Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

“Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Vũ Thanh Hải
người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bác Lương Văn Chấn đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện về mặt vật chất và thời gian để tôi hoàn thành khóa luận thực
tập.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ
và giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2014

i


MỤC LỤC
Bảng 4.10: Khả năng tăng trưởng của đường kính quả bưởi Diễn dưới tác động của biện pháp tỉa quả
..............................................................................................................................................................39

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Độ tuổi bưởi Diễn trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang.....Error: Reference
source not found
Bảng 4.3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của bưởi Diễn tại Lục
Ngạn, Bắc Giang...............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái của cây bưởi Diễn trồng...Error: Reference source
not found


tại Lục Ngạn, Bắc Giang..................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Thời gian xuất hiện các đợt lộc của cây bưởi Diễn sau khi áp dụng các
biện pháp khoanh vỏ, chặn rễ, đảo gốc tại Lục Ngạn, Bắc GiangError: Reference
source not found
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các biện pháp khoanh vỏ, chặn rễ, đảo gốc đến sinh
trưởng của các đợt lộc.......................................Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Đặc điểm hình thái của cây bưởi Diễn trồng...Error: Reference source
not found
tại Lục Ngạn, Bắc Giang..................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Tỷ lệ cành 1 quả/ chùm, 2 quả/ chùm và 3 quả/ chùm trên cây...Error:
Reference source not found
Bảng 4.9 : Đặc điểm hình thái của cành mang quả....Error: Reference source not
found
Bảng 4.10: Khả năng tăng trưởng của đường kính quả bưởi Diễn dưới tác động
của biện pháp tỉa quả........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11: Thành phần sâu bệnh hại và mức độ gây hại bưởi Diễn............Error:
Reference source not found
ở Lục Ngạn, Bắc Giang....................................Error: Reference source not found

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ,HÌNH
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sự tăng trưởng đường kính của
bưởi Diễn..........................................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sự tăng trưởng chiều cao của
bưởi Diễn..........................................................Error: Reference source not found

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

TB

: Trung bình

LAI

: Chỉ số diện tích lá ( Leaf area index)

STT

: Số thứ tự

UBNN

: Ủy ban Nhân Dân

Kg

: Kilogam


v


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Các tỉnh, thành miền Bắc là một trong những khu vực có sản lượng cây ăn
quả lớn thứ hai của cả nước (sau khu vực miền Tây Nam Bộ). Một số tỉnh miền
Bắc Việt Nam như Hà Nội, Hưng Yên (nằm trong khu vực sông Hồng) và Bắc
Giang (nằm trong khu vực trung du miền núi phía Bắc) có nhiều loại cây ăn quả
đặc sản nổi tiếng như Hồng xiêm Xuân Đỉnh (Hà Nội), chuối ngự Đại Hoàng
(Nam Định), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi
Đoan Hùng (Phú Thọ), đặc biệt bưởi Diễn Hà Nội.
Bưởi Diễn là một trong nhiều loại cây ăn quả có múi nổi tiếng của Hà Nội
và miền Bắc Việt Nam. Bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, có đặc trưng là quả
vừa phải, vỏ mỏng, múi dày, căng, mọng nước và vị ngọt mát. Đặc biệt, giống
bưởi này lại cho thu hoạch vào vụ giáp tết, thế nên người dân Hà Thành luôn coi
chúng là món quà quý để đãi khách trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Tuy nhiên, về công dụng của bưởi Diễn thì nhiều người vẫn chưa biết hết.
Theo các nghiên cứu, trong mỗi quả bưởi Diễn chứa nhiều vitamin như A, C, B1
và B2, trong đó lượng vitamin C cao gấp bốn lần quả lê. Thành phần dinh dưỡng
khác của bưởi Diễn cũng ngang bằng với cam và quýt. Trong 123g bưởi có
36,90calo; 46,86mg vitamin C; 1,69g chất xơ ăn kiêng; 318,57IU vitamin A;
158,67mg kali; 15,01mcg pholate; 0,35mg vitamin B5. Bên cạnh đó, với tính
mát, bưởi Diễn còn mang đến làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng
một số bệnh như: Cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường, cảm cúm thông thường,
có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi, tăng sức đề kháng, làm giảm nguy cơ
ung thư…. Vì thế, bưởi Diễn luôn được xếp vào những loại quả bổ dưỡng dành
cho sức khỏe ( ).
Theo Viện Nghiên cứu rau quả, những vườn cây bưởi Diễn từ 7 tuổi trở
lên cho năng suất từ 25-28 tấn/ha trong điều kiện chăm sóc trung bình. Còn nếu

