hình 4.20 Khi có tình huống phát sinh trong công việc, khả năng xử lý linh hoạt
......................................................................................................................... 43
Hình 4.21 Khả năng tìm ra những phương pháp mới để giải quyết công việc......
......................................................................................................................... 44

Hình 4.22 Mô hình liên kết đào tạo nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu công việc
của sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản...... ....................................... 56
viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu .................................. 10
Bảng 4.1 Đặc điểm về giới tính và độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ............ 29
Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa xếp loại học lực và hạnh kiểm ............................ 32
Bảng 4.3 Vị trí làm việc hiện tại và thời gian làm việc ở vị trí đó .................. 35
Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ..................................................... 45
Bảng 4.5 Giải thích độ biến thiên .................................................................... 47
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................ 48
Bảng 4.7 Các nhân tố mới được hình thành từ phân tích EFA........................ 48
Bảng 4.8 Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo giới tính ................ 49
Bảng 4.9 Kết quả Independent t-test so sánh khả năng thích ứng với công việc
theo giới tính .................................................................................................... 49
Bảng 4.10 Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo giới tính .............. 50
Bảng 4.11 Kết quả Independent t-test so sánh mức độ hoàn thành công việc theo
giới tính ............................................................................................................ 50
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Anova so sánh sự khác biệt xếp loại học tập trong
khả năng thích ứng với công việc .................................................................... 51
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Anova so sánh sự khác biệt trình độ học vấn trong
khả năng thích ứng với công việc .................................................................... 52
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định Anova so sánh sự khác biệt xếp loại học tập trong
mức độ hoàn thành công việc .......................................................................... 52
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Anova so sánh sự khác biệt trình độ học vấn trong
mức độ hoàn thành công việc .......................................................................... 53


ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng đối với xã hội, mở ra cánh cửa hiểu
biết cho con người, là nguồn cung cấp nhân lực thiết yếu cho mọi lĩnh vực, đồng
thời góp phần vào sự giàu mạnh của quốc gia. Do đó, chất lượng giáo dục được
đặt lên hàng đầu và được đánh giá dựa trên năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực
của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Theo Trần
Hoàng Ngân (2012), “hiện nay các doanh nghiệp đều quan tâm thu hút được
nhiều nhân sự vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa thành thạo kỹ năng thực hành
và hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc thực tế… Vì vậy, sinh viên
trong quá trình học, ngoài kiến thức còn phải chú trọng thực tập nhiều nơi, rèn
luyện kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ...” Nhưng thực tế hiện nay thì có đến 94%
trường hợp nhân viên mới (sinh viên mới ra trường đi làm) đều cần được đào tạo
lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp (Hà Ánh, 2011) trong khi tỉ lệ
sinh viên có việc làm là 95,75% (theo Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ
Doanh nghiệp, 2011). Theo như các cuộc điều tra của các trường Đại học Quốc
gia Hà Nội, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí
Minh… đã cho thấy gần 100% doanh nghiệp phải đào tạo thêm kiến thức cho
sinh viên như các kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ
(Dương Văn Sáu, 2010). Theo số liệu khảo sát năm 2013 của công ty tư vấn
Accenture, trong số những sinh viên tốt nghiệp Đại học tại Mỹ trong hai năm qua
thì 63% sinh viên đã có việc làm cho rằng họ cần phải đào tạo nhiều hơn nữa để
có được công việc mong muốn. Từ vấn đề này ta có thể thấy, chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực cần phải xem lại, đó là khả năng thích ứng trong môi trường làm
việc, đáp ứng được các yêu cầu trong công việc. Theo kết quả điều tra của Liên
bang Úc về “Kết quả tốt nghiệp và nhận thức sử dụng lao động quốc tế” (2010)

cho thấy rằng các khả năng đáp ứng của sinh viên sau tốt nghiệp ảnh hưởng rất
nhiều đến kết quả công việc cũng như các cuộc khảo sát của Hanover Research
(2012), Brendan Gray (2002)…khảo sát tầm quan trọng của các khả năng thích
ứng cũng như các kỹ năng khác của sinh viên mới tốt nghiệp ảnh hưởng rất nhiều
đến hiệu quả công việc.
Nghị quyết số 37/2004 QH10 của Quốc hội chuyên về giáo dục và đào tạo
cũng đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục còn yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn
1


thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước”. Ngày 5/1/2009 Bộ giáo dục công bố tại Hội nghị toàn quốc
chất lượng giáo dục Đại học diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh kết quả khảo sát từ
đề tài trọng điểm cấp Bộ do Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện,
các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp vì không
đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Trường hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel
đầu năm 2007 sử dụng bài Test đối với 2000 sinh viên năm cuối tại 5 trường Đại
học lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ có 90 sinh viên đáp ứng trên 60%
yêu cầu của quy định tuyển dụng. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đánh giá các
sản phẩm giáo dục như sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ chỉ
ra chính xác kết quả thực tế của các trường.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Giáo dục và
đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam". Và tại hội thảo về “Phát triển giáo dục Đồng Bằng Sông cửu Long”
ông Võ Hùng Dũng nêu ra “Vấn đề ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay không
phải là thiếu trường Cao Đẳng, Đại học hay dạy nghề, mà là thiếu chất lượng.
Làm sao để cải thiện được chất lượng, có thực tiễn là những vấn đề cần phải quan
tâm nhiều hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng”. Nắm bắt được các
yêu cầu cấp thiết của xã hội về chất lượng đào tạo mà hiện nay ở Đồng Bằng

Sông Cửu Long đã mọc lên khá nhiều các trường Đại học và Cao đẳng với cam
kết chất lượng giáo dục tốt, đảm bảo sinh viên khi ra trường đều có thể đi làm
ngay. Nhưng thực tế thì đa số sinh viên đều lơ mơ và hầu như không thể đáp ứng
các nhu cầu công việc được do thiếu các kiến thức thực tế và kiến thức chuyên
môn. Nằm ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì trường Đại học Võ Trường
Toản là trường vừa được thành lập năm 2008 theo quyết định số 196/QĐ−TTg
của Thủ tướng Chính Phủ, Trường Đại học Võ Trường Toản trực thuộc Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo với nhiệm vụ đào tạo đa hệ, đa ngành và đa trình độ nhằm tạo
nguồn nhân lực cao có trí tuệ, bản lĩnh, sáng tạo cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long nói chung và cả nước nói chung. Trường Đại học Võ Trường Toản đã góp
phần cung cấp một nguồn nhân lực cho xã hội với cam kết chất lượng cao. Và để
xác định chất lượng đào tạo giáo dục của trường Đại học Võ Trường Toản tác giả
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu công việc
của sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản” để đánh giá khả năng đáp ứng
công việc và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu công
2


việc của sinh viên từ đó đưa ra giải pháp nhằm năng cao hiệu quả làm việc của
sinh viên mới ra trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên trường Đại học
Võ Trường Toản, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm năng cao khả năng đáp ứng
yêu cầu công việc của sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng tìm được việc làm và khả năng đáp ứng yêu
cầu công việc của sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng công việc
của sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản.

Mục tiêu 3: Từ các kết quả đã phân tích, đề xuất một số giải pháp nâng cao
khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên trường Đại học Võ Trường
Toản.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình tìm việc và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên trường
Đại học Võ Trường Toản như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của
sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các sinh viên đã tốt nghiệp tại trường Đại học Võ Trường Toản và có thời
gian đi làm từ 3 tháng trở lên.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 8/2014 đến 11/2014 và thời gian thu thập số liệu từ
06/09/2014 đến 15/09/2014.
1.4.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công
việc của sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản.
3


