Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.53 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một thách
thức đối với các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một lĩnh vực
đã có nhiều doanh nghiệp thành công song không ít doanh nghiệp đã thất bại.
Nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh khốc liệt trong điều kiện
hoạt động kinh tế như vậy thì các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc: lấy thu
bù chi việc tiêu thụ sản phẩm phải làm thế nào để sử dụng các yếu tố đầu vào sao
cho chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Vậy để thực hiện điều đó thì việc đầu tư mà nhà sản xuất quan tâm đến là
tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi trong
nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh gây gắt hoạt động sản xuất càng diễn ra mạnh
mẽ hơn thì điều đó càng cần thiết:
Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt việc
tiêu thụ sản phẩm đó là căn cứ để xác minh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xem xét
hiệu quả của các biện pháp tổ chức kĩ thuật, xem xét tình hình sản xuất và chi phí
bỏ vào sản xuất để tìm ra nguyên nhân dẫn đến chi phí phát sinh không hợp lý.
Giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá
cả cạnh tranh với từng loại sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Hạ giá thành sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất là biện pháp lâu dài và
trực tiếp làm tăng lợi nhuận nếu giá thành hạ so với giá bán trên thị trường thì
doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao.
Muốn đạt được mục tiêu là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm các
doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí tốt và hiệu quả. Để thực hiện được điều này
vấn đề đặt ra trước mắt là làm sao các định mức tiêu hao chi phí để từ đó có thể
phân tích đánh giá tình hình và tìm các giả pháp hữu hiệu để hạ thấp chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm.


Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong thời gian tìm hiểu và thực tập tại công
ty, em quyết định lựa chọn chuyên đề: “Tăng cường quản lý chi phí sản xuất và
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

1

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bia rượu- nước giải khát Hà Nội” làm
chuyên đề thực tập.
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương
đó là:
Chương 1:Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
Công ty Cổ phần Bia rượu- nước giải khát Hà Nội.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bia rượu- nước giải khát Hà
Nội.
Do việc nhìn nhận vấn đề trong thực tế còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập
không nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu
sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú,
anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán để bài viết của em được tốt hơn.
Qua đây em cũng tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cô giáo Th.s Quản Thị Thu Huyền cùng các cô chú và anh chị trong phòng Tài chính - Kế
toán. Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

2

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao
phí về lao động và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong thời kì nhất định (tháng,quý,năm). Đế tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có đủ 3 yếu tố cơ bản sau
đây:
Tư liệu lao động là nhà xưởng,máy móc, trang thiết bị, tài sản cố định.
Đối tượng lao động bao gồm nguyên vật liệu
Sức lao động đó là lao động sống của con người.
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bảnđó trong sản xuất đồng thời là quá trình
mà doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí tương ứng như:

Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
Các khoản chi phí này đều được thể hiện bằng tiền và chỉ có những chi phí
naò chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được gọi là chi phí sản
xuất. Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp nhưng để phục vụ cho việc quản lý và hạch toán kinh doanh chi
phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục, theo từng thời kỳ nhất định phù
hợp với kỳ báo cáo ta cần phân biệt chi phí sản xuất của một doanh nghiệp trong
cung một thời kỳ nhất định với các chỉ tiêu nói chung của doanh nghiệp. Trong quá
trình tồn tại của mình các doanh nghiệp không chỉ có hoạt động sản xuất kinh

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

3

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

doanh mà còn có nhiều hoạt động như:Hoạt động tà chính, hoạt động xã hội…Mỗi
hoạt động nói trên đều bỏ ra những khoản chi phí nhất định song không phải bất
kỳ những khoản chi phí nào của doanh nghiệp cũng được coi là chi phí sản xuất và
nó được tính ở một thời kỳ nhất định.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp mặc dù cùng phục vụ cho việc tạo ra
sản phẩm song mỗi loại chi phí có công dụng kinh tế khác nhau hoặc mục đích sử
dụng khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước thì
các chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp được chia ra thành nhiều loại theo các
tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1.

Phân loại theo phương pháp nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp không
phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, ở lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào.Các yếu
tố chi phí này bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài: là toàn bộ giá trị vật tư mua ngoài dùng
vào việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ và phụ tùng thay thế.
Chí phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố
định trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải
trả cho các dịch vụ sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
do bên ngoài cung cấp như: tiền điện, tiền nước….
Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt ddoonhj của
doanh nghiệp ngoài những chi phí kể trên như Thuế môn bài, Thuế sử dụng đất,
Thuế tài nguyên môi trường,Thuế VAT,phí dịch vụ đối ngoại và hội nghị.

