Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá chất lượng đất, nước phục vụ mở rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn việtgap tại xã quảng thắng, thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------------

-----------------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, NƯỚC PHỤC VỤ MỞ RỘNG
VÙNG TRỒNG RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIỆTGAP
TẠI XÃ QUẢNG THẮNG, THÀNH PHỐ THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Khoa học Đất
Mã ngành

: 60.62.15

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

HÀ NỘI - 2012

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn


này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia
đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Viện §ào tạo Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Bộ môn Khoa học đất đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đào tạo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn,
người thầy hướng dẫn hết lòng tận tụy vì học trò.
Tôi xin chân thành biết ơn các thầy cô tại Khoa Tài nguyên và Môi
trường và các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Chi cục Quản
lý chất lượng nông lâm sản thực phẩm – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh Thanh Hóa, Phòng Kinh tế Nông nghiệp - UBND thành phố Thanh
Hóa, UBND xã Quảng Thắng – TP Thanh Hóa đã tạo điều kiện tốt cho tôi
hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cổ vũ tôi
trong suốt quá trình học tập.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

1

MỞ ĐẦU

i

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích, yêu cầu:

3


2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4

2.1

Tiêu chuẩn GAP và ViệtGAP cho xản xuất rau.

4

2.2 Chất lượng đất và nước.

13

2.3

Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam

17

3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.1


Đối tượng nghiên cứu

35

3.2

Phạm vi nghiên cứu

35

3.3

Thời gian nghiên cứu

35

3.4

Nội dung nghiên cứu

35

3.5

Phương pháp nghiên cứu

35

3.6


Chỉ tiêu điều tra và phương pháp xác định

37

4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quảng Thắng, thành phố
Thanh Hóa:

40

4.1.1

Điều kiện tự nhiên:

40

4.1.2

Tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương.

44

4.2


Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Quảng Thắng

44

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


4.2.1

Thực trạng các ngành sản xuất nông nghiệp xã Quảng Thắng

44

4.3

Đánh giá chất lượng đất, nước theo tiêu chuẩn ViệtGAP

49

4.3.1

Tính chất đất trồng rau ở xã Quảng Thắng

49

4.3.2


Đánh giá chất lượng đất tầng mặt

66

4.3.3

Đánh giá chất lượng nước

72

4.4

Đề xuất qui mô trồng trọt (dưới dạng quy hoạch các vùng sản
xuất rau) theo hướng ViệtGAP

75

5

KẾT LUẬN

78

5.1

Kết luận

78

5.2


Kiến nghị

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC

83

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

GAP

Good Agricultural Practice

ICM

Quản lý cây trồng tổng hợp


IPM

Quản lý sâu bệnh tổng hợp

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐT

Tốc độ tăng

TPCG

Thành phần cơ giới

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1


Tên bảng

Trang

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất
(Ban hành kèm theo Quyết định 99/ 2008/ QĐ- BNN ngày 15
tháng 10 năm 2008) [5]

2.2

12

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong
nước tưới (Ban hành kèm theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN
ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn)

13

2.3

Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng

19

2.4

Thống kê diện tích quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn

26


2.5

Hàm lượng một số kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm
phân bón trong nông nghiệp

2.6

Lượng thuốc sử dụng trên diện tích canh tác ở Việt Nam (trước
1990-1999)[28]

4.1

31
32

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính 20082011

45

4.2

Các kiểu sử dụng đất của xã Quảng Thắng

46

4.1

Tính chất lý học của đất phẫu diện QT 01


50

4.2

Tính chất hóa học của phẫu diện QT01

52

4.3

Tính chất lý học của đất phẫu diện QT 02

54

4.4

Tính chất hóa học của phẫu diện QT02

55

4.5

Tính chất lý học của đất phẫu diện QT 03

57

4.6

Tính chất hóa học của phẫu diện QT03


58

4.7

Tính chất lý học của đất phẫu diện QT04

61

4.8

Tính chất hóa học của phẫu diện QT04

62

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi


4.9

Tính chất lý học của phẫu diện QT 05

64

4.10

Tính chất hóa học của phẫu diện QT05

65


4.11

Tính chất đất các LUT có rau xã Quảng Thắng

67

4.12

Chất lượng môi trường nước

73

4.13

Chất lượng nước ngầm

74

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày.
Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của con người. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh
dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán

của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung
cấp 250 - gam rau/ngày (tương đương với 7,5 - 8 kg/tháng hay 90 - 108
kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy, tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650
– 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn
tấn.[26]
Hiện nay tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng,
thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Vì
vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là sản
phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản xuất rau an toàn đang là
yếu tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện nay.
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO - một thị trường lớn với
5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch
nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của
sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm
nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS.
Nguyễn Quốc Vọng).
Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội
nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và
vấn đề an toàn thực phẩm. Trong bốn thách thức trên, “an toàn thực phẩm” là
bài toán khó nhất. Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt –
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


