Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

PHƯƠNG án tóm tắt đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT cồn đăk tô CÔNG SUẤT 50 000 tấn SP năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.45 KB, 18 trang )

APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

C.TY CP NSTP QUẢNG NGÃI
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
---------------------------Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 4 năm 2009

--------------------

PHƯƠNG ÁN TÓM TẮT
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỒN ĐĂK TÔ
CÔNG SUẤT 50.000 TẤN SP/năm
(Trình ĐHCĐ)

A. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Luật doanh nghiệp; Luật Đầu tư
- Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20-11-2007 “Phê duyệt đề án phát
triển nhiên liệu sinh học (NLSH) đến năm 2015 tầm nhìn đến 2025”.
- Thông báo số 365/TB-UBND ngày 7/12/2007 của UBND tỉnh Kon Tum về
chủ trương cho phép Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi lập án đầu tư
xây dựng Nhà máy Cồn.
- Điều lệ Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.
- Nghị Quyết số 01/2008/-NQ-ĐHCĐ ngày 30/4/2008 ĐHCĐ thường niên
năm 2008 Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.
- Kế hoạch số 420/KH-HĐQT ngày 16/4/2008 Kế hoạch phát triển dài hạn
đến năm 2012 của HĐQT Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi.


- Báo cáo số 518/BC-NSTP ngày 25/10/2008 của Công ty CP Nông sản thực
phẩm Quảng Ngãi về việc báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư Nhà
máy cồn.
B/ YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY
1. Công suất: 50.000 tấn SP/năm
2. Nguyên liệu qui củ mỳ tươi: 313.000 tấn/năm
3. Diện tích xây dựng Nhà máy: 20ha.
4. Thiết bị mới 100%, đồng bộ
5. Nhu cầu điện: 1.400KVA
6. Nhu cầu cấp nước: 2.500m3/ngày
7. Yêu cầu xử lý nước thải: theo phương pháp CIGAR thu hồi gas phục vụ
năng lượng cho Nhà máy, nước thải đạt tiêu chuẩn B.
8. Chất lượng: Đạt chất lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
9. Lao động 100 người
C/ NHỮNG YÊU CẦU ĐÁP ỨNG:
I/ Thị trường:
1.Thị trường cồn Ethanol:
Phương án đầu tư Nhà máy SX tinh bột cồn Đăk Tô


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ ở các nước:
TT
1
2
3
4


Năm 2010
(dự báo)
Braxin
Triệu lít
11.500
10.000
16.600
Mỹ
Triệu lít
4.000
7.000
19.000
Châu Âu
Triệu lít
1.000
12.000
Các nước khác
Triệu lít
7.500
- Nhu cầu tiêu thụ cồn trong nước theo định hướng của Chính Phủ:
+ Năm 2010 sản xuất thí điểm.
+ Năm 2015: sản xuất 200.000 tấn
+ Năm 2025: sản xuất 1.440.000 tấn
Nước

ĐVT

Năm 1990


Năm 2000

2. Thị trường cồn thực phẩm:
- Thị trường các nước quanh khu vực:
+ Đài Loan
:
30.000 tấn/năm
+ Hàn Quốc
: 300.000 tấn/năm
+ Úc
: 500.000 tấn/năm
+ Nhật Bản
:
80.000 tấn/năm
+ Trung Quốc
: 3.600.000 tấn/năm
- Thị trường trong nước: khoảng 100.000 tấn/năm
Trong đó hơn 80% được tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất rượu, còn lại tiêu thụ
trong ngành dược phẩm, nước hoa, dung môi…
II/ Nguyên liệu:
Dự kiến Nhà máy cồn xây dựng công suất 50.000 tấn SP/năm, nhu cầu
nguyên liệu cho sản xuất: 135.000 tấn sắn khô/năm hay 313.000 tấn sắn tươi (Sản
xuất 01 kg cồn thực phẩm cần 2,7 kg sắn khô có hàm lượng tinh bột 70% hoặc 6,26
kg sắn tươi có hàm lượng tinh bột 30%). Nguyên liệu sử dụng (khô hay tươi) tùy
thời điểm trong năm.
Qua khảo sát thực tế, tổng diện tích cây sắn tỉnh Kon Tum và Gia Lai năm
2008 có thể thu mua cho nhà máy cồn hoạt động như sau cụ thể như sau:
Diện
Năng
Sản