1


chăm sóc tốt, cây ra hoa đúng thời vụ thì sẽ cho năng suất còn cao hơn. Đáng
nói hơn cả là chất lượng của quả bưởi Diễn càng cao ở những cây bưởi lâu năm
Chính bởi những công dụng to lớn của loại quả này cũng như hiệu quả
kinh tế so với các loại cây trồng khác nên bưởi Diễn giờ được trồng ở khá nhiều
vùng khác như: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang. Chỉ tính riêng ở huyện Đan
Phượng, Hà Nội giờ có tới hơn 300 ha bưởi Diễn và ngày càng khẳng định tính
ưu việt của giống so với các giống bản địa, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nông dân.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý ra hoa trái vụ cho bưởi như:
tạo sự khô hạn (khoảng 2- 3 tuần), khoanh vỏ, chặn rễ, bón phân, sử dụng hóa
chất,… và người ta đã xử lý thành công trên bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh,….;
tuy nhiên, thí nghiệm vấn đề này trên bưởi Diễn còn hạn hạn chế. Như vậy, tuỳ
từng điều kiện cụ thể mà chúng ta có thể chọn biện pháp xử lý ra hoa phù hợp
cho cây bưởi. Vấn đề đặt ra cho nhà vườn hiện nay là thời điểm xử lý ra hoa lúc
nào để bán quả được giá nhất, thu lợi nhuận cao.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn
tại Lục Ngạn- Bắc Giang”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ, chặn rễ và đảo gốc đến
sự ra sự phát triển lộc và hoa của cây bưởi Diễn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của số quả/ chùm đến sự phát triển, năng suất và
chất lượng quả bưởi Diễn.

2



1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển các đợt lộc, khả năng ra hoa của
cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn - Bắc Giang sau khi tác động kỹ thuật khoanh vỏ,
chặn rễ và đảo gốc.
- Theo dõi các chỉ tiêu về tăng trưởng đường kính, chiều cao, năng suất và
chất lượng quả bưởi Diễn khi giữ số quả khác nhau trên 1 chùm.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại ở các công thức khác nhau trên cây bưởi
Diễn.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nghiên cứu, ở nước ta thì cây bưởi ít được quan tâm hơn các loại
cây có múi khác. Tuy nhiên, những năm trở lại đây do cây bưởi đem lại hiệu quả
kinh tế cao và được người tiêu dùng yêu thích nên nó đã và đang được đầu tư
nghiên cứu và phát triển.
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy khi canh tác bưởi, muốn có hiệu quả
cao cần có một quy trình đồng bộ, trong đó các biện pháp kỹ thuật tác động ở
thời kỳ kinh doanh nhằm cải thiện khả năng đậu quả, mã quả và năng suất quả là
rất quan trọng.
Một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất đó là cắt tỉa cành,
hoa, quả non. Ở thời kì kinh doanh cây đã có tán ổn định, tuy nhiên hàng năm
cần loại bỏ các cành sâu, bệnh, cành vượt, cành yếu, cành nằm trong tán; ngắt bỏ
hoa dị hình, hoa nhỏ, quả non ra muộn, ở vị trí không thuận lợi cho việc hình
thành quả.
Ở thời kì đậu quả 1 – 2 tuần cần tiến hành phun các chất điều tiết sinh

trưởng kết hợp với các vi lượng nhằm xúc tiến quá trình lớn, giảm số hạt làm
đẹp mã quả (Vũ Công Hậu, 1996).
Theo tác giả Võ Hữu Thoại và cộng sự (Viện nghiên cứu cây ăn quả Niền
Nam) khi cây ở thời kì kinh doanh chúng ta có thể tác động các biện pháp xử lý
ra hoa. Theo tác giả thì bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa,
vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa
đồng loạt. Tạo sự khô hạn từ tháng 12 – 01 năm sau, thu hoạch quả vào tết
Trung Thu (trái vụ khoảng tháng 7 – 8 dương lịch). Hoặc tạo khô hạn vào tháng
3 – 4 dương lịch thu hoạch quả vào Tết Nguyên Đán (chính vụ khoảng tháng 12
dương lịch). Gặp lúc mưa nhiều có thể dùng tấm nilon đen che phủ quanh gốc
4


cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa. Cũng theo tác giả, nếu muốn thu
hoạch bưởi vào tháng 11 – 12 dương lịch ta có thể tác động như sau:
Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành
sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc… rồi bón phân với liều lượng tùy vào sự sinh
trưởng và tuổi cây. Cây được bón phân lần 2 trước khi ngừng xử lý ra hoa, đến
đầu tháng 3 dương lịch ngừng tưới nước cho tới ngày 20/3 (20 ngày) thì bắt đầu
tưới trở lại, mỗi ngày 2 – 3 lần và liên tục 3 ngày. Sau ngừng tưới nước, nếu cây
ra lộc non, chúng ta có thể dùng các loại phân bón lá lên cây để giúp lá cây mau
thành thục. Đến ngày thứ 4 tưới nước mỗi ngày một lần. 10 – 15 ngày sau khi
cây ra hoa sẽ rụng cánh.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả năng ra hoa,
đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 – 2004, tác giả Đỗ Đình Ca và cộng sự
(2000) đưa ra kết luận bón 800 g N: 400 g P2O5 : 600 g K2O và phun phân bón
lá Grown ba lá xanh cho năng suất cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của TS. Phạm Thị Hương (2007) cho biết: Pomior là
loại phân bón lá tốt, có thể bón bổ sung cho vườn ươm cây ăn quả để nâng cao
tỷ lệ ghép sống, rút ngắn thời gian cây con trong vườn ươm và nâng cao chất

lượng cây giống của vải, nhãn, xoài; phun Pomior ở nồng độ 0,4%, 10 ngày/lần
từ trước khi ghép 1 tháng đến khi cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn; phun
Pomior cho bưởi diễn ở nồng độ 0,4% ướt đẫm mặt lá với khoảng cách 10 và 20
ngày 1 lần sau khi hoa tàn đến khi quả ngừng lớn có tác dụng cải thiện chất
lượng các đợt lộc và tăng năng suất quả, trong đó công thức phun 10 ngày 1 lần
có tác dụng cải thiện cao hơn hẳn so với công thức phun 20 ngày 1 lần.
Tác giả Phạm Thanh Minh (2005) đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật điều khiển bưởi Da xanh ra hoa theo ý muốn và cho kết luận: có thể bón
cho mỗi cây 200 g phân NPK, tưới nước đẫm, sau 1 tuần dùng kéo cắt khoảng
70% lá trên cành chỉ chừa lại phần ngọn, khoảng 25 ngày sau trên vết cắt sẽ xuất
hiện chồi non, chính những chồi này mang những mầm hoa và cho quả.
5


