Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHU THỊ THU TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHI P THUỘC TH NH PHẦN
KINH TẾ TƯ NHÂN TP.CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH MARKETING
Mã số ngành: 52340115

Cần Thơ, tháng 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHU THỊ THU TRANG
MSSV: 4115625

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHI P THUỘC TH NH PHẦN
KINH TẾ TƯ NHÂN TP.CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH MARKETING
Mã số ngành: 52340115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ QUANG VIẾT

Cần Thơ, tháng 12/2014



LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả
những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại trường để làm hành
trang vững bước trong cuộc sống.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Quang Viết – giáo viên hướng dẫn đã
nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tác giả xin chúc quý Thầy luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được
nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Chu Thị Thu Trang

i


TRANG CAM KẾT
Tác giả xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của mình các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện


Chu Thị Thu Trang

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...........2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định .....................................................................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.4.1 Phạm vi thời gian .......................................................................................3
1.4.2 Phạm vi không gian ....................................................................................3
1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu ...................................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 6
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................6
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về kinh tế tư nhân .............................................................6
2.1.1.1 Khái niệm kinh tế tư nhân ...................................................................6
2.1.1.2 Phân loại kinh tế tư nhân .....................................................................6
2.1.1.3 Bản chất và đặc điểm của kinh tế tư nhân ...........................................7
2.1.1.4 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần .........9
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ......................9
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh ..........................................9

2.1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .........................10
2.1.2.3 Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................11
2.1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11
2.1.2.5 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .....................12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................13
iii


2.2.1.1 Số liệu thứ cấp ...................................................................................13
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp ....................................................................................13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...........................22
3.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................................22
3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN...............................................................................23
3.2.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................23
3.2.2 Đặc điểm địa hình ....................................................................................24
3.2.3 Khí hậu .....................................................................................................24
3.2.4 Thủy văn...................................................................................................25
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ...........................................................25
3.3.1. Điều kiện kinh tế .....................................................................................25
3.3.2 Điều kiện xã hội .......................................................................................26
3.4 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN .......................................................................27
3.5 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TPCT ......30
3.5.1 Thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông ........30
3.5.2 Thành tựu chung ......................................................................................30
3.5.3 Kinh tế tư nhân thành phố Cần Thơ .........................................................32
3.5.3.1 Về tăng trưởng DN ............................................................................32
3.5.3.2 Về vốn đầu tư ....................................................................................35
3.5.3.3 Về lao động trong khu vực KTTN ....................................................35

3.5.3.4 Về doanh thu và giá trị sản xuất ........................................................37
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TPCT ...............39
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƯ
NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................................................39
4.1.1 Theo quy mô loại hình - lĩnh vực .............................................................39
4.1.2 Quy mô lao động ......................................................................................42
4.1.3 Tình hình tài chính ...................................................................................42
4.1.4 Tình hình lợi nhuận KTTN trong nh ng năm gần đây ............................44
4.1.5 Thị trường hoạt động................................................................................44

iv


4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA KTTN TẠI TPCT .............................................45
4.2.1 Xác định và giải thích mô hình ................................................................45
4.2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của
KTTN ................................................................................................................46
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................................................46
4.2.2.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của KTTN ...........................................................................................48
4.2.2.3 Đặt tên các nhân tố ............................................................................49
4.2.2.4 Phân tích nhân tố ...............................................................................50
4.2.2.5 Phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố có ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh của KTTN ...........................................................53
4.2.3 Phân tích sự khác biệt mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến kết
quả hoạt động kinh doanh gi a các doanh nghiệp theo lĩnh vực ......................55
4.2.3.1 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố 1 đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực

