TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----
HỒ HOÀNG PHÚC
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI (UTXICO)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120
Tháng 11 – Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒ HOÀNG PHÚC
MSSV: 4117268
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI (UTXICO)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN ĐINH YẾN OANH
Tháng 11- Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người
đã cung cấp nhiều kiến thức cho tôi trong thời gian qua để tôi có thể làm tốt
Luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh chị trong Công ty Cổ
phần Chế biến thủy sản Út Xi đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong
thời gian thực tập cũng như cung cấp thông tin để tôi hoàn thành Luận văn của
mình.
Và hơn hết, cảm ơn cô Nguyễn Đinh Yến Oanh đã hướng dẫn tôi hoàn
thành đề tài. Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cương, bản nháp, đến khi hoàn
thành bản chính tôi đã có nhiều sai sót về nội dung cũng như hình thức trình
bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của cô mà tôi đã khắc phục để hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp của mình.
Cần Thơ, ngày …….tháng …… năm 2014.
Người thực hiện
Hồ Hoàng Phúc
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2014.
Người thực hiện
Hồ Hoàng Phúc
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Sóc Trăng, ngày ……tháng…… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng …… năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Đinh Yến Oanh
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng …… năm 2014
Giáo viên phản biện
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng …… năm 2014
Giáo viên phản biện
vi
TRANG TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần
Chế biến thủy sản Út Xi (UTXICO)” được thực hiện tại Công ty Cổ phần Chế
biến thủy sản Út Xi, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ tháng
8/2014 đến tháng 11/2014. Đề tài thực hiện đánh giá hoạt động kinh doanh của
công ty trong thời gian từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2014; phân tích tình hình
xuất khẩu thủy sản của UTXICO qua cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường, hoạt
động Marketing; phân tích những yếu tố bên trong bao gồm yếu tố tài chính,
Marketing, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực và cả những yếu tố bên
ngoài công ty như môi trường kinh tế, tình hình chính trị, pháp luật, điều kiện
tự nhiên, văn hóa – xã hội, đối thủ, nhà cung ứng, khách hàng ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của công ty. Nghiên cứu cho thấy UTXICO tiềm lực phát
triển khá lớn. Trong 5 tháng đầu năm 2014, công ty đứng thứ 10 Việt Nam về
xuất khẩu tôm[1] . Công ty có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đội ngũ
nhân viên được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng. Thời gian qua, công ty đã tận dụng
tốt những cơ hội từ thị trường để ngày một phát triển. Tuy nhiên, công ty đang
gặp phải nhiều khó khăn chung của ngành thủy sản Việt Nam: chất lượng nguồn
nguyên liệu, rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, sức ép từ hội nhập
kinh tế quốc tế, đối thủ. Không chỉ vậy, công ty còn tồn tại những nhược điểm
cần khắc phục như thiếu đội ngũ chuyên biệt trong lĩnh vực Marketing, nghiên
cứu thị trường; tình hình tài chính. Dựa trên những kết quả của phân tích, đề tài
đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty.
1
/>
vii
SUMMARY
The study entitled "Seafood exporting situation of Ut Xi Aquatic Products
Processing Corporation (UTXICO)", was performed at Ut Xi Aquatic Products
Processing Corporation, Tran De district, Soc Trang province from August 2014
to November 2014. The author assessed about business operation of the
company from 2011 to the first half of 2014; analyzed the situation of UTXICO
seafood exporting the product structure, market structure, Marketing activities;
analyzed the internal factors including financial situation, marketing, facilities
and technique, human resources and external factors the company including
environmental economics, politics, law, conditions natural, culture and social,
rivals, suppliers, customers affect the export activities of the company. The
research findings indicated that the potential for development of UTXICO is
considerable. In the first 5 months of 2014, the company ranked 10th Vietnam
shrimp exporters. The company has modern facilities and equipments, the staff
is well trained. Recently, the company took advantages of good market
opportunities for development. However, that company is facing many
difficulties of Vietnam seafood industry: quality raw materials, trade barriers of
importing countries, pressure from the integration of international economy and
rivals. In addition, UTXICO has some weaknesses that needs to be resolve such
as the lack of specialized staff in the field of marketing, market research;
financial situation. Based on results of the analysis, the author proposed
solutions to improve the efficiency of seafood exporting for the company.
