Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội
------------------
Lu thị mai hơng
PHN TCH THC TRNG TIấU DNG
RAU AN TON CA CC H GIA èNH
TRấN A BN THNH PH H NI
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành
: kinh tế nông nghiệp
Mã số
: 60.31.10
Ngời hớng dẫn khoa học
: ts. Nguyễn viết đăng
Hà Nội - 2012
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội từ tháng 10 năm 2009 đến nay.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô đã
tham gia giảng dạy lớp cao học Kinh tế Nông nghiệp C – khóa 18, đến toàn thể
các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, đến các anh
chị Nguyễn Công Đoan, Hoàng Văn Chiến, Nguyễn Thị Nga, Bạch Thị Bích là
quản lý của bốn điểm bán rau an toàn nghiên cứu, đến bạn bè và gia đình đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài
luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Đăng đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù bản thân rất có gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các
bạn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn
Lưu Thị Mai Hương
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi cũng xin cam đoan chắc chắn rằng mọi sự hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin khẳng định luận văn này là nỗ lực phấn đấu nghiên cứu, kết quả
làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn
Lưu Thị Mai Hương
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.......................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TIÊU DÙNG RAU
AN TOÀN ................................................................................................ 5
2.1 Cơ sở lý luận về tiêu dùng rau an toàn...................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về rau an toàn................................................................. 5
2.1.2 Đặc điểm tiêu dùng rau an toàn....................................................... 8
2.1.3 Hành vi tiêu dùng rau an toàn........................................................ 10
2.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu dùng rau an toàn................................................. 16
2.2.1 Tổng quan chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về thúc
đẩy tiêu dùng rau an toàn........................................................................ 16
2.2.2 Tình hình tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam................................. 21
2.2.3 Kinh nghiệm thúc đẩy việc tiêu dùng rau an toàn trên thế giới .... 24
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 31
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
iii
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 37
3.2.1 Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ............................................. 37
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 38
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 39
3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 39
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 42
4.1 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.............. 42
4.1.1 Thực trạng về số lượng điểm bán rau an toàn ............................... 42
4.1.2 Thực trạng chất lượng rau an toàn................................................. 45
4.1.3 Tình hình tiêu thụ rau an toàn........................................................ 46
4.2 Thực trạng tiêu dùng rau an toàn của hộ gia đình................................... 49
4.2.1 Thông tin chung của hộ điều tra.................................................... 49
4.2.2 Nhận thức của hộ tiêu dùng về rau an toàn ................................... 55
4.2.3 Tiêu dùng rau an toàn của hộ gia đình .......................................... 62
4.2.4 Đánh giá của hộ tiêu dùng về rau an toàn sau khi mua và sử dụng.... 74
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn của hộ gia đình... 78
4.3.1 Các yếu tố cá nhân người nội trợ................................................... 78
4.3.2 Các yếu tố bên trong hộ gia đình................................................... 79
4.3.3 Các yếu tố bên ngoài hộ gia đình .................................................. 81
4.4 Giải pháp thúc đẩy việc tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình trên địa
bàn thành phố Hà Nội............................................................................. 81
4.4.1 Mục tiêu tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội ...................................... 81
4.4.2 Các giải pháp thúc đẩy việc tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia
đình trên địa bàn Hà Nội ................................................................ 82
PHẦN V. KẾT LUẬN ........................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 89
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 91
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
Bảng
Nội dung
Trang
2.1
Giới hạn hàm lượng NO3- quy định cho rau an toàn
7
2.2
Giới hạn hàm lượng kim loại nặng quy định cho rau an toàn
7
2.3
Giới hạn vi sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rau an toàn
8
2.4
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất
17
2.5
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới
17
3.1
Hiện trạng sử dụng đất đai của Hà Nội giai đoạn 2008 - 2009
33
3.2
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2007 – 2009
36
3.3
Phân bố mẫu điều tra hộ tiêu dùng
37
4.1
Hoạt động của các cơ sở kinh doanh rau an toàn
44
4.2
Khối lượng rau an toàn tiêu thụ tại các điểm nghiên cứu
46
4.3
Giá rau xanh trên thị trường Hà Nội năm 2011
48
4.4
Đặc điểm người nội trợ của hộ điều tra
50
4.5
Đặc điểm nhân khẩu của hộ điều tra
51
4.6
Nghề nghiệp của các thành viên trong hộ điều tra
52
4.7
Mức thu nhập của hộ điều tra
53
4.8
Khoảng cách từ nhà đến điểm bán rau an toàn
54
4.9
Nguồn thông tin tiếp cận rau an toàn của hộ điều tra
56
4.10
Quan niệm của hộ điều tra về bản chất rau an toàn
58
4.11
Nhận thức của hộ điều tra về các tiêu chuẩn chất lượng quy định
trong rau an toàn
59
4.12
Hiểu biết của hộ điều tra về nguồn gốc rau an toàn
60
4.13
Hiểu biết của hộ điều tra về thương hiệu và địa điểm bán rau an toàn
61
4.14
Thời gian tiêu dùng rau an toàn của hộ điều tra
63
4.15
Các chỉ tiêu thể hiện khối lượng rau an toàn tiêu dùng của hộ điều tra
65
4.16
Loại rau hay mua nhất của hộ điều tra theo bộ phận sử dụng của cây rau
66
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
v
4.17
Loại rau hay mua nhất của hộ điều tra theo mùa vụ của cây rau
67
4.18
Địa điểm mua rau của hộ điều tra
68
4.19
Thời điểm mua rau của hộ điều tra
70
4.20
Tỷ lệ và cách thức bảo quản rau an toàn của hộ điều tra
72
4.21
Cách rửa rau của hộ điều tra
73
4.22
Đánh giá của hộ tiêu dùng về bao gói sản phẩm rau an toàn
74
4.23
Đánh giá của hộ tiêu dùng về chất lượng sản phẩm rau an toàn
76
4.24
Đánh giá của hộ tiêu dùng về mạng lưới cung ứng rau an toàn
77
4.25
Ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân người nội trợ đến chi tiêu cho
rau an toàn của hộ điều tra
4.26
Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong hộ gia đình đến chi tiêu cho
rau an toàn của hộ điều tra
4.27
79
80
Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài hộ gia đình đến quyết định
tiêu dùng rau an toàn của hộ điều tra
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
81
vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Nội dung
Trang
2.1
Mô hình hành vi người tiêu dùng
11
2.2
Quá trình hình thành quyết định mua hàng
15
4.1
Một số kênh tiêu thụ rau an toàn chính ở Hà Nội
42
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
Bình quân
BVTV
Bảo vệ thực vật
CC
Cơ cấu
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (Food and
Agriculture Organization)
HTX
Hợp tác xã
PTNT
Phát triển nông thôn
QTKT
Quy trình kỹ thuật
RAT
Rau an toàn
SL
Số lượng
TD
Tiêu dùng
TN
Thu nhập
TP
Thành phố
VietGAP
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi
an toàn tại Việt Nam
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
viii
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Rau xanh là một thực phẩm thiết yếu của mỗi gia đình. Nó cung cấp các
vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng cần thiết cho cơ thể con người,
làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ
thể, tăng khẩu vị để ăn ngon miệng các món ăn khác, nhiều loại rau xanh còn là vị
thuốc quý trong y học cổ truyền như mướp đắng, tỏi, hành, rau ngót, bí ngô,…
Theo một khảo sát mới đây của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
về sản xuất và thương mại hàng hoá rau quả cho thấy tổng lượng rau tiêu thụ
bình quân đầu người đã tăng hơn 2 lần trong 10 năm từ năm 1993 đến 2002 và
xu hướng tiêu dùng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1993 khối lượng tiêu thụ
bình quân đầu người là 50 kg/người/năm thì đến năm 2002 là 111kg/người/năm.
Tỷ trọng tiêu thụ rau muống và các loại rau khác tăng nhanh trong giai đoạn
1993 - 1998 thì trong những năm tiếp theo 1998 - 2002 các loại đậu đỗ, bắp cải,
su hào... tăng nhanh hơn. Vùng miền Nam tiêu thụ các loại rau ôn đới như: bắp
cải, su hào ít hơn miền Bắc; ngược lại miền Nam lại tiêu dùng các loại rau khác
nhiều hơn.
