Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

đánh giá chất lượng du lịch tâm linh huyện phong điền qua ý kiến du khách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 101 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ KIM TUYẾN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DU LỊCH TÂM LINH
HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA Ý KIẾN DU KHÁCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Doanh Thƣơng Mại
Mã số ngành: 52340121

Cần Thơ, 12-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ KIM TUYẾN
MSSV: 4115685

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DU LỊCH TÂM LINH
HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA Ý KIẾN DU KHÁCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH THƢƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121

Th.s NGUYỄN QUỐC NGHI

Cần Thơ, 12-2014




LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣợc sự giảng dạy
nhiệt tình của quý Thầy Cô của trƣờng, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh tế
- Quản trị kinh doanh em đã học đƣợc những kiến thức thật hữu ích cho
chuyên ngành của mình. Nhất là trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài tốt
nghiệp, em đã có điều kiện tiếp xúc và vận dụng những kiến thức đó vào thực
tế, giúp em trƣởng thành và tự tin bƣớc vào cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, đặc biệt là Thầy Nguyễn Quốc Nghi, giáo viên đã trực tiếp hƣớng
dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ cho em rất nhiều về mặt tài liệu và số liệu, tạo điều kiện
giúp em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Cùng lời cảm tạ, em xin kính chúc quý Thầy Cô sức khoẻ và thành công
trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống.
Chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Ngƣời thực hiện

Lê Kim Tuyến

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Ngƣời thực hiện

Lê Kim Tuyến

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
---------o0o-------- Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: Nguyễn Quốc Nghi
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD
 Tên sinh viên: Lê Kim Tuyến
 Mã số sinh viên: 4115685
 Chuyên ngành: Kinh doanh Thƣơng mại
 Tên đề tài: Đánh giá chất lƣợng du lịch tâm linh huyện Phong Điền qua ý
kiến của du khách
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
- Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Về hình thức trình bày:
- Hình thức trình bày đúng theo qui định của Khoa.
3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
- Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trƣớc đây, từ đó tác
giả vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt ra. Đề tài mang ý nghĩa
thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học quan trọng đối với sự phát triển du lịch Phong Điền
nói chung và du lịch tâm linh nói riêng.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:
- Đề tài thuộc chƣơng trình nghiên cứu của Thầy Nguyễn Quốc Nghi, với cỡ mẫu lớn
và các bƣớc tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số liệu sơ cấp của đề tài mang tính

hiện đại và đảm bảo độ tin cậy.
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc:
- Kết quả nghiên cứu giải quyết đƣợc các mục tiêu đặt ra.
6. Kết luận chung:
- Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Ngƣời nhận xét

Nguyễn Quốc Nghi
iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG1: GIỚI THIỆU

1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................. 2
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 3
1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ................................................... 3
1.4.3 Giới hạn vùng nghiên cứu ......................................................... 3
1.4.4 Thời gian nghiên cứu ................................................................ 3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU...................................................................................................... 4

1.5.1 Lƣợc khảo theo đối tƣợng nghiên cứu ...................................... 4
1.5.2 Lƣợc khảo theo phƣơng pháp nghiên cứu................................. 4
1.5.3 Lƣợc khảo theo nội dung nghiên cứu........................................ 6
1.5.4 Nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lƣợng DLTL ............. 8
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

9

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 9
2.1.1 Một số khái niệm trong lĩnh vực du lịch ................................... 9
2.1.2 Khái niệm về tâm linh và du lịch tâm linh .............................. 11
2.1.3 Chất lƣợng dịch vụ du lịch ...................................................... 13
2.1.4 Đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ du lịch ...................................... 15
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 18
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 22
iv


2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................. 22
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................ 23
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI PHONG ĐIỀN

25

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN - TP CẦN THƠ ...... 25
3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Phong Điền ......................................... 25
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................... 26
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................ 28

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI
PHONG
ĐIỀN ................................................................................................... 31
3.2.1 Tình hình hoạt động du lịch của Phong Điền.......................... 31
3.2.2 Vị trí ngành du lịch Phong Điền đối với ngành du lịch TP Cần
Thơ ................................................................................................... 32
3.2.3 Các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Phong Điền ............... 34
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TÂM
LINH HUYỆN PHONG ĐIỀN

39

4.1 GIỚI THIỆU ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................ 39
4.1.1 Thông tin cá nhân .................................................................... 39
4.1.2 Các đặc điểm tác động đến du khách ...................................... 42
4.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DU LỊCH TÂM LINH HUYỆN
PHONG ĐIỀN ..................................................................................... 50
4.2.1 Đánh giá chất lƣợng dịch vụ DLTL huyện Phong Điền qua
mức độ quan trọng của các yếu tố chất lƣợng.................................. 50
4.2.2 Đánh giá chất lƣợng dịch vụ DLTL huyện Phong Điền qua
mức
độ thể hiện các yếu tố chất lƣợng ..................................................... 52
4.2.3 Đánh giá chất lƣợng dịch vụ DLTL huyện Phong Điền qua
khoảng cách giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các
tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng ........................................................... 54
v


4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA DU
KHÁCH THAM GIA DU LỊCH TÂM LINH HUYỆN PHONG ĐIỀN

............................................................................................................. 57
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ......................................... 57
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với mức thực
hiện ................................................................................................... 58
4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI ............................... 60
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DU LỊCH
TÂM LINH HUYỆN PHONG ĐIỀN
63
5.1 GIẢI PHÁP DỰA TRÊN MÔ HÌNH MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG –
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (IPA) ........................................................... 63
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 68
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................... 68
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 69
PHỤ LỤC................................................................................................ 73

