Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vacxin vô hoạt chủng CDV–768 phòng bệnh Care ở chó”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.52 KB, 63 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ nực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này cho phép em được gửi lời cảm ơn chân
thành sâu sắc nhất tới:
PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Các anh chị trên phòng thí nghiệm trung tâm khoa Thú Y- Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam.
Cùng toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên bộ môn Bệnh lý thú y
và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Thú Y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình, bạn bè đã góp phần giúp
đỡ em trong suốt quả trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Bùi Thị Lan

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

i


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................54

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.2. Bảng bố trí các lô thí nghiệm và sử dụng chủng vacxin CDV vô
hoạt cho từng chó..........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Kết quả xét nghiệm sự có mặt của virus Care và một số virus khác
bằng phương pháp RT – PCR.......................Error: Reference source not found
Bảng 4.4. Triệu chứng lâm sàng của Chó trước khi tiêm vacxin vô hoạt CDV-768
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5. Thân nhiệt của chó được tiêm vacxin CDV-768 (0C).............Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Biến động tần số hô hấp của chó trước và sau khi tiêm vacxin Error:
Reference source not found
Bảng 4.7. Biến động tần số tim mạch của chó trước và sau khi tiêm vacxin
CDV-768 (lần/phút)......................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng của chó sau khi tiêm vacxin CDV-768.Error:
Reference source not found
Bảng 4.9. Số lượng hồng cầu của chó trước và sau khi tiêm vacxin (x106 µl). Error:
Reference source not found
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hồng cầu ở chó tiêm vacxin vô
hoạt CDV-768...............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11. Số lượng bạch cầu chó trước và sau khi tiêm vacxin (x103 /µl)
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của Chó tiêm vacxin vô hoạt
CDV-768......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.13. Kết quả xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vacxin vô hoạt kháng
CDV bằng phương pháp ELISA...................Error: Reference source not found


Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

ii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Bùi Thị Lan

iii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Hình thái virus Care......................Error: Reference source not found
Hình 2.2. Cấu trúc của virus Care được chụp dưới kính hiển vi.............Error:
Reference source not found
Hình 4.1. Biểu đồ thân nhiệt của chó trước khi tiêm vacxin CDV-768. . .Error:
Reference source not found
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện thân nhiệt của chó sau khi tiêm vacxin CDV-768.
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tấn số hô hấp của chó trước.........Error: Reference
source not found
khi tiêm vacxin CDV-768.............................Error: Reference source not found

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tấn số hô hấp của chó sau khi tiêm vacxin CDV768................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tần số tim mạch của chó trước......Error: Reference
source not found
khi được tiêm vacxin CDV-768....................Error: Reference source not found
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tần số tim mạch của chó sau khi được tiêm vacxin
CDV-768......................................................Error: Reference source not found
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện biến động số lượng hồng cầu của chó trước khi
tiêm vacxin ( x106 µl) theo thời gian (ngày).Error: Reference source not found
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện biến động số lượng hồng cầu của chó sau khi tiêm
vacxin ( x106 µl) theo thời gian (ngày).........Error: Reference source not found
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện biến động số lượng bạch cầu của chó trước khi
tiêm vacxin (x103 /µl) theo thời gian (ngày).Error: Reference source not found
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện biến động số lượng bạch cầu của chó trước khi
tiêm vacxin (x103 /µl) theo thời gian (ngày). Error: Reference source not found
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn biến động hàm lượng kháng thể của chó thí
nghiệm và chó đối chứng..............................Error: Reference source not found
Hình 4.12. Vacxin vô hoạt............................Error: Reference source not found

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

iv


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

Hình 4.13. Lấy máu xét nghiệm...................Error: Reference source not found
Hình 4.14. Đo nhiệt độ.................................Error: Reference source not found
Hình 4.16. Lấy dử mắt..................................Error: Reference source not found

Hình 4.15. Lấy dịch ngoáy mũi....................Error: Reference source not found
Hình 4.17. Mẫu máu và dịch........................Error: Reference source not found

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

v


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CDV
TN
ĐC
Cs
Tr
Hb
TBĐC
ELISA
NXB
PCR
RNA
RT – PCR
OD
CPV
PVD
IHC
CEF

RT
ASAT
ALAT

Canine Distemper Virus
Thí nghiệm
Đối chứng
Cộng sự
Trang
Hemoglobin
Trung bình đối chứng
Enzyme Linked Immunosorbent Assay
Nhà xuất bản
Polymerase Chain Reaction
Ribonucleic Acid
Reverse Transcriptase – Polymerase Chain Reaction
Optical Dentisy
Canine Parvovirus
Phocin Distemper Virus
Immunohistochemistry
Cyto Pathogenic Effect
Reverse Transcriptase
Aspartate Aminotranferase
Alanin Aminotranferase

