Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---***---

BÙI NGUYỄN THU HÀ

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ðẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN KIẾN XƯƠNG - TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Khoa học ðất
Mã số

: 60.62.15

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. ðỖ NGUYÊN HẢI

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn
gốc.


Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2012
Tác giả luận văn

Bùi Nguyễn Thu Hà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
ñã nhận ñược sự ñộng viên, giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo PGS.TS. ðỗ
Nguyên Hải ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh ñó, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo,
cán bộ trong bộ môn Khoa Học ðất, khoa Tài nguyên & Môi trường –
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến các cán bộ huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình ñã luôn tạo ñiều kiện, nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực tập tại ñịa phương ñể tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các bạn học viên cùng lớp và
ñặc biệt là tới những người thân yêu trong gia ñình ñã luôn ủng hộ, ñộng viên
và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2012
Tác giả luận văn

Bùi Nguyễn Thu Hà


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình, biểu ñồ


viii

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ

1

1.1.

Mục ñích, yêu cầu nghiên cứu

2

1.2.

Ý nghĩa của ñề tài

2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3

2.1.

3

Tổng quan về tình hình ñánh giá ñất

2.1.1. Các phương pháp ñánh giá ñất ñai trên thế giới và ở Việt Nam


3

2.1.2. Khái quát về ñánh giá ñất theo FAO

10

2.2.

12

Nghiên cứu về sử dụng ñất bền vững

2.2.1. Sự cần thiết phải sử dụng ñất bền vững

12

2.2.2. Quan ñiểm sử dụng ñất nông nghiệp bền vững

15

2.3.

18

Xác ñịnh loại hình sử dụng ñất bền vững

2.3.1. Khái niệm về loại hình sử dụng ñất

21


2.3.2. ðánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng ñất

19

2.3.3. Cơ sở ñánh giá các loại hình sử dụng ñất bền vững

26

2.4.

Một số nghiên cứu ñánh giá ñất và các loại hình sử dụng ñất bền
vững ở Việt Nam

28

PHẦN III: ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

32

3.2.

Nội dung nghiên cứu

32


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

iii


3.3.

Phương pháp nghiên cứu

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.

33
35

ðiều tra ñiều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình

35

4.1.1. ðiều kiện tự nhiên

35

4.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội

40


4.1.3

ðánh giá chung về ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

44

4.2.

ðánh giá hiện trạng sử dụng ñất và các loại hình sử dụng ñất của
huyện Kiến Xương

44

4.2.1. Hiện trạng sử dụng ñất và cơ cấu chuyển dịch ñất nông nghiệp

44

4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng ñất của huyện

45

4.2.1.2. Cơ cấu chuyển dịch ñất nông nghiệp

48

4.2.2. Thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp

50

4.2.3. Kết quả ñiều tra các loại hình sử dụng ñất trên ñịa bàn huyện

4.3.

Kiến Xương

55

ðánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng ñất

59

4.3.1. ðánh giá hiệu quả kinh tế

59

4.3.2. ðánh giá hiệu quả xã hội

63

4.3.3. ðánh giá hiệu quả môi trường

66

4.4.

70

ðề xuất các loại hình sử dụng ñất trên ñịa bàn huyện

4.4.1. Những phương hướng – mục tiêu phát triển nông nghiệp


70

4.4.2. Những yêu cầu sử dụng ñất ñối với các loại hình sử dụng ñất

72

4.4.3. ðề xuất các loại hình sử dụng ñất trên ñịa bàn huyện Kiến Xương 73
4.5.

ðề xuất một số giải pháp mở rộng diện tích các loại hình sử dụng
ñất có triển vọng

75

4.5.1. Biện pháp cải tạo ñất bằng phân bón và thủy lợi

75

4.5.2. Biện pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

76

4.5.3. Biện pháp khuyến nông và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến

77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

iv



4.5.4. Biện pháp hoàn thiện hệ thống chính sách tác ñộng ñến hiệu quả
sử dụng ñất nông nghiệp

78

4.5.5. Biện pháp tín dụng – bảo hiểm

78

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

80

1

Kết luận

80

2

ðề nghị

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83


PHỤ LỤC

89

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

LUT

Loại hình sử dụng ñất

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới.

NN

Nông nghiệp

HTX

Hợp tác xã


KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

CCNNN

Cây công nghiệp ngắn ngày

GTSX

Giá trị sản xuất

CPTG

Chi phí trung gian

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

CLð

Công lao ñộng

GTNC


Giá trị ngày công

HQðV

Hiệu quả ñồng vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai ñoạn 2005 - 2011

43

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng ñất theo mục ñích sử dụng năm 2011

48

Bảng 3.3 Diện tích cơ cấu ñất nông nghiệp

50


Bảng 3.4 Diện tích cơ cấu ñất phi nông nghiệp

51

Bảng 3.5 Biến ñộng diện tích ñất nông nghiệp huyện Kiến Xương

52

Bảng 3.6 Biến ñộng diện tích các loại ñất

53

Bảng 3.7 Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành Nông – lâm – thủy sản

54

Bảng 3.8 Kết quả phát triển ngành chăn nuôi qua một số năm

57

Bảng 3.9 Các loại hình sử dụng ñất tại các tiểu vùng

59

Bảng 3.10 Tổng hợp các loại hình sử dụng ñất trên toàn huyện

61

Bảng 3.11 ðánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng ñất huyện
Kiến Xương

