Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD


LÝ THỊ VÀNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QTKD MARKETING
Mã số ngành: 52340115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS LƯU THANH ĐỨC HẢI

11 – 2014

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD


LÝ THỊ VÀNG
MSSV: 4115627

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN


TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QTKD MARKETING
Mã số ngành: 52340115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS LƯU THANH ĐỨC HẢI

11 – 2014

2


LỜI CẢM TẠ
Trong hơn 3 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã học tập được
rất nhiều từ sự chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ từ phía các thầy cô đặc biệt là các
thầy cô giảng dạy tại khoa kinh tế và quản trị kinh doanh. Những kiến thức mà
các thầy cô giảng dạy sẽ là hành trang quan trọng tiếp sức cho em trong công
việc trong tương lai.
Nhân đây em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân
thành đến PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải đã tạo điều kiện cho em được thực hiện
và hướng dẫn để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cám ơn toàn thể các thầy cô giảng dạy trong khoa
kinh tế và quản trị kinh doanh vì đã hướng dẫn, giúp đỡ và dạy em rất nhiều
kiến thức bổ ích.
Chân thành cám ơn đến các cô chú, anh chị công tác tại Sở nông nghiệp
tỉnh Sóc Trăng, phòng nông nghiệp các huyện Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ
Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để
em có thể tiếp xúc dễ dàng với địa bàn nghiên cứu.

Em cũng gửi lời cám ơn đến những người bạn đã hỗ trợ em trong suốt quá
trình thu thập số liệu.
Sau cùng, em cũng xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô, cô
chú, anh chị cán bộ công tác tại các phòng ban nông nghiệp, các bác nông dân
và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong công việc
và cuộc sống.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện

LÝ THỊ VÀNG

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài không
trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện

LÝ THỊ VÀNG

ii


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH ........2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3.2 Giả thuyết cần kiểm định ............................................................................................. 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................2
1.4.1 Không gian nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 2

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................3
1.6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .................................................................................4
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ ...................................................................... 5
2.1.1.1 Nông hộ ................................................................................................................. 5
2.1.1.2 Kinh tế hộ............................................................................................................... 5
2.1.2 Khái niệm về xâm nhập mặn........................................................................................ 5
2.1.2.1 Khái niệm về xâm nhập mặn ................................................................................ 5
2.1.2.2 Hậu quả của xâm nhập mặn ................................................................................. 6
2.1.2.3 Một số mô hình canh tác đi kèm với cây lúa trên đất có ảnh hưởng của hiện
tượng xâm nhập mặn ....................................................................................................... 6
2.1.3 Khái niệm về sản xuất, hiệu quả sản xuất ................................................................... 7
2.1.3.1 Khái niệm về sản xuất ........................................................................................... 7

2.1.3.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất ................................................................................ 8
2.1.4 Một số khái niệm khác ................................................................................................. 8
2.1.4.1 Khái niệm đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp ......................................... 8
2.1.4.2 Khái niệm độc canh ............................................................................................... 8
2.1.4.3 Khái niệm tài nguyên của nông hộ ....................................................................... 9
2.1.4.4 Khái niệm chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp ............ 9

iii


2.1.5 Một số phương pháp dùng trong phân tích số liệu .................................................... 9
2.1.5.1 Phương pháp so sánh ........................................................................................... 9
2.1.5.2 Thống kê mô tả...................................................................................................... 9
2.1.5.3 Phân tích hồi qui tương quan ............................................................................. 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 11
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................................... 11
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp ....................................................................................................... 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................. 12

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................... 14
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ......................................................................... 14
3.1.1 Vị trí địa lí ................................................................................................................... 14
3.1.2 Về đặc điểm địa hình ................................................................................................. 15
3.1.3 Dân số ......................................................................................................................... 15
3.1.4 Khí hậu ........................................................................................................................ 15
3.1.5 Về đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................................. 15
3.1.6 Thủy văn ..................................................................................................................... 16
3.1.7 Về tài nguyên rừng và biển ........................................................................................ 16


3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI ............................................................ 17
3.2.1 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................................... 17
3.2.2 Cơ cấu kinh tế............................................................................................................. 18
3.2.3 Kết quả sản xuất kinh tế ............................................................................................ 18
3.2.3.1 Giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản .................................................................. 18
3.2.3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp ............................................................................... 23
3.2.4 Một số vấn đề xã hội khác ......................................................................................... 24

CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG .................................................................... 26
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA CỦA CÁC NÔNG
HỘ ................................................................................................................. 26
4.1.1 Mô tả thực trạng các nguồn lực có liên quan đến sản xuất lúa của các nông hộ .... 26
4.1.1.1 Nguồn lực lao động ............................................................................................. 26
4.1.1.2 Nguồn vốn sản xuất ............................................................................................ 28
4.1.1.3 Đất đai canh tác .................................................................................................. 29
4.1.1.4 kinh nghiệm sản xuất .......................................................................................... 29
4.1.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của các nông hộ ............................................... 30

iv


4.1.2.1 Thực trạng sản xuất lúa ...................................................................................... 30
4.1.2.2 Tình hình tiêu thụ lúa .......................................................................................... 34

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ ..... 37
4.2.1 Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các vụ sản xuất lúa năm 2013-2014
của nông hộ ......................................................................................................................... 37
4.2.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất của các vụ lúa năm 2013-2014 của các nông hộ .......... 43


4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT LÚA MỖI VỤ CỦA CÁC NÔNG HỘ ............................................. 44
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Đông Xuân 2014 .......... 45
4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu 2013 ................. 48
4.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Thu Đông 2013............. 51

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG
....................................................................................................................... 55
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT CỦA
CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG ............. 55
5.1.1 Thuận lợi..................................................................................................................... 55
5.1.2 Khó khăn ..................................................................................................................... 56

5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................... 56
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 58
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 58
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 58
6.2.1 Về phía cơ quan Nhà nước ........................................................................................ 58
6.2.2 Về phía chính quyền địa phương .............................................................................. 59
6.2.3 Về phía nông dân ....................................................................................................... 59

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo từng huyện/thị xã……………………12
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng từ năm 2006

đến 9/2013…………………………………………………………………….17
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012……………….18
Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2010-2013…………………………………………………………..19
Bảng 3.4: Diện tích và sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh
Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013……………………………………………….20
Bảng 3.5: Sản lượng chăn nuôi gia súc của tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2010-2013…………………………………………………………...21
Bảng 3.6: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2010-2013…………………………………………………………..23
Bảng 4.1: Nguồn lực lao động của nông hộ…………………………………..26
Bảng 4.2: Diện tích đất canh tác của nông hộ………………………………...29
Bảng 4.3: Kinh nghiệm canh tác lúa của nông hộ…………………………….29
Bảng 4.4: Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của các nông hộ………….....33
Bảng 4.5: Giá bán lúa của các nông hộ………………………………………..34
Bảng 4.6: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận sản xuất lúa năm 2013-2014……..39
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu tài chính của các vụ lúa năm 2013-2014……………...43
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân 2014……..45
Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân 2014……..46
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ lúa Hè Thu 2013………..48
Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ lúa Hè Thu 2013………..49
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ lúa Thu Đông 2013……..51

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng………………………………….14
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sản lượng gia cầm tỉnh Sóc Trăng

giai đoạn 2010- 2013 (Nghìn con)…………………………………………….22
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng thủy sản của
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013………………………………………….23
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện số nhân khẩu của nông hộ…………………….......27
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện lao động chính của các nông hộ…………………..27
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ ……………………...28
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng lúa của nông hộ……………….29
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm canh tác lúa của nông hộ…………...30
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên thay đổi giống lúa
của nông hộ……………………………………………………………………31
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn giống lúa
của nông hộ……………………………………………………………………31
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện mức độ ưu tiên các tiêu chí liên quan đến lựa chọn
giống lúa của nông hộ…………………………………………………………32
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng lúa bán cho các nhà tiêu thụ của
các nông hộ……………………………………………………………………35
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện cách thức quyết định giá trong mua bán lúa…....36
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện địa điểm diễn ra mua bán lúa của nông hộ……..37
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí sản xuất lúa trên ha
vụ Hè Thu 2013……………………………………………………………….40
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí sản xuất lúa trên ha
vụ Thu Đông 2013…………………………………………………………….41
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí sản xuất lúa trên ha
vụ Đông Xuân 2014…………………………………………………………...42

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BS


: Bác sĩ

CP

: Chi phí

DT

: Doanh thu

DT/CP

: Doanh thu trên chi phí

GB

: Giường bệnh

Ha

: Hecta

LĐN

: Lao động nhà

LN

: Lợi nhuận


LN/CP

: Lợi nhuận trên chi phí

LN/DT

: Lợi nhuận trên doanh thu

TH

: Tiểu học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉ trọng các khu vực
kinh tế công nghiệp- xây dựng và dịch vụ được tăng lên, tuy nhiên tỉ trọng nông
nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của đất