1.1.2.2.

Phân loại theo công dụng kinh tế

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai


4

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia ra thành các khoản mục
chi phí khác nhau không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào mà
được chia ra thành khoản mục chi phí như sau:
Chi phí vật tư trực tiếp: Là chi phí về nguồn vật liệu,nhiên liệu, dụng cụ sản
xuất trực tiếp dùng vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi phí như chí phí tiền
lương phụ cấp phải trả và các khoản trích như BHXH, BHYT,kinh phí công đoàn..
Chí phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh ở phân xưởng hoặc ở các
bộ phần kinh doanh của các doanh nghiệp như tiền lương, tiền công và phụ cấp
phải trả choc ho nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại
phân xưởng.
Chí phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí bộ phận quản lý điều hành doanh
nghiệp và các khoản liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: chi phí
lương, phụ cấp lương, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao tài sanrcoos định phục vụ
cho bộ máy quản lý.
1.1.2.3.

Phân loại theo mối tương quan giữa chi phí sản xuất và khối lượng

sản xuất:
Chi phí cố định( định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có

sự thay đổi trong mức độ hoạt động sản xuất hay khối lượng sản xuất. Tuy nhiên
tính bất biến chỉ có tính tương đối và giữ nguyên trong khoảng thời gian tương ứng
với quy mô khối lượng sản phẩm nhất định. Chí phí thuộc loại này bao gồm tiền
lương công nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định.
Chi phí biến đổi( biến phí): là những chi phí bị biến đổi một cách trực tiếp
theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm.Thuộc chi phí biến đổi gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
1.1.2.4.

Phân loại theo chi phí sản xuất

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí sản xuất với quá trình sản xuất sản
phẩm kể từ lúc đưa vào sản xuất có thể chia ra thành hai loại sau:

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

5

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Chi phí cơ bản: là chi phí chủ yếu do quá trình sản xuất sản phẩm kể từ lúc
nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cho đến khi hoàn thành.
Chi phí chung: là những chi phí không liên quan trực tiếp đối với quá trình
sản xuất sản phẩm song nó giúp cho việc tổ chức quản lý phục vụ sản xuất của
doanh nghiệp.Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí cần xem xét kết cấu chi phí sản

xuất và xu hướng thay đổi của nó kết cấu chi phí sản xuất: Là tỷ trọng giữa các yếu
tố chi phí so với tổng số chi phí sản xuất tại một thời điểm nhất định. Chi phí kết
cấu có ý nghĩa như sau:
Kết cấu chi phí sản xuất cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công và
chi phí vật chất chiếm trong tổng số chi phí sản xuất
Kết cấu chi phí sản xuất còn là tiền đề để kiểm tra giá thành sản phẩm và xác
định phương hướng cho vệc hạ giá thành sản phẩm.
Kết cấu chi phí sản xuất không phải là cố định mà luôn thay đổi về xu hướng
lâu dài kết cấu chi phí sản xuất thường thay đổi theo hướng tỷ trọng về chi phí
nguyên vật liệu và khấu hao tăng lên tỷ trọng chi phí tiền lương tương ứng giảm
bớt.
1.1.3. Nội dung chi phí của doanh nghiệp
1.1.3.1.

Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu,nhiên liệu động lực: Bao gồm giá trị của nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Tiền lương: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có
tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động đã tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các khoản trích nộp theo quy định như: BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
được trích nộp theo quy định của doanh nghiệp.
Khấu hao tài sản cố định: Là số tiền khấu hao tài sản cố định được trích lập
theo quy định của doanh nghiệp.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

6


Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh
nghiệp và các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp.Ví dụ như chi phí
vận chuyển vật tư, chi phí trả tiền điện, nước tiền điện thoại, tiền sủa chữa tài sản
cố định, tiền trả cho bộ phận dịch vụ tư vấn, kiểm toán, bảo hiểm tài sản dịch vụ
mô giới.
Chi phí khác bằng tiền: Là những khoản chi phí khác ngoài chi phí kể trên
như Thuế môn bài, Thuế sử dụng đất, chi phí tiếp tân, chi phí giao dịch cũng được
tính vào hoạt động kinh doanh và các chi phí dự phòng về giảm giá hang tồn kho,
dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi, các khoản trợ cấp thôi việc cho
người lao động.
1.1.3.2.