Bảng 3.12 Mức ñộ ñầu tư phân bón của một số loại cây trồng

63
70

Bảng 3.13 Phân cấp chỉ tiêu ñánh giá mức ñộ hiệu quả của các loại hình
sử dụng ñất

71

Bảng 3.14 ðánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng ñất

72

Bảng 3.15 ðánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng ñất

72

Bảng 3.16 ðánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng ñất

73

Bảng 3.17 Tổng hợp ñánh giá khả năng sử dụng ñất bền vững của các
loại hình sử dụng ñất

73

Bảng 3.18 ðề xuất các loại hình sử dụng ñất trong tương lai

77


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ðỒ

Hình 1.1: Các bước chính trong ñánh giá ñất

14

Biểu ñồ 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Kiến Xương năm 2011

42

Biểu ñồ 3.2: Cơ cấu chuyển dịch kinh tế huyện qua các giai ñoạn

49

Biểu ñồ 3.3: Cơ cấu tỷ lệ các loại ñất chính

49

Biểu ñồ 3.4: Biến ñộng cơ cấu diện tích các loại ñất qua các năm

53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................


viii


PHẦN I

ðẶT VẤN ðỀ
ðất ñai là tư liệu sản xuất ñặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp,
là ñối tượng lao ñộng ñộc ñáo, là nhân tố quan trọng của môi trường sống và
còn là ñịa bàn phân bố, tổ chức các hoạt ñộng kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng. Trong nông nghiệp, ñất ñai không những là ñối tượng lao ñộng mà
còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế.
Nông nghiệp là hoạt ñộng sản xuất lâu ñời và cơ bản nhất của loài
người. Và ñất ñai chính là môi trường sản xuất ra nguồn lương thực, thực
phẩm với giá thành thấp nhất. Tuy nhiên diện tích ñất nông nghiệp hiện nay
ñang bị suy giảm mạnh về cả số lượng và chất lượng do sức ép từ quá trình
công nghiệp hóa, ñô thị hóa và sự gia tăng dân số. Vì vậy tổ chức sử dụng
nguồn tài nguyên ñất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan ñiểm sinh thái và phát
triển bền vững ñang trở thành vấn ñề mang tính toàn cầu. Mục ñích của việc
sử dụng ñất là làm thế nào bắt nguồn tư liệu có hạn này mang lại hiệu quả
kinh tế, hiệu quả sinh thái và hiệu quả xã hội cao nhất, ñảm bảo lợi ích trước
mắt và lâu dài.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua, nhà nước ñã có nhiều biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả như tiến hành giao quyền sử dụng ñất lâu dài, ổn
ñịnh cho người sử dụng ñất, nâng cấp và hoàn thiện nhiều hệ thống thủy lợi,
chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, ña dạng hóa các giống cây tốt, năng suất cao vào
sản xuất nhờ ñó năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng ñất tăng lên rõ rệt.
Là một trong những huyện có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu
ñời của tỉnh Thái Bình, Kiến Xương có rất nhiều ñiều kiện thuận lợi ñể phát
triển ngành nông nghiệp. Tổng diện tích ñất tự nhiên của cả huyện là
19 934,85 ha, với một thị trấn và 36 xã. Nhìn chung, người dân nơi ñây vẫn

sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng rau màu, cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

1


ăn quả… Những năm gần ñây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy có những
bước phát triển mới song nhìn chung vẫn chưa sử dụng, phát huy ñầy ñủ tiềm
năng ñất ñai và hiệu quả từ các loại hình sử dụng ñất nên năng suất lao ñộng
và hiệu quả kinh tế ñạt ñược chưa thật sự cao.
Do ñó, việc xác ñịnh và lựa chọn các loại hình sử dụng ñất có hiệu quả
kinh tế bền vững là rất cần thiết cho mục ñích sản xuất nông nghiệp. Xuất
phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: "ðánh giá hiện
trạng và ñề xuất loại hình sử dụng ñất nông nghiệp bền vững trên ñịa bàn
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình".
1.1. Mục ñích, yêu cầu nghiên cứu:
1.1.1. Mục ñích nghiên cứu:
- ðánh giá xác ñịnh các loại hình sử dụng có hiệu quả bền vững cho sản
xuất nông nghiệp ở huyện Kiến Xương, Thái Bình.
- ðề xuất hướng sử dụng ñất nông nghiệp bền vững trên ñịa bàn huyện.
1.1.2. Yêu cầu nghiên cứu:
- Nghiên cứu ñầy ñủ các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và yêu cầu
phát triển xã hội ñối với sử dụng ñất trong vùng nghiên cứu
- ðiều tra, ñánh giá xác ñịnh ñược các loại hình sử dụng ñất nông
nghiệp hiệu quả và bền vững phù hợp với ñiều kiện ñất ñai trong ñịa bàn
huyện.
- Các giải pháp ñề xuất và ñịnh hướng phát triển các loại hình sử dụng
ñất phải ñảm bảo tính khoa học và tính khả thi.
1.2. Ý nghĩa của ñề tài:
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ ñóng góp về cơ sở khoa học cho việc xác

