Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nghiên cứu sự phát triển nghề nuôi hươu sao tại các nông hộ ở huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.62 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu sự phát triển nghề nuôi hươu sao tại các nông hộ ở
huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh

Tên sinh viên

: ĐÀO THỊ MỸ DUNG

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KTA – K51

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU......................................................................................................................3


1.1. Tính cấp thiết...................................................................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................6
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................6
2.1 Cơ sở lý luận.....................................................................................................................6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.................................................................................................6
2.1.2 Vai trò của nghề chăn nuôi hươu sao.........................................................................8
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi hươu sao............................................12
2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi hươu sao.......................................20
2.1.5 Các hình thức chăn nuôi hươu ở Việt Nam..............................................................24
2.1.6 Một số chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi................................25
2.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................................27
2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi hươu sao trên thế giới.............................................27
2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi hươu sao ở một số địa phương ở Việt Nam............29
2.2.3 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................31
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..........................................................................................33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................................33
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................................35
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................45
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................................45
Trong quá trình điều tra chúng tôi chọn các hộ theo nghề nuôi hươu sao tại 3 xã đại diện
cho các hộ nuôi hươu trong huyện....................................................................................45
- Xã Sơn Thủy là một xã có truyền thống nuôi hươu sao lâu đời ở Hương Sơn.............45
- Xã Sơn Giang là xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi hươu cao trong huyện.................................45
- Xã Sơn Phú là xã có các hộ mới theo nghề nuôi hươu..................................................45

Kết quả điều tra ở 3 xã trên sẽ phản ánh đặc thù cho vấn đề nghiên cứu của cả huyện.. 45
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................45
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu....................................................................47
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................47
3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo....................................................................48
3.2.6 Các hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài............................................49
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................50
4.1 Khái quát lịch sử phát triển và tình hình chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn.......51
4.1.1 Lịch sử phát triển.....................................................................................................51
4.1.2 Khái quát tình hình chăn nuôi hươu sao tại huyện...................................................52
4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao tại nông hộ....................................................57
4.2.1 Thông tin chung về các hộ nuôi hươu điều tra năm 2010........................................57

2


4.2.2 Tình hình đầu tư chăn nuôi hươu sao của hộ điều tra..............................................68
4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hộ nông dân..................................73
4.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu ở hộ nông dân....................................75
4.3 Định hướng và giải pháp phát triển nghề nuôi hươu......................................................77
4.3.1 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khan, phân tich ma trận SWOT......................77
4.3.1.1 Những thuận lợi....................................................................................................77
4.3.1.2 Khó khăn gặp phải của các hộ nuôi hươu.............................................................79
4.3.2 Định hướng..............................................................................................................82
4.3.3 Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp....................................................................83
4.3.4 Giải pháp.................................................................................................................84
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................90
5.1 Kết luận...........................................................................................................................90
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, là bộ
phận không thể thiếu được trong cơ cấu kinh tế hộ. Ngày nay, việc phát triển chăn nuôi các

loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liền với khai thác hợp lý là một trong những xu
hướng khai thác bền vững đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Hộ nông
dân ở huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh đã và đang ngày càng phát triển nghề nuôi hươu sao lâu
đời của huyện và nghề nuôi hươu trở thành con đường xóa đói giảm nghèo, con đường làm
giàu của các hộ chăn nuôi hươu sao......................................................................................90
5.2 Kiến nghị.........................................................................................................................91
5.2.1 Đối với hộ nông dân.................................................................................................91
5.2.2 Đối với trạm khuyến nông.......................................................................................91
5.2.3 Đối với các cơ quan chức năng................................................................................92

PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đang vững bước vào tiến trình hội nhập
nền kinh tế thế giới với xu hướng hòa bình hợp tác và cùng phát triển trên cơ sở
tạo điều kiện thuận lợi, học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ được sự giúp đỡ của
các nước trong quá trình lựa chọn con đường hội nhập nhanh nhất và tránh được
các nhược điểm, hạn chế mà các nước đi trước gặp phải.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nền nông nghiệp giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp cung cấp lương thực thực
phẩm phục vụ nhu cầu sống của người dân và là nguyên liệu cho các ngành sản
xuất khác, trong đó phải kể đến sự đóng góp của ngành chăn nuôi. Đối với Việt
Nam, ngành chăn nuôi đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển trở thành một
ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và nông thôn nước ta, chăn nuôi cung

3


cấp nguồn thực phẩm, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần
đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ.
Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, ngoài chăn nuôi những con gia súc gia cầm như

lợn, bò, gà, vịt đang chiếm vị trí quan trọng với những đặc tính riêng của nó thì
hiện nay việc chăn nuôi các loại động vật hoang dã quý hiếm gắn liền với việc
khai thác hợp lý với bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trong những xu
hướng khai thác bền vững, đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã
hội. Trong đó, chăn nuôi hươu sao đang được phát triển ở một số vùng trên đất
nước. Hươu sao là loài động vật quý hiếm, nhung hươu là vị thuốc bổ có giá trị
đối với sức khỏe con người chữa trị một số bệnh như tim mạch, kéo dài tuổi thọ,
trị hư lao, gầy ốm, các bệnh về xương,…., là nguyên liệu quý dùng làm thuốc
trong tây y và đông y.
Nghề nuôi hươu đã có truyền thống lâu đời ở vùng đất Hương Sơn – Hà
Tĩnh, đã và đang giúp cho người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo làm giàu một
cách vững chắc. Trong những năm gần đây khi điều kiện kinh tế của nông dân
sung túc lên nhất là từ những năm 90 của thế kỷ XX thì đàn hươu đã tăng lên
khá nhanh, nó đã trở thành nghề chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Đến nay,
tổng số đàn hươu ở Hương Sơn đã đạt trên 20 ngàn con, số gia đình nuôi hươu
đã tăng cao, có nhiều gia đình đã nuôi đến 10 – 30 con/ hộ và mang lại thu nhập
từ 50 – 100 triệu đồng/ hộ / năm. Nghề nuôi hươu ở Hương Sơn – Hà Tĩnh đã
trải qua những bước thăng trầm, không tránh khỏi những lúc gian nan cho người
nuôi do giá biến động bất thường nhưng nay nghề nuôi hươu đang trở lại với giá
trị thực của nó.
Ngày nay chăn nuôi hươu sao được phát triển rộng khắp ở Hương Sơn,
thực sự là một lĩnh vực sản xuất mang lại lợi nhuận cao - từ việc khai thác tiềm
năng, lợi thế ở địa phương. Tuy nhiên vẫn còn mang nhiều tính chất tự phát, do
đó còn nhiều câu hỏi đặt ra như:

4


- Thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn
đang diễn ra như thế nào?

- Hiện nay có những hình thức chăn nuôi hươu sao nào?
- Những khó khăn thuận lợi của hộ chăn nuôi hươu sao của các hộ trên địa
bàn huyện Hương Sơn là gì?
- Những giải pháp nào cần được đưa ra nhằm phát triển nghề nuôi hươu
sao, nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi hươu sao tại huyện Hương Sơn?
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu phát triển nghề nuôi hươu sao tại các nông hộ ở Hương Sơn – Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng nghề nuôi hươu ở các nông hộ trên địa bàn huyện
Hương Sơn – Hà Tĩnh. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nhằm phát triển nghề
nuôi hươu sao trong các nông hộ trên nhằm nâng cao thu nhập và phát triển chăn
nuôi bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề
phát triển chăn nuôi hươu sao.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành chăn nuôi sao tại các nông hộ ở
trên địa bàn huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi hươu sao
ở Hương Sơn – Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn
nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

5


- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - tổ chức có liên chăn nuôi hươu sao tại
nông hộ ở Hương Sơn – Hà Tĩnh.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
- Thực trạng phát triển nghề nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn,
trong đó nhấn mạnh vấn đề sản xuất và tiêu thụ.
- Phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi
hươu của hộ.
- Những thuận lợi khó khăn của sự phát triển chăn nuôi hươu sao của các
hộ chăn nuôi trong huyện.
- Các giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi hươu sao tại
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài : Từ tháng 1/ 2010 đến tháng 5/ 2010
- Thời gian được nghiên cứu thông qua các số liệu thu thập qua 3 năm
2007 – 2009, trong đó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu vào năm 2009.
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.
Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “Hộ nông dân là một đơn
vị sản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và

6


phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong

chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới.
Theo Frank Ellis (năm 1988): “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm
sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự
tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê
Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Đào Thế Tuấn (năm 1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
hoạt động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”.
Như vậy hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản
xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông
nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các mức độ khác nhau.
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn
vị tiêu dùng.
2.1.1.2 Kinh tế hộ nông dân
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình
thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình nhằm
thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa
trên chế độ trả công theo lao động với mỗi thành viên của nó”.
Có ý kiến lại cho rằng: “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế
phức tạp xét từ góc độ quan hệ kinh tế có tổ chức, là sự kết hợp những ngành,
những công việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân”.

7


Theo Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ

gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động
của gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và
tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào các hoạt động của thị trường”.
Theo TS.Đỗ Văn Viện (2006): “ Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao
động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất.
Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, quyết định trong sản xuất – kinh doanh
và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo
điều kiện để phát triển”.
Song kinh tế nông hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sản xuất
đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được. Một số hộ nông
dân riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng
hóa, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Ở đây lại nổi lên sự
cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cũng như nhiều
tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông hộ phát triển.
Từ các khái niệm trên cho thấy: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn và tư
liệu sản xuất.
2.1.2 Vai trò của nghề chăn nuôi hươu sao
Hươu là động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi thu được khi
nuôi hươu là thịt, nhung hươu và các sản phẩm phụ.
2.1.2.1 Chăn nuôi hươu cung cấp nhung là một dược liệu quý hiếm
Nhung hươu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh:
* Tăng cường thể lực chung: Lộc nhung làm tăng khả năng tổng hợp của
hồng cầu thí nghiệm đã chứng minh là các động vật thí nghiệm hoặc các vận
động viên. Khả năng làm việc của các vân động viên Nga có sử dụng lộc nhung