GAP (Good Argicultural Practice) để chứng minh với các nhà nhập khẩu và
người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm nông
sản của Việt Nam. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP sẽ giúp
người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra an toàn

thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ chuẩn bị đồng ruộng, canh tác đến thu
hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì …
Ngày nay với những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại và
sự gia tăng dân số quá mức đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Các nhà
khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang là vấn đề đáng báo động
hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm
đất không những làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng
nông sản mà còn thông qua lương thực, rau quả…ảnh hưởng gián tiếp đến sức
khoẻ của con người.
Việt Nam đang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, hoạt
động khai khoáng ngày càng tăng…là nguyên nhân làm cho môi trường bị
huỷ hoại nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi
trường đất, nước đang là một vấn đề bức xúc của toàn cầu.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, đông dân, có nhiều vùng kinh tế trọng
điểm, với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hóa và dịch
vụ du lịch … nên sự hình thành một thị trường rau quả sạch là hết sức cần
thiết và bức xúc. Xã Quảng Thắng là vùng sản xuất rau chủ yếu cũng cấp cho
thành phố và đang được qui hoạch phát triển mở rộng để phục vụ nhu cấu của
thành phố Thanh Hóa và các vùng xung quanh. Tuy vậy, đất và nước xã
Quảng Thắng đang bị ảnh hưởng của sự phát triển đô thị, các hoạt động sản
xuất, giao thông vận tải, lại gần các bệnh viên lớn của tỉnh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá chất

lượng đất, nước phục vụ mở rộng vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
ViệtGap tại xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích, yêu cầu:
1.2.1. Mục đích:
Thông qua đánh giá chất lượng đất, nước, tập quán canh tác và thị
trường để đề xuất được các vùng đất của xã Quảng Thắng phù hợp cho sản
xuất rau chất lượng cao theo tiêu chuẩn ViệtGAP.
1.2.2. Yêu cầu:
- Đánh giá chất lượng đất, nước của vùng có khả năng sản xuất rau chất
lượng cao theo tiêu chuẩn ViệtGAP từng cho loại rau.
- Đánh quy mô, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ của vùng sản
xuất, hiệu quả của các LUT và các kiểu hình của LUT.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1

Tiêu chuẩn GAP và ViệtGAP cho xản xuất rau.

2.1.1 Tiêu chuẩn GAP
GAP - Good Agricultural Practice- thực hành nông nghiệp tốt. Từ năm
1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ châu Âu (Euro- Retailer Produce
Workinh Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa
người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái
niệm GAP.[32]
Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm

bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không
chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh
trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat),
đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử
dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn
trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v nhằm phát triển nền
nông nghiệp bền vững với mục đảm bảo:
1. An toàn cho thực phẩm,
2. An toàn cho người sản xuất,
3. Bảo vệ môi trường,
4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
a. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật càng tốt, nhằm làm
giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường. Do
đó các biện pháp kỹ thuật được sử dụng là:
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Mangement = IPM).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


+ Quản lý cây trồng tổng hợp (Intergrated Crop Management = ICM).
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits)
trong sản phẩm.
b. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để giảm thiểu: nguy cơ nhiễm
sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc; nguy cơ ô nhiễm hóa học và nguy cơ ô
nhiễm vật lý trong sản phẩm thu hoạch

c. Môi trường làm việc: Cần triển khai các giải pháp: chăm sóc sức khỏe,
cấp cứu, nhà vệ sinh công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân và nâng cao phúc
lợi xã hội để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
d. Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự
cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi
các sản phẩm bị lỗi,
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
* Lợi ích của GAP
- An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim
loại nặng, hàm lượng nitrat) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh,
đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và
ngoài nước chấp nhận,
- Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi
trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn
quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (liên minh châu Âu).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5