Rau xanh tuy giữ vị trí quan trọng trong bữa ăn và mức tiêu thụ này càng
tăng, nhưng nó cũng được đánh giá là mang lại tính rủi ro cao nhất đối với sức
khoẻ người tiêu dùng. Theo thống kê của Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm
thuộc Bộ Y tế, từ năm 2000 - 2007 đã có tới 205 vụ ngộ độc, với 3.637 người
mắc, 23 người chết do thực phẩm gây ngộ độc là rau, củ, quả. Tính riêng năm
2007 cũng có 37 vụ ngộ độc, 555 người mắc và 7 người tử vong. Vì vậy, nhiều
người tiêu dùng trở lên lo lắng khi sử dụng rau, họ luôn mong muốn mua được
sản phẩm rau an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
1
Tại Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng rau an toàn càng trở lên cấp thiết hơn bởi lẽ
đây là trung tâm kinh tế của cả nước với tốc độ phát triển nhanh và chú trọng
đến phát triển công nghiệp, dịch vụ nên đã tạo ra mặt bằng thu nhập và khả năng
chi trả cao so với nhiều tỉnh thành khác. Hơn nữa, khi kinh tế phát triển môi
trường sống cũng dễ bị ô nhiễm, sức khỏe con người không những bị ảnh hưởng
trực tiếp từ môi trường mà còn chịu ảnh hưởng gián tiếp thông qua rau xanh và
các thực phẩm khác mà họ sử dụng. Do đó, một bộ phận người tiêu dùng có nhu
cầu sử dụng rau an toàn được hình thành và bộ phần này ngày càng đông theo
tốc độ phát triển của thủ đô.
Khi nhu cầu được hình thành thì ắt sẽ có người cung ứng, nhiều hộ nông
dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tiến hành sản xuất và kinh doanh rau an toàn.
Tên tuổi của một số làng rau không còn xa lại với người tiêu dùng Hà Nội như
Vân Nội, Đông Dư, Văn Đức, Lĩnh Nam, Đặng Xá,… Mạng lưới các cửa hàng,
siêu thị bán lẻ sản phẩm này nhanh chóng được phát triển. Tuy nhiên, rau an
toàn vẫn chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường bởi mới chỉ có một bộ phận
nhỏ người tiêu dùng chấp nhận nó còn phần đông vẫn băn khoăn về giá cả,
nguồn gốc, chất lượng và nhiều yếu tố khác. Vậy thì, các hộ gia đình ở Hà Nội
đang tiêu dùng rau an toàn như thế nào? giải pháp nào cần được thực hiện để
thúc đẩy việc tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình? Để làm rõ hơn vấn đề
này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích thực trạng tiêu dùng rau
an toàn của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu có ý
nghĩa cả về khoa học và thực tiễn cho việc phát triển sản phẩm rau an toàn nhằm
làm tăng giá trị cho sản phẩm rau an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn qua
đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc tiêu dùng sản phẩm này của các hộ gia
đình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu dùng rau an toàn,
- Phân tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Hà Nội,
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc tiêu thụ rau an toàn của các hộ gia
đình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình đang tiêu dùng rau an
toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và bốn cửa hàng nghiên cứu, bao gồm: Cửa
hàng Công Đoan, cửa hàng RAT của công ty VinaGAP, siêu thị Hapro Yên
Viên, cửa hàng RAT sản phẩm rau sạch ở Hồ Tùng Mậu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chú trọng nghiên cứu những nội dung sau:
- Thực trạng tiêu thụ rau an toàn của thành phố Hà Nội,
- Nhận thức của hộ tiêu dùng về rau an toàn,
- Tình hình tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình,
- Đánh giá của hộ tiêu dùng về sản phẩm rau an toàn hiện nay,
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn,
- Giải pháp thúc đầy việc tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành tại địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, khi phân
tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình ở thành phố Hà Nội chúng
tôi tập trung vào địa bàn của 2 quận nội thành là Long Biên và Hai Bà Trưng
cùng 2 huyện ngoại thành là Gia Lâm và Từ Liêm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
3
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Một số thông tin và số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài được tìm hiểu từ
nhiều năm trước đấy thể hiện tình hình và kinh nghiệm tiêu dùng rau an toàn
trên thế giới, ở Việt Nam và tại Hà Nội. Các số liệu thứ cấp khác chủ yếu được
thu thập cho ba năm gần đây (tình hình đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế của Hà Nội). Số liệu sơ cấp để phân tích thực trạng tiêu dùng
rau an toàn trên địa bàn Hà Nội được thu thập trong năm 2010 và năm 2011.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN
2.1 Cơ sở lý luận về tiêu dùng rau an toàn
2.1.1 Khái niệm về rau an toàn
Để hiểu rõ khái niệm rau an toàn một cách hoàn chỉnh cần xuất phát từ
quan niệm nền nông nghiệp sạch. Hiện nay, trên thế giới và ở nước ta có hai
quan điểm về nông nghiệp sạch đó là: nông nghiệp sạch tuyệt đối và nông
nghiệp sạch tương đối.