Huy
Mua
TT
Địa phương
tích
suất
lượng
động
dự kiến
(ha)
(tấn/ha)
(tấn)
(%)
(tấn)
Tổng cộng
43.550
771.000
313.020
I Tỉnh Kon Tum
40.200
17,5
704.000
42
292.920
1 TX Kon Tum
5.000
18,0
90.000
40
36.000

2 Kon Rẫy
2.300
16,0
36.800
40
14.720
3 Đăk Hà
4.800
17,0
81.600
40
32.640
4 Sa Thầy
7.500
18,0
135.000
30
40.500
5 Đăk Tô
6.500
18,0
117.000
50
58.500
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

2



APFCO

6
7
8
9
II
1
2

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

TumơRông
Ngọc Hồi
Đăk Lei
KonPLong
Tỉnh Gia Lai
Chư Păh
Đăk Đoa

3.000
7.200
2.800
1.100
3.350
1.700
1.650

17,0

18,0
17,0
14,0
20,0
20,0
20,0

51.000
129.600
47.600
15.400
67.000
34.000
33.000

50
45
40
50
30
30
30

25.500
58.320
19.040
7.700
20.100
10.200
9.900


- Về lâu dài sẽ chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu tại các tỉnh AttaPư,
Sê Koong và Chăm Pa Săc của Lào, các vùng nguyên liệu này nằm cách Nhà máy
SX tinh bột sắn ĐăkTô khoảng 120 – 150km.
- Về điều kiện tự nhiên khí hậu, thổ nhưỡng: tỉnh Kon Tum có điều kiện thổ
nhưỡng và thời tiết rất thuận lợi cho trồng và phát triển cây mỳ.
- Sản lượng nguyên liệu trong toàn tỉnh Kon Tum, một phần của tỉnh Gia Lai
là: 771.000 tấn củ mỳ tươi/năm, nhu cầu nguyên liệu của các Nhà máy sản xuất tinh
bột sắn trong toàn tỉnh Kon Tum là 250.000 tấn/năm; còn lại là 520.000 tấn. Nhà
máy Cồn công suất 50.000tấn Sp/năm cần 313.000 tấn củ mỳ tươi là có tính khả thi.
III/ Chọn sản phẩm, công suất và chọn địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy:
1/ Lựa chọn sản phẩm:
Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 Công ty CP Nông sản
thực phẩm thực phẩm Quảng Ngãi thì xây dựng Nhà máy cồn nhiên liệu sinh học,
tại khu công nghiệp Hòa Bình, chủ trương này đã được UBND tỉnh Kom Tum đồng ý.
Tuy nhiên qua phân tích thị trường ở trên thì nhu cầu cho thị trường cồn thực
phẩm là rất lớn và tính ổn định cao, cồn nhiên liệu sinh học mới chỉ bước đầu; riêng
đối với Việt Nam thì cồn nhiên liệu mới sản xuất thí điểm và chỉ định hướng trong
tương lai, Do vậy xét về tính hiệu quả nên chúng ta chuyển hướng đầu tư nhà
máy cồn nhiên liệu thành đầu tư nhà máy cồn thực phẩm và xây dựng tại Nhà
máy Đăk Tô (đã được sự thỏa thuận của UBND tỉnh Kon Tum). Khi nhu cầu thị
trường cồn nhiên liệu phát triển mạnh thì chúng ta có thể đầu tư bổ sung sản xuất cồn
nhiên liệu.
2/ Lựa chọn công suất:
Công suất của Nhà máy phụ thuộc vào nhiều yêu cầu đáp ứng nhưng về cơ
bản nhất là thị trường và nguyên liệu.
Thị trường cồn trong và ngoài nước rất lớn; về nguyên liệu đáp ứng cho Nhà
máy cồn có công suất 50.0000tấn Sp/năm là có tính khả thi cao nhất (như phân tích
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô


- -

3


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

trên). Do vậy chọn công suất của Nhà máy là 50.000 tấn SP/năm.
3/ Chọn địa điểm xây dựng Nhà máy: Khảo sát hai địa điểm
1/ Khu công nghiệp Hòa Bình tỉnh Kon Tum:
- Thuận lợi:
Đủ nguyên liệu cho sản xuất; đủ diện tích xây dựng Nhà máy, nằm ở trung tâm
vùng nguyên liệu tươi của Gia Lai và Kon Tum.
- Khó khăn:
Kinh phí đầu tư lớn; cần phải giải tỏa 17ha cây tếch nên gặp phải khó khăn, chậm
tiến độ, trong khu công nghiệp Hòa Bình mở rộng nhưng ở giai đoạn qui hoạch nên cơ sở
hạ tầng chưa thuận lợi; nằm trong thị xã Kon Tum sẽ ảnh hưởng khi có sự cố môi trường.
2/ Xã Tân Cảnh huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum (Nhà máy Đăk Tô) Phương án chọn:
- Thuận lợi:
+ Diện tích đất đủ xây dựng nhà máy (chỉ cần mở rộng từ 7-8ha đất).
+ Phần mở rộng chủ yếu là đất nông nghiệp, thuận lợi cho công tác bồi thường
+ Đủ nguyên liệu cho sản xuất, trung tâm vùng nguyên liệu tập trung
nên chi phí vận chuyển nguyên liệu thuận lợi cho nông dân.
+ Tương lai đầu tư phát triển và thu mua nguyên liệu của nước Lào thuận lợi
+ Chi phí đầu tư thấp, kết hợp sử dụng cơ sở vật chất và hạ tầng- kỹ
thuật của Nhà máy Đăk Tô như: Sân bãi, nhà làm việc, nhà ăn ca, nhà nghỉ công
nhân, Hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống xử lý nước thải… do vậy chỉ cần nâng
cấp cơ sở trên là đảm bảo cho hai nhà máy hoạt động.

+ Kết hợp sử dụng bộ máy quản lý, đội ngũ lao động kỹ thuật của Nhà
máy Đăk Tô.
+ Thuận lợi cho vận chuyển thành phẩm đến thành phố Hồ Chí Minh
+ Nguồn nước cấp và nguồn tiếp nhận nước thải (sông Pô Cô) rất thuận lợi.
- Khó khăn: Xa trung tâm tỉnh lỵ nên sinh hoạt của công nhân có khó khăn.
IV. PHƯƠNG ÁN CẤP HƠI, ĐIỆN, NĂNG LƯỢNG, NƯỚC; CÔNG NGHỆ
1/ Cấp hơi, cấp điện, năng lượng và cấp nước:
1.1 - Cấp hơi
Nhà máy cồn có công suất 50.000 tấn/năm hoặc 168 tấn/ngày, cần lượng hơi
là 28 tấn/h nên chọn lò hơi DHL 35 – 3,82 – QM
1.2 - Cấp điện:
Định mức điện cho sản xuất cồn 132 KW/ tấn cồn, tương đương 1.000 KW/h.
Đối với nhà máy ĐăkTô định mức điện cho một tấn sản phẩm từ 145- 165 KW/tấn
sản phẩm ứng với công suất từ 250 tấn Sp/ ngày trở lên tương đương với 2000KW/h
Vậy nhu cầu điện cho hai nhà máy là 3000KW.
Thay thế đường dây hạ thế có tiết diện lớn hơn để phù hợp với công suất mới.
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

4


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

1.3 Cấp năng lượng :
Thông thường các Nhà máy sản xuất cồn, nguồn năng lượng chính cho sản
xuất hơi là dùng than đá (than cám từ 4 – 6, có nhiệt trị từ 4000 Kcalo trở lên).

