Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

KỈ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 202 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ Y TẾ

KỶ YẾU
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

TRÀ VINH NĂM 2011


LỜI NÓI ĐẦU
Công tác nghiên cứu khoa học trong y học là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của Ngành Y tế. Nhằm đúc kết những kinh nghiệm, sáng kiến, cải
tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tế chuyên môn trong từng
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Với mong muốn học tập, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau nhằm
hoàn thiện dần công tác NCKH, Ngành Y tế Trà Vinh đã phát động đăng ký đề
tài NCKH trong cả hệ điều trị và dự phòng.
Năm 2011, Hội nghị khoa học ngành y tế được tổ chức lần thứ I, Ban Tổ
chức đã nhận được khoảng 26 đề tài báo cáo khoa học từ tất cả các đơn vị trực
thuộc gửi về với những nội dung rất phong phú, khẳng định tiềm năng to lớn của
cán bộ y tế nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiển, đó là minh
chứng về sự phát triển của Ngành Y tế tỉnh nhà.
Ban Tổ chức xin cảm ơn tất cả các tác giả đã gửi bài tham gia báo cáo
trong Hội nghị khoa học kỹ thuật Ngành Y tế lần thứ I. Với thời lượng tổ chức
hội nghị có hạn nên Ban Tổ chức xin được trân trọng giới thiệu cùng quí đồng
nghiệp những đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu được báo cáo trong hội nghị
để các bạn đồng nghiệp tham khảo và áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc và phục
vụ sức khỏe nhân dân.
Rất mong sự quan tâm và góp ý của quí đồng nghiệp để công tác nghiên
cứu khoa học của Ngành Y tế Trà Vinh ngày càng phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn.


BAN TỔ CHỨC
Hội nghị KHKT Ngành Y tế Trà Vinh


MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH LAO TRONG CỘNG ĐỒNG SAU DỰ ÁN CHÍNH PHỦ HÀ LAN TÀI TRỢ TẠI HUYỆN CẦU
KÈ ............................................................................................................................................................ 1
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TỪ 40 TUỔI
TRỞ LÊN TẠI HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2010............................................................... 5
ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÓA CHẤT DIỆT MUỖI
TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TỈNH TRÀ VINH.................. 12
ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NGÀNH Y TẾ.......................................................................... 15
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHÂN LỰC Y TẾ NĂM 2010 TẠI TỈNH TRÀ VINH .................................. 29
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Ở TRẺ EM TỪ 10 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2010 .......................................................................... 36
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TÀN TẬT Ở BỆNH NHÂN PHONG TỈNH TRÀ VINH TỪ 1997 ĐẾN 2008.. 46
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ .. 58
NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở PHỤ NỮ TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HUYỆN CẦU NGANG
TỈNH TRÀ VINH..................................................................................................................................... 72
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DƯỢC TẠI CÁC TRẠM Y TẾ CỦA TỈNH
TRÀ VINH .............................................................................................................................................. 83
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ LAO TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH
TRÀ VINH NĂM 2010.......................................................................................................................... 101
KHẢO SÁT HÀNH VI TÌM KIẾM DỊCH VỤ VÀ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN, SỬ DỤNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH ............................ 116
NGHIÊN CỨU THỂ LỰC TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TỈNH TRÀ VINH
NĂM 2010............................................................................................................................................ 128
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI HUYỆN
CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH .......................................................................................................... 141

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂM SÓC THAI SẢN CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI HUYỆN CÀNG LONG,
TỈNH TRÀ VINH NĂM 2010 ................................................................................................................ 150
ĐẶC ĐIỂM BỆNH THIẾU MÁU Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CẦU
KÈ NĂM 2010...................................................................................................................................... 161
KHẢO SÁT SỰ PHA TRỘN TÂN DƯỢC VÀO THUỐC ĐÔNG Y DẠNG ĐÓNG GÓI CHỦ TRỊ HẠ
SỐT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ............................................................................................... 180
ĐÁNH GIÁ CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI TẠI KHOA PHỤ-SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH NĂM
2010 ..................................................................................................................................................... 182
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHÂU THỦNG Ổ LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH ..................................................................................................... 196


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO TRONG CỘNG ĐỒNG
SAU DỰ ÁN CHÍNH PHỦ HÀ LAN TÀI TRỢ
TẠI HUYỆN CẦU KÈ
BS. Lê Thanh Bình
1/. Tổng quan:
- Sơ lược tình hình chung về bệnh lao trên thế giới, ở châu Á và ở Việt
Nam. Qua đó liên hệ đến tình hình bệnh lao tại tỉnh Trà Vinh, cụ thể hơn là tại
huyện Cầu Kè. Nêu các tác hại của bệnh lao, đường lây truyền, phương pháp
điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh lao trong cộng đồng dân cư.
- Ảnh hưởng của bệnh lao đối với đời sống trong cộng đồng dân cư.
Những tác động trực tiếp của bệnh lao đối với người dân trong huyện như: Trình
độ học vấn, nghề nghiệp, tỷ lệ người dân tộc Khmer,….Bên cạnh đó sự thiếu

hiểu biết kiến thức về bệnh lao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lây lan
và mắc bệnh lao trong huyện. Từ đó cho thấy sự cần thiết cũng như tầm quan
trọng của TTGDSK về bệnh lao trong cộng đồng dân cư là hết sức cần thiết đòi
hỏi chúng ta cần phải có biện pháp can thiệp ngay để tránh sự lây lan ngày càng
nhiều của bệnh lao.
- Nhận xét sơ bộ về kết quả đã đạt được khi Dự án triển khai giai đoạn
2003-2005 tại huyện Cầu Kè qua đó nhận thấy sự hiểu biết về kiến thức bệnh
lao trong cộng đồng tăng lên rỏ rệt. Điều này được chứng minh khi ta so sánh
kết quả điều tra kiến thức về bệnh lao trong cộng đồng dân cư.
- Để tìm hiểu sự bền vững của Dự án cần triển khai công tác điều tra
thống kê lại kiến thức người dân về bệnh lao tại cộng đồng dân cư trong huyện
đánh giá lại hiệu quả của cộng tác TTGDSK về bệnh lao trong cộng đồng dân cư
tại huyện Cầu Kè sau 5 năm khi Dự án kết thúc. Đề ra các biện pháp để tiếp tục
duy trì công tác TTGDSK về bệnh lao trong thời gian sau này.
2/. Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Đánh giá kết quả truyền thông giáo dục về bệnh lao trong cộng đồng dân
cư ở huyện Cầu Kè.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu nhận thức về bệnh lao của người dân trong huyện trước khi
triển khai và vừa kết thúc dự án.
- Đánh giá tính bền vững của dự án sau 5 năm triển khai công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe về bệnh lao trong cộng đồng dân cư tại huyện Cầu Kè.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

