Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đánh giá hiệu quả ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện Hạ Hòa - Tỉnh Phú Thọ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.04 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
Bảng 3.2. : Số lượng cán bộ địa phương và hộ phỏng vấn..............35
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình biogas
trong chăn nuôi.................................................Error: Reference source not found
Bảng 2. 2 : Cách tính kích thước hầm biogas cho mô hình trang trại nhỏ, theo
mô hình gia đình...............................................Error: Reference source not found
Bảng 2.3 : Tình hình ứng dụng công nghệ biogas tại Nepal........Error: Reference
source not found
Bảng 3.1 : Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin....Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. : Số lượng cán bộ địa phương và hộ phỏng vấn....Error: Reference source
not found

i


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hầm biogas của một gia đình ở Bình Định..Error: Reference source not
found

ii


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống lâu đời, với khoảng
90 triệu dân, trong đó có khoảng 70 % dân số sống ở nông thôn và 80 % lao
động trong nông nghiệp. Trong những năm qua, nền nông nghiệp nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng đã có những bước phát triển liên tục, hằng năm tăng


với tỷ lệ từ 5 - 12 % tùy theo loại hình chăn nuôi. Sự phát triển chăn nuôi cũng
góp phần phát triển kinh tế và đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người chăn nuôi. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển chăn nuôi là hàng năm các
khu vực chăn nuôi sản sinh ra trên 100 triệu tấn phân và số lượng lớn nước thải
chăn nuôi gây mất vệ sinh môi trường, gây mùi hôi thối ô nhiễm nước, đất và
không khí tại các vùng lân cận của khu vực chăn nuôi. Đặc biệt có nhiều bệnh
dịch xuất phát từ các vùng nông thôn như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,
cúm…do virus gây thiệt hại lớn về kinh tế đe doạ sức khoẻ dân cư nông thôn.
Ngoài ra, với một số dân đông như vậy, mỗi năm lượng nhiên liệu sử dụng để
đốt như củi, gas, dầu, điện, xăng và lượng phân bón hóa học dùng cho nông
nghiệp là rất lớn. Với việc giá các loại nhiên liệu kể trên và phân bón ngày càng
tăng, việc sử dụng nhiều như vậy không những gây vấn đề nghiêm trọng đối
với môi trường như ô nhiễm không khí, gây hiệu ứng nhà kính, cạn kiệt tài
nguyên, không những ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng rất
lớn đối với đời sống kinh tế của các nông hộ, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng
nông thôn.
Chính những vấn đề trên mà việc ứng dụng mô hình biogas đối với các
nông hộ là rất cần thiết hiện nay chính bởi các lợi ích mà nó mang lại cho các
nông hộ. Mô hình biogas không những giải quyết được vấn đề kinh tế cho các
nông hộ mà còn giải quyết được các vấn đề về môi trường. Về mặt kinh tế từ

1


việc sử dụng khí biogas các nông hộ có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí về
nhiên liệu đốt, tiết kiệm được chi phí phân bón hóa học từ bã phân và chất thải
lỏng sau khi ủ biogas. Về mặt môi trường xử lý được nguồn phụ phẩm nông
nghiệp dư thừa, ngoài ra khí biogas khi đốt sẽ sinh ra ít khí độc hại hơn các loại
chất đốt khác làm giảm được khí nhà kính.
Hạ Hòa là một huyện trung du miền núi của Tỉnh Phú Thọ, hoạt động sản

xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong
kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ. Hiện
nay, toàn huyện Hạ Hòa có đàn gia cầm trên 1,2 triệu con, đàn lợn trên 65 nghìn
con và trên 8 nghìn con trâu bò. Ngành chăn nuôi phát triển ổn định và đang trở
thành một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Nhiều hộ đã phát
triển chăn nuôi ở quy mô lớn, trang trại, gia trại. Tuy nhiên, cùng với nhịp độ
phát triển chăn nuôi, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến
phức tạp. Chính vì vậy, khoảng 5 năm trở lại đây, huyện Hạ Hòa đã đặc biệt chú
trọng công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, để vừa đảm bảo
phát triển đàn gia súc gia cầm vừa tạo môi trường sống trong lành. Một trong
những giải pháp hữu hiệu được huyện Hạ Hòa thực hiện là xây hầm biogas quy
mô hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là kết quả thực hiện dự án “Nâng cao chất
lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”
(QSEAP), một dự án trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Đến nay, toàn huyện đã có trên 1000 hộ có hầm biogas cung cấp chất đốt cho
sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ hầm biogas tại các hộ nông
dân vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như: người dân thiếu thông tin, hiểu
biết về các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, khó khăn trong việc tiếp cận vốn
để đầu tư hầm...Nhiều trường hợp đầu tư xây dựng, do thiếu hiểu biết về kĩ thuật
dẫn tới một thời gian không sử dụng được do hỏng hóc hay không đủ đầu vào,
từ đó làm giảm hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ này.

2


Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện Hạ Hòa
- Tỉnh Phú Thọ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ Biogas trong chăn nuôi
của các hộ nông dân tại huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ, từ đó phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình hầm biogas để làm rõ những kết quả đã đạt được,
những tồn tại khó khăn còn vướng mắc và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả và mở rộng quy mô ứng dụng mô hình này trên địa bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả nói chung
và hiệu quả sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong
chăn nuôi tại huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng hầm Biogas
trong chăn nuôi ở huyện.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô ứng dụng
mô hình hầm Biogas trong chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn huyện.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu





Biogas là gì? Cách phân loại các loại hầm biogas?
Vai trò của Biogas?
Tình hình ứng dụng biogas trên thế giới và ở Việt Nam?
Hiệu quả ứng dụng hầm Biogas trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Hạ

Hòa, tỉnh Phú Thọ như thế nào?
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng hầm Biogas trong chăn
nuôi trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ?
 Các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hầm biogas

trong chăn nuôi và mở rộng hệ thống Biogas trên địa bàn trong thời gian tới?