nước. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi không ngừng đa dạng hóa và chuyên môn hóa
theo điều kiện của từng vùng lãnh thổ và địa phương khác nhau của đất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, thủy lợi phù hợp
cho phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi. Hằng năm, khu vực đóng góp một
lượng lớn các cây trái ăn quả, rau màu cũng như sản phẩm từ gia súc, gia cầm,
thủy hải sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng khu vực, cả nước và xuất khẩu sang
nước ngoài. Đặc biệt, lúa là cây trồng mũi nhọn trong nông nghiệp khu vực, với
diện tích sản xuất lúa năm 2013 là 4.337.900 ha, đồng bằng sông Cửu Long đã
đóng góp gần 57% sản lượng lúa thu hoạch của cả nước (Sản lượng lúa của
đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 là 24.993.000 tấn so với cả nước là
44.076.100 tấn). Các tỉnh trồng lúa nổi bật trong khu vực có thể kể đến là: Kiên
Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng,…
Mặc dù không phải là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn trong khu vực
nhưng Sóc Trăng lại là tỉnh có diện tích lúa đặc sản phát triển nhanh với hai
giống lúa là lúa thơm ST và lúa Tài nguyên mùa đã nâng cao thu nhập cho
nông dân, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như góp phần vào việc
tạo thương hiệu lúa, gạo chất lượng cao của Việt Nam để xuất khẩu ra thị
trường thế giới. Đóng góp vào sản lượng chung của cả khu vực năm 2013 sản
lượng lúa của tỉnh Sóc Trăng đạt 2.220.000 tấn lúa chiếm 8,88% tỉ trọng sản
lượng cả khu vực. Hoạt động canh tác lúa của nông dân tỉnh gặp nhiều khó
khăn do điều kiện tự nhiên đất hoang hóa cần cải tạo, kĩ thuật sản xuất, dịch
bệnh trên cây lúa phát triển mạnh những năm gần đây và hiện tượng xâm nhập
mặn đặc biệt là ở các huyện có tiếp giáp biển làm tăng các khoản phí đầu tư vào
sản xuất lúa, ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận của nông dân.
Bên cạnh đó, các vấn đề như giống lúa, nguồn nhân lực, kinh nghiệm sản
xuất và các chính sách khuyến nông và hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa
phương cũng tác động đến hiệu quả canh tác lúa của nông dân. Xuất phát từ
thực tế trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa
của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng
sản xuất lúa của các nông hộ, trên cơ sở chi phí đầu tư, doanh thu tiến hành tính

toán lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính liên quan để đánh giá hiệu quả sản xuất,
xem xét tác động của một vài yếu tố liên quan đến hiệu quả sản xuất lúa của
nông dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuât giải pháp góp phần gia tăng hiệu quả
sản xuất lúa, cải thiện và nâng cao đời sống của những nông hộ này.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
trên địa bàn của tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông
hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các nông hộ
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng hiện nay như thế nào?
Thực trạng hiệu quả sản xuất lúa ra sao?
Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng?
1.3.2 Giả thuyết cần kiểm định
Khi tiến hành nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết sau đây:
 Giả thuyết 1: Hoạt động trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cho các
nông hộ.

 Giả thuyết 2: Hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ bị ảnh hưởng ít nhất
bởi một nhân tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí đầu tư cơ
bản, bơm nước, năng suất, giá bán lúa và kinh nghiệm canh tác của chủ hộ.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành thu mẫu ở các huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, chịu
ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn. Có 5 huyện/thị xã ở tỉnh có biểu hiện
rõ ràng đó là: Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Trần Đề và Vĩnh Châu.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Luận văn sử dụng số liệu và thông tin thống kê từ năm 2005- 2013 để khái
quát đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu.
Thời gian tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp được tiến hành
trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến 11/2014.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình sản xuất, hiệu quả sản xuất lúa và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của đối tượng nghiên cứu.
2


1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Mai Văn Nam (1999), Hiệu quả sản xuất lúa và một số giải pháp tăng hiệu
quả sản xuất lúa ở tỉnh Cần Thơ. Trong đề tài tác giả đã sử dụng hàm sản xuất
Cobb- Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào bình quân như lượng
giống, lượng phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, ngày công lao động, chi
phí tưới tiêu, phân loại mùa vụ trong năm ảnh hưởng như thế nào đến năng suất
lúa. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier
được ước lượng bằng phương pháp đánh giá tối ưu để tìm ra điểm sản lượng
mà tại đó năng suất là cao nhất và chi phí đầu tư là thấp nhất.
Nguyễn Hoàng Trung (2011), Phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2010-2011. Đề tài phân tích dựa trên bộ số

