Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.17 KB, 158 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn,
luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Thu Hằng

i
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân còn có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên giúp
đỡ của các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng cũng như lòng biết ơn sâu sắc
đến toàn thể gia đình và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Minh Thu – là giảng viên
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã


tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn cũng như các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức, kỹ năng để tôi có thể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè
đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 26 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Dương Thị Thu Hằng

ii
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................................II
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................................vii
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung.....................................................................................................................3
Sơ đồ 2.1: Các phương pháp khuyến nông......................................................................................................9

Sơ đồ 2.2: Các phương pháp cá nhân cụ thể.................................................................................................10
Sơ đồ 2.3: Các phương pháp khuyến nông theo phương pháp nhóm............................................................13
Sơ đồ 2.4: Các phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng.........................................19
Sơ đồ 4.1: Hệ thống tổ chức của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch.........................................................61
Biểu đồ 4.1: Công tác khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch năm 2007 – 2009.................65
Biều đồ 4.2: Thực trạng thâm niên công tác của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Lập Thạch...................68
Biểu đồ 4.3: Thực trạng cán bộ khuyến nông của trạm phân theo độ tuổi....................................................69
Biểu đồ 4.4: Thực trạng cán bộ khuyến nông cơ sở phân theo độ tuổi..........................................................70
Biểu đồ 4.5: Mối quan hệ giữa kỹ năng hiểu và áp dụng phương pháp thăm và tư vấn cho nông dân của
CBKN..............................................................................................................................................................75
Biểu đồ 4.6: Mối quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng phương pháp sử dụng thư của CBKN................77
Biểu đồ 4.7: Mối quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng phương pháp sử dụng điện thoại của CBKN.....77
Biểu đồ 4.8: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp tập huấn...............87
Biểu đồ 4.9: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp trình diễn kết quả. 88
Biểu đồ 4.10: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp trình diễn phương
pháp ...............................................................................................................................................................90
Biểu đồ 4.11: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp hội nghị đầu bờ .92
Biểu đồ 4.12: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp tham quan và khảo
sát thực tế ......................................................................................................................................................93
Biểu đồ 4.13: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp hội thi ................95
Biểu đồ 4.14: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp hội chợ và triển
lãm .................................................................................................................................................................96
Biểu đồ 4.15: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp khuyến nông qua
phương tiện nghe..........................................................................................................................................105
Biểu đồ 4.16: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp khuyến nông qua
phương tiện đọc............................................................................................................................................106
Biểu đồ 4.17: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp khuyến nông qua
phương tiện nhìn...........................................................................................................................................108
Biểu đồ 4.18: Quan hệ giữa khả năng hiểu và áp dụng của CBKN đối với phương pháp khuyến nông qua
phương tiện nghe - nhìn...............................................................................................................................109

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA.......................................................................................................17
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG BÀ................................................................................................................17
NGƯỜI ĐIỀU TRA......................................................................................................................................................17

iii
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ
CBKN
CC
CN – TTCN
ĐT
GTSX
KN

LT
N–L–N
NN
TM
TB
UBND

Bình quân
Cán bộ khuyến nông

Cơ cấu
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Đào tạo
Giá trị sản xuất
Kỹ năng
Lao động
Lý thuyết
Nông – lâm – ngư
Nông nghiệp
Thương mại
Trung bình
Ủy ban nhân dân

iv
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................................................VII
SƠ ĐỒ 2.1: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG............................................................................................9
SƠ ĐỒ 2.2: CÁC PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN CỤ THỂ......................................................................................10
SƠ ĐỒ 2.3: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP NHÓM..............................13
SƠ ĐỒ 2.4: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
.........................................................................................................................................................................................19
SƠ ĐỒ 4.1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN LẬP THẠCH......................61
BIỂU ĐỒ 4.1: CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN LẬP THẠCH