1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Lược khảo theo phương pháp
Lược khảo theo phương pháp thống kê mô tả:
Phạm Thị Lan Hương và Trần Diệu Khải (2010) trong nghiên cứu “Nhận
thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị Maketing tại
trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng” đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
thống kê số lượng sinh viên nam, nữ, học lực khi tốt nghiệp, số lượng sinh viên
đã từng đi làm hay chưa từ đó cho thấy cái nhìn tổng quan về thực trạng sau tốt
nghiệp của các sinh viên. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu có liên quan cũng sử

dụng phương pháp thống kê mô tả để chỉ rõ thực trạng như Athula Ranasinghe
(2011) trong nghiên cứu “Sự hài lòng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt
nghiệp chuyên ngành kinh doanh ở Sri Lanka” sử dụng thống kê mô tả để thống
kê tần số cũng như tỉ lệ phần trăm các yếu tố về ngành tốt nghiệp, trình độ đào tạo
cũng như năng lực của các sinh viên mới tốt nghiệp ở Sri Lanka,từ đó cho thấy
các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến quyết định tuyển dụng của người sử dụng lao
động ở các doanh nghiệp nước này. Trong nghiên cứu của Abdullah AL-Mutairi
(2014) về “Các yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh doanh: Bằng chứng từ viện sĩ hàn lâm và sử dụng lao động ở Kuwait”
cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả để có cái nhìn tổng quan về đối tượng
nghiên cứu, đó là các nhân tố về quốc tịch, giới tính, tuổi, trình độ đào tạo, nơi
cuối cùng theo học và có bao nhiêu năm kinh nghiệm. Cuối cùng, Peter D. Hart
(2006) với nghiên cứu “Sinh viên Đại học cần chuẩn bị những gì để thành công
trong kinh tế toàn cầu ngày nay?” sử dụng thống kê mô tả để mô tả cơ cấu các
nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng của người lao động đối với người sử dụng lao
động.
Lược khảo theo phương pháp mô hình phân tích nhân tố khám phá
(EFA) và đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha):
Phạm Thị Lan Hương và Trần Diệu Khải (2010) trong nghiên cứu “Nhận
thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị Maketing tại
trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng” đã sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để góp
phần hoàn thiện thang đo, tăng chất lượng của mô hình phân tích và sử dụng mô
hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Và còn rất nhiều nghiên cứu có liên quan
sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và mô hình phân tích nhân tố khám phá như:

4


Huỳnh Trường Huy (2012), Nguyễn Thị Bảo Châu (2013), Phạm Lê Hồng Nhung
và Đinh Công Thành (2012), Lưu Tiến Dũng (2013).

1.5.2 Lược khảo theo nội dung
Kỹ năng: Theo nghiên cứu về “Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của
sinh viên tốt nghiệp khoa học kỹ thuật biển đối với yêu cầu công việc của thị
trường lao động Hà Nội” của Trần Thị Minh Hiếu (2013) cho thấy kỹ năng làm
việc của sinh viên mới tốt nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đáp ứng các
yêu cầu công việc. Hay trong nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Tùng (2009),“Đánh
giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành kinh tế giai
đoạn 2000 – 2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội” cũng chỉ ra tầm quan trọng của biến kỹ năng ảnh
hưởng rất nhiều đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên. Cũng
trong nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương, Trần Triệu Khải (2010), “Nhận
thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị Marketing
tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng” cũng đã khẳng định yếu tố kỹ năng ảnh
hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc hay đáp ứng yêu cầu. Cuối cùng trong
nghiên cứu của Brendan Gray (2002), “Những kỹ năng nào sinh viên
Marketing cần có?” cũng đã một lần nữa ảnh hưởng yếu tố kỹ năng ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp.
Kiến thức: theo nghiên cứu của Maguire Associates (2012), “Vai trò của
giáo dục trong phát triển sự nghiệp, nhận thức của người sử dụng lao động” đã
chứng minh rằng kiến thức là biến có tác động mạnh đến khả năng đáp ứng
yêu cầu của sinh viên. Ngoài ra còn có nghiên cứu của Nguyễn Thuý Quỳnh
Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoán (2005), “Nghiên cứu đánh giá chất lượng đào
tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh”,
nghiên cứu về “Kỹ năng không phù hợp trong số sinh viên tốt nghiệp Đại học ở
thị trường nhân công ở Nigeria” của Pitan Oluyomi (2012); “Những kỹ năng nào
sinh viên Marketing cần có?” của Brendan Gray (2002) hay nghiên cứu của
Phạm Thị Lan Hương và Trần Triệu Khải (2010), “Nhận thức về kỹ năng nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị Marketing tại trường Đại học Kinh
tế Đà Nẵng” và cuối cùng là nghiên cứu của Peter D. Hart (2006), “Sinh viên
Đại học cần chuẩn bị những gì để thành công trong kinh tế toàn cầu ngày nay?”

cũng đã xác định tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố kiến thức đến khả năng
đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên.