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thang đo chất lƣợng dịch vụ ................................................... 15
Bảng 2.2. Ý nghĩa của các góc phần tƣ trong mô hình IPA ................... 18
Bảng 2.3 Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu ......................... 21
Bảng 3.1 Diện tích đất sử dụng của huyện phân theo xã, thị trấn .......... 26
Bảng 3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu các tháng trong năm ...................... 28
Bảng 3.3 Mật độ dân số các xã, thị trấn của Phong Điền năm 2013 ...... 28
Bảng 3.4 Cơ cấu lao động có tham gia và không tham gia hoạt động
kinh tế ...................................................................................................... 29
Bảng 3.5 Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế huyện Phong Điền

năm 2013 ................................................................................................ 30
Bảng 3.6 Cơ cấu du khách đến du lịch tại Phong Điền giai đoạn
2011 – 2014............................................................................................. 31
Bảng 3.7 Lƣợng du khách đến Cần Thơ và Phong Điền giai đoạn
2011-2013 ............................................................................................... 33
Bảng 4.1 Mô tả đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu .............................. 39
Bảng 4.2 Thu nhập bình quân hàng tháng của du khách ........................ 42
Bảng 4.3 Chi tiêu của du khách cho mỗi chuyến DLTL huyện Phong
Điền ......................................................................................................... 43
Bảng 4.4 Thời gian và hình thức lƣu trú qua đêm của du khách ............ 48
Bảng 4.5 Lý do du khách không ở lại qua đêm tại Phong Điền ............. 48
Bảng 4.6 Đánh giá của du khách về các hoạt động tâm linh .................. 49
Bảng 4.7 Điểm trung bình mức quan trọng của các yếu tố chất lƣợng
DLTL ...................................................................................................... 51
Bảng 4.8 Điểm trung bình mức độ thực hiện của các yếu tố chất lƣợng
DLTL ...................................................................................................... 53
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định sự khác biệt mức độ quan trọng và mức
vii


thực hiện .................................................................................................. 55
Bảng 4.10 Kiểm định Cronbach’s alpha ................................................. 57
Bảng 4.11 Kiểm định Cronbach’s alpha các yếu tố sự hài lòng của du
khách ....................................................................................................... 57
Bảng 4.12 Ma trận các nhân tố sau khi xoay .......................................... 59
Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................. 61
Bảng 5.1 Đề xuất chƣơng trình tour DLTL huyện Phong Điền ............. 66

viii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình phân tích IPA ................................................................. 17
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................ 20
Hình 3.1 Bản đồ hành chánh huyện Phong Điền ........................................ 25
Hình 3.2 Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam ............................................ 35
Hình 3.3 Cổng vào khu du tích lịch sử Giàn Gừa ....................................... 36
Hình 3.4 Múa bóng rỗi truyền thống trong ngày cúng Bà tại Giàn Gừa .... 36
Hình 3.5 Đình thần Nhơn Ái huyện Phong Điền ........................................ 37
Hình 3.6 Khuôn viên mộ nhà thơ Phan Văn Trị ......................................... 38
Hình 3.7 Bia đá khắc họa những bài thơ nổi tiếng của cụ Phan Văn Trị ... 38
Hình 4.1 Quê quán của du khách ................................................................ 41
Hình 4.2 Số lần tham gia DLTL huyện Phong Điền của du khách ............ 44
Hình 4.3 Thời điểm tham gia DLTL ........................................................... 44
Hình 4.4 Đối tƣợng đi cùng trong các chuyến DLTL của
du khách ...................................................................................................... 45
Hình 4.5 Mục đích chính tham gia DLTL .................................................. 45
Hình 4.6 Phƣơng tiện DLTL ....................................................................... 46
Hình 4.7 Nguồn thông tin du lịch ............................................................... 46
Hình 4.8 Hình thức tham gia DLTL ........................................................... 47
Hình 5.1 Đồ thị mức độ quan trọng mức độ thực hiện (IPA) ..................... 63

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP

:


Thành phố

DLTL

:

Du lịch tâm linh

HDV

:

Hƣớng dẫn viên

NV

:

Nhân viên

x


xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
“ Công nghiệp không khói” là tên gọi chính thức của ngành du lịch đang
nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và của Việt
Nam nói riêng. Du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong thập niên qua
và có triển vọng tiến xa hơn trong tƣơng lai. Theo số liệu thống kê vào đầu
năm 2014 của Tổng Cục Du Lịch cho thấy, tổng thu từ du lịch tăng từ 13,0
nghìn tỷ đồng năm 2011 lên mức 20,0 nghìn tỷ đồng năm 2013, với tốc độ
tăng trƣởng 25%1.
Huyện Phong Điền, lá phổi xanh của thành phố (TP) Cần Thơ, nằm ở
phía Nam cách trung tâm TP khoảng 16 km. Vùng đất nổi tiếng thu hút du
khách tham quan bởi những vƣờn cây trái bốn mùa xanh tƣơi, những cánh
đồng lúa bạc ngàn, một vùng đất với khí hậu ôn hòa, cây trái xanh tƣơi, sông
nƣớc hữu hình, ngƣời dân Phong Điền cần cù lao động, bám ruộng bám vƣờn.
Hằng năm huyện Phong Điền đón khoảng 350.000 lƣợt khách đến tham quan
và doanh thu từ ngành du lịch lên đến khoảng 15 tỷ đồng ( theo số liệu của đài
THTP Cần Thơ)2. Tuy nhiên Phong Điền không chỉ nổi tiếng về du lịch sinh
thái, mà tại đây có phát triển các loại hình du lịch khác, trong đó có loại hình
du lịch tâm linh (DLTL). Theo các chuyên gia trên thế giới, xu hƣớng du lịch
cho những năm tới chính là sự thống trị của du lịch văn hóa, trong đó có du
lịch tâm linh. DLTL thƣờng gắn với lịch sử dân tộc, gắn với đức tin và sự
hƣớng thiện, đây là loại hình du lịch hƣớng con ngƣời đến với những điều tốt
lành. DLTL là một phạm trù rộng, tâm linh bao gồm Phật giáo, Thiên Chúa
giáo, đạo Cao Đài… nhƣng ở Việt Nam, Phật giáo chiếm số đông và phổ biến
nhất nên phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu khai thác sâu DLTL phật giáo. Phong
Điền đƣợc biết đến với các điểm DLTL nổi tiếng nhƣ khu di tích lịch sử Giàn
Gừa, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, đình thần Nhơn Nghĩa, đình thần Nhơn Ái.
Thời gian gần đây, DLTL huyện Phong Điền càng phát triển hơn khi công
trình phật giáo lớn nhất khu vực ĐBSCL vừa đƣợc xây dựng và đƣa vào sử
dụng tại đây.


1

Tổng Cục Du Lịch Việt Nam (01/2014), “Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 20002013”,< />2
Phóng sự đài truyền hình TP Cần Thơ(2013), “Phong Điền đẩy mạnh phát triển du lịch vườn”

1


Chất lƣợng dịch vụ là sự chênh lệch giữa kỳ vọng của khách hàng về
dịch vụ mà họ mong muốn và cảm nhận về dịch vụ mà họ đã sử dụng
(William & Buswell, 2003; Parasuraman et al., 1994)3. Chất lƣợng dịch vụ
đƣợc hiểu là kết quả của sự so sánh giữa sự mong đợi của họ và cái họ nhận
đƣợc khi sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lƣợng dịch vụ tốt, du khách sẽ hài lòng
rất cao; khi du khách hài lòng họ sẽ sẵn lòng quay lại điểm du lịch lần
nữa, sẵn lòng giới thiệu điểm du lịch cho nhiều ngƣời khác hơn nữa
(Cronin & Taylor, 1992; Parasuraman et al., 1985; Zeithaml et al., 1996;
Phạm et al., 2009). Do đó, việc xác định chất lƣợng dịch vụ để hiểu rõ năng
lực hiện tại của ngành cùng những điểm mạnh điểm yếu để có đƣợc hƣớng đi
đúng đắn trong thời gian tới, góp phần đƣa Phong Điền hƣớng đến xây dựng
đô thị sinh thái trong tƣơng lai.
Xuất phát từ thực tế đó nên em quyết định chọn đề tài “ Đánh giá chất
lƣợng du lịch tâm linh huyện Phong Điền qua ý kiến của du khách” nhằm
tìm hiểu về nhu cầu du lịch của du khách và sự đáp ứng nhu cầu của ngành du
lịch Phong Điền từ đó đƣa ra đề xuất giúp nâng cao chất lƣợng DLTL tại đây.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá chất lƣợng DLTL tại
Phong Điền qua ý kiến của du khách, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao chất lƣợng du lịch, thu hút du khách tham gia vào hoạt động
DLTL huyện Phong Điền.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích hành vi du lịch của du khách tại Phong Điền
(2) Đánh giá chất lƣợng du lịch và sự thỏa mãn của du khách đối với loại
hình DLTL huyện Phong Điền
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ DLTL
huyện Phong Điền
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết những mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành trả lời
những câu hỏi sau:
(1) Hành vi du lịch của du khách khi tham gia DLTL tại Phong Điền hiện
nay nhƣ thế nào?
3

Williams, C. & Buswell, J. (2003), Service Quality in Leisure and Tourism. The United Kingdom:
Cromwell Press

2


(2) Du khách đánh giá chất lƣợng DLTL huyện Phong Điền nhƣ thế nào?
(3) Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của du khách khi
tham gia DLTL huyện Phong Điền?
(4) Ngành du lịch Phong Điền và chính quyền địa phƣơng cần phải làm
gì để nâng cao chất lƣợng DLTL tại đây?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Một hạn chế của đề tài là do thời điểm thực hiện nghiên cứu không ngay
mùa cao điểm du lịch nên lƣợng du khách đến Phong Điền rất hạn chế. Du
khách chỉ tập trung ở 2 điểm DLTL là khu di tích Giàn Gừa và Thiền Viện
Trúc Lâm Phƣơng Nam nên đối tƣợng nghiên cứu chỉ giới hạn ở 2 điểm du

