Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đánh giá tác động của chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRI KINH DOANH

NGÔ MỸ NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG
TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM CÂY LÚA ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA Ở
HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 08-Năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ MỸ NGỌC
MSSV: 4117073

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG
TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM CÂY LÚA ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA Ở
HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PHAN ĐÌNH KHÔI

Tháng 08 –Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Ba năm học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ tuy không phải là khoảng thời
gian quá dài, nhƣng ngôi trƣờng này đã để lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm về Thầy
Cô, bạn bè. Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh không chỉ truyền đạt
kiến thức cho tôi, mà còn động viên tôi vƣợt qua khó khăn trong cuộc sống. Cũng
dƣới ngôi trƣờng này, tôi đã học đƣợc nhiều điều từ bạn bè, những ngƣời bạn đã
đồng hành cùng tôi trong các môn học và trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn. Thông qua luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi ngƣời.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
đã giảng dạy tôi trong những học kỳ vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Đình Khôi, ngƣời thầy đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và xin
cảm ơn những hộ nông dân đã dành thời gian quý báo để trả lời bảng câu hỏi của
đề tài.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn anh Bùi Tuấn Khanh, anh Huỳnh Anh Khoa, bạn
Nguyễn Quế Trân, Trần Hồng Trang và bạn Nguyễn Tấn Quốc Bảo đã hỗ trợ và
đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ đã tạo mọi điều kiện để tôi đƣợc học
dƣới mái trƣờng Đại học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn!

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Ngô Mỹ Ngọc

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014.
Giáo viên hƣớng dẫn

Phan Đình Khôi

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014.
Giáo viên phản biện

iv



MỤC LỤC

Trang

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.3.1 Không gian ..................................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ........................................................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ....................................................................... 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................. 5
2.1.1 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc bảo hiểm ................................................... 5
2.1.2 Các rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất nông nghiệp........................................ 7
2.1.3 Bảo hiểm nông nghiệp ................................................................................... 8
2.1.4 Bảo hiểm cây lúa.......................................................................................... 17
2.1.5 Thu nhập ...................................................................................................... 19
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 20
2.2.1 Phƣơng pháp đánh giá tác động ................................................................... 20
2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia BHNN .............................. 22
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 24
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................................... 25
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích ................................................................................ 25
2.3.4 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 27
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................... 34

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THOẠI SƠN ................................ 34
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 34
3.1.2 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 35
3.3.3 Dân cƣ .......................................................................................................... 35
3.3.4 Kinh tế năm 2011-2013 ............................................................................... 36
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG ............................. 38
3.2.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa 2011- 2013....................................... 38
3.2.2 Công tác phòng chống dịch bệnh và công tác thủy lợi ................................ 39
3.3 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ............................................................................... 40

v


Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO
HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA Ở HUYỆN
THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG ......................................................................... 43
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA ............................................................. 43
4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ .................................................................................... 43
4.1.2 Đặc điểm của hộ .......................................................................................... 45
4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất ....................................................................... 45
4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA BHNN ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ TRỒNG LÚA ....................................................................................... 49
4.2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa ............ 49
4.2.2 Đánh giá tác động ........................................................................................ 53
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHƢƠNG
TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA Ở HUYỆN THOẠI SƠN ................................. 57
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................................................... 57
5.1.1 Những mặt đạt đƣợc của chƣơng trình thí điểm BH cây lúa ở huyện Thoại
Sơn. ....................................................................................................................... 57

5.1.2 Những mặt hạn chế của chƣơng trình thí điểm BH cây lúa ở huyện Thoại
Sơn. ....................................................................................................................... 57
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................. 58
5.2.1 Điều chỉnh nội dung, quy định bảo hiểm nông nghiệp phù hợp với thực tế 58
5.2.2 Quy trình xác minh, hỗ trợ, bồi thƣờng của bảo hiểm nông nghiệp nên đơn
giản, nhanh chóng, chính xác để hỗ trợ kịp thời cho ngƣời dân ........................... 58
5.2.3 Bổ xung đối tƣợng thiên tai ......................................................................... 59
5.2.4 Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông
nghiệp đến các hộ dân ........................................................................................... 59
5.2.5 Tăng cƣờng công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân ................................ 60
5.2.6 Nông dân cần chủ động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận
thức về bảo hiểm nông nghiệp. ............................................................................. 60
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 61
6.1 KẾT LUẬN..................................................................................................... 61
6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 61
6.2.1 Đối với Nhà nƣớc, Bộ tài chính và Bộ Nông nghiệp –PTNT ..................... 62
6.2.2 Đối với địa phƣơng. ..................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 63
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 66
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 74

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy ............ 30
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa huyện Thoại Sơn 2011-2013 ........ 38
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện chƣơng trình thí điểm BH cây lúa tại huyện Thoại
Sơn theo Quyết định 315/QĐ-TTg giai đoạn 2011-2013 ..................................... 40

