Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá rô phi bền vững tại tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN DUY THÀNH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ RÔ PHI BỀN VỮNG TẠI
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Mã số

: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Huy Điền

Hà Nội - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.

Bắc Ninh, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Duy Thành

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tập thể và cá nhân. Đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành, nhận
dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Huy Điền đã đầu tư nhiều công sức
và thời gian hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết
quả và hoàn thành luận văn.
Thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học thủy sản niên khóa 20102012.
Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện
Nghiên cứu NTTS1.
Lãnh đạo, tập thể cán bộ công chức, viên chức của Trung tâm Khuyến
nông, phòng Nông nghiệp các huyện thị trong tỉnh Ninh Bình, Sở Nông nghiệp
và PTNT Ninh Bình.
Các hộ NTTS trên địa bàn các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh
- Ninh Bình.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các
Thầy (Cô) trong hội đồng chấm bảo vệ luận văn đã chỉ bảo giúp tôi hoàn thiện
luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.
Bắc Ninh, ngày10 tháng 05 năm 2012


Tác giả

Nguyễn Duy Thành

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi


Danh mục hình

viii

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.3

Nội dung nghiên cứu

2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3


2.1

Đặc điểm sinh học cá rô phi

3

2.2

Tình hình nuôi cá rô phi

5

2.3

Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống

14

2.4

Nghiên cứu dinh dưỡng và sử dụng thức ăn nuôi cá rô phi

19

2.5

Nuôi cá rô phi trong ao đất

22


2.6

Thị trường tiêu thụ cá rô phi

25

2.7

Điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

30

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

43

3.1

Đối tượng - địa điểm và thời gian nghiên cứu

43

3.2

Nội dung nghiên cứu

44

3.3


Phương pháp nghiên cứu

44

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

45

4.1

45

Hiện trạng nuôi thủy sản và nuôi cá rô phi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


4.1.1

Hiện trạng phát triển NTTS

45

4.1.2

Hiện trạng nuôi cá rô phi ở Ninh Bình


48

4.1.3

Tình hình sản xuất và thị trường cá giống cá rô phi

59

4.2

Tình hình tiêu thụ cá rô phi

63

4.2.1

Hệ thống tiêu thụ

63

4.2.2

Giá và biến động giá bán cá rô phi thương phẩm tại ao nuôi

65

4.3

Thức ăn được sử dụng cho cá rô phi


67

4.4

Bệnh dịch và biện pháp phòng trừ

68

4.5

Khả năng đầu tư của người dân và tham gia đào tạo tại chỗ về
NTTS

69

4.6

Đánh giá thuận lợi và khó khăn

70

4.6.1

Thuận lợi

70

4.6.2

Khó khăn


71

4.7

Giải pháp nuôi cá rô phi bền vững ở Ninh Bình

73

PHẦN 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

77

5.1

Kết luận

77

5.2

Đề xuất

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC


88

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải chữ viết tắt

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

ĐBSH

Đồng bằng sông hồng

BQ


Bình quân

BTC

Bán thâm canh

CBTS

Chế biến thủy sản

CBXK

Chế biến xuất khẩu



Cố định

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

DT

Diện tích


ĐVPD

Động vật phù du

ĐVT

Đơn vị tính

KTTS

Khai thác thủy sản

KTHS

Khai thác hải sản

KT- XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

QC


Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

SL

Sản lượng

TC

Thâm canh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

TX

Thị xã


UBND

Uỷ ban nhân dân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

2.1

Khẩu phần ăn của cá rô phi ở các cỡ cá khác nhau

2.2

Nhu cầu protein cá rô phi (O.niloticus) giai đoạn cá hương, cá

Trang
4

giống

19


2.3

Chế độ ăn, khẩu phần ăn theo kích cỡ cá

20

2.4

Xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc từ năm 2007-2009

27

2.5

Hiện trạng dân số tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2010

39

2.6

Tiềm năng diện tích các loại hình mặt nước NTTS của các huyện,
thị xã, thành phố tỉnh Ninh Bình

41

4.1

Diện tích NTTS tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2010

46


4.2

Hiện trạng năng suất, sản lượng NTTS tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2005-2010