Nông nghiệp sạch tuyệt đối còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp
sinh học (Organic Agriculure, Bioagriculture), là nền nông nghiệp thiên về các
biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại canh tác tự nhiên, không dùng các loại
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này
thì người ta phải chấp nhận năng suất cây trồng, vật nuôi không cao để đổi lấy
“sản phẩm hoàn toàn sạch”. Khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền
thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có
thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông
sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá
cao hơn nông sản bình thường.
Nông nghiệp sạch tương đối: Ở đây người ta vẫn ứng dụng các biện pháp
thâm canh hiện đại, đặc biệt là thành tựu về công nghệ sinh học, kết hợp các
biện pháp hữu cơ – sinh học với các biện pháp khác nhưng với công nghệ đảm
bảo hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường, đảm bảo các sản
phẩm nông nghiệp không có hoặc có dưới mức hàm lượng cho phép các dư
lượng hóa chất độc, đảm bảo giá thành hợp lý của sản phẩm nông nghiệp sạch.
Xu hướng này đang được thực hiện khá phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều
nước có nền nông nghiệp đang phát triển trên thế giới.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
5
Xuất phát từ hai quan điểm trên mà hoạt động sản xuất rau sạch tại nước ta
đã tạo ra hai loại sản phẩm là rau hữu cơ và rau an toàn.
Rau hữu cơ là kết quả của quá trình canh tác hữu cơ không sử dụng bất kỳ
hóa chất nào lên cây rau, sản phẩm này an toàn tuyệt đối cho người sử dụng bởi
nó đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hàm lượng các hóa chất trong rau an toàn
và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Rau an toàn, theo quan điểm của WHO và FAO thì đây là sản phẩm không
chứa hàm lượng độc tố nitrat (NO3-), kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật và vi sinh gây hại vượt quá ngưỡng cho phép.
Sản xuất và kinh doanh rau an toàn mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam
trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
đã nhanh chóng đưa ra khái niệm về sản phẩm này dựa trên những tiêu chuẩn
của WHO và FAO. Tại Điều 2 - Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh
rau, quả, chè an toàn ban hành kèm theo quyết định số 99/2008/QĐ – BNN,
ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã quy định rau,
quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các
quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam)
hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ
tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
6
Bảng 2.1 Giới hạn hàm lượng NO3- quy định cho rau an toàn
Phương pháp thử: TCVN 5247:1990
STT
Mức giới hạn tối đa cho phép
Loại rau
(mg/kg)
1
Xà lách
1.500
2
Rau gia vị
600
3
Bắp cải, su hào, súp lơ, củ cải, tỏi
500
4
Hành lá, bầu bí, ớt cây, cà tím
400
5
Ngô rau
300
6
Khoai tây, cà rốt
250
7
Đậu ăn quả, măng tây, ớt ngọt
200
8
Cà chua, dưa chuột
150
9
Dưa bở
90
10
Hành tây
80
11
Dưa hấu
60
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008
Bảng 2.2 Giới hạn hàm lượng kim loại nặng quy định cho rau an toàn
STT
1
Kim loại
Mức giới hạn tối đa
cho phép (mg/kg)
