Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của phương pháp gây thay lông cưỡng bức đến khả năng sinh sản ở kỳ đẻ trứng thứ hai của gà mái giống bố mẹ ISA JA57

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.83 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TÔN THẤT SƠN PHONG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY THAY LÔNG CƯỠNG
BỨC ðẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở KỲ ðẺ TRỨNG THỨ HAI
CỦA GÀ MÁI GIỐNG BỐ MẸ ISA – JA57

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ DUY GIẢNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, thông
tin chưa từng ñược sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm
về những số liệu trong bản luận văn này. Các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Tôn Thất Sơn Phong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i



LỜI CẢM ƠN
Có ñược công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô giáo
và các bạn ñồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Vũ Duy Giảng, người hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh dưỡng
- Thức ăn, Khoa Chăn nuôi – Nuôi trồng Thuỷ sản, trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã góp ý và chỉ bảo ñể luận văn của tôi ñược hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ kỹ thuật, công nhân tại Xí
nghiệp giống gia cầm Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh, ñặc biệt là giám ñốc Nguyễn
Hoàng Nguyên ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài
tốt nghiệp.
ðể hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ của
những người thân trong gia ñình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình
cảm quý báu ñó.
Tác giả luận văn
Tôn Thất Sơn Phong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

v

Danh mục các bảng biểu

vi

1

MỞ ðẦU

1

1

ðặt vấn ñề

1

2


Mục ñích của ñề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Sinh lý quá trình thay lông

3

2.1.1

Bộ lông gia cầm

3

2.1.2

Sự thay lông

5

2.2


Thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ

8

2.2.1

Lịch sử và lợi ích của việc thay lông cưỡng bức trên gà

8

2.2.2

Các phương pháp thay lông cưỡng bức trên gà

11

2.3

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

20

2.3.1

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

20

2.3.2


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

22

3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

3.1

ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

29

3.2

Nội dung nghiên cứu

29

3.3

Phương pháp nghiên cứu

29

3.3.1


Sơ ñồ bố trí thí nghiệm

29

3.3.2

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

30

3.4

Phương pháp xử lý số liệu

33

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1


Khối lượng cơ thể gà trong thời gian gây thay lông

34

4.2

Hao hụt khối lượng cơ thể gà trong thời gian gây thay lông

36

4.3

Khối lượng cơ thể gà sau khi gây thay lông

38

4.4

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm trước khi gây thay lông

41

4.5

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm trong thời gian gây thay lông

42

4.6


Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

45

4.7

Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm trong thời gian gây thay lông

46

4.8

Một số chỉ tiêu sản xuất của gà thí nghiệm

49

4.9

Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm sau khi thay lông

54

4.10

Năng suất trứng của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

57

4.11


Tỷ lệ trứng giống của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

60

4.12

Năng suất trứng giống của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

62

4.13

Lượng thức ăn thu nhận của gà trong thời gian gây thay lông

64

4.14

Lượng thức ăn thu nhận của gà sau khi gây thay lông

67

4.15

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm sau khi gây thay
lông

69

4.16


Khối lượng trứng của gà thí nghiệm sau khi thay lông

73

4.17

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm

74

4.18

Khả năng ấp nở của trứng gà thí nghiệm sau khi thay lông

76

4.19

Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp thay lông cưỡng bức

77

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

82

5.1


Kết luận

82

5.2

ðề nghị

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

83
Error! Bookmark not defined.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. HQSDTA

: Hiệu quả sử dụng thức ăn.

2. NLTð

: Năng lượng trao ñổi.


3. NST

: Năng suất trứng

4. TĂ

: Thức ăn.

5. TATN

: Thức ăn thu nhận

6. VNð

: Việt Nam ñồng

7. TN

: Thí nghiệm

8. TAHH

: Thức ăn hỗn hợp

9. TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

10. TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

11. CS

: Cộng sự

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

4.1

Khối lượng cơ thể gà trong thời gian gây thay lông

34

4.2

Hao hụt khối lượng cơ thể gà trong thời gian gây thay lông

36


4.3

Khối lượng cơ thể gà sau khi gây thay lông

39

4.4

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm trước khi gây thay lông

42

4.5

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm trong thời gian gây thay lông

43

4.6

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

45

4.7

Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm trong thời gian gây thay lông

47


4.8

Một số chỉ tiêu sản xuất của gà thí nghiệm

50

4.9

Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm sau khi thay lông (%)

54

4.10

Năng suất trứng của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

58

4.11

Tỷ lệ trứng giống của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

60

4.12

Năng suất trứng giống của gà thí nghiệm sau khi gây thay lông

62


4.13

Lượng thức ăn thu nhận trong thời gian gây thay lông

65

4.14

Lượng thức ăn thu nhận của gà sau khi gây thay lông

67

4.15

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà sau khi gây thay lông

69

4.16

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà sau khi gây thay lông

71

4.17

Khối lượng trứng của gà thí nghiệm sau khi thay lông

73


4,18

Thành phần cấu tạo và một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà thí
nghiệm sau khi thay lông cưỡng bức

74

4.19

Khả năng ấp nở của trứng gà thí nghiệm sau khi thay lông

76

4.20

Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp thay lông cưỡng bức

77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


1.

MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề

Trong thực tế sản xuất, sau chu kỳ ñẻ trứng thứ nhất (thường là một năm),
ñàn gà sẽ ñược ñem bán. Sức sản xuất và chất lượng trứng thường giảm thấp trong
giai ñoạn cuối của chu kỳ ñẻ, ñặc biệt khi giai ñoạn này trùng với thời tiết nóng bức
(Koelkebeck và CS, 1993; Yousaf, 1998) [66] [118]. Khi áp dụng thay lông cưỡng
bức, ñàn gà tiếp tục ñẻ trứng thêm một năm, do ñó có thể giảm thấp nhiều phần chi
phí trong sản xuất, mang lại lợi nhuận tốt hơn (Yousaf và Chaudhry, 2008)[119].
Theo Holt (2003)[58], số lượng gà ñẻ ñược áp dụng thay lông cưỡng bức hàng năm
ở Mỹ là hơn 75%. Năm 2011 ở Mỹ có 336,4 triệu gà mái ñẻ sản xuất gần 96 tỷ quả
trứng thì tỷ lệ gà ñẻ áp dụng thay lông cưỡng bức là 20% (USDA, 2012)[108].
Theo Keshavars và Quimby (2002)[61], sức ñẻ trững sẽ giảm khi tuổi gà mái
tăng lên, vì thế ñể thúc ñẩy gà ñi vào chu kỳ ñẻ trứng tứ hai, thậm chí là chu kỳ ñẻ
trứng thứ ba, người ta sử dụng phương pháp thay lông cưỡng bức. Mục ñích chính
của quá trình thay lông cưỡng bức là làm cho ñàn gà tạm ngừng ñẻ trứng, ñây là
thời kỳ nghỉ ngơi nhằm phục hồi, hay “trẻ hóa” cơ quan sinh sản, tạo ñiều kiện tăng
năng suất và chất lượng trứng của các ñàn gà sau thay lông.
Ở nước ta, trong mấy thập niên trước ñây, khi thời hạn sử dụng các ñàn gia
cầm giống ñược rút ngắn lại (thời hạn sử dụng thường là một năm) thì vấn ñề thay
lông cưỡng bức trên các ñàn gà mái ñẻ ít ñược chú ý. Trong những năm gần ñây,
các biện pháp gây thay lông cưỡng bức lại ñược sử dụng trong chăn nuôi gia cầm
theo một hướng mới. Người ta sử dụng chúng như một biện pháp giải quyết tình thế
khi có “sự cố” trong chăn nuôi gia cầm. Ví dụ, như khi xảy ra dịch bệnh (bệnh cúm
gia cầm …), những ñàn gia cầm không bị bệnh và không nằm trong vùng dịch,
nhưng sản phẩm của chúng (trứng và gà con một ngày tuổi) không ñược lưu thông
trên thị trường. Lúc này, nếu hủy ñàn gia cầm hay nuôi “cầm xác” ñều gây thiệt hại
rất lớn về kinh tế ñối với người chăn nuôi. Tùy tình hình cụ thể, người ta có thể ứng
dụng biện pháp gây thay lông cưỡng bức ñể ngừng tạo sản phẩm trong một thời
gian mà không gây bất lợi ñối với ñàn gà. ðàn gà ñược “nghỉ ngơi” ñể chuẩn bị cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1


