Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT HAY ÔN THI 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.91 KB, 5 trang )

Tổng hợp nhiều bài viết hay ôn thi Văn 12
Vợ chồng A Phủ / Người lái đò sông Đà / Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
PHÂN TÍCH SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA NHÂN VẬT MỴ TRONG TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ
HOÀI TỪ KHI CÔ BỊ BẮT CON DÂU GẠT NỢ?
Mở bài: Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu trong phong cách Tô Hoài sau cách mạng tháng tám.
Hiện thực và nhân tạo là nội dung nổi bật của thiên truyện này. Nội dung ấy lại được miêu tả bặng giọng
văn trần thuật thể hiện tính cách tâm trạng nhân vật hết sức tinh vi và sâu sắc. Đặc biệt nổi bật trên thiên
truyện đó là nhân vật Mỵ một nhân vật Trung tâm trong truyện vợ chồng A Phủ.
Thân bài: Mỵ là một cô gái có tài thổi sáo hay. Món nợ cha mẹ Mỵ vay nhà Thống Lý lúc họ lấy nhau
mỗi năm phải trả lãi nợ một lương ngô đến bây giờ vẫn không trả được gốc. Thương cha Mỵ đã nói với cha
con nay đã biết quốc lương làm ngô còn phải trả nợ cho người cha bố đừng bán con cho nhà giàu. Nhưng
cô đã bị Asử nhà Thống Lý bắt. “Mang tiếng là con dâu của nhà Thống Lý nhưng Mỵ chẳng khác làm nô lệ”
Mỵ thấy mình không bằng con trâu, con ngựa quanh năm suốt tháng lúc nào Mỵ cũng vùi đầu vào công việc
giống nhau tiếp nhau.
Tuổi trẻ sắc đẹp của Mỵ bị tước đoạt vùi dập lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi. Buồng Mỵ như cái nhà tù
tối mít chỉ có một lỗ vuông bằng bàn tay nhìn ra ngoài chỉ thấy trăng trắng là sương và mây. Trốn về nhà
tròng mắt đỏ hoe gặp bố Mỵ quỳ lạy cô đã hái nắm lá ngón để kết thúc cuộc đời nhưng thương cha Mỵ
không thể chết được. Món nợ kia vẫn còn cha cô phải trả mà cha cô lại già yếu lắm rồi. Mỵ đành sống nhẫn
nhục cam chịu như kiếp sống ngựa, trâu trong nhà Pá cha. Cô sống câm lặng, vô cảm như bị tê liệt cả tâm
hồn. Ở lâu trong cái khổ Mỵ quen rồi. Mỵ chỉ thấy mình bằng con trâu, con ngựa chỉ biết ăn cỏ đi làm mà
thôi nhưng con người dường như đã chết cả tâm hồn ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, vẫn khát khao
tự do tình yêu và hạnh phúc. Sức sống ấy gặp hoàn cảnh nào đó lại bùng lên mãnh liệt và những đêm tình
mùa xuân đã đến, không khí mùa xuân và tiếng sáo gọi đã đánh thức sống trong Mỵ làm tâm hồn Mỵ như
hồi sinh tiếng hát tha thiết của trai gái Hmông đã khơi dạy trong lòng Mỵ bao khao khát “anh ném pao, em
không bắt- em không yêu quả pao rơi rồi” Mỵ đã ném lấy rượu và uống ừng ực từng bát, uống cho quên
hết mọi đau khổ, quên hết mọi ất hận. Uống để thức tỉnh trong lòng mình và sống lại cùng mùa xuân. Men
rượu tác động làm Mỵ thấy phơi phơi vui sướng như thời con gái trong những đêm tình mùa xuân. Mỵ thấy
mình còn trẻ lắm và Mỵ muốn đi chơi. Mỵ khóc lúc này Mỵ có lá ngón sẽ chết ngay như một sức sống trong
lòng Mỵ vẫn bùng dậy. Cô sẵn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng rồi cô quấn lại tóc lấy váy hoa trên vách
mặc vào người chuẩn bị mặc áo đi chơi xuân. Hành động của Mỵ diễn ra ngay trước mắt Asử như thách
thức thậm chí Mỵ không thèm trả lời Asử khi Asử hỏi “mày muốn đi chơi à”. Sự bùng dậy lần này của cô đã