liệu 151 hộ chuyên canh trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu, bằng các phương
pháp như thống kê mô tả, phân tích tỷ số tài chính để tính toán và phân tích chi
phí, thu nhập, hiệu quả sản xuất từng vụ lúa; Sử dụng phương trình hồi quy đa
biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ
trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của hộ
chuyên canh sản xuất lúa có sự chênh lệch giữa hai vụ lúa Hè thu và Thu Đông
do vấn đề chênh lệch giá bán (sản lượng gần bằng nhau). Bên cạnh đề tài cũng
xác định các yếu tố kinh nghiệm, diện tích, lượng giống, tổng lao động,… ảnh
hưởng đến sản lượng trồng lúa của nông hộ ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp.
Trần Anh Tuấn (2009), Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang. Đề tài tập trung phân tích hiệu quả sản xuất lúa, xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, xác định điểm tối ưu mà tại đó chi phí là thấp
nhất và sản lượng thu được là cao nhất của các nông hộ tại huyện Long Mỹ tỉnh
Hậu Giang. Thông qua việc sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích các
chỉ tiêu tài chính đề tài đã xác định được doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
các nông hộ vùng nghiên cứu. Thêm vào đó, việc áp dụng hàm sản xuất CobbDouglas để phân tích tác giả cũng đã xác định được các yếu tố giống, phân bón,
thuốc trừ sâu và cơ giới hóa là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
lúa, trong đó giống và phân bón là ảnh hưởng nhiều nhất. Các yếu tố phi kĩ
thuật như diện tích, trình độ học vấn, ứng dụng khoa học kĩ thuật sau khi được
giả phân tích với mô hình SFA được cho là có ảnh hưởng đến sản lượng lúa của
nông hộ ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
Nguyễn Ngọc Châu (2008), Phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần
Thơ. Nội dung phân tích các yếu tố chi phí đầu vào, giá bán và thu nhập của
khâu sản xuất lúa, từ đó xác định được đâu là lợi ích của nông dân và giá trị gia
tăng của sản phẩm được tạo ra thế nào trong khâu sản xuất. Phân tích doanh thu
(giá bán), cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các tác nhân còn lại trên
chuỗi giá trị gạo (thương lái, nhà chế biến & phân phối, nhà bán lẻ) để so sánh
mức độ giá trị gia tăng được tạo ra, lợi ích của các tác nhân trong chuỗi và hiệu
quả hoạt động của toàn chuỗi. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần kiểm

soát tốt hơn về các yếu tố chi phí đầu vào, doanh thu (giá bán), góp phần cải
thiện thu nhập cho người trồng lúa để hoạt động sản xuất lúa ngày một hiệu quả
hơn, chất lượng cao hơn và có giá thành cạnh tranh.
3


Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu có liên quan, đề tài sẽ sử
dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài tài chính để đánh giá hiệu quả sản
xuất lúa của các nông hộ và sử dụng phương trình hồi qui để phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả cụ thể ở đây là lợi nhuận của các
nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đề tài tiến hành đánh giá các các nông hộ
ven biển tỉnh Sóc Trăng, nơi chịu ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn của
nước biển để đánh giá hiệu quả cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất lúa; Từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
cũng như đời sống các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
1.6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ được thực hiện bao gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này sẽ giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, các giả
thiết cần kiểm định, câu hỏi nghiên cứu đặt ra để giải quyết vấn đề và lược
khảo các nghiên cứu có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lí luận và Phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các khái niệm, lý thuyết có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Bên cạnh đó là các phương pháp tính toán, phân tích được sử dụng
để làm sáng tỏ vấn đề.
Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các đặc điểm về tự nhiên, xã hội của tỉnh Sóc
Trăng, đặc biệt là tình hình sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này tập trung vào phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất và các

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
Chương 5: Giải pháp
Rút ra các kết luận từ quá trình phân tích từ đó đề xuất các giải pháp.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ
2.1.1.1 Nông hộ
Có nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về nông hộ, chẳng hạn:
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông
nghiệp và nông thôn (Lê Đình Thắng, 1993).
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Đào
Thế Tuấn, 1997).
Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp(làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,…)
và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp (Nguyễn Sinh
Cúc, 2001).
Nhìn chung, có thể hiểu nông hộ có 2 đặc điểm chính như sau:
 Nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, nông hộ còn tham giá các hoạt động phi nông nghiệp ở các
mức độ khác nhau.
 Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là

một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, nông hộ không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và tiềm năng mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lơn hơn
của nền kinh tế quốc dân.
2.1.1.2 Kinh tế hộ
Là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Nông hộ được quan niệm
như một đơn vị kinh tế độc lập, quá trình phát triển của kinh tế hộ gắn liền với
quá trình phát triển của hộ đang hoạt động( Lâm Quang Huyên, 2004). Đây là
loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn
tại và phát triển qua các chế độ kinh tế xã hội.
2.1.2 Khái niệm về xâm nhập mặn
2.1.2.1 Khái niệm về xâm nhập mặn
Sự xâm nhập mặn của nước biển sông được giải thích là do mùa khô,
nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn.
Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước. Nhưng
bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm
thấu hoặc do tiềm sinh.

