Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***-------------

LÊ VĂN THUYẾT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI
TRỒNG LÚA SANG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI
HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số: 60.62.70

Người hướng dẫn: PGS.TS. HÀ XUÂN THÔNG

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên
cứu của bản thân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả

LÊ VĂN THUYẾT

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Cố PGS.TS Lê Tiêu La.
Tôi xin cảm ơn Thầy giáo PGS. TS Hà Xuân Thông đã tận tình hướng
dẫn, động viên khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc
Giang, Chi cục thủy sản, Trạm Thuỷ sản giống cấp 1, cán bộ Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lạng Giang, các cán bộ khuyến nông xã
Đại Lâm, Thái Đào đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu.
Chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo cùng các anh chị cán bộ
Phòng Quản lý khoa học - Thông tin - Hợp tác quốc tế và Đào tạo - Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I, Ban Giám hiệu Viện Đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập tại Viện và trường.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Danh mục viết tắt

viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu chung:.....................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.....................................................................................3
1.3.


Nội dung nghiên cứu .............................................................................4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................5
2.1.

Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..............5

2.1.1. Khái quát hiện trạng NTTS và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp
của Việt Nam.........................................................................................5
2.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang nuôi trồng thủy
sản tỉnh Bắc Giang. ...............................................................................8
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................14
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................14

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................14
3.1.2. Thời gian nghiên cứu: .........................................................................14
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................14

3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................14
3.2.2. Điều tra phỏng vấn ..............................................................................14
3.2.3. Chọn mẫu điều tra ...............................................................................14
3.3.

Phương pháp phân tích số liệu ............................................................15


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

iii


3.3.1. Xử lý số liệu ........................................................................................15
3.3.2. Tính hiệu quả kinh tế...........................................................................15
3.3.3. Phân tích số liệu ..................................................................................16
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................17
4.1.

Thông tin chung về các hộ được khảo sát...........................................17

4.1.1. Tuổi chủ hộ..........................................................................................17
4.1.2. Trình độ học vấn. ................................................................................18
4.1.3. Nghề chính ..........................................................................................19
4.1.4. Nhân khẩu và lao động của hộ ............................................................20
4.1.5. Nguồn vốn đầu tư canh tác..................................................................21
4.1.6. Lý do chuyển sang NTTS....................................................................22
4.1.7. Tham gia tổ chức sản xuất, NTTS ......................................................23
4.2.

Thông tin kinh tế - kỹ thuật canh tác...................................................24

4.2.1.

Mùa vụ................................................................................................24

4.2.2. Kinh nghiệm NTTS .............................................................................25
4.2.3. Mô tả về thiết kế và kỹ thuật...............................................................26

4.2.4. Vùng quy hoạch ..................................................................................30
4.2.5. Thị trường đầu vào, đầu ra, xuất khẩu (nhiều lựa chọn).....................30
4.3.

Phân tích hiệu quả kinh tế ...................................................................31

4.3.1. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi cá truyền thống ........31
4.3.2. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi cá giá trị kinh tế .......34
4.3.3. So sánh giữa hai mô hình chuyển đổi .................................................37
4.4.

Phân tích tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế tại 2 mô hình điều tra ..............................................................40

4.4.1. Mô hình nuôi cá truyền thống .............................................................40
4.4.2. Mô hình nuôi cá giá trị kinh tế ............................................................41
4.5.

Hiệu quả xã hội ...................................................................................42

4.5.1. Tạo việc làm ........................................................................................42

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

iv


4.5.2. Tiếp cận dịch vụ xã hội: giáo dục, y tế ...............................................43
4.5.3. Giải trí..................................................................................................43
4.5.4. Tệ nạn xã hội .......................................................................................43

4.5.5. Hiểu biết và ý thức tuân thủ chính sách pháp luật ..............................44
4.5.6. Mâu thuẫn............................................................................................44
4.5.7. Môi trường...........................................................................................44
4.6.

Đánh giá hiệu quả, các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh
tế và nhân rộng mô hình chuyển đổi sang NTTS................................45

4.6.1. Hiệu quả kinh tế các mô hình chuyển đổi...........................................45
4.6.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh tế, nhân rộng mô
hình chuyển đổi sang NTTS................................................................46
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................57
5.1.

Kết luận ...............................................................................................57

5.2.