bị trả giá. Asử đã chói đứng cô vào cột nhà bằng cả một thúng sợi đay. Quấn cả mái tóc của cô lên cột làm
cô không cúi không nghiêng được nữa. Nhưng nay cả lúc trói đứng như vậy sức sống vẫn tiềm ẩn trong Mỵ,
lúc mê lúc tỉnh cô vẫn bồi hồi, vẫn nghe tiếng sáo đưa mình theo những đám chơi. Tâm trí của Mỵ chập
chờn có lúc cô vùng bước đi nhưng dây chói đưa cô về với thực tải. Nghe ngựa gãi chân nhai cỏ Mỵ thổn
thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Lần thứ ba thức sống tâm hồn Mỵ lại chỗi dậy đó là lần cô chứng
kiến A Phủ- chàng trai ở nợ nhà Thống Lý bị chói đứng đợi chết. A Phủ vì mải bẫy dím nên để hổ ăn thịt
một con bò trong đàn bò anh đang chăn ở nhà Thống Lý. Anh bị Thống Lý Pá cha bắt tự đóng cột rồi chính
tay hắn chói đứng anh vào cột ấy bằng một cuộn dây mây. Anh sẽ bị chết ở đó nếu mọi người đi bắt hổ
thất bại. Suốt mấy ngày đêm anh bị chói ngoài trời lạnh. Hàng đêm Mỵ vẫn ra sưởi lửa hơ tay ở bếp lửa gần
đó mấy ngày đầu cô vẫn thản nhiên dưng dưng không quan tâm gì đến A Phủ vì chuyện đánh chói người ở
nhà Pá cha đã quá thường xuyên. Nhưng đêm nay, qua ánh lửa hồng liếc mắt trông sang Mỵ chợt trông
thấy giọt nước mắt bò xuống hai hòm má đã đem lạ của A Phủ. Mỵ đã một lòng thương. Mỵ nhớ lại chính
mình ngày trước bị chói, nhớ đến người đàn bà cũng đã chết vì chói ở nhà này. Mỵ đã căm giận nguồn rủa
“chúng nó thật độc ác” cơ chừng này chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết “chết đau, chết đói, phải
chết”. Tự nhiên Mỵ không biết sợ hãi nữa, cô lấy dao cắt đứt sợi dây Mây cởi chói cho A Phủ rồi cô vùng
chạy theo A Phủ nói và thở trong hơi gió thốc “A Phủ cho tôi đi ở đây thì chết mất” và họ đã cùng nhau
trốn khỏi Hồng Ngài, chốn khỏi cái nhà tù của nhà Thống Lý Pá cha. Vượt rất nhiều rừng, nhiều núi để tới
Phiềng Sa. Hành động bột phát này của Mỵ là kết quả tất yếu của quá trình dồn nén bức súc về tinh thần
và thể sác để đến lúc đòi hỏi được giải thoát, thể hiện một sức sống vốn đã tiềm ẩn trong con người Mỵ. Mỵ
đã vùng dậy tìm cuộc sống tự do, làm lại cuộc đời. Sự vùng dậy của Mỵ như một thách thức số phận không
cam chịu.
Kết bài: Nhân vật Mỵ đã được nhà văn Tô Hoài và khám phá trong chiều sâu tâm hồn, phát hiện ra vẻ đẹp
và lòng yêu đời khao khát hạnh phúc, khao khát tự do. Đây là sự thành công to lớn của nhà văn vì vậy ông
đã làm cho truyện ngắn này sáng bừng lên giá trị nhân bản. Mỵ là hình ảnh điển hình cho những người con
gái vùng cao Tây Bắc từ trong bóng tối cuộc đời đã vùng dậy để giành được ánh sáng, để được sống trong
tự do và tình yêu.


NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG ĐÀ
Mở bài: Nguyễn Tuân là một nhà văn có phẩm chất độc đáo tai hoa và uyên bác. Phẩm chất đó được thể