8



đã tăng từ 15 kg/m tới103 kg/m (Yudin và Dubryakov, 1974). Các tác giả của
công trình khoa học trên nhận thấy rằng tác dụng chủ yếu của lộc nhung trên các
vận động viên là do chất Pantocrine, một hoạt chất có chứa trong nhung.
Pantocrine là chất không những tham gia vào tổng hợp hồng cầu hmà còn tham
gia vào quá trình vận chuyển máu, hai tác dụng trên đã làm tăng khả năng vận
chuyển Oxi cho Oxihoá chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng và đào thải tống khứ
các chất độc ra khỏi cơ thể.
* Chống lão hoá: Các kết quả nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản, Canana,
Nga, Hàn Quốc chứng tỏ rằng dùng nhung hươu sẽ làm giảm hại sự tác động của
môi trường bên ngoài lên cơ thể như sự lão hoá do các hoá chất, làm tăng sự tổng
hợp sự tổng hợp Protein làm giảm sự lão hoá.
* Tác dụng đối với huyết áp và hệ tim mạch: Các nhà nghiên cứu khoa
học Nga, Nhật Bản đã nghiên cứu tác dụng của lộc hươu lên hệ tim mạch và có
kết quả là việc dùng lộc nhung bằng cách uống hoặc chiết suất các chất và tiêm
đã làm giảm đáng kể huyết áp của người (Fisher, 1988; Church,1999). Tuy nhiên
làm giảm huyết áp của lộc nhung chỉ có tính chất tạm thời làm giảm huyết áp là
nhờ chất Choline có trong nhung.
* Phục hồi các chức năng hoocmon và hệ thống miển dịch: Các chất
Pantocrine, Proteoglycane có tác động lên hệ miển dịch của cơ thể bằng cách
kích thích sinh sản Immunoglobuline, lộc nhung có tác dụng chống lại việc
nhiểm các bệnh cảm cúm thông thường, hiện tượng co rút đau trước chu kỳ kinh
nguyệt, hoặc các triệu trứng khó chịu của thời kỳ suy dương của nam giới…
* Chống căng thẳng thần kinh: ở lộc nhung các dây thần kinh phát triển
mạnh nhanh hơn các bộ phận khác, nó có thể tăng lên 1cm/ ngày. Tốc độ phát
triển nhanh như vậy kéo theo việc tích tụ một số chất các hoạt chất cần thiết cho
sự phát triển của tế bào thần kinh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chất này là
nguyên nhân chống lại căng thẳng thần kinh của lộc nhung.

9



* Chống thấp khớp và loãng xương: Bệnh thấp khớp là bệnh do lớp sụn
bôi trơn ở các khớp xương, do cơ thể mất Proteoglucane và Collagene hoặc bị
thoái hoá. Nếu dùng Glucosamine, Sulgate, Collagene, Chondoroitine thì có thể
giúp cơ thể giảm được bệnh này, trong lộc nhung có chứa một số đáng kể các
chất này, mặt khác các chất trong lộc nhung có thể đồng hoá các chất này của cơ
thể tạo điều kiện phục hồi phần Collagene và xương của các khớp. Các chất
khoáng cũng có nhiều trong lộc nhung đặc biệt là Calcium, Phosphate dưới dạng
hữu cơ góp phần ngăn ngừa bệnh loãng xương.
* Kích thích sự tăng trưởng ở trẻ em: Vì trong nhung có chứa các hooc
mon sinh trưởng chẳng hạn như DHA (DocosaHexanoic Acid) kích thích phát
triển cho trẻ, lại là nguồn Calcium, Phosphate hữu đặc biệt là các chất làm tăng
sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua thành niêm mạc ruột giúp trẻ phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ 28 bộ phận khác nhau như:
Nhung, máu, lông, gân, da, móng...Trung Quốc đã tạo ra 76 loài thuốc bổ chia ra
5 nhóm (48 loại thuốc bổ) 23 loại thuốc bài tiết, thận; 3 loại chữa lành: 1 loại
cho dạ dày và đường ruột; 1 loại cho tim mạch).
Vì vậy, nhung hươu rất có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới. Ở
Australia và NewZealand, giá 1kg nhung tươi là 198 – 242 USD và 1kg nhung
sấy khô thái mỏng là 1000 USD, Hàn Quốc giá 1kg nhung tươi là 80000 won.
Hiện nay, tại Hương Sơn – Hà Tĩnh giá nhung khoảng 3,5 triệu đồng/ kg,
với giá này đã tạo được sự ổn định, tạo niềm tin trong việc phát triển chăn nuôi
hươu sao ở huyện Hương Sơn nói riêng và toàn quốc nói chung.
2.1.2.2 Thịt hươu là loại thịt đặc sản. bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao và
cân đối
Dinh dưỡng của thịt hươu khá cao tương ứng với giá trị dinh dưỡng trong
thịt của các vật nuôi khác.Thịt của nó ngon bổ dưỡng ăn thịt hươu có tác dụng
bổ trung ít khí, mạnh gân cốt (Đỗ Tất Lợi, cây thuốc nam). Da, gân, đuôi, lông

10



và các phụ tạng khác (huyết thanh, dịch hoàn) đều có tác dụng chữa bệnh trong
y học cổ truyền.
Bảng 2.1 So sánh hàm lượng chất dinh dưỡng
ĐVT %
Loại vật

Hàm lượng

nuôi
nước tổng số.
Hươu
78,55

70,9

77,60
Thịt hươu là loại thịt cao

Hàm lượng
Khoáng
1,06
1,0
1,17
giá nhiều người

Hàm lượng Hàm lượng
Protein
Lipit

19,49
0,35
18,0
10,5
19,50
0,90
ưa thích, được tiêu thụ mạnh

trong khu vực khách sạn nhà hàng. Ở Mỹ, giá 1kg thịt hươu là 8 USD, ở Na Uy
là 9,3 USD. Australia hàng năm sản xuất khoảng 200 tấn thịt hươu còn Na Uy
trên 2000 tấn (Hinmarsh và Shuster, 1979) (dẫn theo Đặng Vũ Bình, 1997).
2.1.2.3 Chăn nuôi hươu cung cấp cho các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp
và du lịch
Da có thể cung cấp cho ngành công nghiệp thuộc da, là nguồn nguyên liệu
cung cấp cho các ngành dân dụng như làm cặp da, áo da, giày da, móng gạc hươu
làm các đồ mỹ nghệ, hươu nuôi ở các vườn bách thú phục vụ du lịch tham quan,
sinh thái.
Ngoài ra người ta còn thu được hàng loạt phế phẩm phụ khi giết thịt hươu
mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giới tính. Couchman (1979) cho rằng: Hầu
hết các sản phẩm phụ ngoại trừ da sống và phụ phẩm có thể ăn được có giá
khoảng 60 – 75 USD/ con. Theo Đỗ Tất Lợi (1982), các cơ thể khác của cơ thể
hươu được dùng làm dược liệu trong đông y:
- Lộc thận, lộc tiên (Dịch hoàn và dương vật hươu) có tác dụng bổ thận
tráng dương. Lộc huyết (máu hươu) phơi khô dùng làm thuốc bổ.
2.1.2.4 Phát triển chăn nuôi hươu là biện pháp giảm cạnh tranh lương thực giữa
con người và vật nuôi