Asen ( As)
1,0
Phương pháp thử
TCVN 7601:2007
TCVN 5367:1991
Chì ( Pb )
2
3
+ Cải bắp, rau ăn lá
0,3
+ Các loại rau khác
0,1
Thủy ngân (Hg)
0,05
TCVN 7602:2007
TCVN 7604:2007
Cadimi (Cd)
4
+ Rau ăn lá, rau thơm, nấm
0,1
+ Rau ăn thân, củ, khoai tây
0,2
+ Rau khác
0,05
TCVN 7603:2007
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
7
Bảng 2.3 Giới hạn vi sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho
rau an toàn
Chỉ tiêu
STT
Mức giới hạn tối đa
cho phép
I
Vi sinh vật gây hại
1
Salmonella
0
2
Coliforms
200
3
Escherichia coli
10
II
Thuốc BVTV
1
(CFU/g)
Những hóa chất có trong
Theo Quy định
Quyết định 46/2007/QĐ–
46/2007/QĐ-BYT
BYT ngày 19/12/2007 của
ngày 19/12/2007 của
Bộ Y tế
Bộ Y tế
Những hóa chất không có
2
trong Quyết định
Phương pháp thử
TCVN 4829:2005
TCVN 4883:1993
TCVN 6848:2007
TCVN 6846:2007
Theo TCVN hoặc
ISO, CODEX
Theo CODEX hoặc
46/2007/QĐ–BYT ngày
tương ứng
ASEAN
19/12/2007 của Bộ Y tế
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008
2.1.2 Đặc điểm tiêu dùng rau an toàn
Rau xanh là một sản phẩm nông nghiệp, rau an toàn là sản phẩm cao cấp
hơn rau thông thường nên sản phẩm rau an toàn sẽ mang đây đủ đặc điểm của
một nông sản nói chùng và rau thông thường nói riêng, bao gồm:
- Rau an toàn có tính chất vùng và khu vực. Mỗi một vùng, một khu vực
khác nhau có những đặc điểm tự nhiên đặc trưng thích hợp một số loại cây rau
phát triển, qua đó tạo ra những loại rau đặc sản của vùng. Việc sản xuất cây rau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
8
này theo hướng an toàn sẽ tạo nên sản phẩm rau đặc sản an toàn hay còn gọi là
rau bản địa.
- Rau an toàn có tính chất mùa vụ. Mỗi mùa khí hậu khác nhau sẽ tạo nên
những loại rau theo mùa, rau muống vào mùa hè, rau cải bắp, su hào vào mùa
đông,…Thông thường người sản xuất trồng rau an toàn vào chính vụ vì ngoài
yếu tố thuận lợi về thời tiết thì họ còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm
ngặt về quy trình kỹ thuật nên họ không được sử dụng hóa chất đề giúp cây phát
triển trái vụ tốt hơn.
- Sản phẩm rau an toàn đa dạng phong phú để người tiêu dùng lựa chọn, chỉ
tính riêng rau họ cải nhưng có rất nhiều chùng loại khác nhau như cải thảo, cải
chíp, cải canh, cải thìa, cải cúc,… đó là chưa tính đến các loại rau khác nhau.
- Rau an toàn ngoài được đem bán đến người tiêu dùng trực tiếp là các hộ
gia đình nó còn được bán làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến khác và được
người nông dân tiêu dùng nội bộ.
- Rau an toàn có tính chất khó bảo quản nhanh bị thối, héo úa và dập nát.
Vì vậy, người tiêu dùng thường mua và sử dụng vơi khối lượng phù hợp đáp
ứng nhu cầu của các thành viên trong hộ, các cơ sở kinh doanh rau an toàn cũng
không tích trữ hàng quá lâu sẽ làm giảm phẩm cấp của rau.
- Rau an toàn có tính chất thiết yếu và xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các
thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đồ ăn nhanh,…
Ngoài ra xuất phát từ đặc tính an toàn của rau nên sản phẩm này cũng có
nhiều điểm tiêu dùng khác với rau thông thường
- Về nhu cầu và lượng cầu: Rau an toàn có số lượng người tiêu dùng ít hơn
nhưng hầu hết người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng rau thông thường đều
mong muốn mua được rau an toàn.