NĂM 2007 – 2009..........................................................................................................................................................65
BIỀU ĐỒ 4.2: THỰC TRẠNG THÂM NIÊN CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ TRẠM KHUYẾN NÔNG
HUYỆN LẬP THẠCH.................................................................................................................................................68
BIỂU ĐỒ 4.3: THỰC TRẠNG CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM PHÂN THEO ĐỘ TUỔI............69
BIỂU ĐỒ 4.4: THỰC TRẠNG CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ PHÂN THEO ĐỘ TUỔI......................70
BIỂU ĐỒ 4.5: MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THĂM VÀ TƯ
VẤN CHO NÔNG DÂN CỦA CBKN.......................................................................................................................75
BIỂU ĐỒ 4.6: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
THƯ CỦA CBKN.........................................................................................................................................................77
BIỂU ĐỒ 4.7: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
ĐIỆN THOẠI CỦA CBKN.........................................................................................................................................77
BIỂU ĐỒ 4.8: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP TẬP HUẤN.......................................................................................................................................................87
BIỂU ĐỒ 4.9: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP TRÌNH DIỄN KẾT QUẢ................................................................................................................................88
BIỂU ĐỒ 4.10: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP TRÌNH DIỄN PHƯƠNG PHÁP ...................................................................................................................90
BIỂU ĐỒ 4.11: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP HỘI NGHỊ ĐẦU BỜ .......................................................................................................................................92
BIỂU ĐỒ 4.12: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP THAM QUAN VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ ................................................................................................93
BIỂU ĐỒ 4.13: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP HỘI THI ...........................................................................................................................................................95
BIỂU ĐỒ 4.14: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP HỘI CHỢ VÀ TRIỂN LÃM .........................................................................................................................96
BIỂU ĐỒ 4.15: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NGHE.....................................................................................105
BIỂU ĐỒ 4.16: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN ĐỌC........................................................................................106


v
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

BIỂU ĐỒ 4.17: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NHÌN......................................................................................108
BIỂU ĐỒ 4.18: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NGHE - NHÌN......................................................................109

vi
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 3.1 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU HUYỆN LẬP THẠCH.................................................................................40
BẢNG 3.2:TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC QUA 3 NĂM
(2007 – 2009)..................................................................................................................................................................43
BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC
QUA 3 NĂM (2007 – 2009).........................................................................................................................................44
BẢNG 3.4: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA HUYỆN LẬP THẠCH
– TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2009..............................................................................................................................47

BẢNG 3.5: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC TRONG
3 NĂM (2007 – 2009)....................................................................................................................................................50
BẢNG 3.6: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG QUA 3 NĂM (2007 –
2009)................................................................................................................................................................................53
BẢNG 3.7: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN LẬP THẠCH QUA 3 NĂM (2007 – 2009)................54
BẢNG 4.1: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG........................................................................63
BẢNG 4.2: NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRẠM......................................................................................................66
BẢNG 4.3: HIỂU BIẾT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN CỦA CBKN...................................................72
BẢNG 4.4: ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN CỦA CBKN ..........................................................74
BẢNG 4.5: NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA CBKN VỀ NHÓM PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN............................79
BẢNG 4.7: ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÓM CỦA CBKN..................................................................82
BẢNG 4.8: ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ CÁC KỸ NĂNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN CỦA
CBKN HUYỆN LẬP THẠCH....................................................................................................................................84
BẢNG 4.9: NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA CBKN VỀ NHÓM PHƯƠNG PHÁP NHÓM..................................98
BẢNG 4.10: HIỂU BIẾT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA
CBKN...........................................................................................................................................................................102
BẢNG 4.11: ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUA PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG CỦA
CBKN ..........................................................................................................................................................................103
BẢNG 4.12: NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA CBKN VỀ NHÓM PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA
PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG.......................................................................................................110
BẢNG 4.1: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN VỀ PHƯƠNG PHÁP
THĂM VÀ TƯ VẤN CHO NÔNG DÂN..................................................................................................................24
BẢNG 4.2: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG THƯ............................................................................................................................................................24
BẢNG 4.3: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ
DỤNG ĐIỆN THOẠI...................................................................................................................................................24
BẢNG 4.4: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP
TẬP HUẤN....................................................................................................................................................................24
BẢNG 4.5: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP TRÌNH DIỄN KẾT QUẢ................................................................................................................................25


vii
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

BẢNG 4.6: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP TRÌNH
DIỄN PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................................................................25
BẢNG 4.7: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP
HỘI NGHỊ ĐẦU BỜ....................................................................................................................................................25
BẢNG 4.8: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA ĐỐI VỚI
PHƯƠNG PHÁP THAM QUAN VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ.............................................................................25
BẢNG 4.9 QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG VÀ ÁP DỤNG CỦA ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP HỘI THI............................................................................................................................................................26
BẢNG 4.10: QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP
HỘI CHỢ VÀ TRIỂN LÃM.......................................................................................................................................26
BẢNG 4.11 MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NGHE.......................................................................................26
BẢNG 4.12: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN ĐỌC..........................................................................................27
BẢNG 4.13: MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NHÌN........................................................................................27
BẢNG 4.14 MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ ÁP DỤNG CỦA CBKN ĐỐI VỚI PHƯƠNG
PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NGHE – NHÌN........................................................................27