2

3/. Đối tương và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng:
- Là người dân từ 18 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên trong toàn huyện
Cầu Kè.
Phương pháp:
- Nghiên cứu ngang với cở mẫu dựa trên phần mềm Epi Ipo 6.0.
- Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẳn, phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân dựa trên
nghiện tắc tự nguyện với những người đu tiêu chuẩn chịu trách nhiệm về hành vi
cá nhân.
4/. Kết quả:
- Sau 2 năm (từ 02/12/2003 đến 30/11/2005) thực hiện TTGDSK về công
tác phòng chống lao trực tiếp và gián tiếp tại cộng đồng của Dự án trong toàn
huyện Cầu Kè đã đạt được kết quả như sau:
Kết quả so sánh giữa năm 2003-2005
Số người nghi lao đến khám tăng:

2,04 lần.

Số người nghi lao được làm xét nghiệm tăng:

1,32 lần.

Số bệnh nhân lao phổi AFB(+) tăng:

1,33 lần.

Tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới / 100.000 dân tăng:

1,34 lần.

Tỷ lệ phát hiện lao các thể / 100.000 dân tăng:


1,36 lần.

Kết quả điều trị khỏi lao AFB(+) mới tăng:

3,13%.

Tỷ lệ người chết, thất bại giảm đặc biệt không còn bệnh nhân bỏ trị.
Số xã được hổ trợ các hoạt động phòng chống lao tăng:

2,75 lần.

Số thôn tổ chức họp trong năm thảo luận về bệnh lao tăng: 7,5 lần.
- Công tác TTGDSK về bệnh lao sau khi Dự án kết thúc ngày càng được
củng cố đẩy mạnh hoạt động, mạng lưới y tế cơ sở ngày càng hoàn thiện đi vào
chiều sâu cho nên hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh lao ngày càng
được nâng cao. Điều này thể hiện qua các kết quả hoạt động của năm sau cao
hơn năm trước. Cụ thể như sau:
Kết quả so sánh năm 2005-2009
Số người nghi lao đến khám tăng:

1,18 lần.

Số người nghi lao được làm xét nghiệm tăng:

1,19 lần.

Số bệnh nhân lao phổi AFB(+) giảm:

0,05 lần.


Tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới / 100.000 dân tăng:

1,01 lần.

Tỷ lệ phát hiện lao các thể / 100.000 dân giảm:

0,07 lần.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

Kết quả điều trị khỏi lao AFB(+) mới giảm:

3

1,25 %.

Tỷ lệ người chết, thất bại giảm đặc biệt không còn bệnh nhân bỏ trị.
Số xã được hổ trợ các hoạt động phòng chống lao ngày càng hoạt động
hiệu quả.
- Số thôn tổ chức họp trong năm thảo luận về bệnh lao đi vào hoạt động
thường xuyên, đầy đủ có chất lượng thiết thực hơn trong công tác TTGDSK cho
người dân trong cộng đồng dân cư.
- Sau 5 năm khi Dự án kết thúc sự hiểu biết kiến thức về bệnh lao trong
cộng đồng tuy có giảm đi nhưng không đáng kể như vậy hiệu quả của công tác
TTGDSK về bệnh lao đã phát huy tác dụng đối với sự nhận thức của người dân.
Bên cạnh đó sự liên tục trong công tác TTGDSK về bệnh lao cũng như các nội
dung tuyên truyền kiến thức cho người dân dể hiểu và gần gũi với phong tục tập
quán cũng như sự nhận thức của người dân cũng góp phần không nhỏ trong

công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu thêm về kiến thứ phòng
chống bệnh lao.
Các kết quả so sánh nêu trên đã cho thấy hiệu quả mà công tác truyền
thông giáo dục kiến thức cơ bản về bệnh lao đã và đang phát huy tác dụng.
5/. Bàn luận và đề nghị:
Bàn luận:
- Kiến thức sẽ quyết định mọi hành vi trong cuộc sống, riêng hành vi có
lợi cho sức khỏe là vấn đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy
cộng đồng cần có sự hiểu biết về kiến thức phòng chống bệnh tật nói chung và
phòng chống lao nói riêng. Qua thực hiện các cuộc điều tra kiến thức về bệnh
lao ở đầu vào còn thấp đặc biệt là tỷ lệ hiểu biết kiến thức về bệnh lao của người
dân tộc. Sự hiểu biết kiến thức đã tăng lên rõ rệt thông qua công tác TTGDSK
về bệnh lao tại cộng đồng trong huyện
- Từ những thành quả trên cho thấy tầm quan trọng của TTGDSK trong
cộng đồng dân cư là hết sức thiết thực. Nó góp phần nâng cao ý thức của người
dân về bệnh lao biểu hiện qua các kết quả báo cáo trong các cuộc giao ban lồng
ghép với các ban ngành đoàn thể.
Đề nghị:
Để duy trì công tác phòng chống lao ở cơ sở đạt hiệu quả bền vững chúng
ta cần tăng cường các mặt công tác sau:
- Tiếp tục duy trì và củng cố chất lương hoạt động phòng chống lao của
mạng lưới y tế cơ sở từ huyện- xã đến khóm- ấp trong cộng đồng.
- Tiếp tục duy trì hoat động TTGDSK về phòng chống lao sâu rộng trong
cộng đồng dân cư.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

4


- Tiếp tục triển khai Dự án ở giai đoạn tiếp theo nhằm đẩy mạnh công tác
TTGDSK về phòng chống lao trong cộng đồng sâu rộng hơn nữa, đăc biệt
nhóm đối tương có nguy cơ cao.
- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức TTGDSK về phòng chống lao
cho cán bộ y tế phụ trách lao cũng như các cán bộ ban ngành đoàn thể trong
toàn huyện nhằm luôn cập nhật được kiến thức mới về bệnh lao và công tác
phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

