Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá hiệu quả môi trường 2 dự án kè bảo vệ bờ sông lô và sông gâm thuộc tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------

------

CHANSAMONE THANAVANH

ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG 2 DỰ ÁN
KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG LÔ VÀ SÔNG GÂM
THUỘC TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số

: 60.85.02

Người hướng: PGS.TS. NGUYỄN ðÌNH MẠNH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ


nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

CHANSAMONE THANAVANH

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

i


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận
tình của:
- PGS.TS. Nguyễn ðình Mạnh, giáo viên hướng dẫn - trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội - người ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện ñề tài;
- Các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện ñào tạo sau
ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và ñồng nghiệp;
- UBND tỉnh Tuyên Quang
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang
- Công ty TNHH 1 thành viên Phạm Vũ tỉnh Tuyên Quang
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu

trên ñã giúp ñỡ, khích lệ và tạo những ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình thực hiện ñề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

CHANSAMONE THANAVANH

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

ii


MỤC LỤC
Trang
I. ðẶT VẤN ðỀ ............................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục ñích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường ........................................................ 3
2.1.1 Khái niệm chung về môi trường .............................................................. 3
2.1.2 Tổng quan về ô nhiễm môi trường........................................................... 4
2.2. Tổng quan về kè sông ................................................................................ 7
2.2.1 Khái niệm và các dạng kè sông................................................................ 7

2.2.2 Yêu cầu cấu tạo, phân loại và ñiều kiện ứng dụng của từng loại kết cấu
kè bảo vệ mái dốc............................................................................................ 10
2.2.3 Sự làm việc của kết cấu kè mái...................................................... 11
2.3 Cơ sở lý luận về ðTM............................................................................... 12
2.3.1 Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 12
2.3.2 Cơ sở kỹ thuật ........................................................................................ 15
2.4 Khái quát chung về 2 dự án ......................................................................... 15
2.4.1 Dự án kè bảo vệ bờ sông Lô ñoạn qua thành phố Tuyên Quang........... 15
2.4.2 Dự án kè bảo vệ bờ sông Gâm ñoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc................... 18
III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 34
3.1 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 34
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 34
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 36
4.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................................... 36
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng sông Gâm qua thị trấn Vĩnh
Lộc, huyện Chiêm Hóa ................................................................................... 36
4.1.2. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng sông Lô ñoạn qua thành phố
Tuyên Quang ................................................................................................... 43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

iii


4.2 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án....................................... 52
4.2.1 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án kè sông Gâm ............. 52
4.3. ðánh giá tác ñộng khu vực dự án............................................................. 71
4.3.1. Nguồn gây tác ñộng .............................................................................. 71
4.3.2. ðối tượng và quy mô bị tác ñộng......................................................... 77
4.4. ðánh giá tác ñộng.................................................................................... 78
4.4.1. Tác ñộng ñến chế ñộ thuỷ văn, thuỷ lực .............................................. 78

4.4.2. Tác ñộng của vị trí ñổ bỏ ñất thải.......................................................... 80
4.4.3. Tác ñộng tới chất lượng nước sông....................................................... 80
4.4.4. Tác ñộng ñến chất lượng trầm tích ....................................................... 83
4.4.5. Tác ñộng tới tài nguyên sinh vật và nguy cơ suy giảm nguồn lợi ........ 83
4.4.6. Tác ñộng tới chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn ..................... 86
4.4.7. Sự cố môi trường và hậu quả ............................................................... 86
4.5. ðánh giá ưu - nhược ñiểm của 2 dự án. ................................................... 87
4.5.1. Dự án kè bảo vệ sông Lô....................................................................... 87
4.5.2. Dự án kè bảo vệ sông Gâm. .................................................................. 88
4.6. So sánh tính hiệu quả của 2 dự án trong công tác bảo vệ môi trường .... 90
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 92
5.1. Kết luận .................................................................................................... 92
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 92

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1-Tổng hợp chỉ tiêu kỹ thuật các ñoạn kè. ........................................ 17
Bảng 2.2-Dự kiến tổn thất do công trình gây ra.............................................. 18
Bảng 4.1-Lưu lượng trung bình nhiều năm trong mùa kiệt ............................ 40
Bảng 4.2-Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý các lớp ñất........................................... 48
Bảng 4.3-Kết quả phân tích chất lượng không khí kè sông Gâm ................... 53
Bảng 4.4-Kết quả ño ñạc phân tích chất lượng nước mặt sông Gâm ............. 55
Bảng 4.5-Kết quả ño ñạc, phân tích chất lượng nước ngầm khu vực sông Gâm
......................................................................................................................... 57
Bảng 4.6-Kết quả phân tích chất lượng môi trường ñất tại khu vực kè sông

