Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân tích nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thịt heo và gạo của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.4 KB, 62 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN MẠNH TƯỞNG
PHÂN TÍCH NHU C ẦU TIÊU DÙNG CÁC M ẶT HÀNG THỊT
HEO VÀ GẠO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Nha Trang, tháng 07 năm 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN MẠNH TƯỞNG
PHÂN TÍCH NHU C ẦU TIÊU DÙNG CÁC M ẶT HÀNG THỊT
HEO VÀ GẠO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 4913052170
GVHD: Th.S PHẠM THÀNH THÁI
Nha Trang, tháng 07 năm 201 1
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được viết trong thời gian từ tháng 2 năm 2011 đ ến tháng 6
năm 2011. Hoàn thành lu ận văn này là sự nỗ lực làm việc nghiêm túc của cá nhân
tôi. Nhưng để đạt được thành quả như ngày hôm nay, tôi r ất biết ơn những người đã
luôn giúp đỡ, hỗ trợ và ủng hộ tôi.
Người đầu tiên tôi muốn cảm ơn là Thầy Phạm Thành Thái. Tôi xin g ửi lời


cảm ơn sâu sắc tới Thầy. Nếu không có những định hướng, giúp đỡ để tôi tiếp cận
đề tài này và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Thầy trong suốt quá trình nghiên
cứu thì luận văn này đã không hoàn thành. Tôi c ũng học được rất nhiều từ Thầy về
kiến thức chuyên môn, tác phong làm vi ệc và những điều bổ ích khác.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đ ến tất cả những giảng viên đã dạy
tôi trong 4 năm đại học. Những kiến thức mà các Thầy, các Cô đã truyền đạt cho tôi
sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong suốt cuộc đời.
Lời cảm ơn đặc biệt nhất xin dành cho gia đ ình, những người thân của tôi.
Họ là nguồn động lực mạnh mẽ giúp tôi hoàn thành lu ận văn này.
Nha Trang, tháng 07 năm 2011
Nguyễn Mạnh Tưởng
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iv
Chương 1: GIỚI THIỆU 01-04
1.1. Lí do chọn đề tài 01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 02
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03
1.4. Phương pháp nghiên c ứu. 03
1.5. Nội dung nghiên cứu 03
1.6. Các phần mềm được sử dụng. 04
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 05-22
2.1. Lý thuyết về cầu hàng hóa. 05
2.1.1. Các khái niệm 05
2.1.2. Các dạng hàm cho phân tích nhu cầu. 15
2.2. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan. 18
Chương 3: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH 23-25

3.1. Mô hình nghiên c ứu thực nghiệm. 23
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 23
3.3. Dữ liệu nghiên cứu và thủ tục phân tích 24
3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu 24
3.3.2. Thủ tục phân tích 25
Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 26-51
4.1. Phân tích sơ bộ. 26
4.1.1. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến. 26
4.1.2. Các đại lượng thống kê mô tả của các biến quan sát 28
4.2. Phân tích và thảo luận về kết quả 37
4.2.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Đối với thịt heo). 37
iii
4.2.1.1. Hệ số co dãn của cầu thịt heo và một số gợi ý chính sách 43
4.2.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (Đối với gạo) 44
4.2.2.1. Hệ số co giãn của cầu về gạo và một số gợi ý chính sách 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52-55
5.1. Kết luận 52
5.2. Các kiến nghị về chính sách 52
5.3. Các hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng cho các
nghiên cứu tiếp theo 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
1. Bảng 2.1: Kết quả ước lượng hàm cầu sau cùng 20
2. Bảng 2.2: Độ co dãn ngắn hạn, dài hạn của cầu cá hồi Na-Uy ở Việt Nam 21
3. Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan 26
4. Bảng 4.2: Biến nhu cầu (Q
i

) 29
5. Bảng 4.3: Biến giá cả (P
i
) 30
6. Bảng 4.4: Biến tổng chi tiêu (EXP) 32
7. Bảng 4.5: Đối với các biến nhân khẩu học 35
8. Bảng 4.6: Đối với biến giới tính 36
9. Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các Ln của các biến độc lập 37
10. Bảng 4.8: Kết quả hồi quy hàm cầu cho thịt heo 38
11. Bảng 4.9: Kết quả kiểm định White (dạng không có tích chéo ) 39
12. Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra tự tương quan 39
13. Bảng 4.11: Kết quả ước lượng bằng thủ tục lặp Cochrane – Ocutt 40
14. Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của Ui 41
15. Bảng 4.13: Kết quả ước lượng sau cùng hàm c ầu (3.2) cho thịt heo 41
16. Bảng 4.14: Hệ số co giãn của cầu thịt heo 43
17. Bảng 4.15: Kết quả hồi quy hàm cầu cho gạo 44
18. Bảng 4.16: Kết quả kiểm định White (dạng không có tích chéo) 45
19. Bảng 4.17: Kết quả kiểm tra tự tương quan 46
20. Bảng 4.18: Kết quả ước lượng bằng thủ tục lặp Cochrane – Ocutt 46
21. Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của Ui 47
22. Bảng 4.20: Kết quả ước lượng sau cùng hàm c ầu (3.2) cho gạo 48
23. Bảng 4.21: Hệ số co giãn của cầu gạo 50
1
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Đối với các nhà kinh tế học vi mô việc ước lượng mô hình hàm cầu và độ co
dãn là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu nhằm củng cố lý
thuyết về hàm cầu. Còn với các nhà quản lý vĩ mô, các nhà quản trị doanh nghiệp
việc phân tích nhu cầu tiêu dùng là vô cùng quan tr ọng và cần thiết trong quá trình
hoạch định chính sách, ra quy ết định tại những thời điểm, những tình huống cụ thể.