lịch này.
1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Hoạt động du lịch của nƣớc ta hiện nay phát triển rất ra dạng với nhiều
loại hình du lịch nhƣ du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch
nghỉ dƣỡng, du lịch chữa bệnh… Tuy nhiên đề tài chỉ khảo sát nghiên cứu
quan điểm đánh giá chất lƣợng du lịch của du khách trong và ngoài nƣớc đã và
đang tham gia DLTL tại Phong Điền. DLTL là một phạm trù rộng lớn bao
gồm các tín ngƣỡng Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài…Nhƣng ở Việt
Nam, Phật giáo chiếm phần đông và phổ biến nhất. Do đó đề tài chỉ tập trung
tìm hiểu DLTL khai thác sâu yếu tố Phật giáo.
1.4.3 Giới hạn vùng nghiên cứu
Việc khảo sát và phỏng vấn sẽ đƣợc thực hiện tại các điểm tham quan du
lịch tại huyện Phong Điền bao gồm chùa, di tích văn hóa lịch sử… . Tuy nhiên
tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, lƣợng du khách đến các điểm DLTL tại địa
phƣơng không nhiều, chỉ tập trung ở 2 điểm là Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng
Nam và Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa. Mặt khác vì sự hạn chế về thời gian
và nhân lực nên vùng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào 2 địa điểm trên.
1.4.4 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014.
Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn du khách trong khoảng
thời gian tháng 10/2014.
Các số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp là các số liệu liên quan về tình hình du
lịch, kinh tế, xã hội trong giai đoạn năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014.
3


1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Lƣợc khảo theo đối tƣợng nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu thực hiện để đo lƣờng,
đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch thông qua ý kiến của du khách với nhiều

phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Một số nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Việt
Nam nhƣ Nguyễn Trọng Nhân (2013), Nguyễn Hồng Giang (2010), nghiên
cứu tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Lƣu Thanh Đức Hải và
Nguyễn Hồng Giang (2011), cũng đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến sự hài lòng của du khách du lịch tại Kiên Giang, tạp chí khoa học
trƣờng Đại Học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp năm 2008 của sinh viên trƣờng
Đại Học Cần Thơ, Hoàng Thị Hồng Lộc (5/2008), thực hiện phỏng vấn những
du khách tham gia du lịch tại TP Cần Thơ về sự thỏa mãn của họ đối với các
sản phẩm sinh thái - văn hóa ở đây. Một nghiên cứu khác về chất lƣợng du
lịch trên địa bàn TP Cần Thơ đƣợc thực hiện bởi Lƣu Thanh Đức Hải (2012),
tạp chí khoa học trƣờng Đại Học Cần Thơ. Bài nghiên cứu phỏng vấn 350 du
khách với 27 biến số ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách, mục tiêu chính
của bài nghiên cứu này là đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ du
lịch tại TP Cần Thơ.
Nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ bởi Sana Moid and Afaque Mahmood
(11/2013), tiến hành đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Ấn Độ qua ý kiến
du khách, từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch nhằm
thu hút du khách đến Ấn Độ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện đánh giá sự hài lòng
và lòng trung thành của du khách tại khu nghỉ mát ở Philipine. Eliza Margarita
Enriquez-Magkasi (2014), Trƣờng Santo Tomas Manila, Philippines.
1.5.2 Lƣợc khảo theo phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nhiều thập kỷ qua, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đo
lƣờng và định nghĩa chất lƣợng dịch vụ. Lấy ví dụ, Lehtinen & Lehtinen
(1982) cho rằng chất lƣợng dịch vụ phải đƣợc đánh giá dựa trên hai khía cạnh,
(1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ4. Gronroos (1984)
cũng đề nghị hai thành phần của chất lƣợng dịch vụ, đó là (1) chất lƣợng kỹ
thuật, đó là những gì mà khách hàng nhận đƣợc và (2) chất lƣợng chức năng,
là diễn giải dịch vụ đƣợc cung cấp nhƣ thế nào5. Bên cạnh đó cũng có rất
nhiều thang đo đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu để đánh giá chất lƣợng
4


Lehtinen, U & J. R. Lehtinen(1982), Service Quality: A Study of Quality Dimensions, Working
Paper, Service Management Institute, Helsinki, Finland.
5
Gronroos(1984), C, A Service Quality Model and Its Marketing Implications, European Journal of
Marketing, 36-44.

4


dịch vụ du lịch nhƣ mô hình phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện
dịch vụ (Importance- Performance Analysis – IPA), mô hình khoảng cách chất
lƣợng dịch vụ (Service quality – SERVQUAL), mô hình mức độ cảm nhận
(Service Performance – SERVPERF).
Những nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng
dịch vụ thƣờng dùng mô hình SERVQUAL áp dụng lý thuyết về sự cảm nhận
và sự mong đợi của khách hàng. Nguyễn Trọng Nhân (2013), áp dụng lý
thuyết sự cảm nhận - sự mong đợi trong nghiên cứu của mình để đánh giá mức
độ hài lòng của du khách. Trên cơ sở tham khảo các tiêu chí đo lƣờng sự hài
lòng của du khách của Parasuraman năm 1988, Tribe và Snaith (1998). Đỗ
Minh Nhã (2007) “Đánh giá chất lƣợng dịch vụ ngành nhà hàng - khách sạn
tại tỉnh Bạc Liêu”, luận văn thạc sĩ kinh tế trƣờng Đại Học Cần Thơ. Riyad
Eid, mục đích của bài nghiên cứu là điều tra về chất lƣợng dịch vụ và mức độ
hài lòng của khách hành hƣơng là “khách hàng” tại Ả-rập. Sử dụng số liệu thu
thập từ 934 du khách hành hƣơng từ năm quốc gia và theo mô hình
SERVQUAL của Parasuraman.
Các nghiên cứu khác sử dụng mô hình IPA: Lƣu Thanh Đức Hải, thực
hiện đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lƣợng du lịch
của TP Cần Thơ trong thời gian gần đây, nhận dạng sản phẩm du lịch và sản
phẩm du lịch đặc thù; xác định các khuynh hƣớng phát triển du lịch tại TP Cần