11



Nuôi hươu ít hoặc không có cạnh tranh lương thực, thức ăn khác của con
người. Bởi vì thông qua hệ vi sinh vật dạ cỏ ở hệ thống tiêu hoá của hươu thì một
khối lượng chất hữu cơ và năng lượng khổng lồ tiềm tàng trong hệ thống nông
nghiệp và công nghiệp, chế biến thông qua đấy mà dường như các phế phụ phẩm
đã chuyển thành những sản phẩm quý hiếm cùng cấp cho con người.
2.1.2.5 Chăn nuôi hươu mang lại thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm
cho những lao động nhàn rỗi
Chăn nuôi hươu hàng năm mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, bây
giờ con hươu đầu tư vốn ban đầu như con giống thấp, chi phí thức ăn thấp chỉ
bằng 1/2của con bò, đầu tư sức lao động thấp những thu nhập từ con hươu mỗi
năm mang lai có thể hơn con rất là nhiều.
Nuôi hươu nói riêng và động vật hoang dã nói chung, không chỉ thu về
nguồn lợi kinh tế mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếmm, bảo tồn các
loại động vật hoang dã, vừa có giá trị trước mắt, vừa mang ý nghĩa lâu dài. Cho
đến nay hầu như các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề này.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi hươu sao
2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế trong chăn nuôi hươu sao
Hươu sao là loài vật động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý
thuyết áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng. Hươu có bản chất
ăn tạp, bộ phận tiêu hóa khác với các loại gia súc khác, thời gian - chăn nuôi
hươu kéo dài từ 15- 20 năm.
Nuôi hươu ở hộ vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quản canh, vì
thời gian nuôi dài nhưng mỗi năm hươu cái sinh sản một lầnvà hươu đực cho
nhung từ 1 – 2 lần.
Hươu cái trước và sau khi sinh cần đầu tư thêm thức ăn, còn bình thường
cho ăn theo tính chất khẩu phần như tính hoang dã của chúng. Hươu đực trước
và sau thời gian lên nhung khoảng 50 – 60 ngày là cắt, cần có sự đầu tư thêm về

12



thức ăn, còn sau thời gian đó cũng cho ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần như tính
cách hoang dã.
Hộ gia đình chăn nuôi hươu sử dụng lao động và tiền vốn của hộ là chủ
yếu. Những hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô nhỏ thì tận dụng sức lao động
gia đình và những lúc rãnh rỗi về thời gian để chăn nuôi hươu. Hộ gia đình chăn
nuôi theo quy mô lớn thì phải đầu tư tích lũy thức ăn theo mùa vụ và phải có
nhân lực lao động chăm sóc và theo dõi hươu.
Thu nhập từ chăn nuôi hươu mang lại cho hộ nông dân cao nhưng cần
chú ý những rủi ro về chăm sóc phòng ngừa bệnh tật.
2.1.3.2 Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao
Trong chăn nuôi nói chung để có năng suất cao, ngoài yếu tố quyết định
là giống thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tác động không kém đến khả năng sản
xuất đó là năng suất, chất lượng nhung, khả năng sinh sản. Chính vì thế chăm
sóc nuôi dưỡng là công việc quan trọng, có ý nghĩa đến sự thành công trong
chăn nuôi hươu. Đây là những vấn đề quan trọng nhất trong việc nuôi hươu nếu
làm tốt theo các bước trong quy trình này, chắc chắn chúng ta sẽ thu được những
kết quả tốt.
a. Chuồng trại.
Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây:
- Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu.
- Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất.
- Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới
sức khoẻ của hươu.
* Vị trí xây chuồng:
- Phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiễm và tiếng động, mùi vị ô
nhiễm, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí mà mùa đông thì ấm áp mùa hè
thoáng mát.
* Hướng chuồng:


13


- Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng nam hoặc đông nam để điều hoà
được tiểu khí hậu của chuồng nuôi.
* Nền chuồng:
- Phải có độ dốc từ 1 – 2o và phải cao hơn vùng đất xung quanh 10 –15cm
nền chồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc bằng đất nện chặt đều được.
* Diện tích chuồng:
- Hươu đực phải đạt mỗi con trên 6m 2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn
một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm
chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường
rộng khoảng là 12m2 trở lên.
b. Chọn giống hươu để nuôi:
* Đối với hươu đực:
- Con khoẻ mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân
chắc chắn đều đặn
- Chọn những con đực sinh ra từ những con bố mẹ tốt, nên chọn con lứa
thứ 2 đến thứ 7, con bố có đặc điểm tốt đã có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5
kg/năm trở lên.
* Đối với hươu cái:
- Chọn con được sinh ra từ con mẹ ổn định hàng năm, nuôi con khỏe
không bị bệnh truyền nhiễm.
- Chọn hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, không nên lấy các lứa
sau.
- Hươu con khỏe mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ
phận sinh dục nổi rõ.
c. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Hươu sao
* Nhu cầu dinh dưỡng:
- Lượng thức ăn cho ăn: Cho hươu ăn đủ lượng thức ăn theo tiêu chuẩn

khẩu phần ăn và có sự điều chỉnh, theo dõi tránh bội thực do ăn quá no hoặc

14


phải theo dõi hươu ăn thiếu khẩu phần dẫn đến quá đói (thiếu thức ăn). Để tránh
được điều này chúng tôi đã phân ra các loại hươu để xây dựng định mức khẩu
phần cho chúng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng: Hươu cai sữa từ 3 tháng đến
1năm tuổi, hươu hậu bị từ 1-2 năm tuổi, hươu kiểm định từ 3-4 năm tuổi, Hươu
cơ bản từ 4 năm tuổi trở lên
Bảng 2.2: Khẩu phần ăn của các loại hươu trong một ngày đêm
Thức ăn
Chỉ tiêu

xanh
(kg)

