Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cai lậy, tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.33 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC VÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN CAI LẬY, TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã ngành: 52340201

Tháng 12 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC VÂN
MSSV: 4117233

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN CAI LẬY, TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG

Tháng 12 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Qua khoảng thời gian dài học tập ở trường đại học Cần Thơ đã giúp em
có được nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống vô cùng quý giá,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường cùng với quý
Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh đã tận tình giúp đỡ và giảng dạy cho em trong suốt thời gian
qua để em có được hành trang vững vàng bước chân vào cuộc sống.
Đến nay em cũng đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp em xin chân
thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Tuyết Sương người trực tiếp hướng dẫn em trong
suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc NHNNo &
PTNT huyện Cai Lậy đã tạo cơ hội để em được thực tập tại NH. Trong quá
trình thực tập em xin cám ơn sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của các anh chị
phòng tín dụng đã giúp em được tiếp xúc với thực tế bên cạnh các lý thuyết đã
được học ở trường, được khảo sát thực tế các khách hàng của NH giúp em có
thêm kinh nghiệm thực tế trong công việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt đến Ban
Giám Hiệu và quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, Ban Giám Đốc và các
Anh Chị phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Cai Lậy. Chúc trường Đại Học Cần Thơ ngày càng
đào tạo được nhiều nguồn nhân lực mới thiết thực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu
phát triển của đất nước. Chúc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Cai Lậy ngày càng tạo được nhiều uy tín, mở rộng thị trường hoạt

động, phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh.
Em xin chân thành biết ơn!
Ngày….tháng....năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Vân

i


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Ngọc Vân

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................... 2

1.3.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm tín dụng .................................................................................... 3
2.1.2 Bản chất tín dụng ....................................................................................... 3
2.1.3 Phân loại tín dụng ...................................................................................... 4
2.1.4 Các phương thức tín dụng.......................................................................... 6
2.1.5 Vai trò của tín dụng ................................................................................... 8
2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ................................................. 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 10
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 10
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ....................... 11
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CAI LẬY, TIỀN
GIANG.............................................................................................................. 14
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................ 14
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng No và PTNT VN chi nhánh huyện Cai
Lậy tỉnh Tiền Giang .......................................................................................... 14

iii


3.1.2 Định hướng phát triển .............................................................................. 14
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................... 15
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG .................................................. 16
3.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM .............. 18
3.2.1 Tình hình thu nhập ................................................................................... 20
3.2.2 Tình hình chi phí ...................................................................................... 21

3.2.3 Tình hình lợi nhuận.................................................................................. 21
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN CAI LẬY, TIỀN GIANG .................................................................. 22
4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN ....................................................................... 22
4.1.1 Vốn điều chuyển ...................................................................................... 24
4.1.2 Vốn huy động........................................................................................... 24
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ................. 26
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ..................................................................... 26
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn............................................................ 26
4.2.1.2 Cho vay theo mục đích sử dụng vốn .................................................... 29
4.2.2 Doanh số thu nợ ....................................................................................... 32
4.2.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn ................................................................. 32
4.2.3 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn .......................................... 35
4.2.3 Tình hình dư nợ ....................................................................................... 38
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn .............................................................................. 38
4.2.3.1 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn ........................................................ 40
4.2.4 Tình hình nợ xấu ...................................................................................... 43
4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn............................................................................. 43
4.2.4.1 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn ...................................................... 47
4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ................. 48
4.3.1 Hệ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn .................................................... 48
4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động ......................................................................... 49
4.3.3 Hệ số thu nợ ............................................................................................. 49
iv


4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng .......................................................................... 50
4.3.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ ............................................................................ 50
4.3.6 Dư nợ trên cán bộ tín dụng ...................................................................... 50