47

4.3

Diện tích, sản lượng nuôi cá rô phi năm 2010

48

4.4

Diện tích ao nuôi cá nông hộ

49

4.5

Các thông số kỹ thuật điều tra nuôi cá rô phi trong ao đất của các
nông hộ

4.6

51

Hạch toán các mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm trong hệ

thống VAC

57

4.7

Hệ số thức ăn, chi phí thức ăn và giá thành sản xuất cá rô phi

58

4.8

Số lượng cá rô phi đơn tính sản xuất tại Ninh Bình

59

4.9

Diện tích, nguồn nước cấp các cơ sở sản xuất giống tỉnh Ninh
Bình

60

4.10

Giá thành cá rô phi giống thời điểm đầu vụ tại Ninh Bình

61

4.11


Nguồn cá giống và lý do chọn mua cá giống

63

4.12

Khách mua cá tại ao và tại chợ cá đầu mối tỉnh Ninh Bình

64

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


4.13

Giá cá thương phẩm bán buôn và lượng tiêu thụ trong ngày tại ao
nuôi

4.14

65

Kết quả điều tra thời điểm giá cá rô phi thương phẩm giảm trong
năm

66


4.15

Giá một số loại thức ăn năm 2010, 2011 tại Ninh Bình

67

4.16

Kết quả điều tra người nuôi về dịch bệnh và biện pháp phòng trừ

68

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên đồ thị - Biều đồ

2.1

Sản lượng cá rô phi trên thế giới qua các năm

2.2

Tăng trưởng sản lượng cá Rô phi, cá da trơn và cá Hồi giai đoạn
1980-2010


Trang
7
7

2.3

Sản lượng cá rô phi theo các nước và lãnh thổ nuôi năm 2003

10

2.4

Tỷ lệ sản lượng cá rô phi các nước trên thế giới năm 2009

11

2.5

Hiệu quả giá trị kim ngạch xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam
giai đoạn 2005-2008

28

2.6

Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

37


2.7

Cơ cấu GDP năm 2010 tỉnh Ninh Bình

38

4.1

Mật độ thả trong ao nuôi cá rô phi tại huyện Yên Khánh

53

4.2

Mật độ thả trong ao nuôi cá rô phi tại huyện Gia Viễn

53

4.3

Mật độ thả trong ao nuôi cá rô phi tại huyện Nho Quan

53

4.4

Năng suất ao nuôi cá rô phi

53


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) với diện
tích tự nhiên là 1.382,0 km2, có chiều dài bờ biển là 18 km, với 2 cửa sông lớn
là cửa Đáy và cửa Càn; có 18.436 ha đất mặt nước tiềm năng nội địa có thể
phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Là tỉnh có vị trí Địa lý - Kinh tế quan trọng chỉ
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 90 km - Nơi tiêu thụ một khối lượng lớn các
sản phẩm thuỷ sản nói riêng, sản phẩm nông nghiệp nói chung - Đây là những
yếu tố quan trọng đầu tiên cho phát triển ngành kinh tế thuỷ sản của tỉnh.
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Ninh Bình đã và đang có những
bước phát triển chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Tổng sản lượng
thuỷ sản năm 2010 đã đạt 19.987 tấn, giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế năm
2010 đã đạt 429.158 triệu đồng. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở cả hai
vùng nước ngọt và nước lợ, tạo thành những vùng nuôi có diện tích tập trung lớn.
Bên cạnh các đối tượng cá nuôi truyền thống (mè, trôi, trắm, chép…),
trong những năm trở lại đây phong trào nuôi cá rô phi phát triển khá mạnh.
Tuy nhiên phong trào nuôi rô phi vẫn chỉ mang tính tự phát của người nuôi
mà chưa theo một qui hoạch nào. Thực tế thì nghề NTTS tại Ninh Bình cũng
như nuôi cá rô phi còn đang đứng trước nhiều khó khăn: về định hướng, cơ sở
hạ tầng phục vụ NTTS một số vùng nuôi; hệ thống thủy lợi, đường giao thông
và hệ thống điện còn yếu kém. Sản xuất cá rô phi giống trong tỉnh chưa đáp
ứng về số lượng và chất lượng, cá rô phi thương phẩm nhiều thời điểm rất khó
tiêu thụ, người nuôi bị ép bán với giá thấp.
Xuất phát từ những khó khăn của nghề nuôi nuôi trồng thủy sản nói
chung và nghề nuôi cá rô phi nói riêng của tỉnh Ninh Bình chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài:
“Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá
rô phi bền vững tại tỉnh Ninh Bình”.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng nuôi cá rô phi tại Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá rô phi bền vững tại tỉnh
Ninh Bình.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình.
- Tiềm năng, hiện trạng NTTS, nuôi cá rô phi tại Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá rô phi bền vững tại tỉnh
Ninh Bình.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học cá rô phi
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược
Perciformes. Cho đến năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi,
hiện nay con số đó khoảng 100 loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế.
Theo thống kê của FAO (2002), trong mấy thập kỷ gần đây có 3 loài phổ