2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.2.1 Nghiên cứu về đặc tính sinh lý ra hoa và các biện pháp điều khiển
ra hoa trên cây bưởi.
* Sự phân hóa mầm hoa và ra hoa
Quá trình ra hoa trên cây có múi nói chung và trên cây bưởi nói riêng bao
gồm thời kỳ cảm ứng phân hoá mầm hoa và thời kỳ ra hoa.
a. Thời kỳ cảm ứng ra hoa:
Thời kỳ cảm ứng phân hóa mầm hoa bắt đầu với sự ngừng sinh trưởng
dinh dưỡng trong thời gian nghỉ đông. Nhìn chung, trên những cây trưởng thành
sự sinh trưởng của chồi và tốc độ sinh trưởng của rễ giảm trong mùa đông ngay
khi nhiệt độ chưa đến 12,50C (Davenpart, 1990 và Garcia Lusi et al., 1992). .
Đối với những vùng nhiệt đới thì giai đoạn cảm ứng hoa cần nhiệt độ thấp
dưới 250C trong 7 – 8 tuần hoặc ít nhất là 30 ngày. Số lượng hoa tỷ lệ thuận với sự
khắc nghiệt của nhiệt độ và sự khô hạn. Nhiệt độ càng thấp, cây khô hạn thì tỷ lệ hoa
càng cao. Đa số cây sẽ ra hoa sau khi tưới nước từ 3 – 4 tuần (Inone, 1990).
Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì cây sẽ phân hóa mầm

hoa. Nhiệt độ tối thích là 9,50C hoặc thấp hơn so với yêu cầu nhiệt độ của thời
kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Đa số trên cây có múi trong đó có bưởi không cần
thụ phấn chéo. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải thụ phấn bổ sung khi điều kiện
thời tiết bất lợi nhằm làm tăng khả năng đậu quả của bưởi. Ở một số vùng sản
xuất tập trung đối với một số giống cây ăn quả cần phải thiết kế vườn xen các
cây thụ phấn bổ xung ở tỷ lệ thích hợp.
Các yếu tố quan trọng nhằm điều khiển ra hoa của cây bưởi đó là hydrat
cacbon, hormon, nhiệt độ, nước và dinh dưỡng (Daven Port, 1990).
b. Thời điểm ra hoa:
Thời điểm ra hoa của cây bưởi tùy thuộc vào mỗi giống khác nhau và phụ
thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993). Nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ mùa đông đến thời gian ra ho`a đậu quả của bưởi trong nhà lưới trên
6


giống bưởi Tasabutan ghép trên gốc Poncirus trifoliata với các thang nhiệt khác
nhau cho thấy: nhiệt độ cao trong mùa đông làm hoa ra sớm hơn. Trong những
chùm hoa, số lượng lá có tương quan tới tỷ lệ đậu quả, khi nhiệt độ càng cao thì
quả phát triển càng to, vỏ dầy, lõi quả rỗng, hàm lượng chất khô và axit giảm.
* Các biện pháp điều khiển ra hoa trên cây bưởi
Trong thực tế, người ta đang áp dụng rất nhiều các biện pháp điều khiển
ra hoa trên cây bưởi, bao gồm:
a. Điều khiển ra hoa bằng cách tạo sự khô hạn
Đối với những vùng đất có độ ẩm cao như vùng đồng bằng, có năm mưa
nhiều. Xử lý khô hạn vào tháng 12 và tháng 1 dương lịch, thời gian khô hạn từ
15 – 25 ngày, tùy thuộc vào độ ẩm đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá mà tưới
nước trở lại. Bón phân kết hợp với tước nước, tùy theo sức sinh trưởng và độ
tuổi của cây mà bón. Ví dụ cây 10 năm tuổi bón 0,3 – 0.4 kg urê; 1,2 – 1,5 kg
supe lân và 0,3 – 0,5kg kali clorua. Trong 3 ngày đầu tưới nước liên tục, sau đó
tưới cách ngày. Sau khoảng gần một tháng cây sẽ ra hoa.

b. Điều khiển ra hoa bằng hóa chất
Tác giả Chen và ctv. (1984) cho biết xử lý ethrel ở nồng độ 500 – 1000
ppm làm cho bưởi ra hoa 87,5% so với đối chứng là 28,6%. Phun ethrel đã làm
gia tăng hàm lượng cytokinin giúp thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa (Qiu và ctv.,
2000). Còn theo tác giả Wong (2000) thì ethrel có tác dụng kìm hãm sinh trưởng
sinh dưỡng, thúc đẩy sự hình thành và phát triển phát hoa, việc xử lý ethrel đã
làm tăng hàm lượng tinh bột và có lẽ có ích cho sự tượng hoa và phát triển của
phát hoa.
Paclobutrazol là chất ức chế quá trình sinh tổng hợp Gibberellin, có hiệu
quả kích thích ra hoa trên nhiều loại cây ăn quả, tuy nhiên hiệu quả kích thích ra
hoa trên cây bưởi không ổn định. Tác giả Huang (1996) cho biết Paclobutrazol
thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa, phát hoa ngắn nhưng kết quả chặt nên làm tăng
năng suất bưởi.
7