5


Thái độ: trong các nghiên cứu của Peter D. Hart (2006) về “Sinh viên Đại
học cần chuẩn bị những gì để thành công trong kinh tế toàn cầu ngày nay?”,
Brendan Gray (2002) về “Những kỹ năng nào sinh viên Marketing cần có?”,
của Ken Barnes (2014) “Điều nổi bật: Kỹ năng tìm kiếm nhều nhất bởi người sử
dụng lao động”, Ngô Thị Thanh Tùng (2009),“Đánh giá mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp Đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005
thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội” hay trong cuộc khảo sát năm 1997 của trường Đại học Sydney đã cùng
chỉ rõ tầm quan trọng của yếu tố thái độ đối với khả năng đáp ứng yêu cầu công
việc của sinh viên.
Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc là các khả năng đảm bảo sự chính
xác, hoàn chỉnh của kết quả công việc, đảm bảo thời gian hoàn thành, tư duy linh
hoạt, dễ thích ứng trong mọi hoàn cảnh…các khả năng này đã được chứng minh
bởi các nghiên cứu của Brendan Gray (2002) về “Những kỹ năng nào sinh viên
Marketing cần có?”, của Peter D. Hart (2006) về “Sinh viên Đại học cần chuẩn
bị những gì để thành công trong kinh tế toàn cầu ngày nay?”, của Ngô Thị Thanh
Tùng (2009),“Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
Đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao
động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”, của Quan Minh Nhật và ctv
(2012), “Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu
doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên”, và các
cuộc nghiên cứu ở trường Đại học Nagoya (2014).
Thông qua lược khảo các tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả rút ra một số
nhận xét như sau: 1/ Về phương pháp nghiên cứu, nhìn chung các tác giả đều sử

dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu và sử dụng phương pháp thống kê mô
tả nhằm đánh giá tổng quan đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu. Đánh giá độ
tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích
nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp
ứng với công việc của sinh viên, thang đo Liker 5 mức độ được sử dụng để xây
dựng bảng câu hỏi; 2/ Về các tiêu chí đánh giá, một số nghiên cứu đưa ra các tiêu
chí về các kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, các khả năng và thái độ làm việc
để đánh giá khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên. Kết quả lược khảo tài
liệu sẽ là cơ sở để xây dựng phương pháp và mô hình nghiên cứu của đề tài. Do
đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để sử dụng xử lý số liệu về thống kê mô
tả và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
6


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Khả năng được định nghĩa theo từ điển Tiếng Việt (2004) là: 1/ Cái có thể
xuất hiện trong những điều kiện nhất định; 2/ Năng lực, tiềm lực. Ngoài ra, khả
năng làm việc của sinh viên được Trần Thị Ngọc Hương (2011) định nghĩa là khả
năng sinh viên vận dụng kiến thức đã tích lũy trong trường, trong đời sống để vận
dụng vào công việc của tổ chức, công ty.
Đáp ứng: Theo từ điển tiếng Việt đáp ứng là đáp lại theo đúng như đòi hỏi,
yêu cầu (Trung tâm Từ điển Vietlex, 2007).
Khả năng đáp ứng được định nghĩa theo Trường Đại học Melbourne là khả
năng phản ứng tốt và hoạt động có hiệu quả trong công việc hoặc tình huống với
các kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm của họ (kiến thức chuyên môn, truyền
thông, kỹ năng làm việc nhóm tốt, kỹ năng thuyết trình, kinh nghiệm quản lý,..) .
Khả năng đáp ứng theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) chính là khả năng sẵn sàng đáp ứng các thách thức và cơ hội ngay