Thơ từ đó đề xuất giải pháp phát triển nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ du
lịch trong thời gian tới. Đinh Công Thành và ctg (2012), dựa trên thang đo của
Parasuraman để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch.
Nguyễn Huy Phƣơng và Lƣu Tiến Thuận (2013), nghiên cứu đƣa ra các giải
pháp nâng cao chất lƣợng du lịch sinh thái tại Hậu Giang.
Các nghiên cứu về sự hài lòng của du khách: Nguyễn Trọng Nhân
(2013), “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt
vƣờn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Lƣu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng
Giang (2011), “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách
khi đến du lịch ở Kiên Giang”. Các nghiên cứu trên sử dụng các phƣơng pháp
phân tích dữ liệu gồm thống kê mô tả, kiểm định chi bình phƣơng, kiểm định
trị trung bình hai mẫu phối hợp từng cặp, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân
tích tƣơng quan giữa hai biến và phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá.
Những nghiên cứu trên đều đƣa ra các giải pháp cho du lịch dựa trên mô hình
IPA, kết hợp ma trận SWOT nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu
của ngành.

5


1.5.3 Lƣợc khảo theo nội dung nghiên cứu
Nguyễn Hồng Giang (2010), thực hiện phỏng vấn du khách tại Kiên
Giang với 59 biến quan sát về (1) Phong cảnh, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) phƣơng
tiện vận chuyển, (4) hƣớng dẫn viên, (5) cơ sở lƣu trú, (6) sự hài lòng. Lƣu
Thanh Đức Hải, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên các chỉ tiêu
đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch của Parasuraman, bao gồm (1) yếu tố hữu
hình, (2) sự tin cậy, (3) tinh thần trách nhiệm/ khả năng đáp ứng, (4) sự đảm
bảo và (5) sự thông cảm. Trong đó quan trọng nhất cần đƣa ra các giải pháp
cho vấn đề vệ sinh môi trƣờng và nâng cao kỹ năng của nhân viên. Mô hình
cũng nêu ra các tiêu chí “tiếp tục duy trì” có mức độ quan trọng và mức độ thể

hiện cao bao gồm 7 tiêu chí: cảnh quan thiên nhiên, an toàn vệ sinh thực
phẩm, sự thân thiện của ngƣời địa phƣơng, điều kiện an ninh chính trị, sự đa
dạng các món ăn, chi phí cho chuyến đi, hệ thống nhà hàng khách sạn. Đinh
Công Thành và ctg (2012), đƣa ra các tiêu chí đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí
của Parasuraman. Nghiên cứu cho thấy, vấn đề hệ thống giao thông và đƣờng
xá còn rất hạn chế, kế đó là vệ sinh tại các điểm du lịch cũng không đƣợc du
khách đánh giá cao. Ngoài ra các dịch vụ bổ sung nhƣ ngân hàng, chăm sóc
sức khỏe, các hoạt động vui chơi giải trí cũng chƣa phát triển. Yếu tố không
tốt kế tiếp là về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và trình độ chuyên môn
của nhân viên.
Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), nghiên cứu cho thấy vấn
đề môi trƣờng đƣợc đánh giá cao và là vấn đề chung ở nhiều điểm du lịch tại
Việt Nam; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để lôi kéo du khách, không tạo
sự trùng lắp gây nhàm chán tại các điểm đến; Khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch; Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du
lịch; Đảm bảo vấn đề an ninh trật tự, an toàn cho du khách; Đảm bảo an toàn
giao thông trong du lịch; Tổ chức sắp xếp lại các hoạt động mua bán, du lịch.
Lƣu Thanh Đức Hải (2012) sử dụng 5 nhóm nhân tố bao gồm khả năng cung
cấp dịch vụ, cơ sở vật chất, đặc trƣng địa phƣơng, sự an toàn, con ngƣời.
Trong đó yếu tố đặc trƣng địa phƣơng tác động mạnh nhất. Nguyễn Huy
Phƣơng và Lƣu Tiến Thuận (2013), mô hình đánh giá gồm 4 nhóm: các yếu tố
hữu hình tạo sự an tâm, sự thân thiện của nhân viên và các tiện nghi trong khu
sinh thái, các dịch vụ kèm theo, quà tặng và vật phẩm.
Lƣu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011), nghiên cứu mô hình
lý thuyết về chất lƣợng dịch vụ gồm 5 nhóm yếu tố tác động: (1) Phong cảnh
du lịch, (2) Hạ tầng kỹ thuật, (3) Phƣơng tiện vận chuyển, (4) Hƣớng dẫn viên
du lịch, (5) Cơ sở lƣu trú. Kết quả cho thấy, nhân tố tác động mạnh nhất đến
sự hài lòng của du khách là về yếu tố “hƣớng dẫn viên du lịch”. Đỗ Minh Nhã
6