Các chi phí khác, hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm:

Chi phí hoạt động tài chính: Các chi phí liên quan liên kết, chi phí cho thuê
tài sản, chi phí mua bán chứng khoán, dự phòng giảm giá chứng khoán, lãi phải trả,
chênh lệch ngoại tệ.
Chí phí hoạt động khác như: Chi phí cho việc thanh lý nhượng bán tài sản,
giá trị tổn thất tài sản, chi phí thu hồi nợ khó đòi, các khoản tiến bị phạt vi phạm
hợp đồng, các khoản chi phí bất thường khác.
1.1.4. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Trong các doanh nghiệp sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp cần phải bỏ ra những chi phí nhất định trong điều kiện
nền kinh tế thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm
giống nhau nên có sự cạnh tranh về mặt chất lượng và giá cả. Mặt khác, doanh
nghiệp cần phải cạnh tranh với các sản phẩm hàng hóa ngoại nhập mà tâm lý của
người tiêu dùng ai cũng muốn mua sản phẩm có chất lượng tốt mà giá lại thấp. Do
đó, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải giảm tối đa các khoản chi để hạ giá bán
và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để cạnh
tranh tồn tại và đứng vững trên thị trường. Với tình hình đó buộc các doanh nghiệp
phải tính toán từ bù đắp chi phí bắng những khoản thu nhập của mình đảm bảo có
lợi nhuận để tăng tích lũy mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

7

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp đã bỏ ra để hoàn thiện việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay
một loại sản phẩm nhất định.
Giá thành sản phẩm của toàn bộ doanh nghiệp là biểu hiện chi phí cá biệt
của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm có

nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nhưng trình đọ quản lý khác nhau nên giá thành
sản phẩm cũng sẽ khác nhau.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1.

Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chi ra làm ba loại:
Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản
xuất và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của
doanh nghiệp thực hiện và được thực hiện tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm được thực hiện. Trước khi
sản xuất sản phẩm, giá thành định mức là thước đo kết quả sử dụng tài sản, vật tư
lao động… nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm
thực tế sản xuất trong kỳ.
1.2.2.2.

Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

8

Lớp: TC44D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Giá thành sản xuất: bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để
hoàn thành việc sản xuất sản phẩm.
Giá thành toàn bộ: là giá thành dự kiến được xác định đưa vào mục đích
kinh tế và tình hình thực tế giá thành của chu kỳ trước.
Giá thành cá biệt: là giá thành của từng doanh nghiệp, từng ngành cùng một
loại sản phẩm nhưng do trình độ trang thiết bị, công nghệ sản xuất và trình độ
quản lý khác nhau do đó giá thành sản phẩm đó cũng có sự khác nhau ngoài ra còn
có giá thành bình quân ngoài doanh nghiệp.
1.2.3. Nội dung của giá thành sản phẩm
1.2.3.1.

Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ khác gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về nguyên nhiên liệu được sử
dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, tiền công và các
khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp
khác phải nộp theo quy định như: BHXH, BHYT, KPCĐ…
Chi phí sản xuất chung: Là chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến
của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm, hang hóa, dịch vụ bao gồm chi phí vật
liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng, tiền lương và các
khoản trích nộp theo quy định, chi tiền ăn ca cho nhân viên trên ca, chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.
1.2.3.2.


Nội dung giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ tiêu hao bao gồm:

Giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ tiêu thụ
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm
bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên bán hàng, mô giới, tiếp thị
quảng cáo, đóng gói vận chuyển sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các khoản chi phí cho bộ máy quản
lý và điều hành doanh nghiệp và chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp như chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

9

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, chi phí về tiếp tân, tiếp
khách, giao dịch phục vụ cho quản lý điều hành.
Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tính hết cho
sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Sản phẩm dở dang: Là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá
trình chế biến, đang nằm ở các dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành ở một vài
quy trình chế biến nhưng cần phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.
1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý giá thành sản phẩm