ñịnh các loại hình sử dụng ñất thích hợp và bền vững ở vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở cho công tác quản lý, sử dụng và
quy hoạch ñất nông nghiệp ở ñịa bàn huyện Kiến Xương.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tình hình ñánh giá ñất:
2.1.1. Các phương pháp ñánh giá ñất ñai trên thế giới và ở Việt Nam:
Yêu cầu về lương thực tăng lên không ngừng do sự gia tăng dân số ñã
tác ñộng mạnh mẽ ñến nền sản xuất nông nghiệp. Hàng năm dân số trên thế
giới tăng 79 triệu người. ðến năm 2015 – 2030 dân số tăng thêm 67 triệu
người. Tăng dân số tập trung chủ yếu ở các nước ñang phát triển. Chính vì
vậy nền nông nghiệp ñang chịu một sức ép nặng nề. Mặc dù ta có thể nhận
thấy rõ là nhờ kết quả của quá trình thâm canh, quay vòng sử dụng ñất mà
chúng ta giải quyết ñược ñáng kể những nhu cầu cấp thiết của con người. Tuy
nhiên quá trình sử dụng tài nguyên một cách quá mức ñã làm không ít diện
tích canh tác bị thoái hóa suy kiệt trên toàn cầu. Cùng với sự xói mòn ñất
ngày càng diễn ra mạnh mẽ là các hội chứng suy giảm hàm lượng hữu cơ ñất,
sự thay ñổi tính chất hóa học của ñất: hóa chua (do sử dụng phân bón hóa học
trong nông nghiệp); mặn hóa; thay ñổi tính chất vật lý của ñất; thay ñổi tính
chất sinh học; nạn sa mạc hóa; sự cạn kiệt nguồn nước, sự suy giảm các quần
thể sinh vật sống trong ñất ngày càng nhiều. Hệ thống sử dụng ñất cũng như
phương thức quản lý ñất ñai theo kiểu truyền thống ñã bị thay ñổi. Theo
Julian Dumanski, 1998 [44]“ ðất canh tác phải chịu tác ñộng của các quá
trình thâm canh cao trong khi sử dụng lại không còn giai ñoạn bỏ hóa, do ñó

các hệ thống duy trì ñộ phì ñất có hiệu quả cùng với quá trình sử dụng ñất
theo kiểu tự nhiên trước ñây không còn áp dụng nữa”. Do ñó cần phải tìm ra
những giải pháp thích hợp nhằm bổ trợ cho các hệ thống quản lý sử dụng ñể
bảo vệ nguồn tài nguyên ñất ñai và hạn chế tới mức thấp nhất những tác ñộng
xấu do quá trình sử dụng ñất gây ra. Trong thực tế việc sử dụng ñất phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

3


- Các nhu cầu và mục ñích sử dụng.
- ðặc tính ñất ñai (thổ nhưỡng, khí hậu, chế ñộ nước...)
- Yếu tố kinh tế và trở ngại về những ñiều kiện tự nhiên, xã hội...
Vì vậy ñể ñưa ñược ra các quyết ñịnh sử dụng ñất một cách ñúng ñắn,
rõ ràng cần phải thu thập và xử lý ñược một cách ñầy ñủ các thông tin, không
chỉ riêng về ñiều kiện tự nhiên của ñất ñai mà cả các ñiều kiện kinh tế xã hội
có liên quan ñến mục ñích sử dụng,từ ñó ñưa ñược ra các lựa chọn trong việc
sử dụng ñất cho người sử dụng, quá trình này ñược biết như là một quá trình
ñánh giá khả năng sử dụng ñất thích hợp. Việc ñánh giá ñất ñai thực sự mới ra
ñời từ những thập niên 50 và nó ñược nhìn nhận như là một sự nỗ lực quan
trọng, ñúng lúc của con người nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên ñất ñai quý báu
và hướng ñến mục tiêu phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên cũng phải khẳng ñịnh “ Việc ñánh giá sử dụng ñất ñã xuất hiện khi mà
những kết quả nghiên cứu có tính riêng rẽ về các ñặc ñiểm, tính chất ñất
không cung cấp ñầy ñủ những thông tin và không ñáp ứng ñược một cách ñầy
ñủ ñối với hình thức và hiệu quả trong sử dụng ñất” ( FAO, 1993) [45]
Theo A. Young: ðánh giá ñất ñai là quá trình ñoán ñịnh tiềm năng của
ñất ñai cho một hoặc một số loại sử dụng ñất ñai ñược ñưa ra ñể lựa chọn.
FAO ñã ñịnh nghĩa về ñánh giá ñất ñai: ðánh giá ñất ñai là quá trình so

sánh, ñối chiếu những tính chất vốn có của vạt ñất cần ñánh giá với những
tính chất ñất ñai theo yêu cầu của ñối tượng sử dụng( FAO, 1976) [1]. Hiện
nay có nhiều quan ñiểm, trường phái ñánh giá ñất khác nhau, tuỳ theo mục
ñích và ñiều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia ñã ñề ra nội dung và phương pháp
ñánh giá ñất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung
có hai khuynh hướng:
- ðánh giá ñất theo ñiều kiện tự nhiên có xem xét tới ñiều kiện kinh tế xã hội
- ðánh giá kinh tế ñất có xem xét tới những ñiều kiện tự nhiên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