(2007), qua quá trình tham vấn các chuyên gia, phát hành thử và từ các phản
hồi thì thang đo đƣợc thêm vào một thành phần thứ 6 gồm 3 biến quan sát của
Hayes (1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 20036), nhằm đo lƣờng mức độ thỏa
mãn của du khách sau khi sử dụng các dịch vụ nhà hàng - khách sạn tại tỉnh
Bạc Liêu. Nguyễn Trọng Nhân (2013), những tiêu chí đánh giá trong bài
nghiên cứu đƣợc gợi ý bởi một số học giả uy tín trong lĩnh vực kinh tế du lịch
(Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2004); Những tiêu chí dùng trong
nghiên cứu địa lý du lịch (Đặng Duy Lợi, 1995; Phạm Lê Thảo, 2006; Lê
Thông và cộng sự, 2010). Tác giả đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hài
lòng của du khách bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, (2) Cơ sở lƣu
trú, (3) phƣơng tiện vận chuyển tham quan, (4) dịch vụ ăn uống, mua sắm và
giải trí, (5) An ninh trật tự và an toàn, (6) Hƣớng dẫn viên du lịch,(7) giá các
loại dịch vụ, (8) sự an toàn, (9) giá cả dịch vụ.
Sana Moid and Afaque Mahmood (11/2013), bài nghiên cứu đƣa ra
phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch dựa trên 10 khía cạnh khác
nhau bao gồm: (1) kinh nghiệm du lịch cốt lõi của du khách, (2) thông tin
đƣợc cung cấp kịp thời và chính xác, (3) lòng mến khách, (4) giá cả hợp lý, (5)
sức khỏe và vệ sinh, (6) cơ sở vật chất, (7) giá trị tiền tệ, (8) ẩm thực, (9) về
hậu cần, (10) an ninh. Eliza Margarita Enriquez-Magkasi (2014) nghiên cứu
đánh giá sự hài lòng và lòng trung thành của du khách tại khu nghỉ mát ở
Philipine. Những yếu tố đƣợc sử dụng đo lƣờng sự hài lòng của du khách gồm
có: cơ sở vật chất, công nghệ, hình thức bán hàng và tiếp thị, nguồn nhân lực.
Và các tiêu chuẩn kiểm định dùng đo lƣờng lòng trung thành của du khách: sự
truyền miệng, ấn tƣợng lần đầu của du khách và ý định sử dụng lại dịch vụ.
Cùng với kết quả cho thấy các khu nghỉ mát tại đây nên tiếp tục phát triển hệ
thống cung cấp nƣớc dùng không bị gián đoạn, nhân viên mến khách, thanh
toán nhanh và chính xác, đa dạng hình thức thanh toán. Bên cạnh đó, để nâng
cao lòng trung thành của du khách, các khu nghỉ mát nên tập trung vào các
vấn đề về khả năng tiếp cận, đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ, hiện

đại hóa cơ sở vật chất, các vấn đề về khả năng chi trả.
1.5.4 Nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lƣợng DLTL
Hành hƣơng theo truyền thống phật giáo là nghi thức thắp hƣơng, cúng
bái các chƣ phật, nhằm tăng niềm tin tín ngƣỡng và sự hiểu biết về phật giáo.
Riyad Eid, Mohamed Darfoon đã thực hiện bài nghiên cứu đánh giá về chất
lƣợng dịch vụ cũng nhƣ sự hài lòng của du khách trong các chuyến hành

6

Nguyễn Đình Thọ và ctv (2003), “Đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP.
HCM”

7


hƣơng trong DLTL. Mohamed Darfoon(8/2013), “An Examinition of Service
Quality and Satisfaction in Religious Tourism Setting”. Luận án này nghiên
cứu về chất lƣợng dịch vụ qua cảm nhận của khách hành hƣơng, tác động của
nó đến nhận thức của du khách và sự hài lòng tổng thể. Thực hiện phân tích
183 mẫu phỏng vấn du khách sử dụng các phƣơng pháp thống kê khác nhau
bao gồm, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố, kiểm định T-Test, kiểm định
phƣơng sai Anova, phân tích tƣơng quan, phân tích hồi quy. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, vấn đề về nhân viên tại điểm du lịch cần đƣợc đặc biệt quan
tâm, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên tại điểm
du lịch. Hơn thế nữa, cơ quan du lịch cần đánh giá những thay đổi trên thị
trƣờng để đƣa ra mức giá cho sản phẩm du lịch hiệu quả hơn. Riyad Eid,
“Towards a High-quality Religious Tourism Marketing: The Case of Hajj
Service in Saudi Arabia”. Mục đích của bài nghiên cứu là điều tra về chất
lƣợng dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hành hƣơng là “khách hàng” tại
Ả-rập. Sử dụng số liệu thu thập từ 934 du khách hành hƣơng từ năm quốc gia

và theo mô hình SERVQUAL của Parasuraman. Bài nghiên cứu đƣa ra 22
biến thuộc 5 nhóm biến (yếu tố hữu hình, sự tin cậy, sự đảm bảo, sự đáp ứng
và sự đồng cảm) nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi tham gia du
lịch hành hƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách không hài lòng với
các yếu tố thuộc nhóm yếu tố hữu hình nhƣ bệnh viện, đƣờng xá, các thiết
bị…Mohammad, Mohammad và Ahmad (2010). Nghiên cứu này đƣợc thực
hiện tại Jordan, một quốc gia tại Trung Đông. Bài nghiên cứu thực hiện phỏng
vấn du khách về nhân tố đẩy và kéo. Nhân tố đẩy gồm 25 tiêu chí chia thành 8
nhóm, và nhân tố kéo bao gồm 26 tiêu chí.