Trong công tác quản lý và hoạt đọng kinh doanh chỉ tiêu giá thành sản phẩm
giữ một vai trò quan trọng thể hiện của các mặt sau:
Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp là căn cứ để doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuât kinh doanh.
Giá thành là công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng “chính sách
giá cả” đối với từng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh ngiệp hoạt động
trong cơ chế thị trường gắn liền với cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải quan
tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý
nghĩa rất lớn thể hiện là:
 Hạ giá thành là một nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực
hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm từ đó sẽ tạo ra một lợi thế trong cạnh tranh.
 Hạ giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi
nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và đời sống
của người lao động không ngừng được tăng lên.
 Hạ giá thành sản phẩm là cơ sở cho doanh nghiệp giảm bớt lượng vốn lưu
động sử dụng vào sản xuất. Khi hạ giá thành sản phẩm là doanh nghiệp đã
tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí quản lý
doanh nghiệp nghĩa là đối với khối lượng sản phẩm sản xuất như cũ nhưng
doanh nghiệp cần một lượng vốn ít hơn trong điều kiện đó doanh nghiệp cần

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

10

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

rút bớt lượng vốn lưu động trong sản xuất để mở rộng khối lượng sản phẩm
tiêu thụ. Chi phí sản xuất đó là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Vì vậy,
muốn hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải có những biện pháp quản
lý tốt chi phí sản xuất.Tiết kiệm chi phí không chỉ có ý nghĩa làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đề ra các biện pháp
quản lý sản xuất kinh doanh thì các nhà quản lý phải hiểu rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh.
1.3.

Mối quan hệ giữu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cũng bản chất kinh tế

là hao phí lao động sống và lao động vật hóa nhưng lại khác nha về thời kỳ, phạm
vi, giới hạn.
CPSX ps trong kỳ

CPSX dd đầu kỳ

Giá thành sản phẩm

CP
thiệt
hại
trong
SX

CPSX

dd cuối
kỳ

Quản lý chi phí sản xuất chính xác làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm
hoàn thành. Bản chất cúa giá thành là chi phí – chi phí có mục đích – được sắp xếp
theo yêu cầu của nhà quản lý. Qua việc tính giá thành sản phẩm để kiểm tra việc
định mức tiêu hao của chi phí sản xuất.
Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng hướng đến mục tiêu:
cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm
tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết
định kinh doanh hợp lý, để phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả
cao, để phục vụ tốt hơn cho việ xác định, hoàn thiện hệ thống định mức.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

11

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.4.

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm
Để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh các nhà quản lý không những cần
nắm rõ nội dung, bản chất và những kết cấu khoản mục trong chi phí sản xuất kinh

doanh mà còn thấy được các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh
song có thể quy lại thành hai nhóm như sau:
1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
Thị trường: Bao gồm các yếu tố đầu vào như lao động, thị trường nguyên
vật liệu, thị trường vốn, thị trường đầu ra. Thị trường là nhân tố ảnh hưởng đến
doanh nghiệp xét trên khả năng cung cấp và giá cả của các yếu tố. Doanh nghiệp
cần phải xem xét lựa chọn tính toán sao cho các phí đấu vào càng thấp càng tốt.
Đối với thị trường đầu ra thì doanh nghiệp phải xem xét giá bán ra tính toán như
thế nào để sao cho chi phí bỏ ra ít nhất mà lại mang lại hiệu quả cao nhất.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố về khoa học công nghệ: Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển
nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ thì càng máy móc hiện đại hiện
đại được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều tạo khả năng lớn cho việc tiết
kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong lao động sản xuất.Vì vậy
các doanh nghiệp nào mà nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất sẽ có lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp
thực tế cho thấy tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý có tác
động mạnh mẽ đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc
lựa chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý
sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối nhịp nhàng liên tục và
hạn chế tối đa các thiệt hại về ngừng sản xuất, tận dụng thời gian công suất máy
móc của thiết bị.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

12

Lớp: TC44D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Việc phát huy đầy đủ vai trò quản lý tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng
tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đảm bảo đầy đủ kịp thời với
chi phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ
hội kinh doanh hiệu quả. Việc phân phối và sử dụng vốn hợp lý tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