Do đó, việc phân tích nhu cầu tiêu dùng có thể giúp những nhà quản trị thực hiện
công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất. (Phạm Thành Thái 2008).
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn chung, các
tháng đầu năm 2011, ngành chăn nuôi g ặp nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại kéo
dài cùng với dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh xảy ra trên diện rộng làm
cho đàn trâu bò và đàn lợn bị ảnh hưởng. Tại các trại chăn nuôi ở khu vực miền
Đông Nam Bộ, giá lợn hơi bán tại trại liên tục tăng nhanh, hiện ở mức 60.000 đồng
- 61.000 đồng/kg; thậm chí có nơi giá tăng lên m ức 65.000 đồng/kg, tăng 15.000 -
17.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2010. Ngoài B ắc, tình hình thịt lợn khan
hiếm hơn khiến nhiều nơi giá được đẩy lên trên 90.000đồng/kg. Tuy nhiên về tổng
thể, ngành chăn nuôi ti ếp tục có xu hướng tăng so với các tháng cùng kỳ năm 2010.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, về cơ bản Việt Nam chủ động
cung ứng được nhu cầu thịt tiêu thụ trong nước từ nay đến cuối năm 2011.
Tuy nhiên, trong th ời điểm khó khăn của ngành chăn nuôi, đ ã có những tin
đồn thất thiệt về việc Bộ Công Thương đ ề xuất nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn.
Điều này sẽ kéo lượng cung thịt lợn trong nước đi xuống, gây hệ lụy cho những
năm sau này.
Ông Trần Cao Xuân, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần có
chiến lược dài hơi cho nguồn cung thịt lợn trong nước thay vì những giải pháp nhập
khẩu mang tính thời điểm. Lúc này chính là lúc đ ể phát huy sức mạnh của các
nguồn, chính sách bình ổn giá. Có thể giá sẽ cao nhưng nếu có phương án kích c ầu
2
nguồn cung trong nước, giá - sẽ theo xu thế thị trường - đi xuống trong thời gian tới.
(Theo Báo Đại Đoàn Kết ra ngày 24/05/2011).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, quý 1/2011 xu ất khẩu gạo của
Việt Nam đạt 1,93 triệu tấn, trị giá 970 triệu USD, tăng 34% về lượng và 22,7% về
trị giá so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính hết tháng 3/2011 xu ất khẩu gạo của
nước ta đã hoàn thành được 32,2% kế hoạch đặt ra trong năm nay.
Theo Tamnhin.net, th ứ 5 ngày 16/06/2011: “Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi
Bá Bổng khẳng định, hiện tại và tương lai lúa gạo chắc chắn vẫn l à trụ cột chính của

an ninh lương thực quốc gia, nhưng trọng trách này chỉ có thể đạt được bền vững
khi những vùng trồng lúa phải trở thành những vùng phồn thịnh của nông thôn Việt
Nam và phải có thu nhập, lợi nhuận tương xứng. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi
ngành lúa gạo Việt Nam phải hoạch định chiến l ược mới cho phát triển lúa gạo
trong 10 – 20 năm tới và xa hơn”.
Với nhu cầu tiêu dùng thịt lợn cũng như gạo ngày càng tăng, các nhà ho ạch
định chính sách và những nhà sản xuất cần phải có những bằng chứng tin cậy về nhu
cầu thực sự của người tiêu dùng, từ đó họ mới có cơ sở để đưa ra những quyết định
đúng đắn. Trong công tác quản lý kinh tế, để hiểu biết cũng nh ư định lượng được các
yếu tố ảnh hưởng tới lượng cầu hàng hóa nói chung và lư ợng cầu về thịt heo, gạo nói
riêng người ta thường sử dụng mô hình kinh tế lượng. Một khi đã ước lượng được
mô hình kinh tế lượng các nhà hoạch định chính sách và những nhà sản xuất không
những biết lượng cầu của thị trường mà còn xác định được độ co dãn của cầu theo
giá, theo thu nhập và theo các yếu tố khác. Xuất phát từ những vấn đề tr ên, việc chọn
đề tài: “Phân tích nhu cầu tiêu dùng thịt heo và gạo của các hộ gia đình trên địa
bàn thành phố Nha Trang” để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Phân tích nhu cầu tiêu dùng thịt heo và gạo của các hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Nha Trang.
- Xác định độ co giãn của cầu thịt heo, cầu gạo tại Nha Trang theo giá, theo
thu nhập.
3
- Tìm ra sự ảnh hưởng của độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và quy mô hộ
gia đình đến cầu về thịt heo, gạo.
- Kết quả nghiên cứu nhằm góp một phần nào giúp các nhà kinh doanh sản
phẩm thịt heo, gạo tại Nha Trang có cơ sở khoa học hơn trong việc đề ra các chính
sách hợp lí trong kinh doanh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Nghiên cứu hai mặt hàng thịt heo và gạo được tiêu dùng tại Nha
Trang và quan sát các thông tin v ề cầu thịt heo, gạo thông qua người tiêu dùng.

Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian cũng như tài chính vì thế đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng tại các hộ gia đình trên địa
bàn thành phố Nha Trang.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết về cầu hàng hóa đã được
các nhà kinh tế học công bố trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế học vi mô
và một số công trình nghiên cứu về cấu trúc cầu cho sản phẩm thịt heo v à gạo.
Phương pháp định lượng để ước lượng hàm cầu cho thịt heo, gạo v à độ co
dãn của cầu thịt heo, gạo theo các nhân tố ảnh h ưởng quan trọng đến nó.
Dữ liệu cho nghiên cứu này chủ yếu là nguồn dữ liệu sơ cấp, loại dữ liệu là
dữ liệu chéo được thu thập từ việc trực tiếp đi điều tra, khảo sát 430 hộ gia đ ình trên
địa bàn thành phố Nha Trang trong khoảng thời gian từ 24/04 – 24/05/2011. Việc
chọn mẫu sử dụng theo ph ương pháp chọn mẫu thuận tiện.
1.5 Nội dung nghiên cứu.
Bố cục đề tài gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
- Chương 3: Mô hình phân tích.
- Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
4
1.6 Các phần mềm được sử dụng.
Phần mềm Microsoft Excel 2007 được sử dụng để nhập và xử lý số liệu thô,
thực hiện các thống kê mô tả.
Phần mềm Eviews 5.1 được sử dụng để chạy các hàm hồi quy, thực hiện các
kiểm định.
5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết về cầu hàng hóa.
2.1.1 Các khái niệm.

Cầu hàng hóa:
Theo Robert S. Pindyck & Naniel L. Rubinfeld (1999) , (trích trong Phạm
Thành Thái 2008) “Cầu của một hàng hóa, dịch vụ là số lượng của hàng hóa, dịch
vụ đó mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian xác định”.
Quy luật cầu:
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người tiêu dùng thông thường sẽ
mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn vị
hoặc không mua nếu mức giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch
vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này chính là quy luật cầu.
Lượng cầu:
Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách
để mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định c ủa nó và mức giá cả
xác định của các hàng hóa khác gọi là lượng nhu cầu (lượng cầu).
Như vậy, có thể thấy lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị
trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá thể, và vào giá cả của các mặt hàng
khác (nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó), thậm chí vào cả thời
điểm và thời tiết.
Đường cong nhu cầu:
Trong kinh tế học nhập môn, để cho đơn giản, người ta thường giả định rằng
các yếu tố khác như: giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng,
thị hiếu, thói quen tiêu dùng, thời tiết…được giữ không thay đổi, và do vậy chỉ tập
trung quan sát giá cả một mặt hàng với lượng cầu về nó rồi biểu diễn mối quan hệ
này bằng đường cong nhu cầu ( đường cong cầu, đường cầu). Đường này được đặt
trên một hệ trục tọa độ hai chiều với trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị
lượng cầu. Đường cong cầu của một mặt hàng bình thường sẽ dốc xuống phía phải
6
bởi vì quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là quan hệ tỷ lệ nghịch. Giá cả tăng thì
lượng cầu giảm, còn khi giá cả giảm thì lượng cầu tăng lên. Kinh tế học gọi đó là sự
dịch chuyển dọc theo đường cầu. Quan hệ bình thường này đôi khi được gọi là quy

luật cầu: “khi giá một mặt h àng tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi )
thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm xuống”.
Tuy nhiên, hàng hóa Giffen
1
hoặc hàng hóa Veblen
2
như xe hơi cao c ấp,
nước hoa sang trọng… sẽ không tuân theo quy t ắc này. Khi giá cả của chúng tăng,
người tiêu dùng sẽ mua chúng nhiều h ơn.
Nếu như sự dịch chuyển dọc theo đ ường cầu là do mức giá thay đổi trong khi
các yếu tố khác được giả định là không đổi, thì với mức giá cố định c òn các yếu tố
1
Hàng hóa Giffen là những hàng hóa rẻ tiền mà lượng cầu về chúng tăng khi giá của chúng tăng, trái với quy
luật nhu cầu. Chú ý là không phải hàng hóa rẻ tiền nào cũng là hàng hóa Giffen. Và không ph ải hàng hóa nào
mà lượng cầu tăng khi giá tăng cũng là hàng hóa Giffen.
2
Hàng hóa Veblen là những hàng hóa mà lượng cầu về chúng tăng lên khi giá của chúng tăng và lượng cầu
về chúng sẽ giảm nếu giá của chúng giảm.
0
Q
Q
2
Q
1
P
1
P
2
A
B

7
khác (thu nhập và sở thích của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác,…) thay
đổi, cả đường cầu sẽ di chuyển.
Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng:
Khi mức giá không đổi, các yếu tố khác thay đổi, cả đ ường cầu sẽ di chuyển
khiến cầu thay đổi. Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu l à hàng hóa thông
thường hoặc hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng,
lượng cầu mặt hàng này cũng tăng.
Nếu là hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt
hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi. Ví dụ một người thích ăn
cá hồi, nay thu nhập bị giảm sút không với tới nổi cá hồi nữa thì người này chuyển
sang ăn cá ngừ. Cá ngừ trong trường hợp này là hàng hóa thứ cấp đối với người này.
Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa khác:
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, m à
còn từ giá cả của các mặt h àng khác có liên quan. Gi ả định các yếu tố khác không
thay đổi, nếu:
- Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt h àng thay thế
cho nó hạ xuống. Ví dụ, lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống.
- Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt h àng bổ sung
cho nó tăng lên. Ví d ụ, lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in,
v.v tăng lên.
Quan hệ giữa lượng cầu với sở thích hay thị hiếu của ng ười tiêu dùng:
Trong các phần trước, có một yếu tố m à chúng ta giả định được giữ cố định
khi phân tích đường cầu. Đó là thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng. Sở thích
của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi tr ường văn
hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng…
Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi ng ười tiêu dùng thay đổi sở
thích của mình đối với mặt hàng nào đó, th ì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay
đổi theo.
8