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

vi



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loài động vật rất gần gũi và thân thiết với con người. Từ xa xưa chó
đã được con người thuần dưỡng, nuôi với nhiều mục đích khác nhau như: làm cảnh,
trông nhà, chăn gia súc, bảo vệ, kéo xe và tham gia công tác săn bắt tội phạm bảo vệ
an ninh quốc phòng. Đặc biệt ở các nước Âu Mỹ người già sống độc thân không
sống chung với con cái thì chó nuôi trong nhà là động vật hết sức gần gũi với họ.
Ngày nay, khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, nuôi chó không chỉ
với mục đích thông thường mà chó đã trở thành con vật cưng được nhiều người yêu
thích.
Hiện nay, Việt Nam đang hòa mình vào nền kính tế thị trường và đang trên
đà phát triển, thu nhập của con người ngày càng một nâng cao. Song song đó ngành
nuôi chó cảnh trở nên phổ biến và phát triển mạnh. Nhiều giống chó được nhập từ
nhiều nơi trên thế giới càng ngày càng phong phú cả về chủng loại và chất lượng.
Ngoài ra, ở Việt Nam chó còn được nuôi với mục đích thương mại, cung cấp thực
phẩm vì thịt chó không những rất thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng và là đặc
sản nổi tiếng ở một số địa phương.
Cũng như các loài động vật khác, tình hình bệnh tật trên đàn chó diễn biến
rất phức tạp và gây thiệt hại lớn. Chó mắc nhiều loại bệnh khác nhau như nội khoa,
ngoại khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm, sản khoa. Đặc biệt là các bệnh về đường
tiêu hoá chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong các bệnh đường tiêu hoá, bệnh Care xảy ra
khá phổ biến trên đàn chó đặc biệt là chó nhập ngoại và chó nghiệp vụ gây thiệt hại
lớn cho người nuôi chó. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của loài
chó, do virus Care (Canine Distemper Virus – CDV) gây ra.
Bệnh Care xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi mà còn
ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Ở Việt Nam, bệnh Care được phát hiện từ năm

1920. Đến nay, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do chó mắc bệnh
có tỷ lệ tử vong cao (90– 100%). Để đối phó với căn bệnh này, nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng vacxin nhằm khống chế bệnh. Tuy nhiên,

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

bệnh Care vẫn xảy ra và gia tăng ở nhiều nước. Nguyên nhân có thể là do chủng
virus gây bệnh và chủng virus chể tạo vacxin chưa phù hợp.
Vấn đề đặt ra là sử dụng các chủng virus phân lập được tại chỗ để chế vacxin
có thể sẽ cho hiệu quả phòng bệnh tốt hơn. Việc tạo ra các loại vacxin phòng bệnh
Care ở chó từ chính các chủng virus phân lập tại Việt Nam là việc rất cần thiết và
mang tính thời sự. Bộ môn Bệnh lý Thú y, khoa Thú y - Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã sử dụng chủng virus CDV-768 phân lập từ chó mắc bệnh Care tại khu
vực Hà Nội để chế vacxin vô hoạt phòng bệnh Care. Tuy nhiên để có thể sử dụng
vacxin này cần theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và hàm lượng kháng thể là
điều cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và hàm lượng kháng thể sau
khi tiêm vacxin vô hoạt chủng CDV–768 phòng bệnh Care ở chó”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được một số chỉ tiêu lâm sàng, huyết học của chó sau khi tiêm
vacxin vô hoạt CDV-768.
Đánh giá được diễn biến hàm lượng kháng thể có trong cơ thể chó sau khi
được tiêm vacxin vô hoạt chế từ chủng virus CDV-768.


Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH CARE
2.1.1. Sơ lược về bệnh Care
Bệnh Care là bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh, chủ yếu ở chó non với các
triệu chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, viêm da, niêm mạc và các nốt sài ở chỗ da ít
lông. Cuối thời kỳ bệnh thường có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát các vi khuẩn
ký sinh sẵn ở đường tiêu hoá, hô hấp thường làm bệnh trầm trọng thêm, lúc đó bệnh
thể hiện chủ yếu dưới hai dạng: viêm phổi và viêm ruột. (Trích theo Vương Đức
Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Virus Care ở chó được phát hiện từ thế kỷ XVIII và được tìm thấy ở Peru
thuộc Châu Á. Bệnh phân bố khắp thế giới, trong nhiều năm nguyên nhân của bệnh
này gán cho nhiều loại vi khuẩn. Năm 1905, bác sỹ thú y người Pháp tên là Care
trong quá trình nghiên cứu ông lấy nước mũi của chó bệnh lọc qua lọc gây bệnh
thực nghiệm cho chó, cũng vẫn gây được bệnh và ông cho rằng nguyên nhân bệnh
là Virus. Vì vậy bệnh này được gọi là bệnh Care, David. T. Swith (1979). Care là
một bệnh lây nhiễm cao ở chó, chó mắc bệnh này gây tổn thương lớn ở hệ tiêu hoá
dạ dày, ruột, hệ thận kinh trung ương và hệ hô hấp (Brigte Smith). Sau đó năm
1923, Putoni lần đầu tiên chế vacxin sống biến đổi, tuy nhiên virus vacxin này độc
lực của virus vẫn còn cao. Từ năm 1948 về sau với sự phát triển mạnh mẽ của virus
học nhiều vacxin phòng bệnh Care có hiệu quả ra đời.

Virus Care giống như virus sởi về hình thái và cấu trúc.
Celiker và Gilespie dùng virus Care thích nghi trên phôi thử tác dụng về độ
pH hoá chất và độ nóng thấy rằng: Để phơi nhiễm ở 50 0C trong 60 phút hay 55 phút
có thể phá huỷ tính gây nhiễm của virus, ở 250C virus bị vô hoạt chết trong 7 – 8
ngày, ở 40C virus bị vô hoạt và chết trong 7-8 tuần. Tài liệu khác lại cho rằng virus
Care có quan hệ rất gần với virus gây bệnh sởi của người, Rinder pest ở gia súc và
virus Distemper ở hải cẩu.
Các công trình nghiên cứu về sự liên quan kháng nguyên giữa virus Care và
virus sởi, giữa virus Care và virus dịch tả trâu bò của J.M Dams. Pgoret đã mở rộng

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

ra được nhiều triển vọng cho việc phòng bệnh Care bằng cách dùng virus dịch tả
trâu bò và virus sởi.
2.1.2. Nguyên nhân bệnh
2.1.2.1. Hình thái, cấu tạo virus
CDV thuộc họ paramixoviridae và có mối liên quan gần gũi về tính kháng
nguyên và sinh lý với virus sởi của người và virus dịch tả trâu bò của loài nhai lại.
Ba virus này cùng một nhóm với nhau trong gen Morbillivirus. Morbillivorus là
một virus tương đối lớn (đường kính 150 – 250nm) với sự xoắn ốc, chúng có một
lớp vỏ lipoprotein.
Virus này tương đối không ổn định dễ bị mất tính gây nhiễm ở nhiệt độ cao,
thời tiết khô, hoá chất tẩy rửa, dung môi hoà tan mỡ và thuốc sát trùng.