Nhưng hiện tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn ĐăkTô sử dụng năng lượng dùng sấy
tinh bột là khí biogas từ xử lý nước thải. Lượng gas cho sản xuất tinh bột hiện nay
thừa (ước từ 10 – 30 %). Bên cạnh nước thải còn có khoảng 300 tấn bã/ ngày, nếu
xử lý để thu gas từ phương pháp bể CIGAR có thể thu được khoảng 14.000m3/ngày.
Đồng thời trong quá trình sản xuất cồn, nước thải của sản xuất cồn có:
- Khối lượng nước thải 2.040m3/ngày
- Hàm lượng COD : 50.000mg/l
Nếu xử lý bằng phương pháp bể CIGAR ta thu được lượng khí biogas từ xử
lý nước thải cồn khoảng 42.000m3 - 46.000m3/ngày.
Lượng gas thu được của tổng hai dây chuyền sản xuất ước đạt khoảng 70%
năng lượng cung cấp cho nồi hơi cồn, 30% còn lại sẽ sử dụng than cục 4 – 6.
Chọn giải pháp này thì chi phí thiết bị thấp, môi trường sản xuất trong sạch
không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh bột.
1.4 Cấp nước:
Nước cho sản xuất cồn gồm: Nước dùng cho sản xuất cồn, nước cho nồi hơi,
nước làm mát.
Lượng nước sản xuất cồn từ 12-15 m3/ tấn sản phẩm. Nhu cầu nước cho Nhà
máy cồn khoảng 2.500m3/ngày.
Hệ thống cấp nước hiện có của Nhà máy sản xuất tinh bột sắn ĐắkTô, đang
lắp ống có đường kính ống 250mm, chiều cao hút xả lệch nhau 15m, công suất tối
đa khoảng 6.500m3/ ngày đêm.
Cần phải lắp thêm hệ thống đường ống 200m, một bể lắng cặn 800m3, một
dàn phun khử sắt trong nước (tại trạm bơm trung gian), và một hệ bơm đồng bộ với
công suất trên.
2/ Công nghệ- thiết bị:
2.1/ Lưu trình sản xuất :
a/ Quá trình sản xuất:
Đưa nguyên liệu sắn lát hoặc củ sắn thông qua bộ phận phân loại bằng khí và
nạp liệu bằng khí, qua hai quá trình để chuyển thành bột, enzim kép dịch hóa và
đường hóa lên men liên tục trong thùng lớn bằng men hoạt tính khô và phương pháp

chưng cất áp suất chân không trong bốn tháp tạo ra sản phẩm cồn thực phẩm.
b/Thuyết minh lưu trình sản xuất:
b.1/Công đoạn nghiền
- Sắn lát khô:
Phân loại và nạp liệu sử dụng không khí, qua hai bước tán thành bột khô.
Nguyên liệu được cân bằng cân điện và lưu trong nhà kho hoặc sân chứa tạm.
Khi bắt đầu sản xuất, sử dụng nguyên liệu từ kho hoặc từ xe tải để chuyển vào
nghiền và nấu tại phân xưởng đường hóa, tháo ra và đưa qua phễu chứa sau khi
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

5


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

được cân lại bằng thiết bị cân điện. Thiết bị cấp liệu được lắp đặt hệ thống khử bụi
để đảm bảo môi trường. Nguyên liệu được vận chuyển bằng băng chuyền thông qua
thiết bị tách kim loại. Sau đó hệ thống chân không sẽ đưa nguyên liệu vào thiết bị
tán bột và nguyên liệu được nghiền thành bột có đường kính 1.6 mm, bột được tán
ra và được tập trung lại bằng thiết bị ly tâm điện và chuyển vào thiết bị trộn kiểu vít
tải. Một lượng nhỏ bột còn trong đường ống sau thiết bị ly tâm điện thu lại bằng lọc ướt.
- Củ sắn tươi
Sự khác biệt giữa sử dụng củ sắn và sắn lát là tại công đoạn nghiền. Từ phần
nấu và đường hóa, quá trình sản xuất giống như sử dụng sắn lát.
Lưu trình sản xuất cồn sử dụng củ sắn tươi như sau:
Củ sắn tươi → Băng chuyền → Thiết bị bóc vỏ quá trình→ phân phối kiểu hình