Bảng 3.3 Số tiền Công ty Bảo Minh hỗ trợ đề phòng hạn chế tổn thất cho hộ tham
gia chƣơng trình thí điểm BH cây lúa huyện Thoại Sơn. ..................................... 41
Bảng 4.1 Thông tin của chủ hộ ............................................................................. 43
Bảng 4.2 Thông tin diện tích trồng lúa và diện tích tham gia BHNN .................. 45
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lúa của hộ ........................... 47
Bảng 4.4 Mô tả thu nhập của hộ ........................................................................... 48
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình logit ............................................................... 50
Bảng 4.6 Kết quả so sánh thu nhập của hộ trồng lúa theo phƣơng pháp so sánh giá
trị trung bình giữa hai nhóm có kèm theo kiểm định t ......................................... 54
Bảng 4.7 Kết quả đánh giá tác động của chƣơng trình BHNN đến thu nhập của hộ
trồng lúa theo phƣơng pháp so sánh điểm xu hƣớng ............................................ 55

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn ..................................................... 34
Hình 3.2 GDP và tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Thoại Sơn 2011-2013 ......... 36
Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế của huyện Thoại Sơn. .................. 37
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ.................................................................. 44
Hình 4.2 Cơ cấu chi phí cho hoạt động sản xuất .................................................. 46

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHNN
BH

PTNT
UBND
NXB
ĐHQGHN
CPSX
CP
PSM

:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm
Phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân
Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội
Chi phí sản xuất
Chi phí
Propensity score matching

ix



x


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt
Nam. Thật vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta thu hút nhiều lao động
xã hội, góp phần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn và đóng góp không nhỏ
vào tổng sản phẩm quốc nội. Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2013, lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,9%. Ngoài ra, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 18,39%
vào tổng sản phẩm trong nƣớc. Điều này cho thấy nông nghiệp thật sự là ngành
sản xuất quan trọng ở Việt Nam. Nhƣng hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam thƣờng xuyên đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể trong năm 2013, nƣớc ta chịu
ảnh hƣởng của 15 cơn bão với cƣờng độ mạnh và diễn biến phức tạp đã gây thiệt
hại nặng nề về ngƣời và tài sản cho nhiều tỉnh và thành phố. Tổng giá trị thiệt hại
do thiên tai gây ra ƣớc tính gần 30 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hơn 17 nghìn ha lúa
và 20 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; gần 117 nghìn ha lúa và 154 nghìn ha hoa
màu bị ngập, hƣ hỏng (Tổng cục thống kê, 2013).
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nhƣng rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp lại rất lớn. Điều này gây ra tác động lớn đến các mặt đời sống kinh tế xã
hội của đất nƣớc. Nhiều nƣớc trên thế giới đã tiến hành bảo hiểm nông nghiệp
(BHNN) để ổn định ngân sách, ổn định đời sống xã hội và giữ vững an ninh
lƣơng thực quốc gia. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của BHNN, Việt Nam đã
triển khai chƣơng trình BHNN từ năm 1981, đến tháng 3/2011 Thủ tƣớng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về thực hiện chƣơng trình thí điểm
BHNN ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013. Chƣơng trình thí điểm BHNN đƣợc
thực hiện trên 20 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nƣớc đối với cây lúa, chăn

nuôi và thủy sản nuôi. Riêng đối với bảo hiểm cây lúa đƣợc triển khai tại bảy tỉnh
trong cả nƣớc trong đó có tỉnh An Giang.
An Giang là một trong những tỉnh thành có diện tích, sản lƣợng lúa lớn ở
Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đáng kể vào sản lƣợng lúa hàng năm của cả
nƣớc. Toàn tỉnh có hơn 635 nghìn ha đất gieo trồng lúa, tập trung ở 3 huyện là An
Phú, Châu Phú và Thoại Sơn. Triển khai chƣơng trình thí điểm BHNN đƣợc xem
là một trong những việc rất quan trọng nhằm bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả
của thiên tai, dịch bệnh gây ra, cũng nhƣ góp phần đảm bảo cuộc sống, giúp nông

1


dân yên tâm canh tác, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc triển
khai thí điểm BHNN tại An Giang đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ quan
trọng. Tuy nhiên, việc triển khai chƣơng trình thí điểm bảo hiểm đã bộc lộ nhiều
khó khăn, bất cập và vấn đề đặt ra là liệu BHNN có thật sự phát huy vai trò giúp
nông dân giảm thiểu rủi ro và ổn định cuộc sống. Vì vậy, đề tài “Đánh giá tác
động của chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng
lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” đƣợc thực hiện nhằm xem xét việc
tham gia bảo hiểm nông nghiệp có thật sự giúp ổn định thu nhập cho những hộ
trồng lúa. Từ đó, đề tài đề ra giải pháp nhằm giải quyết khó khăn trong việc triển
khai, thực hiện chƣơng trình BHNN ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá tác động của chƣơng trình thí
điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tham gia chƣơng trình thí điểm bảo hiểm
cây lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Mục tiêu 2: Đánh giá tác động của chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa
đến thu nhập của hộ trồng lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn của chƣơng trình
thí điểm bảo hiểm cây lúa, để chƣơng trình BHNN góp phần ổn định thu nhập
cho hộ trồng lúa.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu tác động của chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến
thu nhập của hộ trồng lúa đƣợc tiến hành thực hiện tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
1.3.2 Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014.
Số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp từ năm 2011 đến năm 2013. Chƣơng trình thí
điểm BHNN đƣợc triển khai từ năm 2011 và kết thúc vào cuối năm 2013. Vì vậy,
tác giả sử dụng số liệu tổng hợp của giai đoạn 2011-2013 để làm cơ sở phân tích
thực trạng triển khai chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn.
2


Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong tháng 10/2014 bằng cách phỏng vấn trực
tiếp các hộ trồng lúa ở huyện Thoại Sơn. Do thời gian thu thập số liệu ngay đầu
vụ Thu Đông, đây là thời điểm nông dân đi thăm đồng thƣờng xuyên. Ngoài ra,
báo cáo tình hình triển khai chƣơng trình bảo hiểm cây lúa của huyện Thoại Sơn
cho thấy số hộ tham gia bảo hiểm cây lúa rất ít. Không những vậy, những hộ
trồng lúa không sinh sống tập trung mà phân bố rộng khắp các xã trong huyện
Thoại Sơn. Chính vì vậy, những khó khăn này có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu
mẫu và kết quả nghiên cứu của tác giả.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tiến hành khảo sát những nông hộ sản xuất lúa tại huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang bao gồm những hộ có tham gia và những hộ không

tham gia chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa giai đoạn 2011-2013.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng tham gia chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa của hộ
trồng lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang nhƣ thế nào?
(2) Có sự khác biệt giữa thu nhập của hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm và hộ
không tham gia bảo hiểm hay không?
(3) Những giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề khó khăn của chƣơng trình
thí điểm bảo hiểm cây lúa?
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Để đảm bảo tính logic của bài viết, cấu trúc của luận văn gồm có 6 chƣơng
với bố cục của từng chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu, chƣơng này giới thiệu lý do chọn đề tài nghiên cứu,
mục tiêu, phạm vi và kết cấu của đề tài nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu, chƣơng này mô
tả phƣơng pháp tiếp cận trong nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp thu thập và
phân tích số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài.
Chƣơng 3: Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu, giới thiệu khái quát về
huyện Thoại Sơn, thực trạng sản xuất lúa và thực trạng triển khai chƣơng trình thí
điểm bảo hiểm cây lúa ở huyện Thoại Sơn.
Chƣơng 4: Đánh giá tác động của chƣơng trình thí điểm BHNN đến thu
nhập của hộ trồng lúa ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chƣơng này tác giả sử
dụng mô hình logit để tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo
3


hiểm cây lúa của hộ trồng lúa ở huyện Thoại Sơn. Sau đó tiến hành đánh giá tác
động của chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa bằng phƣơng pháp so sánh điểm
xu hƣớng.
Chƣơng 5: Giải pháp, trên cơ sở kết quả quả phân tích và đánh giá tác động
của chƣơng trình, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết khó khăn

của chƣơng trình bảo hiểm cây lúa.
Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị, chƣơng này kết luận lại vấn đề đã nghiên
cứu và đƣa ra một số kiến nghị để chƣơng trình BHNN ở huyện Thoại Sơn đƣợc
triển khai hiệu quả.

4


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc bảo hiểm
2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm
Denis Kessler (2004) định nghĩa: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông
vào sự bất hạnh của số ít”. Một quan điểm khác của Monique Gaullier thì cho
rằng bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó ngƣời đƣợc bảo hiểm cam đoan phải trả
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để cho mình hoặc để cho ngƣời thứ ba trong
trƣờng hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận đƣợc một khoản đền bù các tổn thất đƣợc trả bởi
một bên khác: đó là ngƣời bảo hiểm. Ngƣời bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với
toàn bộ rủi ro đền bù các thiệt hại theo các phƣơng pháp của thống kê. Theo tập
đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ thì bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một
ngƣời, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhƣợng rủi ro cho công ty bảo
hiểm, công ty đó sẽ bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những ngƣời đƣợc bảo
hiểm.(1)
Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam năm 2000 định nghĩa: Kinh doanh
bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo
đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của ngƣời đƣợc bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự

kiện bảo hiểm.
Có thể thấy sự khác nhau giữa các quan niệm xuất phát từ việc nhìn nhận
bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, bảo hiểm là
sự chuyển giao rủi ro đƣợc thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua
bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi
thƣờng hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Võ Thị Pha, 2005).
Nhƣ vậy, bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc
một số ngƣời cho tất cả những ngƣời tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm
hoạt động dựa trên Quy luật số đông (The law of large numbers).

(1)

Nguồn: Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam. Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong BH.