3


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ đã và đang sử dụng công nghệ hầm biogas trong chăn nuôi trên
địa bàn huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả ứng dụng
mô hình biogas trong chăn nuôi, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng việc ứng
dụng mô hình này và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng
hầm biogas trong chăn nuôi của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện Hạ Hòa,
Tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tôi tập trung nghiên cứu những
nội dung chính sau:
(i) Tình hình chăn nuôi và ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa
bàn; (ii) các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội mà mô hình mang lại; (iii) các
yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình hầm biogas trong chăn nuôi.
* Phạm vi thời gian
+ Thời gian làm luận văn: Từ tháng 08/2014 đến tháng 06/2015.
+ Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2011 - 2013, số liệu
điều tra sơ cấp trong năm gần đây nhất 2014
*Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành trên phạm vi huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.

4



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Tổng quan về biogas
2.1.1.1 Khái niệm biogas
Biogas là sản phẩm khí của quá trình lên men kị khí phân giải các hợp
chất hữu cơ phức tạp thành các chất vô cơ đơn giản trong đó có sản phẩm chính
mà chúng ta cần là khí metan. Khí này có thể sử dụng như là một loại nhiên liệu
dùng để sinh nhiệt, thành phần chủ yếu của biogas gồm: CH 4 (40 - 70%), CO2
(35 - 40%) và các khí khác với hàm lượng thấp như H2S, H2, O2, N2...
Khí CH4 sinh ra của biogas là một chất khí rất có ích cho cuộc sống của
con người và góp phần vào việc giải quyết triệt để vấn đề môi trường, đặc biệt là
trong ngành chăn nuôi. Có thể nói công nghệ này mang lại rất nhiều lợi ích, góp
phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước và đặc biệt là những nước
đang phát triển như nước ta hiện nay. Đối với nước ta, công nghệ này mới được
phát triển cách đây không lâu nhưng những sản phẩm của công nghệ này được
ứng dụng rất nhiều vào các mục đích khác nhau và mang lại rất nhiều kết quả
không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường.
2.1.1.2 Phân loại hầm biogas
Các loại hầm biogas hiện nay được chia ra thành hai loại chính theo cách
nạp nhiên liệu, đó là kiểu nạp nhiên liệu bán liên tục và nạp theo mẻ.
 Loại bán liên tục
 Loại hầm biogas sinh khí kiểu vòm cố định
Loại này được cấu tạo gồm: Bể kín khí được xây dựng bằng vật liệu gạch,
đá, betong, đỉnh hầm và đáy có dạng bán cầu, được làm kín không cho thấm
thoát khí ra ngoài bằng cách chát một số lớp vữa trên bề mặt phía trong của hầm.
Hầm này thường được cung cấp nguyên liệu theo kiểu bán liên tục một ngày

5



một lần, khí sinh ra được tích lại ở phía vòm trên của hầm. Áp suất khí lên vòm
phía trên có thể đạt 1-1.5m áp lực nước. Các chất liệu cung cấp cho loại hầm
này thường là phân và các chất thải nông nghiệp. Sản lượng khí sinh ra vào
khoảng 0.1-0.2 dung tích trên một khối lương dung tích tương đương trong
ngày, thời gian ủ trong hầm là 60 ngày trong điều kiện 250C.
Ưu điểm: Không có bộ phận nào bằng thép, chủ yêu bằng ximang, do đó
giá thành xây dựng hầm tương đối rẻ và thiết kế kĩ thuật đơn giản, dễ làm.
Nhược điểm: Khí dễ thấm qua vòm, hầm thường bị nẻ sau một thời gian
sử dụng nếu như xây không đạt tiêu chuẩn.
 Loại nắp di động
Hầm này có một bể hình trụ, độ cao hầm so với đường kính hầm có một
tỷ lể trong phạm vi 2.5-4.1, được xây dựng bằng gạch, bê tông và lưới thép.
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các loại phân cung cấp bán liên tục, đường lấy
bã thải ra qua một ống tháo với lượng bằng lượng nguyên liệu đưa vào hầm.
Thời gian duy trì nguyên liệu trong hầm khoảng 30 ngày đối với môi trường khí
hậu ẩm và 50 ngày với môi trường khí hậu lạnh. sử dụng phân chuồng với chất
rắn đặc, năng suất khí sản ra chiếm 0.2-0.3 dung tích ứng với khối nguyên liệu
cho vào trong ngày một cách tương đối ổn định. Áp lực khí vào khoảng 4-8 áp
lực nước.
Ưu điểm: Chịu lực tốt, sử dụng được lâu, bền. Ổn định được áp suất trong hầm.
Nhược điểm: Nắp vòm thường làm bằng thép có độ bền trung bình. Giá
thành cao, việc chống ăn mòn khó khăn do nắp phải di động.
 Hầm sinh khí kiểu túi
Bao gồm một ống trụ bằng chất dẻo tổng hợp, ống nạp chất liệu vào túi và
ống tháo bã phân ra. Một hầm sinh khí kiểu túi có dung tích 50 m 3 cân nặng 270
kg dễ dành bố trí vào một rãnh nông. Nguyên liệu được nạp vào trong túi theo
kiểu bán liên tục với một khối lượng bằng với khối lượng bã được lấy ra từ cửa