U → tán bột sơ bộ →tán bột lần thứ hai→Thùng chứa→Bơm dịch bột→Thùng
khấy trộn
b2/Công đoạn nấu và đường hóa:
Men kép nấu và đường hóa
Nguyên liệu được chuyển vào thiết bị khuấy trộn trục vít, và khuấy trộn
chung với nước theo tỉ lệ 1:2,85 và được chuyển đến thùng gia nhiệt trước dịch bột
sau khi quá trình khuấy trộn hoàn toàn. Sau đó gia nhiệt trực tiếp đến 55-600 C bởi
hơi nước, và cho Enzym vào cùng lúc (lượng enzym cho vào bằng 3 ∼ 5 u/g nguyên liệu khô)
Dich bột đã được gia nhiệt trước được bơm vào thiết bị nấu và gia nhiệt
không đổi là 100 ∼103 0C và được chuyển vào 4 thùng nấu được nấu liên tiếp, quá
trình nấu được thực hiện trong 90-120 phút. Sau đó qua máy tách hơi – lỏng để tách
tạp chất, và được bơm qua thiết bị làm mát chân không. Trong thiết bị làm mát chân
không, dịch bột đã được nấu bốc hơi nhanh ở điều kiện áp suất chân không là - 0.065 Mpa.
Bốc hơi nhanh sử dụng nhiều năng lượng từ dịch bột đã được nấu, và giảm
nhiệt độ dịch bột đã được nấu làm mát từ 1000 C xuống còn 60 ±10C, sau đó chảy
qua thùng đường hoá, enzym đường hoá được cho vào thùng đường hoá (lượng
Enzym đường hoá được cho vào thùng là 120-130 u/g nguyên liệu khô). Trong suốt
40 phút của quá trình đường hoá, pH của dịch bột được điều chỉnh từ 3.8 - 4.0 bởi
acid sunfuric. Dịch đã được đường hoá được bơm qua thiết bị làm mát, và giảm đến
30 0C và được chuyển qua công đoạn lên men.
Hơi nước thứ cấp phát sinh trong hệ thống chân không được tập trung và
chuyển đến làm ấm thùng chứa nước sau khi làm mát. Nước ấm được tái sử dụng
vào quá trình trên.
b3 /Công đoạn lên men:
Lên men hoạt hoá liên tục trong các thùng lớn.
Men khô hoạt hoá được nhân lên bằng việc trộn với nước ấm ở 400C trong
thùng nhân men và được đưa vào thùng lên men số 1
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -


6


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Sau khi lên men hoàn toàn ở thùng lên men số 1, dung dịch được đưa qua
thùng lên men số 2 bằng thiết bị điều khiển dòng tự động. Cùng lúc dung dịch
đường hoá cũng được đưa vào thùng lên men số 2. Dựa theo tỉ lệ 1:1. Sau khi lên
men từ thùng số 02 hoàn toàn, dung dịch được đã qua thùng lên men số 3,… cho
đến thùng lên men cuối cùng,
b.4/Công đoạn chưng cất
Chưng cất áp suất chân không trong bốn tháp.
Dung dịch đã được lên men từ công đoạn lên men được bơm qua thiết bị gia
nhiệt trước etanol và dung dich đã được lên men đi qua dòng nhánh của thiết bị gia
nhiệt trước. Hai bước của quá trình gia nhiệt trước có thể nâng nhiệt độ của dung
dịch lên 65-670C sau đó chuyển qua tháp bia. Tháp bia hoạt động dưới điều kiện
chân không với nhiệt độ cần thiết đảm bảo khoảng bốc hơi tối đa của êtanol và các
chất không tinh khiết khác. Dưới điều kiện trên, êtanol được tách một cách dễ dàng
và loại bỏ axit hoặc các chất không tinh khiết khác một cách sạch sẽ.
2.2 Lựa chọn công nghệ và thiết bị:
a/Lựa chọn công nghệ sản xuất:
Qua lưu trình công nghệ sản xuất cồn nêu trên, ba công đoạn quan trọng trong
sản xuất cồn :
- Nấu và đường hoá
- Lên men
- Chưng cất
Ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm, cụ thể hơn hiệu