hiện qua những bài văn của ông, điển hình là truyện “NLĐSĐ”. Trong bài tuỳ bút này NT đã rất thành công
trong hai hình tượng Người lái đò trên sông Đà và sông Đà. Nguyễn Tuân muốn đi tìm thứ và người đã
được thử thách đó là thiên nhiên và con người Tây Bắc. Những người đang dũng cảm một cách thầm lặng.
Khắc phục mọi gian khổ để xây dựng cuộc sống mới.
Thân bài: Nguyễn Tuân trước hết như một con người của “chủ nghĩa xê dịch” và ưa viết về những gì “xê
dịch” những cái gì gây nên cảm giác mạnh là nguồn sống viết văn của ông. Ông đến với sông Đà như đến
với một con người tương đắc. Sự dữ dội mạnh liệt và thơ mộng tuyệt vời của nó thu hút ông hết sức mạnh
mẽ không phải ngẫu nhiên mà ông dốc toàn bộ tài hoa và ngôn ngữ của mình để tái hiện nó và làm truyền
lan tới người niềm thán phục ngưỡng mộ sâu sắc. Đối với sông Đà và người lái đò sông Đà cũng là cảnh
người Việt Nam rất nỗi đáng yêu đáng quý. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân hai đặt tính nổi bật của sông
Đà là “hung bạo” và “trữ tình” hiện lên đầy ấn tượng. Sông Đà thật hung dữ với những con thác vô cùng
độc giữ nhan hiểm với những hút nước chết và vô vàn thạch trận quyết không cho con người vượt qua,
sông Đà lại lắm thác nhiều ghềnh, địa hình thật dữ dội khúc khửu có những đoạn sông Đà thắt lại như một
cái huyết hầu. Đôi bề đá dựng vách thành “con nai, côn hổ có thể vọt từ bờ này sang bờ kia”. Có những
đoạn mặt ghềnh nước sô đá đá sô sóng, sóng sô gió cuồn cuộn gùm gè dài hàng mấy cây số có những cái
vựt hút nước sâu thăm thẳm như giếng bê tông “nước ở đây thở và kêu ằng ặc như cửa cống cái bị sặc ở
phía trên lừ đừ như cánh quạ đang chờ mồi”. Tác giả đã miêu tả những cái giếng sâu này bằng cách vận
dụng kỹ thuật điện ảnh, kỹ thuật trong ngành điện lực để so sánh những âm thanh của những thác nước
sông Đà. Mối quan hệ lớn lạ lùng làm sao. Lúc thì nghe như oán trách gì rồi lại như van xin, rồi lại như
khiêu khích và chế nhạo. Nhưng rồi có lúc nó lại giống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng. Đang
nồng nộn giữa rừng che nứa nổi lửa đang phá tung rừng chấm. Rừng lửa cũng gào thét với đàn trâu đang
cháy ngùn ngụt. Có những đoạn sông Đà hiểm trở với những trận địa đá như bày “thạch trận” với những
người lái đò sông Đà. “Những viên tướng đá” giữ tợn lạnh lùng đứng trấn giữa lớp lớp cửa tử và cửa xinh
với những “boong ke chìm những đá nổi pháo đá mai phục, sẵn sàng nhấn chìm và bẻ gãy tan tành con
thuyền đi qua”. Để tả những đoạn sông dữ dội này NT đã sử dụng ngôn ngữ của nhiều ngành khác nhau
như thể thao quân sự, võ thuật. Tạo nên những trang viết thật sống động làm người đọc thấy được sông
Đà hung bạo như kẻ thù số một của con người, như một loài quỷ quái nham hiểm xảo quyệt có tính cách
phức tạp… nhưng sông Đà có những đoạn đẹp một cách thơ mộng dịu dàng, tính cách trữ tình nên thơ. Tác
giả đã ngắm nhìn sông Đà từ trên cao thấy nó như một dây thừng ngoằn ngoèo. Thấy con sông Đà tuôn
dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc và chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắ bung nở hoa ban,

hoa gạo, sông Đà được miêu tả rất nhiều chất thơ, có chất thơ đường cổ kính trong thơ lý bạch có chất thơ
của đàn bà “gửi người tình nhân” chưa quen biết, có chất thơ nói về vẻ hoang sơ của sông Đà “cảnh con
sông ở đây nặng như tờ như đời Trần, đời Lý, đời Lê. Quãng sông này cũng nặng tờ đến thế mà thôi… bờ
sông hoang dại như một hồ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích cổ xưa…” sông Đà càng
trở nên thơ mộng với những con đò đuôi én thắt mình ở thượng nguồn. Tác giả coi sông Đà như một cố
nhân xa vì nhớ nhung bồi hồi và những cảm xúc đáng quý ấy cư du dương mãi trong lòng người đọc gợi ấn
tượng trữ tình thơ mộng. Tương tự với những hình tượng con sông Đà là hình ảnh người lái đò sông Đà.
Đối với NT đây cũng là một hình ảnh gây cảm giác mãnh liệt phi thường. Hình ảnh người lái đò được khắc
hoạ khá độc đáo. Con người này như dẫn ta đi xuôi ngược dòng xuân lúc vượt thác, lúc cưỡi ghềnh. Tác giả
đã tập trung mô tả một cuộc vận lộn giữa người lái đò tài hoa nghệ sĩ tuyệt vời với con sông quái ác đầy
mưu mô xảo quyệt như một loài quỷ quái khổng lồ. Do nắm được “tính nết phức tạp” của con sông Đà nắm
chắc các quy luật tất yếu của con sông, nắm chắc từng luồng lách, từng con thác, từng nơi dựng vách đá
nên người lái đò được NT miêu tả như một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái được bố trí
sẵn với rất nhiều cặm bẫy giăng ra hết vòng này đến vòng khác. Chiến đấu và quyết tiêu diệt được đối
phương của mình. Để áp đảo tinh thần của kẻ thù đám quân thác đỏ còn nổi trống, nổi chiêng, hò la dữ dội
làm cho đối phương phải sợ hãi. Đoạn văn dựng cảnh này đầy giá trị tạo hình giống như một cuốn phim
quay tận cảnh. Đây là lối thuật kể hồi hộp đầy kịch tính căng thẳng hấp dẫn cho người xem.
Kết bài: Đó là một sự uyên bác của trí tuệ và tầm hiểu biết và đó là sự phong phú của những tâm hồn và
lòng yêu tha thiết giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc, tình yêu và sự gần gũi những con
người lao động bình thường, là những cảm hứng dạt dào trước những hình tượng đặc biệt dữ dội hoặc đẹp
tuyệt vời là chất tài hoa tài tử vẻ đẹp và sự giàu có của câu văn và sự cầu kỳ lan man trong giọng văn của
Nguyễn Tuân.

ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Đình Thi)


Mở bài: Nói đến Nguyễn Đình Thi người ta thường nghĩ đến nghệ sĩ đa tài nhưng còn lâu dài với thời gian
có lẽ là Nguyễn Đình Thi- nhà thơ. Ông làm thơ không nhiều nhưng thơ ông thường có sự tìm tòi ngôn ngữ
và hình ảnh, có bản sắc riêng biệt khó lẫn bất cứ nhà thơ nào khác. Trong đó người đọc thường thấy hiện
lên rõ nhất là một đất nước Việt Nam bình dị vất vả lam lũ nhưng cũng thật tươi đẹp và thơ mộng, rất đáng

tự hào. Bài thơ Đất nước là bài thơ tiêu biểu nhất của ông thể hiện tập trung cảm hứng về đất nước đoạn
thơ là sự kết tinh nghệ thuật của toàn bài.
Thân bài: Đây là mảng thơ NĐT lấy từ bài đêm Mitting, diễn tả hình ảnh mùa Thu mới của đất nước và lòng
yêu mến tự hào của con người làm chủ đất nước. Từ hoài niệm của một mùa thu đã xa nhà thơ vẫn có cảm
giác về mùa thu nay, mùa thu của cách mạng, mùa thu của độc lập. Nếu như ở khổ thơ đầu dòng thơ nào
cũng có bẩy chữ thì đến khổ thơ này tác giả mở đầu bằng dòng thơ 5 chữ bình dị như lời nói hàng ngày
nhưng gây được cảm giác, có sự thay đổi đột ngột “mùa thu nay khác rồi”. Khác bởi mùa thu và cảnh vật
vui, con người và tạo vật đều mới mẻ sống động khác thường. Mùa thu đất nước được miêu tả như từ
khung cảnh ở chiến khu Việt Bắc mở ra một không gian thật rộng rãi bao la với những cảnh sắc thiên nhiên
trong trẻo tươi sáng, với những hoạt động linh hoạt sống động “tôi đứng vui nghe những núi đồi-gió thồi
rừng tre phất phới- trời thu thay áo mới- trong biếc nói cười thiết tha”, giọng thơ ở đoạn này vui, câu thơ
ngắn như tiếng reo có phấn chấn của chủ thể trữ tình “đứng- vui nghe”. Trong tư thế của người làm chủ.
Niềm vui được thể hiện trong những âm điệu của những câu thơ ngắn, nhịp ngăn, những vần chắc, từ láy
“phấp phới- áo mới” cả đất trời như đẹp hơn, trời Thu cũng trong trẻo hơn, xanh biếc hơn. Cách sử dụng
nghệ thuật nhân hoá ở đây thật độc đáo “trời Thu thay áo mới, trong biếc nói cười thiết tha” niềm vui của
đất nước và niềm vui của con người như hoà nhập vào gió thu, bầu trời thu và cả tiếng nói cười của con
người đều được nhìn, được nghe qua tâm trạng phấn chấn của nhà thơ. Niềm vui ấy dường như không kìm
nén được trước những mùa Thu trong khung cảnh chiến khu Việt Bắc. Từ nỗi buồn phản phất của mùa thu
đã xa đến niềm vui thoáng đạt của mùa Thu nay là cả quá trình đổi thay của đất nước. Tâm trạng của nhà
thơ biến chuyển vừa là hình ảnh ra đi âm thâm nay là hình ảnh sảng khoái đứng giữa đất trời trong sự biến
chuyển chung. Suốt cả một mùa thu đất nước còn gắn liền với niềm tự hào được làm chủ đất nước. Dưới
con mắt mê sau của tác giả, đất nước ta nơi nào cũng tươi đẹp nơi nào cũng bát ngát mầu mỡ phì nhiêu.
Tác giả như đứng trên một đỉnh cao đưa tầm mắt bao quát chung cảnh rộng lớn, đưa tay chỉ vào từng
hình ảnh tươi đẹp của đất nước và thốt lên niềm tự hào sung sướng “trời xanh đây là của we- núi rừng của
chúng tôi những nẻo đường bát ngát- những dòng sông đỏ nặng phù sa”. Bằng lối điệp từ, lối liệt kê kết
hợp với việc chọn lọc sử dụng các định ngữ, việc biến đổi nhịp điệu trên cơ sở thay đổi độ dài ngắn của
từng câu thơ và tách theo vần, tác giả tạo được âm hưởng thiết tha trong sáng, khắc hoạ niềm yêu mến,
niềm tự hào dân tộc điệp ngữ “của chúng ta” vang lên dõng dạc tự hào. Đó là điều chỉ có thể có sau CMT8,
sau những ngày đất nước ta giành được chính quyền về tay nhân dân. Các tính từ “thơm ngát- bát ngát- đỏ
nặng phù sa” đà làm hiện lên một giang sơn hiền hoà, tươi đẹp thành quả của bao thế hệ người Việt Nam