4


ðánh giá ñất ñai ñưa ra nhiều phương pháp khác nhau ñể giải thích
hoặc dự ñoán việc sử dụng tiềm năng ñất ñai, từ phương pháp thông thường
ñến mô tả bằng máy tính. Có thể tóm tắt ñánh giá ñất bằng 3 phương pháp cơ
bản sau:
- ðánh giá về mặt tự nhiên theo ñịnh tính, chủ yếu dựa trên sự xét ñoán
chuyên môn.
- ðánh giá về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số.
- ðánh giá ñất về mặt tự nhiên theo ñịnh lượng dựa trên các mô hình
mô phỏng quá trình ñịnh lượng.
Dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy ñất ñai làm nền và loại sử
dụng ñất cụ thể ñể ñánh giá, kết quả ñược thể hiện bằng các bản ñồ, báo cáo
và các số liệu thống kê [2]. Qua quá trình nghiên cứu và phát triển, ñánh giá
ñất ñất ñai hình thành những phương pháp sau ñây:
a. ðánh giá ñất ở Liên Xô
ðánh giá ñất dựa trên các ñặc tính khí hậu, ñịa hình, ñịa mạo, thổ
nhưỡng, nước ngầm và thực vật. Phương pháp ñánh giá ñược hình thành vào
những năm 1950 và sau ñó ñã ñược phát triển, hoàn thiện vào năm 1986 ñể

tiến hành ñánh giá và thống kê chất lượng tài nguyên ñất ñai nhằm phục vụ
cho mục ñích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng cho các ñơn vị hành
chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc liên bang Xô Viết. Nguyên tắc ñánh giá
mức ñộ sử dụng ñất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng ñất ñai trên toàn
lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
ðánh giá ñất ñai theo Liên Xô gồm 3 bước:
+

ðánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính

chất tự nhiên).
+

ðánh giá khả năng sản xuất của ñất ñai (yếu tố ñược xem xét kết hợp

với khí hậu, ñộ ẩm, ñịa hình).
+

ðánh giá kinh tế ñất (chủ yếu ñánh giá khả năng sản xuất hiện tại của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

5


ñất ñai).
Phương pháp này có một số hạn chế như quá ñề cao khả năng tự nhiên
của ñất mà chưa xem xét ñầy ñủ ñến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử
dụng ñất. Mặt khác, phương pháp ñánh giá ñất ñai cho ñiểm cụ thể chỉ ñánh
giá ñược ñất ñai hiện trạng mà không ñánh giá ñược ñất ñai trong tương lai.

Phương pháp này có tính linh ñộng kém vì các chỉ tiêu ñánh giá ñất ñai ở các
vùng cây trồng khác nhau do ñó không thể chuyển ñổi việc ñánh giá ñất ñai
giữa các vùng khác nhau ( Nguyễn Văn Thân, 1995).
Ở Liên Xô việc ñánh giá ñất ñược chia theo hai hướng là riêng và
chung (theo hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ ñậu). ðơn vị ñánh giá
ñất là các chủng ñất, quy ñịnh ñánh giá ñất cho cây có tưới, ñất ñược tiêu úng,
ñất trồng cây lâu năm, ñất trồng cỏ cắt và ñồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu ñánh giá
ñất là năng suất, giá thành sản phẩm (rup/ha), mức hoàn vốn và ñịa tô cấp sai
(phần có lãi thuần tuý) [3].
b. ðánh giá ñất ở Mỹ
Hệ thống ñánh giá phân loại ñất ñai theo tiềm năng của Hoa Kỳ ñã
ñược bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ñề xuất vào năm 1961.Bên cạnh ñó,
khái niệm về "khả năng ñất ñai" cũng ñược mở rộng trong công tác ñánh giá
ñất ñai ở Mỹ do Klingebiel và Montgomery (Vụ Bảo tồn ñất ñai - Bộ Nông
nghiệp Mỹ) ñề nghị năm 1964. Trong ñó các ñơn vị ñất ñai ñược nhóm lại
dựa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào
ñó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp thổ nhưỡng ñối với mục tiêu canh tác
ñược ñề nghị. ðây là một dạng ñánh giá ñất ñai sơ lược, gắn với hiện trạng sử
dụng ñất hay còn gọi là loại hình sử dụng ñất [4].
Phương pháp này ñược sử dụng thành công ở Mỹ và sau ñó ñược vận
dụng ở nhiều nước. Cơ sở ñánh giá tiềm năng sử dụng ñất dựa vào các yếu tố
hạn chế trong sử dụng ñất chúng ñược phân thành 2 nhóm sau:
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế: không dễ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

6


dàng thay ñổi và cải tạo ñược như ñộ dốc, ñộ dày tầng ñất, lũ lụt và khí hậu
khắc nghiệt.

- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục bằng các
biện pháp cải tạo trong quản lý ñất ñai như ñộ phì, thành phần dinh dưỡng và
những trở ngại về tưới tiêu.
Phương pháp ñánh giá khả năng sử dụng thích hợp (USDA) tuy không
ñi sâu vào từng loại cụ thể ñối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế
xã hội song rất quan tâm ñến yếu tố hạn chế bất lợi của ñất và việc xác ñịnh
các biện pháp bảo vệ ñất, ñây cũng chính là ñiểm mạnh của phương pháp ñối
với việc duy trì và sử dụng ñất bền vững.
c. ðánh giá ñất ñai ở một số các nước Châu Âu khác
Ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố ñất ñai ñược chọn
ñể ñánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp ñến ñộ phì nhiêu và sự sinh
trưởng và phát triển của từng loại cây trồng như: Thành phần cơ giới, mức ñộ
mùn, ñộ dày tầng ñất, các tính chất lý hóa học của ñất. Qua ñó hệ thống lại
thành các nhóm và chia thành các hạng ñất, ñược phân chia rất chi tiết với 10
hạng (với mức chênh lệch 10 ñiểm) thuộc 5 nhóm: rất tốt, tốt, trung bình, xấu,
và không sử dụng ñược.
Ở Anh có hai phương pháp ñánh giá ñất là dựa vào sức sản xuất tiềm
năng của ñất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của ñất.
- Phương pháp ñánh giá ñất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của
ñất: Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so
với năng suất thực tế trên ñất lấy làm chuẩn.
- Phương pháp ñánh giá ñất ñai dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng
của ñất: Phương pháp này chia ra làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ
bị ảnh hưởng bởi những yếu tố hạn chế của ñất ñối với việc sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp.
d. ðánh giá ñất ñai ở Việt Nam:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

7



Từ thời kỳ phong kiến, các triều ñại vua chúa nước ta ñã thực hiện ñạc
ñiền, phân hạng ñất theo kinh nghiệm nhằm quản lý ñất ñai cả về số lượng và
chất lượng. Năm 1092, nhà Lý lần ñầu tiên ñã tiến hành ñạc ñiền, lập ñiền bạ
ñánh thuế ruộng ñất. Thời nhà Lê vào thế kỷ XV, ruộng ñất ñã ñược phân chia
ra tứ hạng ñiền (nhất ñẳng ñiền, nhị ñẳng ñiền, tam ñẳng ñiền và tứ ñẳng ñiền)
nhằm phục vụ cho chính sách quản ñiền và tô thuế. Năm 1802, Nhà Nguyễn
ñã tiến hành lập ñịa bạ thống nhất cho các xã, thôn, phân ñẳng ñịnh hạng
ruộng ñất thành tứ hạng ñiền ñối với ruộng trồng lúa, lục hạng thổ ñối với
ruộng trồng màu, làm cơ sở cho chính sách tổ chức mua bán và quân cấp
ruộng ñất.
Trong thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, sau khi chiếm ñược Việt
Nam thực dân Pháp ñã bắt ñầu các nghiên cứu về ñất nhằm phục vụ công
cuộc khai thác tài nguyên tại nước thuộc ñịa. Trên toàn lãnh thổ ðông Dương,
Viện nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp (Intitute of Research on Agriculture and
Foresty in Indochina) ñã thực hiện một số nghiên cứu tổng quát về ñất ðông
Dương trong ñó tập trung vào các vùng ñất mới nhằm thiết lập ñược các ñồn
ñiền trồng cây ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra ở một số cơ quan khác thực
dân Pháp cùng thực hiện một số cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu về ñất ñai như
Nha Canh nông và Thương mại ðông Dương (1898), Nha Canh nông Nam Kỳ
(1899), Phòng phân tích hoá học Nông nghiệp và Kỹ nghệ Sài Gòn
(1898)…Năm 1886 nhóm khảo sát Pavie ñã tiến hành những cuộc khảo sát khu
vực Trung Lào - Trung Bộ và ðông Nam Bộ Việt Nam. Kết quả khảo sát này
ñược công bố vào năm 1890 và ñược xem như là tài liệu nghiên cứu về ñất ñầu
tiên của Việt Nam và của cả ðông Dương. Từ những năm ñầu thế kỷ 20 này,
nhiều công trình nghiên cứu khác do các nhà khoa học Pháp tiến hành cũng ñóng
góp nền tảng ñầu tiên về nghiên cứu ñất ở Việt Nam (như J. Lan, F. Roule, R.
Dumont, M. Guillaume, P. Gourou, Y. Henry…). Một số công trình nghiên cứu
quan trọng trong giai ñoạn này như công trình nghiên cứu "ðất ðông Dương"
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................