Gâm ................................................................................................................. 59
4.2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên ña dạng sinh học khu vực kè sông
Lô..................................................................................................................... 62
Bảng 4.7-Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án kè sông Lô
......................................................................................................................... 63
Bảng 4.8-Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các trạm khảo sát khu
vực kè sông Lô ................................................................................................ 65
Bảng 4.9-Bảng kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực thành phố
Tuyên Quang ................................................................................................... 67
Bảng 4.10-Bảng chất lượng môi trường ñất ven sông, suối khu vực dự án kè
sông Lô............................................................................................................ 70
Bảng 4.11-Lưu lượng và tải lượng nước thải từ các thiết bị........................... 72
Bảng 4.12-Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong thi công..... 73
Bảng 4.13-Nồng ñộ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.................... 74
Bảng 4.14-Tốc ñộ dòng nước lớn nhất khu vực kè Tuyên Quang.................. 79
Bảng 4.15-Vận tốc dòng nước, trung bình và lớn nhất V(m/s) ...................... 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Mặt cắt ngang của một số dạng kết cầu kè ........................................ 9
Hình 4.1 Vị trí xây dựng công trình sông Gâm thị trấn Vĩnh Lộc.................. 43
Hình 4.2 Khu vực dự án kè bảo vệ bờ sông Lô, Thành phố Tuyên Quang .... 51

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................


vi


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

:

Nhu cầu ô xi sinh hóa

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTCT

:

Bê tông cố thép

BTðS

:

Bê tông ñục sẵn

BVMT


:

Bảo vệ môi trường

COD

:

Nhu cầu ô xi hóa học

ðTM

:

ðánh giá tác ñộng môi trường

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

NM

:

Nước mặt

NN


:

Nước ngầm

HðND

:

Hội ñồng nhân dân

KK

:

Không khí

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

GTNT

:

Giao thông nông thôn

KT-XH


:

Kinh tế - Xã hội

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

:

Tiêu chuẩn ngành

TðC

:

Tái ñịnh cư

TSP


:

Bụi lơ lửng tổng số

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VOC

:

Chất hữu cơ bay hơi

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

vii


I. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Tuyên Quang là tỉnh vùng núi phía Bắc có diện tích tự nhiên là 5.868
km2. Thành phố Tuyên Quang nằm bên bờ sông Lô, là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm gần ñây Thành phố
Tuyên Quang có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. ðảng bộ, Chính
quyền và nhân dân Thành phố Tuyên Quang ñang quyết tâm phấn ñấu ñẩy
nhanh việc xây dựng hạ tầng ñể làm một trong những Thành phố ñẹp của khu
vực Việt Bắc.
Thủy ñiện Tuyên Quang ñược xây dựng và hoàn thành, ñồng bào các
dân tộc Tuyên Quang cũng như nhân dân trong cả nước ñược hưởng lợi ích
khá nhiều do công trình mang lại. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích to lớn của
thủy ñiện và ñiều tiết nước của hồ chứa, vận hành thủy ñiện cũng gây ra
những bất lợi cho vùng hạ du. Trong ñó, hiện tượng xói, sạt lở bờ, mất ổn
ñịnh lòng dẫn là ñặc thù phổ biến nhất ở hạ du sau ñập. Vì vậy Dự án “Kè
chống sạt lở bờ sông Lô bảo vệ Thành phố Tuyên Quang do ảnh hưởng của
vận hành hồ thủy ñiện Tuyên Quang” và “Kè chống sạt lở bờ sông Gâm bảo
vệ thị trấn Vĩnh Lộc do ảnh hưởng của vận hành hồ thủy ñiện Tuyên Quang”
sẽ là 2 dự án ña mục tiêu, kết hợp giữa bảo vệ bờ chống sạt lở với ổn ñịnh khả
năng thoát lũ, cải thiện môi trường, tạo cảnh quan du lịch sinh thái và chỉnh
trang ñô thị. Dự án là ñiểm nhấn ñể phát triển Thành phố tạo ñiều kiện tốt cho
việc thu hút nguồn vốn ñầu tư trong và ngoài nước ñể phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Tuyên Quang. ðược Nhà trường phân công cho tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “ðánh giá hiệu quả môi trường 2 dự án kè bảo vệ bờ sông Lô và
sông Gâm thuộc tỉnh Tuyên Quang”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