6


tháo. Thời gian đê ủ nguyên liệu từ 30-60 ngày tùy theo nhiệt độ. Sản lượng khí
có thể đạt 0.23-0,61 dung tích so với dung tích chất liệu nạp vào hàng ngày
Ưu điểm:
- Do dùng vật liệu dẻo nên việc vận hành và lắp đặt không mấy khó khăn.
- Chi phí cũng thấp hơn hẳn so với các loại hầm khác.
- Do thành hầm mỏng nên có thể tăng năng suất khi mặt trời chiếu sáng và
tăng hiệu xuất phân hủy.
Nhược điểm:
- Dễ hư hỏng và việc sửa chữa khó khăn hơn, dễ bị bục hầm do bị chuột
cắn hay các vật nhọn đâm phải.
- Về mùa đông phải có biện pháp ủ kín chống rét nếu không thì hệ thống
sẽ hoạt động không hiệu quả do không có lớp cách nhiệt với môi trường.
 Hầm biogas nạp nguyên liệu kiểu từng mẻ
Loại hầm này thường làm với nơi có nguyên liệu lớn, dồi dào và tập trung
hầm chủ yếu là loại hầm dùng túi ủ loại lớn và thường đào hầm ủ, nguyên liệu
thường là rác thải của các nhà máy tinh bột hay là các hợp tác xã để xử lý một
lượng lớn rác thải nông nghiệp, nguyên liệu được nạp kín một lần và đậy nắp lại.
Hầm này sinh khí liên tục trong khoảng vài tháng, sau đó được thay nguyên liệu
khác, không thích hợp cho hộ gia đình. Chi phí lắp đặt rẻ, thường là các hầm
không xây mà đào trên mặt đất nên loại này cần một diện tích khá lớn và cách
xa khu dân cư để tránh xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn, tuy nhiên nó lại có khả
năng xử lý được một số lượng lớn rác thải và lượng khí sinh ra là rất mạnh.
2.1.1.3 Vai trò của biogas
 Giải quyết vấn đề chất đốt và mang lại lợi ích xã hội
Việc phát triển khí sinh học là một bước tiến quan trọng để tiến tới giải quyết
vấn đề thiếu chất đốt ở nông thôn, đó là mối quan tâm của cộng đồng dân cư nông
thôn. Sử dụng biogas, một chất đốt thu được từ các nguồn sinh vật dồi dào trong tự

nhiên, là một nguồn nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu rắn như than và củi đã

7


mang lại một sự thay đổi cơ bản trong lịch sử chất đốt với các vùng nông thôn. Đó là
một sáng tạo kĩ thuật quan trọng không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng cho nông
dân và các cư dân nông thôn mà còn tiết kiệm được một khối lượng lớn nhiên liệu
cho quốc gia. Nó đã đóng vai trò to lớn trong việc kích thích sản xuất công – nông
nghiệp và còn tạo nên một sự hợp tác trong nông thôn.
Phát triển biogas còn góp phần giải quyết một số vấn đề nảy sinh khác do
thiếu chất đốt. Bã thải biogas có thể đưa ra cánh đồng làm phân bón cải thiện đất
trồng trọt và cho phép đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp. Rơm rạ làm chất đốt
có thể dùng làm thức ăn khô cho gia súc. Một lượng lớn lao động trước đây
dùng để kiếm củi và vận chuyển than có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp. Việc
giảm nhu cầu củi trong đun nấu góp phần làm giảm nạn phá rừng và làm tăng
diện tích rừng. Tiền để mua than và nhiên liệu rắn khác có thể tiết kiệm được và
giảm gánh nặng tài chính cho người nông dân. Số lượng than lớn mà nhà nước
cấp cho nông thôn và chi phí khổng lồ cho việc vận chuyển cũng sẽ tiết kiệm
được để đưa vào đầu tư xây dựng các lĩnh vực khác. Sau khi xây dựng biogas,
người phụ nữ nông thôn cũng được giải phóng khỏi các công việc vặt trong gia
đình và tham gia vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn vì khi sử dụng gas để nấu
bếp thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn là bằng củi vì nhiệt năng mà gas
sinh ra là cao hơn. Sử dụng biogas hiệu quả cũng là một cách để tiết kiệm điện
năng và tiền bạc vì có thể sử dụng khí biogas để chạy các loại đèn thắp sáng hay
các loại máy phát điện sử dụng nhiên liệu khí này.
 Kích thích sản xuất nông nghiệp
Phát triển biogas là con đường quan trọng để kích thích sản xuất nông
nghiệp, biogas làm tăng đáng kể số lượng và chất lượng phân hữu cơ, phân
người và súc vật, rơm rạ và chất thải thực vật, các loại lá cây đều có thể trở

thành phân bón sau lên men của quá trình phân hủy ở những hầm biogas đậy kín
không khí. Thay vì trước kia sau khi thu hoạch có thể mang rơm về nhà làm chất
đốt thì bây giờ rơm được ủ trực tiếp ngoài đồng làm phân bón hay đem về nhà ủ