8


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm trong lĩnh vực du lịch
 Khái niệm du lịch
Du lịch đã là một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con
ngƣời trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch có ý nghĩa đầu tiên là sự
khởi hành và lƣu trú tạm thời của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của họ. Những cách tiếp cận khác nhau đƣa ra những khái niệm khác nhau về
du lịch nhƣ:
Theo Bộ Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “du lịch là các
hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
Từ Du Lịch (Tourism) đƣợc dịch trong quyển từ điển Oxford xuất bản năm
1811 ở Anh có nghĩa là “the commercial organization and operation of holidays
and visits to places of interest”. Hay có thể hiểu một cách đơn giản là sự tổ chức

các hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ dƣỡng của các cơ sở kinh doanh.
Theo Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch là một
hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế mà đòi hỏi sự di chuyển của con người
đến những quốc gia hay địa điểm bên ngoài môi trường thông thường của họ
vì các mục đích cá nhân hoặc kinh doanh. Những người này được gọi là du
khách (có thể là khách du lịch hay người đi bộ đường dài; cư trú hoặc không
cư trú) và du lịch là các hoạt động của họ, một số trong đó bao hàm chi tiêu
du lịch”.
 Khái niệm dịch vụ du lịch
Khái niệm dịch vụ du lịch theo Luật du lịch đƣợc Quốc Hội ban hành
năm 2005: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Có thể thấy dịch vụ du lịch
là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất cấu thành nên sản phẩm dịch vụ.
Dịch vụ du lịch đƣợc phân thành các nhóm:

9


 Dịch vụ cơ bản: là các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con
ngƣời trong chuyến đi, bao gồm:
Dịch vụ vận chuyển: đáp ứng việc vận chuyển, đƣa khách từ nơi xuất phát
cho đến điểm du lịch, quá trình di chuyển giữa các điểm du lịch và di chuyển
trong một điểm du lịch.
Dịch vụ lƣu trú, ăn uống: đảm bảo cho du khách có nơi nghỉ ngơi, ăn uống
trong suốt chuyến du lịch
 Dịch vụ đặc trưng: là những dịch vụ đƣợc cung cấp nhằm thỏa mãn
nhu cầu, mục đích chính của du khách trong chuyến đi. Cụ thể:
Dịch vụ du lịch văn hóa: đây là một hình thức du lịch đƣa du khách đến
với những nét đặc trƣng về văn hóa lịch sử tại điểm đến. Thỏa mãn nhu cầu

tham quan, nghiên cứu phong tục tập quán, nếp sống, con ngƣời, di tích văn
hóa đặc trƣng tại điểm đến.
Dịch vụ du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học tự nhiên:du lịch gắn với việc
tìm hiểu về hệ sinh thái, cảnh quan môi trƣờng, tác động của môi trƣờng…
Du lịch vui chơi, giải trí: cung cấp các hoạt động giúp du khách thƣ giãn,
giải trí, tạo khoảng thời gian thoải mái cho du khách trong chuyến đi. Đây là
dịch vụ khá đa dạng với các hoạt động nhƣ xem biểu diễn, văn nghệ… và các
hoạt động giải trí đặc trƣng tại điểm đến.
Dịch vụ mua sắm: là một trong những dịch vụ không thể thiếu trong một
chuyến du lịch. Đa phần du khách có thói quen mua những vật phẩm làm quà
cho ngƣời thân bạn bè hay làm kỷ niệm cho chuyến đi. Đó có thể là những sản
vật đặc trƣng tại điểm đến hay những hàng hóa tiêu dùng du khách đánh giá là
có ý nghĩa đối với họ.
Du lịch MICE: du lịch hội nghị, hội thảo.
 Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung: là những dịch vụ làm cho
chuyến đi thêm phần hoàn chỉnh và thú vị. Ví dụ nhƣ dịch vụ đổi tiền,
dịch vụ massage, dịch vụ làm đẹp…
 Khái niệm khách du lịch
Theo khái niệm của Bộ Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa
khách du lịch“người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (khoản 2, điều 4).
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thực hiện chuyến đi khách du lịch đƣợc
phân ra thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:

10


+ Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng
trú tại Việt Nam, du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (khoản 2, điều 34).