5

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI
HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2010
Người thực hiện Võ Thị Hồng Châu, Trương Thị Hiền
Đơn vị: BVĐK huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Tóm tắt
Đặt Vấn đề: LX là một chứng bệnh âm thầm vì thường không có triệu chứng
hay dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân bị loãng xương. Khi LX xảy ra thì không
có biện pháp nào phục hồi như xương bình thường. Do vậy, mục đích chính là
phòng ngừa LX.
Mục tiêu:“Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở phụ
nữ từ 40 tuổi trở lên tại huyện Trà Cú,Tỉnh Trà Vinh”
Đối tượng và hương pháp nghiên cứu: Xác định tỷ lệ LX bằng phương pháp
Siêu âm định lượng trên 1101 phụ nữ ≥ 40 tuổi được chọn ngẫu nhiên theo
phương pháp mô tả cắt ngang. Các yếu tố liên quan gồm: Tuổi, Nghề nghiệp,
Dân tộc, Trình độ học vấn,Tiền sử bệnh, Các yếu tố liên quan đến kinh nguyệt,

Tình trạng sinh đẻ, Tình trạng vận động thể lực, Thói quen ăn uống: rượu, thuốc
lá, cafê, sửa
Kết quả: MĐKCX giảm dần theo tuổi và thời gian mãn kinh ( P < 0,01)
Kết luận: Giảm MĐKCX thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ mãn kinh, sự
mất xương còn ảnh hưởng nhiều yếu tố liên quan: Tăng huyết áp, nghiện cafê,
kém vận động thể lực, người gầy, phụ nữ không sinh con.
I. Đặt vấn đề
- Là 1 “Bệnh dịch âm thầm” vì thường không có triệu chứng cho đến khi
xương bị gãy, và ngày càng lan rộng khắp thế giới
- Tỷ lệ LX liên quan đến tuổi và đặt biệt trong thời kỳ hậu mãn kinh. Những
người trên 40 tuổi do sự mất dần đi khối lượng xương theo tuổi, ở nữ mãn kinh
(MK) có sự thiếu hụt estrogen nên LX xảy ra rất nhanh
- Mỗi năm trên thế giới có 200 triệu người bị loãng xương
- Dự báo 2050, Thế giới có 6,3 triệu cas gãy cổ xương đùi do LX và 51% số
này ở các nước Châu Á
- Số liệu của Tổ chức chống loãng xương Quốc tế (IOF):
+ Cứ 3 phụ nữ thì có 1 phụ nữ bị LX
+ Tính đặc hiệu theo giới: ở nử gấp 4,5 lần nam giới


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

6

+ 80-90% LX ở phụ nữ là do giảm nồng độ Estrogel sinh lý trong thời kỳ hậu
mãn kinh
- Việt Nam: Hiện có > 6 triệu người cao tuổi và khoãng 1 triệu người có nguy
cơ bị LX (Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng). Tuổi thọ tăng ( 72 tuổi, chiếm
9,2% người cao tuổi ) (Cục thống kê công bố 1/12/2009) chiếm 8,02% dân số; tỷ
lệ người cao tuổi là 9,2% (Ngưỡng già hóa dân số là 10%); “chất lượng dân số

thấp”, “tuổi thọ khỏe mạnh thấp”, số năm khỏe mạnh chỉ thực sự kéo dài 61
tuổi, như vậy người cao tuổi ở nước ta phải chịu nhiều bệnh tật, mệt mỏi kéo dài
>10 năm cuối đời. Và trong số người cao tuổi có 60% là phụ nữ [2].
Như vậy: LX và biến chứng LX là gánh nặng cho gia đình - xã hội; là vấn
đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng; việc phòng ngừa LX là vấn đề thực sự
của cả thế giới. Để tăng chất lượng sống cho người cao tuổi và chăm sóc sức
khỏe thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh đang trở thành vấn đề cần đặc biệt quan
tâm, cần phát hiện sớm LX và đối tượng nguy cơ.
Mục đích:“Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở phụ
nữ từ 40 tuổi trở lên tại huyện Trà Cú,Tỉnh Trà Vinh”
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Là những phụ nữ ≥ 40 tuổi với tâm thần kinh ổn định
- Tiêu chí loại trừ: Những đối tượng không hợp tác. Những phụ nữ đã phẩu thuật
cắt bỏ 2 buồng trứng (mãn kinh nhân tạo).
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên
- Cở mẫu: gồm 1101 đối tượng được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ.
- Cách chọn mẫu: mẫu chùm 2 giai đoạn
- Phỏng vấn đối tượng qua bộ câu hỏi
- Khám: Đo HA, chiều cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ thể BMI, phân theo
tiêu chuẩn Châu Á (Gầy:<18.5 Bình thường: 18.5 - < 23 Tăng cân: ≥ 23)
- Đo mật độ xương bằng máy siêu âm định lượng ( SAĐL) MODEL AOS100NW, Hãng ALOKA/NHẬT SẢN XUẤT 2005,Se = 88,89%, Sp=100% Phân
theo tiêu chuẩn của WHO 1994 (MĐX bình thường: > -1 T-score Giảm khối
lượng xương: - 2,5 < T-score ≤ -1 Loãng xương: ≤ - 2,5 T-score
III. KẾT QUẢ
3.1. Tỷ lệ MĐX của đối tượng nghiên cứu
Tình trạng xương

N


%

95% KTC


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

7

73.3 – 78.4

Bình thường
836

(T-Score > - 1)

75.9

Thiếu xương

22.7%

250

(-1 > T-Score > 2.5)

22.7

1.4%


20.3 – 25.3

Bìnhthường
Thiếuxương
Loãng xương
75.9%

Loãng xương
(T-Score < -2.5)
Tổng

15

1.4

1101

100

0.8 – 2.3

Tỷ lệ giảm MĐX của đối tượng nghiên cứu là 24.1%
Tỷ lệ LX của đối tượng nghiên cứu là 1.4% , thấp so với Nguyễn Trung Hòa (Tỷ
lệ LX chung cả nam và nữ > 45 tuổi: 30,4%, riêng nữ giới: 27,7%)
Điều này phù hợp với 98.27% đối tượng nghiên cứu là lao động chân tay
3.3. MĐX theo tình trạng BMI
Tình trạng xương
Bình thường

Trung bình BMI


22.5

22.497

22

22.497 ± 3.368

(T-Score >1)

21.442

21.5
Trung bình
BMI
21

Thiếu xương
(-1 > T-Score > -2.5)

21.442 ± 3.568

20.847

20.5
20
Bình thường

Loãng xương

(T-Score < -2.5)

Thiếu xương

Loãng xương

Tình trạng xương

20.847 ± 3.242

Ở nhóm LX có trung bình BMI thấp nhất (20.847 %)
Ở nhóm có MĐX bình thường thì trung bình BMI cao nhất ( 22.497 %)
3.4. Liên quan giửa tuổi và tình trạng xương đối tượng nghiên cứu
Tuổi