một chu kỳ ñẻ mới. Trong trường hợp thị trường tiêu thụ có vấn ñề bất hợp lý (sản
phẩm bán chậm hoặc giá quá rẻ), cũng có thể áp dụng biện pháp này ñể tạm ngừng
sản xuất. Gần ñây, giá gà giống bố mẹ ñể thay thế ñàn tăng cao hơn khá nhiều, nên
có thể sử dụng biện pháp thay lông cưỡng bức ñể kéo dài thời gian sử dụng các ñàn
gà giống. Bell và CS (2004)[21] cho biết, sử dụng thay lông cưỡng bức ñã làm tăng
năng suất trứng, giảm chi phí nuôi gà hậu bị, giảm ñầu tư cơ bản ñối với các trại
giống và trạm ấp. Không những thế, việc kéo dài thời gian sử dụng các ñàn gà mái
ñẻ còn làm giảm chi phí chăn nuôi và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ
chăn nuôi. ðể có thể xây dựng thành qui trình và khuyến cáo rộng rãi cho người
chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Ảnh hưởng của phương pháp
gây thay lông cưỡng bức ñến khả năng sinh sản ở kỳ ñẻ trứng thứ hai của gà mái
giống bố mẹ ISA JA57 ”
1.2. Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh mức ñộ thay lông ñồng loạt của gà mái giống bố mẹ ISA JA57
khi áp dụng phương pháp thay lông cổ ñiển và sử dụng thuốc kích thích TL2.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của phương pháp thay lông cổ ñiển và sử dụng thuốc
kích thích TL2 ñến khả năng sinh sản của gà mái giống bố mẹ ISA JA57 sau khi
thay lông.
- Xác ñịnh ảnh hưởng của phương pháp thay lông cổ ñiển và sử dụng thuốc
kích thích TL2 ñến hiệu quả chăn nuôi gà mái giống bố mẹ ISA JA57 trong chu kỳ
ñẻ thứ hai.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sinh lý quá trình thay lông
2.1.1. Bộ lông gia cầm
Khác với gia súc, toàn thân gia cầm ñược bao phủ bởi bộ lông vũ. Theo
Nguyễn thị Mai và CS (2009)[6], lông vũ bắt ñầu mọc từ ngày thứ bảy trong quá
trình phát triển của phôi gia cầm. Từ những tế bào trong mô hình thành các núm,
trên ñó lớp biểu bì dày lên hình thành mầm lông. Sau ñó, mầm lông thoát ra, những
mao mạch tuần hoàn dần dần lớn lên và dẫn vào các núm, ñồng thời từ lớp tế bào
biểu mô hình lăng trụ xếp xít dần hình thành tủy lông. Những tế bào xếp xít nhau
tạo thành bao lông, dưới bao lông lớp tủy dày thêm, lớp ngoài hóa sừng có dạng
thân ống rất ngắn. Trên thân lông có các tia ñầu tiên hình thành lông tơ phôi thai ở
gia cầm con mới nở. Cùng với sự sinh trưởng của gia cầm non, lông tơ phôi thai dần
dần ñược thay bằng lông vũ cố ñịnh. Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994)[3] cho biết,
cấu trúc của mỗi lông vũ gồm hai phần chính là gốc lông và trục lông. Gốc lông là
phần nằm trong mao nang da, màu sáng ánh, dạng sừng tròn, có tủy lông ở dạng
hình phễu thông lẫn nhau. Gốc lông nằm trong mao nang của da, phần phình của
ñáy gọi là mao cầu ñược hình thành từ các tế bào sống. Chất dinh dưỡng cần thiết
cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lông ñược lấy từ mao mạch xung quanh,
chảy vào trong mao cầu. Trong thời kỳ sinh trưởng của lông, mao cầu phát triển
không ngừng sinh ra tầng vẩy. Tế bào tầng vẩy và tầng tủy làm cho trục lông dài ra,
sắc tố của lông ñược hình thành tại ñây. Gốc lông trong da không nằm thẳng ñứng
mà có một ñộ nghiêng nhất ñịnh. Gần gốc lông có một bó cơ trơn gọi là cơ dựng
lông. Một ñầu của nó bao phủ trên mao nang, một phần khác phủ lên trên sợi mô
liên kết chân bì. Lúc cơ dựng lông co bóp, lông từ trạng thái nằm nghiêng chuyển
thành trạng thái thẳng ñứng. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của lông, sự hình thành
tầng vẩy, tầng vỏ và sắc tố giảm dần rồi ngừng hẳn. Phần lộ ra ngoài da gọi là trục
lông do tế bào chết hợp thành gồm ba lớp là lớp vẩy, lớp vỏ và lớp tủy. Lớp vẩy do
các tế bào hóa sừng thể vẩy xếp thành hình bát úp có tác dụng bảo vệ phần bên
trong của lông. Lớp vỏ là tầng thể ống do các tế bào hình thoi nối với nhau chặt chẽ,


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


ñộ dày của lớp này quyết ñịnh các ñặc tính bền vững cũng như khả năng co dãn ñàn
hồi ... Ở các loài gia cầm lông mầu, các tế bào của lớp vỏ chứa ñầy các hạt sắc tố
hình thành bộ lông nhiều màu sắc khác nhau. Lớp tủy do các mô thưa tạo thành
gồm các túi khí bào và sắc tố (Nguyễn Thị Mai và CS, 2007)[5]. Trục lông gồm
thân lông và phiến lông. Phần thân lông gồm các tế bào cứng, xốp hình ô van hay
hình hạt ñậu. Từ thân lông mọc ra các tia lông sơ cấp, từ tia lông sơ cấp mọc ra các
tia lông thứ cấp với những sợi tơ cong và thẳng kết lại với nhau tạo thành phiến
lông (Freye, 1972 dẫn theo Nguyễn Chí Bảo, 1978)[1].
Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2009)[6], Freye, (1972) dẫn theo Nguyễn Chí
Bảo, (1978)[1], tuỳ thuộc vào cấu tạo và hình dạng của lông vũ mà người ta phân ra
các loại khác nhau là lông ống, lông nhung, lông tơ và lông kim. Lông ống chiếm số
lượng nhiều nhất, bao gồm lông ống thân (còn có tên là lông bao), lông ống cánh và
lông ống ñuôi. ðặc ñiểm chung của lông ống là thân lông cứng, phiến lông dày xít.
Lông ống ở phần cánh có ba loại là lông ống lớn, trung bình và nhỏ. Lông cánh dài
và chắc, làm thành quạt lông chắn gió ở loài gia cầm bay, lông vũ hàng thứ nhất ở
vùng ngón thứ hai và thứ ba; ở gà có 10 - 12 chiếc. Lông vũ hàng thứ hai dính tới
mặt ngoài của xương cánh tay có từ 11 – 12 chiếc tạo thành hình quạt. Có ba hoặc
bốn chiếc lông dính tới ngón thứ nhất của cánh tạo nên lông cánh nhỏ chống lại sự
tạo thành dốc thẳng của các dòng không khí phía trước, có ý nghĩa rất quan trọng
khi gia cầm bay lên và hạ cánh.
Lông nhung hay còn gọi là lông bông có thân ngắn, phiến lông mềm, thường
nằm dưới các lông ống. Lông nhung bông nhẹ và xốp cùng với lông ống giúp cho
cơ thể không bị lạnh. Lông tơ (còn gọi là lông tóc hay lông chỉ). lông tơ nhỏ và dài,
mọc rải rác toàn thân. Những lông này thường mọc thành từng nhóm nhỏ (2-10
chiếc) xung quanh lông ống ở phần ñầu, cổ và ngực. Riêng ở gà tây lông tơ tạo