Đề xuất ................................................................................................58

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Diện tích nuôi và chuyển đổi sang NTTS tỉnh Bắc Giang 2006-2011

12


Bảng 2: Sản lượng nuôi và chuyển đổi sang NTTS tỉnh Bắc Giang 2006-2011

12

Bảng 3: Số mẫu điều tra tại các xã

15

Bảng 4: Độ tuổi trung bình của chủ hộ ở địa bàn nghiên cứu

17

Bảng 5: Nhân khẩu và lao động của hộ (%).

20

Bảng 6: Tình hình giới tính đảm nhiệm vai trò trong NTTS

21

Bảng 7: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất của nông hộ (%)

21

Bảng 8: Lý do chuyển đổi sang kết hợp NTTS (%)

23

Bảng 9: Diện tích nuôi trung bình của hộ ở địa bàn nghiên cứu


27

Bảng 10: Tỷ lệ hộ được tập huấn NTTS (%)

30

Bảng 11. Tỷ lệ (%) các hộ mua giống để nuôi thủy sản

31

Bảng 12: Chi phí đầu tư cố định mô hình nuôi cá truyền thống

31

Bảng 13: Tổng chi phí đầu tư lưu động mô hình nuôi cá truyền thống

32

Bảng 14: Cơ cấu chi phí đầu tư lưu động nuôi cá mô hình nuôi cá truyền thống

33

Bảng 15: Cơ cấu doanh thu sau chuyển đổi mô hình nuôi cá truyền thống.

33

Bảng 16: Thu nhập mô hình hình nuôi cá truyền thống

34


Bảng 17: Chi phí đầu tư cố định mô hình nuôi cá kinh tế

35

Bảng 18: Tổng chi phí đầu tư lưu động mô hình nuôi cá giá trị kinh tế

35

Bảng 19: Cơ cấu chi phí đầu tư lưu động nuôi cá mô hình nuôi cá giá trị
kinh tế

36

Bảng 20: Cơ cấu doanh thu sau chuyển đổi mô hình nuôi cá giá trị kinh tế

36

Bảng 21: Thu nhập mô hình hình nuôi cá kinh tế

37

Bảng 22: Đầu tư cố định của các mô hình

Error! Bookmark not defined.

Bảng 23: Đầu tư lưu động trước và sau chuyển đổi giữa các mô hìnhError! Bookmark n

Bảng 24: Doanh thu trước và sau chuyển đổi của các mô hìnhError! Bookmark not de

Bảng 25: Thu nhập trước và sau chuyển đổi giữa các mô hìnhError! Bookmark not def


Bảng 26: Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởngError! Bookmark not defi

Bảng 27: Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởngError! Bookmark not defi

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Phân nhóm tuổi của người được phỏng vấn giữa 2 mô hình..............17
Hình 2: Cơ cấu trình độ văn hoá của chủ hộ (%).............................................18
Hình 3: Tình hình nghề nghiệp của các hộ nông dân 2 mô hình nghiên cứu ..19
Hình 4: Thời gian thả giống của các hộ nuôi cá trong vùng nghiên cứu.........24
Hình 5: Số lần thả cá trong năm.......................................................................25
Hình 6: Tỷ lệ hộ nuôi theo số năm kinh nghiệm nuôi .....................................26
Hình 7: Đầu tư lưu động sau chuyển đổi của 2 mô hìnhError! Bookmark not defined.
Hình 8: Doanh thu sau chuyển đổi của 2 mô hìnhError! Bookmark not defined.
Hình 9: Lợi nhuận sau chuyển đổi của 2 mô hình ...........................................40

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản


ĐVT

Đơn vị tính

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

CLB

Câu lạc bộ

ÂL

Âm lịch

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

UNDP


Tổ chức phát triển Liên hợp quốc

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của
Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa
kém hiệu quả, đất vườn và đất hoang hoá khác sang nuôi trồng thủy sản
(NTTS) đã diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc trong đó có tại tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích
tự nhiên là 3.827,4 km2, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà
Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh). Cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km và khu
cửa khẩu Lạng Sơn 100 km là những thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm thủy
sản tươi sống. Mặt khác tỉnh Bắc Giang có hệ thống đường sắt và đường quốc
lộ 1A đi qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, trao đổi khoa học
kỹ thuật với các tỉnh trong vùng, trong nước và quốc tế.
Bắc Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi thủy sản nước
ngọt, tổng diện tích các loại hình mặt nước (mặt nước lớn, sông suối, ao hồ,
ruộng trũng...) có khả năng đưa vào sử dụng để nuôi thủy khoảng 25.675ha.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Bắc Giang đã và đang trên đà phát
triển cùng với sự phát triển chung của ngành thuỷ sản cả nước, đã thu được
những thành tựu đáng kể: Đến năm 2011, tổng diện tích mặt nước đưa vào
nuôi thủy sản của tỉnh Bắc Giang đạt 12.009 ha và sản lượng nuôi đạt khoảng
23.100 tấn; nhiều vùng nuôi tập trung đã được hình thành, khoa học công nghệ