biến; cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá rô phi xanh (Oreochromis
aureus), cá rô phi đen (Oreochromis mosambica), sản lượng rô phi trên thế
giới của 3 loài này chiếm chủ yếu, trong đó sản lượng rô phi vằn chiếm tới
83% tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới. Cá rô phi vằn được coi là loài có
nhiều ưu điểm bởi chúng có khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường
nước khác nhau chịu được chất lượng môi trường nước kém như nước thải, ít
bị bệnh dịch và thịt thơm ngon. Đặc biệt chúng có thể chịu đựng được điều
kiện môi trường oxy hòa tan thấp.
Tính ăn: Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và
môi trường nuôi. Cá rô phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ
yếu là tảo và 1 phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn cá con từ
cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du (ÐVPD) và 1 ít thực
vật phù du (TVPD). Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ
yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo
xanh, tảo lục mà 1 số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô
phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm
nông nghiệp khác.
Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám
gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá ... và các phụ phẩm nông nghiệp
khác. Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao
(18-35% Protein).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần
tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na chỉ có một điều khác là
thức ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này rất có ý

nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi. Để cụ thể hơn về khẩu
phần ăn của cá rô phi ở các kích cỡ khác nhau chúng tôi thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Khẩu phần ăn của cá rô phi ở các cỡ cá khác nhau
Cỡ cá (gam/con)
Khẩu phần ăn (% khối lượng cơ thể)
0–5
30 giảm xuống 20
5 – 20
14 giảm xuống 12
20 – 40
7 giảm xuống 6,5
40 – 100
6 giảm xuống 4,5
100 – 200
4 giảm xuống 2
200 – 300
1,8 giảm xuống 1,5
(Nguồn Melard và Philipart, 1981, Trích dẫn của Taco, 1988)
Nhu cầu oxy hòa tan (DO): Cá rô phi có thể chịu được mức oxy hòa
tan 0,1mg/lít [61]. Khi DO trong nước dưới 1mg/lít chúng có thể sử dụng oxy
trong không khí [39]. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá giảm sẽ phụ thuộc thời
gian kéo dài tình trạng oxy hòa tan trong nước thấp. Cá rô phi sống được
trong bể nước có giá trị DO 1,2mg/l trong thời gian 36 giờ nếu nước được duy
trì chất lượng tốt [36].
Nhiệt độ: Là một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển của cá. Cá rô phi là loài cá có nguồn gốc
nhiệt đới nên khả năng thích nghi với nhiệt độ cao tốt hơn nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ giới hạn cá rô phi rất rộng từ 11-420C. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh
trưởng phát triển của cá vào khoảng 28-300C. Ở nhiệt độ thấp hơn 15,50C cá
rô phi ngừng hoạt động và hoàn toàn ngừng ăn [36].

PH: Trong NTTS, pH của nước từ 6,5-8,5 được coi như là phù hợp cho
các loài cá nuôi. pH ảnh hưởng tới tính độc của amonia, nitrit và hydrogen
sulfphile. pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hướng tới sức khỏe cá. Ngưỡng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


pH giới hạn của cá rô phi nằm trong khoảng từ 4-11 [39]. Ngưỡng pH thích
hợp 6,5-9[69].
Độ mặn: Cá rô phi thích nghi ở độ mặn rộng. O.Niloticus có thể sống ở
độ mặn 13-29‰ (Philippart và Ruwet, 1982). Môi trường có độ mặn 5-10‰
là thích hợp cho cá rô phi vằn phát triển (Sucresh và Lin, 1992).
Đặc điểm sinh sản: Cá rô phi là loài cá thành thục và sinh sản trong
điều kiện bình thường ao nuôi mà không cần tác nhân kích thích sinh sản. Cá
rô phi O.Niloticus đực đào hố ở đáy ao, cá cái đẻ trứng vào hố cùng thời điểm
đó cá đực tưới tinh dịch vào trứng của cá cái. Sau khi trứng đã thụ tinh cá cái
nhặt trứng vào miệng và ấp trong miệng. Mỗi cá cái trung bình đẻ từ vài trăm
đến 2.000/lứa. Thời gian ấm tính từ khi cá cái nhặt trứng từ ổ để ấp trong
miệng đến khi thành cá bột khoảng 10 ngày. Thời gian ấp tùy thuộc nhiệt độ
nước, ở nhiệt độ 300C thời gian kéo dài khoảng 3 ngày. Sau khi nở cá bột tiếp
tục được cá mẹ bảo vệ đến khi cá con tiêu hết noãn hoàng thì chúng sống độc
lập [60].
2.2. Tình hình nuôi cá rô phi
2.2.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau
những loài cá chép (Fitzsimmons, K và Gonznlez, P, 2005). Sản lượng cá rô
phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo, nghề nuôi cá rô

phi cũng được cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo.
Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng
đang ngày càng cạn kiệt (WFC 2003). Sản lượng cá rô phi đã tăng lên hơn 4
lần từ năm 1990 đến 2003, từ 400.000 tấn lên 1,6 triệu tấn và năm 2004 là 1,8
triệu tấn. Sản lượng cá rô phi chủ yêu nuôi tập trung ở các nước Châu Á
Trước 1970, cá rô phi đóng góp vào tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản
thế giới là rất ít, khoảng 1% tổng sản phẩm. Ví dụ, sản lượng cá rô phi năm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