B. thường

Thiếu xương

Loãng xương

T-Score>1

-1>T-Score> -2.5

T-Score < -2.5

Tổng

n


%

n

%

n

%

n

%

40 - 49

517

87.6

71

12.0

2

0.3

590


100

50 - 59

297

68.6

133

30.7

3

0.7

433

100

≥ 60

22

28.2

46

20.9


10

12.8

78

100

χ2 = 205.239

P = 0.000


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

8

Tỷ lệ LX ở tuổi (40 – 49) là 0.3%, (50 – 59) là 0.7%, ≥ 60 là 12,8%
Nhận xét: Tuổi càng cao tình trạng LX càng tăng, P < 0.05 . LX có khuynh
hướng gia tăng theo tuổi và điều này phù hợp với y văn. Kết quả của chúng tôi
cũng phù hợp với nghiên cứu của Lưu Ngọc Giang, Bùi Nữ Thanh Hằng, Vũ
Thị Thanh Thủy [3],[4],[5].
3.5. Liên quan giửa BMI và tình trạng xương
BMI
Thiếu cân
< 18,5
B. thường
18,5 - < 23
Thừa cân

≥ 23

B. thường

Thiếu xương

Loãng xương

T-Score >1

-1>T-Score > -2.5

T-Score < -2.5

Tổng

n

%

n

%

n

%

n


%

89

63.6

48

34.3

3

2.1

140

100

410

75.2

127

23.3

8

1.5


545

100

337

81

75

18

4

1.0

416

100

χ2 = 17.786

P = 0.0014

Tình trạng LX chiếm tỷ lệ cao (2.1%) ở nhóm có BMI thấp ( nhóm thiếu
cân), ngược lại tỷ lệ LX chiếm tỷ lệ thấp (1%) ở nhóm thừa cân. Qua kết quả
nghiên cứu chúng tôi thấy: người gầy ( BMI thấp) có nguy cơ LX cao, P<0.05
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với y văn: Chỉ số BMI thấp ( < 18.5) là
một trong những nguy cơ LX. Trọng lượng cơ thể càng cao thì nguy cơ gãy
xương do LX càng thấp [9].

3.6 . Liên quan giửa MK và tình trạng xương
B. thường
Mãn
kinh

Thiếu xương

T-Score >1 -1>T-Score > -2.5

Loãng xương

Tổng

T-Score < -2.5

n

%

n

%

n

%

n

%


Không

516

87.6

71

12.1

2

0.3

589

100.0



320

62.5

179

35.0

13


2.5

512

100.0

χ2 = 95.758
Nhóm chưa MK :

P = 0.000
Nhóm đã MK :

+ MĐKCX bình thường: 87,6%

+ MĐX bình thường: 62.5%

+ MĐKCX thiếu: 12.1%

+ MĐX thiếu: 35 %


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

+ Loãng xương: 0.3%

9

+ Loãng xương: 2.5%
Với P < 0.05


Như vậy, tỷ lệ LX trên phụ nữ ở đối tượng nghiên cứu rất thấp so với kết quả
của các nghiên cứu trước đây (74,53% của Nguyễn Hải Thủy, 42.3% Lưu ngọc
Giang, 36,7% của Bùi Nữ Thanh Hằng, 37,2% của Nguyễn Trung Hòa
Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy: trên đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi
đã tiến hành, tỷ lệ phụ nữ > 60 tuổi chỉ chiếm 7.1% ( trong khi của Bùi Nữ
Thanh Hằng là 48.8%, Nguyễn Trung Hòa là 38.9% …).
Như vậy, với tỷ lệ 2.5% loãng xương và 35% thiếu xương của nữ mãn kinh
trong 98,27% là lao động chân tay / đối tượng nghiên cứu là phù hợp.
Mãn kinh là yếu tố nguy cơ của LX. Điều này phù hợp với y văn.
3.7 . Liên quan giửa thời gian mãn kinh và tình trạng xương
B. thường

Thiếu xương

Loãng xương

Th.gian
mãn
kinh

T-Score >1
n

%

N

%


n

%

n

%

< 5 năm

216

75.0

72

25.0

0

0.0

288

100

5-10năm

75


56.8

54

40.9

3

2.3

132

100

≥10năm

29

31.5

53

57.6

10

10.9

92


100

Tổng

-1>T-Score > -2.5 T-Score < -2.5

χ2 = 77.509

P = 0.000

Ở nhóm phụ nữ có thời gian MK < 5 năm

:0%

Ở nhóm phụ nữ có thời gian MK 5 – 10 năm : 2.3%
Ở nhóm phụ nữ có thời gian MK ≥ 10 năm : 10.9 %
Với thời gian MK càng lâu thì tình trạng LX càng tăng, (P < 0.05) Mãn kinh
ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi mật độ khoáng của xương do lượng xương bị mất
theo nồng độ Estrogen ngày càng giảm. Lượng xương sẽ mất đi từ 2 – 5% / năm
trong 10 năm đầu sau MK [ 28]. Ngoài ra còn bị mất một lượng xương do tuổi
già. Vì vậy, thời gian MK càng dài thì khối lượng xương càng giảm.
3.8. Liên quan giửa tình trạng sinh con và tình trạng xương
Tình trạng
sinh con
Không con
Ít con
(≤2)

B. thường


Thiếu xương

Loãng xương

T-Score >1

-1>T-Score > -2.5

T-Score < -2.5

Tổng

N

%

n

%

n

%

n

%

43


64.2

62

17.5

4

6.0

67

100

291

82.2

20

29.9

1

0.3

354

100



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

Nhiều con
(>2)

502

73.3

168

χ2 = 23.886

24.7

10

10

1.5

680

100

P = 0.0001

LX (T- score < -2.5) ở nhóm tuổi: Không sinh con: 6% Sinh nhiều con: 1.5%
Sinh ít con: 0.35%

Như vậy 2 nhóm phụ nữ : không sinh con và sinh nhiều con đều là yếu tố
nguy cơ của loãng xương ( p < 0,05 )
Những phụ nữ không sinh con sẽ MK sớm hơn phụ nữ có sinh con, do đó sẽ
có nguy cơ LX sớm [11]
3.9. Liên quan giửa bệnh gãy xương tự nhiên và tình trạng xương
B. thường