Ở Thái Lan, Voon và ctv. (1992) cho biết rằng xử lý paclobutrazol bằng
cách phun đều lên lá ở nồng độ từ 500 – 1000 ppm có thể kích thích ra hoa
nhưng kết quả không ổn định.
Để việc xử lý hóa chất ra hoa được thành công thì trước giai đoạn xử lý
cây không được bón quá nhiều phân có hàm lượng đạm cao; trong thời gian xử
lý trên cây bưởi không được mang quá nhiều quả hoặc quả đang ở các giai đoạn
phát triển khác nhau; cây trong tình trạng khỏe mạnh, có bộ lá màu xanh và
không được có lộc non.
c. Điều khiển ra hoa bằng khoanh vỏ
Khoanh (hay xiết) vỏ nhằm ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm quang
hợp từ lá xuống thân, rễ là tăng tỷ lệ C/N, giúp cho cây phân hóa và hình thành
mầm hoa. Đây là biện pháp rất phổ biến được nhà vườn áp dụng để kích thích
cho cây ra hoa. Biện pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ,
tình trạng sinh trưởng của cây, kỹ thuật và thời điểm khoanh.

Trên giống dễ ra hoa, có thể kích thích ra hoa bằng biện pháp khoanh
cành cũng làm cho cây bưởi ra hoa sớm và đồng đều (Subhadrabandrahu và
Yapwattanaphn, Wong, 2000), trong khi một số giống khác thì biện pháp
khoanh cành cho hiệu quả không ổn định.
Với những giống bưởi có đặc điểm phát triển chậm, vết khoanh lâu liền nên
khi kích thích cho cây ra hoa người ta thường dung lưỡi cưa hay kéo có bề dày từ 1 –
2 mm để khoanh giáp vòng thân hay cành chính của cây gọi là “ xiết” hay “ sứa”
cành. Chiều dài của vết khoanh tùy thuộc vào kích thước của cành và mùa vụ. Cành
có kích thước lớn, vết khoanh phải dài hơn so với cành nhỏ. Vào mùa mưa thì chiều
dài vết khoanh thường sẽ dài hơn trong mùa khô. Khi khoanh cành cần chú ý để lại
những cành để nuôi rễ - gọi là cành chừa. Do có nhiệm vụ nuôi rễ nên những cành
chừa lại không khoanh phải là những cành có kích thước tương đối lớn và ở những
vị trí thuận lợi cho sự quang hợp. Khoanh cành (cinturning) là một trong những biện
pháp được dung để kích thích cho bưởi ra hoa ở nhiều nước. Tuy nhiên, hiệu quả của
8


biện pháp khoanh cành tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sinh trưởng của
cây, các biện pháp tỉa cành, thời điểm khoanh cành, giống, nhiệt độ và điều kiện ẩm
độ. Việc khoanh cành liên tục trong nhiều năm có thể là cho sự sinh trưởng của cây
bị ức chế, cây ra quả cách năm, quả nhỏ, lá bị cuốn, nhánh và cây có thể bị chết
(Menzel và Pazton, 1986).
Hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ C/N và thời gian có nhiệt độ thấp và
khô hạn. Trong thực tiễn sản xuất, chúng ta cần phải duy trì các yếu tố này một
cách phù hợp để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho sự ra hoa của cây bưởi.
2.1.2.2 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đậu quả.
Các kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra sự rụng hoa trước khi thụ phấn là
hiện tương trên cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng. Trên cây cam “
Shamouti” có 15,6% hoa rụng ở giai đoạn nụ và 25% hoa rụng ở giai đoạn hoa
nở. Nhìn chung, chỉ có khoảng 1 – 4 % hoa phát triển cho đến khi thu hoạch.

Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả (Monselise, 1999).
Cây bưởi từ khi ra hoa đến khi đậu quả thường qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: rụng nụ
+ Giai đoạn 2: rụng hoa
+ Giai đoạn 3: rụng quả sinh lý
Từ những năm 1989 – 1990 có nhiều kết quả đã nghiên cứu quy luật rụng
hoa, quả của bưởi Sa Điền ghép trên gốc bưởi chua từ 9 – 10 tuổi cho thấy: số
nụ rụng chiếm 21,6% tổng số hoa, số hoa rụng chiếm 78,6% tổng số hoa. Thời
gian rụng hoa tương đối ngắn, tập trung trong giai đoạn từ khi hoa nở đến 13
ngày sau. Tuy nhiên, giai đoạn rụng quả sinh lý tương đối dài.
Thời kỳ rụng quả sinh lý lần 1 từ ngày 10 –14 sau khi hoa nở rộ. Thời kỳ
này quả rụng nhiều (khoảng 72%) tổng số quả non rụng. Rụng quả sinh lý lần 2
bắt đầu sau rụng quả lần thứ nhất đến 60 ngày sau khi hoa nở rộ, tỷ lệ khoảng
16,9% tổng số quả rụng (Trần Đăng Thổ, 1993).