1969 chỉ có 24.633 tấn, chiếm 0,76% tổng sản lượng thủy sản (3.238.079 tấn)
(FAO, 2004). Trong giai đoạn này, rất ít quốc gia nuôi cá rô phi. Năm 1950
chỉ có 7 nước nuôi cá rô phi, đến năm 1969 có thêm 5 nước. Đài Loan, Trung
Quốc, Ai Cập, Nigeria, Israel và Thái Lan là những nước nuôi nhiều nhất.
Nguyên nhân của sản lượng cá rô phi trên thế giới trong giai đoạn này thấp
chủ yếu do nuôi cá rô phi là phần riêng biệt trong NTTS, nó không nằm trong
hệ thống cung cấp thực phẩm trong hầu hết các nước.
Từ năm 1970 đến 1990, nuôi cá rô phi phổ biến dần trên toàn thế giới.
Số nước nuôi cá rô phi tăng lên đến 78 nước vào năm 1990 (FAO, 2004). Tuy
nhiên, sản lượng rô phi của nhiều nước còn rất thấp. Theo số liệu của FAO,
trong số 78 nước có 40 nước có sản lượng thấp hơn 100 tấn/năm. Sản lượng
cá rô phi tăng dần đến 383.654 tấn vào năm 1990, chiếm 2,28 % tổng sản
lượng NTTS vào năm đó (FAO, 2004). Trong thời kỳ này, tăng trưởng sản
lượng cá rô phi trung bình vào khoảng 14,2% (M. EL-Sayed, 2006).
Từ năm 1990 đến nay, nuôi cá rô phi đã phát triển rộng ở hơn 100
nước. Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới đang
tiếp tục tăng một cách ngoạn mục, trong đó sản lượng nuôi chiếm 70%. Sản

lượng cá rô phi vào năm 2002 tăng hơn 390% so với sản lượng vào năm 1990
là 1.505.804 tấn (FAO, 2004).
Trong giai đoạn 5 năm từ 2003-2007, sản lượng cá nuôi tăng đến
60%, từ 1,58 triệu tấn lên 2,51 triệu tấn. Sản lượng cá rô phi nuôi năm 2009
đã vượt quá 3 triệu tấn đến năm 2010 đạt 3,7 triệu tấn.
Nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất thế giới là Trung Quốc, chiếm
đến 45% tổng sản lượng toàn cầu. Các nhà sản xuất lớn khác đáng chú ý có
Ai-cập,

Inđônêxia,

Philippin, Thái Lan,

Braxin, Đài Loan,

Honđurat,

Côlômbia, Êcuađo, ... Trong sản lượng cá rô phi nuôi, loài rô phi vằn
Oreochromis niloticus chiếm đến 85%.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Sản lượng cá rô phi khai thác tự nhiên năm 2007 đạt 769.900 tấn,
tăng khá mạnh so với 689.700 tấn năm 2003.
Sản lượng
(Nghìn tấn) 4.000
3.500

3.000
2.500
2.000
1.500
1.000
500
0
Năm Năm Năm
2003 2004 2005

Năm Năm Năm Năm
2006 2007 2008 2009

Năm
2010

Hình 2.1. Sản lượng cá rô phi trên thế giới qua các năm

Hình 2.2. Tăng trưởng sản lượng cá Rô phi, cá da trơn và cá Hồi giai đoạn
1980-2010

(Nguồn Fitzsimmons - Global Outlook for Aquaculture Leadership,
Kualalumpur 2010)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Châu Á