13

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU- NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
2.1.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN BIA RƯỢU- NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
2.1.1. Vài nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội có trụ sở chính tại 183
Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2003.
Công ty là một doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, có tư
cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có tài khoản riêng và có con dấu riêng theo thể
chế nhà nước quy định.Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh
doanh Bia, Rượu, Nước giái khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư,
thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư,
tạo nguồn vốn đấu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch
vụ và ngành nghề khác theo luật định.
Tiền than của Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội là nhà máy
Bia Hommel có quy mô 30 công nhân, do một người Pháp tên là Hommel thành
lập năm 1890 với mục đích phục vụ quân viễn chinh Pháp.
Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quân Pháp rút lui, tháo dỡ toàn
bộ máy móc để lại nhà máy bia Hommel ở trong tình trạng hoang phế.
Năm 1957, nhà máy bia Hommel được khôi phục theo chính sách phục hồi
kinh tế của Chinhs phủ và đổi tên thành Nhà máy Bia Hà Nội.Ngày 1 tháng 5 năm
1958, mẻ bia thử đấu tiên được thực hiện thành công do ông Vũ Văn Bộc – một
công nhân lành nghề của nhà máy bia Hommel cũ kết hợp với sự giúp đỡ từ các
chuyên gia bia của Tiệp Khắc. Ngày 15 tháng 8 năm 1958, chai bia đầu tiên của
Việt Nam mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

14

Lớp: TC44D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam. Cũng từ đây, ngày 15 thang8 hàng
năm trở thành ngày truyền thống của Tổng công ty Bia Hà Nội.
Năm 1993, nhà máy Bia Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt động, đổ tên thành
Công ty Bia Hà Nội và đẩy mạnh quá trình đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50
triệu lít/năm. Đến năm 2001, công ty thực hiện dự án nâng công suất lên 100 triệu
lít/năm.
Sau khi được chuyển thành Tổng công ty nhà nước năm 2003, sự kiện đánh
dấu bước ngoặt trong mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là việc Tổng công ty ký kết
hợp tác chiến lược với Tập đoàn bia Carlberg vào năm 2007.
Ngày 16 tháng 6 năm 2008, Tổng công ty chính thức chuyển đổi mô hình
hoạt động sang Tổng công ty cổ phần với tên chính thức là Tổng công ty cổ phần
Bia – Rượu- Nước giải khát Hà Nội.
Năm 2010, với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dụng Nhà máy bia công
suất 200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với thiết bị đòng bộ hiện đại bậc nhất
Đông Nam Á đã đưa Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít/năm. Tổng công
ty trở thành một trong hai Tổng công ty sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam.
Hiện tại, Tông công ty có 25 thành viên , với các sản phẩm chủ lực là Bia
hơi Hà Nội, Bia chai Hà Nội 450ml nhãn đỏ, HANOI BEER Premium, Bia Hà Nội
450 ml nhãn xanh, Bia lon Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Rượu Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong nhũng năm gần đây bình quân là 20%.
Doanh thu bình quân tăng mỗi năm 30%. Nộp ngân sách cho nhà nước bình quân
tăng 20%. Lợi nhuận tăng bình quân mỗi năm 12%.
Thực hiện quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội đến năm 2010- 2015,
Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội sẽ được xây dựng thành một
trong những Tổng công ty vững mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công

nghiệp sản xuất bia, rượu,nước giải khát đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp tích
cực cho nền kinh tế đất nước.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

15

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Trong suốt quá trình hoạt động, Tổng công ty đã được Nhà Nước trao tặng
nhiều huân,huy chương và nhiều giải thưởng cao quý khác.
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty cổ phần bia
Công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội luôn hoàn thành vượt
mức kế hoạch đề ra là do chính sách đổi mới kịp thời của Đảng và Nhà nước cùng
với sự phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và đặc biệt
là sự đổi mới về phương pháp quản lý kinh doanh của công ty cổ phần Bia- RượuNước giải khát Hà Nội.
Bộ phận quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần BiaRượu- Nước giải khát Hà Nội tổ chức theo mô hình trực tuyến. Được phân thành
phòng ban và một thủ trưởng. Quan hệ giữa các phòng ban và các xí nghiệp là hệ
ngang bằng có tính chất hữu cơ tác động qua lại. Vì vậy, phải có sự phối hợp chặt
và đồng bộ của toàn thành viên trong công ty.
2.1.2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức ở công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát


Hà Nội
Chủ tịch hội đồng
Quản trị

Phó chủ tịch hội
đồng Quản trị
phụ trách hành
chính

Phó chủ tịch hội
đồng Quản trị
phụ trách kĩ
thuật
Phòng kỹ
thuật

Phân xưởng
cơ nhiệt điện

Phòng kế hoạch
vật tư

Phân xưởng
sản xuất

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Bộ phận dịch vụ
Chủ tịch hội


16

Phòng kế toán
tài vụ

Phòng bảo vệ

Lớp: TC44D

Phòng tổ chức
hành chính

Bộ phận dịch
vụ


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

2.1.2.2.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.2.2.1.