8


(Le Sol) do E. M. Castagmol thực hiện, ấn hành năm 1942 ở Hà Nội; "Vấn ñề
ñất và sử dụng ñất ở ðông Dương" ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn; công trình
nghiên cứu "ðất ñỏ miền Nam Việt Nam do B. Tkatchenko thực hiện nhằm phát
triển các ñồn ñiền cao su ở Việt Nam [4].
Năm 1954 hoà bình lập lại, ở miền Bắc Vụ Quản lý ruộng ñất và Viện
Thổ nhưỡng Nông hoá, sau ñó là Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp ñã
nghiên cứu phân hạng ñất vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp
ñánh giá ñất ñai của Docutraev). Dựa vào các chỉ tiêu chính về ñiều kiện sinh
thái và tính chất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, ñất ñược chia thành 5 7 hạng theo phương pháp tính ñiểm. Nhiều tỉnh ñã xây dựng ñược các bản ñồ
phân hạng ñất ñai ñến cấp xã, góp phần ñáng kể cho công tác quản lý ñất ñai
trong giai ñoạn kế hoạch hoá sản xuất.
Những nghiên cứu về ñánh giá ñất ở Việt Nam mới thực sự bắt ñầu ở
những năm ñầu thập kỷ 70. Các tác giả Bùi Quang Toản, Vũ Cao Thái,
Nguyễn Văn Thân, ðinh Văn Tỉnh... là những người ñã tham gia ñầu tiên vào
công tác nghiên cứu phân hạng ñất ở các vùng chuyên canh, cấp huyện và các
hợp tác xã. Qua nhiều năm nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân hạng ñất
ñã có những ñóng góp thiết thực ñối với sản xuất trong việc phân vùng,
chuyên canh, phân hạng chia ñất và ñịnh thuế sử dụng ñất ở thời kỳ hợp tác
hóa (Bùi Quang Toản, 1976 – 1986) [25],[26]. Phương pháp ñánh giá của
FAO bắt ñầu nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam vào những năm cuối của thập
kỷ 80. Năm 1989 Vũ Cao Thái [27] ñã lần ñầu tiên thử nghiệm ñánh giá sử
dụng ñất thích hợp cho một số cây trồng như cà phê, cao su, chè, dâu tằm ở
Tây Nguyên. Tiếp ñó phương pháp ñánh giá ñất ñai của FAO ñã lần lượt ñược
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên các phạm vi ñánh giá khác nhau:
- ðánh giá ñất thích hợp theo FAO trên phạm vi toàn quốc.
- ðánh giá sử dụng ñất thích hợp theo FAO ở phạm vi vùng sinh thái các

tỉnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

9


- ðánh giá sử dụng ñất thích hợp trong phạm vi vùng chuyên canh hẹp
và phạm vi cấp huyện.
2.1.2. Khái quát về ñánh giá ñất theo FAO:
Thấy rõ ñược tầm quan trọng của công tác ñánh giá, phân hạng ñất ñai
là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng ñất, tổ chức FAO ñã tập hợp các nhà
khoa học ñất và các chuyên gia ñầu ngành về nông nghiệp ñể tổng hợp các kết
quả và kinh nghiệm ñánh giá ñất ñai của các nước, xây dựng nên tài liệu “ðề
cương ñánh giá ñất ñai” (FAO, 1976). Tiếp theo tài liệu này, hàng loạt các tài
liệu hướng dẫn ñánh giá ñất ñai cho các ñối tượng cụ thể ñược công bố như:
- ðánh giá ñất ñai cho nông nghiệp nhờ nước trời (FAO 1983)
- ðánh giá ñất ñai cho lâm nghiệp (FAO 1984)
- ðánh giá ñất ñai cho nông nghiệp có tưới (FAO 1985)
- ðánh giá ñất ñai vì sự nghiệp phát triển (FAO 1986)
- ðánh giá ñất ñai cho ñồng cỏ chăn thả (FAO 1989)
- ðánh giá ñất ñai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử
dụng ñất (FAO 1994)
ðề cương cũng ñưa ra những nguyên tắc ñánh giá ñất sau:
- Mức ñộ thích hợp của ñất ñai ñược ñánh giá, phân hạng cho các loại
sử dụng ñất cụ thể.
- Việc ñánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu ñược và ñầu tư
cần thiết trên các loại ñất khác nhau.
- Yêu cầu phải có quan ñiểm tổng hợp.
- Việc ñánh giá phải phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
vùng.

- Khả năng thích nghi phải ñưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền
vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

10


- ðánh giá ñất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng ñất.
ðề cương ñã giới thiệu 3 mức ñộ so sánh: sơ lược, bán chi tiết và chi
tiết; hai phương pháp ñánh giá: Phương pháp hai bước và phương pháp song
song ñể tùy theo ñiều kiện tự nhiên mà vận dụng.
Với 6 nguyên tắc cơ bản nêu trên, ñánh giá ñất ñai sẽ cung cấp cho việc
quy hoạch sử dụng ñất những phương án về sử dụng tài nguyên ñất ñai, và
trong mỗi phương án là những thông tin về năng suất - mức ñầu tư (chi phí,
lợi nhuận) - cách quản trị ñất ñai - nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng và ảnh
hưởng của sử dụng ñất ñối với môi trường (trong và ngoài nơi nghiên cứu).
Nguyên tắc ñánh giá ñất theo FAO là ñánh giá ñất phải gắn với loại sử dụng
ñất xác ñịnh, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu ñược và ñầu tư cần thiết. ðánh
giá ñất liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của ñất với các
ñiều kiện kinh tế - xã hội [23].
Trình tự ñánh giá ñất theo FAO:
Các bước thực hiện của ñánh giá ñất ñai tuỳ thuộc vào mục tiêu và
mức ñộ chi tiết của Dự án nghiên cứu. Tuy nhiên, theo tài liệu “ðánh giá ñất
vì sự phát triển”, FAO ñã ñề ra các bước chính trong ñánh giá ñất như sau:
3

1
Xác
ñịnh
mục

tiêu

2
Thu
thập
tài
liệu

Xác
ñịnh
loại
hình sử
dụng
ñất
4
Xác
ñịnh
ñơn vị
ñất ñai

5

6

7

8

9


ðánh
giá
khả
năng
thích
hợp

Xác
ñịnh
hiện
trạng
kinh tế
- xã
hội và
môi
trường

Xác
ñịnh
loại
hình
SD
ñất
thích
hợp
nhất

Quy
hoạch
sử

dụng
ñất

Áp
dụng
của
việc
ñánh
giá
ñất

Hình 1.1. Các bước chính trong ñánh giá ñất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