Hình thái của virus quan sát được thấy có hình vòng tròn, hình bán nguyệt do
các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có đường kính đo được 115nm
đến 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 đến 85 A o với bề mặt phủ các sợi xoắn ốc
từ bên trong ra, không gây ngưng kết hồng cầu.

Hình 2.1. Hình thái virus Care
Cấu trúc: Nucleocapside chứa ARN một sợi không phân đoạn gần 1600
nuleotide mã hoá thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc.
N: Nucleoprotein, khối lượng phân tử 60 – 62 Kda bao quanh và phòng vệ
cho hệ gen của virus, nhạy cảm với những chất phân giải Protein.
P: Polymerase, khối lượng phân tử 73 – 80 Kda nhạy cảm với những yếu tố
phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của RNA.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

M: Protein màng (membrane), khối lượng phân tử 34 – 39 Kda, đóng vai trò
quan trọng trong sự trưởng thành của virus và nối nucleocapsid với những protein
của vỏ bọc.
F: Protein kết hợp (fusion) là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối
lượng phân tử 59 – 62 Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với tế bào cảm
nhiễm, làm tan màng dẫn đến kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào).
H: Protein ngưng kết hồng cầu (Hemaglutinant) hay yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, khối lượng phân tử 76 – 80 Kda, thể hiện tính

chuyên biệt của loài virus. Ở virus Care, protein này không hấp phụ hồng cầu cũng
không ngưng kết hồng cầu.
L: Protein có khối lượng phân tử lớn 200 Kda, chưa rõ chức năng.
C: Protein không cấu trúc được tìm thấy trong tế bào cảm nhiễm, trọng khối
phân tử nhỏ 19 kda, chưa rõ chức năng.

Hình 2.2. Cấu trúc của virus Care được chụp dưới kính hiển vi.
2.1.2.2 Sức đề kháng của virus.
Trong điều kiện hoang dã virus sống được ít nhất một năm. Khi giữ ở 7 0C trong
nitrogen không có oxy sống được một năm và đông khô sống được nửa năm, hai năm khi
được bảo quản ở -240C và ở 100C có thể sống được 2 tháng.
Sự vô hoạt đối với nhiệt độ thay đổi tuỳ theo cơ chất, tuỳ đậm độ virus, tuỳ
theo chủng virus.
Trong môi trường lỏng virus dễ bị vô hoạt với tia cực tím, tia gamma.
Độ pH: virus ổn định ở 7,2 -8,0.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

Tác nhân hoá học: như với tất cả các virus có vỏ bọc, virus Care dễ bị vô
hoạt bởi nhiều chất hoà tan lipide (ete, cloroforme) hay những chất hoá học khác
như: formalin 0,1% trong 1 – 2 giờ, phenol 0,5% trong 48-72 giờ, 0,3% Chloroform
trong 10 phút.
2.1.2.3. Các chủng virus

+ Các chủng cường độc tự nhiên
Chủng tiêu chuẩn là CDV SH Snyder Hill: dùng để công cường độc, kiểm tra
hoạt tính vacxin chó được tiêm chủng. Có thể tiêm thẳng vào não hay bằng đường
hô hấp qua những giọt khí dung.
Chủng Cornell A75-17 và Ohio R252 có độc lực kém hơn và tác động khá
chậm lên hệ thần kinh gây viêm não tuỷ mất myelin.
Chủng Green là chủng rất độc với chồn sương, loài này còn nhạy cảm hơn
chó (Trần Thanh Phong, 1996).
+ Chủng vacxin
Chủng Rockborn biến đổi bằng cách nuôi cấy liên tục trên tế bào thận chó.
Chủng này có thể gây viêm não sau khi tiêm văcxin trên chó con và gây suy giảm
miễn dịch.
Chủng Onderstepoort biến đổi độc lực sau khi tiếp đời nhiều lần qua màng
nhung niệu trứng gà có phôi sau đó cấy vào tế bào phôi gà, hiệu quả tốt và ít gây
phản ứng hơn so với chủng Rockborn. (Trần Thanh Phong, 1996).
2.1.3. Đặc điểm truyền lây của bệnh
- Loài mắc bệnh:
Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là chó
chăn cừu, chó Bergie. Chó nội ít mắc hơn. Ngoài ra cáo cầy và các loài ăn thịt khác
cũng mắc đặc biệt là loài chồn vô cùng mẫn cảm, thú ăn thịt có vẩy ở biển cũng
mắc. Năm 1987, người ta cũng tìm thấy bệnh do virus Care trên hải cẩu
(Phocasibirica) ở hồ Baikal Sibero những chủng này đã được lần lượt đặt tên PDV1
và PDV2 (Phocin Distemper virus).