Hội đồng quản trị của công ty

Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu bộ máy quản lý chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của công ty, là người đại diện cho công ty trước pháp luật

và là người nắm quyền cao nhất của công ty, có trách nhiệm tiếp nhận bảo toàn sử
dụng và phát triển nguồn vốn do nhà nước cấp và của các cổ đông, điều hành hoạt
động sản xuất của công ty.
Phó chủ tịch hội đồng quản trị là người giúp việc, là cộng sự đắc lực cho
chủ tịch hội đồng quản trị, có quyền giải quyết mọi công việc của công ty khi chủ
tịch hội đồng quản trị đi vắng hoặc được sự ủy thác của chủ tịch hội đồng quản trị.
2.1.2.2.2.

Các phòng ban nghiệp vụ

Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm phụ giúp Hội đồng quản trị
thực hiện chính sách đối với người lao động trong quá trình tham gia sản xuất tham
mưu tuyển dụng, nghiên cứu lập kế hoạch tiền lương cho công ty theo từng quý,
từng năm cho phù hợp. Phát huy phong trào thi đua khen thưởng trong công ty,
quản lý hành chính của công ty.
Phòng kế toán nghiệp vụ: Có trách nhiệm thực hiện công tác kế toán tài
chính theo pháp lệnh thống kê tính toán hiện hành, thong tin nhanh chóng chính
xác các số liệu giúp chủ tịch hội đồng quản trị điều hành sản xuất kinh doanh hợp
lý.
Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho
công ty theo dõi tiến độ sản xuất kinh doanh, tổ chức cung cấp vật tư phục vụ sản
xuất trong toàn công ty.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp chủ tịch hội đồng quản trị triển khai
thực hiện công tác kỹ thuật sản xuất và vệ sinh an toàn lao động trong công ty và
thực hiện công ty và thực hiện công tác chuyển giao công nghệ khi có hợp đồng.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

17


Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ giúp chủ tịch hội đồng quản trị công ty thực
hiện triển khai công tác bảo vệ, pháp chế và công tác quân sự trong công ty.
2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải
khát Hà Nội
Công ty cổ phần Bia- Rượu- nước giải khát Hà Nội có hai bộ phận: phân
xưởng sản xuất và phân xưởng nhiệt điện.
Phân xưởng sản xuất gồm các tổ:






Tổ xay sát
Tổ lọc
Tổ ủ men
Tổ nấu
Tổ xuất

Phân xưởng cơ nhiệt điện gồm các tổ:






Tổ điện
Tổ lò hơi
Tổ lạnh
Tổ cơ khí

Tại các phân xưởng đều có các bộ phận quản lý gồm:
Quản đốc phân xưởng
Phó quản đốc
Các tổ trưởng
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Tại công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội hiện nay đang tiến
hành sản xuất sản phẩm là bia hơi. Quy trình sản xuất bia tại công ty rất phức tạp
qua nhiều công đoạn, nhiều bước chuyển biến rất khác nhau. Nguyên vật liệu chính
được sử dụng chủ yếu là gạo, malt (mầm đại mạch), hoa Bia (hoa Hublon), đường
nước và các vật liệu phụ khác. Để có sản phẩm là bia hơi thì phải trải qua các giai
đoạn sau:
• Giai đoạn 1: Giai đoạn nấu gồm 2 bước
 Bước 1: Xay MALT và tạo thành bột mịn