11


Phương pháp ñánh giá ñất của FAO chính là ñánh giá ñộ thích hợp ñất
ñai. Thực chất của phương pháp là dựa trên sự so sánh, ñối chiếu mức ñộ
thích hợp giữa yêu cầu của một loại hình sử dụng ñất nào ñó hay một cây
trồng nhất ñịnh với ñặc tính vốn có của ñơn vị bản ñồ ñất ñai, gắn với việc
phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan ñến hiệu
quả sử dụng ñất ñể lựa chọn phương án sử dụng ñất tốt nhất. Vì vậy, ñánh giá
hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường là một trong các bước chính của
ñánh giá ñất theo FAO.
Như vậy, phương pháp ñánh giá ñất thích hợp của FAO ñã ñề cập ñến
các chỉ tiêu các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan ñến khả
năng sử dụng ñất và khả năng sinh lợi nhuận của chúng. ðây là những thông
tin rất có ý nghĩa ñối với việc xác ñịnh và lập kế hoạch sử dụng ñất.
2.2. Nghiên cứu về sử dụng ñất bền vững:

2.2.1. Sự cần thiết phải sử dụng ñất bền vững:
Theo E. R De Kimpe và B. F Warkentin (1998) [46] thì ñất có 5 chức
năng chính:
+

Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá và ñịa hoá học.

+

Phân phối nước.

+

Dự trữ và phân phối vật chất.

+

Tính ñệm.

+

Phân phối năng lượng.

Những chức năng trên ñảm bảo cho khả năng ñiều chỉnh sự cân bằng
của hệ sinh thái tự nhiên trước những thay ñổi trong quá trình sử dụng ñất ñai.
Từ khi biết sử dụng ñất ñai vào mục ñích sinh tồn của mình, ñất ñai ñã
trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và tương lai phát triển của loài người. Sử
dụng ñất có thể ñược coi như là một không gian hoặc sắp xếp một thời gian
của ñất chiếm ñóng. ðất có thể sử dụng cho năm phương hướng cơ bản của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................


12


dịch vụ: (1) mục ñích khai quang (khai thác mỏ, khai thác ñá), (2) nguồn ñầu
vào cho quá trình sản xuất sinh học (nông nghiệp, lâm nghiệp…), (3) cung
cấp không gian (nhà ở, cụm công nghiệp,…), (4) gen tài nguyên và các di sản
thiên nhiên, (5) vệ sinh môi trường và sức khỏe, xử lý chất thải. Các dịch vụ
khác nhau ñược ñịnh hướng về nghề nghiệp khu vực loại trừ lẫn nhau. ðiều
này không tương thích giữa các khu vực dịch vụ ñịnh hướng là gốc rễ của
nhiều lần mâu thuẫn mạnh mẽ trong sử dụng ñất, dẫn ñến sự phát triển không
bền vững trong khu vực [41].
Trước ñây khi dân số còn thấp ñể ñáp ứng yêu cầu của con người thì
việc khai thác từ ñất ñai là quá dễ dàng và chưa có những ảnh hưởng lớn ñến
tài nguyên ñất ñai. Trong một vài thập kỷ gần ñây, khi dân số thế giới ñã trở
nên ngày một ñông hơn, ñặc biệt là ở các nước ñang phát triển, thì vấn ñề ñảm
bảo lương thực cho sự gia tăng dân số ñã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ
ñối với ngày nông nghiệp nói riêng và ñất ñai nói chung. Những diện tích ñất
canh tác thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại do quá
trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa của con người. Do vậy con người phải mở
mang sản xuất canh tác trên những vùng ñất không thích hợp cho sản xuất.
Hậu quả là gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi và phá hoại ñất một cách
nghiêm trọng.
Tổng diện tích ñất trên thế giới 14.777 triệu ha, trong ñó, 12% tổng
diện tích là ñất canh tác, 24% là ñồng cỏ, 32% là ñất rừng và 32% là ñất cư
trú, ñầm lầy. Diện tích ñất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới
khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ ñất có khả năng canh tác ở các nước phát
triển là 70%; ở các nước ñang phát triển là 36%. Trong ñó, những loại ñất tốt,
thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như ñất phù sa, ñất ñen, ñất rừng nâu chỉ
chiếm 12,6%; những loại ñất quá xấu như ñất vùng tuyết, băng, hoang mạc,

ñất núi, ñất ñài nguyên chiếm ñến 40,5%; còn lại là các loại ñất không phù
hợp với việc trồng trọt như ñất dốc, tầng ñất mỏng,... Khoảng 2/3 diện tích ñất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