Ví dụ, nếu anh ta trở n ên không thích đ ồ uống có ga, và giả định các yếu
tố khác trong đó có giá cả mặt h àng này không đ ổi, thì lượng cầu về đồ uống có
ga sẽ giảm đi.
Quan hệ giữa lượng cầu với quy mô tiêu thụ của thị trường:
Quy mô tiêu thụ của thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến lượng cầu về hàng
hóa đó. Dân số trên thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường.
Có những hàng hóa được hầu hết mọi người tiêu dùng như nước giải khát,
gạo, bột giặt… vì vậy số lượng người mua trên thị trường này rất lớn nên cầu về
mặt hàng này cũng rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho số ít
khách hàng như rượu ngoại, nữ trang cao cấp…do số lượng người dùng những mặt
hàng này tương đối ít nên lượng cầu với những mặt hàng này cũng thấp.
Dân số trên thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường.
Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại mặt hàng đều có thể tăng.
Các yếu tố khác:
Lượng cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như: thời tiết, mùa vụ…cũng có thể là yếu tố noi gương người nổi tiếng hay
hiệu ứng bầy đàn. Ví dụ, lượng người sử dụng Facebook tăng nhi ều khi biết cựu
tổng thống Mỹ Bin Clinton mở tài khoản facebook. Ngoài ra, còn có những yếu tố
mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Thí dụ, cầu về sản phẩm trứng gà và
thịt gà giảm mạnh khi xảy ra dịch cúm H5N1 năm 2001.
Nói chung, khi giá của mặt hàng này thay đổi thì đường cầu của mặt hàng
này sẽ di chuyển dọc trên đường cầu. Đường cầu sẽ dịch chuyển khi các yếu tố khác
có ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa đó thay đổi.
Hàm cầu:
Đường cong nhu cầu chỉ thể hiện đ ược quan hệ giữa l ượng cầu với mức giá
trong khi lượng cầu phụ thuộc v ào nhiều yếu tố khác nữa. H àm số cầu (hàm cầu) là
cách tốt hơn đường cong nhu cầu để thể hiện quan hệ giữa l ượng cầu của một mặt
hàng với các yếu tố quy định nó. Hai h àm nhu cầu dạng đơn giản là hàm cầu Hicks
và hàm cầu Marshall.
9

Hàm cầu Hicks:
Hàm cầu Hicks thể hiện lượng cầu về một mặt hàng là hàm số đồng thời của
giá cả mặt hàng đó và mức thỏa dụng tối thiểu mà người mua muốn nhận được từ
việc tiêu dùng mặt hàng. Biểu diễn dạng công thức toán học, hàm cầu Hicks sẽ là:
Q = f(P, Ū)
Trong đó: Q: lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ.
P: là mức giá cả.
Ū: là mức thỏa dụng cố định.
Hàm cầu Marshall:
Hàm cầu Marshall, còn gọi là hàm cầu Walras, thể hiện lượng cầu về một
mặt hàng là hàm số đồng thời của giá cả các mặt hàng và thu nhập của người mua.
Các hàm cầu thường được biểu diễn dưới dạng một hàm số như sau:
Q
D
= f(P
0
, INCOME, P
S
, P
c,
…) (2.1)
Trong đó: Q
D
: Lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ.
P
0
: Giá của chính hàng hóa ho ặc dịch vụ đó.
INCOME: Thu nhập của người tiêu dùng.
P
S

: Giá của những mặt hàng thay thế.
P
c
: Giá của những mặt hàng bổ sung.

Độ co dãn:
Độ co dãn của cầu theo giá:
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi l ượng cầu của một mặt h àng khi giá cả của
chính nó thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo giá cả.
Phương pháp tính và s ử dụng độ co dãn phổ biến nhất là độ co dãn của cầu
theo giá, được định nghĩa là:
Độ co dãn của cầu theo giá (E
p
) =
% thay doi cua san luong
% thay doi cua gia
Độ co dãn của cầu theo giá là một đại lượng đo độ nhạy của lượng cầu trước
sự thay đổi về giá cả của hàng hoá. Có nghĩa là khi giá cả của chính hàng hóa đó
10
thay đổi 1% thì lượng cầu của nó sẽ thay đổi đi bao nhi êu %. ( chú ý: độ co dãn của
cầu theo giá luôn là một số dương).
Nếu E
p
> 1: Cầu co dãn nhiều. Có nghĩa là khi giá cả hàng hóa đó thay đổi
1% thì lượng cầu sẽ thay đổi lớn h ơn 1%.
Nếu E
p
= 1: Cầu co dãn đơn vị. Có nghĩa là giá hàng hóa đó thay đ ổi 1% thì
lượng cầu hàng hóa đó cũng thay đổi đúng bằng 1%.
Nếu E

p
< 1: Cầu co dãn ít. Có nghĩa là khi giá hàng hóa đó thay đ ổi 1% thì
lượng cầu về hàng hóa đó thay đ ổi nhỏ hơn 1%.
Nếu E
p
= ∞: Cầu co dãn hoàn toàn.
Nếu E
p
= 0: Cầu hoàn toàn không co dãn.
Những yếu tố quyết định độ co dãn của cầu theo giá:
Độ co dãn của cầu theo giá sẽ tương đối cao khi:
- Có sẵn hàng hóa gần giống để thay thế.
- Hàng hóa và dịch vụ chiếm một phần lớn trong ngân sách của người
tiêu dùng.
- Được xem xét trong một giai đoạn dài hơn.
Xem xét cụ thể từng nhân tố trên:
Khi có một số lượng lớn những hàng hóa thay thế sẵn có, người tiêu dùng
phản ứng với mức giá một hàng hóa cao hơn bằng cách mua nhiều h àng hoá thay
thế hơn và mua ít hàng hoá đ ắt tương đối hơn. Vì vậy, chúng ta sẽ dự tính độ co dãn
của cầu theo giá đối với các hàng hoá và dịch vụ tương đối cao với những hàng hoá
thay thế gần giống, nhưng chúng ta cũng dự tính cầu co dãn ít với những hàng hoá
như insulin vì những mặt hàng có ít hàng hoá thay thế gần giống.
Nếu hàng hóa này chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách của ng ười tiêu
dùng, một sự thay đổi giá của h àng hoá sẽ tác động ít với sức mua của mỗi cá nhân.
Trong trường hợp này, một sự thay đổi về giá sẽ có tác động t ương đối nhỏ với
lượng hàng hoá được tiêu dùng. Chẳng hạn, giá muối cao gấp đôi sẽ không có nhiều
tác động lên ngân quỹ của người tiêu dùng. Nhưng khi một hàng hoá chiếm một
phần tương đối lớn trong chi tiêu của cá nhân, một sự tăng giá có tác động lớn với
11
sức mua của họ. H ãy lấy một thí dụ cụ thể, g iả sử một người chi dùng 50% thu nhập