KTTN ở TP Cần Thơ ....................................................................................57
4.2.3.2 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố 2 đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau ...............................................58
4.2.3.3 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố 3 đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau ...............................................58
4.2.3.4 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố 4 đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau ...............................................58
4.2.3.5 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố 5 đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau ...............................................59
4.2.3.6 Sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhân tố 6 đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau ...............................................59
4.2.4 Đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp khu vực KTTN ở TP
Cần Thơ đối với các chính sách hỗ trợ .............................................................60
4.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA KTTN TPCT ...............................61
4.3.1 Các điểm mạnh trong hoạt động kinh doanh của KTTN .........................61
4.3.2 Các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của KTTN ............................62

v


4.3.3 Các cơ hội trong hoạt động kinh doanh của KTTN .................................63
4.3.4 Các thách thức trong hoạt động kinh doanh của KTTN ..........................63
4.3.5. Kết quả phân tích ma trận SWOT của KTTN.........................................64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CÁC DN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TPCT .............................. 65
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI
TPCT ....................................................................................................................65
5.1.1 Giải pháp trước mắt ..................................................................................65
5.1.2 Giải pháp lâu dài ......................................................................................66

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 69
6.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................69
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 74

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số DN đang hoạt động phân theo loại hình DN tại TPCT ....................... 33
Bảng 3.2 Số DN đang hoạt động theo quận, huyện .................................................. 34
Bảng 3.3 Cơ cấu quy mô lao động của các loại hình KTTN .................................... 34
Bảng 3.4 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của KTTN đang hoạt động ...... 35
Bảng 3.5 Số lao động qua 4 năm của KTTN ............................................................ 35
Bảng 3.6 Tổng thu nhập của người lao động trong khu vực KTTN năm 2013 ........ 36
Bảng 3.7 Doanh thu thuần của khu vực KTTN qua 4 năm ....................................... 37
Bảng 3.8 Giá trị sản xuất theo giá hiện hành 2013 ................................................... 38
Bảng 4.1 Số lượng mẫu điều tra KTTN theo quận, huyện ....................................... 39
Bảng 4.2 Loại hình Doanh nghiệp thuộc KTTN ....................................................... 40
Bảng 4.3 Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực KTTN TPCT .......... 40
Bảng 4.4. Phân bổ loại hình doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh của KTTN .... 41
Bảng 4.5. Loại hình sản xuất của các doanh nghiệp khu vực KTTN tại TPCT ....... 41
Bảng 4.6 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................ 42
Bảng 4.7 Phân bổ quy mô doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp ........... 42
Bảng 4.8 Ngu n vốn kinh doanh chủ y u của khu vực KTTN
Bảng 4.9 Các ngu n vốn vay chủ y u của khu vực KTTN
Bảng 4.10 Tình trạng vốn lưu động của khu vực KTTN


TPCT ................... 42

TPCT......................... 43
TPCT ............................ 43

Bảng 4.11 Lợi nhuận trong nh ng năm gần đây của khu vực KTTN

TPCT......... 44

Bảng 4.12 Diễn giải các bi n ảnh hư ng đ n k t quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của KTTN .................................................................................................................. 46
Bảng 4.13 K t quả kiểm định hệ số tin cậy của KTTN ............................................ 47
Bảng 4.14 Bảng ma trận các nhân tố sau khi xoay ................................................... 48
Bảng 4.15 K t quả phân tích h i quy đa bi n của các DN KTTN

TPCT .............. 53

Bảng 4.16 Kiểm định Anova ..................................................................................... 56
Bảng 4.17 K t quả phân tích sâu ANOVA dùng kiểm định LSD ............................ 57
Bảng 4.18 Thống kê mô tả ........................................................................................ 59
Bảng 4.19 Mức độ đánh giá của KTTN về chất lượng các lĩnh vực đào tạo, giới
thiệu vệc làm của thành phố ...................................................................................... 60
vii


Bảng 4.20 Đánh giá mức độ hài lòng của KTTN về chất lượng các loại dịch vụ của
TPCT ......................................................................................................................... 61
Bảng 4.21 Phân tích ma trận SWOT các y u tố môi trường ảnh hư ng đ n hiệu quả
hoạt động kinh doanh các DN kinh t tư nhân tại TPCT .......................................... 64


viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Ma trận SWOT ........................................................................................... 21
Hình 3.1 Bản đồ hành chính TPCT ........................................................................... 23
Hình 3.2 Cơ cấu loại hình DN trong khu vực KTTN ............................................... 33
Hình 3.3 Cơ cấu lao động theo loại hình DN trong khu vực KTTN......................... 36
Hình 3.4 Cơ cấu doanh thu thuần của các khu vực kinh tế năm 2013 ...................... 37
Hình 4.1. Nguồn v n kinh doanh chủ ếu của khu vực KTTN