1


1.2. Mục ñích và yêu cầu

1.2.1. Mục ñích
- Xác ñịnh ñược ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và các nguồn gây ô
nhiễm tới môi trường ñất, nước, không khí sau khi 2 Dự án ñã hoàn thành
(Theo báo cáo ðTM ).
- Dự báo những tác ñộng có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước
mắt và lâu dài của từng Dự án tới môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và kinh tế
xã hội; các phương án thay thế; nghiên cứu, ñề xuất các biện pháp bảo vệ môi
trường và ñánh giá tính phù hợp của chúng;
- ðánh giá hiệu quả của 2 dự án kè bảo vệ sông Lô và sông Gâm ñối
với môi trường và so sánh tính phù hợp, khả thi của 2 dự án trên
1.2.2. Yêu cầu
- Mô tả, khái quát nội dung của 2 dự án xây dựng kè bảo vệ bờ sông Lô
ñoạn qua Thành phố Tuyên Quang và kè bảo vệ bờ sông Gâm ñoạn qua thị
trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- ðánh giá ưu, nhược ñiểm của từng dự án kè ñối với môi trường.
- So sánh tính hiệu quả của 2 dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

2


II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường
2.1.1 Khái niệm chung về môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào ñó. Chúng tác ñộng lên hệ thống này và xác ñịnh
xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp,
trong ñó hệ thống ñang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ
thống ñang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống ñó.

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, ñiều
kiện hoàn cảnh, các ñối tượng khác hay các ñiều kiện nào ñó mà chúng bao
quanh khách thể này hay các hoạt ñộng của khách thể diễn ra trong
chúng.[28]
Môi trường sống của con người theo chức năng ñược chia thành các
loại:
* Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác ñộng của con người. ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
ñộng, thực vật, ñất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí ñể thở, ñất
ñể xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa ñựng, ñồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh ñẹp ñể giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
* Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. ðó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy ñịnh, ước ñịnh... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia ñình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức ñoàn thể,... Môi
trường xã hội ñịnh hướng hoạt ñộng của con người theo một khuôn khổ nhất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

3


ñịnh, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
* Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực ñô thị, công viên
nhân tạo...

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, ñất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... [29]
2.1.2 Tổng quan về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất
hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng ñến sức khỏe con người, các cơ thể sống
khác.Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
(a) Ô nhiễm môi trường ñất
Ô nhiễm môi trường ñất là hậu quả các hoạt ñộng của con người làm
thay ñổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong ñất.
Môi trường ñất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn
hóa của con người. ðất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng
tài nguyên ñất vào hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ñể ñảm bảo nguồn cung
cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng chất lượng ñất ngày càng bị
suy thoái, diện tích ñất bình quân ñầu người giảm. Ở Việt Nam, thực tế suy
thoái tài nguyên ñất là rất ñáng lo ngại và nghiêm trọng.
(b) Ô nhiễm môi trường nước
Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm.
Ô nhiễm nước là sự thay ñổi theo chiều xấu ñi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

4


nguồn nước trở nên ñộc hại với con người và sinh vật làm giảm ñộ ña dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc ñộ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn ñề ñáng lo ngại hơn ô nhiễm ñất.

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực
nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng
và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật
trong nước không thể ñồng hoá ñược. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong
nước giảm ñột ngột, các khí ñộc tăng lên, tăng ñộ ñục của nước, gây suy thoái
thủy vực. Ở các ñại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm ñó là các sự cố
tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
nghiệp ñược thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí ñúng mức; các
loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước
ao hồ; nước thải sinh hoạt ñược thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô
nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng ñến sức khỏe của người dân trong khu vực.
(c) Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến ñổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn ñề thời sự nóng bỏng của cả thế
giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển ñang
có nhiều biến ñổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu ñến con người và các sinh vật.
Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than ñá, dầu mỏ, khí
ñốt. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây
nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các
khu rừng và các cánh ñồng.
ðiều ñáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí ñộc
như: CO2, ñã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