của anh ta hoặc cô ta cho một h àng hoá và giá của hàng hoá tăng gấp đôi. Có vẻ cá
nhân này sẽ liên tục giảm chi tiêu của họ để phản ứng với mức giá cao h ơn khi chi
tiêu với hàng hoá này chiếm phần lớn trong ngân sách c ủa người tiêu dùng. Vì vậy,
cầu sẽ có xu hướng ít co dãn hơn với những hàng hoá chiếm một phần nhỏ trong
ngân sách của một người tiêu dùng và ngược lại sẽ có xu hướng co dãn nhiều hơn
khi những hàng hóa đó chiếm một phần lớn trong ngân sách của ng ười tiêu dùng.
Người tiêu dùng thường có nhiều khả năng lựa chọn thay thế một h àng hoá
khi tính trong một giai đoạn dài hơn. Ví dụ, hãy xem xét tác động của sự tăng giá
xăng dầu. Về ngắn hạn, các cá nhân có thể giảm bớt nhưng không thể giảm nhiều
nhu cầu đi lại của họ. Tuy nhiên, trong một giai đoạn dài hơn, người tiêu dùng có
thể chuyển sang sử dụng các phương tiện tiêu thụ ít xăng hơn hay sử dụng các
phương tiện giao thông công c ộng. Vì vậy, chúng ta sẽ dự tính cầu về xăng dầu
trong dài hạn sẽ co dãn nhiều hơn trong ngắn hạn.
Độ co dãn của cầu theo giá chéo ( Cross-price elasticity of demand):
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi l ượng cầu của một mặt h àng khi giá cả các
mặt hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn chéo của nhu cầu theo giá cả.
Độ co dãn của cầu theo giá chéo giữa h àng hoá j và k được trình bày là:
Độ co dãn của cầu
theo giá chéo
=
% thay doi ve luong cau hang hoa j
% thay doi ve gia hang hoa k
Chú ý là độ co dãn của cầu theo giá chéo n ày không có dấu giá trị tuyệt đối ở
công thức. Trong thực tế, dấu của độ co d ãn của cầu theo giá chéo cho chúng ta biết
về bản chất mối quan hệ giữa hàng hoá j và k. Một độ co dãn của cầu theo giá chéo
là dương nếu một sự tăng giá của h àng hoá k sẽ kéo theo một sự tăng cầu của h àng
hoá j. Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi hai hàng hoá này là hai hàng hoá thay th ế.
Một độ co dãn của cầu theo giá chéo l à âm khi giá của hàng hoá k tăng lên kéo theo
mức cầu của hàng hoá j giảm xuống. Điều này xảy ra khi và chỉ khi hàng hoá j và k
là hàng hoá bổ sung.

12
Vì vậy, độ co dãn của cầu theo giá chéo giữa hai h àng hoá cho chúng ta bi ết
liệu hai hàng hoá này là hàng hoá thay th ế hay hàng hoá bổ sung. Dự tính độ lớn
của độ co dãn của cầu theo giá chéo có thể đ ược các công ty sử dụng trong việc đ ưa
ra những quyết định về sản lượng và giá cả. Chẳng hạn Tập đo àn McDonald có th ể
muốn biết độ co dãn của cầu theo giá chéo giữa bánh sandwich thịt g à và bánh
sandwich Big Mac c ủa hãng. Nếu độ co dãn của cầu theo giá chéo l à 0.5, khi đó giá
của bánh Big Mac giảm 20% dẫn tới số lượng bánh sandwich thịt g à được bán giảm
10%. Độ co dãn của cầu theo giá chéo giữa bánh sandwích Big Mac v à thịt rán kiểu
Pháp là - 9 sẽ chỉ ra rằng giá của thịt rán kiểu Pháp giảm 20% sẽ dẫn tới số l ượng
bánh sandwích Big Mac tăng lên 18 0%. Những thông tin này sẽ rất hữu dụng trong
việc quyết định định mức giá n ào và trong việc lập kế hoạch sản xuất có hiệu quả.
Độ co dãn của cầu theo thu nhập (Income elasticity of demand):
Cầu của một hàng hóa nhất định nào đó không chỉ chịu tác động của giá cả
hàng hóa đó mà còn chịu ảnh hưởng bởi thu nhập của người mua. Độ co dãn của
cầu theo thu nhập đo mức độ phản ứng đó.
Độ co dãn của cầu theo thu nhập là mức độ nhạy cảm về lượng cầu của một
mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi. Độ co dãn của cầu theo thu nhập
được tính như sau:
Độ co dãn của cầu theo thu nhập (E
I
) =
% thay doi cua san luong
% thay doi cua thu nhap
Như trong trường hợp độ co dãn của cầu theo giá chéo, dấu của độ co d ãn
của cầu theo thu nhập có thể âm hoặc dương. Một giá trị dương về độ co dãn theo
thu nhập xảy ra khi một sự tăng l ên về thu nhập dẫn tới một sự tăng l ên về cầu một
hàng hoá. Trong trư ờng hợp này, hàng hoá được gọi là hàng hoá thông thư ờng
(normal goods). Trong thực thế, hầu hết hàng hoá có vẻ là hàng hoá thông thư ờng
(và vì vậy độ co dãn theo thu nhập là dương).