Thiếu xương

Loãng xương

Bệnh
gãy
xương

T-Score >1 -1>T-Score > -2.5
n

%

n

%

N

%

n


%

Không

801

76.7

231

22.1

13

1.2

1045

100.0



35

62.5

19

33.3


2

3.6

56

100.0

Tổng

T-Score < -2.5

χ2 = 6.787

P = 0.033

Trong 56 phụ nữ bị gãy xương, có 02 phụ nữ bị LX (T-Score < -2.5), chiếm
3.6%, ( P < 0.05).
Có mối liên quan giữa gãy xương tự nhiên và tình trạng LX, người bị LX có
nguy cơ gãy xương cao.
V. KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ loãng xương chung 1.4%
Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ MK : 2.5%
Tỷ lệ thiếu xương ở phụ nữ MK : 35%
Tỷ lệ MĐX giảm ( thiếu xương + loãng xương) ở phụ nữ MK: 37,5%
2. Mật ĐX giảm dần theo tuổi, tuổi càng cao: tình trạng LX càng tăng
BMI theo tình trạng xương: Với BMI thấp (thiếu cân), MĐX cũng thấp.
Người càng gầy, có nguy cơ thiếu xương cao.
3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng xương
- Tuổi càng cao tình trạng LX càng tăng

- Vận động thể lực kích thích sự tái tạo xương, những người duy trì vận
động thể lực thường xuyên trong suốt cuộc đời thì có nguy cơ LX thấp
- Người gầy ( BMI thấp) có nguy cơ LX cao


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

11

- Mãn kinh là yếu tố nguy cơ của LX, thời gian MK càng lâu thì khối lượng
xương càng giảm.
- Những phụ nữ không sinh con sẽ MK sớm hơn phụ nữ có sinh con, do đó
sẽ có nguy cơ LX sớm
- Phụ nữ sinh nhiều con có nguy cơ LX cao hơn phụ nữ sinh ít con
- Có mối liên quan giữa gãy xương tự nhiên và tình trạng loãng xương, người
bị LX có nguy cơ gãy xương cao.
VI. KIẾN NGHỊ
1. Cần phổ biến rộng rãi những thông tin về bệnh lý loãng xương cho mọi
người, nhất là phụ nữ lớn tuổi, để có biện pháp phòng bệnh sớm nhằm giảm tỷ lệ
loãng xương và biến chứng do loãng xương.
2. Cần chú ý đề phòng loãng xương ngay khi còn trẻ. Một lối sống lành mạnh
rất cần thiết để bảo vệ xương: dinh dưỡng đầy đủ ( đạm, chất khoáng, calci, vita
min D…), vận động thể lự thường xuyên, không rượu, thuốc…..


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

12

ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CỦA

MUỖI AEDES AEGYPTI ĐỐI VỚI CÁC LOẠI
HÓA CHẤT DIỆT MUỖI TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI TỈNH TRÀ VINH
Người thực hiện Bs. Thạch Hoàng Dũng
Đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh
TÓM TẮT
1. Tên đề tài: “Đánh giá độ nhạy của muỗi Aedes aegypti đối với các loại hóa
chất diệt muỗi trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Trà
Vinh”
2. Thực hiện đề tài:
- Bs. Thạch Hoàng Dũng
- Bs. Nguyễn Hóa Hải
- Tập thể khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Vắc xin sinh phẩm
- Với sự hỗ trợ của Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cán bộ
Phòng khám Đa khoa xã Hoà Lợi
- Cố vấn chuyên môn: Labo Côn trùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh
3. Các từ viết tắt
4. Phụ lục
5. Lời cảm ơn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về muỗi Aedes aegypti
1.1.1. Đặc điểm sinh thái muỗi Aedes aegypti
1.1.2. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh
1.1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu:
Hòa Lợi là 1 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, phía bắc giáp xã
Hòa Thuận, nam giáp xã Phước Hảo, đông giáp xã Hưng Mỹ, tây giáp xã Đa
Lộc. Diện tích tự nhiên: 1.535 ha; tổng số hộ: 2.270 hộ; dân số: 9.967 người
trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 70%; trẻ em <15 tuổi: 2.310 trẻ.

Chương 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Giảm tỷ lệ mắc;


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

13

- Giảm tỷ lệ chết;
- Khống chế không để dịch lớn xảy ra trong cộng đồng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Muỗi Aedes aegypti cái 2-5 ngày tuổi chủng F0 nuôi từ lăng quăng bắt ở
thực địa.
2.2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
- Từ ngày 27/10/2010 đến ngày 02/11/2010.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu: can thiệp thử nghiệm trên thực địa
2.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (Quy trình khảo nghiệm hiệu lực
diệt sinh học của hoá chất phun ULV trong nhà ở thực địa hẹp- Viện Pasteur
TP.HCM)
- Chọn ngẫu nhiên 15 hộ tại địa phương có diện tích nhà khoảng 100200m cho 03 loại hóa chất và 01 lồng chứng có thể treo tại nơi nuôi muỗi.
2

- Treo mỗi hộ 04 lồng mỗi, lồng 20 muỗi Aedes aegypti cái.
- Thu thập lăng quăng tại thực địa về nuôi trong lồng nuôi muỗi đặt tại
phòng, 05 ngày sau định loại muỗi chọn muỗi Aedes aegypti
- Số lượng muỗi cái Aedes aegypti: 1.300 con, 2-5 tuổi
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu:

- Muỗi trong các lồng tiếp với hóa chất liên tục 60 phút trong nhà dân sau
khi phun xong. Đếm số muỗi quỵ sau mỗi 10, 20, 40, 60 phút và sau 24 giờ, đọc
số muỗi chết (bao gồm cả những con còn sống không bay được).
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phân tích số số liệu phải các tiêu chuẩn trên và đạt các tiêu chuẩn đánh
giá của Bộ Y tế năm 2000.
- Phân tích trên phần mềm EXCEL 2003.
2.2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
2.2.8. Hạn chế của nghiên cứu
2.2.9. Các bước tiến hành cho mỗi 03 loại hóa chất
2.2.10. Kinh phí thực hiện đề tài: 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) từ nguồn
kinh phí mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết năm 2010