5


gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó ñóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà

kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
Nếu như chúng ta không ngăn chặn ñược hiện tượng hiệu ứng nhà kính
thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp ñôi vào nửa ñầu thế kỷ
sau. ðiều này sẽ thúc ñẩy quá trình nóng lên của Trái ðất diễn ra nhanh
chóng. Nhiệt ñộ trung bình của Trái ðất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass),
và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt ñộ
Trái ðất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu ñược tổ chức gần
ñây, các nhà khí hậu học trên thế giới ñã ñưa ra dự báo rằng ñến năm 2050
nhiệt ñộ của Trái ðất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có
biện pháp hữu hiệu ñể khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng
ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn.
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong ñó có con
người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh ñường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm
họng, ñau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi
ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa ñược xử lý. Các chất hóa học
và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu lan
có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây ñiếc, cao huyết áp, trầm cảm và
bệnh mất ngủ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
(d) ðối với hệ sinh thái
Lưu huỳnh ñiôxít và các nitơ ôxít có thể gây mưa axít làm giảm
ñộ pH của ñất.
ðất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng.
ðiều này sẽ ảnh hưởng ñến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

6



Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận ñược ñể
thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy
hại cho các loài ñịa phương, từ ñó làm giảm ña dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu
ứng nhà kính, làm Trái ðất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có
dần bị phá hủy. [30]
2.2. Tổng quan về kè sông
2.2.1 Khái niệm và các dạng kè sông
Ở Việt Nam, hệ thống ñê và các công trình bảo vệ bờ ñòng vai trò cực kỳ
quan trọng trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn cho các
trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, các vùng dân cư rộng lớn trải dài theo các
triền sông, duyên hải từ Bắc chí Nam. Hệ thống ñê, kè sông ở ñồng bằng Bắc bộ
ñã ñược hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Nhân dân ta ñã tích lũy
ñược nhiều kinh nghiệm trong việc ñắp và xây dựng kè sông. Hiện nay, trong
ñiều kiện ñất nước ñang công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, những yêu cầu bảo vệ
các khu vực dân cư và kinh tế chống sự tàn phá của bão, lũ, nước dâng ngày
càng trở nên cấp bách. Bên cạnh việc củng cố nâng cấp hệ thống ñê ñã có, việc
quy hoạch và bảo vệ bờ sông và xây dựng hệ thống ñê kè mới ñang ñược ñặt ra
trên các vùng, miền của ñất nước. [31]
Mỗi con sông, tùy theo ñiều kiện thủy văn, ñịa hình, ñịa chất, thảm
thực vật,.. có một trạng thái ổn ñịnh nào ñó. Khi chưa ñạt ñược trạng thái ổn
ñịnh lâu dài này thì quá trình tạo lòng vẫn còn tiếp tục, nghĩa là dòng chảy
còn tiếp tục làm cho bờ và ñáy sông bị xói chỗ này, bồi chỗ khác, nhiều
trường hợp sự xói sâu chân dốc sẽ dẫn ñến trượt cả mảng bờ sông,… Ngoài ra
có trường hợp lòng sông ñã ñạt ñược trạng thái ổn ñịnh tương ñối trong nhiều
năm, nhưng khi có ñiều kiện mới bổ sung, chẳng hạn ñiều kiện thủy văn thay
ñổi do môi trường bị thoái hóa, do biến ñổi khí hậu toàn cầu,… thì khi ñó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................