viii
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông



Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ thời vua Hùng lập nước đã có các hoạt động khuyến nông. Vua Hùng
đã dạy người dân của mình trồng lúa, nuôi tằm dệt lụa,… và đã phát huy được
vai trò của nó làm cho người dân có cuộc sống sung túc hơn.
Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về
công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông
- khuyến ngư Việt Nam chính thức được hình thành. Cùng với sự phát triển của
đất nước, các chính sách về khuyến nông, khuyến ngư ngày càng được hoàn
thiện hơn. Ngày 26 tháng 4 năm 2005 Chính phủ ban hành nghị định
56/2005/NĐ-CP và tiếp theo đó vào ngày 08/01/2010 Chính phủ đã ban hành
nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông thay thế cho những chính sách đã
ban hành trước đây. Mới đây, nghị định số 02/2010/NĐ-CP chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/3/2010.
Kinh tế nước ta đã có nhiều đổi khác kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới
vào năm 1986. Đặc biệt nước ta từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, hàng
năm không đủ cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu của người dân nay đã
trở thành một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo và một số sản phẩm
nông nghiệp khác. Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp.
Nền nông nghiệp của nước ta phát triển như hiện nay ngoài có các đường
lối chính sách đúng đắn, sự đầu tư đúng mức của Nhà nước còn phải kể đến vai
trò của các cán bộ khuyến nông thực hiện nhiệm vụ truyền tải những thông tin
kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của địa phương và nguồn lực của người nông

dân. Không những thế, cán bộ khuyến nông còn là cầu nối giữa Nhà nước, Nhà
khoa học, Nhà doanh nghiệp với Nhà nông. Cán bộ khuyến nông là những người
1
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

hướng dẫn nông dân những kỹ thuật mới và cũng là người tư vấn cho nông dân
về tiêu thụ sản phẩm.
Tuy rằng cán bộ khuyến nông có vai trò rất lớn nhưng hiện nay tỷ lệ cán
bộ khuyến nông trên đầu người lại rất nhỏ, tại các tỉnh phía Bắc một cán bộ
khuyến nông sẽ phải đảm nhiệm nhiệm vụ khuyến nông cho 37.201 người dân.
Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo bài bản về phương pháp khuyến nông là
rất thấp (dưới 15%), hiện nay cán bộ khuyến nông lại chủ yếu là những người
được đào tạo về các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi là chính. Đội ngũ cán bộ
khuyến nông này chủ yếu là đội ngũ cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm.
Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp
phát triển trên thế giới thì bước đệm quan trọng là phải phát triển nông nghiệp, là
tiền đề cho phát triển công nghiệp sau này. Muốn cho nông nghiệp phát triển
đúng với tiềm năng của đất nước cần đẩy mạnh phát triển đội ngũ cán bộ khuyến
nông, đặc biệt là đào tạo về phương pháp khuyến nông cho các cán bộ khuyến
nông đang làm nhiệm vụ cũng như những cán bộ khuyến nông tương lai đang
được đào tạo trong các nhà trường. Bởi khác với hình thức đào tạo chính quy,
đối tượng đào tạo của cán bộ khuyến nông là người lớn tuổi nên cần có các
phương pháp đặc thù với sự tiếp thu kiến thức của họ.
Lập Thạch là một trong những huyện đang vươn mình phát triển của tỉnh
Vĩnh Phúc. Lập Thạch ngày nay đã có nhiều đổi khác so với trước khi tách tỉnh

Vĩnh Phú làm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Kinh tế càng phát triển thì lượng
đất dành cho nông nghiệp của huyện càng bị thu hẹp bởi vì thu hồi để phục vụ
cho quá trình đô thị hóa. Với lượng đất nông nghiệp ít ỏi muốn giữ vững được
mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ngoài đưa vào sử dụng những giống
cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, địa phương còn cần tới đội ngũ cán bộ
khuyến nông truyền đạt những kỹ thuật mới phù hợp với phương hướng phát
triển, giúp bà con nông dân không những đủ ăn mà còn có thể giàu có hơn.
2
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