8


trong hầm biogas vừa lấy được khí gas sử dụng vừa có phân để bón cho đồng
ruộng vì thành phần các chất hữu cơ trong bã thải tăng lên rất nhiều, thành phần
nito chuyển thành amoniac dễ hấp thụ hơn với cây trồng, như vậy cải thiện được
phân bón. Theo kết quả nghiên cứu của các viện nông nghiệp thì thành phần
amoniac của phân hữu cơ được ủ men trong 30 ngày ở một hầm biogas đã tăng
lên 19.3% và thành phần photphat hữu ích tăng lên 31.8%. Ủ kín phân hữu cơ
này trong các hầm biogas cũng ngăn cản được sự bốc hơi và mất mát amoniac.
Phân được ủ trong các hầm biogas chứng tỏ đã làm tăng năng xuất nông
nghiệp, theo thực nghiệm thì năng xuất ngô tăng 28%, năng xuất lúa tăng 10%,
lúa mì 12.5%, bông tăng 24.7%. Nếu dùng nước thải từ biogas để ngâm hạt
giống thì số lượng hạt giống nảy mầm sẽ tăng hơn hẳn so với các hạt giống
không đươc ngâm.
Các thân cây, các loại cỏ dại mọc ở mặt nước, lá cây và các chất thải khác
đều là vật liệu tốt để đưa vào hầm biogas. Người nông dân có thể tích trữ được
loại vật liệu này bất cứ lúc nào để đưa vào hầm biogas, do vậy làm tăng nguồn
phân bón cho cây trồng. Các chất hữu cơ như phân động vật, các loại cây xanh
sau khi phân hủy để sản xuất biogas lại trở thành một loại phân hữu cơ giàu dinh
dưỡng. Các nguyên tố N, P, K của nguyên liệu hầu như không bị mất đi mà
chuyển hóa sang dạng mà cây có thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, bã thải cả phần
đặc và phần lỏng khi sử dụng để bón cho cây đều làm cho năng suất tăng. Khi
được bón loại phân này thì cây trồng khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh. Tác dụng của
loại phân này đối với việc cải tạo đất cũng được thể hiện rõ sau hai ba năm bón
liên tục. Cung cấp thức ăn bổ sung cho chăn nuôi khi các chất hữu cơ phân hủy

kị khí, một phần quan trọng được chuyển hóa thành các axit amin mới do quá
trình tăng trưởng sinh khối của các vi khuẩn. Chẳng hạn với phân trâu bò, người
ta đã đo được toàn bộ các axit amin đã tăng 230% sau khi phân hủy. Để sử dụng
được nguồn này làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, người ta thường tiến hành lấy

9


bã thải lên, tiến hành sấy khô và đóng thành bánh, để giành cho gia súc, gia cầm
sử dụng trực tiếp.
Nuôi thủy sản và dùng bã thải làm thức ăn cho các thì các chất dinh
dưỡng kích thích sự phát triển của các thực vật phù du lẫn các động vật phù du
làm thức ăn cho cá. Do vậy sản lượng các tăng đáng kể.
Biogas góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường
Phát triển chương trình biogas cũng là con đường hiệu quả để giải quyết
vấn đề phân bón và cải thiện vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn sức khỏe ở nông
thôn. Nó là biện pháp để thủ tiêu các chứng sán, giun và các loại kí sinh trùng
khác sống trong mọi loại phân. Thu gom tất cả chất thải của gia súc và con
người vào hầm biogas là biện pháp giải quyết vấn đề chất thải tốt nhất. Viện kí
sinh trùng của nhiều nước đã công bố rằng: sau khi ủ lên men, bã thải chỉ còn rất
ít trứng các kí sinh trùng, giun sán giảm bớt 95%. Số lượng trứng sán, giun và kí
sinh trùng gây hại khác tìm thấy có thể giảm tới 99%.
Nơi nào phát triển hầm khí sinh học tốt hơn, nơi đó kiểm soát có hiệu quả
các bệnh về kí sinh trùng và bệnh giun sán, vệ sinh nông thôn được triển khai tốt
hơn, người làm nông nghiệp được bảo vệ, tiêu chuẩn chung về bảo vệ sức khỏe
được nâng lên rõ rệt.
Ngoài ra như trên ta đã nói thì trong thành phần khí sinh học do phân hủy
xác của sinh vật nên có một lượng lớn khí metan khoảng trên 50% lượng khí
thoát ra và 30% còn lại là cacbonic và hơi nước, đây là các khí góp phần to lớn
gây nên hiệu ứng nhà kính, một vấn đề nóng bỏng không kém. Như vậy, việc

gom xác động thực vật lại một chỗ để phân hủy và sử dụng khí metan là góp
phần vào giảm thiểu nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính.
 Cơ giới hóa nông nghiệp
Phát triển biogas cũng có thể tạo nên nguồn nhiên liệu mới cho việc cơ
giới hóa nông nghiệp. Hiện nay ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt

10


Nam, biogas được dùng với số lượng lớn không chỉ để nấu ăn, thắp sáng mà còn
dùng để kéo các máy nông nghiệp.
Biogas được dùng như một loại nhiên liệu chất lượng cao để nấu ăn, tháp
sáng cũng như cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp: khí biogas được dùng để
chạy các máy phát điện quy mô hộ gia đình và một số động cơ khác. Như máy
cày công suất nhỏ đặt gần các bể khí biogas và có dây dẫn nạp khí liên tục cho
máy hoặc là có các bình trữ khí cỡ nhỏ lắp đặt trên máy.
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả ứng dụng mô hình hầm biogas trong chăn
nuôi
2.1.2.1 Khái quát về hiệu quả
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
các mục tiêu, hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có được kết
quả đó trong những điều kiện nhất định.
Phân loại hiệu quả:
 Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả bao gồm: hiệu quả kinh
tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
 Theo phạm vi lợi ích, hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả
kinh tế - xã hội.
 Theo mức độ phát sinh, hiệu quả bao gồm: hiệu quả trực tiếp và hiệu
quả gián tiếp.
 Theo cách tính toán, hiệu quả bao gồm: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả

tương
đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Tuy nhiên, đối với đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng hầm biogas trong
chăn nuôi, ta tập chung đánh giá chủ yếu khía cạnh về hiệu quả kinh tế và hiệu
quả môi trường do mô hình này mang lại.