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ........................................................................................... 52
5.1 NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG..................................................................... 52
5.1.1 Kết quả đạt được ...................................................................................... 52
5.1.2Những hạn chế .......................................................................................... 53
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .............. 54
5.2.1 Nâng cao hệu quả cho vay vốn ................................................................ 54
5.2.2 Giảm nợ xấu nâng cao hiệu quả tín dụng ................................................ 55
5.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................... 55
5.2.4 Chấp hành tốt quy trình, thủ tục cho vay ................................................. 56
5.2.5 Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn ........................................................ 56
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 57
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 58
6.2.1 Đối với Ngân hàng chi nhánh huyện Cai Lậy và Ngân hàng Nhà nước . 58
6.2.2 Đối với địa phương .................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ............................. 19
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng ............................................... 24
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng .............................. 28
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của Ngân
hàng ................................................................................................................... 31
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng ................................ 34

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng .......... 37
Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng ................................. 39
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng của Ngân hàng ................. 42
Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng ............................... 44
Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng của Ngân hàng ................ 46
Bảng 4.10 :Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng ......... 51

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tín dụng....................................................................................3
Hình 3.1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng............ ....................................16

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
TG: Tiền gửi
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCTC: Tổ chức tài chính
TCKT: Tổ chức kinh tế

viii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, từng bước
hòa nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, cơ hội rất nhiều và thách thức
cũng không ít. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM đặc biệt là cạnh tranh về
lãi suất huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào của các NHTM song
Ngân hàng Nhà nước và Phát triển nông thôn vẫn tiếp tục phát triển ổn định,
cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn có đảm bảo, đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn
cho khu vực Nhà nước. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, trong
quá trình hội nhập ngân hàng được xem là một trong những ngành dịch vụ
quan trọng và nhạy cảm.Việc gia nhập WTO đã đặt ra cho NHTM những
thách thức vô cùng to lớn, để hội nhập thành công và không bị sức ép, các
NHTM đặc biệt là NHTM Nhà nước- những đầu tàu mũi nhọn của hệ thống
NHTM Nhà nước phải lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, nâng
cao năng lực cạnh tranh. Cũng như các NHTM khác, NHNo & PTNT kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho
vay. Kinh doanh NH là một hoạt động kinh doanh quan trọng trong các hoạt
động của NH đến toàn bộ hoạt động kinh tế trong đó hoạt động tín dụng là
một hoạt động kinh doanh quan trọng của NH, có vai trò quan trọng trong việc
cung ứng vốn cho nền kinh tế đất nước và đó cũng là khoản lợi nhuận mang về
chủ yếu cho NH. Một trong những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là
quản lí tốt về hoạt động tín dụng của NH. Là một NH trong hệ thống NH
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy không ngừng đổi mới và
hoàn thiện cơ chế cho vay. Tuy nhiên đầu tư vốn vào Nhà nước chủ yếu là cho
vay hộ nông dân vẫn còn một số tồn tại. Để mở rộng và phát triển hoạt động
tín dụng thì cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả của đồng vốn vay một cách
chính xác. Nhận thức được điều này, em chọn đề tài: “Phân tích tình hình

hoạt động tín dụng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Cai Lậy, Tiền Giang” với mong muốn góp phần vào việc từng bước
phát triển hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân và
mang lại hiệu quả ngày càng cao cho NH.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng của NH nhất là đi sâu vào
nguồn vốn huy động, doanh số thu nợ, doanh số cho vay, tình hình dư nợ và
nợ xấu của NH để thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động tín dụng của
1


NH từ đó đề ra những biện pháp khắc phục và nâng cao hoạt động tín dụng tại
NH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của NH
Phân tích hoạt động tín dụng của NH qua các chỉ tiêu doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn và mục đích sử dụng vốn.
Đánh giá hoạt động tín dụng của NH qua các chỉ số tài chính
Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của NH
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Cai Lậy, Tiền Giang.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu được thu thập qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm
2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng của NH No và PTNT chi
nhánh huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.


2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định (Thái Văn Đại, 2008, trang 83)
Theo luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
(2010, trang 4): tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đơn vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực
hiện với hình thức các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động rồi sử dụng nguồn
vốn đó để cho vay đối với đối tượng nêu trên.
Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ.