- Về giá cả và đối tượng tiêu dùng: để sản xuất được rau an toàn người
nông dân cần thực hiện những quy trình sản xuất nghiêm ngặt và có sự đầu tư
lớn về tư liệu sản xuất chính vì vậy giá thành sản xuất rau an toàn cao hơn nhiều
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
9
so với giá thành sản xuất rau thông thường dẫn đến giá bán hai sản phẩm này có
sự chênh lệch. Vì vậy, không phải đối tượng nào cũng có khả năng chi trả cho
sản phẩm rau an toàn, thông thường chỉ những người có thu nhập cao mới sử
dụng sản phẩm này.
- Rau an toàn không có tính chất phổ thông, nó thường được bán tại số
lượng nhỏ các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị chứ không đại trà như rau thông
thường ở chợ, hàng rong.
- Cách thức mua rau an toàn cũng tiện lợi hơn so với rau thông thường, đa
số các cửa hàng, quầy hàng và siêu thị bán rau an toàn đều có dịch vụ giao hàng
tận nhà, chỉ cần một cuộc điện thoại hay một cú nhấp chuột trên internet người
tiêu dùng có thể mua được rau. Tuy nhiên, để được giao hàng miễn phí người
tiêu dùng phải có hóa đơn mua hàng lớn hơn một mức giá mà cửa hàng quy
định, nếu hóa đơn nhỏ hơn người tiêu dùng sẽ phải mất chi phí giao hàng.
- Về hình thức bên ngoài của rau an toàn đẹp mắt hơn nhiều so với rau
thông thường. Rau an toàn được sơ chế sạch sẽ sau đó được đóng gói trong túi
ni lông hoặc dây buộc chuyên dụng có in những thông tin về nhà sản xuất, cơ sở
chứng nhận giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng.
2.1.3 Hành vi tiêu dùng rau an toàn
2.1.3.1 Khái niệm và mô hình hành vi người tiêu dùng
a. Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một
nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm, dịch vụ để
thỏa mãn nhu cầu mong muốn. Tiến trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm
nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý của con
người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
Hành vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi
trường ấy.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
10
b. Mô hình hành vi người tiêu dùng
Mô hình hành vi người tiêu dùng được hiểu đơn giản là việc đón nhận các
kích thích bên ngoài tác động vào mỗi cá nhân tiêu dùng sau đó họ có những
phân tích riêng và đưa ra các phản ứng tiêu dùng đáp trả lại các kích thích ấy. Sơ
đồ 2.1 sẽ mô tả chi tiết các kích thích, qua trình phân tích và phản ứng đáp trả
các kích thích của người tiêu dùng.
Các yếu tố kích thích
1. Yếu tố Marketing
- Sản phẩm
- Giá cả
- Phân phối
- Xúc tiến
2. Yếu tố môi trường
- Kinh tế
- Chính trị
- Văn hóa
- Công nghệ
- Dân số
- Pháp luật,…
Hộp đen ý thức của người mua
Đặc điểm người mua
Tiến trình mua
- Văn hóa
- Xã hội
- Tính cách cá nhân
- Tâm lý
- Nhận ra nhu cầu
- Tìm kiếm thông
tin
- Xem xét các cách
lựa chọn
- Quyết định mua
- Đánh giá sau khi
mua
Phản ứng của
khách hàng
Chọn sản phẩm
Chọn nhãn hiệu
Chọn cửa hàng
Thời gian mua
Số lượng mua
(Nguồn: Philip Koller)
Sơ đồ 2.1 Mô hình hành vi người tiêu dùng
Theo Sơ đồ 2.1 có bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của một
cá nhân là yếu tố văn hóa, xã hội, tính cách cá nhân và yếu tố tâm lý. Tiến trình
mua hàng của người tiêu dùng sẽ trải qua năm giai đoạn đó là nhận ra nhu cầu,
tìm kiến thông tin về sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu, xem xét các cách
lựa chọn, quyết định mua hàng và đánh giá sau khi mua hàng.