11


2.1.2.2 Hiệu quả kinh tế
 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
 Quan điểm truyền thống:
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến
phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Hiệu quả
kinh tế được đo bằng các chi phí và lãi. Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ
giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị
sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành
sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá
trình sản xuất kinh doanh.
Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả
kinh tế. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau: Thứ nhất, hiệu
quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh,
chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế lại là một
vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà
còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không
và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền
thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu
tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó,
thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba,

hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này
chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu
về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có
những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các phương
diện khác nữa. Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí mà
lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lại đáng kể thì lại không được phản
ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống này

12




Quan điểm hiện đại

Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm
khắc
phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện
đại, khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này,
cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu
vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số ∂O/∂I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn
lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là
hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào và giá sản phẩm. Hiệu quả phân
bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm
trên một đơn vị đầu tư thêm. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu tố
trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có

tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời
điểm khác nhau.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằng
hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến
lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay.
 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, hiệu quả kinh tế luôn
liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung
xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất,
chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai, v.v...

13


- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh tế là
các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp
với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi
được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản
xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận, v.v...
Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu
được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả
thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế
càng cao và ngược lại.
Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của
từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản
lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục
tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và
định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau.
2.1.2.3 Hiệu quả môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự và được cả thế giới quan
tâm. Hàng ngày, dù là hoạt động sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp thì đều
thải ra một lượng chất thải không hề nhỏ làm ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh , môi trường sống của sinh vật cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người. Chính vì vậy, xu hướng trong tương lai là tiến tới những công nghệ tiên
tiến, công nghệ sạch để xử lí hoặc giảm thải chất thải đó, làm cho môi trường
của chúng ta ngày càng sạch đẹp, giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường. Như
vậy, để một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả môi trường, điều đó có
nghĩa là hoạt động đó không gây tổn hại hay tác động xấu nào tới môi trường
xung quanh như đất, nước, không khí hay hệ sinh thái; là quá trình hoạt động
sản xuất không những không làm tổn hại môi trường mà còn có tác động cải tạo
môi trường, mang lại một môi trường xanh, sạch đẹp hơn trước.

14


Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc lạm dụng các loại phân bón, hóa chất
bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và quá trình xử lý các phụ phẩm,
chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi chưa triệt để đã gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thay đổi theo hướng sản xuất gắn với bảo vệ
môi trường là biện pháp bắt buộc để thực hiện một nền sản xuất nông nghiệp
bền vững mang tính hiệu quả lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm
ảnh hưởng xấu đến tương lai, gắn chặt quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên đất, nước và môi trường sinh thái.
Trong nghiên cứu này, hiệu quả môi trường của việc ứng dụng công nghệ
hầm biogas trong chăn nuôi đó là việc xử lí các chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở khu vực chuồng trại, tránh các bệnh lây nhiễm cho con
người và vật nuôi như sốt xuất huyết, tiêu chảy; tạo điều kiện cho sinh vật có
điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển, đảm bảo nguồn nước sạch cho
sinh hoạt.

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình hầm biogas trong
chăn nuôi
Có thể chia ra làm ba loại yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển
biogas: kinh tế -xã hội, tổ chức và kỹ thuật. Trong số các yếu tố trên, các yếu tố
có tác động mạnh như: giá các nguồn chất đốt khác, tình trạng kinh tế của khách
hàng, chính sách của nhà nước về phát triển và bảo vệ môi trường, phương pháp
chuyển giao công nghệ, sự tham gia của các bên có liên quan. Đánh giá hiệu
quả của mô hình hầm biogas không chỉ dựa vào số lượng hầm ủ lắp đặt được mà
chính là phải xem xét tỷ lệ hầm còn hoạt động tốt sau một thời gian.
Ngày nay, biogas không những được dùng để đun nấu, chúng còn là
nguồn năng lượng để chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất ra điện để chạy
các máy trong nông trại cũng như bán ra ngoài.

15


Bảng 2.1. Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình biogas
trong chăn nuôi
Phân nhóm

Yếu tố

Ví dụ

Giá chất đốt

Giá củi, xăng dầu

Giá vật liệu xây dựng Giá xi măng, chất dẻo
Kinh tế - Xã

Vốn tự có, Thiếu kinh phí phải đi vay
Nguồn vốn
hội
hoặc được hỗ trợ
Tình hình phát triểnẢnh hưởng bởi giá bán gia súc, dịch bệnh
chăn nuôi
Nhận thức của chủ hộ
Tổ chức

hay giá thành thức ăn.
Nhận thức được hiệu quả của mô hình

biogas
Chính sách của NhàChính sách bảo vệ môi trường, chính
nước
Hoạt

sách hỗ trợ
động

khuyến

Triển khai, tuyên truyền
nông
Nguồn nước
Đủ nước cho biogas
Kỹ thuật
Diện tích mặt bằng
Mặt bằng tùy lượng đầu vào
Thời tiết