tiên tiến và một số đối tượng có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất,
góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn; giải quyết việc làm cho
các vùng nông thôn, đời sống của người nuôi trồng thủy sản được cải thiện rõ
rệt, góp phần thúc đấy phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn, miền núi.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

1


Hiện nay các đối tượng nuôi chủ yếu là đối tượng cá truyền thống, có
năng suất và giá trị kinh tế không cao, dịch bệnh trong quá trình nuôi vẫn xuất
hiện, dẫn đến hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại vẫn còn thấp, chưa ổn định,
phát triển biểu hiện thiếu bền vững.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ các vùng đất kém hiệu quả sang
NTTS thời gian qua của nước ta nói chung, ở tại tỉnh Bắc Giang nói riêng đã
đem lại hiệu quả tác động tích cực to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường
nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mô hình chưa hiệu quả, rủi ro cao và nảy
sinh các tác động tiêu cực như phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn trong sử dụng
đất, ô nhiễm môi trường...
Từ trước tới nay, tuy trong ngành nông nghiệp cũng như ngành thuỷ
sản đã có một số đề tài nghiên cứu đánh giá hoạt động của ngành thuỷ sản
hoặc hoạt động của NTTS về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ
thuật công nghệ nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể cho
vùng chuyển đổi hoặc các mô hình chuyển đổi. Đặc biệt là đánh giá hiệu quả
kinh tế - xã hội các mô hình chuyển đổi sang NTTS riêng cho tỉnh Bắc Giang.
Tại Bắc Giang, có các mô hình chuyển đổi trong nuôi trồng thủy sản
như sau:
(1). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa – cá .
(2). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá (xen canh).

(3). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang chuyên nuôi cá truyền thống.
(4). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang chuyên nuôi cá giá trị
kinh tế cao (chủ yếu là nuôi đơn cá rô phi đơn tính).
(5). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa – tôm càng xanh
Do thời gian có hạn và trong khuôn khổ thực hiện một luận văn thạc sĩ,
tôi chọn việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của 2/5 mô hình nêu
trên (mô hình 3, 4). Việc chọn 2 mô hình nói trên là 2 mô hình phổ biến tại
tỉnh Bắc Giang, tập trung ở huyện Lạng Giang là vùng có diện tích cũng như

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

2


phong trào chuyển đổi, NTTS lớn của tỉnh, phù hợp với các hộ nghèo và
trung bình, việc chuyển đổi hiệu quả sẽ giúp cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo
và vươn lên làm giàu của đại bộ phận những hộ vốn có thu nhập thấp và trung
bình, phù hợp với mục tiêu định hướng chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản đã đặt
ra. Tuy các mô hình chuyển đổi được chọn lựa để nghiên cứu trong đề tài
nghiên cứu nghiên cứu này đã có kết quả nhất định nhưng cho đến nay chưa
có những đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế xã hội từ đó góp phần định
hướng và hoạch định những chính sách nhằm phát triển bền vững nghề nuôi.
Vì vậy việc tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả các mô
hình chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Lạng
Giang tỉnh Bắc Giang” là một yêu cầu cần thiết. Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ
được các hiệu quả tác động tích cực về kinh tế, xã hội, đồng thời cũng chỉ ra
những điểm yếu kém, hạn chế cần khắc phục, các nguyên nhân, các bài học
kinh nghiệm của việc chuyển đổi sang NTTS, trên cơ sở đó đề ra các giải
pháp để phát huy các hiệu quả tác động tích cực, giảm thiểu các yếu tố rủi ro
của các mô hình chuyển đổi sang NTTS ở tại tỉnh Bắc Giang, làm cơ sở cho

việc hoạch định chính sách, chiến lược và quy hoạch, góp phần phát triển bền
vững và nhân rộng các mô hình chuyển đổi ở các tỉnh miền núi phía Bắc đồng
thời góp phần phát triển bền vững ngành thuỷ sản ở các tỉnh miền núi.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình chuyển đổi từ đất
trồng lúa NTTS nước ngọt ở Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của 2 mô hình chuyển đổi chủ yếu từ
đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản nước ngọt tại tỉnh Bắc Giang:
+ Mô hình 1: Mô hình cá truyền thống (mô hình nuôi cá trắm, mè, trôi,
chép, ....).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