5


Vai trò của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phƣơng diện. Hoạt động bảo
hiểm trƣớc hết là bù đắp thiệt hại, khắc phục hậu quả tài chính do rủi ro gây ra để
giúp mọi ngƣời có đƣợc tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống. Ngoài
ra, bảo hiểm sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo đƣợc nguồn vốn lớn
để đầu tƣ dài hạn cho nền kinh tế. Vai trò kinh tế - xã hội còn thể hiện ở các khía
cạnh nhƣ: giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ các hoạt động kinh
doanh, thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại giúp ổn định và duy trì sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các
nƣớc thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
2.1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông, bản chất của bảo hiểm là
phân chia tổn thất của một ngƣời cho những ngƣời tham gia bảo hiểm cùng chịu.
Vì vậy, để bảo hiểm có thể thực hiện đƣợc và mang lại hiệu quả, bảo hiểm cần

hoạt động dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Theo thông tin trên Cổng thông
tin bảo hiểm Việt Nam có 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity
not certainty). Có thể hiểu nguyên tắc này nhƣ sau: chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra
bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con ngƣời, không bảo hiểm cho một điều
chắc chắn xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost good faith) cho rằng tất cả các giao
dịch kinh doanh cần đƣợc thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt
đối. Cả ngƣời đƣợc bảo hiểm và ngƣời bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả
các vấn đề.
Nguyên tắc quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm (Insurable interest). Nguyên tắc
này chỉ ra rằng ngƣời đƣợc bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo
hiểm. Quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối
tƣợng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thƣờng (Indemnity): Theo nguyên tắc bồi thƣờng, khi có tổn
thất xảy ra, ngƣời bảo hiểm phải bồi thƣờng nhƣ thế nào đó để đảm bảo cho
ngƣời đƣợc bảo hiểm có vị trí tài chính nhƣ trƣớc khi có tổn thất xảy ra, không
hơn không kém. Các bên không đƣợc lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Nguyên tắc thế quyền (Subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, ngƣời
bảo hiểm sau khi bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, có quyền thay mặt ngƣời
đƣợc bảo hiểm để đòi ngƣời thứ ba chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho mình.
6


2.1.2 Các rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp thƣờng phải đối mặt với nhiều rủi ro tác động đến
hiệu quả tài chính của nông hộ. Rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, những tổn
thất xảy ra cho ngƣời sản xuất nông nghiệp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân nhƣ:
thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả, giống. Theo Sciabarrasi (2010), có 5 loại rủi
ro trong sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:

Rủi ro sản xuất (Production Risks): Rủi ro sản xuất là rủi ro liên quan đến
mức năng suất hoặc sản lƣợng đầu ra thấp hơn dự đoán. Nguyên nhân của rủi ro
sản xuất phát sinh từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhƣ hạn hán, sƣơng giá, hoặc
mƣa quá nhiều khi thu hoạch), hoặc là những thiệt hại do sâu hại, dịch bệnh. Để
hạn chế rủi ro này, ngƣời nông dân nên thực hiện theo phƣơng thức đƣợc khuyến
cáo, đa dạng hóa cây trồng và giống, mở rộng sản xuất trên diện tích đất dƣ thừa,
mua bảo hiểm cây trồng để ổn định thu nhập, áp dụng công nghệ thích hợp nhƣ
tƣới nhỏ giọt, hệ thống thoát nƣớc, duy trì trang thiết bị và cơ sở vật chất trong
tình trạng tốt nhất.
Rủi ro về giá/thị trƣờng (Price/Marketing Risks): Là rủi ro liên quan đến
biến động giá đầu vào và đầu ra. Đây là rủi ro quan trọng trong nông nghiệp. Biến
động giá đầu ra bắt nguồn từ cú sốc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nguyên nhân
làm cho giá thấp hơn là do nguồn cung tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng giảm, hoặc
do khả năng tiếp cận thị trƣờng thấp bởi quy mô sản xuất nhỏ lẻ của nông dân. Để
giảm thiểu rủi ro này, nên xây dựng kế hoạch tiếp thị cùng với dự báo doanh số
bán hàng thực tế và giá bán mục tiêu, thành lập hoặc tham gia hợp tác xã để tiếp
thị và ổn định giá, đảm bảo thị trƣờng đầu ra, mở rộng kênh bán sản phẩm nông
nghiệp cho thƣơng lái và các xí nghiệp sản xuất để tránh phụ thuộc vào một đầu
ra duy nhất cũng nhƣ nên xem xét đầu ra trƣớc khi gieo trồng.
Rủi ro tài chính (Financial Risks): Rủi ro này liên quan đến khả năng có đủ
tiền mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất thấp hơn dự kiến. Rủi ro này thƣờng là kết
quả của rủi ro sản xuất và rủi ro thị trƣờng. Ngoài ra, rủi ro tài chính cũng có thể
đƣợc gây ra bởi sự gia tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất, số tiền vay lớn, thiếu
tiền mặt hoặc tiền tiết kiệm và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái cũng có thể
gây ra rủi ro tài chính. Có thể giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách kiểm soát chi
phí sản xuất, giảm thiểu chi tiêu không cần thiết; xem xét việc thuê máy móc,
thiết bị thay vì mua, vay tiền từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ ngƣời nông dân để
đƣợc mức lãi suất thấp trong dài hạn; kết hợp sản xuất nông nghiệp và phi nông