thành một ñám rối ở ngực.Lông hình kim (lông hình bút sơn) có thân lông tương
ñối dài nhưng phiến lông ngắn. Thường mọc xung quanh các ống dẫn chất tiết của
tuyến phao câu.
Theo Melekhin và Griddin (1979) dẫn theo Lê Hồng Mận và Bùi Lan Hương
Minh (1990)[7], màu sắc lông gia cầm gắn chặt với sự có mặt của những sắc tố
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


melanin và lipocrom. ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin ñược
tạo nên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố
melanin là melanogen. Sự oxy hoá melanogen ở các mức ñộ khác nhau sẽ cho ra
các màu của lông khác nhau: vàng ñất, vàng gỉ sắt, hung gỉ sắt, nâu hung, nâu, ñen.
Màu lông rực rỡ của một số giống gia cầm ñược tạo bởi sắc tố khác - lipocrom.
Nó thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hoà tan trong mỡ và có nguồn gốc
ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu vàng, ñỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây.
Nếu không có sắc tố thì lông màu trắng (Nguyễn Thị Mai và CS, 2007)[5].
2.1.2. Sự thay lông
Thay lông là một ñặc ñiểm sinh lý bình thường, nhưng nó luôn ñược chú ý vì
có liên quan ñến thành tích sản xuất của gia cầm. Ở gia cầm có hai loại thay lông là
thay lông theo tuổi và thay lông theo chu kỳ. Khi mới nở ra, gia cầm ñược bao phủ
bởi lớp lông tơ phôi thai. Lớp lông vũ ñầu tiên (lớp lông sơ cấp) sẽ thay thế dần lớp
lông tơ phôi thai. Sau khi mọc bộ lông sơ cấp (thậm chí trong khi ñang mọc bộ lông
sơ cấp), ñến một thời ñiểm nhất ñịnh thì bộ lông sơ cấp ñược thay thế bằng bộ lông
chính. Quá trình này gọi là quá trình thay lông theo tuổi của gia cầm.Ở gà, thay lông
theo tuổi bắt ñầu khoảng 45 ngày tuổi, kéo dài 3 – 4 tháng và kết thúc vào thời ñiểm
gà thành thục sinh dục (Nguyễn Thị Mai và CS, 2007)[5].
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994)[3], thay lông theo chu kỳ ở gà diễn
ra một lần trong năm. Những gà mái ñẻ tốt thường thay lông vào cuối mùa thu, ñầu

mùa ñông (tháng 10-11), thời gian thay lông khá nhanh. Những gà mái xấu có thể
thay lông sớm hơn, vào tháng 6-7, thời gian thay lông diễn ra rất chậm, có khi kéo
dài tới 3-4 tháng. Nguyễn thị Mai và CS ( 2009)[6] cho biết thay lông ở gà theo thứ
tự từ lông cổ, tiếp ñến lông lưng và các phần khác của thân. Ở gà thay lông thân
tương ứng với thay lông cánh hàng sơ cấp. Hàng lông cánh sơ cấp thường có 10
chiếc, thay 1 chiếc lông cánh tương ứng với 10% lông thân. Theo số lượng thay
lông cánh sơ cấp có thể ñánh giá mức ñộ thay lông ở gà. Thay lông cánh hàng thứ
nhất theo hướng từ trong ra ngoài và thay lông cánh hàng thứ hai theo hướng ngược
lại. Thay lông ñuôi ở gà ñối xứng từng ñôi một, từ ñôi lông ngoài cùng tiến vào

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


giữa (hướng tâm).
Theo Berry (2003)[24], thay lông là quá trình sinh lý ñể thay thế các lông cũ
bằng lông mới. ðối với gia cầm hoang dã, sự thay lông có tính mùa vụ, thường là
bắt ñầu vào mùa thu, khi di chuyển chỗ ở hoặc lúc bắt ñầu mùa ñông giá lạnh. Vì
vậy thay lông là sự thích nghi sinh học của gia cầm với việc thay ñổi ñiều kiện
sống. Gia cầm ñược thuần hoá ñã nhận ñược tính di truyền này từ tổ tiên của chúng
(Nguyễn Thị Mai và CS, 2009)[6].
Theo Bast (2011)[19], thay lông tự nhiên thường diễn ra trong mùa ñông do
thời gian chiếu sang rút ngắn. Gà thường giảm khối lượng trong quá trình thay lông,
khi gà ngừng ñẻ trứng thì chúng bắt ñầu mọc lông mới
Rowan (1926)(Dẫn theo Berry, 2003)[24] cho biết, sự thay ñổi thời gian
chiếu sáng là một trong những tác nhân môi trường chính ảnh hưởng ñến quá trình
thay lông ở nhiều loài gia cầm. Thời gian chiếu sáng thay ñổi dẫn tới sự thay ñổi về
nhịp sinh học và chu kỳ sinh học. ðiều này ảnh hưởng tới hoạt ñộng của hệ thống
thần kinh, nội tiết, gây nên những thay ñổi về sinh lý sinh sản và sự thay lông.

Cho ñến nay cơ chế thay lông của gia cầm vẫn chưa ñược nghiên cứu thật
ñầy ñủ. Sự xuất hiện của mùa thay lông liên quan chủ yếu tới ñộ dài ngày chiếu
sáng (Meier và Farner,1964; Wolfson,1966; Follett và Sharp,1969 và King,1970)
(Dẫn theo Berry, 2003)[24]. Ánh sáng là tác nhân mạnh kích thích cơ quan thụ cảm
thị giác và tác dụng qua vùng dưới ñồi thị lên tuyến yên. Tuyến yên tăng cường
hoặc giảm bớt sự hình thành các hocmon hướng sinh dục qua máu, tác ñộng lên
hoạt ñộng của các tuyến sinh dục, từ ñó tác ñộng lên sự thay lông (Pittendrigh và
Minis, 1964; Meier và Gregor, 1969)(Dẫn theo Berry, 2003)[24]. Sự rút ngắn thời
gian chiếu sáng ñã làm cơ quan sinh dục của gia cầm co lại, dẫn tới quá trình thay
lông. Các tác giả cho biết, sự giảm khả năng sinh sản cũng như sự co lại của cơ
quan sinh dục và thời gian thay lông giữa các loài và giữa các cá thể là khác nhau
(Khan và CS, 2011)[62].
Berry (2003)[24], Nguyễn Thị Mai và CS (2007)[5] cho biết, trong thời gian
thay lông gia cầm thường giảm hoặc ngừng ñẻ trứng. ðây là thời kỳ nghỉ ngơi nhằm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


phục hồi hay còn gọi là quá trình “trẻ hóa” cơ quan sinh sản ñể chuẩn bị cho một
chu kỳ ñẻ trứng tiếp theo. Nghiên cứu sinh lý thay lông ở gà mái ñẻ, Brake và
Thaxton (1979)[28] cho biết, trong thời gian nghỉ ñẻ và thay lông, hàm lượng mỡ
máu giảm, kích thước buồng trứng và ống dẫn trứng cũng co nhỏ lại tương tự như ở
gà mái chưa thành thục sinh dục. Các tác giả cho rằng, ñiều kiện tiên quyết ñể quá
trình thay lông xảy ra là sự giảm hoạt ñộng sinh sản trong ñó hoạt ñộng của tuyến
giáp ñóng vai trò quan trọng. Những thay ñổi sinh lý ở gà khi thay lông gắn liền
với hoạt ñộng của tuyến yên, tuyến giáp và buồng trứng. Những hormon này ñóng
vai trò cốt yếu trong việc kiểm soát quá trình thay lông ở gia cầm (Decuypere và
Verheyen, 1986)[35]. Theo Verheyen và CS (1983)[111], việc kiểm soát quá trình
thay lông ở gia cầm liên quan chặt chẽ với hormon tuyến giáp, sự thay lông sẽ bắt