7


trạng thái cân bằng cũ bị phá vỡ, lòng dẫn lại ñược tiếp tục bị biến ñổi cho
ñến khi ñạt ñược trạng thái cân bằng mới. [1]
Trạng thái cân bằng của một dòng sông có thể ñược hình thành một
cách tự nhiên như ñã diễn ra từ bao ñời nay. Trạng thái ñó cũng có thể ñược
hình thành và giữ ổn ñịnh trong ñiều kiện có sự tác ñộng của các công trình
nhân tạo – ñó là các công trình chỉnh trị sông.[8]
Mái dốc bờ sông thường xuyên chịu tác dụng trực tiếp của dòng chảy,
thủy triều, và của sóng,… ðể giữ cho mái dốc ñất không bị biến dạng, ở phía
ngoài cùng ñược cấu tạo một bộ phận có tác dụng bảo vệ mái dốc không bị
xói lở. Bộ phận này ñược gọi là kè bảo vệ mái dốc.
Theo hình thức kết cấu và vật liệu sử dụng, kè bảo vệ mái dốc có nhiều
loại khác nhau. Mỗi loại ñều có 3 phần chính, các phần ñó là: chân kè, thân kè
và ñỉnh kè. Chân kè là bộ phận nằm dưới mực nước, dùng ñể bảo vệ, giữ cho
chân mái bờ ổn ñịnh và làm thế cho phần thân kè ở trên, thân kè là phần bảo
vệ mái dốc từ chân ñến ñỉnh còn ñỉnh kè là phần bảo vệ ñỉnh mái dốc. Từng
phần theo từng ñiều kiện cụ thể có cấu tạo chi tiết ñể ñảm bảo ñiều kiện ổn
ñịnh trong quá trình chịu tác dụng của các tải trọng từ phía sông, từ các phần
ñất thân và trên kè.[8]
Hình 2.1 là mặt cắt ngang của một số dạng kết cấu kè gia công mái ñê.
Trong ñó:
a. Kè bằng ñá hộc lát khan
b. Kè bằng bê tông ñúc sẵn, chân kè bằng cọc, kết hợp với lăng trụ ñá,
tường ñỉnh kè bằng bê tông cốt thép.
c. Kè kết hợp hai loại vật liệu, chân kè là ñá hộc trong ống bê tông
tường ñỉnh bằng ñá xây.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

8


Hình 2.1 Mặt cắt ngang của một số dạng kết cầu kè
Kè bảo vệ mái dốc sử dụng các kết cấu ñơn giản như trồng cỏ ñến phức
tạp như bê tông lắp ghép tự chèn. Các hình thức thông dụng là ñá ñổ, ñá xếp
khan, khối bê tông ghép rời hoặc liên kết tự chèn tạo thành mảng.
Kè bảo vệ mái dốc là bộ phận quan trọng ñể duy trì ổn ñịnh cho sông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

9


và bờ. Nó chiếm một tỷ lệ kinh phí ñáng kể trong các dự án ñê ñiều và bảo vệ
bờ. Mặt khắc, sự làm việc của loại kết cấu này tương ñối phức tạp, còn nhiều
vấn ñề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều
nước trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến các hình thức kết
cấu nhằm hoàn thiện phương pháp tính toán ñảm bảo an toàn, tăng hiệu quả
kinh tế cho kè bảo vệ mái dốc nói riêng và cho ñê bờ nói chung.[8]
2.2.2 Yêu cầu cấu tạo, phân loại và ñiều kiện ứng dụng của từng loại kết
cấu kè bảo vệ mái dốc
Yêu cầu ñối với kết cấu kè: ổn ñịnh trên lớp ñất của mái dốc bờ;
Linh hoạt và dễ biến dạng theo ñất của mái dốc và nền; Bền vững lâu dài của
kết cấu và của vật liệu; Có khả năng phát hiện ñược sự cố; Dễ sửa chữa khi có
hư hỏng cục bộ; Giá thành thấp; Tính an toàn cao; ðảm bảo mỹ quan; Dễ
quan sát, kiểm tra cho người quản lý và tận dụng ñược nguyên liệu ở ñịa
phương.
Phân loại kết cấu:

Hiện nay, có rất nhiều loại kết cấu kè mái dốc bờ sông nhưng có thể khái
quát thành một số loại chính như sau:
- ðá ñổ, ñá xếp khan, ñá xếp trong các khung bằng ñá xây. Loại này
tương ñối phổ biến (hình 2.1a).
- Khối bê tông ñúc sẵn lát ñộc lập, khối bê tông xếp theo thứ tự chèn,
phổ biến như các dạng kè bờ biển.
- Một số hình thức khác: bê tông Asphalt, trồng cỏ, vải ñịa kỹ thuật,…
Phạm vi ứng dụng của một số hình thức kè bảo vệ mái dốc
Trồng cỏ khi có sóng tác dụng có h ≤ 0.5m, dòng chảy có vận tốc
v<1m/s hoặc có bãi ngập, mái bờ ñể cỏ phát triển.
ðá hộc ñổ rối khi có nguồn ñá phong phú, mái bờ thoải khi không có
yêu cầu mỹ quan.
ðá hộc lát than: khi có nguồn ñá phong phú, có ñá lớn, nên thoát nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