viii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4 Lược khảo tài liệu........................................................................................ 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm cơ bản .................................................................................... 4
2.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu ......................................................... 6
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp ......................... 8
2.1.4 Thị trường xuất khẩu ............................................................................. 11
2.1.5 Những điều cơ bản về hợp đồng ngoại thương ..................................... 12
2.1.6 Một số quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu mặt hàng thủy sản ............... 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 27
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 27
2.3 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................... 30
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
ÚT XI ............................................................................................................... 31
3.1 Giới thiệu về công ty.................................................................................. 31
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 31
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ................................... 32
3.1.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật. ........................................................................ 36
3.1.4 Tình hình nhân sự ................................................................................. 39
3.2 Hoạt động kinh doanh của công ty ............................................................ 40
3.2.1 Tình hình chế biến của Công ty ............................................................ 40
3.2.2 Lĩnh vực hoạt động ............................................................................... 45
3.2.3 Tình hình chung .................................................................................... 45
3.3 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 48
ix
Chương 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI
GIAI ĐOẠN 2011 – NỬA ĐẦU NĂM 2014 ................................................ 49
4.1 Thực trạng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ... 49
4.2 Phân tích theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu................................................. 52
4.3 Phân tích theo thị trường xuất khẩu ........................................................... 57
4.3.1 Thị trường Nhật Bản ............................................................................. 58
4.3.2 Thị trường EU ....................................................................................... 60
4.3.3 Thị trường Hoa Kỳ ................................................................................ 61
4.3.4 Các thị trường khác ............................................................................... 62
4.4 Phân tích thực trạng Marketing xuất khẩu của công ty ............................. 65
4.5 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................... 66
Chương 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY................................... 67
5.1 Những điểm mạnh của công ty .................................................................. 67
5.1.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến........................................................... 67
5.1.2 Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo kỹ lưỡng .................................. 67
5.2 Những điểm yếu của công ty ..................................................................... 68
5.2.1 Chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, marketing ................. 68
5.2.2 Tình hình tài chính ................................................................................ 68
5.3 Những cơ hội cho công ty.......................................................................... 69
5.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................... 69
5.3.2 Chính sách của Nhà nước ..................................................................... 69
5.3.3 Sự hỗ trợ từ VASEP .............................................................................. 69
5.4 Những thách thức cho công ty ................................................................... 70
5.4.1 Các rào cản thương mại, kỹ thuật ......................................................... 70
5.4.2 Đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 71
5.4.3 Nguồn nguyên liệu kém chất lượng ...................................................... 71
5.4.4 Những thách thức khác ......................................................................... 72
5.5 Phân tích SWOT ........................................................................................ 73
5.6 Tóm tắt chương 5 ....................................................................................... 74
Chương 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU. 75
6.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 75
6.1.1 Định hướng trong tương lai của công ty ............................................... 75
6.1.2 Những phân tích ở chương 5................................................................. 76
6.2 Các giải pháp ............................................................................................. 76
6.2.1 Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào ..................................................... 76
6.2.2 Giải pháp Marketing ............................................................................. 77
6.2.3 Giải pháp liên quan đến thị trường xuất khẩu ....................................... 77
x
6.2.4 Giải pháp tài chính ................................................................................ 78
6.2.5 Giải pháp liên quan đến sản phẩm ........................................................ 78
Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 79
7.1 Kết luận ...................................................................................................... 79
7.2 Kiến nghị.................................................................................................... 79
7.2.1 Đối với Nhà nước .................................................................................. 79
7.2.2 Đối với công ty...................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 83
xi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mô hình SWOT: .............................................................................. 29
Bảng 3.1 Số lượng công nhân viên từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2014
của Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi. .............................................. 40