2.1.1.1 Tiêu chuẩn GAP về đất
* Theo yêu cầu của EUREPGAP cần có:
- Lịch sử vùng đất:
Có hồ sơ tài liệu về việc đánh giá những rủi ro về an toàn thực phẩm,
sức khỏe của người lao động và môi trường ở các khía cạnh như là vùng đất

trước đây được sử dụng ra sao, loại đất, xói mòn đất, chất lượng và mực nước
ngầm, khả năng của các nguồn nước bền vững, ảnh hưởng đến những vùng
lân cận. Khi việc đánh giá phát hiện một rủi ro không kiểm soát được có nguy
hại đến sức khỏe và môi trường, vùng đất đó sẽ không được sử dụng cho các
hoạt động nông nghiệp.
Mỗi cánh đồng, vườn cây hay nhà lưới phải được xác định rõ ràng, ví
dụ như việc miêu tả, bản đồ, ranh giới và các kí hiệu riêng, tên, số hay màu
được sử dụng trong tất cả ghi chép lưu trữ cho khu vực đó.
- Sơ đồ đất: Loại đất phải được xác định cho mỗi vùng đất dựa trên tiểu
sử đất, việc phân tích hoặc (thuộc khu vực) bản đồ loại đất của khu vực.
- Sự xói mòn đất: có bằng chứng nhìn thấy hoặc hồ sơ của các kỹ thuật
áp dụng trên vùng đất dốc, hệ thống thoát nước, cỏ mọc, các loại phân xanh,
cây và cây bụi ở đường biên của các vùng đất.[33]
2.1.1.2. Tiêu chuẩn GAP về nước
* Theo yêu cầu của EUREPGAP cần triển khai:
- Dự đoán nhu cầu về tưới tiêu
Các số liệu về tính toán phải dựa trên các tài liệu lưu trữ như: máy đo
lượng mưa, lượng nước thoát trên khay trong trường hợp các chất nền được
sử dụng, máy đo lượng nước bốc hơi, máy đo sức căng của nước (phần trăm
độ ẩm của đất) và bản đồ đất.
Phải có hồ sơ về lượng nước mưa thực tế và lượng nước mưa dự đoán
(máy đo lượng mưa).
Chủ trang trại có khả năng chứng minh bằng tài liệu các dữ liệu thông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6


tin nào được dùng để tính toán tỷ lệ nước bốc hơi và được tính như thế nào.
- Phương pháp tưới: hệ thống tưới tiêu được sử dụng là hệ thống hữu

hiệu nhất đối với cây trồng và được chấp nhận cho một nền sản xuất nông
nghiệp tốt và bền vững.
Phải có kế hoạch được ghi lại trên giấy cho thấy sự phác thảo các bước
và các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch đó.
Các hồ sơ lưu phải chỉ ra ngày tháng và lượng nước tưới trên mỗi đồng
hồ hay trên đơn vị tưới tiêu. Nếu chủ trang trại làm việc với chương trình tưới
tiêu, thì lượng nước tưới tiêu thực sự và lượng nước tính toán phải được ghi
chép lưu trữ. Tất cả các trích dẫn về điều luật và giấy phép liên quan đến nông
trại đều phải được lưu trữ.
- Chất lượng nước tưới: không được sử dụng nước thải chưa qua xử lý
để tưới. Bất cứ khi nào sử dụng nước thải đã được xử lý, thì chất lượng nước
thải phải đúng với tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới năm 1989 về việc sử
dụng nước thải an toàn trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Việc đánh giá những nguy cơ ô nhiễm phải xem xét đến nhiễm khuẩn,
ô nhiễm hóa chất vật lý đối với tất cả mọi nguồn nước tưới tiêu.
Việc phân tích rủi ro cần điều chỉnh tần suất cần thiết để phân tích nước
tưới tiêu nếu được thực hiện nhiều lần trong năm.
Phân tích theo nguy cơ, hồ sơ cần ghi lại các sự nhiễm khuẩn liên quan,
các dư lượng hóa học, sự ô nhiễm kim loại nặng…
- Cung cấp nước tưới tiêu: nguốn nước tưới bền vững là nguồn nước
cung cấp đủ lượng nước trong điều kiện bình thường.[33]
2.1.1.3. Tiêu chuẩn GAP về chất lượng sản phẩm
Rau quả an toàn theo hướng GAP khác rau quả an toàn thông thường ở
chỗ: rau quả GAP không chỉ kiểm tra mức độ ô nhiễm (hóa chất, kim loại
nặng, nitrat, vi sinh vật) mà còn đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khép
kín được công nhận bởi một tổ chức quốc tế hay tổ chức trong nước được ủy
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7



quyền thực hiện và đặc biệt là sản phẩm phải được truy nguyên xuất xứ khi
cần thiết.[5]
2.1.2. Tiêu chuẩn ViệtGAP
Vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sức
khỏe của con người, đến sự duy trì và phát triển giống nòi của dân tộc và sự
phát triển bền vững của nông nghiệp nước ta, nhất là khi Việt Nam đã gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để góp phần đẩy mạnh
sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ
tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn ban hành “ViệtGAP- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP) cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam”
ViệtGAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích
nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical
Control