suất thu hồi, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào quá trình điều khiển nhiệt độ từ
khâu nấu và đường hoá, quá trình lên men (chống lên men tạp - diệt khuẩn); chất
lượng sản phẩm phụ thuộc vào số lượng tháp (vì ứng với mỗi tháp ta chỉ loại được
một số tạp chất nhất định).
Tóm lại về công nghệ sản xuất cồn hiện nay tất cả đều giống nhau, chỉ khác
nhau là mức độ tự động hoá trong quá trình sản xuất và số lượng tháp chưng cất.
b/ Lựa chọn thiết bị
b1 - Theo lưu trình công nghệ thì từ công đọan 1 đến công đọan 3, thiết bị cơ
bản bao gồm : bồn chứa, bơm và một số thiết giải nhiệt nhanh. Điều đó có nghĩa
rằng bồn chứa và bơm không ảnh đến trình độ công nghệ chế tạo mà ảnh hưởng bởi
vật liệu chế tạo. Tuổi thọ thiết bị trong toàn bộ công đoạn này phụ thuộc vào :
- Số ngày sản xuất trong năm
- Vật liệu sử dụng
Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu suất thu hồi của 3 công đoạn đó
là mức độ tự động hoá. Nếu thiết bị hiện đại ở công đoạn 1 là phải sử dụng cân định
lượng để phối trộn và công đoạn 2 và công đoạn 3 tự động điều chỉnh nhiệt độ thích
hợp theo yêu cầu công nghệ. Các thiết bị điều khiển và chương trình quản lý phải
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

7


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

chọn các hảng có thương hiệu của Châu Âu.
b2 - Công đoạn 4 – công đoạn chưng cất :

Đây công đoạn quyết định chất lượng sản phẩm, nếu chất lượng cao thì số
tháp tăng lên và ngược lại. Điểm khác biệt lớn nhất trong công nghệ sản xuất hiện
nay của công đoạn này là tháp cất tinh hoạt động trong điều kiện áp suất âm.
Vật liệu chế tạo của công đọan chưng cất hầu hết được làm bằng i-nox 304
Từ các phân tích nên chọn thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Số lượng các tháp chưng cất (áp suất trong tháp cất tinh)
- Mức độ tự động hoá
- Thiết bị điều khiển tự động và chương trình quản lý
c - Một số tiêu chuẩn cồn của một số nước:
Tham khảo tiêu chuẩn cồn thực phẩm của một số nước để thấy rằng tiêu chuẩn càng
cao thì tỷ lệ với số tháp chưng cất :
T.chuẩn
cấp cao
Hàn
Quốc

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn của Trung Quốc
GB10343—2002
Mức cao Mức cao Mức
nhất
chuẩn
( 5 tháp )

Độ kết tủa màu
Ethanol % ( % v/v)
Acid sulfuaric
Thời gian oxy hoá/min
Aldehyd mg/l

Methyl alcohol mg/l
Propanol mg/l
Iso - propanol mg/l
n- propanol mg /l
Iso-butyl alcohol (isoamyl )
mg/l
Iso-pentyl alcohol (isoamyl
) mg/l
Furfurol
Acid mg/l
Ester mg/l
Chất dễ bay hơi mg /l
Kim loại nặng (Pb) mg/l
Cyanide ( HCN ) mg/l

(4 Tháp )

TCVN
3472/2001/Q
Đ-BYT













96%
1
1
40
1

10
96%
5
40
1
2
2
1

10
96%
10
30
3
50
35
2

( 3 tháp
)
10
95%

60
20
30
150
100
30



1

-

-

-

-







0
1
-

0

7
10
10
1
5

0
10
18
20
1
5

0
20
25
25
1
5

0
20 – 50
50

94 – 96%
200
0,06-0,1(v/v)
-

Như vậy việc chọn công nghệ và thiết bị phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ sản

phẩm, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là mức chuẩn của Trung Quốc (theo tiêu
chuẩn GB10343—2002) nêu trên.
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

8


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Để không lạc hậu và cạnh tranh trên thị trường chọn thiết bị Trung Quốc, số
lượng tháp 4, các tháp tinh ( trong điều kiện áp suất âm ), mức độ tự động
hoá cao. Thiết bị điều khiển không chế nhiệt độ, áp suất và chương trình
quản lý chọn các hảng của Châu Âu
V. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Chỉ tiêu cảm quan:
TT

1
2
3

Tên chỉ tiêu

Dạng bên ngoài
Màu sắc
Mùi và vị


Trạng thái

Ghi chú

Chất lỏng trong suốt không có tạp chất
Không màu
Có mùi và vị đặc trưng cho cồn sản xuất từ củ
sắn