2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn
• Nhóm các yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu
dùng. Các yếu tố trong nhóm bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp
xã hội của người tiêu dùng rau an toàn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
11
- Nền văn hóa: là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành
vi của một người. Mỗi người ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm
nhận về giá trị của hàng hóa, về cách ăn mặc… khác nhau. Do đó những người
sống trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau.
- Nhánh văn hóa: chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hóa.
Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành viên của
nó. Người ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức như địa lí, dân
tộc, tôn giáo. Các nhánh văn hóa khác nhau có lối sống riêng, phong cách tiêu
dùng riêng và tạo nên những khúc thị trường quan trọng.
• Nhóm các yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng rau an toàn cũng chịu ảnh hưởng của những
yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội.
- Địa vị xã hội: Lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào địa vị
xã hội của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao như quần áo,
giày dép, xe cộ và rau an toàn… Những người có địa vị xã hội như thế nào
thường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tương ứng như thế. Những người có địa vị
cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao cấp.
- Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm này có thể là
gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ
giao tiếp thường xuyên. Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính
thức đến thái độ hành vi người đó thông qua việc giao tiếp thân mật thường
xuyên. Ngoài ra còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hưởng hơn như công đoàn, tổ
chức đoàn thể.
- Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hưởng
lớn nhất đến hành vi người tiêu dùng. Thứ nhất là gia đình định hướng gồm bố
mẹ của người đó. Tại gia đình này người đó sẽ được định hướng bởi các giá trị
văn hóa, chính trị, hệ tư tưởng…Khi trưởng thành và kết hôn, mức ảnh hưởng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
12
của người vợ hoặc người chồng trong việc quyết định loại hàng hóa sẽ mua là
rất quan trọng.
• Nhóm các yếu tố cá nhân
- Giới tính: là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành vi
tiêu dùng. Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng
khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau. Các nghiên cứu đã cho
thấy, nếu quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả,
hình thức, mẫu mã của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ, uy tín
của hàng hóa này.
- Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống. Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu
giống nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hóa và dịch vụ
khác nhau. Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng lọai thức
ăn hơn, trong khi về già họ thường có xu hướng kiêng 1 số loại thực phẩm và chú
trọng đến những sản phẩm sạch nhiều hơn.
- Nghề nghiệp và thu nhập là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh
hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính
chất của hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn. Người công nhân sẽ mua quần áo,
giày đi làm, và sử dụng các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người là chủ tịch
hay giám đốc của một công ty. Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa
chọn sản phẩm tiêu dùng. Khi hoàn cảnh kinh tế khá giả, người ta có xu hướng
chi tiêu vào những hàng hóa đắt đỏ nhiều hơn.
- Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã
hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách
thức họ tiêu dùng khác nhau. Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn
mặc bảo thủ, dành nhiều thời gian cho gia đình và đóng góp cho nhà thờ của
mình. Hay những người có thể chọn lối sống “tân tiến” có đặc điểm là làm việc
thêm giờ cho những đề án quan trọng và tham gia hăng hái khi có dịp đi du lịch
và chơi thể thao và chi tiêu nhiều hơn cho việc đáp ứng những nhu cầu cá nhân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
13
• Nhóm các yếu tố tâm lý
Việc lựa chọn mua rau an toàn của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn
yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin.
- Động cơ: là một nhu cầu bức thiết đến mức buộc con người phải hành
động để thỏa mãn nó.Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có
nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học như đói, khát, khó chịu.
Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được
kính trọng hay được gần gũi về tinh thần.
- Nhận thức: là khả năng tư duy của con người. Động cơ thúc đẩy con
người hành động, còn việc hành động như thế nào thì phụ thuộc vào nhận thức.
Hai bà nội trợ cùng đi vào siêu thị với 1 động cơ như nhau nhưng sự lựa chọn
nhãn hiệu hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau. Nhận thức của họ về mẫu mã, giá
cả, chất lượng và thái độ phục vụ đều không hoàn toàn giống nhau.
- Sự hiểu biết giúp con người khái quát hóa và có sự phân biệt khi tiếp xúc
với những hàng hóa có kích thước tương tự nhau. Khi người tiêu dùng hiểu biết
về hàng hóa họ sẽ tiêu dùng một cách có lợi nhất.