Vốn (1)

Người cho vay

Người đi vay
Vốn + lãi (2)

Hình 1: Sơ đồ tín dụng
Từ khái niệm trên, tín dụng thể hiện 3 mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời

- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi
2.1.2 Bản chất tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ
phương thức sản xuất nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay
mượn tạm thời một vật hoặc một số vốn bằng tiền, nhờ vậy mà người ta có thể
sử dụng được giá trị của hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao
đổi (Thái Văn Đại, 2010, trang 30).

3


Vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá
trình vận động của vốn tín dụng có thể được khái quát qua ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn
này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay
sang đi vay. Đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa (giao
ngay) thông thường
Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi
nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để
thỏa mãn một mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn được sử dụng trực tiếp
nếu vay bằng hàng hóa; hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa nếu vay
bằng tiền để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy
nhiên, người đi vay không có toàn quyền sở hữu giá trị đó, mà chỉ được quyền
sử dụng trong một thời gian nhất định.
Giai đoạn 3: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một
vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành nhiệm vụ
sản xuất hoặc tiêu dùng thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho
người cho vay ( Thái Văn Đại, 2010, trang 31)
2.1.3 Phân loại tín dụng
Thái Văn Đại (2010, trang 32- 34) : trong nền kinh tế thị trường

tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà
kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại. Cụ thể:
Theo thời gian sử dụng vốn vay: tín dụng được phân thành 3 loại sau:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường
được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về
vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt
tiêu dùng của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay
vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng
để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô
lớn.
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố
định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.

4


Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành
2 loại:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp
cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà
cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng
tăng lên.
Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín
dụng sau:
Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra

đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp,
chiết khấu và bảo lãnh.
Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay
phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này
thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng
phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và
có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự
án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...
Theo phương pháp hoàn trả
Dựa vào căn cứ này cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm cho
vay có thời hạn và cho vay không có thời hạn
- Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể
theo hợp đồng gồm.
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trả góp, là
loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ: loại cho
vay này chủ yếu được áp dụng chung trong cho vay bất động sản, nhà ở
thương mại, cho vay tín dụng, cho vay để mua sắm máy móc thiết bị.
Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn khá nợ, cụ thể mà
việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay hoặc cho vay
nàt được áp dụng theo kỹ năng thấu chi. Đối với loại cho vay có thời hạn
khách hàng có thể trả nợ.
- Cho vay không có thời hạn: là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu
hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một
thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng.
5


2.1.4 Các phương thức tín dụng
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả
năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, NHNo nơi cho vay thỏa thuận với

khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:
Cho vay từng lần:
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu
vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ
tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu
cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
- Xác định hạn mức tín dụng:
NHNo nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành
xác định hạn mức tín dụng.
Phát tiền vay: trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn
mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và NHNo nơi cho vay lập giấy
nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp
đồng tín dụng.
Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định của Tổng giám đốc NHNo Việt
Nam, NHNo nơi cho vay ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm
theo hợp đồng tín dụng.
- Quản lý hạn mức tín dụng:
NHNo nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm
mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.
- Xác định thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng
giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của
khách hàng, nguồn vốn của NHNo nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu
khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh
dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay
Cho vay theo dự án đầu tư:
NHNo cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.


6


NHNo nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận
mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ
hạn trả nợ.
Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.
Cho vay hợp vốn:
Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín
dụng do Thống đốc NHNN ban hành, văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc
NHNo Việt Nam và các thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ.
Cho vay trả góp:
NHNo nơi cho vay và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay
phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời
hạn cho vay.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, NHNo nơi cho vay và khách hàng
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng,
nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự
phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự
phòng đó.
Khi khoản vay theo cam kết được thực hiện, NHNo nơi cho vay và khách
hàng thực hiện quy trình, thủ tục, hồ sơ theo các điều khoản trong Quy định
này.
Chi nhánh có nhu cầu mở hạn mức tín dụng dự phòng phải trình Tổng
giám đốc NHNo Việt Nam xem xét quyết định.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
NHNo nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và

rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của
NHNo. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NHNo nơi cho vay và
khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam
và hướng dẫn của NHNo Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Là việc cho vay mà NHNo Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp
thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách

7


hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi thực hiện theo hướng dẫn
của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam ( Thái Văn Đại, 2008, trang 54)
2.1.5 Chức năng của tín dụng
Thái Văn Đại (2010, trang 35): tín dụng có các chức năng phân phối lại
tài nguyên và thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một
phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:
Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó;à kinh doanh và tiêu dùng.
Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương
mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty
Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thồn qua các tổ
chức trng gian, như NH, HTX tín dụng, Công ty tài chính
Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các NH chiếm vị

trí quan trọng nhất. Một mặt NH tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và các
nhânđể làm nguồn vốn cho vay mặt khác NH phân phối nguồn vốn đó dưới
hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc
Nhà nước
Giữa phân phối vốn tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm
khác nhau: đối với tín dụng phân phối trên cơ sơ hoàn trả, phân phối vốn liên
quan đến thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội, phân phói chủ yếu cho
lĩnh vực kinh doanh. Trong khi ngân sách phân phối mang tính chất cấp phát,
phân phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ yếu cho
lĩnh vực phi sản xuất.
Chức năn thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
Trong thời kỳ đầu luân chuyển là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng
phát triển các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi
dụng đặc điểm này, các NH đã bắt đầu phát hành tiền giấy và lưu thông. Lúc
đầu tiền giấy phát triển trên cơ sở có trữ kim, nhưng dần dần tiền giấy phát
hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của NH
8


Ngày nay NH cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông
qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định,
đồng thời đẩm bảo đủ phương tiện phục vụ lưu thông
Như vậy nhờ hoạt động của tín dụng mà NH tạo ra tiền phục vụ cho sản
xuất và lưu thông hàng hóa
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do
vậy hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại thúc đẩy mạnh
mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy hàng hóa và lưu thông tiền tệ
2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà NH cho vay trong một khoảng thời gian

nhất định.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là số nợ mà NH đã thu được trong kỳ bao gồm cả nợ kì
trước mà NH đã thu được trong kỳ này
Dư nợ
Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng còn nợ NH bao gồm cả dư nợ kỳ
trước chuyển sang
Dư nợ đầu kỳ: là khối lượng tín dụng có đầu kỳ, nó phản ánh số tiền cần
được thu hồi trong kỳ và các kỳ tiếp theo.
Dư nợ cuối kỳ: là khối lượng tín dụng cuối kỳ, nó được thu hồi ở các kỳ
sau, dư nợ này lớn hơn dư nợ đầu kỳ phản ánh khối lượng tín dụng tăng
trưởng. Nhưng để đánh giá hiệu quả tín dụng cần chú ý đến nợ xấu trong tổng
dư nợ cuối kỳ.
Dư nợ bình quân: phản ánh số dư nợ có trong năm được tính bằng các
phương pháp trung bình cộng, bình phương gia quyền.
Nợ xấu
Việc phân loại nợ theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ–NHNN 25/4/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì dư nợ cho vay được chia
làm 5 nhóm. Trong đó những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là nợ xấu.
Nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn mà NH đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy
đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

9


Khách hàng không còn món nợ nào đã quá hạn.
Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ

cấu lại
Những khoản nợ khác được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi nhưng dấu hiệu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ
Nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại
Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi
đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu lại
Các khoản nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao
Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý
Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đã được cơ cấu lại
Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi.
2.1.7 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Tổng dư nợ
TDN/TNV

=

*100%
Tổng nguồn vốn


Đây là chỉ số tính toán khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng nguồn
vốn. Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn Ngân hàng đã cho vay được bao

10


nhiêu đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của Ngân hàng
càng tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu
chỉ số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì còn
rất nhiều khoản tồn động không sinh lãi. Ngoài ra chỉ số này còn xác định quy
mô Ngân hàng.
Dư nợ trên vốn huy động
Dư nợ
DN/VHĐ

=

* 100%
Vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay
vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so
với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy
động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì
không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ
này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử
dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu
NX/TDN


=

* 100%
Tổng dư nợ

Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của
Ngân hàng này cao.
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ

=

*

100%

Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả
nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một
thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ
càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân
hàng càng hiệu quả và ngược lại.