9


Từ nghiên cứu trên cho thấy khoảng trên 80% số quả non rụng lúc đường
kính quả chưa đạt 1cm. Vì vậy, tác giả cho rằng để giữ quả thì vấn đề then chốt
là tác động vào giai đoạn rụng quả sinh lý lần thứ nhất. Khi giữ được quả đường
kính đạt tới 5cm là có thể yên tâm. Ở giai đoạn này cần chú ý đến thời gian xuất
hiện cũng như số lượng của cành mùa hè vì chúng là yếu tố cạnh tranh dinh
dưỡng có thể dẫn đến rụng quả.
Khả năng đậu quả và năng suất cuối cùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu
tố sinh lý và môi trường. Đa số các giống thương mại có tỷ lệ đậu quả chỉ đạt từ
1 – 2% (Erickson và Brannaman, 1960).
Có hai giai đoạn rụng hoa, quả chính: giai đoạn đầu từ khi ra hoa cho đến
3 – 4 tuần sau ra hoa, chủ yếu là các hoa quả non yếu, vòi nhụy hoặc nhụy dị tật
hoặc hoa không được thụ phấn đầy đủ (Erickson và Brannaman, 1960); giai

đoạn hai xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6 khi quả non có đường kính 0,5 – 2,0 cm
(còn gọi là rụng quả sinh lý). Có thể xảy ra đợt rụng quả thứ 3 đó là trước khi
thu hoạch do sự hình thành tầng rời (thiếu auxin) (Overbeek, Ealier Garhner và
Gates, 1965).
Rụng quả sinh lý là sự rối loạn chủ yếu liên quan đến sự cạnh tranh hydrat
cacbon, nước, hormon và các chất trao đổi khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là
do tác động của nhiệt độ cao, thiếu nước. Rụng quả sinh lý thường nghiêm trọng
nhất khi nhiệt độ lên đến 35 – 400C và ở những nơi thiếu nước. Tưới phun trên
mặt lá làm giảm nhiệt độ và có thể làm giảm rụng quả sinh lý. Ngoài các nguyên
nhân trên còn có các nguyên nhân khác như sâu, bệnh đặc biệt là bệnh thối đen,
thán thư, đốm vòng,...
Vị trí tập kết quả cũng được các tác giả theo dõi. Đối với cây còn trẻ, đại
đa số quả tập kết ở dưới tán cây và ở bên trong tán trên các cành quả mùa xuân.
Khi cây dần lớn tuổi, vị trí này được chuyển lên phía trên và ra ngoài tán, điều
này đặc biệt có ý nghĩa trong kỹ thuật cắt tỉa cây cho cây bưởi.

10


2.2 Giới thiệu về cây bưởi Diễn
2.2.1 Nguồn gốc, phân loại
Giống có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng- Phú Thọ, được đưa về trồng đầu
tiên tại xã Phú Diễn - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội.
* Đặc điểm, phân loại
Bưởi Diễn là giống có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam;
khối lượng trung bình từ 0,8 - 1kg; tỷ lệ phần ăn được từ 55 - 60%; số hạt trung
bình khoảng 50 - 70 hạt; múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng
xanh, ăn giòn, ngọt, độ brix 12 -14 %. Với vườn cây từ 7 tuổi trở nên, năng suất
đạt từ 25 - 28 tấn/ha trong điều kiện chăm sóc trung bình. Thời gian thu hoạch
bưởi Diễn muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường vào khoảng cuối tháng 12 âm

lịch ( ).
Bưởi Diễn được chia làm 2 loại: bưởi Diễn tôm vàng và bưởi Diễn tôm
xanh.
+ Bưởi Diễn tôm vàng có đặc điểm lá màu xanh đậm, đuôi lá hơi tròn và
xẻ thùy. Quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín có màu vàng cam, trọng lượng trung
bình 0,8 - 1kg, số múi/quả khoảng 10 - 12 múi. Thịt quả màu vàng, tép không
dòn như bưởi tôm xanh. Bưởi Diễn tôm vàng ra hoa cuối tháng 1 đầu tháng 2 và
cho thu hoạch vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 năm sau.
+ Bưởi Diễn tôm xanh thì lá có màu xanh nhạt hơn bưởi Diễn tôm vàng,
đuôi lá nhọn và không xẻ thùy. Quả hình cầu, đầu quả hơi thuôn, khi chín có
màu vàng cam, trọng lượng trung bình 0,8 - 1 kg. Thịt quả màu vàng xanh, đặc
trưng tép giòn và ngọt. Thời gian ra hoa vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 và cho thu
hoạch cuối tháng 12 đầu tháng 1 năm sau.

11


2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây bưởi Diễn
Bưởi là cây ăn quả lâu năm, cao trung bình 3 – 4 m ở tuổi trưởng thành,
vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa.
Đặc điểm của rễ bưởi là sinh trưởng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và
dinh dưỡng trong đất. Rễ sinh trưởng ở ngưỡng nhiệt độ lớn hơn sinh trưởng của
lộc (70C), sinh trưởng thành từng đợt giống như lộc. Khả năng hấp thụ nước của
rễ tương quan tỉ lệ thuận với nhiệt độ trong khoảng 10 – 30 0C. Vào mùa đông,
một số năm thấy hiện tượng lá bưởi bị vàng do rễ không hấp thụ được dinh
dưỡng do nhiệt độ thấp. Ẩm độ đất cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của bộ rễ, ẩm độ đất mà nhỏ hơn 45% sẽ kìm hãm rễ tơ sinh trưởng, thừa nước
trong một vài ngày cũng sẽ làm cho rễ bị chết do lượng SO 2 do vi khuẩn trong
đất sinh ra tăng (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Đặc điểm của lá bưởi là có mà xanh nhạt hoặc xanh đậm tùy vào từng