ñầu diễn ra khi tăng tiết trước tiên là thiroxine T4 và sau ñó là thiroxine T3.
Thyroxine cùng với progesterone kích hoạt các nhú lông phát triển làm cho các lông
mới thay thế các lông cũ.
Vantienhoven (1981)[109] cho rằng sự tăng dần nồng ñộ corticosteroid là
nguyên nhân ngừng hoạt ñộng ñẻ trứng cũng như làm teo nhỏ tuyến sinh dục trong
thời gian gia cầm nghỉ ñẻ ñể thay lông. Khi kích thước buồng trứng thu hẹp lại ñã
làm giảm tiết oestrogen, ñiều này ñã ức chế hoạt ñộng của các nang lông, kìm hãm
sự phát triển của các nhú lông (Stake và CS, 1979)[105].
Nguyễn thị Mai và CS (2009)[6] cũng cho biết, việc tăng cường chức năng
của tuyến giáp trạng hoặc tiêm hocmon của nó vào cơ thể gia cầm sẽ làm cho cơ thể
bắt ñầu thay lông. Nếu cấy tuyến giáp trạng vào cơ thể gia cầm, sau một thời gian
ngắn, bắt ñầu thay lông mạnh và nhanh, gia cầm rụng hết lông chỉ trong vài ngày.
Vào giai ñoạn thay lông của gà, khi mà việc thay lông diễn ra mạnh nhất, hoạt tính
chức năng của tuyến giáp trạng và tuyến cận giáp tăng lên thì khối lượng của gà
cũng tăng lên. Quá trình mọc và hình thành lông ở gia cầm liên quan chặt chẽ với
việc tăng cường ñộ trao ñổi chất trong cơ thể (Nguyễn Thị Mai và CS, 2007)[5].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


2.2. Thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ
2.2.1. Lịch sử và lợi ích của việc thay lông cưỡng bức trên gà
Theo Berry (2003)[24], quá trình thay lông tự nhiên ở gà, thường dẫn tới
giảm sức sản xuất trứng trong một thời gian dài. Do ñó, ñối với người chăn nuôi,
giai ñoạn phi lợi nhuận do sức sản xuất trừng thấp thường vào thời gian cuối của
chu kỳ ñẻ thứ nhất. ðể tránh sự thiệt hại này, hầu hết gà mái ñẻ thường ñược thay
thế ngay trước khi xảy ra quá trình thay lông tự nhiên. Sự giảm giá trứng và giá gà
ñẻ loại thải, ñã thu hút mối quan tâm ñến các phương pháp nhằm tránh quá trình

thay lông tự nhiên ñối với các ñàn gà, ñồng thời có thể ñược sử dụng chúng trong
thời gian dài hơn một năm. ðể ñạt mục ñích này, các phương pháp “Cưỡng bức”
quá trình thay lông ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do ñó, thuật
ngữ “thay lông cưỡng bức” ñã xuất hiện và trở nên phổ biến. Một số thuật ngữ khác
như “tạm ngừng”, “nghỉ ngơi”, “nghỉ ngơi cưỡng bức”, “luân chuyển” cũng ñược
sử dụng như ñồng nghĩa với “thay lông cưỡng bức”. Tuy nhiên, thay lông cưỡng
bức là sự can thiệp vào một phản ứng sinh lý tự nhiên của gà mái ñẻ. Do ñó, thay
lông “cưỡng bức” là một thuật ngữ chính xác hơn cả (Berry, 2003)[24].
Theo Rice (1905)[93]; Rice và CS (1908)[94], thay lông cưỡng bức ñối với
gà mái ñẻ ñã ñược biết ñến từ những năm ñầu thế kỉ 19. Các nhà khoa học ñã tiến
hành nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau ñể thục hiện thay lông cưỡng bức
và những nghiên cứu này trở nên phổ biến vào những năm 1930.
Hầu hết các cơ sở sản xuất trứng ở California ñều áp dụng hình thức thay
lông cưỡng bức trong sản xuất vào những năm 1950. Việc áp dụng hình thức thay
lông cưỡng bức ngày càng trở nên phổ biến khi nhiều kết quả nghiên cứu ñược công
bố vào những năm 1960 và 1970. Thay lông cưỡng bức ñược áp dụng ở nhiều nơi
trên thế giới, như một phương pháp ñể phục hồi và tái tạo sức sản xuất của gà mái
ñẻ nhằm kéo dài thời gian sử dụng chúng (Bell, 2003)[20].
Theo Keshavars và Quimby (2002)[61], Gast và Ricke (2003)[46] sức ñẻ
trứng sẽ giảm khi tuổi gà mái tăng lên, vì thế ñể thúc ñẩy gà ñi vào chu kỳ ñẻ trứng
tứ hai, thậm chí là chu kỳ ñẻ trứng thứ ba, người ta sử dụng phương pháp thay lông
cưỡng bức. Mục ñích chính của quá trình thay lông cưỡng bức là làm cho ñàn gà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


tạm ngừng ñẻ trứng, ñây là thời kỳ nghỉ ngơi nhằm phục hồi cơ quan sinh sản, tạo
ñiều kiện tăng năng suất và chất lượng trứng của các ñàn gà sau thay lông.
Trong thực tế sản xuất, sau chu kỳ ñẻ trứng thứ nhất (thường là một năm),

ñàn gà sẽ ñược ñem bán. Sức sản xuất và chất lượng trứng thường giảm thấp trong
giai ñoạn cuối của chu kỳ ñẻ, ñặc biệt khi giai ñoạn này trùng với thời tiết nóng bức
(Koelkebeck và CS, 1993; Yousaf, 1998)[66][118]. Khi áp dụng thay lông cưỡng
bức, ñàn gà tiếp tục ñẻ trứng thêm một năm, do ñó có thể giảm thấp nhiều phần chi
phí trong sản xuất, mang lại lợi nhuận tốt hơn (Yousaf và Chaudhry, 2008)[119].
Theo ước tính, hiện nay ở Mỹ, hơn 75% các ñàn gà ñều ñược thay lông cưỡng bức
như một phần trong qui trình sản xuất thường kỳ (Holt, 2003)[58].
Bell (2003)[20] cho biết, sử dụng thay lông cưỡng bức ñã làm tăng năng
suất trứng, giảm chi phí nuôi gà hậu bị, giảm ñầu tư tư bản ñối với các trại giống và
trạm ấp. Lợi ích kinh tế và an sinh ñối với việc áp dụng thay lông cưỡng bức, không
chỉ kéo dài thời gian sử dụng ñối với các ñàn gà mái ñẻ trứng thương phẩm mà còn
làm giảm ñược số lượng lớn (tương ứng với số gà mái) gà trống con loại thải ñể
nuôi thịt (loại này thường có hiệu quả thấp). Theo số liệu thống kê ở Mỹ, hầu như
các ñàn gà mái ñẻ ñều ñược thay lông ít nhất một lần và thường là hai lần trong suốt
vòng ñời. Gà mái ñẻ từ ñàn gà bố mẹ ñược thay lông cũng ñược người chăn nuôi
yêu chuộng hơn vì khối lượng cơ thể của chúng cao hơn. Hầu hết các nhà nghiên
cứu ñều khẳng ñịnh rằng thay lông cưỡng bức ñã cải thiện sức sản xuất của gà mái
ñẻ sau thay lông so với trước khi thay lông. Sự cải thiện về các chỉ tiêu chất lượng
trứng cũng ñược ghi nhận ở gà ñược thay lông cưỡng bức. Sự cải thiện này bao gồm
trứng to hơn, chất lượng vỏ trứng tốt hơn và tỷ lệ ñẻ cao hơn (Zimmermann và CS,
1987)[120]. Nhìn chung, chất lượng lòng trắng (kể cả ñơn vị Haught), ñộ dày vỏ,
kết cấu vỏ và ñộ chịu lực ñều ñược cải thiện khi ñàn gà ñược thay lông (Hansen,
1967)[53]. Thay lông cưỡng bức làm giảm tỷ lệ chết, tăng năng suất trứng, giảm tỷ
lệ trứng dập vỡ, tăng khối lượng trứng và chất lượng vỏ trứng (Bar và CS,
2001)[18].
Webster, (2003)[114] cho biết, cho gà thay lông cưỡng bức sau 12 tháng sản
xuất trứng, là biện pháp ñược áp dụng rộng rãi trong thực tiễn ñối với gả dẻ trứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9