10


tốt.
ðá xếp trong khu xây bằng ñá ñược sử dụng khi có sóng và dòng chảy
tương ñối mạnh, bờ tương ñối chắc, không ñủ ñá lớn.
ðá hộc xây ñược dùng khi mái bờ tương ñối chắc, sóng lớn, dòng chảy
mạnh, không có ñá lớn.
Thảm rọ ñá: sóng lớn, dòng chảy mạnh, không có ñá lớn.
Tầm bê tông ñúc sẵn, ghép rời ñược sử dụng khi sóng lớn, dòng chảy
mạnh, không có ñá lưosn, có yêu cầu về mĩ quan.
Tấm bê tông ñúng sẵn liên kết mảng dùng khi trường hợp sóng lớn,
dòng chảy mạng, không có ñá lớn, có yêu cầu về mĩ quan, bờ ít lún sụt, ít
thoát nước, có ñiều kiện thi công và chế tạo mảng.
Dùng hỗn hợp nhiều loại khi mực nước dao ñộng lớn, mái gia cố dài,

từng vị trí có yêu cầu khác nhau.
Các nội dung nêu trên là khái quát về phạm vi ứng dụng làm cơ sở lựa
chọn giải pháp thiết kế. Trong từng trường hợp cụ thể, phải phân tích ñầy ñủ
các ñiều kiện ñể lựa chọn ñược giải pháp tốt nhất. Giải pháp tốt nhất là giải
pháp thỏa mãn ñược nhiều yêu cầu ở mục trên và có giá thành hạ.[8]
2.2.3 Sự làm việc của kết cấu kè mái
Các tải trọng tác dụng:
Kết cấu kè mái chịu tác dụng của các tải trọng tác dụng trực tiếp lên bề
mặt phía ngoài và các tải trọng sinh ra ở phía trong kè. Các tác ñộng này sinh
ra từ nguồn gốc của các tác ñộng thủy ñộng lực và các tác ñộng ñịa kỹ thuật.
Sự tác ñộng của các áp lực từ môi trường nước vào các kết cấu kè và
sinh tải trọng sinh ra từ phía bên trên thân kè, có thể mô phỏng bằng một hệ
tương tác giữa 3 môi trường: Nước – ðất – Công trình.
Một số dạng hư hỏng và nguyên nhân:
Một sự cố ở kè thường bắt nguồn từ những hư hỏng dấn tới một bộ
phận hoặc toàn bộ kết cấu bị mất ổn ñịnh theo một hình thái phá hoại nào ñó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

11


làm cho nó không còn ñảm nhận ñược chức năng làm việc ñược giao nữa.
Kè bảo vệ mái là một bộ phận của mặt cắt kè. Vì vậy, các hư hỏng của
kè có liên quan ñến hư hỏng của thân bờ. Một số dạng hư hỏng thường gặp
như hình dưới ñây. Thường có nhiều nguyên nhân dẫn ñến sự cố. Sự tác dụng
của sóng ñối với kè bảo vệ mái dốc là nguyên nhân trực tiếp và ñược xem là
nguyên nhân chính.
2.3 Cơ sở lý luận về ðTM
ðánh giá tác ñộng môi trường là việc phân tích, dự báo các tác ñộng
ñến môi trường của dự án ñầu tư cụ thể ñể ñưa ra các biện pháp bảo vệ môi

trường khi triển khai dự án ñó.
Báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường phải ñược lập ñồng thời với báo
cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Các yêu cầu ñối với công tác ñánh giá tác ñộng môi trường
Khi ðTM ñược phê duyệt, tức là ñã phát sinh nghĩa vụ pháp lý giữa
chủ ñầu tư và cơ quan NN. Khi ñó dự án mới ñược triển khai hiểu và thực
hiện ñúng yêu cầu của ðTM sẽ là tiền ñề ñể chủ ñầu tư tuân thủ công tác
BVMT ñống thời giúp các cơ quan QLNN có trách nhiệm trong việc thực thi
quyền lức NN của mình.
2.3.1 Cơ sở pháp lý
- Cơ sở pháp lý : Thông tin các văn bản pháp luật, nghị ñịnh về ðTM
+ Luật BVMT 2005 ñược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2006;
+ Luật Tài Nguyên Nước ñược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 05 năm 1998;
+ Nghị ñịnh 80/2006/Nð-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy
ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ñiều của Luật bảo vệ Môi trường;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