thời điểm hiện tại. Theo Fred Kofman (2006), “Ý thức kinh doanh: Làm thế nào
để xây dựng giá trị thông qua giá trị” thì khả năng đáp ứng chính là khả năng đối
phó với một tình huống và nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về năng lực cá nhân và
hoàn cảnh bên ngoài. Do đó, khả năng đáp ứng không có nghĩa là khả năng thành
công, tức là không đảm bảo khi đã làm thì sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, theo
Đỗ Nghiêm Thanh Phương (2009), người có khả năng đáp ứng với công việc là
những người có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành tốt các yêu cầu,
đòi hỏi của công việc. Chủ thể đáp ứng với công việc trong nghiên cứu này chính
là những cử nhân giáo dục đặc biệt, các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn
của họ có đáp lại được các yêu cầu đòi hỏi của cơ quan đang sử dụng họ không,
họ có hoàn thành các công việc được giao hay không.
Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện một
nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của người lao động trong thời kỳ kinh
tế tri thức. Nghiên cứu này xác định năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các
yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ
thể.Trong nghiên cứu này, năng lực được quan niệm là khả năng cá nhân đáp ứng
các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công công việc của mình. Nói cách
khác, năng lực là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông
7


qua các hoạt động có hiệu quả. Khi mô tả năng lực cá nhân người ta hay dùng các
động từ chỉ hành động như: hiểu, biết, phân tích, khám phá, sử dụng, xây dựng,
vận hành,… Muốn đánh giá năng lực cá nhân phải xem xét chúng trong hoạt
động. Năng lực của người lao động đáp ứng với yêu cầu của công việc là sự tổng
hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình học tập
tại trường đại học và trong thời gian làm việc thực tế được biểu hiện qua mức độ
hoàn thành công việc của họ.
Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo
cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn lẻ của cá

nhân, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cụ thể. Năng
lực được đánh giá thông qua kết quả có thể quan sát được.
Theo Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn (Tâm lý học đại cương,
1998) thì năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn
thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Theo Từ điển điện tử Oxford “Kỹ năng” là khả năng làm một điều gì đó
một cách nhuần nhuyễn. Theo từ điển Tiếng Việt thì kỹ năng là khả năng ứng
dụng tri thức khoa học vào thực tiễn, nhóm yếu tố “kỹ năng” gồm 8 biến được
lược khảo và đặt trong điều kiện tương thích với những gì mà sinh viên trường
Đại học Võ Trường Toản cần có để thực hiện tốt công việc, trong đó các yếu tố
“Kỹ năng giao tiếp”, “Kỹ năng làm việc nhóm”, “Kỹ năng làm việc độc lập”, “Kỹ
năng giải quyết vấn đề”, “Kỹ năng quan sát”, “Kỹ năng nghiệp vụ” được đặc biệt
chú ý.
Theo từ điển điện tử Oxford “Kiến thức” là các thông tin, sự hiểu
biết và kỹ năng mà một người đạt được thông qua giáo dục hoặc từ kinh nghiệm,
trong từ điển Tiếng Việt là điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên. Trong
nhóm “Kiến thức” thì các yếu tố đều được cân nhắc.
Theo từ điển điện tử Oxford “Thái độ” là cách mà bạn đối xử với ai đó
hoặc cái gì đó cho thấy cách bạn nghĩ và cảm nhận, còn trong từ điển Tiếng Việt
được hiểu theo 2 cách: 1/ Cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong
một hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. 2/ ý thức đối với việc
làm thường xuyên.
Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững,
những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với
8


một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Người ta có thái độ đối với hầu hết mọi
sự việc: Tôn giáo, chính trị, quần áo, âm nhạc, thực phẩm… Thái độ dẫn học đến