3


+ Mô hình 2: Mô hình nuôi cá giá trị kinh tế (mô hình nuôi đơn cá rô
phi đơn tính).
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế - xã hội của các mô hình chuyển đổi và khả năng nhân rộng các mô hình
chuyển đổi NTTS tại tỉnh Bắc Giang.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đánh giá hiệu quả
kinh tế - xã hội của các mô hình trước và sau chuyển đổi.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp trong quá trình chuyển đổi, góp
phần phát triển bền vững.


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

4


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.1. Khái quát hiện trạng NTTS và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của
Việt Nam
2.1.1.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Việt Nam có tiềm năng lớn để NTTS với diện tích mặt nước hơn 1,7
triệu ha, cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, nghề cá nước ta đã hình
thành hàng nghìn năm gắn liền với truyền thống chống thiên tai địch họa, chống
ngoại xâm, bảo vệ non sông của toàn dân tộc, cung cấp chất đạm cho bữa ăn hàng
ngày của nhân dân, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay
Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp,
tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt 6 tỷ USD (năm 2011). Tổng sản lượng thủy sản đạt >5 triệu
tấn, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng 60% tổng sản lượng. Việc phát triển
mạnh mẽ NTTS, tăng tỷ trọng sản lượng NTTS/tổng sản lượng thuỷ sản đã
giảm áp lực cho khai thác trong khi nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Song song với sự phát triển của NTTS nước lợ, mặn thì sự phát triển
NTTS nước ngọt cũng diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Các hình thức
nuôi đa dạng như nuôi trong ao hồ nhỏ, nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa, nuôi
luân canh, xen canh lúa – cá, nuôi truyền thống, nuôi chuyên canh. Đối tượng
nuôi phong phú, trong đó nhiều đối tượng tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho thị
trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như cá Tra, Rô phi, tôm Càng xanh.
Nhất là cá Tra từ năm 2007 đã trở thành đối tượng có giá trị kim ngạch xuất
khẩu cao nhất trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta (Bộ
NN&PTNT, 2007) và kim ngạch xuất khẩu của riêng mặt hàng này năm 2011

đã chiếm trên ¼ trên tổng số 6,15 tỷ USD ngoại tệ thu được từ xuất khẩu thủy
sản. Ngoài các đối tượng cá tra, tôm càng xanh, cá rô phi cũng vươn lên là

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

5


một đối tượng nuôi nước ngọt quan trọng. Cá rô phi được nuôi ở hầu hết các
tỉnh trong đó có các tỉnh miền núi và đối tượng này đang có xu hướng mở
rộng mặt hàng xuất khẩu trong tương lai.
Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng kém hiệu quả như trồng lúa ruộng
trũng 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm muối kém hiệu quả và
đất cát, đất hoang hoá sang sử dụng có hiệu quả hơn cho ngành NTTS.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới
những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu
khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện
tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Quá trình
chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản
diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được
chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003
đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói NTTS đã phát triển với
tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần
thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng miền núi, nông thôn, góp phần xoá đói
giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Hơn nữa, NTTS cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế như Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân ...NTTS phát triển cũng
kéo theo sự phát triển của các ngành Dịch vụ – Công nghiệp . Vì vậy, phát
triển NTSS đã góp phần đưa nền kinh tế VN ngày càng phát triển nhanh và

bền vững.
2.1.1.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của Việt nam
Bên cạnh cá tra, ba sa, nhiều đối tượng nuôi nước ngọt khác cũng đã
được nuôi theo quy mô hàng hoá tập trung như tôm càng xanh, rô phi đơn
tính, các loại cá truyền thống. Tuy nhiên, các đối tượng này chủ yếu được
nuôi theo phương thức nuôi kết hợp đa loài để tối đa hoá nguồn lợi thức ăn tự