Có rất nhiều nghiên cứu về phát triển nông thôn nhưng những đề tài
nghiên cứu về nhu cầu đào tạo liên quan đến khuyến nông, nông thôn còn rất hạn
chế. Chính vì lẽ đó chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá nhu
cầu đào tạo phương pháp khuyến nông cho đội ngũ cán bộ khuyến nông của
huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Xác định nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông cho đội ngũ cán bộ
khuyến nông huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số giải pháp
bồi dưỡng phương pháp khuyến nông nói riêng và nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá nhu
cầu đào tạo phương pháp khuyến nông.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông cho đội ngũ cán bộ

khuyến nông viên của huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bồi dưỡng phương pháp khuyến nông nói
riêng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lập Thạch –
tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng chính: đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lập Thạch – tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Các đối tượng liên quan: người dân địa phương, các cơ quan liên quan
đến hoạt động của cán bộ khuyến nông viên cơ sở.

3
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Các phương pháp khuyến nông được ứng dụng trong thực tế tại huyện Lập
Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc và khuyến nông được nhắc đến trong nghiên cứu này là
khuyến nông về lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm chăn nuôi và trồng trọt).
Do thời gian nghiên cứu ngắn và nguồn lực có hạn nên cán bộ khuyến
nông được nhắc đến trong nghiên cứu này là những cán bộ khuyến nông được tổ
chức theo hệ thống khuyến nông Nhà nước. Cán bộ khuyến nông được điều tra
chủ yếu là cán bộ khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Lập Thạch và các
cán bộ khuyến nông được tổ chức theo cơ cấu của trạm.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc.

1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài lấy số liệu trong khoảng thời gian
2007 – 2009.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 23/01/2010 – 23/05/2010.

4
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GÍA
NHU CẦU ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP
KHUYẾN NÔNG
2.1.1 Khái niệm về nhu cầu
Hiện nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Tùy
theo phạm vi nghiên cứu, khía cạnh nghiên cứu mà có các định nghĩa khác nhau
phù hợp với từng mục đích.
Trong nhận thức hiện nay có thể định nghĩa nhu cầu như sau: “nhu cầu của
con người là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi
mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng
phát triển và đa dạng hóa”.
(Nguồn: />%E1%BA%A5u_tr%C3%BAc_c%E1%BB%A7a_n%C3%B3 )

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt về một cái gì đó mà con người có thể cảm
nhận được. Vì vậy nhu cầu là yếu tố để thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu
là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất cũng như tinh

thần phù hợp với mỗi cá nhân để tồn tại và phát triển. Nhu cầu của mỗi người là
khác nhau do khác nhau về trình độ nhận thức, môi trường sống, đặc điểm tâm
lý,…
Nhu cầu của con người là những mong muốn của họ về một số điều kiện
nào đó để đảm bảo cuộc sống của họ được tốt hơn. Theo cách hiểu này có thể
thấy nhu cầu của con người chính là động cơ để con người thực hiện những hành
vi có ý thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó (Hoàng Ngọc Bích, 2007).
Nhu cầu của con người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu
cầu cơ bản nhất của con người như ăn, mặc, ở,… đến những nhu cầu về tình
5
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

cảm, tri thức,… Những nhu cầu đó gắn liền với tình cảm con người, gắn liền với
sự phát triển của xã hội mà mỗi cá nhân con người đang sống trong đó. (Nguyễn
Nguyên Cự, 2006).
Nhu cầu là những mong muốn của mỗi cá nhân về vật chất cũng như tinh
thần nhằm thỏa mãn và đảm bảo cuộc sống của họ được tốt hơn.
Trong nghiên cứu này nhu cầu được hiểu là những kiến thức kỹ năng về
các phương pháp khuyến nông mà người làm công tác khuyến nông cần cho quá
trình công tác.
2.1.2 Khái niệm về đánh giá
Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh – Việt trong quyển “Đánh giá trong
giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 1995, Trần Bá Hoành cho rằng:
“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận thức, phán đoán về kết quả của
công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những

mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải
thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”.
Trong nghiên cứu này, đánh giá được hiểu là tìm hiểu nhu cầu của cán bộ
khuyến nông về học tập nâng cao kỹ năng sử dụng các phương pháp khuyến
nông.
2.1.3 Khái niệm về đào tạo
“Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay
kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững
những trí thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất
định”. (Nguồn: />Đào tạo là quá trình dạy và học, dạy là quá trình gửi thông tin (thông tin ở
đây có thể là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm), học là quá trình nhận thông tin.