quyết định thích hay không thích một đối tượng nào đó, đến với nó hay xa rời nó.
Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự.
Người ta không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới.
Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Vì thế mà rất khó thay đổi được thái
độ. Thái độ của một người được hình thành theo một khuôn mẫu nhất quán, nên
muốn thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa.
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên tổng quan các học thuyết có liên quan, các nghiên cứu đã được
nghiên cứu liên qaun đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên như
các nghiên cứu của Quang Minh Nhật (2012) trong nghiên cứu “Đánh giá mức độ
đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yếu cầu doanh nghiệp Đồng Bằng Sông
Cửu Long được đào tạo bậc Đại học trở lên” đã đánh giá mức độ đáp ứng theo 3
khía cạnh chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên, hay trong nghiên
cứu của Trần Thị Minh Hiếu (2013) với nghiên cứu về “Đánh giá mức độ đáp
ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa học kỹ thuật biển đối với yêu cầu của
thị trường lao động Hà Nội” cũng đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng và trong
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền (2011) cũng đánh giá
dựa trên các tiêu chí đó là kỹ năng, kiến thức, tính cách và thái độ của sinh viên
và các công trình nghiên cứu khác của Phạm Thị Lan Hương và Trần Diệu Khải
(2010), Ngô Thị Thanh Tùng (2009)... Từ đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
các yếu tố tác động đến khả năng đáp ứng công việc của sinh viên trường Đại học
Võ Trường Toản.
KỸ NĂNG
KHẢ NĂNG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA
SINH VIÊN

KIẾN THỨC


THÁI ĐỘ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh
viên do tác giả đề xuất

9


Các thang đo của biến qua sát được đo lường bằng thang đo likert (5 mức
độ) để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đây là bảng diễn giải các
biến trong mô hình:
Bảng 1.1 Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến

Diễn giải

Tác giả

1. Kỹ năng

KN1. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ Peter
D.
Hart
(2006),
chức công việc
Australian
Education
International (2010), Brendan
KN2. Kỹ năng giao tiếp
Gray (2002), Ken Barnes

KN3. Kỹ năng làm việc nhóm
(2014),Trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân (2005), Trần Thị
KN4. Kỹ năng làm việc độc lập
Minh Hiếu (2013), Nguyễn
KN5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Thuý Quỳnh Loan (2005), Ngô
KN6. Kỹ năng khai thác và sử dụng Thị Thanh Tùng (2009), Phạm
thông tin
Thị Lan Hương và Trần Triệu
Khải(2010)
KN7. Khả năng chịu áp lực cao

2. Kiến thức

KT1. Kiến thức chuyên môn

3. Thái độ

TD1. Nhiệt tình trong công việc

Ken Barnes (2014),Brendan
Gray (2002), Peter D. Hart
KT2. Kinh nghiệm thực tế
(2006), Maguire Associates
KT3. Trình độ ngoại ngữ
(2012), Trường Đại học Kinh tế
KT4. Trình độ tin học và ứng dụng Quốc Dân (2005), Trần Thị
Minh Hiếu (2013), Nguyễn
công nghệ mới

Thuý Quỳnh Loan (2005), Ngô
KT5. Hiểu biết về môi trường hoạt
Thị Thanh Tùng (2009), Phạm
động của doanh nghiệp
Thị Lan Hương và Trần Triệu
Khải (2010)
Peter D. Hart (2006), Brendan
Gray (2002), Ken Barnes
TD2. Thái độ tích cực đóng góp cho
(2014), The University of
đơn vị
Sydney (1997),Ngô Thị Thanh
TD3. Ý chí cầu tiến
Tùng (2009)
TD4. Tinh thần trách nhiệm cao

4. Khả năng KNDU1. Khả năng đảm bảo sự chính Brendan Gray (2002), Peter D.
đáp ứng
xác, hoàn chỉnh của kết quả công Hart
(2006),
Nagoya
việc
University (2014), UKCES
(2010), Brenda Little (2003),
KNDU2. Khi nhận công việc, mức
Ngô Thị Thanh Tùng (2009),
độ đảm bảo thời gian hoàn thành

10



KNDU3. Khi có tình huống phát sinh
trong công việc, khả năng xử lý linh
hoạt

Quang Minh Nhật (2012)