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

6


nhiên trong vùng nuôi và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhiều tỉnh có diện
tích vùng nuôi tập trung nước ngọt lớn như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... là những tỉnh có quỹ đất hoang hoá, đất
ruộng trũng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả lớn.
Việc chuyển đổi ruộng trũng, đất hoang hoá sang NTTS nước ngọt tại
các tỉnh này được đánh giá là có hiệu quả cao gấp nhiều lần so với làm lúa.
Bởi vậy, phong trào nuôi cá nước ngọt và việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng
các vùng NTTS tập trung đã và đang được đẩy mạnh. Nhiều địa phương đã
tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện việc chuyển đổi ruộng trũng, bãi
trũng sang đào ao NTTS. Đối tượng và sản phẩm nuôi cũng đã được chú
trọng đa dạng hoá và mở rộng. Các đối tượng nuôi mới như rô phi đơn tính,
chép lai, chim trắng... cũng được đưa vào sản xuất và mở rộng quy mô để
nâng cao giá trị sản xuất thuỷ sản, góp phần cải thiện đời sống nông dân và
đổi mới bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi.
Theo kết quả điều tra của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP)
(2008) tại Hải Dương đã có 23 vùng được chuyển đổi từ đất hoang hoá, đất
ruộng trũng sang NTTS tập trung (quy mô 30-70ha/vùng) với tổng diện tích
được chuyển đổi 1.020 ha (đến năm 2005), trong đó có 3 vùng đất trũng được

sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước (ngân sách của tỉnh) để xây dựng
cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đưa điện, đưa cơ giới, cơ khí hoá về nông
thôn; còn lại 16 vùng (với tổng diện tích 1.288 ha) đang được trình các cấp
ban ngành trong tỉnh để được tiếp tục chuyển đổi.
Nhiều địa phương của tỉnh Hải Dương đã chuyển đổi sang phát triển
theo mô hình trang trại như huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Tứ Kỳ và Thanh Hà.
Hình thức thực hiện chuyển đổi và việc phát triển các vùng NTTS tập trung
được tỉnh này thực hiện rất đa dạng. Tỉnh đã vận động các cựu chiến binh,
Hội nông dân, Hội phụ nữ, Thanh Niên vào hội VAC, giao cho hội VAC quản
lý và tổ chức đấu thầu đất cho NTTS tại các vùng nuôi tập trung.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

7


Các tỉnh, thành phố đã thực hiện rà soát các diện tích mặt nước, quy
hoạch và triển khai tích cực chuyển đổi sang NTTS. Từ năm 1999 – 2005,
tổng diện tích chuyển đổi sang NTTS là 377.269 ha, trong đó chuyển đổi từ
đất trồng lúa hiệu quả thấp 346.694 ha (91,9%) sang kết hợp NTTS nước ngọt
diễn ra mạnh khắp cả nước.
Việc chuyển dịch cơ cấu sang NTTS diễn ra mạnh nhất ở ĐBSCL với
diện tích chiếm 82,4% diện tích chuyển đổi cả nước, trong đó lớn nhất là
chuyển đổi từ đất trồng lúa với 297.187 ha. .Quá trình chuyển đổi mạnh nhất
xảy ra trong năm 2001 với 131.889 ha (42,43% cả thời kỳ 1999 – 2005). Đối
tượng NTTS được lựa chọn là tôm Sú, cá Tra, Ba sa và các loại cá truyền
thống, tôm Càng xanh.
2.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản
tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc về nông nghiệp còn kém phát

triển, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao. Các ngành nghề nông
thôn chưa phát huy được nhiều do vậy đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn.
Trong nông nghiệp một số ngành nghề có thể đem lại hiệu quả kinh tế, xóa
đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân nông thôn gồm: Chăn nuôi gia
súc, gia cầm, trồng rừng....bên cạnh đó nghề nuôi trồng thủy sản cũng được
phát triển trong những năm gần đây.
Bắc Giang là tỉnh có tiềm năng về mặt nước tương đối lớn so với các tỉnh
khu vực phía Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2011 của Cục Thống kê tỉnh Bắc
Giang, toàn tỉnh có khoảng 25.675ha có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản,
trong đó diện tích ao hồ nhỏ là 5.664ha, diện tích mặt nước lớn là 5.664ha, diện
tích ruộng trũng là 4.285ha, diện tích sông ngòi 10.573 ha.
Để phát huy các lợi thế của mình, tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số:
205/2000/QĐ-UB ngày 2/11/2000 UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát
triển NTTS thời kì 2000 - 2010. Nghị quyết số 36/NQ-TU ngày 10/8/2001