Point:

HACCP),

EUREPGAP/GLOBALGAP

(EUGAP),

FRSHCARE (ÚC) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.
ViệtGAP đáp ứng yêu cầu của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu
thụ đối với sản phẩm rau an quả an toàn.[31]
ViệtGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn
các nhà sản xuất nâng cao hiệu quảm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy

cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình
sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển mua bán rau quả. Những
mối nguy cơ này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và
sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh muốn cung cấp nông sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế
cần áp dụng ViệtGAP và được chứng nhận.
ViệtGAP là một quy trình kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm (VSATTP), dễ áp dụng, ít tốn kém, nhưng hiệu quả cao và thích hợp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


với nhiều loại rau, quả khác nhau. ViệtGAP đã được tổ chức và cá nhân sản
xuất, sơ chế, bảo quản trong lĩnh vực rau, quả góp ý kiến.
ViệtGAP luôn liên hệ với các chương trình chất lượng và an toàn thực
phẩm trong và ngoài nước, tham khảo ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá
nhân để cập nhật nội dung cho phù hợp với yêu cầu mới về an toàn vệ sinh
thực phẩm.
2.1.2.1 Tiêu chuẩn ViệtGAP về đất
a. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
- Vùng sản xuất rau áp dụng theo ViệtGAP phải được khảo sát, đánh
giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà
nước đối với mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau.
Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng
minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.
- Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa, sinh học, vật lý
cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo ViệtGAP.
- Vùng đất trồng rau phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp,

chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập
trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn.
- Vị trí: vùng canh tác phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển rau an
toàn, không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác
thải, nghĩa trang… Phải xa đường quốc lộ ít nhất 100 – 200 m, xa các khu
công nghiệp, phải cách ly với các khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh
viện ít nhất 2 km, không bị ảnh hưởng của các nguồn nước thải thành phố
(cách khu thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m) và nước thải từ hoạt động
công nghiệp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


- Quy mô: Vùng rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị
hành chính là nhóm, tổ, hợp tác xã, ấp, liên ấp hoặc xã.
- Loại đất: Nên chọn các nhóm đất như đất phù sa, đất xám, đất phèn
nhẹ, đất đỏ vàng để trồng rau.
- Độ dốc hoặc địa hình tương đối:
Rau cần trồng tại những nơi có độ dốc không cao, hoặc không dốc (<
8 0), thoát nước, đối với đất đồng bằng rau nên trồng trên những chân đất
có địa hình vàn, họăc vàn cao, họăc cao (đối với rau cạn), địa hình thấp
trũng (đối với rau nước).
- Tầng dầy: Đất cần có tầng dầy lớp đất mặt lớn (>10 cm).
- Thành phần cơ giới đất: Rau ăn lá và rau ăn quả nên chọn loại có
thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Riêng đối với các lọai rau ăn
củ, ăn rễ cần chọn đất cát pha thịt nhẹ (tốt nhất là đất bãi bồi ven sông). Các
lọai rau thủy sinh như rau muống, rau cần... nên trồng ở các chân đất trũng,
thấp, ngập nước.

- Độ phì:
+ Độ chua: Đất trồng rau nên có pH trung tính họăc chua nhẹ (5,5 - 7),
nếu đất quá chua chúng ta cần bón vôi, họăc lân để giảm độ chua, kết tủa
những yếu tố gây độc cho rau.
+ Các chất dinh dưỡng: Nên trồng rau trên những chân đất tốt, giàu
hữu cơ (OM > 2,2 %), P2O5 dễ tiêu > 10 mg/100g đất khoảng 14 mg/100g
đất), có các yếu tố dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu cao. Đối với những nơi đất
nghèo chất dinh dưỡng cần chú ý bón bổ sung các loại phân bón theo yêu cầu.
+ Hàm lượng thuốc BVTV clo hữu cơ < 0,1 mg/kg.
- Xói mòn rửa trôi: Cần chọn những nơi đất ít hoặc không bị xói mòn
để trồng rau, nếu đất có độ dốc cao cần bố trí hệ thống bờ ruộng hợp lý để
chống xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