7



nghiệp để tăng thu nhập; mua bảo hiểm thu nhập cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Rủi ro pháp lý và môi trƣờng (Legal and environmental risks): Rủi ro pháp
lý liên quan đến việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Rủi ro này cũng liên quan
đến trách nhiệm pháp lý về môi trƣờng và mối quan tâm về chất lƣợng nƣớc, xói
mòn và sử dụng thuốc trừ sâu.
Rủi ro quản lý nguồn nhân lực (Human resource management risks): Rủi ro
này liên quan đến các cá nhân và các mối quan hệ của họ với nhau. Rủi ro có thể
xảy ra khi ngƣời chủ sản xuất, ngƣời làm công, hoặc thành viên trong gia đình ly
hôn, chết, tàn tật. Để hạn chế rủi ro này cần xem xét nguồn lao động thay thế; có
những chế độ ƣu đãi đối với ngƣời làm công, những thành viên trong gia đình cần
đƣợc đối xử bình đẳng.
2.1.3 Bảo hiểm nông nghiệp
Về mặt pháp lý thì BHNN là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối
tƣợng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời
sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật nuôi, vật tƣ,
hàng hóa, nguyên liệu nhà xƣởng.
Ở những nƣớc đang phát triển, khi sản xuất nông nghiệp xảy ra thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh, chính phủ thƣờng bù đắp cho nông dân bằng các chƣơng
trình hỗ trợ thiên tai nhƣng những chƣơng trình hỗ trợ này làm cho nông dân
không chủ động phòng ngừa rủi ro và có thể khuyến khích họ tăng mức độ thiệt
hại trong đợt thiên tai tiếp theo để nhận đƣợc hỗ trợ. Những nhà làm chính sách
đƣa ra chƣơng trình BHNN nhƣ là một giải pháp thay thế cho chƣơng trình hỗ trợ
thiên tai. Thay vì ngƣời nông dân chờ để nhận đƣợc sự hỗ trợ từ chính phủ thì
chƣơng trình BHNN đƣợc xem nhƣ một công cụ để nông dân chủ động khắc phục
hậu quả tài chính khi có thiệt hại xảy ra. Mặc dù vậy, trong thực tế chƣơng trình
BHNN vẫn tồn tại cùng với chƣơng trình hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là những
quốc gia đang phát triển thƣờng xuyên đối mặt thiên tai gây ra thiệt hại nặng nề

cho nông dân (Ngân hàng thế giới, 2005).
BHNN không giới hạn cho cây trồng mà còn áp dụng đối với vật nuôi, thủy
sản nuôi và nhà kính. BHNN cho phép nông dân duy trì uy tín tín dụng ngay cả
trong năm bị mất mùa nghiêm trọng và tránh rơi vào nghèo đói, vì vậy bảo hiểm
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất và tiêu thụ cho nông dân
(FAO, 2011).

8


Nhƣ vậy, có thể nói BHNN là một phƣơng tiện hữu hiệu để hỗ trợ ngƣời sản
xuất nông nghiệp giúp bù đắp thiệt hại và khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro để
bảo đảm thu nhập, đồng thời duy trì khả năng sản xuất góp phần ổn định cuộc
sống cho nông dân.
2.1.3.1 Mục tiêu chính của bảo hiểm nông nghiệp
Để thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, Chính phủ các nƣớc thƣờng đƣa
ra các chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điển hình, chƣơng trình BHNN ở các nƣớc đƣợc xem nhƣ một chính sách xã hội
với mục tiêu tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo (Ngân hàng thế giới, 2005).
Đối với mục tiêu tăng trƣởng: Chƣơng trình BHNN đƣợc thực hiện nhằm
phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Mục tiêu tăng trƣởng nhằm giúp những hộ nông dân nghèo có thể
tiếp tục trồng trọt, chăn nuôi khi xảy ra sự kiện bảo hiểm dẫn đến thiệt hại toàn bộ
hay một phần. Ngoài ra, khi tham gia chƣơng trình bảo hiểm các hộ nông dân
phải thực hiện sản xuất theo quy trình do bộ nông nghiệp hƣớng dẫn. Điều này
góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiện đại và phát triển bền
vững.
Đối với mục tiêu giảm thiểu nghèo khó ở khu vực nông thôn: Chính phủ các
nƣớc theo đuổi mục tiêu làm giảm sự chênh lệch giàu nghèo và phân phối lại
nguồn lực xã hội. Chính sách giảm nghèo giúp cải thiện thu nhập bình quân của