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Bùi Thị Lan

- Lứa tuổi mắc bệnh:
Trong tự nhiên hầu hết xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó
từ 3 đến 6 tháng tuổi. Những chó đang bú mẹ ít mắc do được miễn dịch thụ động
qua sữa đầu. Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó 3 tuần
tuổi.
Tô Du và Xuân Giao, 2006 khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh Care cho
rằng tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm hơn là loài chó Bergie,
chó lai, chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn. Bệnh xuất hiện nhiều khi do có sự thay
đổi thời tiết đặc biệt là những ngày mưa.
Người ta cũng đã ghi nhận virus Care gây viêm não trên chó lớn tuổi.
- Đường xâm nhập và cách thức lây lan:
Trong tự nhiên, chủ yếu lây lan qua được hô hấp dưới dạng những giọt khí
dung hay giọt nước nhỏ. Các chất bài tiết của cơ thể chó bệnh khi bài xuất ra bên
ngoài dễ dàng gây nhiễm cho chó khác vì vậy bệnh có tính lây lan cao (Brigite
Smith). Chó bị bệnh điển hình gây nhiễm cho chó khác theo đường dịch tiết ở
đường hô hấp do ho bắn ra mặc dù virus được bài tiết ra trong hầu hết những dịch
tiết của cơ thể bao gồm cả nước tiểu.
Virus cũng có thể xâm nhập vào đường tiêu hoá và được tế bào thực bào
vùng hầu họng nuốt nhưng không chịu được độ pH axit ở dạ dày. Vật bệnh thải
virus qua nhiều con đường, mầm bệnh có thể tồn tại hàng năm trong não nhưng
không có khả năng truyền lây.
Việc truyền bệnh qua đường nhau thai đã được ghi nhận.
2.1.4. Cơ chế sinh bệnh
Theo Trần Thanh Phong, 1996, sau khi virus xâm nhập vào cơ thể qua đường
mũi, miệng và ngay lập tức bắt đầu nhân lên trong những đại thực bào và những tế
bào lympho của đường hô hấp và những mạch bạch huyết vệ tinh, trong vòng 24
giờ virus đã tới các hạch lympho của phổi. Vào ngày thứ 6 virus đã di cư tới lá lách,

dạ dày, ruột non và gan vào thời điểm này thì chó bắt đầu sốt.
Sáu đến chín ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả
các cơ quan lympho (lách, tuyến ức, hạch bạch huyết, tuỷ xương) rồi đến những cơ

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

quan khác. Nếu kháng thể trung hoà được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm
nhiễm, biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ bị phân tán trong cơ quan
của con vật bị nhiễm. Nếu không có kháng thể virus sẽ xâm lấn tất cả các cơ
quan nhất là não, tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết.
Còn theo Craig E.Green và Max J.Appel. Trong quá trình phơi nhiễm tự
nhiên CDV (canine distemper virus) lây lan qua đường khí dung vào biểu mô
đường hô hấp trên. Trong 24h nó sẽ nhân lên trong đại thực bào, nhờ hệ lympho cục
bộ đến hạch amidal và các hạch lympho phế quản. 2-4 ngày sau nhiễm số lượng
virus tăng ở hạch amidal và hạch sau hầu, hạch lympho khí quản. Nhưng chỉ có một
số ít tế bào đơn nhân bị nhiễm CDV. Sau 4-6 ngày virus nhân lên trong tế bào
lympho ở lách, biểu mô dạ dày và ruột non, màng treo ruột và trong tế bào kuffer ở
gan. Sự lây lan của virus trong các hệ lympho là nguyên nhân gây pha sốt đầu tiên
và chứng giảm bạch cầu là do virus phá huỷ tế bào lympho, cả T và B đều bị ảnh
hưởng.
Ngày thứ tám và chín sau khi nhiễm, virus theo máu tới thần kinh trung ương
và phụ thuộc vào miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Quá trình bài thải ra ngoài
bắt đầu khi virus có mặt ở biểu mô và thông qua chất bài tiết của cơ thể thậm chí

khi chó chỉ mắc bệnh nhẹ.
Ngày thứ 14 sau nhiễm, với chó có hàm lượng kháng thể cao và tế bào T độc
sẽ giúp loại bỏ virus ra khỏi các mô và động vật sẽ không có triệu chứng lâm sàng.
Kháng thể IgG-CDV sẽ trung hoà hết CDV và ức chế lây lan của nó giữa các tế bào.
Với chó có đáp ứng miễn dịch trung bình thì hàm lượng kháng thể sẽ giảm
sau 9-14 ngày sau nhiễm, virus sẽ lây lan tới các biểu mô. Triệu chứng lâm sàng có
thể sẽ bị loại bỏ khi hàm lượng kháng thể tăng nhưng không thể tồn tại lâu dài khi
virus xâm nhập vào mô mạch,thần kinh và da như da bàn chân. Sự hồi phục sau
nhiễm sẽ tạo ra miễn dịch lâu dài và ngăn ngừa sự bài thải virus. Khi chó phơi
nhiễm lại với virus độc lực cao, số lượng lớn hoặc trong tình trạng stress, có sự
dung nạp miễn dịch thì chó có thể bị nhiễm lại.
Với chó có sức đề kháng kém, từ ngày 9-14 sau nhiễm, virus sẽ lan tràn
trong các mô kể cả da, tuyến nội, ngoại tiết, trong mô dạ dày, ruột, đường hô hấp,

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

niệu quản. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường nặng và virus tồn tại lâu dài
trong các mô tới khi con bệnh chết. Trình tự lây lan của virus phụ thuộc vào chủng
virus và có thể ngừng lại sau 1-2 tuần. Nghiên cứu về huyết thanh học cho thấy hàm
lượng kháng thể khác nhau gây ra mức độ bệnh khác nhau. Chỉ có những chó tạo
kháng thể từ vỏ mới có thể ngăn ngừa được virus tồn tại ở thần kinh trung ương.
Hậu quả của nhiễm trùng thần kinh trung ương phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể
IgG trong tuần hoàn do kháng nguyên H-glyco tạo nên. Nhiễm kế phát vi khuẩn gây