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

14

Chương 3. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết quả khảo nghiệm của từng loại hoá chất (kèm theo phụ lục 1, 2, 3)
3.1.1. Kết qủa khảo nghiệm hóa chất Delta Uk 2.5EW
Hiệu lực của mẫu thử Delta UK 2.5EW pha nước tỷ lệ 1:6 phun trong nhà
ở thực địa có tác dụng diệt muỗi tốt, tỷ lệ đạt 97,25% đối với chủng muỗi Aedes
aegypti tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
3.1.2. Kết qủa khảo nghiệm hóa chất K-Othrine 2EW
Hiệu lực mẫu thử K-Othrine 2EW pha nước tỷ lệ 1:6 phun trong nhà ở
thực địa có tác dụng diệt muỗi tốt, tỷ lệ 93,75% đối với chủng muỗi Aedes
aegypti tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
3.1.3. Kết qủa khảo nghiệm hóa chất Viper 50EC
Hiệu lực mẫu thử Viper 50EC pha dầu diezen tỷ lệ 1:3 phun trong nhà ở

thực địa có tác dụng diệt muỗi tốt, tỷ lệ 98% đối với chủng muỗi Aedes aegypti
tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
3.2.1. Nhận xét hiệu quả diệt muỗi của 3 loại hoá chất
Cả 03 loại hóa chất đều đạt hiệu quả diệt muỗi tốt ( >90% ) đối với chủng
muỗi Aedes aegypti tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh căn cứ
theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Y tế năm 2000, ban hành kèm theo quyết định
số: 120/2000/QĐ-BYT ngày 24/01/2000
3.2.2. Hiệu quả kinh tế
3.2.3. Hiệu quả phòng chống bệnh
3.3. Kiến nghị
Trung tâm Y tế dự phòng Trà Vinh tiếp tục sử dụng 3 loại hoá chất trên
theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho công tác phòng chống sốt xuất huyết tại địa
phương trong những năm tới./.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

15

ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ NGÀNH Y TẾ
Người thực hiện : Phạm Khắc Dũng
Trần Trung Thành
Đơn vị : Phòng KHTC - Sở Y tế Trà Vinh
TÓM TẮT
1./ Mục tiêu nghiên cứu
1.1./ Mục tiêu tổng quát :
- Xây dựng hạ tầng cơ sở tin học tại các bệnh viện, kết nối các hệ thống
mạng các đơn vị trong ngành hình thành mạng WAN y tế tỉnh Trà Vinh;
- Triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý tổng thể
bệnh viện, quản lý công tác thống kê báo cáo, cải cách hành chính

1.2./ Mục tiêu cụ thể :
1.2.1./ Đầu tư phần cứng và thiết bị số
Các đơn vị bao gồm : Sở Y tế, các bệnh viện trong tỉnh (9 bệnh viện),
Trung tâm y tế các huyện, thành phố (8 đơn vị) và mỗi huyện, thành phố chọn 1
xã làm thí điểm (8 xã) được trang bị :
- Hệ thống mạng;
- Thiết bị mạng;
- Máy chủ;
- Máy trạm;
- Máy in;
- Thiết bị bảo mật;
- Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống mạng.
1.2.2./ Đầu tư phần mềm
Tùy theo tính chất công việc của các đơn vị sẽ đượng trang bị phần mềm
quản lý phù hợp, cụ thể như sau :
a./ Sở Y tế
- Phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (phân hệ Sở Y tế)
- Website cấp phép hành nghề Y tế tư nhân
b./ Các bệnh viện trong tỉnh :
- Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện
c./ Các Trung tâm y tế huyện, thành phố


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

16

- Phần mềm quản lý thống kê y tế tuyến huyện
d./ Các xã :
- Phần mềm quản lý thống kê y tế tuyến xã

- Phần mềm quản lý khám chữa bệnh
1.2.3./ Phần mềm hệ thống và hệ quản trị CSDL
Lựa chọn giải pháp về phần mềm hệ thống và hệ quản trị CSDL đảm bảo
hệ thống vận hành an toàn, tiện lợi và đáp ứng tốt khả năng chịu tải kho dữ liệu
khổng lồ và ngày càng lớn.
1.2.4./ Đào tạo nguồn nhân lực
Từ cấp lãnh đạo đến quản trị mạng đơn vị, cán bộ nhân viên, nhất là lực
lượng tham gia vận hành phần mềm.
2./ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1./ Đối tượng nghiên cứu :
- Quy trình hoạt động của bệnh viện;
- Quy trình thu thập số liệu, báo cáo thống kê tại phòng kế hoạch tài chính
Sở Y tế;
- Quy trình cấp phép hành nghể y tế tư nhân;
- Công nghệ mạng, các giải pháp bảo mật thông tin;
- Các phần mềm quản lý bệnh viện và công nghệ phát triển phần mềm.
2.2./ Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1./ Khảo sát quy trình
- Khảo sát thực tế quy trình hoạt động tại bệnh viện;
- Khảo sát quy trình thu thập số liệu báo cáo thống kê tại phòng kế hoạch
tài chính Sở Y tế;
- Khảo sát quy trình cấp phép hành nghề y tế tư nhân theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại Sở Y tế.
2.2.2./ Vẽ sơ đồ luồng công việc
Sơ đồ luồng công việc giúp các đơn vị thống nhất về quy trình hoạt động
của đơn vị.
2.2.3./ Xây dựng các tiêu chí về phần mềm
Việc xây dựng tiêu chí về phần mềm quản lý bệnh viện bám sát các qui
định do Bộ Y tế ban hành, kết hợp ý kiến các bệnh viện trong tỉnh để được đóng
góp vào tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện và các đơn vị trong

ngành y tế.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

17

2.2.4./ Xây dựng giải pháp công nghệ mạng
Phân tích các giải pháp mạng đang được ứng dụng rộng rãi tại các đơn vị
có hệ thống mạng riêng lớn (như : Bưu điện, ngân hàng, kho bạc…) để cho giải
pháp cho ngành Y tế đáp ứng các nhu cầu về băng thông rộng, tính ổn định, bảo
mật với chi phí thấp.
2.2.5./ Khảo sát tình hình nhân lực tham gia vận hành phần mềm
Cần nắm rõ tình hình nhân lực tại các đơn vị tham gia dự án để tổ chức các
lớp tập huấn sử dụng phần mềm (Số nhân viên cập nhật dữ liệu, số quản trị
mạng, lãnh đạo đơn vị…).
3./ Điểm mới của đề tài :
Hệ thống quản lý thông tin y tế toàn ngành từ tuyến tỉnh đến huyện, giúp
cho thông tin bệnh nhân được lưu thông xuyên suốt trong hệ thống, giúp bệnh
viện giảm bớt các hoạt động thủ công, tiết kiệm thời gian chờ đợi cho bệnh
nhân, Sở Y tế nắm bắt tình hình bệnh tật, dịch bệnh nhanh chóng, phục vụ tốt
yêu cầu báo cáo của các cấp lãnh đạo mọi lúc mọi nơi.
Đây là hệ thống quản lý thông tin ngành y tế đầu tiên trong nước.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1./ Về cơ sở hạ tầng
Các bệnh viện được trang bị hệ thống mạng LAN, máy tính và phần mềm
quản lý tổng thể bệnh viện, tất cả các đơn vị trực thuộc đều tham gia hệ thống
mạng diện rộng (WAN) của ngành, cụ thể các đơn vị sẽ được đầu tư như sau:
1.1./ Hệ thống mạng :
- Tất cả các bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện, tùy theo nhu cầu sử dụng