thương phẩm. Nó không chỉ làm tăng sức sản xuất trứng của gà mái ñẻ trong chu kỳ
ñẻ trứng thứ hai mà còn tăng chất lượng lòng trắng và chất lượng vỏ trứng là những
chỉ tiêu thường giảm sút vào cuối kỳ ñẻ trứng thứ nhất.
Theo Bell (2003)[20], sự khác biệt rõ ràng nhất giữa gà ñược thay lông
cưỡng bức, ở chu kỳ ñẻ thứ hai, thứ ba với chu kỳ ñẻ trứng thứ nhất là khối lượng
và số lượng trứng. Khối lượng trứng thường ở mức dưới 60g cho tới tuần 20 của
chu kỳ ñẻ trứng thứ nhất. Trong 10 tuần ñẻ ñầu, khối lượng trứng trung bình khoảng
52,.3g/quả ở chu kỳ ñẻ trứng thứ nhất ñã tăng lên là 62,6 và 63,4g/quả ở chu kỳ ñẻ
thứ hai và thứ ba. Tại 35 tuần sản xuất, khối lượng trứng là 57,4, 63,4 và 63,7g/quả
tương ứng cho ba chu kỳ ñẻ. Tác giả cho biết, khối lượng trung bình của trứng tăng
lên trong chu kỳ ñẻ thứ hai và thứ ba có thể một phần là do sự tăng lên về kích
thước của cơ thể gà. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa gà ñược thay lông và không ñược
thay lông ở cùng ñộ tuổi và kích cỡ, gà ñược thay lông ñẻ trứng to hơn và những chỉ
tiêu ñánh giá chất lượng trứng cũng cao hơn (Bar và CS, 2003)[17]. Ở thị trường
trứng của Mỹ, trứng từ chu kỳ sản xuất thứ hai và thứ ba cho lợi nhuận cao hơn
(tính trên một tá trừng) so với trứng từ chu kỳ sản xuất thứ nhất (Bell, 2003)[20].
Theo Bar và CS (2003)[17], Bell (2003)[20], ở gà ñẻ trứng, ñể hạn chế tối
thiểu sự giảm chất lượng trứng và vỏ trứng do tuổi gà, sự tạm ngừng quá trình ñẻ
trứng sẽ ñược thực hiện bằng phương pháp thay lông cưỡng bức. Thay lông cưỡng
bức không những kéo dài thời gian sản xuất của ñàn gà mà còn cung cấp công cụ ñể
tối ưu hóa sử dụng các tài nguyên và tăng lợi nhuận thu ñược từ ñầu tư. Dưới ñiều
kiện kinh tế phù hợp, thời gian sản xuất kinh tế của mỗi ñàn gà ñẻ có thể ñược kéo
dài từ ít hơn 80 tuần tới 110 tuần hoặc có khi tới 140 tuần thông qua việc áp dụng
thận trọng và hợp lý quá trình thay lông cưỡng bức.
Chương trình thay lông ước tình ñược thực hiện trên khoàng 75 – 80% ñàn
gà thương phẩm ở Mỹ. Xấp xỉ khoảng một phần ba lợi nhuận của ñàn gà là do gà
ñược thay lông (Holt, 2003)[58]. Ở bất cứ thời ñiểm nào, 25 – 30% ñàn gà hoặc
ñang ñược thay lông hoặc ñã ñược thay lông trước ñó. Thay lông cưỡng bức ñược

sử dụng như một phần trong qui trình chăn nuôi, ñể tối ưu hóa sự thay thế gà mái
hậu bị ñối với các trại thương phẩm. Theo Bell (2003)[20], với hệ thống quản lý
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


hiện nay, các trang trại sử dụng chương trình một chu kỳ (không thay lông) cần 8.4
ñàn mới cho một nhà gà trong thời gian 10 năm, trong khi ñó chỉ cần 5,7 ñàn với hệ
thống hai chu kỳ (một lần thay lông).
Bell (2003)[20] cho biết, tất cả các ñàn gà hậu bị ñều yêu cầu bổ sung
khoảng 47% gà con mỗi năm. ðể ñáp ứng nhu cầu này, cũng cần sự tăng lên tương
ứng của ñàn gà giống ở các trại giống và trạm ấp. Như vậy, mỗi năm hàng trăm
triệu gà con trống cần bị loại bỏ và hơn 47% gà mái ñẻ bị loại thải. Không những
thế, nếu chỉ sử dụng gà ở chu kỳ ñẻ trứng thứ nhất, sẽ có một số lượng lớn trứng
thương phẩm không ñược ưa chuộng (trứng cỡ trung bình và nhỏ) ñược sản xuất ra.
Tỷ lệ trứng nhỏ sẽ gỉam thiểu khi sử dụng các ñàn gà ñược thay lông cưỡng bức
trong chu kỳ ñẻ trứng thứ hai.
2.2.2. Các phương pháp thay lông cưỡng bức trên gà
- Phương pháp thay lông cổ ñiển (phương pháp nhịn ñói)
Theo Hembree và CS (1980)[56], Hussein (1996)[59], Biggs và CS
(2004)[26], cho gà nhịn ñói ñể gây thay lông cưỡng bức (còn gọi là phương pháp
thay lông cổ ñiển) là phương pháp ñược áp dụng rộng rãi nhất trong thực tế chăn
nuôi gia cầm vì nó ñơn giản, tính khả thi cao và kinh tế. Phương pháp cho gà nhịn
ñói, có thể ñược kết hợp với sự hạn chế chiếu sáng và nước uống (Koelkebeck và
CS, 2001; Deek và Harthi, 2004)[69][36]. Trong quá trình thay lông cưỡng bức, gà
tạm ngừng ñẻ trứng, chúng nghỉ ngơi ñể hồi phục cơ quan sinh sản nhằm tăng sức
sản xuất trứng và chất lượng trứng trong gia ñoạn sau khi thay lông (Webster,
2003)[114].
Swanson và Bell (1974a,b,c); Brake và Carey (1983)(Dẫn theo Berry,