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi.
Các hình thức nuôi rất đa dạng, từ những ao nhỏ sau nhà, nuôi quảng canh,
quảng canh cải tiến cho đến thâm canh và siêu thâm canh. Quốc gia này có
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá rô phi nhanh nhất thế giới, tăng gần 3 lần
trong năm 2000 so với năm 1999 (tương ứng 13.492 tấn và 5.728 tấn). Năm
2009, sản lượng cá rô phi của Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau
khi chững lại do mùa đông khắc nghiệt vào năm 2008. Sản lượng ước tính đạt
1,15 triệu tấn, tăng gần 4% so với 1,11 triệu tấn năm 2008. Theo dự đoán, về
lâu dài sản lượng cá rô phi của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu
cầu NK của nhiều thị trường thế giới, trong đó mạnh nhất là Mỹ,
thị trường chiếm đến 70% tổng XK cá rô phi của Trung Quốc. XK cá rô phi
của Trung Quốc năm 2009 tiếp tục tăng, đạt khoảng 259.000 tấn, tăng 15% so
với năm 2008, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra khá gay gắt. Tuy
vậy, cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến giá xuất của
Trung Quốc. Đơn giá XK năm 2009 bị giảm mạnh, chỉ còn
2,75USD/kg, giảm 16% so với năm 2008. Điều này giải thích tại sao tổng
giá trị XK cá rô phi của Trung Quốc giảm nhẹ trong năm 2009, đạt
khoảng 710 triệu USD, mặc dù khối lượng XK tăng kỷ lục.
Sản lượng cá rô phi của Philippin, Ðài Loan trung bình đạt 110.000
tấn/năm. Cá rô phi của Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm
nguyên con đông lạnh và phi lê, còn Philippin chủ yếu xuất sang thị trường
Nhật với sản phẩm sashimi và phi lê. Các công ty nuôi cá rô phi ở Ðài Loan
có xu hướng chuyển hướng đầu tư vào Trung Quốc do các điều kiện trong đại
lục thuận lợi hơn nên giá thành sản xuất sẽ thấp hơn.
Các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan là cá nguyên con đông lạnh
và phi lê đông lạnh. Nghề nuôi cá rô phi ở Inđônêxia và Việt Nam đang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8



phát triển, sản lượng đạt được mỗi năm khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu
thụ nội địa.
Châu Mỹ
Cá rô phi du nhập vào Châu Mỹ năm 1947, xong cho đến năm 1975
nghề nuôi cá rô phi mới thực sự phát triển mag tính hàng hóa. Ngày nay, cá rô
phi đã được nuôi ở hầu hết các nước Châu Mỹ. Hình thức nuôi đa dạng từ
nuôi quảng canh trong các hồ chứ đế nuôi siêu thâm canh với năng suất 100
kg/m3 [41].
Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp nuôi cá rô phi phát triển mạnh
mặc dù sản lượng không nhiều (7.500 tấn, 2003 ). Quốc gia sản xuất cá rô phi
nhiều nhất châu Mỹ là Mêhicô (110.000 tấn, 2003) kế đến là Braxin (75.000
tấn, 2003). Hai quốc gia này có thị trường nội địa mạnh, đặc biệt là nhu cầu
tiêu thụ cao ở Sao Paulo, Rio de Janeiro (Braxin). Braxin là quốc gia có tiềm
năng phát triển nuôi cá rô phi do hội tụ các điều kiện thuận lợi về nguồn nước,
khí hậu nên giá thành sản xuất thường thấp dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm cá rô phi của nước này trên thị trường thế giới.
Ecuađo, một quốc gia sản xuất tôm nổi tiếng nhưng trong những năm
gần đây đang đối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng-WSSV) đã
chuyển sang phát triển nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi
trường, khi môi trường tốt hơn họ lại tiến hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi xen kẽ
tôm-cá đã chứng tỏ được hiệu quả. Một quốc gia khác là Pêru tuy mới phát
triển nuôi cá rô phi (dự tính sản lượng đạt 3.000 tấn vào năm 2005) nhưng có
nhiều triển vọng trong tương lai.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9



Hình 2.3. Sản lượng cá rô phi theo các nước và lãnh thổ nuôi năm 2003

(Nguồn: theo Fitzsimmons, K. và Gonzalez, P., 2005)
Châu Phi
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi lại
chỉ mới bắt đầu phát triển ở châu lục này. Ai Cập là nhà sản xuất cá rô phi lớn
nhất, đạt sản lượng 200.000 tấn (năm 2003), chiếm 90% sản lượng cá rô phi
của châu lục. Trong đó, có một sản lượng đáng kể cá được khai thác từ tự
nhiên. Zămbia có kế hoạch mở rộng nuôi cá rô phi theo mô hình tổng hợp heo
cá, loài được nuôi là cá rô phi địa phương Oreochromis andersonii và cá rô
phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này, mặc dù mang lại hiệu quả
nhưng chất lượng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
Ghana và Nigiêria vừa thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và
được quản lý tốt. Mục tiêu là tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU.
Malauy có một vài trang trại nhỏ, chủ yếu nuôi các loài cá bản địa O. lodole,
O. Karonga, O. squamipinnis và O. shiranus. Các quốc gia Kenya, Uganda,
Tanzania, Môzămbic, Namibia, Botswana, Angola đều có sản lượng cá rô phi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


nuôi không đáng kể và các quốc gia này cũng đang có kế hoạch phát triển
nuôi cá rô phi.
Châu Âu
Sản lượng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất ít do khu vực này có nhiệt độ
thấp không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nước nuôi nhiều nhất với sản
lượng đạt khoảng 300 tấn/năm. Cá rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ,