ngƣời nông dân nghèo, thực chất là để giảm sự biến động thu nhập của họ và khả
năng rủi ro làm mất sạch tài sản mà họ đã tích lũy lâu năm. Để đạt đƣợc các mục
tiêu trên, chính phủ các nƣớc đã tạo ra nhiều điều kiện cho chƣơng trình BHNN,
cũng nhƣ nổ lực thực hiện phúc lợi xã hội.
Để thực hiện hai mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Việt
Nam đã thực hiện chƣơng trình thí điểm BHNN. Quyết định số 315/QĐ-TTg của
Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã nêu rõ mục đích của chƣơng trình này nhƣ sau:
“Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất nông
nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai,
dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp”.
2.1.3.2 Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp
Theo Dự án Phát triển, thực hiện và đánh giá các đề án bảo hiểm chỉ số dựa
trên quản lý rủi ro tối ƣu trong nông nghiệp (Development, Implementation and
9


Evaluation of Index-Based Insurance Schemes for Optimal Risk Management in
Agriculture) BHNN có 8 hình thức cơ bản. Các hình thức của bảo hiểm nông
nghiệp bao gồm:
Bảo hiểm rủi ro duy nhất (Single-Risk Insurance): Là loại bảo hiểm cung
cấp bảo hiểm để chống lại một rủi ro duy nhất. Bảo hiểm rủi ro duy nhất cũng có
thể đƣợc hỗ trợ nếu rủi ro không mang tính hệ thống. Ví dụ, bảo hiểm mƣa đá là
một trong những bảo hiểm đƣợc áp dụng rộng rãi nhất; mƣa đá là rủi ro không hệ
thống vì hiện tƣợng mƣa đá chỉ xuất hiện và ảnh hƣởng đến một vài khu vực chứ
không xuất hiện rộng khắp. Hợp tác xã của nông dân ở Pháp và Đức cung cấp bảo
hiểm cây trồng - mƣa đá vào đầu năm 1820.
Bảo hiểm kết hợp (Combined/Peril Insurance): Đây là loại bảo hiểm còn
đƣợc gọi là bảo hiểm đa rủi ro ở một số nƣớc. Công ty bảo hiểm cung cấp bảo
hiểm đối với nhiều rủi ro. Ví dụ, bảo hiểm kết hợp mƣa đá và sƣơng. Trong nhiều

trƣờng hợp, phạm vi bảo hiểm đƣợc mở rộng với các rủi ro về lửa, động đất, sét,
và các thảm họa thiên nhiên liên quan khác.
Bảo hiểm năng suất (Yield Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo
hiểm chống lại biến động của sản lƣợng nông nghiệp. Bất kỳ yếu tố nào có nguy
cơ gây ảnh hƣởng đến năng suất đều đƣợc bảo hiểm. Những rủi ro này có thể
đƣợc liệt kê nhƣ lũ lụt, hạn hán, sƣơng giá, mƣa đá, hỏa hoạn Thông thƣờng, bảo
hiểm năng suất giúp chống lại nhiều rủi ro còn đƣợc gọi là bảo hiểm cây trồng đa
rủi ro (Multi-peril crop insurance - MPCI). Đây là một bảo hiểm tốn kém vì hầu
nhƣ tất cả các rủi ro đều đƣợc bảo hiểm. Vì thế, muốn ngƣời nông dân và các
doanh nghiệp bảo hiểm tham gia, vai trò trợ cấp của chính phủ là rất lớn. Đặc biệt
là ở Mỹ, Tổng công ty bảo hiểm cây trồng liên bang (Federal Crop Insurance
Corporation) đã đƣa ra hình thức bảo hiểm cây trồng đa rủi ro từ năm 1938.
Nguyễn Tuấn Sơn (2008) cho rằng bảo hiểm năng suất tồn tại nhiều vấn đề
nhƣ dễ dẫn đến sự lựa chọn rủi ro bảo hiểm, không phát huy đƣợc tính cộng đồng
và phát sinh rủi ro đạo đức và dễ dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm. Đây là
nguyên nhân dẫn đến BHNN ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả.
Bảo hiểm giá (Price Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm
chống lại biến động về giá của sản phẩm nông nghiệp. Nhƣ vậy, nếu giá thành
sản phẩm thấp hơn mức đã xác định từ trƣớc thì công ty bảo hiểm sẽ xem xét và
thanh toán tiền bồi thƣờng theo các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Cần lƣu
ý rằng bảo hiểm giá đòi hỏi tính minh bạch về giá. Nhƣ vậy, giá xác định trƣớc