2003)[24] cho biết, trong kỹ thuật gây thay lông bằng phương pháp cổ ñiển, người
ta thường cho gà nhịn ăn hoặc cả nhịn ăn và nhịn uống, ñồng thời giảm thời gian
chiếu sáng bằng thời gian chiếu sáng tự nhiên hoặc ngắn hơn. Gà mái ñẻ bị nhịn ñói
trong một khoảng thời gian (thường từ 7 – 14 ngày) ñủ ñể ảnh hưởng hoàn toàn ñến
cơ quan sinh sản. Việc hạn chế nước uống sẽ ñược thực hiện trong ba ngày ñầu tiên
cho nhịn ăn. Quá trình thay lông bị “cưỡng bức” xảy ra trong thời gian này, khi hoạt
ñộng ñẻ trứng bị ngừng và ống sinh sản nhanh chóng bị co lại. Thời kỳ nghỉ ñẻ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


hoàn toàn (tỷ lệ ñẻ bằng không) ñược gọi là thời kỳ nghỉ ngơi. Trong thời kỳ nghỉ
ngơi, kỹ thuật cho ăn và khẩu phần ăn có ảnh hưởng ñến quá trình thay lông và khả
năng hồi phục sau thay lông của gà. Với mục tiêu hồi phục lại sức sản xuất trứng,
sử dụng khẩu phần bình thường cho gà mái ñẻ ñược kết hợp với kỹ thuật tăng dần
thời gian và cường ñộ chiếu sáng. Sức sản xuất trứng nhanh chóng tăng lên ñến
mức cao hơn mức sản xuất trung bình trước khi thay lông cưỡng bức. Vào khoảng
thời gian này, quá trình “trẻ hóa” của cơ quan sinh sản ñã diễn ra.Thời gian thay
lông tính từ thời ñiểm bắt ñầu nhịn ăn cho ñến khi tỷ lệ ñẻ trứng ñạt 50%, dao ñộng
khác nhau tùy thuộc vào từng kỹ thuật và ñiều kiện thay lông. Quá trình thay lông
cưỡng bức thường kéo dài trong khoảng từ 5 ñến 9 tuần.
Nhịn ăn là phương pháp cổ ñiển, nhằm thúc ñẩy quá trình thay lông cưỡng
bức và khởi ñộng ñẻ trứng nhiều kỳ ở gà mái ñẻ (Koelkebeck và CS, 2006)[67].
Các tác giả ñều thống nhất rằng, ñể có kết quả tốt khi sử dụng phương pháp nhịn
ñói nên giảm thời gian chiếu sáng xuống 8 giờ mỗi ngày (Brake, 1993)[27]. Do bị
nhịn ñói, gà sẽ giảm khối lượng cơ thể và ñạt ñến khối lượng mong muốn (Brake và
Carey, 1983, dẫn theo Berry, 2003)[24].
Phương pháp thay lông lý tưởng cần ñơn giản và mang lại lợi nhuận. ðồng
thời phương pháp ñó cũng phải giảm tỉ lệ chết và tăng cường sức sản xuất của gà

sau khi thay lông. Biện pháp thường sử dụng nhất trên thế giới ñối với các ñàn gà
thương phẩm là cho gà nhịn trong khoảng 7 ñến 14 ngày, làm giảm khối lượng cơ
thể 25 – 35%, sau ñó là giai ñoạn nghỉ ngơi và cuối cùng là quá trình tái kích thích
ñẻ trứng. Phương pháp này ñã trở thành quy chuẩn áp dụng nhằm gây thay lông
cưỡng bức (Webster, 2003)[114].
Keshavarz và Quimby (2002)[61], Donalson và CS (2005)[41] cho biết,
phương pháp cho nhịn ăn là phương pháp kinh ñiển và lâu ñời ñược sử dụng trên
toàn thế giới. Theo phương pháp này, gà bị cho nhịn ăn từ 10 – 12 ngày trước khi
bước vào kỳ ñẻ trứng thứ hai. Tuy nhiên phương pháp này ñược kiểm soát chặt chẽ
do các vấn ñề về an toàn thực phẩm và an sinh ñộng vật (animal welfare). Nhiều
vấn ñề liên quan ñến phương pháp này ñã ñược tranh luận. Theo Webster
(2003)[114] và một số tác giả khác cho rằng, bắt gà nhịn ăn là phi nhân tính. Gà bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


nhịn ñói nhạy cảm hơn và dễ lây nhiễm vi khuẩn, ñặc biệt là Salmonella enteritidis,
bởi vị quá trình nhịn ñói không cung cấp ñủ các chất dinh dưỡng cần thiết ñể duy trì
hệ thống miễn dịch của gà. Park và CS (2004)[91] cũng cho rằng, phương pháp
nhịn ăn có ảnh hưởng xấu ñến gà mái ñẻ.
Theo Koelkebeck và CS (2001)[69], Deeck và Harthi (2004)[37] cùng một
số tác giả khác, trong quá trình không ñược cho ăn, gà sử dụng các nguồn dinh
dưỡng dự trự của cơ thể ñể sống sót và không cho sản phẩm. Theo các tác giả,
nhịn ñói gây ra hiện tượng dị hóa và dẫn ñến các cơ chế sinh lý không bình
thường làm giảm hệ thống miễn dịch cùng các hành vi không mong muốn và
thậm chí tử vong ở gà.
Tuy nhiên, một số tác giả lại cho rằng phương pháp nhịn ñói là hợp lý, bởi vì
các loại chim hoang dã cũng có hành vi tương tự khi chúng bắt ñầu quá trình thay
lông trong tự nhiên (Webster, 2003)[114]. Chúng thường nhịn ăn cho ñến thời kỳ

sau của thay lông và giảm 25 – 30% khối lượng cơ thể (Mrosovsky và Sherry,
1980)[83].
Trong những năm gần ñây, thay lông cưỡng bức bằng phương pháp nhịn ñói
ñã trở thành một mối lo ngại ñối với nền chăn nuôi gia cầm của Anh và châu Âu, do
vấn ñề an sinh ñộng vật (welfare) và các lý do liên quan ñến an toàn thực phẩm ở
người (Bell, 2003; Gast và Ricke, 2003)[20][46].
Hầu hết những nhà chăn nuôi gia cầm ở Mỹ vẫn sử dụng phương pháp gây
thay lông cổ ñiển (UEP, 2006)[107]. Nhịn ăn gây cảm giác ñói làm suy giảm hệ
miện dịch và tăng thiệt hại do tỉ lệ tử vong cao. Tỉ lệ tử vong của gà sử dụng
phương pháp cổ ñiển thường cao hơn so với các phương pháp khác. Mặc dù các
phương pháp thay thế khác ñược nghiên cứu khá nhiều, phương pháp cổ ñiển vẫn
ñược khẳng ñịnh là phương pháp hiệu quả nhất, khả thi nhất và kinh tế nhất ñối với
chăn nuôi gia cầm. Tỉ lệ trứng bị nhiễm Samonella enteritidis (SE) tăng lên khi sử
dụng phương pháp cổ ñiển so với các phương pháp khác (Holt, 2003)[58]. Gà bị
nhịn ñói ñã có sự thay ñổi nội tiết, ñặc biệt là nồng ñộ corticosterone tăng cao trong
máu (Etches và Cs, 1983)[45]. Nhịn ñói còn làm ảnh hưởng ñến hàng rào bảo vệ
miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh do sự giảm phản ứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


của các bạch cầu trung tính (Webster, 2003)[114]. Thêm vào ñó, thay lông cưỡng
bức bằng phương pháp cổ ñiển không những làm giảm khả năng chống chịu lại các
tác nhân gây bệnh mà còn giảm sự khoáng hóa của xương chày và xương cánh tay
mặc dù sự phục hồi xảy ra sau quá trình thay lông (Mazzuco và Hester, 2005)[78].
Mặc dù phương pháp thay lông cổ ñiển ñem lại hiệu quả cao, nhưng ñứng từ
góc nhìn của an sinh ñộng vật, phương pháp này lại không ñược chấp nhận. Do ñó,
trách nhiệm của các nhà khoa học là phải tìm ra phương pháp phù hợp thay thế cho
phương pháp cổ ñiển ñể gây thay lông cưỡng bức trên gia cầm (AVMA, 2002)[13].