TPCT .................. 43

Hình 4.2 Tỷ trọng thị trường khách hàng.................................................................. 45

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
DID

:

Difference In Difference

WTO

:


World Trade Organization

NGO

:

Non-govermental Organizations

ODA

:

Official Development Assistance

FDI
GAP

:
:

Foreign Direct Investment
Good Agricultural Practice

TIẾNG VIỆT
KTTN

:

Kinh tế tư nhân


NĐ-CP

:

Nghị đinh Chính Phủ

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

DN

:

Doanh nghiệp

DNVVN

:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn


TPCT

:

Thành phố Cần Thơ

ĐVT

:

Đơn vị tính

CP

:

Chính phủ

NN

:

Nhà Nước

TD

:

Tiêu dùng


SP/DV

:

Sản phẩm/dịch vụ

NC

:

Nghiên cứu

KD

:

Kinh doanh

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

Cty

:

Công ty


x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng, là động lực lớn đẩy
nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Dù ở cấp toàn cầu, quốc gia hay từng địa
phương, KTTN đã, đang và sẽ ngày càng phát triển và đảm nhận vị thế quan trọng
hơn trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, những quốc gia và địa phương nào sớm nắm
bắt được nhu cầu, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và nâng cao
sức cạnh tranh quốc tế của khu vực KTTN thì càng khai thác được nhiều hơn các
tác động tích cực, phòng ngừa hoặc giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ sự
phát triển KTTN. KTTN có thể được coi là bộ phận cấu thành và là động lực phát
triển ngày càng quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự phát triển khách
quan của KTTN, thì việc Việt Nam gia nhập vào thị trường kinh tế thế giới WTO
năm 2006, đã là động lực hơn nữa cho sự phát triển này. Với nhiều những cơ hội để
có thể phát huy lợi thế hơn nữa do nền kinh tế chung mang lại mà cũng có không ít
những khó khăn, thách thức về sự cạnh tranh, đã làm cho KTTN Việt Nam có nhiều
bước tiến đáng kể. Cụ thể, trong giai đoạn 2000-2010, tỷ lệ DNTN tăng trung bình
khoảng 22%/năm, chất lượng ngày càng được nâng cao. Khu vực KTTN đã sử dụng
đồng vốn hiệu quả nhất khi bỏ ra 3,28 đồng vốn đã tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm.
Khu vực này cũng đã đóng góp nhiều nhất vào GDP và tạo ra việc làm nhiều nhất,
xấp xỉ 50% GDP và gần 90% số lao động.
Tuy Chính phủ Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để khu vực kinh tế
này phát huy được tối đa vai trò đối với nền kinh tế nước nhà. Nhưng khu vực này
hầu như chưa nhận được nhiều ưu đãi, chưa kể những bất cập về chính sách, các cơ
quan khó dễ, cơ chế “xin – cho” gây khó khăn cho không ít DN. Năm 2010, các sự

khó khăn này cùng với lạm phát kinh tế thế giới đã làm rất nhiều DN phá sản, giải
thể vì không chịu nổi nhiều áp lực bên ngoài này của DN. Ngoài ra, những nguyên
nhân bên trong cũng đã góp phần tạo dốc để cho các DN gặp thất bại. Ở địa bàn
Thành phố Cần Thơ cũng không ngoại lệ, các nhà đầu tư bị coi là đối tượng “quản
lý” của Cơ quan Nhà nước mà không thấy rằng sự cởi mở, hỗ trợ, khuyến khích đầu
tư trong nước sẽ góp phần làm phát triển KTTN. Môi trường đầu tư, quy hoạch,
phát triển kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được các nhà đầu tư về sự minh bạch và dồi
dào, giá nguyên liệu đầu vào tăng, ảnh hưởng của lạm phát,… nhiều yếu tố khác
nữa đã tác động, gây cản trở cho sự phát triển của khu vực kinh tế này. Để có thể
đánh giá khách quan đâu là những yếu tố chính, có tác động đến hiệu quả kinh tế
của KTTN, nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ
1


nhân tại Thành phố Cần Thơ” nhằm đưa ra những đề xuất, giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN tại TPCT và giúp đóng góp
vào sự phát triển của nền kinh tế chung của quốc gia.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư bản tư nhân ở
TPCT.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết 3 mục tiêu sau:
(1) Thực trạng hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân trên địa bàn TPCT.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kinh
tế tư nhân tại TPCT.
(3) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân tại