6
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

Đào tạo là một quá trình chia sẻ những ý kiến, những hiểu biết, những ý
tưởng giữa người này với người khác hay giữa một người với một nhóm người.
(Đỗ Văn Viện, 2007).
Tóm lại, đào tạo là quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin của đối
tượng truyền thông tin và đối tượng nhận thông tin trong lĩnh vực đào tạo.
2.1.4 Khái niệm về đánh giá nhu cầu đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình thu thập và phân tích thông tin
để làm rõ nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định kết quả thực
hiện công việc. (Thành Nam, 2006).

Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình tìm ra sự thiếu hụt giữa cái có và cái
cần có về kiến thức và kỹ năng, quan điểm của học viên. Đánh giá nhu cầu đào
tạo chỉ ra điều mà đào tạo cần hướng vào, là căn cứ để xây dựng các mục tiêu và
lựa chọn được nội dung đào tạo. (Thành Nam, 2006).
Đánh giá nhu cầu đào tạo trong nghiên cứu này là quá trình tìm hiểu sự
thiếu hụt giữa các kỹ năng đang có và kỹ năng cần có về các phương pháp
khuyến nông được cán bộ khuyến nông áp dụng trong thực tế.
2.1.5 Khái niệm về khuyến nông và phương pháp khuyến nông
Khuyến nông “Agricultural extention” được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau tùy thuộc vào quan điểm của mỗi nước. Ở Việt Nam nó được hiểu là
khuyến nông bao hàm cả khuyến nông, khuyến lâm.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: khuyến nông chỉ là công việc khi có
những tiến bộ kỹ thuật mới do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, nhà
nghiên cứu,… sáng tạo ra làm thế nào để nhiều nông dân biết đến và áp dụng có
hiệu quả. Như vậy, khuyến nông chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất”.
(Phạm Văn Long, 2006)
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng:

7
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

Theo Peter Oakley và Cristopher Gaferth: “Khuyến nông là cách đào tạo
thực nghiệm dành cho những người nông dân sống ở nông thôn. Đem lại cho họ
những lời khuyên và những thông tin cần thiết giúp giải quyết những vấn đề khó
khăn trở ngại của họ”.

Theo Maunder: “Khuyến nông như một dịch vụ hay một hệ thống giúp
cho nông dân hiểu biết về phương pháp canh tác, kỹ thuật cải tiến tăng hiệu quả
sản xuất và thu nhập. Làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ
giáo dục của nông dân”
Theo cục Khuyến nông Việt Nam năm 2000 đã cho rằng: “Khuyến nông
là cách đào tạo và rèn tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được chủ
trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về
quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để hộ có đủ khả năng tự giải
quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải
thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và cải thiện nông thôn mới”.
Như vậy, khuyến nông được hiểu là những người tiếp xúc với các chủ
trương đường lối chính sách về nông nghiệp giúp nông dân tiếp cận với những
kỹ thuật mới nâng cao tay nghề cho nông dân, cải thiện đời sống. Những giúp đỡ
này phải phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phương pháp khuyến nông đang được hiểu với nhiều cách khác nhau.
Phương pháp khuyến nông có thể được hiểu là cách thức tổ chức nhân lực,
phương tiện vật chất và kỹ thuật để truyền đạt thông tin khuyến nông hay chuyển
giao công nghệ tới nông dân.
2.1.6 Một số phương pháp khuyến nông
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, trong hoạt động khuyến
nông có rất nhiều phương pháp khuyến nông nhưng các phương pháp khuyến
nông này được chia làm 3 nhóm chính, đó là: nhóm phương pháp cá nhân, nhóm
phương pháp nhóm, nhóm phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin
8
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51


đại chúng.