12


+ Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn
ñánh giá môi trường chiến lược, ðTM và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Nghị ñịnh số 16/2005/Nð-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
quản lý dự án ñầu tư xây dựng công trình;
+ Nghị ñịnh số 112/2006/Nð-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa
ñổi, bổ sung một số ñiều của Nð 16/2005/Nð-CP về Quản lý dự án ñầu tư
xây dựng công trình;

+ Quyết ñịnh số 55/1999/Qð-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại
+ Nghị ñịnh Số: 29/2011/Nð-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của
Chính phủ về quy ñịnh về ñánh giá môi trường chiến lược.
+ Luật Xây dựng số 16/2003/QH khóa 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
+ Luật ðê ñiều, số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
+ Nghị ñịnh số 21/2008/Nð-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về
sửa ñổi bổ sung một số ñiều của Nghị ñịnh 80//2006/Nð-CP ngày 9 tháng 8
năm 2006 về Quy ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ñiều của Luật
BVMT.
+ Nghị ñịnh số 117/2009/Nð-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT.
+ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn về ñánh giá môi trường chiến lược,
ñánh giá tác ñộng môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
+ Nghị ñịnh 209/2004/Nð-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ quy
ñịnh về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
+ Nghị ñịnh 49/2008/Nð-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa ñổi,
bổ sung một số ñiều của Nghị ñịnh 209/2004/Nð-CP về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

13


+ Nghị ñịnh số 12/2009/Nð-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án ñầu tư xây dựng.
+ Nghị ñịnh số 83/2009/Nð-CP ngày 15/10/2009 do Chính Phủ quy
ñịnh về sửa ñổi, bổ sung một số ñiều Nghị ñịnh số 12/2009/Nð-CP ngày 12
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý Dự án ðầu tư Xây dựng Công

trình.
+ Căn cứ Quyết ñịnh số 2730/Qð-CT ngày 31/12/2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt dự án ñầu tư xây dựng công
trình: Kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông Gâm ñoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang;
+ Quyết ñịnh số 547/Qð-CT ngày 07 tháng 5 năm 2010 của UBND
tỉnh Tuyên Quang v/v phê duyệt kế hoạch ñấu thầu xây dựng công trình Kè
bảo vệ bờ sông Lô (từ cọc H65 +58,77m) ñoạn AB và ñoạn BC phía bờ phải
thị xã Tuyên Quang, thuộc Dự án ñầu tư xây dựng công trình Kè bảo vệ bờ
sông Lô ñoạn qua thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;
+ Quyết ñịnh số 64/Qð-SNN ngày 01/3/2010 của Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
công trình: Kè bảo vệ bờ sông Lô (từ cọc H65 +58,77m) ñoạn AB và ñoạn
BC phía bờ phải thị xã Tuyên Quang, thuộc Dự án ñầu tư xây dựng công trình
Kè bảo vệ bờ sông Lô ñoạn qua thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

14


- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất ñộc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong ñất.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ñộ rung.
2.3.2 Cơ sở kỹ thuật
- Báo cáo thuyết minh dự án ñầu tư Kè chống sạt lở bờ sông Lô bảo vệ
thành phố Tuyên Quang do ảnh hưởng của việc vận hành hồ thủy ñiện Tuyên
Quang.
- Báo cáo thuyết minh dự án ñầu tư công trình kè chống sạt lở bảo vệ bờ
sông Gâm ñoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Bình ñồ khu vực thực hiện dự án kè sông Lô và kè sông Gâm.
2.4 Khái quát chung về 2 dự án
2.4.1 Dự án kè bảo vệ bờ sông Lô ñoạn qua thành phố Tuyên Quang
Vị trí và mục tiêu công trình
- Dự án công trình thực hiện tại khu vực ñoạn AB và ñoạn BC (từ cọc
H65 +58,77m) phía bờ phải Thành phố Tuyên Quang thuộc ñịa bàn các
Phường Tân Quang và phường Minh xuân.
- Mục tiêu công trình nhằm:
- Chống sạt lở bờ sông Lô khu vực Thành phố Tuyên Quang, khắc phục
ảnh hưởng bất lợi do vận hành hồ thuỷ ñiện Tuyên Quang, ñảm bảo an toàn
tính mạng, tài sản cho dân cư và các công trình ven sông.
- Tăng cường khả năng thoát lũ cho sông Lô khu vực Thành phố Tuyên
Quang, cải thiện môi trường sinh thái và chỉnh trang ñô thị, Thành phố Tuyên
Quang.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................