cần cù gây dựng nay trao truyền lại cho con cháu. Tất cả mọi thứ đều là của chúng ta, niềm vui ấy nhẹ
nhàng toả ra “những cánh đồng thơm ngát” với hương thơm êm dịu của đồng lúa đã gợi cho ta những cảm
xúc thật dịu dàng thương mến. Một không gian được rộng ra trên những ngả đường dài theo những con
sông “đỏ nặng phù sa”. Như vậy từ những kỷ niệm riêng về nỗi nhớ mùa thu Hà Nội ở đoạn trên mang một
cảm xúc của cái tôi cá nhân. Đến đây bài thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang tiếng nói chung của chúng
ta, diễn tả ý thức của cộng đồng, những con người Việt Nam kháng chiến. Từ sự cảm nhận về đất nước
trong những cái hữu tình “trời xanh”. Ý thơ chuyển sang cảm nhận cái mạch sống sâu xa mạnh mẽ của đất
nước trong truyền thống lịch sử ngàn đời của dân tộc. Đã được cảm nhận như một mạch sống lưu chuyển
vĩnh hằng trong chiều sâu của đất “đêm đêm vọng nói về” đột ngột chuyển sang câu thơ 3 chữ, tác giả như
muốn đem đến một cảm xúc khác cho người đọc. Niềm tự hào của đất nước có truyền thống anh hùng bất
khuất. Lời nói nhưng hiểu lại, cảm nhận mình như lớn lên không chỉ là niềm vui còn là một niềm tự hào
khôn tả “những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Kết bài: Đoạn thơ chỉ là đoạn trích ngắn của bài đất nước nhưng tác giả đã phản ánh sấu sắc tâm trạng và
tình cảm trong những giờ phút huy hoàng nhất của lịch sử đó là náo nức xốn xang là niềm xung xướng tột
cùng và ý thức đầy tự hảo về truyền thống cha ông.

CÁC VỊ LA HÁN Ở CHÙA TÂY PHƯƠNG
Mở bài: Tự làm.
Thân bài:
1) Nhận xét tổng quát: Sự phát triển 8 khổ thơ đầu tuân theo một logic rất chặt chẽ: Khổ 1 làm cảm tưởng
chung, cái ấn tượng chung nhất của Huy Cận khi đến thăm chùa Tây Phương, khi ngắm nhìn các pho tượng