Một hàng hóa được gọi là hàng hóa thứ cấp ( inferior goods) nếu một sự
giảm đi trong thu nh ập dẫn tới một sự tăng lên về lượng cầu hàng hóa. Một sự
xem xét kỹ định nghĩa độ co dãn của cầu theo thu nhập sẽ làm sáng tỏ một hàng
13
hóa là thứ cấp sẽ có độ co dãn theo thu nhập âm. Hàng second hand , hàng có
lỗi trong sản suất và những hàng hóa tương tự là những hàng hóa thứ cấp với
nhiều người tiêu dùng.
Hàng hóa thông thường ( normal goods) gồm có hàng hóa xa xỉ và hàng hóa
thiết yếu. Khi thu nhập tăng, một tỷ lệ thu nhập nhỏ hơn được tiêu dùng cho những
hàng hóa thiết yếu. Điều này có nghĩa là những hàng hóa thiết yếu có độ co dãn
theo thu nhập nhỏ hơn 1. Một tỷ lệ thu nhập tăng lên được tiêu dùng cho những
hàng hóa xa xỉ khi thu nhập tăng. Điều này có nghĩa là khi thu nhập tăng lên 1%
phải kéo theo tiêu dùng cho hàng hoá xa x ỉ lớn hơn 1%. Sử dụng định nghĩa độ co
dãn của cầu theo thu nhập, chúng ta có thể thấy một h àng hoá xa xỉ phải có một độ
co dãn theo thu nhập là lớn hơn 1.
Hãy lưu ý tất cả những hàng hoá xa xỉ là những hàng hoá thông thường trong
khi tất cả những hàng hoá thứ cấp lại là những hàng hoá thiết yếu (nếu điều này
không được phân biệt rõ ràng, hãy lưu ý một độ co dãn theo thu nhập lớn hơn 1 thì
hẳn phải lớn hơn 0 trong khi một độ co dãn theo thu nhập nhỏ hơn 0 thì hẳn phải
nhỏ hơn 1). Hàng hoá thông thường có thể vừa là hàng hoá thiết yếu hoặc vừa là
hàng hoá xa xỉ.
Kết luận:
-Nếu E
I
< 0: Hàng hóa thứ cấp.
-Nếu E
I
> 0: Hàng hóa thông thường.
+Nếu E
I

< 1: Hàng hóa thiết yếu.
+Nếu E
I
> 1: Hàng hóa xa xỉ.
Độ co dãn trong ngắn hạn khác độ co dãn trong dài hạn:
Như đã nêu ở trên, độ co dãn của cầu cũng chịu ảnh hưởng bởi thời gian.
Hay nói rõ hơn là độ co dãn của cầu khi được xem xét trong những khoảng thời
gian khác nhau sẽ không giống nhau. Nếu xem xét độ co dãn của cung hay cầu
trong một thời gian ngắn (một năm hoặc dưới một năm) thì có nghĩa là ta đang xem
xét cung hoặc cầu ngắn hạn. Có thể khẳng định rằng đường cung và cầu trong ngắn
hạn trông rất khác so với đường cung và cầu dài hạn.
14
Đối với nhiều hàng hóa, cầu trong dài hạn co dãn theo giá nhiều hơn trong
ngắn hạn. Một nguyên nhân là người tiêu dùng cần thời gian để thay đổi những thói
quen tiêu dùng của họ.
Mặt khác, đối với một số h àng hóa thì hoàn toàn ng ược lại – cầu trong ngắn
hạn thì lại co dãn nhiều hơn trong dài hạn. Những hàng hóa này (ôtô, tủ lạnh, máy
thu hình hoặc các trang thiết bị đầu t ư cần cho công nghiệp) l à hàng lâu bền, nên
tổng dự trữ mỗi loại h àng trong tay người tiêu dùng tương đối lớn so với sản lượng
hàng năm. Do vậy, một tỷ lệ thay đổi nhỏ trong tổng dự trữ m à người tiêu dùng
muốn nắm giữ cũng có thể gây n ên một tỷ lệ phần trăm thay đổi lớn trong l ượng
mua của họ. Ví dụ, giả sử giá tăng 10%, khiến cho mức dự trữ một hàng hóa mà
người tiêu dùng muốn nắm giữ giảm 5%. Ban đầu, điều n ày sẽ làm cho lượng mua
giảm nhiều hơn 5%. Nhưng cu ối cùng, do dự trữ phải khấu hao (v à thiết bị cần phải
thay mới), cầu sẽ lại tăng, sao cho trong dài h ạn tổng dự trữ hàng hóa cho trước
trong tay người tiêu dùng sẽ thấp hơn mức dự trữ trước khi tăng giá khoảng 5%.
Độ co dãn theo thu nhập trong ngắn hạn cũng khác so với trong d ài hạn. Đối
với hầu hết các loại h àng hóa và dịch vụ, ví dụ như: thực phẩm, đồ uống, nhi ên liệu,
giải trí,…độ co dãn của cầu theo thu nhập trong d ài hạn lớn hơn trong ngắn hạn. Ví
dụ, hãy xem xét tiến triển của việc ti êu dùng xăng trong giai đo ạn kinh tế tăng