Thức ăn

Thức ăn củ

tinh (kg)

quả (kg)

Khoáng
sinh tố
(g)

Muối


Nước

(g)

(lít)

Tập ăn đến cai sữa

8

0,3

0,5

3

10

2

Hâu bị

12

0,4

1,5

5


15

7

Kiểm định

15

0,5

2

7

18

10

Cơ bản

20

0,6

2,5

10

20


12

Mang thai ≤5tháng

18

0,8

1,5

7

18

10

Mang thai>5tháng

15

0,5

2

10

20

12


Đực mọc nhung

22

0,8

2,5

10

20

12

- Qua bảng 2.1. Định mức khẩu phần ăn cho chúng chúng ta thấy rằng,
thức ăn chủ yếu dùng cho hươu là thức ăn thô xanh, thức ăn tinh rất ít, điều này
phù hợp với dạ dày bốn túi, tiêu hoá nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ
cỏ thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ cây giàu xơ.
- Còn thức ăn tinh là loại thức ăn bổ sung mà thôi, lượng thức ăn tinh này
nhằm cumg cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động, nếu bổ sung
không hợp lý sẽ làm rối loạn tiêu hoá. Đối với thức ăn khoáng và sinh tố thường
chiếm một tỷ lệ rất ít, tuy vậy không để thiếu nhất là hươu cái khi có chữa, đẻ,
hươu cái tiết sữa nuôi con, hiện nay thức ăn khoáng và các loại tổng hợp
Vitamin có bán ở dạng tổng hợp rất nhiều trên thị trường, chúng ta nên mua để
bổ sung cho hươu

15



Bảng 2.3: Nhu cầu về protein của các loại hươu
Chỉ tiêu

Protein(g/kgvck)

Lượng chất khô ăn vào

Hươu đực

90-100

3,0-0,4

Hươu đực mọc nhung

120-140

3,0- 5,0

Hươu cái

90-100

1,6-2,5

Hươu cái không mang thai

90-100

1,6-2,5


Mang thai<=5tháng

100-120

1,6-2,5

Mang thai>5tháng

140-150

2,3-3,0

Tiết sữa nuôi con

160-170

3,0-4,0

[Nguồn Alecxander, TL, 1986 (29)]
- Qua thực tế thì mức bổ sung thức ăn tinh cho các loại hươu nái nôi con,
hươu đực giống, hươu thúc nhung, không nên quá 0.8kg thức ăn tinh cho một
con trong một ngày đêm, trong đó cần có các loại thức ăn tinh để hỗn hợp lại
với nhau như thóc, ngô, khô dầu, bột cá…Các loại thức ăn sử dụng không bị
mốc, thiu chua…
- Nước rất cần cho hươu uống, có đầy đủ nước thì quá trình tiêu hoá mới
thực hiện được, vì thế chúng ta cần cho hươu uống nước sạch và đầy đủ.
* Xử lý và chế biến thức ăn trước khi cho hươu ăn
- Thức ăn cho hươu: Thức ăn xanh phải non, ngon, sạch, không để thức ăn
quá ướt nước nhất là nước bẩn vì vậy trước khi cho ăn thì phải được rửa sạch để

ráo nước, thì mới cho hươu ăn. Một số cây thức ăn, như lá cây mía, cây cỏ voi
trước khi cho ăn thì cần cắt ngắn chừng 10- 15cm, các thức ăn củ quả dùng làm
thức ăn cho hươu thì đem thái lát cắt mỏng làm nhỏ, thức ăn có chứa độc tố thì
cần xử lý loại bỏ độc tố rồi mới cho hươu ăn, không cho hươu ăn các thức ăn
siu thối kém phẩm chất, cần trồng một số cây hươu thích ăn để làm thức ăn cho
hươu.

16


- Cho hươu ăn uống sạch sẽ: Hươu là động vật nhai lại nhưng trong ăn
uống hươu rất sạch sẽ, chính vì thế hươu ít mắc bệnh tật, thức ăn xanh được kẹp
thành một dãy phía ngoài chuồng để hươu có thể thò cổ ra ăn, máng ăn được bố
trídốc vào phía trong chuồng có độ cao khoảng 30 – 40cm, rộng máng là 60cm,
dài là 1,2 m vừa để bỏ cỏ hoặc cành lá cho hươu rút ăn từ từ.
- Để đảm bảo vệ sinh ăn uống cho hươu chuồng rộng có sân chơi thì
không nên xây máng gần chuồng vì nếu công tác vệ sinh không báo đảm, hươu
sẽ dễ bị một số bệnh đường tiêu hoá. Vì vậy nên dùng máng ăn, máng uống di
động sẽ giữa được vệ sinh sạch sẽ hơn. Sau khi hươu ăn xong thì nên chùi rửa
máng để khô ráo sạch sẽ để lần sau cho ăn tiếp.
* Kỹ thuật cho ăn.
- Cho ăn đúng cách: Hươu chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu
ăn tới 60% tổng số thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày
không nhiều, ban ngày hươu ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm.
Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng mà người chăn nuôi cần nắm biết. Vì
vậy lịch phân bố cho hươu ăn như sau:
Bữa thứ nhất: 6-7 giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
Bữa thứ hai: 9-10giờ sáng cho ăn 15% thức ăn xanh.
Bữa thứ ba: 13-14 giờ chiều cho ăn 10% thức ăn xanh cộng với thức ăn
tinh trong ngày.