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

8


của Tỉnh uỷ (trong nội dung có phần phát triển sản xuất thuỷ sản). Nghị quyết
số 65/2002/NQ-HĐND ngày 1/8/2002 của HĐND tỉnh về hỗ trợ tài chính
thực hiện chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản. Quyết
định số 159/QĐ-UB ngày 6/9/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành cơ chế
tài chính phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản với mức hỗ trợ:
+ 60 % cho các vùng nuôi trên 20 ha;
+ 50 % cho các vùng nuôi từ 10 ha đến dưới 20 ha;
+ 40 % cho các vùng nuôi từ 05 ha đến dưới 10 ha;
Năm 2005, UBND tỉnh trích kinh phí 1.000 triệu đồng cho 07 huyện,
thành phố để hỗ trợ các dự án chuyển đổi cỡ nhỏ, tuỳ theo mức hỗ trợ của

từng huyện.
Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành chương trình phát triển nông nghiệp
hàng hóa giai đoạn 2006-2010 thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVI tháng 05 năm 2006. Vừa qua, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 43/NQTU ngày 22 tháng 2 năm 2011 về ban hành 5 chương trình phát triển kinh tế
xã hội trong tâm, trong đó có Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào những
đối tượng giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Thủy sản cũng là
một trong những mục tiêu chiến lược của tỉnh. Bằng nhiều hình thức đẩy
mạnh tăng năng suất, sản lượng trên những diện tích hiện có mặt khác cho
phép chuyển đổi những diện tích hoang hóa, diện tích trồng trọt kém hiệu quả
có khả năng chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Điển hình trong chuyển dịch cơ cấu trong thủy sản là huyện Lạng
Giang tỉnh Bắc Giang.
Huyện ủy huyện Lạng Giang trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, cũng tiếp tục
chỉ đạo tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện 6 chương trình kinh tế xã hội
trọng tâm, trong đó bao gồm : “Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả
sản xuất nông nghiệp hàng hoá” trong đó nêu rõ “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

9


cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi”. Phát
triển chăn nuôi trang trại thành khu vực lớn, tập trung, với quy mô công
nghiệp hoặc bán công nghiệp; Mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản thâm canh, tận
dụng tối đa mặt nước hiện có vào thâm canh thuỷ sản theo hướng bền vững;
bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
2.1.2.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Bắc Giang
Nuôi thủy sản tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2011 đã đạt được

những thành tích quan trọng, có những bước phát triển mạnh cả về diện tích,
năng suất và sản lượng; từng bước phát triển thành một nghề sản xuất quy mô
hàng hóa. Trong đó:
- Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2011 đạt 12.009 ha, so với năm 2006
tăng 1.811 ha (đạt tốc độ TTBQ là 3,3%/năm).
- Sản lượng nuôi thủy sản tăng từ 14.233 tấn năm 2006 lên 23.100 tấn
năm 2011 (đạt tốc độ TTBQ là 10,2%/năm).
- Năng suất nuôi thủy sản bình quân năm 2006 đạt 1,4 tấn/ha/năm đến
năm 2011 năng suất đạt trung bình 1,9 tấn/ha/năm (tăng bình quân
6,7%/năm).
Năm 2011, tổng diện tích nuôi cá ruộng trũng của các huyện/thành phố
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2011 đạt 3.499 ha, sản lượng nuôi cá
ruộng trũng đạt 4.454 tấn; năng suất nuôi đạt bình quân là 1,3 tấn/ha/năm.
Các địa phương có diện tích ruộng trũng nuôi cá lớn nhất là huyện Việt
Yện, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam và thành phố Bắc
Giang. (Nguồn sở NN & PTNT Bắc Giang, 2011)
Trong định hướng quy hoạch phát triển NTTS tổng diện tích nuôi thủy
sản toàn tỉnh đến năm đến năm 2015 đạt 12.440 ha, đến năm 2020 đạt
13.000ha (đạt tốc độ TTBQ về diện tích là 0,88%/năm).
- Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đến năm 2015 đạt 36.630 tấn, đến
năm 2020 đạt 46.650 tấn (đạt tốc độ TTBQ về sản lượng là 7,91%/năm).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

10


- Giá trị sản xuất (theo giá CĐ năm 1994) đến năm 2015 đạt 376.690
triệu đồng, đến năm 2020 đạt 706.500 triệu đồng (đạt tốc độ TTBQ về giá trị
sản xuất là 13,53%/năm).