sẽ được xây dựng hệ thống mạng LAN phục vụ nhu cầu trao đổi dữ liệu tại đơn
vị;
- Các đơn vị trong ngành Y tế Trà Vinh được thiết lập hệ thống mạng diện
rộng nội tỉnh bằng kỹ thuật MEGAWAN để có thể trao đổi dữ liệu giữa các đơn
vị, tập trung đầu mối tại Sở Y tế.
1.2./ Thiết bị :
Đầu tư thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và vận hành các hệ
thống phần mềm, đảm bảo vận hành tốt tối thiểu là 5 năm.
Các đơn vị được đầu tư thiết bị bao gồm :
- Sở Y tế
- Bệnh viện Y học cổ truyền
- 7 Bệnh viện tuyến huyện
- 8 Trung tâm y tế huyện - thành phố


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

18

- 8 Xã điểm theo 8 huyện thành phố trên
2./ Đầu tư phần mềm :
2.1./ Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
Hệ thống phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện được phát triển theo định
hướng “Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản
lý bệnh viện” được ban hành kèm theo quyết định số 5573 / QĐ BYT ngày 29
tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng bộ Y tế và các tiêu chuẩn kỹ thuât tiên tiến
về cấu trúc CSDL.
2.2./ Kiến trúc tổng thể
Hệ thống thông tin cần xây dựng bao gồm 3 nhóm phần mềm chính là Hệ
thống điều hành quản lý ngành, Hệ thống quản lý tổng thể Bệnh viện và Hệ

thống quản lý TTYT huyện, trạm y tế phường xã theo mô hình như sau:

BBộYtế
ộYtế

Sơ đồ luồng thông tin dữ liệu
Đây sẽ là mô hình ứng dụng y tế lớn đầu tiên trong cả nước, cho phép kết
nối trao đổi dữ liệu bệnh nhân, điều trị giữa các đơn vị y tế trong tỉnh, từ đó xây
dựng được CSDL tập trung đầy đủ nhất của ngành y tế Trà Vinh.
2.3./ Mô hình ứng dụng
Hệ thống phần mềm được thiết kế theo mô hình ứng dụng 3 lớp (3 Layers):
- Lớp trình bày (Presentation Layer): Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với
người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các
thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do
lớp Business Logic cung cấp


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

19

- Lớp nghiệp vụ (Business Layer): Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính
của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các
dịch vụ cho lớp Presentation
- Lớp truy xuất dữ liệu (Data Access Layer): Lớp này thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp
này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server,
Oracle,… để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Thành phần hỗ trợ (Cross-Cutting): Cung cấp các thư viện, các thành
phần hỗ trợ xử lý cho các lớp Presentation, Business, Data.

2.4./ Tiêu chí phần mềm quản lý ngành y tế :
Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện phải đáp ứng tốt các tiêu chí về kỹ
thuật do Bộ Y tế đề ra, có 3 phân hệ lớn :
2.4.1./ Phân hệ 1 : Tại Sở Y tế, dùng để tổng hợp thông tin báo cáo tình hình
hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện.
1./ Module Quản lý thống kê bệnh viện
Quản lý công tác báo cáo thống kê bệnh viện, do các bệnh viện trong tỉnh
báo cáo về.
Phần mềm phải thống kê được hoạt động thống kê bệnh viện trong khoảng
thời gian bất kỳ (trong ngày, tuần, tháng và có báo cáo 3, 6, 9 và 12 tháng theo
mẫu biểu báo cáo thống kê của Bộ Y tế ban hành). Đồng thời kết xuất được số
liệu báo cáo ra các định dạng file XML, Ecxel để báo cáo về Bộ Y tế.
2./ Module Quản lý thống kê y tế
Quản lý công tác báo cáo thống kê y tế, do các đơn vị chuyên môn, bệnh
viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã trong tỉnh báo cáo về.
3./ Module Quản lý nhân sự
Là phân hệ dùng chung với phân hệ quản lý nhân sự, tiền lương được nêu
cụ thể trong phân hệ 2 về quản lý nhân sự bệnh viện.
4./ Module Chỉ đạo tuyến
Là phân hệ dùng chung với phân hệ chỉ đạo tuyến được nêu cụ thể trong
phân hệ 2 về quản lý chỉ đạo tuyến
5./ Module Quản lý trang thiết bị
- Quản lý tất cả thông tin về tài sản cố định, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa
chất... do Sở Y tế cung cấp về các đơn vị trực thuộc, bệnh viện, giúp Sở Y tế dễ
dàng và kịp thời trong công tác điều chuyển, khấu hao...
- Các trang thiết bị và TSCĐ đều được cấp mã tài sản, in trên phiếu mã
vạch, dán lên thiết bị để dể dàng quản lý, kiểm kê tài sản


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH


20

2.4.2./ Phân hệ 2 : Tại các bệnh viện, dùng để quản lý toàn bộ thông tin, các
mặt hoạt động của bệnh viện, tích hợp được báo cáo của tuyến xã chuyển lên và
báo cáo về phân hệ 1 (Sở Y tế).
Đáp ứng tốt các tiêu chí về phần mềm quản lý bệnh viện đo Bộ Y tế ban
hành và các chức năng quản lý theo yêu cầu đặc thù của bệnh viện, bao gồm các
môdun :
1./ Module Quản lý khoa khám bệnh
2./ Module Quản lý khoa lâm sàng/người bệnh nội trú
3./ Module Quản lý cận lâm sàng
4./ Module Quản lý dược bệnh viện
5./ Module Quản lý thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế
6./ Module Quản lý nhân sự, tiền lương
7./ Module Quản lý chỉ đạo tuyến
8./ Module Quản lý trang thiết bị y tế và tài sản cố định
9./ Quản lý văn phòng phẩm
10./ Quản lý thống kê y tế :
11./ Website bệnh viện
2.4.3./ Phân hệ 3 : Tại tuyến Trung tâm y tế và trạm y tế, dùng quản lý thông tin
khám chữa bệnh tại đơn vị, báo cáo số liệu về tuyến trên trực tiếp (bệnh viện
huyện, trung tâm y tế huyện).
Các chức năng chính :
- Quản lý hồ sơ bệnh án (1 phần trong quản lý bệnh viện)
- Quản lý công tác thống kê y tế xã, kết xuất báo cáo theo biểu mẫu thống
kê (theo quy định tại Quyết định số 3440/QĐ-BYT, ngày 17/9/2009, của Bộ
trưởng Bộ Y tế, về việc ban hành Hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê y
tế)
- Quản lý công văn