Tây Ban Nha, Ðức, Pháp và Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các
quốc gia này tăng lên, cá rô phi được bày bán ở nhà hàng và hệ thống siêu thị
nhằm phục vụ cho một bộ phận dân cư có nguồn gốc từ châu á (Erik
Roderick, 2003).
Trung Ðông
Ả Rập Xê út, Cô oét và Lebanon nuôi cá rô phi trong môi trường nước
mặn nên loài nuôi phổ biến là O.spiluris. Do thiếu nguồn nước nên các hoạt
động nuôi thường bị giới hạn trong khi nhu cầu và giá bán cá rô phi rất cao.
Trung Quốc

Colombia 1%
Malaixia 1%

Các nước khác 8%

Ai Cập

Trung Quốc 45%

Đài Loan PC 3%

Inđônêsia

Braxin 4%

Philippin
Thái Lan

Thái Lan 7%


Braxin
Đài Loan PC

Philippin 10%

Malaixia
Colombia

Inđônêsia 10%
Ai Cập 11%

Các nước khác

Hình 2.4: Tỷ lệ sản lượng cá rô phi các nước trên thế giới năm 2009

(Nguồn: BNN&PTNT;Cục nuôi trồng thủy sản 2009)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


2.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam
Ở Việt Nam cá rô phi được nuôi từ những năm 1950, ban đầu là loài rô
phi đen (O.mossambicus) được nhập vào Việt Nam từ Thái Lan. Đây là loài
cá ăn tạp, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả môi trường nước ngọt và
nước lợ nhưng lại có rất nhiều nhược điểm như thành thục sớm, chậm lớn, có
màu đen xẫm, cỡ cá nhỏ, chịu đựng điều kiện nhiệt độ thấp kém, năng suất
nuôi có giá trị thương phẩm thấp nên giá trị kinh tế của loài này thấp.
Đến năm 1973, cá rô phi vằn (O.niloticus) được nhập vào nước ta từ

Đài Loan thay thế cho cá rô phi đen. Trong thời gian đầu, cá rô phi vằn lớn rất
nhanh, thịt thơm ngon, nên đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận và trở
thành loài cá nuôi kinh tế quan trọng trong các loại thủy vực khác nhau. Tuy
nhiên, những năm sau đó do việc giữ giống thuần thiếu thận trọng đã để cá rô
phi vằn và cá rô phi đen tạp giao trong các hệ thống nuôi tạo ra con lai cũng
mang đặc điểm chậm lớn, cỡ cá nhỏ và giá trị thương phẩm thấp. Do vậy
nghề nuôi cá rô phi không phát trưởng được và sản lượng cá rô phi sút giảm
đáng kể.
Để có thế khôi phục phát triển nghề nuôi cá rô phi nước ta, năm 1994,
Viện nghiên cứu NTTS I nhập 2.150 con cá rô phi giống dòng GIFT, 1000
con rô hi dòng Ai Cập, và cá rô phi dòng Tái ICLARM (trung tấm quốc tế về
bảo vệ nguồn lợi thủy sản), Philippines. Năm 1996, Viện nghiên cứu NTTS I
và II tiếp tục nhập 8.700 cá rô phi giống từ Philippnes (Eknath, Ambekar và
Belen Acosta, 1998). Ngay sau đó, cá dòng GIFT , dòng Thái, dòng Ai Cập
và dòng Việt (Dòn cá nhập nội từ Đài Loan năm 1973) được nuôi thử nghiệm
so sánh đánh giá về tốc độ tăng trưởng ở Viện nghiên cứu NTTS I, Viện
nghiên cứu NTTS II và nhiều địa phương khác trên cả nước. Kết quả cho
thấy, các dòng GIFT có sức tăng trưởng cao hơn các dòng khác [9].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