5


Với vùng ven biển cấu tạo địa chất là những cồn cát lớn, bùn phù sa lấp
đầy ở dạng mềm như đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, chứa
đựng nhiều thấu kính cát có khả năng mao dẫn, tạo điều kiện cho nước biển
xâm nhập vào đất liền. Còn tại những nơi có nguồn gốc là vùng sình lầy ven
biển, trong quá trình khai hoang lấn biển biến thành vùng ngọt hóa để trồng lúa,
đất và keo sét của vùng này giữ hàm lượng muối nhất định. Khi đắp đê, vùng
sình lầy sẽ bị tù hóa, chuyển từ môi trường có mặn tiềm sinh thành môi trường
bị ôxy hóa. Như vậy, lượng muối vẫn tồn tại đã chuyển sang bốc hơi lên bề
mặt.
Trong từng vùng cụ thể, xâm nhập mặn có thể do một nhóm hoặc cả ba

nhóm nguyên nhân nêu trên. Ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, quá
trình ngọt hóa ven biển diễn ra rất nhanh, lượng nước ngọt từ sông Hồng và
sông Cửu Long đổ ra biển lớn nên tương tác xảy ra theo xu hướng nghiêng về
phía sông. Ngược lại, những vùng bờ biển có cấu trúc cửa sông rộng, hình phễu
thì sự tương tác nghiêng về phía biển và khả năng xâm nhập mặn cao.
2.1.2.2 Hậu quả của xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển
của lúa. Một số vụ phải cấy chậm lại so với thời vụ tốt nhất do không lấy được
nước vào đồng, dẫn đến thiệt hại lớn cho nông nghiệp.
Mặt khác, tại những vùng có cốt đất cao và vùng bị ảnh hưởng xâm nhập
mặn thường xảy ra hạn hán cục bộ. Tình trạng khó khăn về nguồn nước ngọt
tưới lúa và các loại cây rau màu vào mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng
5 năm sau diễn ra trên phần lớn các huyện ven biển.
Ngoài ra, hiện tượng xâm nhập mặn còn gây nên tình trạng thay đổi môi
trường sinh thái tại khu vực cửa sông, ven biển.
2.1.2.3 Một số mô hình canh tác đi kèm với cây lúa trên đất có ảnh
hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn
Sản xuất theo hình thức luân canh lúa - tôm được coi là mô hình thích
hợp, bền vững với các địa phương ven biển, nhất là trong bối cảnh tác động của
biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, những năm gần đây, thời tiết diễn
biến bất thường, nắng hạn liên tục kéo dài, lượng mưa giảm dẫn đến nông dân
không đủ nước ngọt để rửa mặn. Hơn nữa, việc lấy nước mặn vào nuôi tôm
trong thời gian dài đã khiến tình trạng đất ruộng bị nhiễm mặn ngày càng cao.
Trong khi đó, các giống lúa chống chịu mặn hiện nay chỉ ở mức 3-4 phần
nghìn. Vì vậy, nông dân đang rất cần các giống lúa có tính chống chịu mặn cao
hơn để đưa vào sản xuất, giảm thiệt hại do những diễn biến bất lợi của thời tiết
hiện nay.
Mô hình canh tác 1 vụ lúa- 2 vụ màu, đây là mô hình kết hợp trồng lúa với
trồng một số loại nông sản ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 2-3

tháng như dưa, bí, hành,nấm,…Người nông dân sẽ canh tác lúa vào những thời
điểm ngập mặn là kém nhất và các thời điểm còn lại sẽ luân canh 2 vụ màu. Mô
hình không chỉ đem lại năng suất lúa tương đối do tránh được các thời điểm
6


ngập mặn cao mà còn tranh thủ tận dụng được rơm, rạ sau vụ lúa để làm tiếp vụ
màu, góp phần tăng thêm thu nhập cho các nông hộ.
2.1.3 Khái niệm về sản xuất, hiệu quả sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào vào qui trình biến đổi để
tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Như vậy có thể hiểu sản xuất lúa là hoạt động sử dụng các yếu tố đầu vào
(kĩ thuật, vốn, kinh nghiệm,…) để tạo ra sản phẩm là lúa.
Các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa bao gồm:
 Các yếu tố về mặt kĩ thuật:
 Đầu tư cơ bản: Đầu tư mương, bờ ao dùng cho trồng lúa của nông hộ
(đồng/công).
 Phân bón: Chỉ số lượng và từng loại phân bón được sử dụng để bón cho
cây lúa (kg/công).
 Nông dược: Dùng để chỉ tổng hợp các loại thuốc diệt cỏ, côn trùng và
sâu bệnh được sử dụng đến lúc lúa thu hoạch xong (đồng/công).
 Giống lúa: Các loại lúa mà người nông dân dùng gieo trồng trong các vụ
lúa. Lượng lúa giống: Số lượng lúa được sử dụng để gieo trồng (Kg/công).
 Quản lí nước: Số lần và thời gian bơm nước lên cánh đồng (đồng/công).
 Các yếu tố về mặt lí sinh:
 Đất: Tổng diện tích đất canh tác của nông hộ (công).
 Diện tích sản xuất: Tổng diện tích đất được sử dụng trong sản xuất lúa
của nông hộ (công).
 Các yếu tố về kinh tế:

 Lao động: Là số người tham gia vào các hoạt động trong các mô hình
sản xuất, thê hiện bằng ngày công lao động (8 giờ/ ngày).
 Lao động chính: Số lượng thành viên trong nông hộ từ 16-60 tuổi
(người).
 Lao động gia đình: Là nguồn nhân lực được các thành viên hộ sử dụng
trong sản xuất, thể hiện bằng ngày công.
 Lao động thuê mướn: Những lao động được nông hộ trả tiền công để
phục vụ cho các hoạt động trong quá trình sản xuất của nông hộ, được tính
lương theo ngày công.
 Các yếu tố xã hội:
 Nhân khẩu: Số lượng thành viên sống và sinh hoạt chung trong một hộ
gia đình (người).
 Độ tuổi: Tuổi của chủ hộ.
 Trình độ học vấn: Chỉ trình độ mà chủ hộ có tính theo cấp học.
 Kinh nghiệm sản xuất: Số năm canh tác lúa của hộ .
Các yếu tố đầu ra trong sản xuất lúa:
 Năng suất: Sản lượng lúa đạt được tính trên một đơn vị diện tích thường
là tấn/ha.

7


 Sản lượng: Tổng lượng lúa sản xuất trên toàn bộ diện tích canh tác của
hộ (tấn).
 Doanh thu: Số tiền thu được từ bán đi tổng sản lượng lúa (Đồng).
2.1.3.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất
Trong quá trình sản xuất, nhiệm vụ hàng đầu luôn là đảm bảo hiệu quả
sản xuất không ngừng tăng lên. Ở đây hiệu quả của sản xuất được hiểu bao gồm
cả hiệu quả về mặt kinh tế lẫn xã hội.
Hiệu quả kinh tế: Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được

và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án đầu tư hay giải pháp kĩ thuật được xem
là có hiệu quả kinh tế cao khi đạt được mối quan hệ tối ưu giữa hiệu quả đạt
được và chi phí đầu tư cho chúng. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ
mục đích của phát triển kinh tế- xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật
chất, tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng
chi phí bỏ ra.
Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau, như một hệ thống thống nhất không tách rời.
Hiệu quả sản xuất: được đo lường bằng việc so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp được tính bằng:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích- Chi phí trên
một đơn vị diên tích
Trong đó:
Thu nhập trên một đơn vị diện tích= Giá bán* Sản lượng trên một đơn vị
diện tích.
Chi phí trên một đơn vị diện tích= tổng chi phí phát sinh để sản xuất trên
một đơn vị diện tích.
2.1.4 Một số khái niệm khác
2.1.4.1 Khái niệm đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp
Đa dạng hóa cây trồng là hệ thống cây trồng được bố trí một cách tối ưu
trong một diện tích canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của
từng vùng nhằm tránh rủi ro trong sản xuất, thị trường nhằm làm tăng thu nhập
cho nông hộ, đồng thời bảo vệ môi trường tiến tới một nền nông nghiệp bền
vững.
2.1.4.2 Khái niệm độc canh
Độc canh là chỉ gieo trồng một hoặc rất ít loài cây trồng trên một khu đất
nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gây rủi ro về dịch
bệnh, thiên tai, có khi những người nông dân phải làm chỉ vì ép buộc mình

trong lúc thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đông người ăn, ít người làm.
Hiện nay do đã có thể sử dụng các loại thuốc hóa học và phân bón có hiệu lực
8


cao và nhanh nên một số nhà đầu tư nông nghiệp và nông hộ tiến hành độc
canh với những giống mới có năng suất cao gấp bội.
2.1.4.3 Khái niệm tài nguyên của nông hộ
Tài nguyên của nông hộ là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng
vào việc sản xuất nông nghiệp của mình như: Đất đai, lao động, tài chính, kĩ
thuật sản xuất… chúng có mối quan hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi,
giữa chăn nuôi và thủy sản, giữa sản xuất và dịch vụ. Nông hộ khi đã sử dụng
các nguồn lực này một cách triệt để để tạo nên một chu kì khép kín trong sản
xuất và sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực của mình, làm tăng
thu nhập cho nông hộ.
2.1.4.4 Khái niệm chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong sản xuất nông
nghiệp
Tổng chi phí là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để sản xuất
ra sản phẩm. Tổng chi phí bao gồm: Chi phí vật chất, chí phí lao động và các
khoản chi phí khác.