Bão lụt làm hỏng túi ủ
- Giá chất đốt: trong thời buổi giá cả leo thang, việc sử dụng chất đốt tiêu
tốn một lượng tiền không nhỏ trong chi tiêu của các hộ gia đình nông dân. Do
đó, xu hướng của các hộ đó là tìm đến các dạng năng lượng mới với giá thành rẻ
hơn nhằm cắt giảm chi tiêu. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới việc quyết định sử
dụng công nghệ biogas hay không.
- Nguồn vốn và tình hình phát triển chăn nuôi của hộ gia đình: Muốn ứng
dụng được công nghệ biogas vào trong chăn nuôi thì trước hết phải đầu tư một
khoản vốn ban đầu cho việc lắp đặt hoặc xây dựng hầm biogas. Và hiệu quả của
mô hình phụ thuộc vào nguồn vốn đó là vốn tự có, vốn cho vay hay là được hỗ
trợ từ các chương trình dự án khí sinh học...Bên cạnh đó, muốn cho hầm biogas
sử dụng được không thể thiếu nguyên liệu đầu vào, chính là chất thải từ hoạt

16


động chăn nuôi của hộ gia đình. Để đảm bảo không lãng phí cho việc xây dựng,
các nhà khoa học đã đưa ra công thức xây dựng hầm biogas sao cho phù hợp với
quy mô chăn nuôi của hộ gia đình. Cụ thể:
Bảng 2. 2 : Cách tính kích thước hầm biogas cho mô hình trang trại nhỏ,
theo mô hình gia đình
Gia súc/thể tích

8m3

12m3

16m3

Bò sữa


3

5

7

Bò thịt

6

12

18

Heo

15

25

38

Công thức tính kích thước của hầm biogas loại gia đình
Phân tươi/ngày x số gia súc x 2 (với bò) hoặc x 3 (với heo) x thời gian lưu
giữ (60 ngày.
- Nhận thức của chủ hộ về các lợi ích mà biogas mang lại, nếu người dân
hiểu được những lợi ích đó thì họ mới quyết định đầu tư xây dựng. Muốn như
vậy, các hoạt động của cơ quan khuyến nông-đơn vị trịu trách nhiệm triển khai
ứng dụng mô hình phải có các hoạt động tuyên truyền thiết thực tới người dân,

đồng thời có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho người dân từ khâu lắp đặt tới
quá trình sử dụng hầm biogas.
- Chính sách của Nhà nước: hiện nay có rất nhiều các chương trình nhằm
hỗ trợ người nông dân phát triển mô hình biogas trong nuôi, do đó, quy mô ứng
dụng công nghệ này ngày càng đường mở rộng và phát huy được hiệu quả. Do
đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nhằm nhân
rộng mô hình này trên phạm vi cả nước.
- Kỹ thuật: quyết định tới tuổi thọ cũng như hiệu quả hoạt động của hầm
biogas. Và bao gồm các yếu tố như: nguồn nước, diện tích mặt bằng hay ảnh
hưởng của thời tiết.

17


2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng ứng dụng biogas trên thế giới
Dân số thế giới ngày càng tăng khiến cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng
cũng tăng theo nên nhu cầu về năng lượng là rất cần thiết, trong khi các nguồn
năng lượng dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và ngay cả thủy điện
là có hạn khiến cho nhân loại có nguy cơ đứng trước việc thiếu năng lượng.
Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới là một trong những
hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển năng lượng. Và biogas là một dạng
năng lượng mới được các nước rất chú trọng trong thời gian gần đây. Nó không
chỉ mang lại các lợi ích về kinh tế mà còn mang lại các lợi ích về xã mội và môi
trường: cung cấp năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn hay bảo
vệ môi trường sống...
Hiện nay ở quy mô toàn cầu, biogas là nguồn năng lượng lớn. Tổng sản
lượng ứng dụng chiếm 9% đến 10 % tổng năng lượng trên thế giới. Theo tính
toán, nếu tận dụng xử lý được hết nguồn phế thải toàn cầu thì hàng năm người ta
có thể tạo 200 tỷ m3 khí sinh học, tương đương 150 đến 200 triệu tấn nhiên liệu

và kèm theo nó là khoảng 20 triệu tấn phân bón hữu cơ chất lượng cao. Nhiều
nước đã tập chung nghiên cứu triển khai, sử dụng các nguồn khí sinh học và đạt
được một số thành tựu đáng kể. Cụ thể:


Trung Quốc

Trung Quốc có lịch sử phát triển khí sinh học từ rất lâu, bắt đầu từ cuối
thế kỷ XIX. Ngay từ những năm 1978, Trung Quốc đã xây dựng được 7,5 triệu
bể, hàng năm tạo ra khoảng 2,5 tỷ m3 khí, tương đương 1,5 triệu tấn dầu mỏ.
Cho đến năm 1979, trên lãnh thổ Trung Quốc đã có 301 trạm phát điện nhỏ sử
dụng khí Biogas, có trạm có tổng công suất lên tới 1.500kW. Đến 1985, Trung
Quốc đã xây dựng được 70 triệu bể và đến cuối năm 2003 là hơn 9,7 triệu hầm
cho các hộ gia đình trên toàn quốc. Trên 90% hầm hoạt động tốt, sản xuất ra
khoảng 2.980.000 m3/năm. Biogas chủ yếu được sử dụng vào mục đích đun