trưởng mạnh, khi tổng thu nhập tăng 10%, ng ười tiêu dùng rốt cục sẽ tăng tiêu dùng
xăng của họ - họ có đủ khả năng thanh toán để thực hiện nhiều chuyến đi h ơn và có
lẽ cũng đủ khả năng để l àm chủ chiếc ôtô lớn hơn. Nhưng sự thay đổi tiêu dùng này
sẽ tốn thời gian, và ban đầu cầu chỉ tăng lên chút ít. Vì vậy, độ co dãn trong dài hạn
sẽ lớn hơn trong ngắn hạn.
Mặt khác, đối với hàng hóa lâu bền, tiến trình sẽ ngược lại. Một lần nữa ta
hãy xem xét ví dụ về ôtô. Nếu tổng thu nhập tăng 10%, tổng số ôtô m à người tiêu
dùng muốn có sẽ tăng, chẳng hạn 5%. Nh ưng điều này có nghĩa là việc mua sắm ôtô
hiện tại tăng lên rất nhiều (nếu mức dự tữ là 70 triệu chiếc thì tăng 5% sẽ có nghĩa
là tăng 3.5 triệu chiếc, bằng khoảng 50% cầu thông th ường hàng năm). Cuối cùng,
sau khi người tiêu dùng đã tích lũy được lượng ôtô mong muốn, th ì việc mua ôtô
15
mới chủ yếu để thay thế những ôtô đ ã cũ (số lượng ôtô mua mới này sẽ vẫn nhiều
hơn so với trước vì với một dự trữ ôtô thường kỳ lớn hơn, số ôtô cần thay thế h àng
năm sẽ lớn hơn). Rõ ràng là độ co dãn của cầu theo thu nhập trong ngắn hạn sẽ lớn
hơn nhiều so với độ co dãn này trong dài hạn.
Kết luận:
Nhờ những cơ sở lý thuyết trên, ta có thể đưa ra được mô hình khái niệm về
cầu của một loại sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể n ào đó là một hàm theo các
nhân tố sau:
Q
D
= f(P
0
, I, P
S
, P
c
, PREFERENCE/TASTE, WEATHER, CONSUMER HABIT,
MARKET SIZE,… ) (2.2)

Trong đó:
- Q
D
: Lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ.
- P
0
: Giá của chính hàng hóa ho ặc dịch vụ đó.
- I: Thu nhập của người tiêu dùng.
- P
S
: Giá của những mặt hàng thay thế.
- P
c
: Giá của những mặt hàng bổ sung.
- PREFERENCE/TASTE:Thị hiếu hoặc sở thích của ng ười tiêu dùng.
- WEATHER: thời tiết.
- CONSUMER HABIT: Thói quen tiêu dùng.
- MARKET SIZE: Quy mô th ị trường.

2.1.2 Các dạng hàm cho phân tích nhu c ầu.
Có rất nhiều các dạng h àm cho việc phân tích nhu cầu nhưng với thời gian
và lượng kiến thức còn hạn chế, trong khuôn khổ b ài nghiên cứu này tác giả chỉ
đề cập đến một số dạng h àm cơ bản đó là dạng hàm logarit tuyến tính và hàm
Workinh – Leser.
Những đề tài nghiên cứu thực nghiệm về cầu đầu tiên thường là liên quan
đến việc ước lượng độ co dãn của cầu và dành một ít sự chú ý đến lý thuyết tiêu
dùng (Deaton và Muellbaue, 1980b, p.61) . (Trích Phạm Thành Thái (2008), Tr.16).
16
Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định rõ (thường số lượng là biến phụ thuộc) là
hàm cầu tuyến tính một phương trình theo các tham s ố, mà hàm log kép là d ạng

hàm phổ biến nhất. Ngày nay, dạng hàm này vẫn còn rất phổ biến. Gọi q
it
là số
lượng được tiêu dùng của hàng hóa i tại thời điểm t, p
jt
là giá của hàng hóa j tại thời
điểm t và X
t
là mức chi tiêu tại thời điểm t, phương trình để ước lượng theo dạng
mô hình này là:
ln ln ln ( 2 . 3 )
i j
q e p e X
t
i t i j t i
j
  

Ưu điểm của dạng hàm này là các tham s ố được ước lượng có thể được giải
thích như là độ co dãn
ln / ln
ij it jt
e q p  
(độ co dãn riêng và độ co dãn chéo theo
giá) và
ln / ln
i it t
e q X 
(độ co dãn theo chi tiêu). Dãy j là khác nhau, c ụ thể nó
bao gồm những hàng hóa mà chúng đư ợc giả thuyết là có mối quan hệ với hàng hóa

i. Đo lường của biến chi tiêu X
t
thường được đo lường bằng thu nhập của
người tiêu dùng.
Sự cố gắng thực sự đầu tiên đến việc xác định các hàm cầu đó là sự phân biệt
giữa hành vi trong ngắn hạn và trong dài hạn, theo như mô hình về sự hình thành
nên thói quen trong tiêu dùng c ủa hai tác giả Houthakker và Taylor

s (1966)
(Phạm Thành Thái - 2008). Mô hình này có d ạng là hàm log kép và đư ợc
viết như sau:
ln ln ln ln ( 2 .4 )
1
ij
q c q e p e X
t
it i i jt i
it
j
   


Trạng thái động này được đề cập trong biến tiêu dùng trễ một thời kỳ, q
it-1
,
mà tiêu dùng ở hiện tại phụ thuộc vào sự tiêu dùng ở thời kỳ trước đó. Độ co dãn
trong ngắn hạn là e
ịj
và e
i

, và độ co dãn trong dài h ạn có được bằng việc đặt lnq
i
bằng nhau tại mọi thời điểm, điều này giống như việc ứng dụng dựa vào khái niệm
của điểm cân bằng dài hạn. Khi đó, độ co dãn dài hạn được tính toán từ (2.4) như
sau:
 
1
1
ij ij i
e c

 