í=




í

độ

+



í ậ

ấ +



í

á

Doanh thu là tổng giá trị sản lượng thu hoạch trong năm được tính
bằng cách lấy sản lượng nhân với đơn giá sản phẩm đó.


= ả ượ ∗ Đơ á
= ă ấ ∗ ệ í

á ∗ Đơ á

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí phải bỏ ra để
sản xuất ra sản phẩm.







ậ = ổ





− ổ





í

2.1.5 Một số phương pháp dùng trong phân tích số liệu
2.1.5.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích các hiện tượng
kinh tế:
So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy
mô của các hiện tượng kinh tế.
So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu,
mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
2.1.5.2 Thống kê mô tả

Thống kê là một hình thức trình bày số liệu và thông tin đã thu thập để
làm cơ sở phân tích và kết luận. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với
các biến định lượng.

9


Một số đại lượng dùng trong thống kê mô tả:
 Giá trị trung bình (Mean, Average): Là tổng tất cả các giá trị biến quan
sát chia cho số quan sát.
 Số trung vị (Median): Là giá trị của biến đứng giữa của một dãy số đã
sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số thành 2
phần với mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
 Mode: Là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một
dãy phân phối.
 Phương sai: Là trung bình giữa bình phương các độ lẹch giữa các biến
và trung bình của các biến đó.
 Độ lệch chuẩn: Là căn bậc hai của phương sai.
2.1.5.3 Phân tích hồi qui tương quan
Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên
hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
=

+

+

+ ⋯+


+

Trong đó:
Y : là biến phụ thuộc
: hệ số tự do cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến
độc lập bằng 0.
,

,… ,

: là các biến độc lập

, , … , : gọi là hệ số hồi qui riêng, cho biết mức độ ảnh hưởng của
từng biến độc lập lên biến phụ thuộc khi các biến còn lại cố định.
e: là sai số
Ý nghĩa của các thông số từ kết quả in ra từ phần mềm SPSS:
 Hệ số tương quan bội (Multipe R): Nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa
biến phụ thuộc và các biến độc lập. R càng lớn thì mối liên hệ càng chặt chẽ.
 Hệ số xác định ( R square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích
bởi các biến X và phần còn lại của các biến mà ta chưa nghiên cứu.
càng lớn
càng tốt.
 Hệ số điều chỉnh : Xem xét việc thêm hay bớt 1 biến ra khỏi mô hình.
Ta quyết định thêm vào hay bớt một biến độc lập khi việc thêm vào hay bớt ra
này làm giá trị
tăng lên.
 Số thông kê F: Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô
hình hồi qui. F càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig. F càng nhỏ, là cơ sở để
bác bỏ giả thuyết tất cả các tham số của hàm hồi qui đều bằng 0.


10


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của đề tài được lấy từ các nguồn:
Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, các báo cáo của các Phòng nông
nghiệp các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Vinh Châu và Cù Lao Dung.
Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế-xã hôi cả nước của Tổng cục
thống kê.
Các nghiên cứu có liên quan của các sinh viên, nghiên cứu sinh, thạc sĩ,
tiến sĩ của các trường Đại học.
Các thông tin, bài viết có liên quan đến nội dung nghiên cứu được đăng
trên các báo điện tử, website,…
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp các
nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng: các thông tin về hộ gia đình, lao động, chi
phí, thu nhập, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất.
Vùng nghiên cứu: Do đặc điểm của nghiên cứu giới hạn trong khu vực
các huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, chịu ảnh hưởng từ hiện tượng xâm
nhập mặn nên đề tài sẽ tiến hành khảo sát 5 huyện/thị xã của tỉnh Sóc Trăng đó
là: Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Trần Đề và Vĩnh Châu.
Độ lớn của mẫu nghiên cứu là 105 quan sát.
Phương pháp chọn mẫu:
Do không gian nghiên cứu của đề tài tương đối rộng và những hạn chế về
mặt thời gian, kinh phí nên phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương
pháp chọn mẫu định ngạch (Chọn mẫu theo hạn mức).
Dựa trên diện tích trồng lúa năm 2013 của các huyện, sẽ tiến hành phân tổ
tổng thể để xác định số đơn vị cần điều tra ở mỗi tổ của tổng thể. Sau đó dựa

vào phương pháp chọn mẫu thuận tiện để chọn các đơn vị trong từng tổ tiến
hành phỏng vấn.
Số quan sát thu ở các huyện/thị xã được cơ cấu theo diện tích sản xuất lúa
năm 2013 của các huyện/thị xã, chi tiết theo từng địa điểm sẽ được trình bày
trong bảng dưới đây.