Ở Anh và châu Âu, thay lông cưỡng bức bằng phương pháp cổ ñiển ñã bị cấm
(Defra, 1994)[38]. Tuy nhiên phương pháp thay lông cổ ñiển vẫn ñang ñược sử
dụng ở nhiều nước, ñặc biệt là ở Mỹ và có thể sẽ còn ñược sử dụng trong tương lai
(AVMA, 2002)[13]. Theo Gene Bauston (2004)[48] chủ tịch hiệp hội Farm
Sanctuary, một hiệp hội các nhà sản xuất trứng gà gồm 100.000 hội viên tại Mỹ cho
biết: thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ thương phẩm bằng phương pháp nhịn ñói
sẽ bị cấm. ðây là một trong những biện pháp hạn chế sự lây nhiễm Salmonella
Enteritidis (SE) qua trứng gà và cũng tuân thủ thực hiện ý kiến của tổ chức Animal
Welfare (Bảo vệ quyền lợi ñộng vật). Thay lông cưỡng bức bằng phương pháp nhịn
ñói, nhịn uống làm cho gà bị stress, gà bị nhiễm SE và tỷ lệ trứng nhiễm SE cao.
Hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp ñể gây thay lông cưỡng bức cho
gà mà không cần cho gà nhịn ñói và tác ñộng ñến an sinh ñộng vật ở Anh (Edge,
1998)[44]. Gần ñây, sự khởi ñầu của Liên hiệp những nhà sản xuất trứng (United
Egg Production, UEP) trong việc ngừng sử dụng phương pháp cổ ñiển ñã kéo theo
sự phát triển của các chương trình nghiên cứu phương pháp gây thay lông cưỡng
bức khác. Trong các phương pháp này, gà vẫn ñược ăn trong quá trình thay lông,
chúng vẫn ngừng ñẻ trứng và cho năng suất tốt hơn trong chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Do ñó, yêu cầu tìm ra phương pháp thay thế cho phương pháp thay lông cổ ñiển
ngày càng cấp thiết. Nhất là gần ñây, Hiệp hội các nhà sản xuất trứng ñã không cho
phép sử dụng phương pháp thay lông cổ ñiển trên gà mái ñẻ.
Hiện nay, các nhà khoa học ñang quan tâm vào việc tìm ra các phương
pháp gây thay lông cưỡng bức mới thay thế cho phương pháp cổ ñiển. Mục tiêu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


chính của các phương pháp là gà ngừng ñẻ trứng hoàn toàn, ñồng thời giảm
khối lượng cơ thể ở mức lý tưởng (khoảng 25 – 30%) ñể gà có thể ñạt sản
lượng trứng cao nhất sau thay lông. Sự giảm khối lượng cơ thể chủ yếu là do

giảm khối lượng các cơ quan trong cơ thể và sự sử dụng các chất dinh dưỡng
ñể duy trì hoạt ñộng bình thường của cơ thể trong quá trình thay lông. Sự giảm
khối lượng cơ thể quá mức trong phương pháp thay lông cổ ñiển, ñã làm cho hệ
thống miễn dịch suy giảm làm gà nhậy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Gà
mái ñẻ ñược áp dụng các phương pháp gây thay lông khác có mức ñộ giảm khối
lượng cơ thể thấp hơn, hệ thống miễn dịch tốt hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn, sự
phục hồi, làm mới hệ thống sinh dục cũng tốt hơn.
- Phương pháp hạn chế thức ăn
Sự hạn chế thức ăn ở mức ñộ khác nhau, cũng là một phương án thay thế khả
thi cho phương pháp thay lông cổ ñiển. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này
phụ thuộc vào mức ñộ hạn chế thức ăn, thành phần của khẩu phần và tỷ lệ các loại
thức ăn cũng như các chất dinh dưỡng ñược sử dụng trong khẩu phần
(Koelkebeck.và CS, 2001; Deek và Harthi, 2004)[69][36]. Một số tác giả cho biết,
sử dụng phương pháp hạn chế thức ăn ñể gây thay lông cưỡng bức không hiệu quả
bằng phương pháp cổ ñiển. Tỷ lệ chết cao hơn, thời gian ñể tỷ lệ ñẻ giảm xuống
bằng không dài hơn và tỷ lệ ñẻ sau thay lông thấp hơn (Deek và Harthi, 2004)[36].
- Thay ñổi thành phần dinh dưỡng của khẩu phần
Nguyên lý của phương pháp này là thay ñổi khẩu phần ăn nhằm tạo ra sự mất
cân bằng một hoặc vài chất dinh dưỡng nhất ñịnh (Douglas và CS, 1972; Creger và
Scott, 1977; Berry và Brake, 1985, 1987; Biggs và CS, 2003)[42][32][22][23][25].
Hiện nay, ñã có nhiều nghiên cứu sử dụng khẩu phẩn bổ sung các sản phẩm
nông nghiệp làm thay ñổi thành phần dinh dưỡng của khẩu phần, ñể gây thay lông
cưỡng bức trên gà mái ñẻ, nhằm thay thế phương pháp thay lông cổ ñiển.
Nghiên cứu sử dụng bột bông (Davis và CS, 2002)[34], bột jojoba (Arnouts và
CS, 1993; Vermaut và CS, 1997)[11][112], bột lúa mỳ (Seo và CS, 2001)[101]; sử
dụng các sản phẩm phụ như chất chứa dạ cỏ, bột bã cà chua khô (Mansoori và CS,
2007)[76] ñã ñược công bố là có tác dụng gây thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15



Kwon và CS (2001)[72], Ricke (2003)[95], Donalson và CS (2005)[41],
Koch và CS (2005)[65], Landers và CS (2005)[73], Woodward và CS (2005)[116],
Kim Và CS (2006)[63], McReynolds và CS (2006)[82], Yardimci và Bayram
(2008)[117], Aygun Ali và Olgun Osman (2010)[14] cùng một số tác giả khác ñã
nghiên cứu sử dụng bột cỏ alfalfa với tỷ lệ khác nhau (50 – 100%) trong khẩu phần
ăn ñể gây thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ. Các tác giả cho biết, bột Alfafa ñược
sử dụng ñể gây thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ là do mức năng lượng thấp và
hàm lượng xơ cao. Khi sử dụng với tỷ lệ cao trong khẩu phần, tốc ñộ thoát qua ruột
chậm lại, dẫn tới quá trình tiêu hóa và lên men vi sinh vật tốt hơn.
Các tác giả cho biết, mặc dù khẩu phần với tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác
nhau ñã ñược sử dụng thành công ñể gây thay lông cưỡng bức trong nhiều trường
hợp. Tuy nhiên, rất khó ñể chỉ ra một chất dinh dưỡng hoặc một loại thức ăn ñơn lẻ
nào trong khẩu phần có tác dụng kích thích gây thay lông cưỡng bức. Ngoài ra, khi
thay ñổi thành phần của khẩu phần, sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào ñó cũng
có khả năng anh hưởng xấu ñến sức khỏe của ñàn gà.
- Sử dụng chất khoáng trong khẩu phần ăn
Nhiều nhà khoa học ñã nghiên cứu sử dụng một số chất khoáng với hàm
lượng khác nhau ñể gây thay lông cưỡng bức trên gà, nhằm mục ñích nâng cao năng
suất trứng sau thay lông và thay thế phương pháp thay lông cổ ñiển.
ðể gây thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ, Stevenson và Jackson
(1984)[106], ñã sử dụng các chất khoáng như ñồng (Cu) và kẽm (Zn). Griminger
(1977)[50], Pearce và CS (1983)[92], Stevenson và Jackson (1984)[106] cho biết,
ñồng (Cu) ñược coi là một tác nhân gây thay lông cưỡng bức hiệu quả trên gà mái
ñẻ. Whitehead và Shannon (1974)[115], Dilworth và Day (1976)[40], Nesbeth và
CS (1976a,b)[89][90], Ross và Herrick (1981)[98], Harms (1981)[55], Naber
(1984)[87], Said và CS (1984)[99], Keshavars và Quimby (2002)[61], cho biết, sử
dụng khẩu phần có hàm lượng Natri (Na) thấp (<0,04%) ñã gây thay lông cưỡng
bức hiệu quả trên gà tương tự như phương pháp cổ ñiển. Hussein và CS (1989)[60],