- Đá lẫn, đá lộ đầu, kết von: Chọn nơi trồng rau tại các chân đất ít đá lộ
đầu, đá lẫn để không làm ảnh hưởng đến việc cơ giới hóa, vận chuyển, thu
hoạch, bảo quản sản phẩm.
- Chế độ làm đất: đất phải được cày bừa kỹ, tơi xốp để bộ rễ có thể phát
triển tốt. Đất cần được làm sạch cỏ, không có các nguồn lây bệnh, đảm bảo
các chỉ tiêu vệ sinh. Đối với đất thịt có thể tiến hành cày sâu, đất cát không
nên cày quá sâu. Đất cần phải tơi xốp, không nên làm đất quả nhỏ, dễ bị đóng
váng sau khi mưa.
Do hệ số sử dụng đất cao nên để tránh sâu bệnh lây nhiễm từ vụ trước
cần có thời gian cho đất nghỉ. Đất trồng rau cần được làm ải, tùy điều kiện cụ
thể, có thể phơi ải trước khi gieo trồng từ 1 đến 10 ngày.
Một số vùng, trên những loại rau khác nhau có thể lên luống với kích
thước phù hợp cho các loại rau và từng thời điểm trồng. Lưu ý cần lên luống

và làm rãnh thuận lợi cho việc cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và chế độ tưới cho
rau. Không nên để luống quá dài, quá cao hoặc quá rộng, không thuận lợi cho
việc chăm sóc.[9]
b. Quản lý đất và giá thể
- Hàng năm phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn
trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Tiêu chuẩn về
kim loại nặng trong đất được trình bày trong bảng 2.1.
- Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này
phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiểm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức
và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép
và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
- Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong
vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện
pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau
khi thu hoạch.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng
trong đất (Ban hành kèm theo Quyết định 99/ 2008/ QĐ- BNN ngày 15
tháng 10 năm 2008) [5]
Mức giới hạn tối đa
TT

Nguyên tố

cho phép (mg/kgđất


Phương pháp phân
tích

khô)
1

Asen (As)

12

TCVN 6649:2000
(ISO 11466:1995)

2

Cadimi (Cd)

2

TCVN 6649:2000
(ISO 11047:1995)

3

Chì (Pb)

70

4


Đồng (Cu)

50

5

Kẽm (Zn)

200

b. Tiêu chuẩn ViệtGAP về nước tưới
- Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Việt Nam đang áp dụng:
+ pH nằm trong khoảng 5,5 - 9 đối với nước mặt, và trong khoảng 6,5 –
8,5 đối với nước dưới đất.
+ BOD5 < 25 mg/l đối với nước mặt,
+ TTS < 80 mg/l,
+ NO3- < 15 mg/l đối với nước mặt và < 45 mg/l đối với nước dưới đất,
+ NH4+ < 1 mg/l đối với nước mặt,
+ Tổng hàm lượng thuốc BVTV < 0,15 mg/l đối với nước mặt,
+ Tổng coliform < 10.000 MNP/100 ml đối với nước mưa.
Tiêu chuẩn của một số kim loại nặng trong nước tưới được ghi trong
bảng 2.2

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12



Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong
nước tưới (Ban hành kèm theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15
tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Mức giới hạn tối đa cho

Phương pháp

phép (mg/lít)

phân tích

Thủy Ngân

0,001

TCVN 5941:1995

2

Cadimi (Cd)

0,01

TCVN 665:2000

3

Arsen (As)

0,1


TCVN 665:2000

4

Chì (Pb)

0,1

TCVN 665:2000

TT

Nguyên tố

1

- Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử
dụng cho tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến,
xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm
tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra
và lưu trong hồ sơ.
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và
kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả
kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu
dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước

phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.[9]
2.2 Chất lượng đất và nước.
2.2.1 Chất lượng đất
Brandy (1974) cho rằng đất là vật thể tự nhiên, lớp mặt của vỏ trái đất,
mà ở đấy cây trồng phát triển và rễ cây có thể tìm kiếm thức ăn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