La Hán. Tiếp theo ở 3 khổ thơ sau Huy Cận bắt đầu tả pho tượng La Hán một cách khá chi tiết. ở 4 khổ thơ
cuối của đoạn 1 Huy Cận lại lùi xa để tả bao quát cả nhóm tượng. Chúng ta đều biết điêu khắc cũng như
kiến trúc thuộc loại hình không gian. Đối với loại hình này ngay tức khắc người xem có thể cảm nhận được
tất cả vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật một cách hết sức cụ thể. Nó hiện lên ngay trước mắt ta với đường
nét hình khối… trong khi đó ngôn ngữ văn chương nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng thì lại thuộc
nghệ thuật thời gian. Đặc trưng của loại hình nghệ thuật này là tính trừu tượng bởi vì nghệ thuật không
hiện lên cụ thể ngay trước mắt người thưởng thức mà nó chỉ được khắc hoạ trong trí tưởng tượng của

người thưởng thức. Nói như thế có nghĩa là Huy Cận dùng những ngôn ngữ thơ ca để tả lại các pho tượng
La Hán, ông sẽ vượt qua ranh giới rất nghiệt ngã của hai lĩnh vực nghệ thuật rất khác nhau.
2) Phân tích khổ 1: Đứng ở một góc độ nào đó mà nói thì ở khổ thơ này đã hình thành trong Huy Cận từ 17
năm về trước khi ông đến thăm chùa lần đầu tiên. Cái cảm giác, cái ấn tượng đã theo tuổi Huy Cận được
ông diễn tả bằng hai từ vấn vương. Cho đến hai câu thơ cuối của khổ này cái nguyên cớ của nỗi vấn vương
mới được hé mở. Thường thì người ta đến với cửa Phật một phần về niềm tin, nhưng có lẽ cái phần còn
quan trọng hơn là muốn tìm đến ự yên tĩnh và thanh thản trong tâm hồn. Vì đến cửa Phật, cái không khí
trầm mặc khiến cho tất cả ưu phiền, những lo toan cuộc sống hàng ngày tạm thời được quên đi. Thế như
Huy Cận đến chùa Tây Phương thì lại không có một cảm giác yên tĩnh thanh thản ấy, ông cảm thấy vấn
vương. Bởi lẽ những cảnh đau khổ ở ngoài kia đối với ông không lạ lẫm gì, nhưng đến chùa Tây Phương,
Huy Cận có cảm giác như tất cả những nỗi đau trong cuộc đời này đều dồn tụ cả về đây để hình thành một
“cuộc họp lạ trăm nghìn vật vã”. Điều ấy quả là hết sức khác thường. Khi Huy Cận đến chùa Tây Phương,
nhìn các pho tượng La Hán, ông không sao lý giải nổi điều đó. Tại sao hình hài các pho tượng lại đau khổ
đến nhường ấy. Có lẽ vì thế mà khổ thơ mở đầu được khép lại bằng một ?.
3) Phân tích 3 khổ thơ tiếp:
-Pho tượng 1: ở pho tượng La Hán đầu tiên, Huy Cận cảm nhận được sự gầy guộc đến khô đét lại ngắm
nhìn pho tượng La Hán ông có cảm giác như đây là bộ sương hiện hình người mà nhìn vào ta chỉ thấy
“sương trần chân với tay”. Tuy nhiên ẩn đằng sau cái hình hài khô đét ấy, nội tâm bên trong lại rất dữ dội.
Với động từ “thiêu đốt” tác giả đã yểm linh hồn vào cho pho tượng. Những thiêu đốt ấy trong tâm can,
những suy nghĩ, những dằn vặt ở bên trong đã khiến cho pho tượng này “trâm ngâm đau khổ sâu vòm
mắt”. Bên cạnh cái ấn tượng về sự gầy guộc của thân xác pho tượng La Hán thứ nhất Huy Cận còn cảm
nhận được sự bất lực qua các tư thế ngồi bất động suốt mấy trăm năm qua. Đây là sự bế tắc đã đông cứng
lại.
-Pho tượng thứ hai: ở pho tượng hai lại hoàn toàn khác so với pho tượng thứ nhất thì nỗi đau khổ sự bế
tắc, không chìm vào bên trong lại bộc lộ ra bên ngoài. Tất cả mọi đường nét, mọi chi tiết trên pho tượng La
Hán thứ hai này đều ở trạng thái vận động ở mức tột cùng và căng thẳng. Mày thì nhéo xệch, mắt thì
dương, trán thì nhăn lại như nổi sóng biển luân hồi, đôi môi cong lên c chua chát. Tuy nhiên Huy Cận không
chỉ nhìn thấy dằn vặt giữ dội lộ ra bên ngoài như thế mà ông còn cảm nhận được cả vận động bên trong.
Đây là những tâm hồn héo, những mạch máu xôi.
-Pho tượng thứ ba: Thường thì ở đời khi người ta còn khóc, người ta còn cười thì nổi đau và niềm vui chưa