giống. Lá mọc dày hình trứng, dài 11 – 12 cm, rộng 4,5 – 5,5 cm, hai đầu tù, lá
nguyên, cuống có dìa cánh to, ở những cây trưởng thành chỉ số diện tích lá (LAI
= m2 lá/ m2 đất) có thể đạt tới 12. Trong trường hợp LAI quá cao thì các lá phía
trong bị che khuất nên quang hợp kém, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển.
Trong sản xuất, thường chỉ cần tán ngoài của cây bưởi mang quả, vì vậy hàng
năm cần tiến hành tỉa cành, sửa tán sau mỗi mùa thu hoạch để cải thiện độ chiếu
sáng và hiệu suất quang hợp của bưởi.
Sinh trưởng thân, cành của cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng
phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc. Cây trẻ chưa
cho quả, sinh trưởng của cành (phát sinh lộc) thường xảy ra quanh năm, nghĩa là
một năm thường có nhiều đợt cành xuất hiện. Khi cây trưởng thành đã cho quả
thì thường chỉ có 4 đợt lộc trong năm đó là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông.
Ở những vùng khô hạn hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc xuân, hè và thu không
có lộc đông (Lý Gia Cầu, 1993).

12


Lộc xuân: Xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Số lượng cành
xuân thường nhiều, chiều dài cành tương đối ngắn. Cành xuân mang hoa gọi là
cành quả, không có hoa là cành sinh dưỡng.
Lộc hè: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thường không nảy
tập trung, sinh trưởng không đều, cành thường to, dài, đốt thưa. Cành hè là cành
sinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cành quả và là cành mẹ của
cành thu. Tuy nhiên, nếu cành hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh tranh dinh dưỡng đối
với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy cần phải cắt tỉa để lại một
số lượng cành thích hợp.
Lộc thu: Xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và nhiều
hơn cành mùa hè. Cành thu thường mọc từ cành mùa xuân không mang quả và
phần lớn từ cành mùa hè, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng tán, tăng

cường khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân. Do vậy số
lượng và chất lượng của cành thu có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất
lượng cành xuân, cành mang quả của năm sau.
Lộc đông: Xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, đợt cành này ít,
cành ngắn, lá vàng xanh. Nếu xuất hiện nhiều sẽ làm cho tiêu hao dinh dưỡng,
ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của cành quả (Lý Gia Cầu, 1993).
Sự phân hóa mầm hoa và nở hoa: ở cây bưởi thì sự phân hóa mầm hoa bắt
đầu khi cây ngừng sinh trưởng sinh dưỡng do nhiệt độ thấp ở vùng á nhiệt đới
và khô hạn ở vùng nhiệt đới. Muốn cây bưởi ra hoa nhiều cần nhiệt độ dưới
250C trong một số tuần và tạo sự khô hạn trong khoảng 30 ngày. Tỷ lệ C/N
trong cây ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa, khi N trong lá đạt
khoảng 2,5 – 2,7% cây sẽ có lượng hoa phù hợp và đảm bảo tỷ lệ đậu quả cao
nhất. Các yếu tố điều kiện khí hậu thời tiết, hoạt động của côn trùng, dinh
dưỡng, nước và sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả của cây bưởi
(Nguyễn Danh Vàn, 2008).

13


PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu thí nghiệm
- Thí nghiệm tiến hành trên cây bưởi Diễn ghép 3 năm tuổi.
Ngoài ra còn có các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác như: thước đo, sổ ghi
chép, bút, kính hiển vi, thước palmer,…
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian nghiên cứu: 02/2014 - 06/2014.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra về biện pháp kỹ thuật tác động đến ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả

bưởi của các nông hộ tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
3.2.2 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng các
đợt lộc, sự ra hoa và đậu quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng các
đợt lộc, sự ra hoa và đậu quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
- Thí nghiệm 2: lặp lại thí nghiệm 1 sau khi thực hiện 1 tháng.
3.2.3 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra về biện pháp kỹ thuật tác động đến ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả
bưởi của các nông hộ tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
- Thu thập thông tin về tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động
đến ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả bưởi của các nông hộ tại Lục Ngạn – Bắc
Giang.
- Điều tra, thu thập các thông tin về hiện trạng giống, diện tích, kỹ thuật
trồng, chăm sóc tại các nông hộ trồng bưởi bằng phương pháp phỏng vấn nhanh
(PRA) các hộ trồng bưởi thông qua phiếu điều tra.
14


3.3.2 Bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng các
đợt lộc, sự ra hoa và đậu quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
Các công thức (CT) cụ thể như sau:
+ CT 1: Đối chứng (không tác động biện pháp kỹ thuật)
+ CT 2: Khoanh vỏ
+ CT 3: Đốn rễ xung quanh
+ CT 4: Đảo gốc và trồng lại ngay
+ CT 5: Đảo gốc và trồng lại khi lá bắt đầu héo
- Thời gian tiến hành: ngày 13 tháng 3 năm 2014.

- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi công thức
được nhắc lại 3 lần (tương ứng với mỗi cây là một lần nhắc lại). Tổng số cây thí
nghiệm là 15 cây.
- Kỹ thuật khoanh vỏ: dùng dao chuyên khoanh vỏ, khoanh vỏ 1 vòng kín
trên thân chính cách gốc 20 cm. Sau khi khoanh xong phun thuốc trừ nấm để
phòng bệnh do nấm gây ra cho vết khoanh.
- Chặn rễ: Cuốc đất cách gốc 30cm, cuốc sâu 30cm và cắt đứt rễ. Cây
được phun thuốc trừ nấm sau khi cắt rễ.
- Đảo gốc: Cuốc đất cách gốc 30cm, cắt đứt rễ và đánh tách bầu đất tách
rời khỏi mặt đất. Cây được phun thuốc trừ nấm sau khi cắt rễ và phơi khi lá có
biểu hiện héo, nếu ngày râm trời phới tối đa là 3 ngày.
* Thí nghiệm 2: lặp lại thí nghiệm 1 sau khi thực hiện 1 tháng.
- Thí nghiệm được bố trí như thí nghiệm 1.
- Thời gian tiến hành: ngày 18 tháng 4 năm 2014.
* Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang.
+ CT1: Cành 1 quả/ chùm
+ CT2: Cành 2 quả/ chùm
+ CT3: Cành 3 quả/ chùm
15


+ CT4: Cành 3 quả tỉa 1 quả, giữ 2 quả/ chùm
+ CT5: Cành 3 quả tỉa 2 quả, giữ 1 quả/ chùm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi công thức
được nhắc lại 5 lần (tương ứng với mỗi công thức là 5 cành). Tổng số cành thí
nghiệm là 25 cành mang quả.
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá
* Thí nghiệm 1 và 2:
- Mô tả hiện trạng cây (đo đếm các chỉ tiêu trước khi tiến hành thí

nghiệm):
+ Chiều cao cây (cm): đo bằng thước dài, đo từ mặt đất đến đỉnh tán cây.
+ Đường kính tán (cm): đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo
hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.
+ Đường kính gốc (cm): đo một lần tại vị trí cách mặt đất 10cm.
+ Số cành lá già: đếm 1 lần khi bắt đầu bố trí thí nghiệm.
+ Số cành lá non: đếm 1 lần khi bắt đầu bố trí thí nghiệm.
+ Số cành lá mới thành thục: đếm 1 lần khi bắt đầu bố trí thí nghiệm.
+ Chiều dài và đường kính cành mới thành thục (cm): đo 5 cành đại
diện/cây.
+ Số lá trên cành mới thành thục (lá/cành): đếm 5 cành đại diện/cây.
+ Cây có xuất hiện hoa hay không: nếu có thì vặt hết hoa.
- Thời gian xuất hiện các đợt lộc sau khi xử lý:
+ Ngày xuất hiện lộc đầu tiên sau khi xử lý, số lượng lộc.
+ Thời gian xuất hiện các đợt lộc sau khi xử lý (ngày).
- Động thái tăng trưởng lộc 1 tuần 1 lần tiến hành đo, đếm các chỉ tiêu:
+ Chiều dài cành lộc (cm): đo từ gốc cành lộc đến đỉnh cành lộc.
+ Đường kính cành lộc (cm): đo bằng thước Palmer.
+ Số lá trên cành lộc.
- Khả năng ra hoa, đậu quả:
+ Thời gian xuất hiện nụ hoa (ngày).
+ Thời gian hoa nở và hoa tàn (ngày).
16


+ Số cành xuất hiện nụ hoa (cành): đếm 1 lần trước khi hoa nở.
+ Số nụ hoa trên 1 cành (nụ hoa): đánh dấu và đếm 1 lần trên 5 cành đại
diện trước khi hoa nở.
+ Động thái rụng quả: đếm số quả trên cây và 5 cành đánh dấu, tiến hành
đếm 1 tuần 1 lần từ đó tính tỷ lệ đậu quả của cây.

Công thức tính tỷ lệ đậu quả:
Tổng số quả đậu
Tỷ lệ đậu quả (%) =
Tổng số quả theo dõi

X 100
1110

+ Đo đường kính, chiều cao quả (cm): đo 1 lần duy nhất trước khi kết
thúc thí nghiệm.
- Theo dõi tình hình sâu và bệnh hại trên vườn thí nghiệm:
Thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại của sâu
và bệnh hại chính.
* Thí nghiệm 3:
- Các chỉ tiêu về cành mang quả (đo 1 lần trước khi bố trí thí nghiệm):
+ Chiều dài cành mang quả (cm).
+ Đường kính cành mang quả (cm).
+ Số lá trên cành mang quả (lá).
- Khả năng sinh trưởng của quả (1 tuần đo 1 lần):
+ Đường kính quả (cm): đo ở vị trí rộng nhất của quả.
+ Chiều cao quả (cm): đo từ đỉnh quả đến gốc quả theo chiều song song
với trục quả.
3.5 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học trên Excel và
bằng phần mềm thống kê Irristat 4.0.