TPCT.
1.3 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
(1) Hoạt động kinh doanh của KTTN là hiệu quả.
(2) Các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của KTTN đều là tích
cực.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Một số vấn đề nghiên cứu và phân tích cụ thể nhằm tìm ra thực trạng hiện tại
và giải pháp phát triển sau này thông qua các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và các chính sách hỗ trợ của
KTTN tại TPCT như thế nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của KTTN tại
TPCT?
(3) Những điểm mạnh, điểm yếu, những yêu cầu nhằm giúp các DN khu vực
KTTN phát triển và các giải pháp được đề ra là gì?

2


1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014: Số liệu
thứ cấp được thu thập từ 2009 – 2013, số liệu sơ cấp được thu thập năm 2013.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 456 DN thuộc thành phần kinh tế tư
nhân tại 9 quận, huyện trên địa bàn TPCT.
1.4.3 Phạm vi đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các DN ngoài quốc doanh. Loại hình DN được xét
theo hình thức góp vốn của các thành viên sáng lập DN là các thành phần kinh tế tư
nhân, bao gồm các loại hình DN là: DN tư nhân (theo luật định), công ty trách

nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần và công ty
hợp danh trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Michael Browen, Makarius Morara and Samuel Mureithi (2009),
“Management Of Business Challenges Among Small and Micro Enterprises In
Nairobi- Kenya”. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu là thống kê mô tả,
tần số, kiểm định T-Test, phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho rằng đến 89%
các DN trong nghiên cứu phải đối mặt với nhiều thách thức nên cần phải có sự hỗ
trợ và giúp đỡ cũng như là sự quản lý tốt hơn. Năm thách thức chính là sự cạnh
tranh, an ninh không chặt chẽ, sự thu hồi nợ, thiếu vốn lưu động và điện thường
xuyên bị gián đoạn, ngoài ra còn có yếu tố thuế cao và các quy định về thuế cũng
gây trở ngại cho các DN ở Nairobi – một thành phố lớn của Kenya, một quốc gia ở
Châu Phi.
- Stanislous Zindiye (2008), “An Empirical Investigation Into The Factors
Affecting The Performance Of Small And Medium Enterprises In The
Manufacturing Sector Of Harare, Zimbabwe”. Đề tài sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, phân tích Anova, hồi quy logit. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của DN nhỏ trong lĩnh vực sản xuất ở
Harare, Zimbabwe là lạm phát, thiếu tài chính và kỹ năng còn yếu kém. Hạn chế
của đề tài là chỉ giới hạn ở một lĩnh vực nên chưa thể tổng quát hóa cho cả nước.
- Andre Ligthelm (2003), “Problems experienced by Small Businesses in
South Africa”. Đề tài sử dụng phương pháp liệt kê và thống kê mô tả. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN
khu vực KTTN ở phía Tây châu Phi như: lạm phát và lãi suất, cạnh tranh, tội phạm
và thất nghiệp, thay đổi quản lý và công nghệ, áp lực xã hội từ gia đình và bạn bè,
và quản lý tín dụng, chi phí hoạt động nặng và nợ nặng nề…
3