10


không bị ảnh hƣởng bởi các công ty bảo hiểm hoặc ngƣời đƣợc bảo hiểm. Để xác
định mức ngƣỡng (threshold prices) và xem xét sự biến động về giá, có thể sử
dụng các công cụ của thị trƣờng tƣơng lai (future market) cho mỗi sản phẩm nông
nghiệp. Một vấn đề trong bảo hiểm giá cần đƣợc quan tâm là xác định đƣợc lý do
tại sao giá sản phẩm thấp hơn so với dự kiến. Ví dụ, việc giá sản phẩm thấp do

kém chất lƣợng là điều dễ hiểu nhƣng vì lý do này mà ngƣời nông dân đƣợc bồi
thƣờng thì sẽ gây ra các vấn đề về đạo đức trong sản xuất. Vì thế vẫn còn các
cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này và có ý kiến cho rằng nên loại trừ nguyên
nhân giảm giá do giảm chất lƣợng.
Bảo hiểm doanh thu (Revenue Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp
bảo hiểm chống lại những thay đổi trong doanh thu của hộ sản xuất. Nhƣ ta đã
biết doanh thu bằng giá nhân sản lƣợng, bảo hiểm doanh thu giúp chống lại sự
biến động của cả giá và sản lƣợng. Vì thế, bảo hiểm doanh thu đƣợc xem là một
trong những hình thức giúp ổn định doanh thu tốt nhất. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý
rủi ro (Risk Management Agency) đã đƣa ra chƣơng trình bảo hiểm doanh thu
cho rất nhiều loại cây trồng; một ví dụ từ chƣơng trình là bảo hiểm doanh thu cho
cây ngô. Chƣơng trình này ƣớc tính sản lƣợng của ngô dựa trên lịch sử sản xuất
của nông dân. Tiếp theo, giá tƣơng lai cho ngô đƣợc xác định từ thị trƣờng hàng
hóa tƣơng lai (future exchange). Sau đó, đem mức giá dự kiến nhân với sản lƣợng
dự kiến sẽ đƣợc doanh thu dự kiến. Dựa trên doanh thu dự kiến, một ngƣỡng
doanh thu đƣợc xác định để cung cấp bảo hiểm chống lại sự biến động doanh thu
(ví dụ nhƣ 80% doanh thu dự kiến ban đầu).
Bảo hiểm toàn bộ trang trại (Whole-Farm Insurance): Đây là loại bảo hiểm
cung cấp bảo hiểm chống lại những thay đổi trong năng suất hoặc doanh thu của
trang trại. Toàn bộ các hoạt động của trang trại đều đƣợc bảo hiểm. Ví dụ nếu
trang trại trồng cả hai loại cây A & B thì nên xem xét mua bảo hiểm toàn bộ trang
trại vì sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí thay vì mua bảo hiểm riêng lẻ cho từng loại cây
trồng. Bảo hiểm doanh thu trang trại là một trƣờng hợp đặc biệt của bảo hiểm
doanh thu.
Bảo hiểm thu nhập (Income Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo
hiểm chống lại biến động trong thu nhập của ngƣời nông dân. Nhƣ ta đã biết, thu
nhập bằng doanh thu trừ đi chi phí. Nhƣ vậy, bảo hiểm thu nhập giúp bảo hiểm
những rủi ro về thay đổi trong doanh thu, sản lƣợng, giá cả, cũng nhƣ chi phí sản
xuất - các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông dân. Theo quan điểm của
ngƣời đƣợc bảo hiểm thì đây là loại hình bảo hiểm hấp dẫn nhất cho ngƣời nông

11


dân; nó cung cấp một sự bảo vệ trực tiếp chống lại tổn thất về thu nhập. Tuy
nhiên, từ quan điểm của công ty bảo hiểm, đây lại là loại hình bảo hiểm rủi ro
nhất bởi không chỉ là doanh thu, mà chi phí cũng có thể bị ảnh hƣởng nhiều bởi
hành vi của ngƣời nông dân; từ đó rủi ro về đạo đức có thể xuất hiện.
Bảo hiểm theo chỉ số (Index Insurance): Đặc trƣng cơ bản nhất của bảo
hiểm theo chỉ số là lấy các chỉ số khách quan nhƣ chỉ số thời tiết và mức bồi
thƣờng tƣơng ứng với mỗi chỉ số đƣợc quy định trong hợp đồng bảo hiểm làm
căn cứ xét bồi thƣờng mà không cần tiến hành giám định để biết độ đƣợc mức độ
thiệt hại). Để đảm bảo bồi thƣờng hợp lý, mức độ bồi thƣờng đƣợc tính trên cơ sở
năng suất bình quân chung của cả vùng.
Nguyễn Tuấn Sơn (2008) đánh giá đây là phƣơng pháp có mức rủi ro đạo
đức khá thấp vì căn cứ để xét bồi thƣờng là các chỉ số khách quan không phụ
thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con ngƣời. Khả năng lựa chọn rủi ro
để bảo hiểm cũng hạn chế vì rủi ro đƣợc bảo hiểm là rủi ro thời tiết nhƣ lũ lụt,
hạn hán. Chi phí quản lý cũng thấp do không cần phải khai thác bảo hiểm theo
yêu cầu riêng của từng ngƣời, không cần giám định tổn thất do thời tiết gây ra đối
với từng cá nhân ngƣời mua bảo hiểm. Ngoài ra, bảo hiểm theo chỉ số dễ hiểu, dễ
xác định mức bồi thƣờng cho từng ngƣời mua bảo hiểm. Mặc dù phƣơng pháp
này có một vài hạn chế, bảo hiểm chỉ số thời tiết đang trong quá trình phát triển,
hoàn thiện và hứa hẹn một tƣơng lai tốt đẹp cho bảo hiểm nông nghiệp.
2.1.3.3 BHNN ở một số nước đang phát triển
BHNN đã đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nƣớc
phát triển nhƣ Mỹ, Canada. Tuy nhiên, những nƣớc phát triển có đặc điểm kinh tế
khác xa so với những nƣớc đang phát triển do đó những nƣớc đang phát triển nhƣ
Việt Nam khó áp dụng một chƣơng trình BHNN giống nhƣ các nƣớc phát triển.
Các quốc gia đang phát triển từng thực hiện BHNN và rút ra nhiều bài học khác
nhau về cách thực hiện chƣơng trình này. Đây là những kinh nghiệm để các quốc