Bữa thứ tư: 17 - 18giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
Bữa thứ năm: 22 giờ tối cho ăn 30% thức ăn xanh.
- Thức ăn tinh không được cho hươu ăn vào buổi sáng vì ăn như vậy sẽ
làm cho hươu ăn ít thức ăn xanh và thức ăn củ quả. Nên cho hươu ăn thức ăn
tinh vào bữa ăn thứ ba vào lúc 13 – 14 giờ trong ngày. Hàng ngày người chăn
nuôi phải thường xuyên theo dõi phân của hươu để điều chỉnh thức ăn cho hợp
lý. Thường phân của hươu có dạng viên bóng, cứng hình bầu dục nếu khác với
bình thường thì cần xem xét lại thức ăn cho hươu.

17


Cho hươu ăn nhiều loại thức ăn xanh, đặc tính của chúng là thích ăn nhiều
loại cỏ non, lá non và các loại cây có mủ. Không nên cho hươu ăn độc nhất một
loại thức ăn thì sinh trưởng và phát triển, khả năng sản xuất sẽ bị hạn chế.
* Vận động – Tắm nắng – tắm chải
- Vận động: Tuỳ thuộc vào hình thức nuôi khác nhau nên cho hươu vận
động khác nhau. Hươu là động vật con mang tính hoang dã nên rất thích vận
động, chạy, nhảy rất hiếu động nên khi bị bó hẹp trong nuôi nhốt thì rất khó
chịu. Chúng ta nên tạo diện tích sân chơi cho hươu bằng cách khoanh vùng rộng
bằng rào chắn cao 2 – 2.5m thì khả năng vận động và tắm nắng của hươu được
tốt hơn và thích nghi với điều kiện sinh lý của nó hơn, ít gây ra các hiện tượng
ức chế (stress) con vật thoải mái hơn, góp phần tiêu hoá, trao đổi chất được tốt
hơn.
Nếu không có điều kiện thì cần phải thiết kế mái che có lắp tấm kính có
độ rộng 40 X 50cm cho nắng rọi vào 1 giờ/ngày. Có thể thiết kế chuồng cho
nắng xuyên vào chuồng 7-8 giờ/ngày.
- Tắm chải. Thứ tự tắm chải từ đầu đến mông, từ trên xuống dưới, mỗi lần
chỉ cần 5- 10 phút. Trước khi tám chải phải tập làm quen với con vật để tạo cho
nó có phản xạ có điều kiện. Trong quá trình tắm chải chú ý phát hiện một số ký

sinh trùng như ve, ghẻ, lỡ, loét…Nếu có hãy dùng các biện pháp sau đối với ve,
ghẻ, lở, loét…
Bắt diệt liên tục bằng cơ học: Dùng Ivermactin điều trị nội ngoại ký sinh
trùng để tiêm 1ml/7kg trọng lượng.Dùng các thuốc sát trùng ngoài da và khử
trùng chuồng trại. Định kỳ dọn vệ sinh chuồng trại.
d. Quy trình cắt nhung hươu
Thời gian cắt nhung khoảng 50 – 55 ngày sau khi mọc là tốt nhất vì có
chất lượng cao và không ảnh hưởng nhiều đến các chu kỳ tiếp theo. Quá trình
cắt nhung phải nhanh gọn, an toàn cụ thể như sau:
* Chuẩn bị dụng cụ:

18


- Cưa sắt để cắt nhung, cưa thật sắc, thường dùng cưa xương dụng cụ y tế
- Vải để bịt mắt hươu
- Thuốc cầm máu và thuốc chống nhiễm trùng: Vitamin K, cỏ mực, thuốc
kháng sinh như Ampicilin, Tetracilin.
- Chuồng để cắt nhung
- Một số dụng cụ khác như: Dao, dây thừng… để sử dụng lúc cần thiết.
- Nhân lực: Cần ít nhất là từ 4 – 5 người hiểu biết về việc cắt nhung và có
sức khỏe.
* Bắt giữ hươu:
- Dùng rơm rạ, cỏ khô rải vào khu vực cắt nhung để tránh cho con vất bị
thương trong thời gian cắt.
- Khống chế và cố định hươu phải nhanh và phải bảo đảm an toàn cho
người và vật nuôi, yêu cầu nhanh gọn. Thường là những người có kinh nghiệm.
* Cắt nhung:
- Cưa thật sắc, cưa nhanh khi gần đứt thì cưa nhẹ nhàng tránh bị xước,
cưa cách chân đế 1cm trong khoảng thời gian 4 – 5 phút. Dùng ca hoặc thau

hứng máu đang chảy trong chậu đã có nước để nguội, sau đó đổ vào các chai
thủy tinh có thêm rượu.
- Cầm máu phải nhanh chóng, thuốc cầm máu tốt, cách cầm máu là khi đã
chuẩn bị các loại thuốc và gạc đắp thuốc cầm máu lên viết thương và nhanh
chóng buộc chặt.
e. Các phương pháp bảo quản và chế biến nhung
Nhung chứa rất nhiều máu vì thế khi cắt nếu không được sấy nhung sẽ bị
thối, kém phẩm chất hoặc hư hỏng. Do đó, sau khi cắt nhung tươi từ hươu ra ít
nhất là 2h thì chúng ta phải tiến hành sấy nhung.
* Phương pháp sấy bằng than
Dùng các loại cỏ lá dài, sắc (cỏ hươu thường ăn) quấn chặt quanh nhung
rồi tren giữa hai liếp than với khoảng cách vừa sấy nóng nhung dần dần. Khi