phải là lớn lắm. Sợ nhất là khi người ta trơ ra, đau không sao khóc được và cảm thấy hoàn toàn dửng dưng
với mọi biến động ở xung quanh. Pho tượng La Hán thứ ba cũng thế. ở hai pho tượng trên nỗi đau còn
chìm vào trong như pho tượng 1 và lộ ra ngoài như pho tượng 2, còn pho tượng thứ 3 lại cối thu hình lại,
cố tách ra khỏi ngoài giới. Chính cái tư thế co quắp của pho tượng này đã khiến Huy Cận liên tưởng đến
chiếc thai non. Nhưng có một chi tiết rất đặc biệt của pho tượng này đó là đôi tai dài rộng ngang gối. Thì ra
cố thu mình lại để khỏi nhìn thấy nỗi đau cuộc đời thì vị La Hán này vẫn phải nghe thấy đủ thứ chuyện
buồn của cuộc đời vọng tới.
4. Sau khi đã tả chi tiết 3 pho tượng Huy Cận bắt đầu lùi ra xa để tả bao quát cả nhóm tượng. Chính vì cái
chỗ đứng lùi ra xa này không cho phép ông miêu tả từng chi tiết nữa mà Huy Cận vừa tả những nét lớn của
cả nhóm tượng, vừa xem vào đó những suy nghĩ của mình. Thường thì đối với quá khứ con người hay có
một thái độ cực đoan. Người thì lý tưởng hoá quá khứ, coi quá khứ là mẫu mực cho hôm nay. Đây là thái
độ của những người hoài cổ, những người này chỉ cứ nói là “ngày xưa thế này, ngày xưa thế kia” ở một
phía ngược lại, người ta lại muốn phủ nhận sạch trơn quá khứ. Thái độ của ông lại vừa cảm thông, vừa trân
trọng trước những nỗi đau và sự bất lực của cha ông trong quá khứ. Chính thái độ cảm thông của Huy Cận
đã khiến ông cảm thấy “tượng không khóc cũng đồ mồ hôi”. Rất có thể những giọt mồ hôi ấy là không có
thật trên gương mặt các pho tượng mà nó chỉ có trong cảm giác của Huy Cận mà thôi. Nhưng cái thật của
thơ như chúng ta đều biết không phải là cái thật cụ thể đơn giản mà trước hết đó là cái thật của cảm xúc.
Chính niềm cảm thông của Huy Cận đã khiến ông cảm thấy thế. Khi lùi ra xa ngắm nhìn các pho tượng, Huy
Cận mới chợt nhận ra các pho tượng La Hán ở đây có những tư thế rất khác “mặt cúi, mặt nghiêng, mặt
ngoảnh sau”. Điều này khiến Huy Cận liên tưởng những pho tượng La Hán này giống như những dấu chấm
hỏi. Những ? không chỉ đánh vào trung gian mà đánh vào thời gian. Suốt mất trăm năm qua những câu hỏi
ấy không có lời đáp nên “cho đến bây giờ mặt vẫn chau”.


Tiếng hát con tàu
Mở bài: THCT là một trong những thành công tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên, phong cách triết
luận tâm tình. Đó là lúc bài thơ vừa dồi dào cảm xúc, và trĩu nặng suy tư. THCT dào dạt tình cảm với đất
nước và con người, vừa tràn đầy những suy tư chiêm nhiệm về lẽ đời, lẽ sống của thơ ca, trong đó có
những đoạn đã kết tinh được toàn bộ xúc cảm.
Thân bài: Khổ thơ đầu tiên ở đoạn thơ này bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và hạnh phúc lớn lao của nhà