Phương pháp
khuyến nông

Nhóm phương pháp
cá nhân

Nhóm phương pháp
nhóm

Nhóm phương pháp
khuyến nông qua
phương tiện thông
tin đại chúng

Sơ đồ 2.1: Các phương pháp khuyến nông
2.1.6.1 Khuyến nông theo phương pháp cá nhân
Nhóm phương pháp khuyến nông cá nhân được hiểu là phương pháp
truyền thông tin khuyến nông tới từng cá nhân người nông dân.
Nhóm phương pháp cá nhân có những đặc điểm như sau:
- Giải quyết tốt các vấn đề mang tính cá biệt cụ thể trong từng trường hợp
cụ thể vì vậy làm tăng hiệu quả trong can thiệp đối với các trường hợp cụ thể.
- Đòi hỏi nhiều nhân lực khuyến nông bởi cần tư vấn, giúp đỡ cho từng cá
nhân nông dân. Vì vậy mà khó mang thông tin tới được nhiều nông dân.
- Khuyến nông theo phương pháp cá nhân thường tập trung ở những vùng
thuận lợi, nhất là thuận lợi về việc đi lại.
Phương pháp cá nhân bao gồm các phương pháp cụ thể như: Thăm và tư
vấn cho nông dân, Sử dụng thư và sử dụng điện thoại.


9
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

Phương pháp cá
nhân

Thăm và tư vấn
cho nông dân

Hướng dẫn qua
thư

Hướng dẫn qua
điện thoại

Sơ đồ 2.2: Các phương pháp cá nhân cụ thể
Phương pháp thăm và tư vấn cho nông dân là phương pháp mà cán bộ
khuyến nông tổ chức đi thăm nông dân và tư vấn cho nông dân theo từng trường
hợp cụ thể và ngược lại nông dân đến thăm cán bộ khuyến nông tại cơ quan cán
bộ khuyến nông và đề nghị giúp đỡ; nông dân thăm nông dân.
Phương pháp thăm và tư vấn cho nông dân có những ưu điểm như:
- Đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng cá nhân nông dân;
- Nông dân tiếp thu cao do được cán bộ khuyến nông truyền đạt trực tiếp;
- Cán bộ khuyến nông tạo được lòng tin của người dân qua đó tạo được

mối liên hệ khăng khít giữa cán bộ khuyến nông và nông dân.
Tuy nhiên thì phương pháp thăm và tư vấn cho nông dân có những nhược
điểm như sau:
- Do đi thăm từng cá nhân nên rất tốn thời gian vì vậy mà cần số lượng
cán bộ khuyến nông nhiều.
- Phương pháp này khó áp dụng ở những địa bàn không thuận tiện trong
việc đi lại.
- Cán bộ khuyến nông dễ ưu tiên cho một vài nông dân khá giả, tiếp cận
với thông tin tốt.
Phương pháp thứ hai được xếp trong nhóm phương pháp cá nhân là
phương pháp hướng dẫn qua thư. Phương pháp hướng dẫn qua thư được
10
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

hiểu là phương pháp thông qua thư tay hoặc thư điện tử cán bộ khuyến nông sẽ
truyền đạt thông tin khuyến nông tới nông dân.
Ưu điểm của phương pháp hướng dẫn qua thư là đáp ứng thông tin theo
yêu cầu của từng cá nhân nông dân do trả lời cho từng thắc mắc của nông dân.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp hướng dẫn qua thư là cần những
điều kiện nhất định thì mới thực hiện được, bên cạnh đó hướng dẫn qua thư là sự
hướng dẫn không trực tiếp như khi gặp gỡ nông dân tại nông trại của chính nông
dân.
Phương pháp thứ ba trong nhóm phương pháp cá nhân là phương
pháp hướng dẫn qua điện thoại. Phương pháp hướng dẫn qua điện thoại là
phương pháp mà cán bộ khuyến nông có thể tư vấn và giúp đỡ nông dân qua

điện thoại.
Phương pháp hướng dẫn qua thư có ưu điểm là đáp ứng nhu cầu thông tin
của nông dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Cán bộ khuyến nông có thể hướng
dẫn cụ thể cho nông dân khi nông dân có thể miêu tả chính xác vướng mắc của
mình.
Cần tiếp cận được với các phương tiện như điện thoại, sự hướng dẫn
không trực tiếp như thăm nông dân ngay tại trang trại của nông dân đó là những
nhược điểm khi áp dụng phương pháp hướng dẫn qua thư.
Khi áp dụng các phương pháp khuyến nông trong nhóm phương pháp cá
nhân cán bộ khuyến nông cần lưu ý những điểm sau:
- Tốn nhiều thời gian và công sức của cán bộ khuyến nông
- Đối với phương pháp thăm và tư vấn cho nông dân CBKN cần phải tìm
hiểu được phong tục tập quán của địa phương, khéo léo trong giao tiếp,…
- Đối với phương pháp sử dụng thư thì yêu cầu người nông dân tiếp cận và
có thể sử dụng được phương tiện,…
- Đối với phương pháp sử dụng điện thoại yêu cầu nông dân có thể tiếp
11
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