2.4.4./ Quản lý Cấp phép hành nghề y tế tư nhân
Quản lý thông tin cấp phép hành nghề y tế bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ, thụ
lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết, kết xuất thống kê báo cáo (Theo tiêu chuẩn ISO
9001 : 2008). Các chuyên viên của Sở Y Tế có thể xem và cập nhật trực tiếp
thông tin trên hệ thống. Quá trình này đảm bảo tính chính xác dữ liệu của từng
hồ sơ mà không mất nhiều thời gian tổng hợp thông tin đối với người quản lý.
Tra cứu dữ liệu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Kết xuất các báo biểu,
thống kê phù hợp với biểu mẫu đang sử dụng tại Sở Y Tế, đảm bảo thống kê đầy
đủ thông tin cần thiết, đáp ứng được nhu cầu báo cáo thông tin theo định kỳ


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

21

hoặc đột xuất. Ngoài ra lãnh đạo Sở và các cán bộ quản lý có thể xem trực tiếp
thông tin hồ sơ cấp phép ở bất kỳ thời điểm nào với độ chính xác dữ liệu cao.
Đảm bảo đồng nhất dữ liệu tại tất cả các Phòng ngành tham gia hệ thống.
Dữ liệu có thể được thao tác và khai thác tại bất cứ máy tính nào có nối mạng
trong hệ thống.
Cơ sở dữ liệu quản lý tập trung. Giao diện hợp lý dễ sử dụng. Chương trình
được thiết kế trên nền Web (mô hình Portal) đáp ứng được yêu cầu triển khai
diện rộng và mở rộng ứng dụng khi cần thiết.
a./ Quản lý tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
b./ Chuyển hồ sơ
c./ Trả kết quả
d./ Phân công hồ sơ
e./ Nhận và xử lý hồ sơ
f./ Quyết định và kết thúc hồ sơ
g./ Theo dõi tình trạng hồ sơ

h./ Quản lý giấy phép được cấp
i./ Quản lý quá trình sửa đổi giấy phép
j./ Đăng ký hành nghề qua internet
k./ Các biểu mẫu, báo cáo
2.5./ Xây dựng CSDL y tế chung ngành y tế
Với mong muốn phát triển hệ thống thông tin toàn ngành y tế Trà Vinh, xây
dựng được một CSDL chung đáp ứng hoàn chỉnh cho việc quản lý và khai thác
thông tin. Từ nhận thức về thực trạng ứng dụng CNTT hiện tại của ngành y tế,
chúng tôi cần phải hệ thống lại toàn bộ thông tin quản lý, chuẩn hóa để xây dựng
các hệ thống CNTT dùng chung tại các đơn vị trong ngành y tế Trà Vinh, từ việc
xây dựng những hệ thống CSDL tại các đơn vị xây dựng thành một CSDL tập
trung cho ngành y tế Trà Vinh. Sau khi khảo sát, nghiên cứu lý thuyết và thực tế
từ các mô hình xây dựng CSDL tập trung trên thế giới nói chung và trong nước
nói riêng
Từ cơ sở lý thuyết phân tích như trên, xây dựng CSDL tập trung cho Sở Y
tế Trà Vinh theo mô hình bông tuyết
3./ Phần mềm hệ thống và hệ quản trị CSDL :
3.1./ Phân tích lựa chọn công nghệ nền
Việc lựa chọn hệ điều hành mạng là một trong những yêu cầu quan trọng vì
điều này quyết định các giải pháp phần mềm cơ sở dữ liệu và các trình ứng dụng
kèm theo. Việc lựa chọn hệ điều hành mạng phải dựa trên các cơ sở như sau:


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ TRÀ VINH

22

Hệ điều hành mang tính mở.
Tính năng kỹ thuật cao, phục vụ tốt cho mục đích sử dụng hiện tại và khả
năng nâng cấp trong tương lai.

Phù hợp với trình độ nhân lực của đơn vị
Các nhà phát triển phần mềm độc lập phát triển trên các ứng dụng đó.
Đạt mức bảo mật cao theo các tiêu chuẩn an ninh trong khai thác mạng.
Điều quan trọng là phải phù hợp với các giải pháp kỹ thuật triển khai các
ứng dụng
Đề xuất lựa chọn
Với các yêu cầu và quy mô của Bệnh viện, chúng tôi đề nghị sử dụng công
nghệ nền của Microsoft. Cụ thể như sau:
Windows Xp hoặc Vista, Win7 sẽ được áp dụng trên máy trạm
Windows Server 2003/2008 sẽ được áp dụng trên Server.
3.2./ Phân tích lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Sau đây là mô tả một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay:
Microsoft SQL Server:
-

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ(RDBMS)

-

Kiến trúc Client/Server

-

Lưu trữ đến terabyte

-

Hỗ trợ Multiple CPU

- Được hỗ trợ tối đa bởi môi trường phát triển của Microsoft (Visual

Studio, ADO, RDO, ODBC...)
- Cho phép nhiều người sử dụng thao tác cùng một lúc với một cơ sở dữ
liệu đồng thời hệ thống cũng cung cấp đầy đủ các công cụ để phân quyền truy
cập cơ sở dữ liệu, cơ chế khoá và sao chép dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật
và an toàn dữ liệu
Oracle
-

Hệ quản trị cơ dữ liệu quan hệ(RDBMS)

-

Khả năng lưu trữ cực lớn với tốc độ truy xuất dữ liệu được tối ưu

- Bảo mật cao(Public Key Infrastructure, Viture Private Database,Data
Encrytion, hỗ trợ LDAP)
Basic
-

Hỗ trợ các môi trường phát triển C, C++, Java, Cobol, Ps/Sql, Visual
Hỗ trợ Data Mining


×