13


nông nghiệp trên thế giới ñã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do
xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng
hoảng hệ sinh thái ñất. Khoảng 40% ñất nông nghiệp ñã bị suy thoái mạnh
hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến ñộng khí hậu bất lợi và khai thác
sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha
ñất nông nghiệp và ñồng cỏ. Thoái hoá môi trường ñất có nguy cơ làm giảm
10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.
Tỷ trọng ñóng góp gây thoái ñất trên thế giới như sau: mất rừng 30%,
khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá
mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô
nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá ñất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng ñầu, châu ðại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt ñộng nông nghiệp.
Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá ñất.
Trung bình ñất ñai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng
dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương ñương
với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích
trái ñất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn ñang bị hoang mạc hoá ñe
doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha ñất bị hoang mạc hoá, mất khả năng
canh tác do những hoạt ñộng của con người
Suy thoái tài nguyên ñất Việt Nam bao gồm nhiều vấn ñề và do nhiều

quá trình tự nhiên xã hội khác nhau ñồng thời tác ñộng. Những quá trình thoái
hoá ñất nghiêm trọng ở Việt Nam là:
- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp
lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60%
lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

14


>50tấn/ha/năm;
- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, ñá lộ ñầu, mất
cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế
giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm
trọng [24].
Tác ñộng của con người vào ñất ñai ngày càng lớn ñã làm cho ñộ phì
nhiêu của ñất ngày càng suy giảm và cuối cùng dẫn ñến suy thoái. Khi ñất ñã
bị thoái hóa nó khó có khả năng phục hồi hoặc phải chi phí rất tốn kém mới
có thể phục hồi ñược. Theo De Kimpe & Warkentin (1998) [47] ñã ñưa ra
một ví dụ ñiển hình về quá trình thoái hóa ñất do hậu quả mất chất hữu cơ
trong ñất như: Làm cho ñất bị bí chặt do thiếu sự trao ñổi không khí giữa ñất
và khí quyển (chức năng phân phối năng lượng), làm giảm khả năng hấp phụ
các chất dinh dưỡng và cố ñịnh các chất ñộc (chức năng tích lũy và phân phối
vật chất) dẫn ñến làm giảm các hoạt ñộng sinh học trong ñất (vòng tuần hoàn
sinh hóa)…
Vì vậy cần phải có những chiến lược về sử dụng ñất ñể duy trì khả năng
hiện có của ñất và nâng cao hiệu quả sử dụng ñất ở hiện tại và tương lai.

2.2.2. Quan ñiểm sử dụng ñất nông nghiệp bền vững:
Sử dụng ñất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát

triển kinh tế xã hội, tận dụng ñược tối ña lợi thế so sánh về ñiều kiện sinh thái
và không làm ảnh hưởng xấu ñến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và
cần thiết ñể ñảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên ñất ñai.
Do ñó ñất nông nghiệp cần ñược sử dụng theo nguyên tắc “ñầy ñủ và hợp lý”.
Sử dụng ñất một cách hiệu quả, bền vững luôn là mong muốn cho sự
tồn tại và tương lai phát triển của loài người, chính bởi vậy việc tìm kiếm các
giải pháp sử dụng ñất thích hợp, bền vững ñã ñược nhà nghiên cứu ñất và các
tổ chức quốc tế rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện theo sự phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

15


của khoa học. Thuật ngữ “sử dụng ñất bền vững” (Sustainable land use) ñã trở
thành khá thông dụng trên thế giới hiện nay. Nội dung của sử dụng ñất bền
vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái ñất với tất cả các ñặc trưng: khí hậu,
ñịa hình, thổ nhưỡng, chế ñộ thủy văn, thực vật và ñộng vật và cả những hoạt
ñộng cải thiện quản lý ñất ñai như các hệ thống tiêu nước, xây dựng ñồng
ruộng… do ñó thông qua hoạt ñộng thực tiễn sử dụng ñất ñai, chúng ta phải
xác ñịnh những vấn ñề liên quan ñến yếu tố tác ñộng ñến khả năng bền vững
ñất ñai trên phạm vi cụ thể của từng vùng, ñể tránh những sai lầm trong sử
dụng ñất, ñồng thời hạn chế ñược những tác hại ñối với môi trường sinh thái.
Sử dụng ñất nông nghiệp bền vững ñồng nghĩa với việc phải xây dựng một hệ
thống nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế
ñể tạo môi trường bền vững cho cuộc sống của con người. Có rất nhiều ñịnh
nghĩa về hệ thống nông nghiệp bền vững:
Theo Douglas (1984): hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống sản
xuất ñủ lương thực trong một thời gian dài mà không phá huỷ các nguồn lợi
thiên nhiên, ñồng thời phải ñảm bảo tính bền vững xã hội cộng ñồng, ñược
dựa trên nền tảng ñạo ñức, ý thức và mối quan hệ của con người với các thế

hệ tương lai và với các loài sinh vật khác.
Conway (1987): Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống phải duy
trì ñược năng suất sinh khối (sinh khối/ñơn vị diện tích/ñơn vị thời gian) theo
thời gian từ thập kỷ ñến thế kỷ. FAO: Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ
thống quản lý thành công các nguồn lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ñể
thoả mãn những nhu cầu của con người, trong khi duy trì hoặc nâng cao chất
lượng môi trường và bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên.
Okigbo (1991): Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có sản
lượng chấp nhận ñược hoặc tăng lên, thoả mãn các nhu cầu của con người
ngày một nâng cao; một hệ thống có năng suất tăng liên tục, ñảm bảo có hiệu
quả kinh tế cao và an toàn sinh thái, thông qua sự quản lý các nguồn lợi thiên
nhiên và ñầu tư, với những tổn hại ít nhất ñến môi trường và ít nguy hiểm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp .....................................

16


×