cận được với phương tiện,…
2.1.6.2 Khuyến nông theo phương pháp nhóm
Phương pháp nhóm trong khuyến nông là phương pháp chuyển giao kỹ
thuật hay công nghệ tới nhóm nông dân trong cùng một thời điểm.
Phương pháp nhóm có những ưu điểm như sau:
- Tốn ít nhân lực khuyến nông vì cùng một thời điểm có thể truyền đạt

thông tin khuyến nông tới nhiều người nông dân.
- Phát huy sự tham gia của người nông dân nên người nông dân sẽ nắm
được thông tin.
- Do có sự tham gia của cộng đồng nên xây dựng được những giải pháp
phù hợp nhất với cộng đồng vì không ai hiểu họ bằng chính họ.
- Phát hiện được những cái mới trong cộng đồng để cùng giải quyết.
- Tăng tính bền vững của chương trình khuyến nông do người dân được
tham gia vào các công việc cụ thể, khó khăn vướng mắc của nông dân được giải
quyết phù hợp,…
- Nhóm nông dân được thành lập là những nông dân có chung nguyện
vọng giải quyết những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi,…
Nhưng bên cạnh đó phương pháp nhóm cũng có hạn chế đó là khó giải
quyết đối với các trường hợp cụ thể.
Cũng như phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm cũng là một tập hợp
các phương pháp khuyến nông cụ thể như: tập huấn, trình diễn, hội nghị đầu bờ,
tham quan và khảo sát thực tế, hội thi, hội chợ và triển lãm.

12
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

Nhóm
phương
pháp
nhóm


Phương
pháp tập
huấn

Mô hình
trình diễn

Hội nghị
đầu bờ

Tham
quan và
khảo sát
thực tế

Hội thi

Hội chợ
và triển
lãm

Sơ đồ 2.3: Các phương pháp khuyến nông theo phương pháp nhóm
Hiện nay phương pháp tập huấn là phương pháp khá phổ biến trong
nhóm phương pháp nhóm. Phương pháp tập huấn là một hoạt động nhằm
phổ biến kiến thức về một chủ đề nào đó cho một nhóm nông dân để đáp ứng
nguyện vọng của họ bằng cách tập trung họ ở một địa điểm vào một thời gian
nhất định. Tập huấn là quá trình giao tiếp giữa người phổ biến kiến thức với
những người tiếp nhận kiến thức. Phương pháp tập huấn có những đặc điểm như:
- Phổ biến thông tin, kiến thức cho một nhóm nông dân trong một thời

điểm xác định.
- Nội dung tập huấn sẽ được xác định theo một chủ đề nào đó phù hợp với
nhu cầu của bà con nông dân trong vùng.
- Phương pháp tập huấn đã khắc phục được những nhược điểm của
phương pháp cá nhân vì chỉ cần ít hơn nhân lực so với phương pháp cá nhân là
có thể truyền tải thông tin tới nhiều người dân trong cùng một thời điểm.
Tập huấn được sử dụng chủ yếu theo hai phương thức cơ bản đó là
phương thức tập huấn theo phương pháp giảng giải một chiều và phương thức
tập huấn có sự tham gia của nông dân.
13
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

- Phương thức tập huấn theo phương pháp giảng giải một chiều, đây là
phương pháp khuyến nông được áp dụng ở nhiều nước, chủ đề tập huấn được
xác định trước, cán bộ khuyến nông sẽ dựa vào đó để xác định nội dung giảng
dạy, làm tài liệu phát cho nông dân, học viên/nông dân sẽ tiếp thu một cách thụ
động những gì mà giảng viên trình bày và học viên/nông dân ít có cơ hội trao đổi
được những thắc mắc của học viên và giảng viên.
- Tập huấn có sự tham gia của nông dân là một phương pháp mà nông dân
được tạo cơ hội tham gia xác định chủ đề tập huấn, được trực tiếp tham gia vào
các hoạt động trong quá trình tập huấn. Thông tin được chia sẻ trong quá trình
tập huấn là thông tin hai chiều từ phía giảng viên tới nông dân và ngược lại.
Phương pháp khuyến nông thứ hai trong nhóm phương pháp nhóm là
phương pháp mô hình trình diễn. Phương pháp mô hình trình diễn là
phương pháp chuyển giao bằng xây dựng mô hình thực tế để nông dân được làm,