Khái niệm về chất lượng đất (soil quality) trong sản xuất nông nghiệp
không phải là khái niệm hoàn toàn mới mẻ nhưng vẫn là vấn đề còn nhiều
bàn luận. Nhiều nhà khoa học cho rằng rất khó định nghĩa chính xác và định
lượng chất lượng đất nhưng cũng rất nhiều nhà khoa học lại cho rằng đây chỉ
là một khái niệm cơ bản để mô tả thực trạng, vai trò, chức năng của đất trong
hệ sinh thái nông nghiệp và tự nhiên.
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Hội Khoa học Đất Mỹ
đã cho rằng chất lượng đất được quyết định chủ yếu bởi các thuộc tính cơ
bản mang tính kế thừa của đất như: đá mẹ, quá trình phong hóa, các yếu tố
thời tiết, khí hậu. Gregoric (1994) khẳng định chất lượng đất là sự phù hợp
của đất cho mục đích sử dụng nhất định. Chất lượng đất còn là khả năng của
đất đáp ứng các nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà không làm
thoái hóa đất đai hoặc gây tổn hại đến hệ sinh thái môi trường.
Chất lượng đất hay sức khỏe của đất là một chỉ số lành mạnh về môi
trường, nói lên tình hình chung của các tính chất và quá trình. Thuật ngữ
"sức khỏe của đất" cùng đồng nghĩa với chất lượng đất.
2.2.2 Chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, người ta thường dựa vào các
chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Tính chất vật lý

Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu
cầu tiêu thụ.
Màu sắc: Màu không gây độc hại đến sức khỏe.
Độ đục: Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến
quá trình lọc và khử trùng nước.
Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước
làm cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thối,
mùi hóa học đặc trưng như clo, amoniac, vị chát, mặn, chua,…
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14


Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn chìm (vô cơ và hữu cơ), cặn không
gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước.
Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên,
thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu
này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc
hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm.
2.2.2.2. Tính chất hóa học
Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến
các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan.
Độ axít: Độ axít không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh
hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thải.
Độ kiềm: Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm
nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn.
Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+.
Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ
cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các
thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi.

Clorua (Cl-): Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng
dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận.
Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc
nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức
khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị
chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy.
Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ,
huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan).
Mangan (Mn2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt
nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt.
Ôxy hòa tan (DO): Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15


soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý.
Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết
các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao
phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng.
Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử
dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá
khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô
nhiễm càng nặng.
Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít
bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua
lớn hơn 1,3 mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7 mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng.
Dihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các
chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng
độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu.

Phốt phát (PO43-): Phốt phát làm hóa chất bón cây, chất kích thích tăng
trưởng, chất tạo bọt trong bột giặt, chất làm mềm nước, kích thích tăng trưởng
nhiều loại vi sinh vật, phiêu sinh vật, tảo,… phốt phát gây nhiều tác động
trong việc bảo vệ môi trường.
Nitơ (N) và các hợp chất chứa nitơ (NH4+, NO2-, NO3-): Sự hiện diện
của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của
nguồn nước.
Kim loại nặng và các thành phần độc hại khác: Bao gồm các chất mà chỉ
tồn tại trong nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính
mạng con người, thậm chí gây tử vong, đó là các chất: asen (As), beri (Be),
cadimi (Cd), crôm (Cr), thủy ngân (Hg), niken (Ni), chì (Pb), antimoan (Sb),
selen (Se), vanadi (V).
Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyết tán
rộng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

16


Thuốc diệt cỏ và trừ sâu: Thuốc diệt cỏ và trừ sâu ngoài việc gây ô
nhiễm vùng canh tác còn có khả năng lan rộng theo dòng chảy, gây ra các tổn
thương trên hệ thần kinh nếu tiếp xúc lâu ngày, chúng cũng có thể tích tụ
trong cơ thể gây ra những biến đổi gen hoặc các bệnh nguy hiểm.
Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước,
các vi khuẩn này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc từ
các chất bài tiết. Chỉ tiêu này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức khỏe
mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn nước.
Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và động
vật, chỉ tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thải.
E. Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều

hay ít (nhiễm phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, đôi khi thành dịch bệnh lan truyền.
2.3 Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
2.3.1 Tình hình chung về sản xuất rau tại Việt Nam
2.3.1.1 Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ xa xưa, trước cả nghề trồng lúa
nước, Việt Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất
là các cây thuộc họ bầu bí. Song do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp
lạc hậu và tự túc trong nhiều thế kỷ qua, cho nên sự phát triển rau xanh ở
nước ta kém xa so với trình độ canh tác của thế giới. Những năm gần đây mặc
dù ngành trồng rau có khởi sắc, nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều
ngành khác trong sản xuất nông nghiệp.
Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999 – 2000,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu ngành sản xuất ra đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 là: “ Đáp ứng nhu cầu rau
có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là những vùng dân cư
tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu đạt 690 triệu USD [2].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

17


×