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Chế biến thủy sản Út Xi giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ....................... 46
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2014 ............................................................... 49
Bảng 4.2 Sản lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu của công ty
từ 2011 đến nửa đầu năm 2014 ....................................................................... 50
Bảng 4.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
của công ty giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ........................................... 53
Bảng 4.4 Cơ cấu sản lượng và kim ngạch theo thị trường xuất khẩu
của công ty giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ........................................... 57
Bảng 4.5 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của UTXICO
sang thị trường Nhật Bản, giai đoạn 2011- nửa đầu năm 2014. ..................... 59
Bảng 4.6 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của UTXICO
sang thị trường EU, giai đoạn 2011- nửa đầu năm 2014 ................................ 60
Bảng 4.7 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của UTXICO
sang thị trường Hoa Kỳ, giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ....................... 62
Bảng 5.1. Ma trận SWOT của UTXICO ......................................................... 73
xii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ môi trường kinh doanh của công ty........................................ 10
Hình 2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ............................................ 14
Hình 2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu............................................ 19
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi ................ 33
Hình 3.2 Dòng sản phẩm tôm Nobashi của công ty ........................................ 41
Hình 3.3 Dòng sản phẩm tôm tươi của công ty ............................................... 41
Hình 3.4 Dòng sản phẩm tôm xiên que của công ty ........................................ 41
Hình 3.5 Dòng sản phẩm tôm phối trộn của công ty ....................................... 41
Hình 3.6 Dòng sản phẩm tôm tẩm bột của công ty ......................................... 42
Hình 3.7 Dòng sản phẩm tôm hấp chín của công ty ........................................ 42
Hình 3.8 Sơ đồ quy trình chế biến tôm của công ty ........................................ 44
Hình 4.1 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của UTXICO
giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ............................................................... 55
Hình 4.2 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của UTXICO
giai đoạn 2011 – nửa đầu năm 2014 ............................................................... 55
Hình 4.3 Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường khác của UTXICO
giai đoạn 2011- nửa đầu năm 2014 ................................................................. 63
Hình 4.4 Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác của UTXICO
giai đoạn 2011- nửa đầu năm 2014 ................................................................. 63
Hình 4.5 Sơ đồ kênh phân phối của công ty .................................................... 65
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ tiếng Anh:
APEC
: Asia-Pacific Ecomomic Cooperation
(Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương);
ASC
: Aquaculture Stewaship Council
(Hội đồng Quản lý nuôi trồng Thủy sản);
B/L
: Bill of lading
(Vận đơn đường biển);
C/O
: Certificate of Origin
(Chứng nhận xuất xứ);
CAC
: Codex Alimentarius Commission
(Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế);
CISG
: Convention on Contracts for the International Sale of Goods
(Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế);
D/O
: Delivery Order
(Phí Lệnh giao hàng);
ELISA
: Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay
(Phương pháp ELISA);
ERP
: Enterprise Resource Planning
(Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp);
EU
: European Union
(Liên minh châu Âu);
GMP
: Good manufacturing practices
(Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản xuất);
HACCP
: Hazard Analysis and Critical Control Points
(Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn);
IDH
: Organization - Sustainable Trade Initiative Holland
(Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan);
IQF
: Individual quick frozen
(Cấp đông nhanh từng cá thể);
ISO
: International Organization for Standardization
(Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế);
L/C
: Letter of Credit
(Thư tín dụng);
NAFIQAD : National Argo - Forestry Fisheries Quality Assurance Department
(Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm -Thủy sản quốc gia);
xiv
SSOP
TPP
VASEP
VCCI
VJEPA
WTO
WWF
UTXICO
: Sanitation Standard Operating Procedures
(Quy trình Thực hiện và Thủ tục kiểm soát vệ sinh;
: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
(Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương);
: Vietnam Association of Seafood Entrepreneurs
(Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam);
: Vietnam Chamber of Commerce and Industry
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam);
:Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement
(Hiệp định thương mại Việt - Nhật);
: World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới);
: World Widelife Fund
(Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên);
: Ut Xi Aquatic Products Processing Corporation
(Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi)
xv
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã và đang xây dựng một nền kinh tế hội nhập. Việt Nam cũng
đã gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), cũng
như từ tháng 11 năm 2008 là tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)[2]. Việc hợp tác và hội nhập vào nền kinh
tế quốc tế cũng là điều tất yếu. Vì vậy, xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong phát triển nền kinh tế nước nhà.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.444 km[3] cùng với hệ thống sông ngòi
chằng chịt, điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, ngành thủy sản là ngành có đóng góp cao trong kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu thủy sản đạt 4,27 tỷ
USD và xếp thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (thống kê của Tổng
cục Hải quan trên trang www.customs.gov.vn) .Những cơ sở chế biến thủy sản
cũng dần ra đời và phát triển. Công nghệ kỹ thuật cũng được áp dụng và ngày
càng hoàn thiện.
Tuy nhiên, ngành chế biến thủy sản Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn.
Giá nguyên liệu đầu vào khá cao so với các nước khác, ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chất lượng của các nước
nhập khẩu cũng khá gay gắt. Nhiều nhà nhập khẩu từ chối thủy sản Việt Nam
vì dư lượng kháng sinh, dịch bệnh hoành hành.