Hiện nay, sản lượng cá rô phi của Việt Nam đạt khoảng 20-30 nghìn
tấn (năm 2004) chiếm khoảng 3% tổng sản thủy sản cả nước ta (967.502 tấn).
Nhưng trên thực tế tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều do sản phẩm cá rô phi của nước
ta chủ yếu phục vụ tại chỗ đáp ứng nhu cầu nội địa. Hình thức và phương
thức nuôi cá rô phi của nước ta rất đa dạng như nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi
nước thải, nuôi công nghiệp, nuôi kết hợp với vịt, lúa, nuôi lồng trong các loại

thủy vực khác nhau từ Bắc vào Nam.
Từ năm 2002, Bộ thủy sản (cũ chưa sát nhập) mới phát động phong
trào nuôi cá rô phi xuất khẩu. Năm 2003, sản lượng cá rô phi nuô của cả nước
mới hỉ đạt khoảng 30 nghìn tấn và chỉ xuất gần 120.000 USD phi lê cá rô phi
đông lạnh, chiếm vị trí rất khiêm tốn so với các nước xuất khẩu khác (TQ
xuất khẩu hơn 85 triệu USD-Bộ thủy sản cũ). Trong thời gian, cá rô phi được
định hướng là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Tuy nhiên, khả năng cung cấp nguyên liệu của nước ta hiện nay chưa
đáp ứng được nhu cầu cho chế biến xuất khẩu do kích cỡ cá nuôi còn nhỏ.
Đến năm 2010, Việt Nam có thể sản xuất được 200.000 tấn cá rô phi thương
phẩm, trong đó khoảng 50% xuất khẩu.
Theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 - 2015,
Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt ra mục tiêu mở rộng diện tích nuôi cá rô phi là
59.159 ha, sản lượng đạt 300.000 - 350.000 tấn/năm trong đó tiêu thụ nội địa
chiếm 70% và 30% giành cho xuất khẩu. Hàng loạt các đề tài nghiên cứu, các
dự án thí điểm nuôi cá rô phi đã được tiến hành ở Miền Nam, miền Bắc và đã
đạt được một số thành tựu khả quan về sản xuất giống, nâng cao chất lượng
giống, sản xuất thức ăn cho cá rô phi và kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


2.3. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống
2.3.1. Tình hình sản xuất giống, công nghệ sản xuất giống trên thế giới
Cá rô phi là loài cá thành thục và sinh sản trong điều kiện bình thường
ao nuôi mà không cần tác nhân kích thích sinh sản. Ban đầu nguồn cá rô phi
giống cung cấp cho nuôi thương phẩm được lấy từ tự nhiên [60]. Do nhu cầu
con giống ngày càng cao người ta tiến hành sản xuất giống cá rô phi. Có hai

phương pháp sản xuất giống cá rô phi: Sản xuất giống cá rô phi trong ao và
sản xuất giống trong giai.
Pillay (1990) [60] mô tả kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi trong ao đất.
Cá bố mẹ đã thành thục được thả chung trong một ao đã chuẩn bị sẵn và cho
ăn hằng ngày. Trong thời gian này cá tự sinh sản trong ao, sang tháng thứ 2
chuyển cá bố mẹ sang ao khác và dùng ngay ao cho đẻ làm ao ương cá bột.
Quá trình nuôi vỗ, cho đẻ tiếp tục được lặp lại ở ao kế tiếp. Nhược điểm
phương pháp này là kích cỡ cá giống không đồng đều mặt khác do kích cỡ cá
ương không đều nên có hiện tượng những con lớn tấn công con nhỏ hơn. Để
hạn chế nhược điểm này hàng ngày người ta tiến hành vớt cá bột khi hấy
chúng bơi thành đàn trong ao rồi chuyển sao ao ương riêng. Phương pháp cho
sinh sản cá rô phi phi trong ao đất dễ áp dụng, giá thành sản xuất rẻ nên được
áp dụng nhiều nước như ở Trung Quốc, Thái Lan, Phillipines…[60],[66].
Phương pháp sản xuất giống trong giai, lồng được áp dụng trong ao đất,
các mặt nước hở. Giai được làm bằng lưới nylon 10x2x1 m. Mật độ thả cá bố
mẹ 4 con/m2, tỷ lệ đực cái là 1:3. Khi thấy cá bột xuất hiện tiến hành thu cá
bột đưa sang ương trong giai kích cỡ 10x2x1,5 m, mật độ khoảng 1000
con/m2. phương pháp này ưu điểm là quản lý tốt sự sinh sản đàn cá bố mẹ
được áp dụng trong chọn giống và tạo ra con lai toàn đực ở nhiều nước trong
đó có Việt Nam [60], [66].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