gia có nền sản xuất nông nghiệp tƣơng tự nhƣ Việt Nam học tập và áp dụng khi
thực hiện chƣơng trình BHNN. Hai quốc gia thực hiện BHNN đầu tiên là
Nicaragua và Morocco, tiếp theo là Ấn Độ và Ukraina, là hai nƣớc đã thực hiện
bảo hiểm chỉ số thời tiết (Ngân hàng thế giới, 2005).
Chương trình BHNN ở Nicaragua
Nicaragua là một quốc gia nằm ở Trung Mỹ, nông nghiệp có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của nƣớc này. Năm 2003, có 30% dân số tham gia vào
12


hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên từ những năm 1990, ngành nông
nghiệp thƣờng xuyên tăng trƣởng âm do chịu ảnh hƣởng bởi hạn hán và lũ lụt.
Sau khi chƣơng trình bảo hiểm đƣợc thực hiện ở Nicaragua, Hazell và Skees
(1998) đã có những nghiên cứu khả thi đầu tiên vào mùa xuân năm 1998. Các
nghiên cứu này đã xem xét vấn đề một cách chi tiết và đƣa ra các khuyến nghị
cho sự phát triển cũng nhƣ sự bền vững của chƣơng trình bảo hiểm.
Hazell và Skees (1998) cho rằng, trong những năm đầu tiên chƣơng trình
thí điểm nên bắt đầu ở quy mô nhỏ với mục tiêu chủ yếu là phổ biến cho nông
dân về chƣơng trình BHNN nhằm mục đích là tạo tiền đề tiến hành chƣơng trình
BHNN rộng rãi. Ngoài ra, trong việc quản lý và hỗ trợ dự án nhất thiết có một
ngƣời quan trọng để quản lý và hỗ trợ các dự án thí điểm. Ngƣời này phải biết tất
cả các khía cạnh của dự án và có vai trò tích cực trong mọi hoạt động của dự án.
Việc liên kết BHNN với ngân hàng là một phát triển quan trọng trong chƣơng
trình BHNN ở quốc gia này bằng cách các ngân hàng ở Nicaragua đồng ý giảm
lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp cho những nông dân có tham gia BHNN.
Chương trình BHNN ở Morocco
Morocco có 47% dân số và hầu hết là ngƣời nghèo sống ở khu vực nông
thôn. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống nông
thôn của nƣớc này. Tính trung bình nông nghiệp chiếm khoảng 17% GDP nhƣng
tỷ lệ này thƣờng dao động, chủ yếu là do khí hậu mà đặc biệt là sự thay đổi lƣợng

mƣa làm ảnh hƣởng nhiều đến năng suất.
Năm 1995, chính phủ Morocco đã kích hoạt một chƣơng trình hạn hán, một
chƣơng trình đƣợc tài trợ bởi các công ty bảo hiểm hỗ trợ nông nghiệp địa
phƣơng để giải quyết vấn đề hạn hán bằng cách thực hiện một chƣơng trình bảo
hiểm năng suất. Chƣơng trình này đƣợc chứng minh là phổ biến, nhƣng nó cũng
gặp phải vấn đề của hình thức bảo hiểm năng suất, chẳng hạn nhƣ chi phí hỗ trợ
cao và các vấn đề về quản lý liên quan đến việc đánh giá năng suất của hộ tham
gia.
Với những hạn chế của chƣơng trình hạn hán, chính phủ Morocco đã đồng ý
tham gia vào một dự án nghiên cứu của Ngân hàng thế giới nhằm khai thác tính
khả thi của chƣơng trình bảo hiểm thời tiết thay thế cho bảo hiểm năng suất
truyền thống. Các cuộc điều tra cho thấy chƣơng trình bảo hiểm chỉ số lƣợng mƣa
có những lợi ích đáng kể nhƣ giảm thiểu rủi ro đạo đức, rủi ro lựa chọn bất lợi và
quá trình thanh toán cũng nhanh hơn.

13


×