- Niềm tin và thái độ: Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết con người hình
thành nên niềm tin và thái độ vào sản phẩm. Theo một số người giá cả đi đôi với
chất lượng. Họ không tin có giá cả rẻ mà chất lượng hàng hóa lại tốt. Chính điều
đó làm cho họ e dè khi mua hàng hóa có giá cả thấp hơn hàng hóa khác cùng
loại. Niềm tin hay thái độ của người tiêu dùng đối với một hãng sản xuất ảnh
hưởng khá lớn đến doanh thu của hãng đó. Niềm tin và thái độ rất khó thay đổi,
tạo nên thói quen khá bền vững cho người tiêu dùng.
2.1.3.3 Tiến trình mua hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng cá nhân
Hành động mua hàng là một quá trình mà ở đó người mua phải trải qua lần
lượt năm giai đoạn từ nhận biết nhu cầu đến tìm kiếm thông tin, xem xét các lựa
chọn, quyết định mua và đánh giá sau khi mua. Ở mỗi giai đoạn của quá trình
mua, con người phải có những quyết định cụ thể.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
14
Nhận ra
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin
Xem xét
các lựa
chọn
Quyết
định mua
Đánh giá
sau khi
mua
Sơ đồ 2.2 Quá trình hình thành quyết định mua hàng
Nhận biết nhu cầu: Đây là bước đầu tiên của quy trình, tức là nhu cầu
muốn được thỏa mãm của người tiêu dùng. Nhu cầu này phát sinh từ nhiều yếu
tố kích thích từ bên trong lẫn bên ngoài
Tìm kiếm thông tin: Khi sự thôi thúc nhu cầu đủ mạnh cá nhân có thể tìm
kiếm thông tin để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của mình. Khi tìm kiếm thông
tin người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn cơ bản sau: nguồn thông tin cá
nhân như gia đình, bạn bè, hàng xóm,…; nguồn thông tin thương mại như quảng
cáo, người bán hàng, hội trợ triển lãm,…; nguồn thông tin đại chúng như ấn
phẩm có liên quan đến hàng hóa, dự luận và nguồn thông tin kinh nghiệm bản
thân. Mức độ ảnh hưởng của các thông tin nói trên tuy theo loại sản phẩm và đặc
trưng khác hàng.
Xem xét các lựa chọn: là giai đoạn người tiêu dùng so sánh các giá trị, đặc
tính và lợi ích mà sản phẩm đem lại để lựa chọn phương án tối ưu và đi đến giai
đoạn tiếp theo.
Quyết định mua: kết thúc giai đoạn trước người tiêu dùng đã lựa chọn được
một bộ nhãn hiệu và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Ý định mua thường được
dành cho sản phẩm có thứ hạng cao nhất song nó không phải là chỉ bảo cho
quyết định mua cuối cùng bởi vì từ ý định mua hàng đến quyết định mua hàng
còn chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố kìm hãm.
Đánh giá sau khi mua: sự hài lòng hay không hài lòng sau khi mua và sử
dụng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tiếp theo của người tiêu
dùng. Sự hài lòng cao nếu sản phẩm đáp ứng tốt mong đợi và ước muốn của
người tiêu dùng. Sự hài lòng hay bất mãn của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến
thái độ của họ khi có nhu cầu mua lại hàng hóa và họ còn truyền bá thông tin về
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
15
sản phẩm cho người khác. Khi khách hàng không hài lòng họ có biểu hiện hoàn
trả lại sản phẩm và tìm kiếm thông tin bổ sung. Tất cả những tình huống trên
đều bất lợi cho quá trình mua tiếp theo.
2.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu dùng rau an toàn
2.2.1 Tổng quan chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về thúc đẩy
tiêu dùng rau an toàn
2.2.1.1 Quy định trong sản xuất, sơ chế và kinh doanh rau an toàn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
a. Điều kiện sản xuất rau an toàn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008) các cơ sở sản xuất
rau an toàn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Về nhân lực
- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực
vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau an toàn
(cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng
lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);
- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập
huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn.
Về đất trồng và giá thể
- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa
trang, đường giao thông lớn;
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và
trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt
quá ngưỡng cho phép.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………….
16