11


Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Với Dư nợ bình quân năm n = (dư nợ đầu năm n + dư nợ cuối năm n)/2.
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm, vòng vay vốn tín dụng càng lớn càng tốt, nó cho thấy
hiệu quả của việc luân chuyển vốn, vốn không bị ứ đọng hay vòng vay vốn
nhanh.
Dư nợ trên cán bộ tín dụng
Dư nợ
DN/ CBTD

=

Cán bộ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát dư nợ cho vay của cán bộ tín
dụng, khi dư nợ tăng quá cao cũng đồng nghĩa với việc các cán bộ tín dụng
phải làm việc quá tải dẫn đến các thiếu sót trong quá trình thẩm định, cho vay,
theo dõi khả năng trả nợ của khách hàng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng tín dụng NH Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Cai Lậy, Tiền Giang.
Tham khảo tài liệu từ sách, báo, internet...
2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối để so sánh số liệu năm đang tính với
năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không từ đó tìm ra nguyên
nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế để đề ra biện pháp khắc phục.
y  y1  y 0


Trong đó: y 0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau
y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- Phương pháp so sánh số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

12


y 

y1
 100%
y0

Trong đó y 0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau
y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để thấy rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu
kinh tế trong một khoảng thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa
các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu…từ đó đưa
ra nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục
Các chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hoạt động tín dụng của
NH, dựa trên cơ sở đó để phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng từ đó đề xuất
giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của NH.

13


CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CAI LẬY
TIỀN GIANG
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng No và PTNT VN chi nhánh
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Theo quyết định số 400/QĐ-CP ngày 14/11/1980 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ Trưởng đã ký Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ra đời.
Năm 1988, NHNo&PTNT huyện Cai Lậy thành lập với tên gọi ban đầu
là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chi nhánh huyện Cai
Lậy.
Năm 1993, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chi
nhánh huyện Cai Lậy đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang
chi nhánh huyện Cai Lậy. Đến năm 1996, tiếp tục đổi tên thành chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Cai Lậy cũng là tên chính thức hoạt động hiện nay.
NHNo & PTNT huyện Cai Lậy có trụ sở chính tại quốc lộ 1A, khu 1,
thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Hiện nay NHNo & PTNT
huyện Cai Lậy có 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 trực thuộc. Một đặt tại xã Long
Tiên, một đặt tại xã Mỹ Phước Tây và một đặt tại thị trấn Cai Lậy. Sự mở
thêm các chi nhánh nhằm giải quyết sự quá tải KH đến giao dịch khi vào vụ ở
Ngân hàng Trung tâm. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến
giao dịch, tránh cho khách hàng phải đi xa.
NHNo & PTNT huyện Cai Lậy với phương châm “Mang phồn thịnh
đến với khách hàng”. Do đó, NHNo Cai Lậy luôn luôn là người bạn đồng hành
đáng tin cậy với bà con nông dân, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh.
3.1.2 Định hướng phát triển
Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là
Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh
tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ

mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành
và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh
tế.
14


Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách
hàng. Đến 31/12/2013, Agribank có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng; vốn điều
lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng; tổng dư nợ 530.600 tỷ
đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và
phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân
hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin
tưởng lựa chọn
Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ
vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư
vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông
thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ
thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài
nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý.
Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực
hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích
hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ
hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Triển khai quyết
liệt Đề án cơ cấu lại hoạt động Agribank khi được Chính phủ phê duyệt; Đổi
mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao
tính chủ động, linh hoạt; Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân
tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử
lý và thu hồi, giảm nợ xấu; Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy

hoạt động Agribank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây
dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực... tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng
Thương mại lớn nhất Việt Nam
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành
Cho vay xuất khẩu lao động
Dịch vụ thẻ ATM
15


×