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động đến năm 2015 là 13.000
người và đến năm 2020 là 15.000 người.
Diện tích nuôi thủy sản ở hình thức nuôi ruộng trũng từ nay đến năm
2020 sẽ phát triển. Diện tích ruộng trũng sẽ được chuyển sang nuôi chuyên
canh nuôi trồng thủy sản. Phương thức áp dụng ở vùng nuôi chuyên canh thủy
sản chủ yếu là phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Đối tượng nuôi
bao gồm các đối tượng cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…) và
các loài cá có giá trị kinh tế cao (chủ yếu là cá rô phi).
2.1.2.2. Khái quát về tình hình chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả
sang NTTS nước tại tỉnh Bắc Giang năm 2011
Năm 2006 diện tích NTTS tại tỉnh Bắc Giang là 9.688 ha, đến năm 2011
diện tích NTTS là 12.009 ha, diện tích NTTS tăng rất nhanh do chuyển đổi
sang NTTS từ đất nông nghiệp chuyên lúa kém hiệu quả sang nuôi chuyên
thuỷ sản, nuôi kết hợp lúa - cá hay lúa - tôm. Sản lượng NTTS năm 2006 là
14.233, đến năm 2011 thì sản lượng tăng lên rất cao 23.100 tấn.
Diện tích chuyển đổi cả thời kỳ 2006- 2011 là 3.499 ha với tốc độ tăng
nhanh chóng theo từng năm (bảng 1), Năm 2011, tổng diện tích nuôi cá ruộng
trũng của các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2011 đạt
3.499 ha, sản lượng nuôi cá ruộng trũng đạt 4.454 tấn; năng suất nuôi đạt bình
quân là 1,3 tấn/ha/năm. (bảng 2).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

11


Bảng 1: Diện tích nuôi và chuyển đổi sang NTTS
tỉnh Bắc Giang 2006-2011
TT


Danh mục

ĐVT

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Uước
đạt năm
2011

1


Diện tích

Ha

9.688 10.588 10.838 10.966 11.684

-

Nuôi cá ao hồ, nhỏ

Ha

3.003

4.343

4.643

4.743

4.895

4.920

-

Nuôi cá ruộng trũng

Ha


2.925

3.045

3.105

3.333

3.401

3.499

-

Nuôi cá mặt nước lớn

Ha

3.570

3.700

3.790

3.790

3.790

3.790


-

Số lồng nuôi cá

190

200

200

201

lồng

12.009

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, 2011
Năng suất nuôi và hiệu quả ngày một tăng, lãi ròng từ 2 - 5 triệu/ha
(nuôi cá đồng kết hợp) và 35 - 40 triệu đồng/ha (nuôi cá có giá trị kinh tế).
Bảng 2: Sản lượng nuôi và chuyển đổi sang NTTS
tỉnh Bắc Giang 2006-2011
Uước
TT

Danh mục

ĐVT

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

đạt

2006

2007

2008

2009

2010

năm
2011

1

Sản lượng thủy sản

tấn

14.233 15.552 15.917


17.938

19.050

23.100

-

Nuôi cá ao hồ, nhỏ

tấn

7.958 12.304 12.443

13.465

14.414

17.459

-

Nuôi cá ruộng trũng

tấn

3.081

2.758


2.894

3.392

3.599

4.454

-

Nuôi cá hồ chứa

tấn

357

370

455

948

1.037

1.187

-

Nuôi cá lồng


tấn

114

120

125

133

2

Năng suất

tấn/ha

1.4

1.3

1.3

1.5

1.6

1.9

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, 2011

Sự phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang chủ yếu dựa trên
kết quả chuyển đổi từ canh tác đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản
với các mô hình phổ biến như sau:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

12


(1). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa – cá .
(2). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá (xen canh).
(3). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang chuyên nuôi cá truyền thống.
(4). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang chuyên nuôi cá giá trị
kinh tế cao.
(5). Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa – tôm càng xanh
Do thời gian có hạn và từ điều kiện thực tế của việc thực hiện một luận
văn thạc sĩ, tôi chọn việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của 2/5 mô
hình nêu trên (mô hình 3, 4). Việc chọn 2 mô hình nói trên là 2 mô hình phổ
biến tại tỉnh Bắc Giang, tập trung ở huyện Lạng Giang là vùng có diện tích
NTTS lớn của tỉnh, phù hợp với các hộ nghèo và trung bình, việc chuyển đổi
hiệu quả sẽ giúp cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của
đại bộ phận những hộ vốn có thu nhập thấp và trung bình, phù hợp với mục
tiêu định hướng chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản của nhà nước đã đặt ra.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