2. Chỉ tiêu lý hoá:
TT

Tên chỉ tiêu

1

Độ kết tủa màu

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

Ethanol
Acid sulfuaric
Thời gian oxy hoá
Alđehyd
Methyl alcohol
Propanol
Isobutylalcohol (isoamyl)
Acid
Ester
Chất dễ bay hơi
Kim loại nặng (Pb)
Cyanide (HCN)

Mức tiêu chuẩn
Cồn công nghiệp
Cồn thực
hoặc cồn thực
phẩm cấp
phẩm cấp
cao
thường

ĐVT

%
mg/l
phút
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

≤ 10

≤ 10

≥ 96
≤ 60
≥ 20
≤ 30
≤ 150
≤ 100
≤ 30
≤ 20
≤ 25
≤ 25
≤1
≤5

≥ 96
≤ 10
≥ 30
≤3

≤ 50
≤ 35
≤2
≤ 10
≤ 18
≤ 20
≤1
≤5

Ghi chú

VII. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT:
Tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất 01 tấn cồn
1
2

Sắn lát ( có hàm lượng 70% bột)
(Đối với sắn tươi tính hàm lượng bột tương đương)
Than đá (4300 Kcal):
- Ứng với nhiệt lượng là:
- Nhiệt lượng thu được bằng biogas có thể thay thế

Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

2700Kg /T.cồn
700 Kg/T.cồn
3.000.000Kcal/T.cồn
2.800.000Kcal/T.cồn

9


APFCO

3
4

5
6
7
8

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Điện
Hoá chất
- Enzym dịch hoá:
- Enzym đường hoá
- Acide Sulfuaric
Hơi nước
Nước sản xuất cồn
Nước làm mát ( có hồi lưu )
Nước dùng sản xuất hơi

132 Kw/T.cồn
1,65kg/T.cồn
4,68kg/T.cồn
13,42kg/T.cồn
2,8 Tấn hơi /T.cồn

12 – 15 m3/T.cồn
80 m3/T.cồn
35 Tấn /h

VII. XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Thông số đặc trưng của nước thải sản xuất cồn từ nguyên liệu củ sắn:
- Nhu cầu nước thải: 10-12m3/tsp (khoảng 1.700 – 2.000m3/ngày đêm)
- Tải lượng COD: 45.000-50.000mg/l.
Vì nước thải từ sản xuất cồn có tính chất gần giống nước thải tinh bột sắn nên có thể
sử dụng cùng hệ thống để xử lý. Căn cứ vào hệ thống xử lý hiện có tại Nhà máy SX tinh
bột sắn, cần cải tạo và bổ sung thêm hồ xử lý để đảm bảo nước thải xử lý đạt yêu cầu.
Cải tạo bổ sung như sau:
- Cải tạo hồ số 3 thành bể CIGAR để xử lý bã sắn tươi (bể CIGAR 2)
- Cải tạo hồ số 4 thành bể CIGAR để xử lý nước thải cồn (bể CIGAR 3)
- Bổ sung thêm 04 hồ sinh học (trong đó có 03 hồ xử lý tuỳ nghi và 01 hồ hiếu khí)
để xử lý nước thải.
- Bổ sung thêm bể pha trộn bã tươi với nước thải sau bể CIGAR 1 và lên men sơ bộ
bã tươi để tạo điều kiện cho bể CIGAR 2 hoạt động hiêụ quả.
- Bổ sung bể điều hoà để pha trộn nước thải cồn với nước thải từ bể CIGAR 1 và 2
trước khi cho vào bể CIGAR 3.
- Vì điều kiện nguyên liệu nên cần dự trữ lượng bã tươi để sản xuất biogas cung cấp
cho dây chuyền sản xuất cồn. Xây dựng bể chứa bã tươi có thể chứa trong vòng 01 tháng.
- Tổng diện tích hồ cần bổ sung khoảng 33.000m2 và tăng thể tích chứa nước
khoảng 132.000m3,
VIII/ NHÂN SỰ:
- Bộ phận quản lý dự kiến 20 người gồm:
+ 03 người có trình độ đại học kinh tế - tài chính kế toán
+ 03 người kỹ sư cơ khí + điện
+ 03 người kỹ sư hóa
+ 01 kỹ sư nông nghiệp

+ 10 người trình độ cao đẳng - trung cấp
- Bộ phận lao động trực tiếp: 80 người (trung cấp - tốt nghiệp phổ thông)
- Bộ phận quản lý: Sử dụng một số cán bộ quản lý của Nhà máy SX tinh bột
sắn Đăk Tô kiêm nhiệm công tác Quản lý Nhà máy Cồn.

Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

10


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

D/ PHẦN TÀI CHÍNH
I.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU
1.Tổng mức đầu tư:
ĐVT: đồng
TT

I
1
2
3
4
5
6


II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
III

IV
1
2
V
VI

ĐVT

HẠNG MỤC
Phần Xây dựng
Nhà xưởng, nhà điều hành, nhà bao
che
Nhà kho
Hệ thống móng máy
Sân bãi đường giao thông nội bộ
Hệ thống xử lý môi trường thu hồi
gas

Tường rào cổng ngõ

SỐ
LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

TRỊ GIÁ
50.000.000.000

Phần thiết bị
Dây chuyền SX cồn
Nồi hơi , máy phát điện
Hệ thống đường ống
Vận chuyển từ cảng về Nhà máy
Hệ thống cấp nước cấp điện
Nâng cấp hệ thống thiết bị nghiền củ
tươi
Hệ thống PCCC
2 xe xúc+ 1xe ô tô con
Bàn cân 60 tấn
Thiết bị phụ trợ, và TB văn phòng
Chi phí đền bù mở rộng đất
Chi phí khác của dự án và thiết kế
Tạm tính 3,5% (Xl+TB)
Chi phí SX thử (đã trừ phụ thu)
DỰ PHÒNG CHI: 10%x
(I+II+III+IV)
LÃI VAY KỲ XÂY DỰNG
(6,5%/năm)

TỔNG CỘNG

m2

5.000

2.000.000

10.000.000.000

m2
Hệ
m2
Hệ

12.000
1
15.000
1

1.400.000

16.800.000.000
10.000.000.000
4.200.000.000
8.000.000.000

m

1.000


1.000.000

280.000

1.000.000.000
182.140.327.000
122.995.017.000
41.416.960.000
2.728.350.000
1.000.000.000
4.500.000.000
5.000.000.000

hệ
Cái

1

ha

7-8

1.000.000.000
2.500.000.000
450.000.000
550.000.000
6.500.000.000
8.624.911.445
8.124.911.445

500.000.000
24.726.524.000
17.679.476.000
289.671.238.000

(Bằng chữ: Hai trăm tám mươi chín tỉ, sáu trăm bảy mươi mốt triệu hai
trăm ba mươi tám nghìn đồng).
2. Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn tín dụng thương mại 70%, tương đương: 202.769.867 .000 đồng
- Nguồn vốn tự có: 30%, tương đương 86.901.371.000 đồng
II. Hiệu quả đầu tư: (Chọn cồn thực phẩm thường để tính)
1. Doanh thu, chi phí, lãi
Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

11


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

2. Thời gian thu hồi vốn: 5 năm ba tháng
3. Phân tích tài chính theo gía trị hiện tại thuần
4. Xác định tỉ lệ hoàn vốn nội bộ
(có bảng kê kèm theo)
E. KẾT LUẬN:
- Đây là dự án có tính khả thi cao.
- Thực hiện theo định hướng phát triển của Công ty.

- Nguồn vốn và lãi suất trong thời điểm được hỗ trợ của Chính phủ
- Giá vật liệu xây dựng thuận lợi cho đầu tư.
Kính đề nghị ĐHCĐ thông qua và giao lại cho HĐQT tổ chức triển khai lập
dự án, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện./.
C.TY CP NSTP QUẢNG NGÃI
TM/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Võ Văn Danh

Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

12


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Phương án đầu tư Nhà máy SX tinh bột cồn Đăk Tô

- 13 -


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi


Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

14


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Phương án đầu tư Nhà máy SX tinh bột cồn Đăk Tô


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Phương án đầu tư Nhà máy SX Cồn Đăk Tô

- -

16


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi


Phương án đầu tư Nhà máy SX tinh bột cồn Đăk Tô


APFCO

C.ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

Phương án đầu tư Nhà máy SX tinh bột cồn Đăk Tô



×