các biểu hiện khác nhau ở thần kinh trung ương và gây nên các biến chứng khác ở
đường hô hấp, tiêu hoá.
2.1.5. Triệu chứng bệnh tích
2.1.5.1. Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng thay đổi nhiều phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi có
mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc, độc lực
của chủng gây bệnh.
Những phát hiện lâm sàng thấy rằng sốt thường xảy ra từ 3 đến 6 ngày sau
khi bị nhiễm, thời kỳ nung bệnh cho tới khi bắt đầu xảy ra các triệu chứng lâm sàng
của bệnh Care cấp tính thường 14 đến 18 ngày. Sau khi nhiễm bệnh một cơn sốt
ngắn và giảm bạch cầu xảy ra giữa ngày thứ 4 tới ngày thứ 7 không có triệu chứng
rõ rệt của bệnh Care. Nhiệt độ trở lại bình thường giữa 7 đến 14 ngày, sau đó thân
nhiệt lại tăng cao kèm theo viêm kết mạc và viêm mũi (giai đoạn này được gọi là
giai đoạn sốt 2 pha). Tiếp theo ho, ỉa chảy, nôn mửa, biếng ăn, mất nước và giảm
cân với sự suy nhược thường quan sát thấy ở chó mắc bệnh Care cấp tính. Dịch mũi
và mắt chảy ra có mủ nhầy và viêm phổi thường do bội nhiễm vi khuẩn. Da bị phát
ban có thể viêm mủ ở vùng da bụng. Triệu chứng viêm não cấp tính có thể phát
triển với những biểu hiện khác nhau: sự co thắt cơ vân theo nhịp (Myolonus), cơ
vân bị vặn không theo ý muốn, thể hiện như dạng nhai kẹo cao su, vận động không
điều hoà và không phối hợp với nhau, vận động quay vòng. Phản ứng sợ hãi và mù
là những triệu chứng thường thấy trong bệnh Care cấp tính. Khi xuất hiện những
triệu chứng thần kinh thời gian ngắn sau thì chết.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

9


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Bùi Thị Lan

Bệnh Care trên chó đã có nhiều nhà thú y quan tâm nghiên cứu như: Phạm
Sỹ Lăng, Hồ Định Chúc, Trần Minh Châu, Lê Thanh Hải,1988 cho rằng bệnh Care
là bệnh truyền nhiễm lây lan dữ dội chủ yếu trên chó non với các hội chứng sốt,
viêm phổi, viêm ruột và các nốt sài ở chỗ da ít lông, cuối thời kỳ bệnh con vật
thường có hội chứng thần kinh.
Hồ Đình Chúc, 1993 khi nghiên cứu các trường hợp bị bệnh Care con vật có
các biểu hiện sốt rất cao trên 400C.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 triệu chứng bệnh thường đa dạng phụ thuộc
vào tuổi, giống, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của
mầm bệnh.
Đầu tiên chó xuất hiện các triệu chứng chung: mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, không
thích vận động, chảy nước mắt, nước mũi, nôn mửa sau đó sốt từ 40-41,5 0C, kéo dài
24-26 giờ rồi than nhiệt lại giảm xuống 38,5-39,5 0C, lúc này chó ăn ít, mệt mỏi. 3-4
ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ 2, đó là do sự bội nhiễm của vi khuẩn kế phát. Cơn
sốt kéo dài 3-4 ngày lúc này bệnh trầm trọng hơn không chỉ do độc lực của virus mà
còn do số lượng và độc lực của các vi khuẩn bội nhiêm. Chó bệnh thể hiện các triệu
chứng ở đường hô hấp, tiêu hoá, da và thần kinh.
Ở đường tiêu hoá:
Con vật khát, nôn mửa, ỉa chảy: lúc đầu phân loãng, có bọt sau đó lẫn máu,
phân có màu cà phê nhạt. Trường hợp nặng phân lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong
ra làm phân có mùi tanh khắm khó chịu.
Chó có thể viêm niêm mạc miệng và hạch hạnh nhân.
Nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh care. Nôn thường xuất hiện sớm lúc
đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn khan hoặc ra bọt có màu vàng.
Đường hô hấp:
Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở, nhịp
thở tăng.
Mắt có nhử, phổi có tiếng ran ướt, con vật chảy nhiều nước mũi loãng sau

đặc dần, đôi khi lẫn mủ xanh hoặc có máu đen. Chó bị ho, lúc đầu khô sau ướt, chó
thở gấp lè lưỡi ra thở.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

Ngoài ra chó thường xuyên có viêm mắt, chảy nước mắt lúc đầu trong sau
đặc dần như mủ. Loét đục giác mạc có thể mù.
Triệu chứng trên da
Xuất hiện các nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, trong đùi. Đầu tiên trên da nổi
những chấm đỏ sau biến thành những nốt sài to như hạt đỗ xanh, hạt gạo. Lúc đầu
đỏ nhưng sau do bội nhiễm vi thể nên mềm ra, có mủ, vỡ làm lông bết lại hôi hám.
Các nốt sài vỡ hoặc không vỡ hình thành vảy, vảy bong đi để lại 1 vết thương chóng
lành, không hình thành sẹo.
Da tăng sinh: sau bị bệnh 10 – 15 ngày ở 80 – 90% số chó bệnh ở gan bàn
chân da tăng sinh dày lên, có khi bị nứt ra làm chó đi khập khiễng.
Triệu chứng thần kinh
Con vật ủ rũ, buồn rầu hoặc hung dữ sau đó là các cơn co giật đều đặn ở bắp
thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân. Cuối cùng là liệt, loạng choạng đứng lên ngã
xuống đâm đầu vào tường sùi bọt mép.
Cuối cùng chó nằm bệt, loạn nhịp tim, thân nhiệt hạ rồi chết.
Tỷ lệ chết 60%, bệnh kéo dài 2 – 5 tuần, những con lành bệnh thường có di
chứng gầy còm, đi siêu vẹo, mù và điếc.
Như vậy trong thời gian qua ở nước ta, các công trình nghiên cứu về bệnh