18


nấu, thắp sáng và chạy các động cơ phát điện. Đến giai đoạn 2006 – 2011, chính
phủ nước này tiếp tục đầu tư 21,2 tỷ Nhân dân tệ để phát triển việc sử dụng khí
sinh học tại các khu vực nông thôn. Tính đến cuối năm 2010, 40 triệu hộ gia
đình, chiếm 1/3 dân số ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được tiếp cận với
khí sinh học. Tại những vùng nghèo nhất của Trung Quốc, khí sinh học (biogas)
và năng lượng Mặt Trời được coi là những nguồn năng lượng thân thiện với môi
trường và hiệu quả hơn so với các năng lượng khác. Hiện nay, mỗi năm Trung
Quốc sản xuất ít nhất 16 tỷ m3 khí sinh học, đáp ứng 13% nhu cầu tiêu thụ khí
đốt tự nhiên của cả nước.
Hội đồng Bảo vệ các nguồn Tài nguyên Tự nhiên, có trụ sở tại Mỹ, đánh
giá rằng việc sử dụng rộng rãi khí sinh học trong 10 năm qua tại Trung Quốc là

một ví dụ thành công cho thấy mô hình khí sinh học (biogas) đã có tác động tích
cực đáng kể đến các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế ở cấp địa phương. Tuy
nhiên, chi phí cao để duy trì hoạt động cho các hầm biogas đang là gánh nặng
cho những người sử dụng. Bên cạnh đó, chính quyền không cung cấp đủ các
khoản trợ cấp để các địa phương triển khai những chương trình khuyến khích sử
dụng khí sinh học. Do đó, những chương trình này thường có chất lượng giới
hạn, tính hiệu quả không cao và các số liệu báo cáo thiếu chính xác.
 Nepal
Nepal là nước đã ứng dụng khí sinh học từ thập kỷ 80 và từ năm 1992 với
sự hỗ trợ của Dự án SNV, Chính phủ Nepal đã xây dựng Chương trình Hỗ trợ
Khí sinh học (KSH) và nhờ đó đã xây dựng thêm được rất nhiều bể KSH. Từ
chỗ chỉ có khoảng 2000 bể KSH vào năm 1991-1992 đến năm 2008, Nepal đã
xây dựng thêm mỗi năm khoảng 16 000 đến 18 000 bể KSH. Từ năm 2008 ở
Népal đã có 140 000 bể KSH cho các gia đình nông dân ở 62 địa phương và
phục vụ cho lợi ích thiết thực của 11000 hộ nông dân.
Nepal không nuôi lợn cho nên chủ yếu chỉ dùng phân và nước tiểu của
người và trâu bò. Nhờ có bể KSH mà môi trường nông thôn được cải thiện một

19


cách rõ rệt. Chuồng trâu bò sạch sẽ , không có ruồi muỗi và không có mùi hôi
thối, môi trường sống được thay đổi. Nguồn phân và nước tiểu được tận dụng và
được chuyển hóa thành các loại phân hữu cơ vừa có chất lượng cao, vừa an toàn,
lại không có mùi hôi thối và dễ cho cây trồng hấp thu, dễ chuyển thành chất mùn
làm cải thiện chất đất. Đáng chú ý là nếu chăn nuôi đủ số lượng trâu bò cần thiết
thì sẽ có đủ lượng KSH để chạy máy nổ nhỏ nhằm có điện thắp sáng và xem
TV, nghe rađiô…
Bảng 2.3 : Tình hình ứng dụng công nghệ biogas tại Nepal
Hầm biogas

Loại bể Tỷ trọng
3

(m )
4
6
8
10
15

(%)
11.34
47.71
23.3
15.55
1.60

Chi phí
xây dựng
(rupi)
65009500
55008500
>7500

Tiết kiệm/năm
(USD)

Tăng năng xuất cây

trồng (%)

Củi
59.19
Lúa
38.10
Dầu
12.16
Ngô
32.20
Đạm
8.07
Lúa mỳ
34.20
Lân
5.28
Khoai tây
42.10
Kali
8.07
Rau, đậu
30.40
Nguồn: blogtiengviet.net/nguyenlandung

2.2.2 Thực trạng ứng dụng biogas tại Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình triển khai biogas tại Việt Nam
Biogas là công nghệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân rác, phân
hữu cơ, bùn cống rãnh, để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình
hay trong sản xuất. Sản xuất khí sinh học dựa trên cơ sở phân hủy kỵ khí các
chất hữu cơ tự nhiên hay là quá trình lên men mêtan. Nguồn nguyên liệu để sản
xuất biogas có thể nói là vô tận từ các loại bùn từ ao tù, đầm lầy, phế liệu, phế
thải trong sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động sản xuất và chế biến nông

sản, xác động vật.
Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 500.000 hầm phân hủy biogas,
có quy mô dưới 10m3 của các hộ gia đình nông dân. Riêng chương trình Khí
sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, do Chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến

20


năm 2011 đã xây được 15.678 hầm biogas. Ước tính chỉ có chưa đến 100 hầm
biogas thương mại, với dung tích khoàng 100-200m3 tại các trang trại nuôi lợn.
Tuy nhiên, toàn quốc có tới 17.000 trang trại lợn, nghĩa là mới đạt 0,3% trang
trại có hầm biogas. Về công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố
định xây bằng gạch hoặc đúc sẵn bằng composite tại các cơ sở chuyên nghiệp…
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhà máy sản xuất điện biogas nào được hòa lưới
điện quốc gia.