13


PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Điều tra thu mẫu tại các xã Đại Lâm, Thái Đào tại huyện Lạng Giang tỉnh
Bắc Giang. Đây là 2 xã phát triển mạnh nhất về mô hình chuyển đổi từ đất lúa
kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở Bắc Giang. Huyện Lạng Giang có
diện tích NTTS 1.460 ha, diện tích ruộng trũng là 800 ha chiếm 54,79% diện
tích NTTS của huyện.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Tháng 5/2011 đến tháng 1/2012
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ cơ quan quản lý nhà nước với các nội dung:
- Số liệu về kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu: dân số, dân tộc, các
hoạt động sản xuất của người dân trong vùng.
- Số liệu về định hướng phát triển NTTS, cơ chế chính sách xã hội…
- Số liệu về hiện trạng NTTS: diện tích nuôi, năng suất, sản lượng,
loại hình nuôi, đối tượng nuôi, thị trường.
3.2.2. Điều tra phỏng vấn
Sử dụng phiếu câu hỏi để phỏng vấn người nuôi cá chuyển đổi từ trồng
lúa theo 2 mô hình ở hai xã Thái Đào và Đại Lâm, Huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang.
Mô hình 1: Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá truyền thống.
Mô hình 2: Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá kinh tế.
3.2.3. Chọn mẫu điều tra
Lựa chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp vừa chủ định vừa
ngẫu nhiên trong số các nông hộ thuộc 2 mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

14



nuôi thủy sản ở 2 xã Thái Đào và Đại Lâm của huyện Lạng Giang. Tổng số hộ
nuôi được phỏng vấn là 90, trong đó có 45 hộ thuộc mô hình 1 và 45 hộ thuộc
mô hình 2 (bảng 3).
Bảng 3: Số mẫu điều tra tại các xã


Mô hình 1

Mô hình 2

Số mẫu

Đại Lâm

23

22

45

Thái Đào

22

23

45


Tổng số

45

45

90

3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích mẫu, thống kê, mô tả, so sánh các chỉ số
3.3.1. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích và xử lý trên phần mềm
Excel và SPSS.
3.3.2. Tính hiệu quả kinh tế
Tính hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở tính hiệu quả kinh tế từng phần.
- Chi phí cố định: Là những chi phí cố định về tài sản sở hữu hoặc nguồn
lợi gồm cả chi phí tiền mặt và không tiền mặt.
- Chi phí lưu động: Là những chi phí mà người sản xuất có thể chủ động
được trong một khoảng thời gian. Những chi phí này tăng lên khi sản phẩm tăng
như thức ăn, giống, phân bón. Chi phí này không tính công lao động gia đình.
Tổng chi phí (TC) gồm tổng chi phí cố định (TCC) và tổng chi phí lưu
động (TCL).
TC = TCC + TCL
Tổng doanh thu (TT): Là tổng của các nguồn thu trong nông hộ được
tính bằng tiền Việt Nam đồng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

15



Thu nhập: Dùng cho phân tích kinh tế để xác định thu nhập của hộ từ
các hoạt động chuyển đổi và NTTS, được tính theo công thức sau:
Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi phí lưu động
3.3.3. Phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho các chỉ số về trung bình,
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, sai số chuẩn, độ lệch chuẩn, tần suất ... để mô tả các
thông tin về nông hộ, đặc điểm của các mô hình chuyển đổi.
- Kiểm định t-Test được sử dụng để kiểm định giả thiết thống kê so
sánh cùng một chỉ tiêu ở các mô hình sản xuất khác nhau.
- Áp dụng hàm số sản lượng Shang phân tích và xác định mối quan hệ
giữa các biến độc lập như thu nhập và khả năng sản xuất với các biến số phụ
thuộc như là đầu tư ban đầu (diện tích ao, chi giống, đầu tư cố định, đầu tư
lưu động, doanh thu...) (Shang Yung C, 1990). Có thể minh họa như sau:
Y = a + a1X1 + a2X2+ a3X3
Trong đó:
Y: Tổng lợi nhuận thu được (triệu đồng/ha/năm)
a: hằng số
ai: hệ số của Xi (i = 1 – 3)
X1: Diện tích ao nuôi (ha)
X2: Đầu tư cố định ban đầu
X3: Đầu tư lưu động
Trên cơ sở lý thuyết phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố ban đầu
(đầu vào) liên quan đến lợi nhuận (đầu ra) để đưa ra những giải pháp phù hợp
với thực tiễn.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………

16



×