- Mai Văn Nam và Hoàng Phương Đài (2012), “Giải pháp phát triển dịch vụ

hỗ trợ cho doanh nghiệp Nông nghiệp Ở Thành phố Cần Thơ”. Tác giả sử dụng
phương pháp phân tích thống kê, phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho biết
hầu hết các DN có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng như: tài chính DN chưa cho phép, không có
nhu cầu, chi phí cao… Về thị trường cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN nông nghiệp,
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp như thương hiệu và phong
cách phục vụ, sự phù hợp và mức độ an toàn, cơ sở vật chất và sự quan tâm đến
khách hàng, giá cả và uy tín, sự hỗ trợ của các tổ chức phía bên nhà cung ứng dịch
vụ, và sự quan tâm của Nhà nước và chính sách hợp lý cho DN….
- Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN vừa và nhỏ ở Thành phố Cần Thơ”. Tác giả
đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của
Chính phủ, trình độ học vấn của chủ DN, quy mô DN, các mối quan hệ xã hội của
DN và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
vừa và nhỏ ở Thành phố Cần Thơ.
- Nguyễn Quốc Nghi (2009), “Giải pháp tháo gỡ khó khăn góp phần phát
triển thành phần Kinh tế Tư nhân: Nghiên cứu trường hợp DN tư nhân ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long”. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và
phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định giá trị trung bình và phương pháp
cây vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các DN tư nhân trên địa bàn Đồng Bằng
Sông Cửu Long còn khá nhiều hạn chế về nguồn lực, thị trường, vốn xã hội… Tác
giả đã đưa ra một số giải pháp giúp góp phần đóng góp vào sự phát triển các DN tư
nhân trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hạn chế của nghiên cứu là những
giải pháp được đưa ra chủ yếu chỉ dựa vào thực trạng của DN, chưa đưa ra được
nhiều giải pháp chung, đồng bộ cho nhiều DN được.
- Nguyễn Hồng Dẫn (2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh”. Tác giả
sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, mô hình hồi quy đa biến. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN chịu ảnh

hưởng bởi các yếu tố: loại hình DN, lao động bình quân hằng năm, trình độ chủ DN,
kinh nghiệm của DN, vốn điều lệ, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần
trên tổng tài sản và từng lĩnh vực kinh doanh.
- Nguyễn Đức Trọng (2009), “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các DN nhỏ và vừa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Tác giả sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là ROS, ROA, ROE và biến
độc lập chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như: loại hình
DN, vốn điều lệ, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần/tổng tài sản. Kết quả
4


nghiên cứu đã đưa ra các kết luận là: các DN nhỏ và vừa hoạt động có hiệu quả, DN
cần tập trung cổ phần hóa, hiện đại hóa công nghệ và nâng cao tay nghề cho người
lao động nhằm giảm chi phí, nâng cao trình độ và kinh nghiệm chủ DN và nâng cao
hiệu quả tài chính của mình để hoạt động kinh doanh hiệu quả.
- Phan Thị Minh Lý (2011), “Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các DN vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế”. Đề tài sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính bội. Kết
quả nghiên cứu cho rằng có 4 nhóm nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của
các DNVVN ở Thừa Thiên Huế, đó là: chính sách địa phương, năng lực nội tại của
DN, yếu tố vốn, chính sách vĩ mô.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về kinh tế tƣ nhân
2.1.1.1 Khái niệm kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất với lao động của bản thân người chủ sản xuất và lao động làm thuê
hoặc hoàn toàn thuê lao động, có các quy mô khác nhau về vốn, lao động, công
nghệ. KTTN hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình
DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Đây
là những hình thức phổ biến, được phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua
với các quy mô, mức độ khác nhau.
KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển
KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực
của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. KTTN có công cụ có ưu thế đặc biệt
khi sử dụng đa dạng hoá các hình thức kinh tế cụ thể trong quá trình phát triển nền
kinh tế vốn yếu kém đi lên kinh tế thị trường như nước ta.
2.1.1.2 Phân loại kinh tế tư nhân
KTTN bao gồm kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ
a) Kinh tế tư bản tư nhân
Là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất và sử dụng lao động làm thuê. Tham gia thành phần kinh tế này có thể là
các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản góp lại để sản xuất kinh
doanh. Những đơn vị kinh tế này có ưu thế về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, quản lý
tồn tại dưới nhiều hình thức: DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh. Trong thành phần kinh tế này, không tránh khỏi những hiện
tượng bóc lột lao động làm thuê.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thành phần kinh tế tư bản tư nhân
không đóng vai trò thống trị như trong chủ nghĩa tư bản vì nó không nắm giữ những
huyết mạch kinh tế trọng điểm mặc dù có những tiềm năng về vốn, về giá trị tổng
sản lượng, về kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, các quan hệ quốc tế... Hiện
nay, nhóm kinh tế này có vai trò đáng kể trong phát triển lực lượng sản xuất, xã hội
hóa sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Các loại hình kinh tế tư nhân

bao gồm:

6


+ DN tư nhân: là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN, kể cả trường hợp thuê người
khác quản lý điều hành DN. Về nguyên tắc, DNTN được kinh doanh không hạn chế
về quy mô, địa bàn hoạt động trong các ngành mà pháp luật không cấm.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: là DN trong đó các thành viên là tư nhân cùng
góp vốn vào thành lập công ty để thực hiện việc kinh doanh, cùng chia lợi nhuận,
cùng chịu lỗ theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình vào công ty.
+ Công ty cổ phần: là loại hình DN được hình thành và phát triển bởi sự góp
vốn của nhiều cổ đông. Đây là một trong những loại hình DN đang chiếm nhiều ưu
thế và mang tính xã hội hóa cao. Công ty cổ phần có các đặc điểm sau: vốn điều lệ
của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ
chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp giấy chứng nhận sở
hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu
để huy động vốn. Công ty cổ phần có thể được niêm yết trên thị trường chứng
khoán.
+ Công ty hợp danh: là DN có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu
chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Có hai loại thành
viên: đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
b) Kinh tế cá thể, tiểu chủ
Là kiểu dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động
của bản thân và gia đình người lao động, nó tồn tại dưới hình thức hộ sản xuất kinh
doanh. Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá
thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn có của bản thân gia đình,
còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn

có của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động. Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang
có vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện
phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia
đình, từng người lao động. Tuy nhiên, do quy mô, tính chất của kinh tế cá thể, tiểu
chủ là nhỏ, phân tán, manh mún nên rất hạn chế trong sản xuất kinh doanh.
2.1.1.3 Bản chất và đặc điểm của kinh tế tư nhân
a) Bản chất của kinh tế tư nhân
Bản chất của KTTN thể hiện qua ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản
phẩm.
- Về quan hệ sở hữu: Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại của
KTTN. Sở hữu KTTN phát triển từ thấp lên cao và bao gồm hai hình thức cơ bản:

7


một là, sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm
bằng sức lao dộng của chính cá nhân hay hộ gia đình. Sở hữu tư nhân nhỏ là hình
thức sở hữu tồn tại chủ yếu trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, giá trị thặng dư
không đáng kể. Hai là, sở hữu tư nhân gắn liền với nền sản xuất lớn, là đại biểu của
nền kinh tế hàng hóa phát triển đến trình độ cao, của phương thức sản xuất tư bản
công nghiệp.
- Về quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất:
+ Đối với hình thức kinh tế cá thể, do dựa trên quy mô nhỏ và hầu như không
sử dụng lao động làm thuê, nên việc tổ chức quản lý sản xuất diễn ra trong phạm vi
gia đình. Các cá nhân tự mình tổ chức sản xuất hoặc chịu sự phân công của người
chủ gia đình trong quá trình sản xuất – kinh doanh.
+ Kinh tế tiểu chủ là hình thức tổ chức có quy mô sản xuất- kinh doanh lớn
hơn kinh tế cá thể, tự mình trực tiếp lao động và có thuê thêm một vài người lao
động.

+ Đối với hình thức tổ chức kinh doanh kiểu tư bản tư nhân, việc tổ chức quản
lý sản xuất được biểu hiện ở mô hình DN. Trong nền kinh tế thị trường, DN là một
mô hình tổ chức kinh doanh mà chủ thể DN đồng thời là chủ thể tư bản (vốn), có
thuê lao động và có mục tiêu tạo ra giá trị thặng dư. Ngay từ khi mới ra đời mô hình
DN đã thể hiện là một mô hình tổ chức sản xuất mới, khác với hình thức kinh tế cá
thể.
- Về quan hệ phân phối: thực chất, quan hệ phân phối là việc giải quyết mối
quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất- kinh
doanh khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinh tế cá thể, do dựa
vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động chủ yếu thuộc về
gia đình hay cá nhân đó. Đối với kinh tế tư bản tư nhân, nhìn chung quan hệ phân
phối được dựa trên nguyên tắc: chủ sở hữu chiếm phần sản phẩm thặng dư còn
người lao động được hưởng phần sản phẩm tất yếu.
b) Đặc điểm của kinh tế tư nhân
KTTN là hình thức được tạo mọi thuận lợi, khuyến khích phát triển, không
giới hạn về quy mô trong một ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh
doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. KTTN ở nước ta đang
tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau:
- KTTN được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo.
- KTTN hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà nước xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản.