Những thách thức chung của ngành thủy sản Việt Nam cũng như những
khó khăn riêng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chế biến và xuất khẩu của
Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi. Để biết rõ về thực trạng xuất khẩu
thủy sản, cũng như những thuận lợi, khó khăn; đề ra những giải pháp cho thời
gian tới cho công ty, tôi chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công
ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi (UTXICO)”.
2
Theo Vikipedia,
/>3
CIA Word Fact công bố trên link:
/>
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng xuất khẩu của công
ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi, giai đoạn 2011 - nửa đầu năm 2014. Từ
đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty Cổ phần Chế biến
thủy sản Út Xi, giai đoạn 2011 - nửa đầu năm 2014;
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
công ty;
- Mục tiêu 3: Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi, huyện
Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nửa đầu năm
2014.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 4 tháng 8 năm 2014 đến ngày 24 tháng
11 năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của UTXICO, các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để đề tài được thực hiện hoàn chỉnh, bên cạnh thu thập và phân tích số
liệu liên quan đến đề tài phải kể đến nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau đây:
Nguyễn Thị Hồng Thư (2013) nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động Marketing xuất khẩu cho Công ty Cổ phần chế biến thủy sản và
xuất nhập khẩu Cà Mau (CAMIMEX) vào thị trường Nhật Bản”, Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã phân tích tổng quan về thị trường Nhật Bản,
những quy định của Nhật Bản đối với hàng hóa Việt Nam đồng thời phân tích
tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật trong thời gian 2010-2012. Kết quả cho
2
thấy, thị trường Nhật Bản tiêu thụ lượng thủy sản lớn nhất của Việt Nam và Việt
Nam là nước chiếm tỷ trọng xuất khẩu hàng đầu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, yêu
cầu chất lượng sản phẩm của Nhật Bản rất cao, vì thế cải tiến chất lượng là yếu
tố quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tình hình
xuất khẩu thủy sản sang Nhật có xu hướng giảm.
Nguyễn Thị Ngọc Thi (2013) nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động
hoạt kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi”, Luận văn Đại
học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã phân tích tình hình biến động của doanh thu,
chi phí; cơ cấu doanh thu, cơ cấu chi phí; các chỉ số tài chính như cơ cấu nguồn
vốn, khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản,…từ những số liệu của phòng Kinh doanh
- Xuất nhập khẩu. Từ đó, tác giả đã đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
Qua kết quả phân tích, tác giả nhận định công ty vẫn đứng vững và phát triển
dù trải qua nhiều thử thách, công ty cần tăng cao mức tăng trưởng về lợi nhuận
và phát huy hơn nữa mọi nguồn lực của mình.
Lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng các số
liệu thứ cấp thu thập từ phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu, các số liệu từ
VASEP, tổng cục thủy sản. Từ đó, các tác giả sử dụng các phương pháp thống
kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối. Vì vậy, nghiên cứu này kế
thừa phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thư (2013) và Nguyễn
Thị Ngọc Thi (2013) để thực hiện phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu, hoạt
động marketing xuất khẩu, kết hợp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh; đồng
thời sử dụng ma trận SWOT để phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của
công ty.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu
là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả
hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động
này.
Theo Điều 28, Luật Thương mại 2005, “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật”.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của
nền kinh tế. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho
quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt động xuất
khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời
gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm
vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó
đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát
triển mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thức ban đầu của chúng chỉ là
hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và
biểu hiện với nhiều hình thức.
2.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà trong đó người bán và người
mua quan hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các
điều kiện xuất nhập khẩu khác.
Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn
để phát triển thị trường. Tuy vậy xuất khẩu trực tiếp cho phép người xuất khẩu
4
nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người
bán thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường và người bán không bị chia sẻ lợi nhuận.
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra nước ngoài thông qua
các trung gian xuất khẩu như đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các cơ
quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu gián
tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng các nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà
xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
Hình thức này thường sử dụng với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa
đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa
thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị được cấp giấy
phép xuất khẩu không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất
nhập khẩu tiến hành xuất khẩu hộ. Và đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoảng
hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo một tỷ lệ nhất định đã được thoả thuận
trong hợp đồng.
Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp mà vẫn thu được một khoản
lợi nhuận và hoa hồng cho xuất khẩu. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh thấp không
đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh.
Gia công quốc tế
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên
phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu mã và định mức cho trước. Người nhận
gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách
hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt
gia công để nhận tiền công.