11


Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo từng huyên/thị xã
Huyện/thị xã

Diện tích trồng
lúa năm 2013
(ha)

Số quan sát

Thị xã Vĩnh Châu

3.505

15

Huyện Mỹ Xuyên

27.880

20


Huyện Trần Đề

47.691

30

Huyện Long Phú

46.379

30

109

10

125.564

105

Huyện Cù Lao Dung
Tổng
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1:

Sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ phòng NN&PTNT, tổng cục thống
kê,…để thống kê tình trạng sản xuất lúa của tỉnh Sóc Trăng.
Phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS tổng hợp các dữ liệu
sơ cấp thu thập được mô tả đặc điểm và tình trạng sản xuất của mẫu nghiên
cứu.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối được dùng để xác định chi
phí, doanh thu, lợi nhuận và dựa trên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất để
đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ trồng lúa.
Các chỉ tiêu đánh giá dựa vào:
Doanh thu trên chi phí là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để sản
xuất ra sản phẩm sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.
/

=

Doanhthu
ℎ ℎí

Nếu
< 1 thì sản xuất bị lỗ vốn,
thì sản xuất mới có lời.

= 1 thì hòa vốn và chỉ khi

>1

Thu nhập trên chi phí là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang
lại cho chủ thể bao nhiêu đồng lợi nhuận.
/
Nếu

=

Thunhập
Chiphí


> 0 thì sản xuất mới có lời và tỷ số này càng lớn càng tốt.

12


Thu nhập trên doanh thu là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập so với tổng
doanh thu.
/

=

Thunhập
Doanhthu

Mục tiêu 2:
Phương pháp hồi quy tuyến tính được dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đầu vào như: kinh nghiệm sản xuất, các khoản chi phí có
liên quan trong quá trình sản xuất lúa (Chi phí phân bón,chi phí thuốc trừ sâu
bệnh, chi phí giống, chi phí đầu tư cơ bản và bơm nước), năng suất và giá bán
lúa đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ này.
Mục tiêu 3:
Từ kết quả phân tích tiến hành đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất lúa góp phần nâng cao đời sống của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.

13


CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lí

(Nguồn: www.soctrang.gov.vn)

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
Sóc trăng là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong
vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ
Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu cách thành phố Hồ Chí Minh
231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến quốc lộ 1A nối liền các tỉnh,
thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà mau. Quốc lộ 60 nối Sóc
Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang.
Sóc trăng có diện tích đất khoảng 3.311,7629 km2, chiếm khoảng 1% diện
tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có
đường bờ biển dài 72 km và 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh đổ
ra biển Đông.
Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông.
14


Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Hậu Giang;
 Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu;
 Phía Đông Băc giáp tỉnh Trà Vinh;
 Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
3.1.2 Về đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt
đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa

hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp
dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng
gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và
những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của
thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các
huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất
phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất
thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có
cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải
có hệ thống đê bao chống lũ.
3.1.3 Dân số
Dân số Sóc Trăng năm 2012 là 1.301.900 người với mật độ dân số trung
bình 393 người/km2 (Số liệu tổng cục thống kê). Thành phần dân tộc chủ yếu
của tỉnh là ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Trong đó người Kinh chiếm
khoảng 65% cơ cấu dân trong tỉnh, kế đến là người Khmer khoảng 29% còn lại
là người Hoa. Các dân tộc đã cùng nhau chung sống khai phá, xây dựng và bảo
vệ vùng đất Sóc Trăng phát triển và ổn định như ngày nay.
3.1.4 Khí hậu
Sóc trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hằng
năm có khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 28,6 C, ít khi
bị bão lũ. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.864mm, tập trung nhiều ở các
tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho các sự phát triển cho
nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa.
3.1.5 Về đất đai, thổ nhưỡng
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.164 ha. Đất đai của Sóc
Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công
nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và
các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.690

ha, chiếm 83,55%; Trong đó, đất trồng lúa là 146.586 ha (chiếm 52,98%), đất
trồng cây lâu năm là 42.911 ha (chiếm 15,51%), đất lâm nghiệp có rừng là
10.659 ha (chiếm 3,85%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.492 ha (chiếm 16,42%) và
đất làm muối chiếm 0,22% trong tổng cơ cấu hiện trạng đất năm 2010. Riêng
15


×