15



- Giảm thiểu các thiệt hại cho Thành phố Tuyên Quang khi có lũ lớn
trên sông Lô, hạn chế việc lấn chiếm hành lang thoát lũ trong quá trình phát
triển ñô thị.
- Khai thác triệt ñể các ñiều kịên thuận lợi về ñịa hình tự nhiên, các
công trình hạ tầng hiện tại và các công trình văn hoá, lịch sử, tạo nên vẻ ñẹp
ñộc ñáo cho Thành phố Tuyên Quang và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Tạo ñiều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển kinh tế và bảo vệ an
ninh quốc phòng của khu vực Thành phố Tuyên Quang.
Quy mô công trình
- Loại và cấp công trình: Công trình kè bờ sông, công trình cấp III.
- Tần suất thiết kế: P=5%
- Tổng chiều dài khảo sát: 2551.51m.
- Tổng chiều dài thiết kế: 2349.35m.
Tần suất tính toán mực nước kiệt thiết kế: P = 95%: +15.03m
- Tần suất gió thiết kế: P = 4%.
- Vận tốc dòng chảy lớn nhất tính toán: V = 2,50 m/s.
- Mực nước tạo lòng: +21.48 m
- Mực nước thi công: +17.50m
- Phần ñỉnh kè:
+ Cao trình ñỉnh kè: +25.20 ñến +28.20.
+ Chiều rộng ñỉnh kè: +3.00m.
+ ðỉnh kè cấu tạo bao gồm: Tường chắn bằng ñá xây VXM M100,
tường chắn bằng BT M150 tại các vị trí trụ lan can, hành lang ñi lại rộng 1m
lát gạch xi măng tự chèn dày 5,5cm, trên ñỉnh tường có lan can ñể ñảm bảo an
toàn và tạo cảnh quan dọc bờ sông.
- Hệ thống thoát nước:
+ Rãnh thoát nước BT M200, kích thứơc bxh = (0.45x0.4)m
+ Thu nước mặt từ rãnh thu vào các ga ñể thoát nước ra sông bằng ống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................


16


nhựa D=250mm chìm trong mái kè, cách ñều 21m/1 ống.
+ Công trình thoát nước ñược thiết kế làm mới hoặc sửa chữa bằng
cống tròn BTCT D(100-200)mm chìm trong tuyến kè. Bố trí tại các vị trí có
các ñiểm tập trung nuớc, công trình tiêu nước hiện trạng và các vị trí tiêu
nước sinh hoạt của thành phố trong qui hoạch.
- Hệ thống bậc lên xuống mái kè:
+ Tại vị trí ñường dân sinh xuống sông, nơi tập trung dân cư bố trí các
bậc lên xuống rộng 3.5m bằng bê tông M200 dọc mái.
- Hệ thống ñường thi công:
+ ðường thi công tận dụng, làm mới các ñường nhánh dẫn xuống kè
làm ñường thi công. Tận dụng 02 ñường nhánh xuống và làm mới 06 tuyến
ñường bằng cấp phối ñá dăm dày 15cm.
Tổng hợp chỉ tiêu kỹ thuật.
Bảng 2.1-Tổng hợp chỉ tiêu kỹ thuật các ñoạn kè.

Trong ñó:

m1: Hệ số mái kè phần trên cơ +21.50
m2: Hệ số mái kè phần dưới cơ +21.50

ðền bù, giải phóng mặt bằng, tái ñịnh cư.
Khi dự án triển khai dự án, Chủ ñầu tư và ñịa phương tổ chức giải
phóng mặt bằng, ñền bù, di dân và tái ñịnh cư cho các hộ dân nằm trong diện
phải giải toả, thu hồi ñất lâu dài, và tạm thời, bàn giao mặt bằng ñầy ñủ trước
khi thi công công trình.
Việc tổ chức giải phóng mặt bằng, di dân, tái ñịnh cư ñược thực hiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ..................................


17


×