Hình thức này phổ biến ở các nước đang phát triển có nguồn lực dồi dào,
vừa tạo được công ăn việc làm cho người lao động, lại vừa tiếp nhận công nghệ
mới và đặc biệt là không phải bỏ ra nhiều vốn, không lo thị trường tiêu thụ.
Xuất khẩu tại chỗ
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua
biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không
cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất
5
khẩu. Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như
thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày
càng trở nên phổ biến và sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước. Các
doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du
lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ, tận
dụng cơ hội này để khuếch trương sản phẩm. Việc thanh toán này cũng nhanh
chóng và thuận tiện.
Tạm nhập tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước
đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất, qua hợp đồng tái xuất bao
gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại
tệ đã bỏ ra ban đầu. Hợp đồng này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước
tái xuất, và nước nhập khẩu; vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịck
ba bên hay giao dịch tam giác (Triangirlar transaction).
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc,
thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Tuy nhiện, đòi hỏi sự nhạy bén
tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua
bán, cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao.
2.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu
2.1.2.1 Nhiệm vụ của xuất khẩu
Để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế khu vực và
thế giới, nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu là:
- Gia tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nâng
khả năng tác động vào cung cầu của thị trường, nhờ đó tác động vào giá cả theo
hướng có lợi.
- Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên
thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh
toán và cán cân buôn bán, giảm tình hình nhập siêu. Xuất khẩu để góp phần tăng
tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương
đối, các nguồn lực của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, gón
phần vào quá trình công nghiệp hóa đất nước.
6
- Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống cho nhân dân thông qua
tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân.
- Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ tạo cầu nối và phát triển mối quan
hệ đối ngoại với tất cả các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á;
nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước: “đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan
hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”.
2.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu
Thứ nhất, Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng cho phát triển sản xuất
và kích thích phát triển kinh tế. Việc xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản
xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời, tạo ra hiệu ứng dây chuyền cho các ngành
kinh tế khác nhau; kết quả là tăng sản phẩm quốc nội, nền kinh tế phát triển
nhanh.
Thứ hai, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất lượng
sản phẩm; mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.
Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và
tương đối của đất nước. Khi nền kinh tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường
cạnh tranh lớn và muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế
giới, thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được hoạch định dựa trên lợi
thế quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn, kỹ thuật và công nghệ... có như vậy
sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với sản
phẩm các quốc gia khác.
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng
cao mức sống cả nhân dân. Nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao
động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất
khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời
sống nhân dân.
Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế
giữa các nhà nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
7
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp
2.1.3.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô
Chính trị - Pháp luật
Chính trị - Pháp luật bao gồm các yếu tố hệ thống pháp luật; xu hướng,
tình hình chính trị; chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yếu
tố không chỉ ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và xuất khẩu của doanh
nghiệp trong thời gian hiện tại mà còn cả tương lai. Mối quan hệ giữa chính trị
và kinh doanh không chỉ diễn ra trên phạm vi một quốc gia mà còn trên bình
diện quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tuân thủ đúng pháp luật, thi hành
chính sách Nhà nước nhưng cũng cần phân tích, dự báo, có những kế hoạch xuất
khẩu riêng phù hợp trong tương lai.
Điều kiện kinh tế
Điều kiện gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền
kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái… đều
ảnh hưởng đến kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp. Những biến động
của mỗi yếu tố kinh tế đều có thể đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội
nhưng đồng thời cũng là những thách thức. Trước những biến động kinh tế, các
doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo của từng yếu tố để đưa ra những
giải pháp, những chính sách tương ứng phù hợp trong từng khoảng thời gian cụ
thể nhằm tận dụng tốt những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố của mỗi quốc gia, vùng địa lý; nó góp phần
ảnh hưởng chủng loại, chất lượng, giá thành sản phẩm xuất khẩu, vận tải hàng
hóa. Đối với những doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào
thiên nhiên như thủy sản thì điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn. Để chủ động
ứng phó với các yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tìm hiểu các yếu tố có
liên quan đến mình thông qua hoạt động tìm hiểu, phân tích, đánh giá của cơ
quan chuyên môn.
Điều kiện văn hóa – xã hội
Điều kiện văn hóa - xã hội của thị trường xuất khẩu: nhu cầu và khả năng
thanh toán, thu nhập của dân cư, … ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống người dân
quốc gia nhập khẩu, khả năng nhập khẩu của thị trường đó; vì vậy, ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
8