+ Khách du lịch quốc tế
Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài
thƣờng trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch (khoản 3, điều 34).
+ Khách tham quan
Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng một ngày (day visitor). Là
khách thăm viếng, lƣu lại nơi nào đó dƣới 24 giờ và không nghỉ lại qua đêm.
2.1.2 Khái niệm về tâm linh và du lịch tâm linh
 Khái niệm tâm linh
Tính đến nay đã có rất nhiều khái niệm từ nhiều nhà nghiên cứu khác
nhau về tâm linh. Theo tác giả Principe (1983), tâm linh có nguồn gốc từ tiếng
Latin là “Spiritus” mang ý nghĩa là “hơi thở của cuộc sống”7. Một nhận định
khác lại cho rằng tâm linh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Pneum nó được sử
dụng trong kinh Tân Ước để diễn tả tâm linh của con người được hướng dẫn
bởi chúa trời, tâm linh được nhận định là một yếu tố để thu hút con người
(Heintzman, 2003)8. Định nghĩa cổ điển về tâm linh đƣợc nêu ra vào năm
1958 bởi tác giả Clark9 về tâm linh cũng đƣợc chấp nhận, tác giả giải thích
tâm linh như một trải nghiệm nội tâm của cá nhân khi con người tôn sùng một
ai đó, đặt biệt khi những ảnh hưởng này được chứng minh là có tác dụng lên
cách cư xử của họ khi họ cố gắng hài hòa cuộc sống của mình vào niềm tin
đối với thần thánh. Khái niệm tâm linh còn đƣợc định nghĩa khác nhau tùy
theo các ngữ cảnh tôn giáo và phi tôn giáo. Theo (Poria, Butler & Airey 2003;
Hill 2002) định nghĩa khái niệm tâm linh trong bối cảnh tôn giáo về mặt tâm
linh, tâm linh được đánh giá là yếu tố cá nhân, chủ quan của sự hiểu biết về
tôn giáo. Trong bối cảnh phi tôn giáo, tâm linh lại được xem là một yếu tố
được diễn ra một cách bí ẩn, sự kết hợp hài hòa và là một sức mạnh nội tâm.
Một cách định nghĩa khác tổng quát hơn và xem xét theo hai chiều
hƣớng nêu rõ. Thứ nhất, tâm linh là sự mong muốn là nhu cầu về ý nghĩa và
mục đích sống của con người để có được một cuộc sống đầy đủ. Thứ hai, tâm
7


Principe, W. (1983), 'Toward defining spirituality', Studies in Religion, vol. 12, no.2, pp. 127-141.
Heintzman, P. (2003), 'The wilderness experience and spirituality: What recent research tells us',
Journal of Physical Education, Recreation & Dance, vol. 74, no. 6, pp. 27-31.
9
Clark, W. H. (1958), The Psychology of Religion, MacMillan, New York.
8

11


linh bao gồm niềm tin vào một sức mạnh tối cao điều khiển cả vũ trụ
(Hunsberger & Jackson 2005; Mitroff & Denton 1999). Tâm linh đƣợc xem là
tâm điểm bên trong của tất cả các tôn giáo (Chittick 1992). Một tổng hợp các
quan điểm khác nhau về tâm linh nổi bật ba yếu tố chính bởi nhóm tác giả Mitroff
(2003), Piedmond & Leach (2002), Dyson, Cobb & Forman (1997): Thứ nhất là
sự tin tưởng vào thiên chúa, đấng tối cao hoặc thần thánh; Thứ hai là sự tin
tưởng vào chính bản thân mình; Thứ ba là sự quan tâm đến người khác.
Theo tác giả Adarsh Kumar Aggarwal, tâm linh có nghĩa là những tình
cảm, cảm xúc, niềm tin sâu sắc vào tôn giáo bao gồm sự thanh bình của con
người, mục đích, kết hợp với người khác và niềm tin vào ý nghĩa của cuộc
sống. Bản chất của tâm linh là những cảm xúc bên trong thông qua tình yêu.
Nhƣ vậy, tâm linh đƣợc xem là niềm tin vào thần thánh, vào đấng tối
cao, niềm tin giữa con ngƣời với nhau và là niềm tin vào chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, tâm linh còn là sự khát khao và nhu cầu tim kiếm ý nghĩa, mục
đích của cuộc sống.
 Khái niệm du lịch tâm linh
DLTL là một khái niệm khá mới của ngành du lịch. DLTL là sự kết hợp
giữa hoạt động du lịch thuần túy với nhu cầu tín ngƣỡng của con ngƣời.
+ Du lịch thuần túy bao gồm các hoạt động nhƣ tham quan, mở mang

kiến thức hiểu biết, thƣ giãn, nghỉ ngơi…
+ Hoạt động tín ngƣỡng gồm có tín ngƣỡng tôn giáo là niềm tin vào tôn
giáo, vào đấng tối cao có thể ban phƣớc lành cũng nhƣ sự may mắn cho con
ngƣời. Thứ hai là tín ngƣỡng dân gian đây là niềm tin của con ngƣời vào cha
ông, các vị anh hùng, các truyền thống lịch sử của đất nƣớc. Tín ngƣỡng dân
gian thể hiện rõ ở việc ngƣời ta thƣờng tổ chức những lễ hội cổ truyền nhƣ lễ
hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ vía Bà Núi Sam (Châu Đốc)…Tuy khái niệm
DLTL chỉ mới nổi bật vào thời gian gần đây nhƣng hoạt động tôn giáo dƣờng
nhƣ là yếu tố thúc đẩy du lịch lâu đời nhất trong lịch sử loài ngƣời. Con ngƣời
du lịch đến những vùng đất xa xôi rộng khắp, nơi mà tôn giáo của họ đƣợc
hình thành để khẳng định niềm tin tôn giáo của mình.
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, DLTL thực chất là loại hình du lịch
văn hóa, lấy yếu tố tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của
con ngƣời trong đời sống tinh thần. Do đó, việc bảo vệ, có trách nhiệm giữ gìn
các giá trị văn hóa tự nhiên trong phát triển DLTL sẽ mang lại thu nhập cho
ngƣời dân, tạo việc làm cho ngƣời lao động, ngoài ra còn góp phần thúc đẩy
giao lƣu văn hóa , tăng cƣờng tình đoàn kết dân tộc, tôn giáo, khôi phục và
12


×