KNDU4. Khả năng tìm ra những
phương pháp mới để giải quyết công
việc

2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các thông tin liên quan đến hoạt
động đào tạo của trường Đại học Võ Trường Toản, các nghiên cứu khoa học của
các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường
Đại học Cần Thơ và trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, hiện
trạng hoạt động cũng như kế hoạch phát triển đào tạo và các dự án nghiên cứu, tài
liệu hội thảo có liên quan đào tạo nguồn nhân lực cũng được tác giả quan tâm.
Thêm vào đó là các thông tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên
cứu.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn sinh viên trường Đại học
Võ Trường Toản đã đi làm thông qua bảng câu hỏi online trên trang web
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu được
thu thập thông qua quá trình: Bước 1: Lập mẫu trả lời phỏng vấn online trên
sites.google giống với bảng câu hỏi đã lập trước đó. Liên hệ với các đối tượng đủ
điều kiện là sinh viên trường Đại học Võ Trường Toản và đã tốt nghiệp trên 3
tháng bằng cách lấy danh sách tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email và địa chỉ
facebook của các lớp đã tốt nghiệp. Trong điều kiện mỗi lớp chỉ biết được một

vài đối tượng có địa chỉ facebook thì vào danh sách bạn của các đối tượng đó để
tìm các đối tượng khác trùng khớp với tên, ngày tháng năm sinh và lớp học hoặc
trường học và từ đó mời họ tham gia trả lời phỏng vấn online và trao quà tặng cho
các đáp viên. Bước 2: Sau khi các đáp viên đã trả lời thì kiểm tra tính chất lượng
của số liệu và sàng lọc các mẫu không phù hợp. Bước 3: Chuyển thành file nhập
liệu trên excel những mẫu đã đạt yêu cầu.
Do sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên kích thước mẫu phải tối
thiểu là 50 và tốt hơn là trên 100 (mỗi biến cần tối thiểu 5 quan sát) (Hair et al,
11


2006). Do đó, trong đề tài nghiên cứu có 16 biến nên sẽ có 80 mẫu quan sát (16
biến x 5 mẫu quan sát = 80 mẫu). Nhưng trên thực tế, tác giả điều tra được 180
mẫu, đảm bảo điều kiện trên và độ tin cậy của nghiên cứu, 31 mẫu bị loại qua quá
trình làm sạch dữ liệu vì không hoàn thành nhiều mục hỏi. Cuối cùng, 148 mẫu
hợp lệ được đưa vào phần mềm SPSS để xử lý.

Hình 2.2. Ảnh chụp màn hình một phần bảng phỏng vấn online
12


2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phương pháp phân tích được xác định theo từng mục tiêu cụ thể:
Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tóm tắt, trình
bày dữ liệu về: Giới tính, tuổi, trình độ đào tạo, vị trí làm việc, thời gian tìm được
việc làm, thu nhập hiện tại, mức độ hoàn thành công việc,… nhằm đánh giá khả
năng tìm việc và đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên.
Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa

trên số liệu và thông tin thu thập.
Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả
thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả, bảng kết hợp nhiều biến.
Bảng tần số
Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu
hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít… có thể thực hiện
cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng.
Ý nghĩa: là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và
cộng dồn; tần số tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của từng biểu hiện chia
cho tổng số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông
tin trả lời; tính phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó
cho biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở
xuống hay trở lên.
Các đại lượng thống kê mô tả
Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.
Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý
nghĩa.
Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:
- Mean (trung bình cộng): Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung
bình xem được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát.
- Minimum (giá trị nhỏ nhất): Gặp được trong các giá trị của biến ít khi
khảo sát được.
13


- Maximum (giá trị lớn nhất): Gặp được trong các giá trị lớn nhất của biến
trong các mẫu quan sát được.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để kiểm định độ tin
cậy của thang đo và sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh

viên trường Đại học Võ Trường Toản.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp tính hệ số
Cronbach’s alpha:
Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự
chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía
cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của
từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù
hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta
không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo
đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total
Correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 mới được xem là
chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally
& Burnstein, 1994). Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach alpha đạt từ
0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được
và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.
Công thức của hệ số Cronbach  là :

  N  /1   N  1
Trong đó:
 là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi.

N là số mục hỏi.
Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu, dùng phân tích nhân tố để xác định đâu là
những tiêu chí quan trọng nhất mà sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm quan tâm.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để
rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến
14



×