Care chưa nhiều, và các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung về dịch tễ, đặc
điểm bệnh, triệu chứng bệnh. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về đặc điểm
sinh học, tính gây bệnh của virus trên tế bào hầu như chưa có, đặc biệt là việc
nghiên cứu các biến đổi bệnh lý của bệnh chưa có tài liệu nào nói đến.
2.1.5.2. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể:
Có thể gặp sừng hoá ở mõm và gan bàn chân. Tuỳ theo mức độ phụ nhiễm vi
trùng có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da.
Đường tiêu hoá: viêm cata ruột, loét ruột, hạch ruột sưng, gan thoái hoá mỡ.
Đường hô hấp: viêm mũi, thanh khí quản, viêm phổi, có mụn mủ trong phổi,
có khi mụn vỡ gây viêm phế mạc.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

Cơ tim có thể bị xuất huyết.
Ở thần kinh: viêm não, não tụ máu, các tế bào thần kinh bị hoại tử.
Ở tế bào thượng bì niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu, lưỡi, mắt, hạch và
tuyến nước bọt có thể tìm thấy tiểu thể lents trong nguyên sinh chất.
Bệnh tích vi thể
Virus Care gây hoại tử những mô bạch huyết.
Có thể thấy thể vùi trong nguyên sinh chất bắt màu eosinophile (đôi khi
trong nhân) ở bàng quang, bể thận, những tế bào biểu mô đường hô hấp ruột và não.
Bệnh tích vi thể ở não là viêm não tuỷ không mủ với thoái hoá nơron, tăng

sinh tế bào thần kinh đệm và thể vùi trong nhân thường gặp trong tế bào thần kinh
đệm.
Quan sát trên kính hiển vi sẽ biểu lộ những thể vùi tế bào trong các tế bào
biểu mô của đường hô hấp. Người ta quan sát thấy các thể vùi liền kề với các không
bào có nhân tròn hay hình bầu dục.
Theo Crai E.Green and Max J.Appel: Chó con trước sinh hoặc sơ sinh bị
nhiễm CDV thường bị teo tuyến ức, viêm phổi hoặc viêm ruột thể cata ở những con
chó sau khi sinh xuất hiện triệu chứng toàn thân. Tổn thương đường hô hấp trên kể
cả viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm nhánh khí phế đường hô hấp. Chó bị sừng
hoá ở mũi và bàn chân thường thấy ở chó có triệu chứng thần kinh. Tổn thương
nhẹ trung khu thần kinh, hiếm gặp sung huyết màng não, trong buồng não và
tăng áp lực hệ thần kinh trung ương do phù não.
Suy giảm lympho là bệnh tích điển hình ở chó có triệu chứng toàn thân.
Viêm kẽ phổi lan toả đặc trưng là sự dày lên của vách phế nang và sự tăng sinh của
biểu mô vách phế nang. Lòng phế nang bao gồm các tế bào long vách phế nang và
đại thực bào, biểu mô chuyển tiếp đường tiết niệu sưng phồng lên. Chó con mắc
bệnh sẽ bị hỏng men răng, hoại tử và thoái hoá tế bào tạo men răng.
Kiểm tra tổ chức học, thể vùi CDV (Canine distemper virus) thường thấy
nhất trong bào tương và nhuộm màu axit. Chúng có đường kính bằng 1-5µm, và tìm
thấy ở tế bào biểu mô trong lớp màng nhày, tế bào mắt, bạch cầu, tế bào thần kinh
đệm và tế bào thần kinh. Thể vùi tìm thấy sau khi nhiễm bệnh 5-6 tuần trong hệ

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan


lympho và đường tiết niệu. Thể vùi trong nhân phổ biến nhất ở biểu mô tuyến và
tế bào não.
Hình thái thể vùi vẫn chưa được biết rõ. Hoá tổ chức cho thấy thể vùi được
tạo ra từ sự kết tụ vỏ nuclecapside của virus và cặn của các tế bào là kết quả sự
nhiễm virus. Ta không thể khẳng định hoàn toàn là có bệnh Care khi chỉ có sự xuất
hiện của thể vùi. Thể vùi đặc trưng trong bào tương khi nhiễm CDV cũng xác định
được ở bàng quang chó bình thường. Đáng tiếc thể vùi không chỉ không đặc hiệu
mà còn có thể xuất hiện muộn trong bệnh. Ngược lại, chỉ tìm thấy thể vùi khi
nhiễm CDV có thể dẫn tới chẩn đoán âm tính giả so với phương pháp hóa miễn
dịch tế bào rất nhạy khác để tìm CDV trong các mô.
Sự hình thành tế bào khổng lồ đầu tiên trong chất trắng của thần kinh trung
ương, tiếp đó là hạch lympho, phổi và lớp màng não mỏng là điểm riêng biệt của họ
paramyxovirus chẳng hạn CDV. Những phát hiện bệnh lý này có thể sử dụng là
chẩn đoán chính xác sự nhiễm CDV.
2.1.6. Chẩn đoán bệnh
2.1.6.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học
Bệnh chủ yếu xảy ra ở chó từ 2-12 tháng tuổi, ở thời điểm giao mùa, thời tiết
thay đổi, độ ẩm cao hoặc lạnh đột ngột.
2.1.6.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán bệnh Care thể cấp tính và á cấp tính có thể dựa vào bệnh sử và
triệu chứng lâm sàng. Khi có những triệu chứng sốt, triệu chứng ở đường hô hấp
(viêm mũi, ho, viêm phổi, tiết dịch nhầy có mủ ở mắt và mũi), ỉa chảy, tăng sinh
sừng hoá gan bàn chân, triệu chứng thần kinh thì có thể nghi chó mắc bệnh Care
đặc biệt ở chó non chưa tiêm phòng.
Chẩn đoán lâm sàng trên chó dễ nhầm lẫn với những bệnh sau:
- Bệnh do Parvovirus gây viêm dạ dày, ruột xuất huyết (do hoại tử những tế
bào thượng bì nhung mao ruột), chó non viêm cơ tim gây chết cao.
- Viêm gan truyền nhiễm: chó bệnh bụng chướng to, khi sờ vùng gan chó
đau, bị đục giác mạc (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2012).

- Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày, ruột chảy máu, viêm loét miệng và

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

thường xuất huyết ở chó lớn, vàng da và niêm mạc, số lượng bạch cầu tăng.
- Với triệu chứng thần kinh: cần phân biệt với bệnh dại, bệnh do toxoplasma,
các trường hợp ngộ độc hoặc bị ung thư.v.v.
2.1.6.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Tìm thể Lents
Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch cạo niêm mạc mắt hay mũi chó bị bệnh, đem
nhuộm Hematoxillin - Eosin, tìm tiểu thể Lents qua kính hiển vi. Cần chú ý ở não
thể Lents rất giống thể Negri ở bệnh dại (David T.Smith và Donald S.Martin, 1979).
Chẩn đoán virus học
Tiêm truyền bệnh phẩm cho động vật thí nghiệm
Mẫu bệnh phẩm là máu, lách, gan, phổi, các chất bài tiết và dịch nước mũi,
nước mắt của chó nghi mắc bệnh đem nghiền, chế thành huyễn dịch và tiêm cho
động vật thí nghiệm. Tốt nhất là tiêm cho chồn hoặc chó con. Ngoài ra có thể tiêm
cho chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ.
Quan sát tiến triển của bệnh gây ra trên động vật thí nghiệm, mổ khám bệnh
tích đại thể và kết luận.
Trong bệnh phẩm có thể phân lập được một số vi khuẩn kế phát như
Pasteurella, Bacillus bronchisepticus, Staphylococcus, E. Coli và Salmonella.
Nuôi cấy, phân lập virus trên môi trường tế bào

Mẫu bệnh phẩm đem nghiền thành huyễn dịch, xử lý kháng sinh, ly tâm
lấy nước trong và lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi đem gây nhiễm lên môi trường
tế bào một lớp thích hợp. Virus Care chỉ có thể nhân lên và gây bệnh tích tế bào
(Cyto pathogenic Effect-CPE) khi gây nhiễm lên tế bào phù hợp. Bệnh tích tế
bào do virus gây ra có thể quan sát được là những thể hợp bào, tế bào bị phá hủy
màng và xuất hiện thể vùi, ở trung tâm vùng tế bào xuất hiện CPE.
Sự xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm của CPE phụ thuộc vào số
lượng, độc lực của virus và “tuổi” tế bào. Tế bào mới nuôi cấy thì virus gây nhiễm
dễ dàng hơn, CPE xuất hiện nhanh và nhiều hơn ở những tế bào đã nuôi cấy nhiều
ngày (Lan NT và cs, 2005).

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch đánh dấu enzym (ELISA)
ELISA (Enzym linked Immuno Sornent Assay) là một phương pháp xét
nghiệm miễn dịch dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, có
sử dụng kháng thể gắn enzyme và chất phát quang nhằm phát hiện ra sự kết hợp đó
(Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009).
Chẩn đoán phát hiện ARN của virus Care bằng kỹ thuật RT-PCR
Phương pháp RT-PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction)
là sự kết hợp giữa phương pháp phiên mã ngược và phương pháp PCR. Phương
pháp này có thể phát hiện các ARN tồn tại với lượng rất thấp mà không thể phát
hiện bằng các phương pháp khác.

Do Taq polymerase sử dụng trong PCR không hoạt động trên RNA nên trước
hết cần chuyển RNA thành cDNA nhờ enzyme phiên mã ngược Reverse Transcriptase
(RT). Sau đó, cDNA này sẽ được khuếch đại nhờ Taq polymerase. Dấu hiệu xác định
bệnh là sản phẩm nhân bản một đoạn gen đặc hiệu của virus. Sự hiện diện của sản
phẩm này được nhận biết qua điện di trên gel agarose (Lan NT, 2008).
Chẩn đoán bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch
Nhuộm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) là phương pháp có
độ chính xác cao cho phép phát hiện kháng nguyên tồn tại trong tổ chức. Phương pháp
này được thực hiện dựa trên nguyên lý là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
đặc hiệu và được phát hiện bằng chất chỉ thị màu (Nguyễn Hữu Nam, 2011).
Chẩn đoán phát hiện bệnh Care bằng kit chẩn đoán nhanh
Hiện nay nhiều phòng khám thú y sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh
bằng thiết bị thiết kế sẵn, đơn giản, tiện dụng và có độ chính xác cao.
Ưu điểm của thiết bị này là có độ nhạy cao, có thể chẩn đoán bệnh sớm trong
thời gian đầu của bệnh, khi mà các triệu chứng lâm sàng chưa thể hiện rõ. Mặt khác
biện pháp này dễ dàng thực hiện với nhiều loại mẫu bệnh phẩm như huyết tương,
huyết thanh, dịch kết mạc mắt và nước mũi. Đọc kết quả phản ứng sau 5-10 phút.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