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

18

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

 Bước 2: Trộn riêng bột gạo và bột MALT với nước, đun sôi bột gạo theo
nhiệt độ quy định, nhiệt độ qua giai đọan hồ hóa đến 65 độ C rồi dịch hóa
lên 75 độ C. Hòa dung dịch MALT và gạo với nhau để một thời gian sẽ cho
ra nước mạch nha ( khi đó lấy dung dịch mạch nha có độ 10) dung dịch này
được đưa qua bộ phận lọc bã. Khi công việc ở khâu này hoàn thành thì mang
trộn hoa Hublon vào dung dịch và đun sôi tới nhiệt độ quy định thì hạ thấp
xuống 12 độ C rồi chuyển sang giai đoạn 2- Lên men
• Giai đoạn 2: Giai đoạn lên men
 Giai đoạn lên men sơ bộ: Nước mạch nha ở giai đoạn nấu được chuyển vào
MALT đại mạch
Gạo tẻ
thùng chứa rồi đổ men vào với tỷ lệ 1% theo thể tích. Men để ủ trong
khoảng 24 giờ thì bước sang giai đoạn lên men chính.
 Giai đoạn lên men chính: Dung dịc mạch nha sau khi lên men sơ bộ thì
Nghiền
Nghiền
chuyển sang quá trình lên men chính. Nhiệt độ lên men chính cao nhất 15 độ
C và thấp nhất 7 độ C, thời gian lên men chính từ 5 đến 7 ngày. Sau quá
Hồ hóa
trình này được biến đổi thành cồn và CO2 độ đường được hạ phù hợp với
các thông số kỹ thuật.
hóaĐược tiến hành ngay sau quá trình lên men
Dịch
hóacó
 Giai đoạn lên Đường
men phụ:
chính
tác dụng bão hòa CO2 và ổn định thành phần hóa học củ bia( thời gian lên

men phụ là 15 ngày)
Lọc bã

Chăn nuôi
 Giai đoạn lọc bia: Khi kết thúc lên men phụ dung dịch sẽ được kiểm tra độ
chua nếu đạt yêu cầu mới lọc bia để loại bỏ các tập chất hữu cơ và men có
trong bia để Nước
tăng thời
gian bảo quản. Bia được qua “máy lọc” và được bão
đường
hòa CO2 tạo ra bia hơi thành phần.
Toàn bộ quá trình trên được khái quát theo sơ đồ sau:
Bã hoa
Nấu hoa
Lọc ( lắng )
Lạnh nhanh
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
Men giống

Lên men

Xác men

Lọc
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

19

Bia thành phẩm


Lớp: TC44D

Chăn nuôi


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

20

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

21

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền


2.1.5. 2.1.5. Một số chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Biểu 1:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Chỉ tiêu
1.Nguồn vốn
kinh doanh
2.Giá trị tổng
tài sản
3.Tổng doanh
thu
4.Thu nhập
bình quân
5.Thu nhập
bình quân
(người/tháng)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

19.284.233.58
0
27.567.293.18
8
49.435.444.00
0

2.100.521.230

21.061.173.85
0
29.487.293.17
7
51.145.743.00
0
2.125.531.250

24.344.406.35
0
35.236.675.64
0
61.013.599.50
0
2.846.330.834

1.020.000

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

1.050.000

22

1.275.000

Lớp: TC44D


So sánh năm 2011 và
năm 2012
Chênh
Tỷ lệ
lệch(đồng)
(%)
1.776.940.27 9,2%
0
1.919.999.98 6,9%
9
1.710.299.00 3,5%
0
25.010.020
1,2%

So sánh năm 2012 và
năm 2013
Chênh lệch
Tỷ lệ
(đồng)
(%)
3.283.232.50 15,6%
0
5.749.382.47 19,5%
0
9.867856.500 19,3%
720.799.584

33,9%


30.000

225.000

21,4%

2,9%


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Qua bảng biểu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã
thích ứng với thị trường và chính sách kinh doanh của công ty đưa ra hợp lý nên đã
đạt được kết quả là:
Nguồn vốn kinh doanh năm 2011 là 19.284.233.580 đồng và năm 2012 là
21.061.173.850 đồng, tăng 1.776.940.270 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,2%.
Đến năm 2013 nguồn vốn kinh doanh là 24.344.406.350 đồng, tăng so với năm
2012 là 3.283.232.500 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,6% - tỷ lệ tăng cao hơn
năm 2012, chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp huy động vốn tốt, đảm
bảo lượng vốn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất bình thường.
Bên cạnh sự gia tăng nguồn vốn đầu tư là sự gia tăng doanh thu tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp đã ử dụng nguồn vốn một cách có
hiệu quả. Dẫn chứng là năm 2011 doanh thu tiêu thụ sản phẩm là 49.435.444.000
đồng, năm 2012 doanh thu tiêu thụ sản phẩm là 51.145.743.000 đồng, tăng
1.710.299.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,5%. Đến năm 2013 doanh thu
tiêu thụ là 61.013.599.500 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,3%. Từ đó, lợi
nhuận của công ty cũng tăng lên, năm 2012 tăng 25.010.020 đồng so với năm 2011
với tỷ lệ tăng 1,2% ( tỷ lệ tăng tương đối thấp). Nhưng đến năm 2013 đã có sự gia