Nuôi cá thương phẩm bằng con giống lấy từ tự nhiên và cá thuần để
nuôi thường chậm lớn và không kiểm soát được mật độ do thành thục sớm, dễ
sinh sản tự nhiên trong ao nuôi. Trong quá trình ấp trứng trong miệng cá cái
thường ngừng tăng trưởng [51],[60], [66]. Để nâng cao tốc độ lớn của cá nuôi

và việc kiểm soát mật độ thả dễ dàng người nuôi cá rất quan tâm đến sử dụng
các đàn cá rô phi đơn tính đực. Nuôi cá rô phi đơn tính do cá không có khả
năng sinh sản, giúp kiểm soát được quần đàn cá trong ao, cá có thể tận dụng
tốt dinh dưỡng cho sinh trưởng. Để tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực có
nhiều phương pháp khác nhau: (a) Chọn cá đực, cá cái riêng biệt dựa vào
khác biệt hình thái bên ngoài giữa cá đực và cá cái, (b) chuyển giới tính bằng
hormone, (c) phương pháp lai xa và tạo cá siêu đực [60], [62], [63], [64], [66].
Tạo ra đàn cá đơn tính đực băng cách loại bỏ cá cái dựa vào quan sát bộ
phận sinh dục ngoài bằng mắt thường là phương pháp sơ khai, đơn giản, tốn
nhiều nhân công, chỉ thực hiện khi đã phân biệt rõ cá đực, cá cái bằng hình
thái ngoài (khi cá đạt cỡ 5-10g/con). Sự chính xác phương pháp này thấp và
phụ thuộc tay nghề của người chọn [50], [67], [68]…Theo Mires (1995) [57]
đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Israel trong những năm 1970.
Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương pháp này để
sản xuất cá rô phi đơn tính đực [58].
Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hormone được áp dụng
rộng rãi trên thế giới trong vòng 20 năm gần đây, cá rô phi 5-7 ngày tuổi sau
khi tiêu hết noãn hoàng được cho ăn thức ăn có trộn hormone (thường dùng
17α-Methyltestosterone, liều lượng 60mg/kg thức ăn) trong khoảng thời gian
21 ngày. Công nghệ này tương đối đơn giản, dễ áp dụng và đầu tư thấp hơn so
với phương pháp lai xa và chọn cá đực bằng tay. Kết quả ổn định, tạo đàn cá
có tỷ lệ đực khá cao đạt 92%-100%. Hiện công nghệ này được áp dụng khá
phổ biến trong sản xuất rô phi đơn tính đực ở Thái Lan, Phillippines, Braxil,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


Israel, trung quốc [54], [64]. Tuy nhiên những lo ngại về ảnh hưởng của

hormone sử dụng đến môi trường và sức khỏe con người đã thúc đẩy việc tìm
kiếm các công nghệ khác tạo cá rô phí đơn tính đực [60].
Công nghệ lai xa và công nghệ cá siêu đực được xây dựng trên cơ sở
khoa học di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi. Hicking (1960) (trích bở
Pillay, 1990) cho lai hai loài O.urolpis O.hurnorum với O.mossambicus tạo ra
thế hệ con đơn tính đực, các nghiên cứu sau này được tiến hành trên nhiều
loài khác nhau: T.nilotica X T.nornorum (Pruginin and Kanyike, 1960),
T.nilotica X T.aurea (Fishelson, 1962), T.nilotica X T.variabillis, T.spilurus
niger X T.hornorum, T.vulcani X T.hornorum, T.vulcani X T.aurea,
T.nilotica X T.macrchir (Lessent, 1968). Lai xa ngoài tạo ra thế hệ con lai
toàn đực, thì lai xa còn cải thiện tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh [66].
Tuy nhiên, tỷ lệ đực ở đàn con lai dao động 70-100% và phụ thuộc vào mức
độ thuần chúng cá bố mẹ. Tỷ lệ đực cái còn có sự khác biệt khi sử dụng các
loài khác nhau. Do vậy, ngay ở Trung Quốc, Đài Loan, Israel mới được sử
dụng ở một phạm vi nhất định. Để có đàn cá toàn đực vẫn phảo kết hợp lai xa
với công nghệ chuyển đổi giới tính có điều chỉnh thời gian và hàm lượng
hormone trong thức ăn hoặc tiến hành chọn cá đực bằng tay ở đàn cá lai khi
cá giống đạt cỡ 10-20 g/con.
Gần đây, dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi bằng
việc tạo ra các cá cái giả (XY) và kỹ thuật lai phân tích hướng tới tạo hàng
loạt cá rô phi đực có kiểu gen giới tính (YY). Khi sử dụng cá siêu đực (YY)
sinh sản với cá cái thường (XX) tạo đàn cá toàn đực (XY). Tuy nhiên, tỷ lệ cá
đực tạo ta không ổn định, khác nhau trên từng cá cái.
Trong vòng 20 năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành những nghiên
cứu nhằm nâng cao chất lượng giống cá rô phi, đặc biệt nâng cao tốc độ sinh
trưởng, khả năng chịu lạnh và khả năng chịu mặn của cá thông qua chọn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16



×