Hình 2.1 Hầm biogas của một gia đình ở Bình Định
Biogas hiện nay được sử dụng chủ yếu cho đun nấu và chiếu sáng ở quy
mô hộ gia đình ở các khu vực nông thôn. Dự báo, nhu cầu sử dụng biogas cho
đun nấu và chiếu sáng sẽ tăng cao tại các khu vực nông thôn. Các chuyên gia chỉ
ra rằng, nhu cầu tiềm năng ở Việt Nam sẽ là một hệ thống biogas tích hợp, bao
gồm thu gom rác thải, các thiết bị sản xuất khí và máy phát điện hoặc thiết bị
sản xuất phân bón. Hầu hết các khách hàng tiềm năng sẽ là các trang trại chăn
nuôi lớn, các nhà máy chế biến nông sản như sắn, đường và các công ty quản lý
rác thải đô thị do áp lực về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị này rất cao,
khối lượng chất thải là đáng kể và vì vậy có thể cung cấp đủ cho các hệ thống

21



với quy mô thương mại và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn rẻ để đầu tư vào
các công trình này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay hầu hết các hầm
biogas nhỏ, quy mô hộ gia đình được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ. Đối
với các quy mô sản xuất biogas lớn hơn, các nhà tài trợ như ngân hàng phát triển
châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới, Danida… đang bắt đầu cấp vốn. Ngân hàng
Thế giới bắt đầu xem xét cấp vốn thử nghiệm cho 8 cơ sở sản xuất biogas cho
các trang trại lớn tại 8 tỉnh. ADB đang làm việc với Chính phủ nhằm phát triển
một chương trình cho sản xuất biogas và hỗ trợ ngành nông nghiệp ít cacbon,
với nguồn vốn được chuẩn bị khoảng 150 triệu USD, trong đó một phần vốn sẽ
được dùng cho việc xây dựng 600 trạm sản xuất biogas cho 600 trang trại vừa và
nhỏ, với 20% hỗ trợ tài chính từ chương trình. Quỹ Môi trường toàn cầu cũng hỗ
trợ một phần tài chính.
Ở một vài địa phương đã có các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch
vụ xây hầm biogas và các thiết bị liên quan như các máy phát, bộ lọc, hóa
chất… Một trong những công ty lớn có thể kể đến như: Hùng Vương, Nông
Thôn Việt, Hưng Việt Composite, Cẩm Tuấn Phát Composite, Môi Trường
Xanh, Anh Thái và Minh Tuấn. Hầu như không có công ty nước ngoài nào hoạt
động tại các thị trường địa phương.
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty tư nhân Việt Nam và
các công ty nước ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm: khí sinh học và
năng lượng sinh khối. Ví dụ, Chính phủ có tham vọng để gia tăng sự đóng góp từ
năng lượng tái tạo cho phát điện (từ 3,5% năm 2010 tới 4,5% vào năm 2020 và tới
6% vào năm 2030) cũng như gia tăng tái chế chất thải. Trong năm 2011, Chính phủ
thiết lập các mục tiêu 85% rác thải sinh hoạt đô thị phải được thu gom, trong đó
60% sẽ được tái chế; 40% rác thải sinh hoạt nông thôn phải được thu gom với 50%
được tái chế trong giai đoạn 2011-2015 và 95% rác thải đô thị được thu gom, trong

22



đó 85% sẽ được tái chế và 70% rác thải sinh hoạt nông thôn cũng được thu gom.
Trong giai đoạn 2016-2020 sẽ có cơ bản được chế biến.
Hiện nay nhiều công ty tại Việt Nam đang muốn trở thành người tiên
phong trong việc sử dụng năng lượng xanh cho sản xuất cũng như tìm kiếm các
nguồn năng lượng khác nhau nhằm làm giảm chi phí của điện năng truyền thống
trong quá trình sản xuất. Hy vọng sau khi việc chống dịch bệnh cho đàn gia súc
thành công, chăn nuôi phục hồi tốt và khi ấy biogas sẽ vào bệ phóng phát triển.
2.2.2.2 Kinh nghiệm trong phát triển biogas tại một số địa phương
 Long Phú - Sóc Trăng
Được sự hỗ trợ của tổ chức Actionaid về chương trình nuôi heo kết hợp
làm túi ủ biogas thí điểm tại huyện Long Phú, Ban quản lý dự án kết hợp với
trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng tổ chức hội thảo chia sẻ lợi ích của việc
chăn nuôi heo kết hợp với mô hình biogas và hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn người
dân thực hiện mô hình tại gia đình. Sau đó hỗ trợ một số hộ dân chăn nuôi xây
dựng hệ thống biogas thông qua hình thức vốn quay vòng với mức chi phí thấp
tương đương 1,5 triệu đồng để trang bị túi ủ. Kết quả bước đầu, 15 thành viên là
nữ chủ hộ ở Tổ hợp tác chăn nuôi heo "Mai Vàng", có điều kiện làm túi ủ biogas
để xử lý các chất thải trong chăn nuôi, biến chúng thành khí gas phục vụ đun
nấu cho gia đình. mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Phân chuồng được thu gom
và dùng cho việc tạo khí đốt giúp làm giảm ô nhiễm môi trường nước và không
khí. Các chất thải chăn nuôi được thu gom vào túi ủ sau thời gian phân hủy tạo
khí đốt phục vụ cho sinh hoạt gia đình; đồng thời hạn chế một số bệnh như sốt
xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da...Lợi ích thu được còn góp
phần giảm chi phí tăng thu nhập cho gia đình; Tận dụng chất đốt từ biogas, mỗi
năm các hộ tiết kiệm trung bình khoảng 1.5 triệu tiền vốn để mua gas hay củi
đun nấu. Số tiền tiết kiệm được lại dùng để mở rộng chăn nuôi sản xuất, giúp hộ
tăng thu nhập. Ngoài ra, khi làm biogas, mối quan hệ hàng xóm thắt chặt hơn do
giảm những mâu thuẫn vì ô nhiễm gây ra. Sự thành công trong phát triển biogas


23


×