tăng rõ rệt, lợi nhuận của công ty tăng 720.799.584 đồng với tỷ lệ tăng là 33,9%.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công ty đã và đang cố gắng tăng sản
phẩm tiêu thụ, điều đó ảnh hưởng tốt đên lợi nhuận thu được, giúp công ty có thể
nhanh chóng thu hồi được vốn. Đây cũng là động lực để phát triển sản xuất.
2.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM
2.2.1. Công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát
Hà Nội
2.2.1.1.

Đối tượng tập hợp chi phí

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là khâu đầu tiên và
đặc biết quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

23

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí có tác dụng tốt trong việc tăng cường

chi phí sản xuất và hạch toán chi phí nội bộ.
Công ty cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội là một doanh nghiệp có dây
chuyền sản xuất liên tục, khép kín được thực hiện ở phân xưởng sản xuất. Xuất
phát từ đặc điểm trên, để đáp ứng được yêu cầu trình độ quản lý và thuận tiện cho
công tác hạch toán chi phí sản xuất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty
được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ.
2.2.1.2.

Phương pháp tập hợp chi phí

Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục gồm 5 khoản mục chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tất cả các chi phí này được theo dõi hàng ngày vào chứng từ sổ sách phù
hợp. Sau đây ta xem xét từng khoản mục chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu gồm 2 loại chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính của công ty là:
Malt(đại mạch), gạo tẻ, đường trắng,…do điều kiện sản xuất là liên tục nên căn cứ
vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu công ty luôn xác định cụ thể số lượng
nguyên vật liệu thực tế sử dụng và lập báo cáo sử dụng nguyên vật liệu nộp về
phòng kế toán của công ty.
+ Nguyên vật liệu phụ: Tham gia vào quá trình sản xuất bia ở công ty là
Enzin(men), Cao hublan, Hoa Hublon… vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực
thể sản phẩm nhưng lại là chi phí cấu thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Vì vậy, việc hạch toán chính xác chỉ tiêu này có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Để quản lý các loại
vật liệu một cách có hiệu quả công ty phải có khoản định mức cụ thể.

+ Chi phí nhân công trực tiếp:

SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

24

Lớp: TC44D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Quản Thị Thu Huyền

Bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính và các khoản phụ cấp, các khoản
trích nộp theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ,… công ty áp dụng hình thức trả
lương theo hai loại:
Trả lương theo thời gian.
Trả lương theo sản phẩm (lương khoán).
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với cán bộ công nhân
viên ở bộ phận phòng ban. Theo hình thức này, hàng năm kế toán tính lương căn
cứ vào mức lương cơ bản và hệ số lương.
Mức tính của
tháng lương

=

Mức lương
cơ bản


x

Số ngày làm
việc thực tế

x

Hệ số
lương

Hình thức trả lương theo sản phẩm (lương khoán) được áp dụng cho công
nhân sản xuất, theo hình thức này, tiền lương của công nhân sản xuất được xác
định như sau:
Tiền lương
sản phẩm

Số lượng
=

sản phẩm

Đơn giá tiền lương
X

hoàn thành

một đơn vị sản
phẩm

Ngoài được hưởng lương chính cán bộ công nhân viên và công nhân trong

công ty còn được hưởng phụ cấp ăn ca.
Ngoài các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ là 23%
trong đó (BHXH 17%, BHYT 3% , KPCĐ 2%, BHTN 1% ) trong tổng số tiền
lương thực tế.
+ Chi phí sản xuất chung: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có
tính chất giống như chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao gồm
máy móc dùng cho sản xuất đó là dây chuyền công nghệ bia, máy móc thiết bị
dùng cho bộ phận quản lý, phục vụ sản xuất, giá trị dây chuyền sản xuất bia rất
lớn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra và quản lý tất cả hiện vật và giá trị. Công ty đang chấp
hành chế độ sử dụng tài sản cố định theo thông tư 166 của Bộ tài chính theo chế độ
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai

25

Lớp: TC44D


×