thơ khi trở về với nhân dân Tây Bắc “con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ- cỏ đón giêng hai, chim én
gặp mùa- những đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa- chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” nhà thơ sử dụng
một loạt những hình ảnh so sánh để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao đó. Trong bốn câu thơ có tới 5 hình
ảnh so sánh. Các so sánh liên tiếp và có sự tăng tiêng đã khắc sâu mở rộng ý nghĩa của cuộc sống trở về
ấy. Những hình ảnh so sánh ở đây rất bình dị gần gũi và gợi cảm. Những hình ảnh này vừa có vẻ thơ mộng
mượt mà “cỏ đón giêng ai- nai về suối cũ- chim én gặp mùa” vừa diễn tả được về với nhân dân là về với
những gì cội nguồn sâu xa thân thuộc của sự sống, của những con người, phù hợp với quy luật của tự
nhiên. Về với nhân dân còn là sự hoà hợp những nhu cầu khát vọng của bản thân với hiện thực “như đứa
trẻ thơ đói lòng gặp sữa”. Về với nhân dân là về với lòng mẹ nuôi dưỡng che chở, tiếp sức, về với ngọn
nguồn bất tận của sự sống, về những gì thân thiết gần gũi, những kỷ niệm thiết tha sâu nặng của lòng
mình. Đó là những câu thơ thật chân thành cảm động của một hồn thơ đã nhận ra lẽ sống nguồn nuôi
dưỡng chăm sóc. Khát vọng hướng về nhân dân đã được thông qua những cảm xúc chân thành những
thành cảm cụ thể, những kỉy niệm sâu sắc gắn liền với những con người lịch sử cho sự hy sinh cưu mang
đùm bọc của nhân dân cho kháng chiến. Nhân dân ở đây không phải lằ một khái niệm chung trừu tượng
mà hiện ra những hình ảnh những con người cụ thể, gần gũi và thiết tha thương mến. Đó là người mế già
tóc bạc, đó là anh du kích em liên lạc, đó là cô gái nuôi quân. Cách xưng hô của chủ thể trữ tình đã bộc lộ
tình cảm thân thiết ruột thịt những con người đã từng gắn bó với mình trong những năm kháng chiến “con
nhớ anh con người anh du kích- con nhớ em con thằng em liên lạc- con nhớ mế nửa hồng soi tóc bạc” bằng
những chi tiết, những hình ảnh cụ thể chọn lọc, giàu sức gợi cảm tác giả đã khắc hoạ những hình ảnh,
những con người đã thương yêu che chở đùm bọc, gắn bó sâu nặng với mình, đã hy âm thầm và cống hiến
lớn lao cho kháng chiến. Nhà thơ đã sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng phong phú làm hiện lên
những con người bình dị có cuộc đời nghèo “chiếc áo nâu suốt cuộc đời vá rách” hình ảnh em liên lạc “rừng
thưa em băng, rừng rậm em chờ” làm hiện lên những hình ảnh những chú bé liên lạc trong thời kỳ kháng
chiến vượt qua bao nhiêu rừng suối đưa tin. Tác giả công nhận công lao của những chú bé liên lạc ấy thật
không nhỏ “mười năm tròn chưa mất một phong thư” nhớ đến những công lao của những mế già đã thức
trắng mùa dài để chăm sóc người con cán bộ. Tác giả đã dùng những câu thơ thật xúc động “con với mế
không phải hòn máu cắt- suốt trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi” có những hình ảnh rất độc đáo, nhà thơ đã gợi
ra những liên tưởng bất ngờ “anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét”. Hình ảnh người mẹ, người anh du
kích, người em liên lạc cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho những hy sinh và tình nghĩa của nhân dân đối
với cách mạng. Nhưng câu thơ này được tác giả viết bằng giọng điệu thân thiết, bộc lộ tình cảm đối với

những con người đã từng đùm bọc cho mình trong cuộc kháng chiến. Từ việc gợi nhớ hình ảnh thân thương
nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ thiên nhiên Tây Bắc miền đất xa xôi “nhớ bản giăng, nhớ đèo mây phủ” câu
thơ gợi cho chúng ta hình ảnh núi rừng trùng điệp hùng vĩ nhưng cũng rất xa xôi hẻo lánh nơi trước kia thật
xa lạ đối với những người ở chốn thị thành nhưng đã trở thành vô cùng thân thiết. Nỗi nhớ vừa thực lại và
trở nên bồng bềnh hư ảo trong những ánh “sương giăng” trên bản, trong những đám mây phủ khắp núi
đèo. Hai chữ “nhớ” thể hiện sự tha thiết bồi hồi. Nhớ những nẻo đường kháng chiến một thời gian vẫn còn
vương vấn trong lòng, những kỷ niệm đẹp đâu dễ quên được. Nhà thơ tự hỏi lòng mình “nơi nào qua, lòng
lại chẳng yêu thương”. Ngay trong câu hỏi đã có câu trả lời, nơi mà lòng yêu thương luôn đi với nhau trong
tâm hồn anh. Đó là một tình cảm sống hết mình vì kháng chiến “khi ta ở chỉ là nơi đất ở- khi ta đi đất đã
hoá tâm hồn”. Nơi đấy ở trước nay có sự chuyển biến kỳ lạ giữa hai khoảng thời gian khi ta ở và khi ta đi.
Đây là kết quả của cách sống hết mình với nơi đất ở.
Kết bài: Đoạn thơ này là đoạn thơ hay nhất của bài thơ. Đoạn thơ thể hiện khả năng sáng tạo đầy màu sắc
của Chế Lan Viên. Có những hình ảnh được ghi từ cuộc sống thực, có những hình ảnh giàu ý biểu tượng, có
những liên tưởng so sánh công minh và tài hoa.
mocmien.hang



×