19


treo nhung để sấy chú ý treo nhung phía trên đầu xuống dưới để tránh huyết
nhung chảy ra, không nên treo quá gần than làm cháy nhung. Trong quá trình
sấy luôn luôn kiểm tra và trở nhung để đảm bảo cho nhung khô đề, không nên
sấy nhiệt độ quá cao mà sấy với nhiệt độ tăng dần.
* Phương pháp sấy bằng gạo rang
Phương pháp này thường được áp dụng nhiều ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ủ
nhung vào bao gạo rang nóng nhiều lần, khi gạo đã nguội tiếp tục rang lại, nhiệt
độ sấy khoảng 60 - 70 0 C, làm như vậy cho đến khi nhung khô hẳn thì đưa vào
bảo quản. Khi dùng thì tán nhỏ thành bột, cho vào cháo ăn dần, mỗi ngày ăn 1 –
2 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Cách này là khá tốt vì nhiệt độ vừa phải, đều, ít sơ
suất làm hỏng nhung.
* Phương pháp sấy bằng điện
Thường dùng những lò sấy vi sóng có công suất lớn, ưu điểm sấy loại này
là nhanh và hiệu quả.

2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi hươu sao
Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nói chung và toàn hộ nông dân
chăn nuôi hươu chịu tác động bởi các nhóm yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội và khả năng tổ chức quản lý sản xuất, điều kiện về khoa học
kỹ thuật và các chính sách của nhà nước.
2.1.4.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý và đất đai
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự
phát triển của kinh tế hộ nông dân chăn nuôi hươu. Những hộ nông dân có vị trí
thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu
thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện
phát triển sản xuất hàng hóa. Thực tế cho thấy càng ở các vùng sâu, vùng xa…
do vị trí không thuận lợi nên kinh tế hộ nông dân kém phát triển.

20


Quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hóa thổ nhưỡng có liên quan
mật thiết, tới từng loại sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất
ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được.
* Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái.
Điều kiện khí hậu thời tiết và lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… có
quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất. Thực tế cho thấy
những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ
hạn chế được bất lợi, những rủi ro điều kiện thiên nhiên gây ra và có cơ hội để
phát triển chăn nuôi hươu, tăng sản lượng nông sản hàng hóa của các hộ nông
dân chăn nuôi hươu.
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển nuôi hươu của hộ
nông dân nhất là nguồn nước. Bởi vì chăn nuôi hươu tồn tại và phát triển theo
quy luật của môi trường. Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì đàn hươu phát

triển tốt, cho năng suất sản phẩm cao. Nếu môi trường sinh thái không phù hợp
dẫn đến sinh trưởng và phát triển, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, từ đó
hiệu quả sản xuất của hộ nông dân chăn nuôi hươu đạt hiệu quả thấp.
2.1.4.2 Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý và xã hội
Nhóm yếu tố kinh tế và tổ chức liên quan đến thị trường và các nguồn lực
chủ yếu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và
phát triển kinh tế hộ nông dân chăn nuôi hươu nói riêng.
* Trình độ học vấn và kỹ năng lao động.
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu
tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi hươu tiên tiến. Trong chăn
nuôi phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học
kỹ thuật vào chăn nuôi hươu nhằm đem lại lợi nhuận cao. Trình độ học vấn và
trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi hươu của người chủ hộ
có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và thất bại trong kinh

21


doanh của hộ nông dân. Vì vậy chủ hộ nông dân muốn thành đạt phải có tố chất
của một nhà chăn nuôi hươu để kinh doanh thực thụ.
* Vốn:
Trong quá trình sản xuất nói chung và chăn nuôi hươu nói riêng, vốn là cơ
sở đảm bảo cho hộ nông dân có các tư liệu sản xuất, vật tư nguyên vật liệu cũng
như thuê nhân công để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn là điều kiện không
thể thiếu trong chăn nuôi. Vốn là một trong những yếu tố quyết định sự hình
thành sản xuất hàng hóa, nói cách khác, cán có quy mô vốn đủ lớn để kinh tế hộ
trở thành kinh tế trang trại gia đình, chăn nuôi hươu đạt hiệu quả.
* Công cụ sản xuất:
Trong quá trình sản xuất nói chung, chăn nuôi hươu nói riêng, công cụ lao
động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăn

nuôi. Muốn nuôi hươu có hiệu quả, năng suất lao động cao cần phải sử dụng một
hệ thống công cụ phù hợp.
* Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi hươu
nói riêng bao gồm đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống
điện, nhà xưởng, trang thiết bị trong nông nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng
trong quá trình sản xuất hàng hóa của kinh tế hộ nông dân. Thực tế cho thấy nơi
nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống
của các hộ nông dân được cải thiện.
* Thị trường:
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất với số lượng bao nhiêu và
theo tiêu chuẩn chất lượng nào. Trong cơ chế thị trường các hộ nông dân hoàn
toàn tự do lựa chọn hàng hóa mà thị trường cần và họ có khả năng sản xuất. Từ
đó kinh tế hộ có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa.
* Hình thức và mức độ liên kết, hợp tác trong các mối quan hệ SXKD.