Lipstein và Hurwitz (1982)[75], Hussein ( 1996)[59] ñã nghiên cứu sử dụng liều
cao muối nhôm gây thay lông cưỡng bức thành công trên gà mái ñẻ. Sử dụng liều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


cao I ốt dưới dạng KI (2.500 – 5000 mg/kg) bổ sung vào khẩu phần ăn ñã có tác
dụng kích thích gây thay lông cưỡng bức trên gà mái ñẻ (Arrington và CS,
1967)[12]. Douglas và CS (1972)[42], Gilbert và Blair (1975)[49], Webster
(2003)[114] ñã sử dụng khẩu phần Canxi (Ca) thấp (<0,3% Ca) ñể gây thay lông
cưỡng bức. Có thể sử dụng khẩu phần canxi thấp kết hợp với hàm lượng kẽm thấp
(Breeding và CS, 1992; Ricke và CS., 2001)[29][96] gây thay lông cưỡng bức trên
gà ñể thay thể cho phương pháp cổ ñiển. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho biết,
nhược ñiểm lớn nhất của phương pháp sử dụng hàm lượng canxi thấp là rất nhiều gà
sẽ bị bại liệt trong thời thí nghiệm.
Theo Scott và Creger (1976)[100], Creger và Scott (1977)[32], Berry và
Brake (1985)[22], sử dụng Zn, ñược cho là một giải pháp hữu hiệu làm ngừng ñẻ
trứng và thay lông cưỡng bức. Cantor và Johnson (1984)[31] dùng Zn ñể thay lông
cưỡng bức trên chim cút ñẻ. Zn khi bổ sung ở mức 20.000 ppm làm ngừng ñẻ trứng
hoàn toàn trong vòng 5 ngày. Roberson và Francis (1979)[97] cho biết, sử dụng Zn
ở mức 20.000 ppm cũng ñem lại hiệu quả tương ñương với phương pháp thay lông
cổ ñiển (nhịn ăn). Sử dụng 10.000 mg Zn trong một kg thức ăn ñã làm giảm tỷ lệ ñẻ
từ 60% xuống còn 0% trong vòng 6 ngày (Shippee và CS, 1979)[102].
McCormick và Cunningham (1987)[81], Deeck và Harthi (2004)[36], Moore
và CS (2004)[84], Ahmed và CS (2005)[10], Koch và CS (2007)[64], Koelkebeck
và Anderson (2007)[68], Khan và CS (2011)[62] cùng nhiều tác giả khác ñã nghiên
cứu sử dụng liều cao kẽm (Zn) bổ sung vào khẩu phần cho gà ñẻ.như một biện pháp
thay thế cho phương pháp nhịn ăn. Gà thí nghiệm ñược ăn khẩu phần dành cho gà
ñẻ với 20.000 - 30.000 ppm kẽm từ 4 - 10 ngày. Thời gian chiếu sáng giảm xuống

8 - 12 giờ mỗi ngày trong thời gian gây thay lông cưỡng bức. Sau ñó, gà ñược cho
ăn trở lại thức ăn bình thường của gà mái ñẻ, ñồng thời tăng thời gian chiếu sáng lên
mức bình thường (16 giờ chiếu sáng). Kết quả cho biết, không có sự khác biệt về
sức sản xuất sau khi thay lông, khối lượng trứng, lượng thức ăn thu nhận, hiệu quả
sử dụng thức ăn và thành phần kẽm trong trứng giữa các phương pháp sử dụng kẽm
và phương pháp cổ ñiển. Các kết quả này khẳng ñịnh rằng phương pháp bổ sung
liều cao kẽm ñã ñem lại hiệu quả tương tự như phương pháp cổ ñiển; thậm chí một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17


số chỉ tiêu sản xuất lại còn tốt hơn.
Mặc dù sử dụng kẽm ñể gây thay lông cưỡng bức trên gà ñã ñược biết ñến từ
lâu, song cơ chế gây thay lông từ kẽm vẫn chưa ñược nghiên cứu ñầy ñủ. Khan và
CS (2011)[62] cho biết, sử dụng phương pháp gây thay lông cưỡng bức bằng liều
cao Zn ñã có tác ñộng ñến sự thoái hóa các mô sinh dục, song cơ chế khởi ñộng quá
trình này vẫn chưa ñược làm sáng tỏ. Xác ñịnh ñược các nhân tố khởi ñộng quá
trình thoái hóa của các mô sinh dục, sẽ giúp ích cho việc cải tiến các phương pháp
gây thay lông cưỡng bức. Theo Bell (2003)[20], sự thoái hóa của buồng trứng và
ống dẫn trứng trong quá trình thay lông xảy ra thông qua cơ chế gây chết tế bào
theo chương trình (apoptosis). Vấn ñề này liên quan chủ yếu bởi sự ngừng tiết
oestrogene và progesterone. Cơ chế chính xác của quá trình thay lông bằng kẽm
chưa ñược làm rõ, nhưng giả thiết cho rằng nồng ñộ cao của kẽm (10.000 –
30.000ppm) ñã tác ñộng ñến các lỗ nang, ức chế quá trình rụng trứng và dẫn tới
ngừng ñẻ trứng của gà (Creger và Scot, 1977; Shippee và CS, 1979; Berry và Brake,
1987; Park và CS, 2004)[32][102][23][91]. Sử dụng kẽm kết hợp trong khẩu phần
không có canxi ñã trục tiếp ức chế hoạt ñộng của cơ quan sinh dục, bởi vì canxi rất
cần cho sự khởi ñộng và tiết hormone LH (Park và CS, 2004)[91]. Canxi ñóng vai
trò quan trọng trong quá trình tiết hormon gonadotropin và quá trình tăng sinh các tế

bào trứng của gia cầm. Sử dụng kẽm liều cao ñã ảnh hưởng ñến quá trình hấp thu
canxi, làm cho nồng ñộ canxi giảm thấp xuống dưới mức cần thiết ñể sản sinh
gonadotropin và giải phóng LH (Berry và Brake, 1987)[23]. McCormick và
Cunningham (1984ab)[79][80] cho rằng, cho ăn khẩu phần có hàm lượng kẽm cao,
ñã tác ñộng vào quá trình thay lông do sự giảm lượng thức ăn thu nhận ñã gây một
streess với ñàn gà.
Sundaresan và CS (2007)[103], ñã nghiên cứu sự tham gia của cytokine ñối
với việc thoái hóa các mô sinh dục ở gà Leghorn trắng trong quá trình thay lông
bằng kẽm. Một nhân tố phiên mã mới, tên là lipopolysacheride (LPS) tác ñộng vào
TNF-α factor (LITAF) ñã ñược tìm thấy. Chính nhân tố này ñóng vai trò quan trọng
trong quá trình tăng cường ñiều chỉnh các cytokines viêm (inflammatory cytokines).
Các nhân tố IL-1 α, RANTES, IFN-γ, MCP-2 và IL-10, ñều tham gia vào quá trình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

18


×