15


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

2.1.7. Phòng và điều trị bệnh
2.1.7.1. Điều trị
Dùng kháng huyết thanh: Hiện nay chưa có hoá dược điều trị đặc hiệu.

Người ta chế tạo kháng huyết thanh kháng bệnh Care để điều trị bệnh. Nhưng huyết
thanh chỉ có tác dụng khi chó mắc bệnh ở gia đoạn đầu: Sốt cao và chưa thể hiện rõ
rệt các triệu chứng điển hình thường vào ngày thứ 2-3.
Liều dùng: chó dưới 10kg tiêm 10ml kháng huyết thanh vào dưới da. Chó 1015kg tiêm 15ml, chó 15kg trở lên tiêm 20 ml.
Ở các cơ sở điều trị theo các bước sau đây:
1. Cắt nôn bằng cách tiêm atropin hay primeran 2ml, tiêm dưới da.
2. Bổ sung nước và chất điện giải bằng cách cho uống Ozeron 5%, truyền dung
dịch Ringger lactat 5%, dung dịch đường Glucoza 5% vào tĩnh mạch khoeo hay tĩnh
mạch bàn của chó.
3. Cầm ỉa chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó mèo (ADP),
Imodium hay Bisepton, Hampiseptol.v.v. ngày uống 1 lần.
4. Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh như: Gentamycin,
Streptomycin + Penicillin G 5000.v.v.
5. An thần, trợ sức, trợ lực: Seduxen, Meprobamat, Novocain, Analgin,
Cafein, Spartein, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin K, Vitamin C.
6. Trợ sức, trợ lực cho chó: sử dụng các thuốc trợ tim mạch, trợ sức, trợ lực,
cầm máu cho chó như: Cafein, Spartein, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin K,
Vitamin C.
2.1.7.2. Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng thực hiện vệ sinh Thú y
Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cho ăn no và đầy đủ chất dinh dưỡng, thường
xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó là những biện pháp tốt nhất để tăng sức đề
kháng tự nhiên cho chó.
Khi phát hiện chó bị bệnh Care phải cách li triệt để và điều trị kịp thời bằng
kháng huyết thanh để tránh lây nhiễm sang chó khoẻ.
Chuồng nuôi chó ốm phải tiêu độc bằng nước vôi hoặc phun thuốc sát trùng,

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

16



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

xử lý chất bài tiết và thức ăn nước uống thừa của chó bị bệnh.
Chó bị bệnh chết thì phải được chôn sâu đổ vôi bột hoặc thuốc sát trùng.
Chó mới mua về phải nhốt riêng theo dõi 10 ngày, nếu không thấy có biểu
hiện của bệnh mới cho nhập đàn.
Phòng bệnh bằng tiêm phòng vacxin
Tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đối với các bệnh do
virus gây ra nói chung, trong đó có bệnh Care. Vacxin phòng bệnh Care được tiêm
lần đầu khi chó được 60 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại mũi 2 sau 21 ngày. Định
kỳ tái chủng mỗi năm một lần để đảm bảo khả năng bảo hộ.
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.2.1. Thân nhiệt (0C)
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 38-39 0C. Trong tình trạng
bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh (Hồ Văn Nam,
1997).
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tuổi tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân
nhiệt cao hơn con đực). Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi
chiều và chênh lệch từ 0,2-0,50C.
Thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó, ta có thể xác định được con vật
có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-20C con vật sốt vừa, tăng 2-30C sốt rất nặng. Qua
đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của
bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu (Hồ Văn Nam, 1997).
2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi

loài gia súc đều có tần số hô hấp nhất định, tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ
trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái
sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18-20 lần/phút.
Chó trưởng thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10-20 lần/phút, chó nhỏ có tần
số hô hấp 20-30 lần/phút.

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

17


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ
bên ngoài môi trường (thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở
chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút), thời gian trong ngày (ban đêm và
sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn), tuổi (con
vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm), những con mang thai, sự sợ hãi cũng
làm cho tần số hô hấp tăng lên.
2.2.3. Tần số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút), khi tim
đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay,
áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi
tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành
mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho
đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này
ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia

súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện
ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương
ứng với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một
phạm vi nhất định.
Ở trạng thái sinh lý bình thường
Chó
Tần số (lần/phút)

Non
200-220

Trưởng thành
Già
70-120
70-80
Nguyễn Phước Trung (2002)

2.2.4. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trên chó trưởng thành
Máu là một chất dịch nằm trong tim và hệ thống mạch máu là nguồn gốc của
hầu hết các dịch thể trong cơ thể và tham gia vào hầu hết các quá trình hoạt động của
cơ thể. Máu vận chuyển oxy trong quá trình hô hấp, vận chuyển chất dinh dưỡng, hấp
thu từ ống tiêu hóa đến mô bào và nhận các chất cặn bã đến các cơ quan bài tiết để thải
chúng ra ngoài. Máu giữ chức năng điều hòa thân nhiệt, điều hòa và duy trì sự cân
bằng nội môi, điều hòa thể dịch,... trong máu còn có các loại kháng thể, các loại bạch
cầu tham gia vào các chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

18



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bùi Thị Lan

nhập. Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cơ thể, vì vậy
những xét nghiệm về máu là những nhận xét cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng
sức khỏe cũng như giúp việc chẩn đoán bệnh (Đỗ Đức Việt, Trịnh Thơ Thơ, 1997).
Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe
Chỉ tiêu
-

Hồng cầu
Bạch cầu
Hemoglobin
Hematocrie
ASAT(aspartate aminotranferase)
ALAT (alanine aminotransferase)
Urea
Bilirubine
Creatine
Proein tổng số
Albumin
Globulin

Đơn vị tính
10 /mm

Trị số


6

103/mm
g/ml
UI/l
UI/l
g/l
Mg/l
g/l
g/l
g/l
g/l
g/l

Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

5,5- 8,5
6- 18
12- 18
37- 55
<20
<30
0,2- 0,5
6
10- 20
54-71
23- 32
27-44

19



×