17


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh bưởi của
các hộ gia đình tại Lục Ngạn, Bắc Giang
4.1.1 Tình hình sản xuất bưởi tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay người dân tại huyện Lục Ngạn
đang có xu hướng chuyển một phần diện tích đất trồng vải, cam,.. sang trồng
bưởi. Bưởi được trồng nhiều ở các xã Hồng Giang, Nghĩa Hồ, Thanh Hải với
các giống bưởi khác nhau như: bưởi Diễn, vưởi Da xanh, bưởi Hoàng, bưởi
Phúc Trạch,… và nhiều nhất là bưởi Diễn với diện tích ngày càng được mở
rộng. Theo các hộ trồng bưởi Diễn cho biết, đây là giống bưởi dễ trồng, dễ chăm
sóc, cho năng suất ổn định và dễ tiêu thụ.
Tuy nhiên, diện tích trồng bưởi Diễn còn ít, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Có thể
thấy, kinh nghiệm trồng bưởi Diễn của các hộ dân tương đương với tuổi của
vườn cây. Những hộ dân có kinh nghiệm trồng bưởi <4 năm thì diện tích bưởi ít
chỉ khoảng 20 – 30 cây/ vườn. Khi đã có kinh nghiệm và có thêm vốn các hộ
dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, số lượng cây cũng vì thế mà tăng lên
100 – 400 cây/ vườn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, một số hộ
nâng dân đã thực hiện quy trình thâm canh trong canh tác bưởi, biết áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất bằng việc chiết, ghép bưởi để cung cấp
cây giống cho chính mình mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời cung cấp cây
giống ra thị trường tăng thêm thu nhập.
Có thể thấy độ tuổi của bưởi Diễn nhìn chung là rất trẻ, đa phần là đang ở
độ tuổi cho thu hoạch và giai đoạn kiến thiết cơ bản (4- 7 năm), điều này được
thể hiện rất rõ qua bảng 4.1. Vườn cây <4 năm tuổi và >7 năm tuổi chiếm tỷ lệ ít
hơn lần lượt là 13,3 % và 20%. Cây bưởi trồng sau 1 năm bắt đầu cho quả, tuy
nhiên khi cây bưởi còn ít năm thì chất lượng quả chưa ngon nên hầu hết các hộ

18


tiến hành cắt bỏ quả, không lấy quả mà tập trung nuôi cây và bắt đầu giữ lại quả

khi cây bưởi Diễn được 3 năm tuổi.
Bảng 4.1: Độ tuổi bưởi Diễn trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Tuổi cây (năm)

Tỷ lệ (%) độ tuổi

Khoảng cách

Tỷ lệ hộ trồng

<4

cây
13,3

trồng (m)*
3x3

(%)
13,3

4–7

66,7

3x4

33,3

>7


20,0

4x4

53,4

* Ghi chú: Khoảng cách trồng cây cách cây x hàng cách hàng.
4.1.2 Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và tác động tăng ra hoa, đậu quả
cây bưởi Diễn của các hộ gia đình tại Lục Ngạn, Bắc Giang
a. Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ, khoảng cách trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm
chất và tuổi thọ của cây. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng đến quá trình phòng trừ
sâu bệnh hại. Mật độ thưa cây sẽ sinh trưởng tốt, phẩm chất quả cao song năng
suất lại giảm. Mật độ dày quá sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất quả như mã quả xấu,
hàm lượng đường trong quả thấp, cây quang hợp kém, sâu bệnh hại nhiều,...
Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh và tuỳ theo
từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: khoảng cách trung bình (5 m
x 6m), mật độ 333 cây/ha. Trong điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày
khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha. Vùng đồi có thể trồng với
khoảng cách (6 - 7 m), mật độ 238 - 300 cây/ha. Khoảng cách phổ biến mà cách
hộ tại huyện Lục Ngạn áp dụng là 4 m x 4 m.
b. Kỹ thuật trồng, chăm sóc


Các biện pháp chăm sóc và tác động ra hoa, đậu quả

19



Qua điều tra tình hình áp dụng các biện pháp chăm sóc và tác động ra hoa,
đậu quả cây bưởi Diễn của các hộ gia đình tại Lục Ngạn, Bắc Giang ta có bảng
sau:
Bảng 4.2: Tình hình áp dụng các biện pháp chăm sóc và tác động ra hoa, đậu
quả cây bưởi Diễn của các hộ gia đình tại Lục Ngạn, Bắc Giang
STT
Hạng mục và mức độ sử dụng
1
Bón lót

2

3

4
5

Tỷ lệ số hộ áp dụng (%)

+ Có

20

+ Không
Bón thúc

80

+ Phân hữu cơ


0

+ Phân vô cơ

40

+ Phân hữu cơ + vô cơ

60

+ Phân bón lá
Thuốc BVTV

0

+ Phun khi xuất hiện sâu bệnh

86,7

+ Phun định kỳ
13,3
Cắt tỉa cành, quả
100
Áp dụng biện pháp xử lý để tăng ra hoa, đậu 100
quả
Dựa vào bảng 4.2, ta thấy:
+ Bón lót: có tới 80% các hộ dân ở huyện Lục Ngạn đều không bón lót

cho bưởi trước khi trồng mà chỉ sau khi cây hồi xanh mới tiến hành bón phân
lần đầu cho bưởi. 20% số hộ còn lại tiến hành bón lót phân chuồng ủ hoai mục

cho bưởi. Việc làm này giúp cung cấp dinh dưỡng ban đầu cho cây, tạo điều
kiện cho cây sinh trưởng phát triển về sau.
+ Bón thúc:
Nhận thấy, bưởi là cây có sinh khối tương đối lớn, năng suất quả cao, vì
vậy hàng năm đã lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng lớn. Để đạt năng suất,
20


×