22


Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản hàng hóa các hộ nông dân
phải liên kết, hợp tác lại với nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ các hình thức liên kết
hợp tác mà các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới vào chăn nuôi hươu nhằm nâng cao năng suất vật nuôi
và năng suất lao động của mình.
2.1.4.3 Nhóm yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ
* Kỹ thuật chăn nuôi:
Do điều kiện tự nhiên KT – XH của mỗi vùng khác nhau với yêu cầu
giống hươu nuôi khác nhau, đòi hỏi phải có kỹ thuật chăn nuôi khác nhau. Trong
nuôi hươu, tập quán, kỹ thuật chăn nuôi của từng vùng, từng địa phương có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả và phát triển đàn hươu của hộ nông dân.

* Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi hươu:
Chăn nuôi hươu của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra giống hươu có năng suất cao, chất lượng tôt. Thực
tế cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản
xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong chăn
nuôi hươu họ làm giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất
như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kết hợp với nhau để
tạo ra sản phẩm từ chăn nuôi hươu đạt chất lượng cao.
Như vậy việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi có tác
dụng thúc đẩy chăn nuôi hươu phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm
thay đổi hẳn vùng sản xuất hàng hóa.
2.1.4.4 Nhóm yếu tố thuộc về quả lý vĩ mô của nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
nước như: chính sách nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách
cho vay vốn, giải quyết việc làm, các chính sách này có ảnh hưởng lớn tới phát
triển kinh tế nông hộ và là dụng cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả
vào sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ chăn nuôi hươu nói riêng.

23


Tóm lại, từ các yếu tố ảnh hưởng đến hộ nông dân đã phân tích ở trên, có
thể khẳng định: hộ nông dân chăn nuôi tự túc tự cấp muốn phát triển thành hộ
nông dân chăn nuôi sản xuất hàng hóa và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi
trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân
chăn nuôi hiệu quả.
2.1.5 Các hình thức chăn nuôi hươu ở Việt Nam
2.1.5.1 Hình thức nuôi nhốt hoàn toàn
Hình thức chăn nuôi này thường được các hộ chăn nuôi áp dụng phổ biến,
phù hợp với quy mô chăn thả nhỏ. Đặc điểm của hình thức này là hươu được

nhốt hoàn toàn trong chuồng và hàng ngày chung ta đem thức ăn, nước uống và
vệ sinh chuồng trại. Việc xây dựng chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh
lý của hươu, có độ bền vững chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất,
phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức
khỏe của hươu. Chuồng nuôi phải được xây dựng cách nhà ở một khoảng hợp lý
tránh ô nhiễm và tiếng động, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng tốt nhất là xây dựng chuồng
hướng Nam hoặc Đông Nam để điều hòa được khí hậu của chuồng nuôi. Mỗi
một hươu được nhốt riêng trong một ô chuồng diện tích từ 2,5 – 3m 2 , nhưng
hiện nay thường làm chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống, chuồng hai
ngăn này thường có diện tích là 12m 2 trở lên. Chuồng được xây dựng trên nền
đất cao thoát nước, chiều cao nền chuồng từ 1 – 1,5m, xung quanh được bảo vệ
bằng gỗ thanh hoặc các vật liệu cứng khác, tạo được thoáng mát về mùa hè. Nền
chuồng được lát bằng gạch hoặc xi măng láng nhám, bằng nền đất nện chặt đều
được.
Nuôi nhốt có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng không thỏa mãn
tập tính sinh lý vật nuôi chính vì thế chúng ta nuôi nhốt nhưng phải có sân chơi.
Diện tích sân chơi to nhỏ tùy thuộc vào số lượng hươu nuôi trong chuồng, trung
bình khoảng 20 – 50 m 2 . Thức ăn thô xanh được bổ sung hàng ngày, khi thu

24


nhận về được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho ăn. Nước uống cho hươu
dùng nước giếng khơi chứa trong máng uống ở cạnh hoặc ngoài chuồng (có lỗ
thông cho hươu thò cổ ra uống)
2.1.5.2 Hình thức nhốt hươu bán chăn thả
Hình thức chăn nuôi này thường áp dụng những cho những trang trại nuôi
với số lượng hươu lớn như các trang trại chăn nuôi quốc doanh: vường quốc gia
Cúc Phương – Ninh Bình, trại hươu đảo suối Ba Vì – Hà Nội, công ty cổ phần

giống Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Với phương thức chăn nuôi này thì khu chăn nuôi phải có diện tích rộng
phù hợp với số lượng hươu chăn nuôi. Diện tích của mỗi khu chăn nuôi khoảng
1.500 – 2.000m 2 thả từ 10 – 20 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng
với cọc xi măng chắc chắn, trong khu vực khu chăn nuôi được trồng cây để làm
bóng mát và làm thức ăn bổ sung cho hươu. Trong mỗi ô như vậy có nhà nghỉ,
có hệ thống máng ăn, nước uống cho hươu. Hươu được thả tự do trong mỗi ô,
được đi lại kiếm ăn tự do. Người chăn nuôi hàng ngày đem thức ăn vào cho
hươu theo giờ quy định và kiểm tra tình trạng sức khỏe, mức độ đi lại, vệ sinh
phòng dịch cho hươu. Vào mùa sinh sản và mùa thu hoạch nhung cần bổ sung
thức ăn tinh trong khẩu phần thức ăn. Hươu con khi tách mẹ (3 tháng tuổi trở
lên) được nuôi riêng ra. Hình thức chăn nuôi này làm cho môi trường sinh thái
của con vật được mở rộng phù hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
2.1.5.3 Chăn thả tự nhiên
Hình thức này là không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện
tích lớn. Nhưng hình thức này hầu như không được áp dụng vì khó quản lý
chăm sóc nuôi dưỡng.
2.1.6 Một số chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành sản xuất vất chất quan trọng của ngành nông nghiệp
và được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại sản phẩm của ngành
chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu của người nông dân. Nó cung cấp

25


×