8


- KTTN ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống
trị trong xã hội là quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa.
- KTTN nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
từ một nền kinh tế chậm phát triển, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, giải phóng sức lao động, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.1.4 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần
Ở Việt Nam, vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân đã được Hồ Chủ tịch khẳng
định ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Người cho rằng trong
chế độ dân chủ mới, có năm loại hình kinh tế khác nhau, trong đó kinh tế tư bản của
tư nhân xếp ở vị trí thứ tư trên cả kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản của tư
nhân tuy có bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng
kinh tế.
Các vai trò cụ thể của KTTN thời nay là:
- KTTN đóng vai trò khơi dậy, huy động và khai thác nguồn tiềm năng to lớn
về vốn, sức lao động kinh nghiệm quản lý, trí tuệ và khả năng kinh doanh, khai thác
thông tin và các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế, thích ứng với sự biến đổi
linh hoạt của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.
- KTTN trực tiếp đóng vai trò tạo thêm việc làm cho xã hội, giải quyết thất
nghiệp, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân, huy động ngày càng nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
- KTTN góp phần vào quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
cạnh tranh của nền kinh tế, tăng quy mô của kim ngạch xuất khẩu.
Với đặc điểm và ưu thế riêng của mình, sự phát triển kinh tế tư nhân trực tiếp
khơi dậy nhiều ngành, nhiều nghề truyền thống trong các ngành, vùng ở các địa
phương tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú và cung cấp nhiều hơn
hàng hoá phục vụ xuất khẩu.
- Ngoài ra, KTTN còn có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường
cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhờ có chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước xúc tiến mạnh mẽ quá trình lập pháp tạo cơ sở pháp lý cho sự
phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân
nói riêng.
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ
luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản

9


phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được
như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh.
“Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ
thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,
với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp
cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của
mình ngày càng phát triển.
- Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: vốn là yếu tố quyết định cho
công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ
thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động.
- Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
2.1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các
doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh
doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích
hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết
nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn
gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu

được khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần xét đến hiệu quả kinh
tế của một hiện tượng.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định”. Hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ tương quan
giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất
lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan
giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch
giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả

10


đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng
của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường.
2.1.2.3 Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần
phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp
với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở
nguồn lực sẵn có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất
nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc
xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho
biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra
các nhân tố để đưa ra những các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng
kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm

trù hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh
giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh
tế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng
hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh
giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng
như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp.
2.1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, khan
hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người.
Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và nhu
cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn. Càng nhiều,
càng đa dạng, càng chất lượng càng tốt. Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải có sự
lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người phát triển
kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố
sản xuất. Điều kiện đủ là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có
nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng những
nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác
nhau, sự phát triển kinh tế theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo
chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến
các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công
nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khái quát là
nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

11


Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì, sản
xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu, giá cả
thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược kinh

doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúc này mục tiêu lợi
nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyết định. Trong điều kiện
khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh
khốc liệt, để tồn tại và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn
phải là không ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng
năng suất là điều tất yếu.
2.1.2.5 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện mặt
chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu
cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận.
Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta có
thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả
- Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt
được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết
của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là những đại
lượng cụ thể có thể định lượng cân đong đo đếm được cũng có thể là những đại
lượng chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như
thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất
lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
- Trong khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó
(cả trong lý thuyết và thực tế thì hai đại lượng này có thể được xác định bằng đơn vị
giá trị hay hiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng
thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ
luôn đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị. Trong thực tế người ta
sử dụng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của hoạt
động sản xuất cũng có những trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo

lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra.

12


×