 
1
1
i i i
e c

 
. Để phù hợp với sự tối đa hóa độ hữu dụng,
thì tham số c
i
phải nằm giữa 0 và 1. Điều này dường như có được từ tất cả các
nghiên cứu thực nghiệm. (Phạm Thành Thái (2008), Tr.17).
17
Mô hình Working – Leser:
Theo Wen S.Chern – Kimiko Ishibashi – Kiyoshi Taniguchi – Yuki
Tokoyama (2002), hình thức ban đầu của mô hình Working-Leser được thảo luận
bởi Working (1943) và Leser (1963). Trong mô hình Working-Leser sự chi tiêu của

mỗi một hàng hóa chỉ đơn giản là hàm log tuyến tính theo giá và tổng chi tiêu cho
tất cả các mặt hàng. Hàm cầu về sản phẩm có thể được thể hiện như sau:
 

j k
ikikjjiii
Hpxw  loglog
.0
(2.5)
Trong đó:
i, j: là hai sản phẩm thịt heo và gạo.
w
i
: là lượng chi tiêu cho 1 mặt hàng i.
Pj: là giá của hàng hóa j.
x: là tổng chi tiêu cho tất cả các loại hàng hóa.
k
H
: bao gồm các biến giả, với k = 4:
-Gender: giới tính
-Income: thu nhập
-Age: độ tuổi
-Edu: học vấn
Công thức tính độ co giãn của cầu theo mô hình Working – Leser:
Dễ dàng để chỉ ra công thức tính độ co giãn cho mô hình Working – Leser.
Tính co giãn của chi tiêu có thể được biểu diễn như sau:








wi
e
i
i

1
( 2.6)
Lấy đạo hàm của phương trình (2.5) theo log(Pj), ta có thể ước lượng độ co
giãn theo giá chéo nh ư sau:









ji
ji
jiji
e
,
,
,,




với
nji 1, 
(2.7)
Độ co giãn theo thu nh ập trong mô hình Working – Leser:
18
Vì mô hình Working – Leser sử dụng tổng chi tiêu cho tất cả các mặt hàng
được nghiên cứu trong mô hình nên nó không đưa ra được sự đánh giá trực tiếp về
độ co giãn theo thu nh ập. Để ước lượng được sự co giãn theo thu nhập ta khảo sát
phương trình Engel:


k
kk
HPXx  logloglog
10
(2.8)
Trong đó:
x: là tổng chi tiêu cho các mặt hàng trong mô hình (bao g ồm thịt heo và gạo).
X: là tổng chi tiêu về tất cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình.
P: là chỉ số giá Laspeyres cho 2 mặt hàng.
Biến nhân khẩu học và các biến giả khác đều như ở phương trình 2.5. Độ co
giãn theo thu nhập đều có thể ước lượng được từ phương trình 2.5 đến 2.8. Từ
phương trình 2.5 ta có thể ước lượng độ co giãn của chi tiêu như sau:
i
i
i
q
x
x

q
e



Từ phương trình 3.5 ta có thể suy ra được sự thay đổi của chi tiêu khi mà thu
nhập thay đổi:
x
X
X
x
s



. Do đó, độ co giãn theo thu nh ập có thể ước lượng
được như sau:
i
i
i
i
iincomei
q
X
X
q
x
X
X
x

q
x
x
q
see






















)(
(2.9)
2.2 Tóm tắt nghiên cứu liên quan.

Hiện nay ở Việt Nam có rất ít các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
này đặc biệt về sản phẩm thịt heo và gạo, vì vậy việc tham khảo là rất khó khăn.
Tuy nhiên, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình cũng như để tham khảo, học
hỏi các nhà nghiên cứu đi trước em đã tiếp cận và tóm lược nghiên cứu có liên quan
nhất đến đề tài của mình.
19
Đó là nghiên cứu của Thầy Phạm Thành Thái, Khoa Kinh t ế, trường Đại học
Nha Trang (2008). Tác gi ả đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình hàm c ầu sản
phẩm cá hồi của Na Uy ở Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả ở đây là nhằm xây dựng hàm cầu sản phẩm
cá hồi của Na Uy ở thị trường Việt Nam. Xác định độ co giãn của cầu cá hồi theo
giá, theo thu nhập, theo giá các mặt hàng có liên quan.
Phương pháp nghiên c ứu:
Phương pháp chuyên gia, phương pháp th ống kê mô tả và phương pháp kinh
tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này.
Mô hình nghiên cứu:
Mô hình nghiên cứu mà tác giả đề nghị là:
( ) ( ) ln( ) ( )
5 7 5
1 2 3 4 1 1 6 2 3 8 4 9
7
10 6 11 12 8 13 9 14 10 15 11
ln Q ln P I ln Q D D D D D
t t t
t
t t t t t
D D D D D D U
t
t

t t t t t
        
     
         

     
Trong đó:
t
Q
: Nhu cầu cá hồi trong tháng thứ t. (đơn vị tính: tấn/tháng).
t
P
: Giá cá hồi của Na-Uy trong tháng thứ t (đơn vị tính: đồng/kg).
I
t
: Thu nhập thực tế bình quân đầu người trong tháng thứ t (đơn vị tính:
ngàn đồng/người/tháng).
Q
t – 1
: Nhu cầu cá hồi trong tháng thứ t-1. (đơn vị tính: tấn/tháng).
D
t
: Biến giả theo mùa.
U
t
: Sai số ngẫu nhiên.
- Đặc trưng mô hình này là biến sản lượng (Q
t
) là biến nội sinh, có nghĩa là
giá trị của nó được xác định bởi mô hình.

- Các biến độc lập như giá cả, thu nhập, nhu cầu ở thời kỳ trước và các biến
giả theo mùa là biến ngoại sinh.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Kết quả ước lượng hàm cầu như sau:

×