được quan sát, được trao đổi và thảo luận để tìm ra những điểm thích hợp nhất
cho mình.
Phương pháp trình diễn có thể được chia thành các loại trình diễn như mô
hình trình diễn do cán bộ khuyến nông tiến hành, mô hình trình diễn do cán bộ
khuyến nông hướng dẫn nông dân làm, mô hình trình diễn do nông dân tự làm.
Có được sự phân chia này là do phân theo sự tham gia của cán bộ khuyến nông
và của nông dân.
Bên cạnh cách phân chia theo sự tham gia của cán bộ khuyến nông và
nông dân còn có cách phân chia theo tiến trình xây dựng mô hình trình diễn. Nếu
dựa vào tiến trình xây dựng mô hình trình diễn, có thể phân chia thành hai loại
đó là trình diễn kết quả và trình diễn phương pháp.
- Trình diễn kết quả: là quá trình xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ
hay kỹ thuật cần khuyến cáo để có kết quả minh chứng cho tính ưu việt của công
nghệ hay kỹ thuật đó và thuyết phục những nông dân có quan tâm làm theo.
14
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

- Trình diễn phương pháp là quá trình tổ chức cho nông dân biết cách
xây dựng và áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật cụ thể từ đầu đến cuối để mọi
người biết cách làm và áp dụng công nghệ hay kỹ thuật đó trong điều kiện cụ thể
của địa phương, tạo cơ hội cho nông dân học qua làm, nông dân tiếp xúc và liên
hệ học tập lẫn nhau.
Phương pháp hội nghị đầu bờ là phương pháp tạo cơ hội để nông dân
được quan sát thực tế từ đó phổ biến rút kinh nghiệm hoặc giải quyết những vấn
đề mà nông dân đang vướng mắc ngay tại hiện trường lớp học.

Phương pháp hội nghị đầu bờ giúp nhân rộng kết quả của mô hình đã được
khẳng định là thành công, những thắc mắc của nông dân sẽ được giải quyết ngay
tại hiện trường,…
Phương pháp hội nghị đầu bờ thường được sử dụng trong các trường hợp:
- Giảng viên muốn truyền bá một kỹ thuật hay một công nghệ đã khẳng
định là thành công trên đồng ruộng của nông dân.
- Phương pháp hội nghị đầu bờ thường được áp dụng kết hợp với phương
pháp trình diễn kết quả hoặc trình diễn phương pháp.
- Giảng viên muốn nông dân nhận xét rút kinh nghiệm về sự thất bại của
mô hình từ thực tế đồng ruộng của nông dân.
- Có thể kết hợp với hội nghị đầu bờ với giảng giải lý thuyết trên lớp.
Phương pháp thứ 4 trong nhóm phương pháp nhóm là phương pháp
tham quan và khảo sát thực tế. Phương pháp tham quan và khảo sát thực tế
là tổ chức đưa nông dân đến một nơi đang diễn ra một công việc cụ thể nào đó
nằm trong chủ đề khuyến nông để tổng kết kinh nghiệm và đi đến hành động.
Phương pháp tham quan và khảo sát thực tế giúp học viên quan sát thực tế
tiền hành triển khai một ông việc nào đó, qua phương pháp này cán bộ khuyến
nông có thể củng cố kiến thức lý thuyết cho nông dân. Tuy nhiên áp dụng
phương pháp này chi phí đi lại thường tốt tiền, tốn thời gian nếu địa điểm tham
15
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp

Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

quan ở quá xa nơi ở của nông dân.
Khi muốn khuyến khích nông dân tham gia tìm hiểu một chủ đề nhất
định nào đó của khuyến nông thì cán bộ khuyến nông thường áp dụng

phương pháp hội thi. Phương pháp hội thi là phương pháp truyền bá thông tin
của khuyến nông qua các hội thi. Các hội thi này thường có một chủ đề nhất
định.
Phương pháp hội thi có những ưu điểm như sau:
- Giúp nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng khi áp dụng một công
nghệ hay kỹ thuật vào đời sống của họ;
- Giúp nông dân tăng cường kỹ năng hợp tác và ứng xử trước tình huống
đặt ra trong cuộc sống của họ;
- Giúp quảng bá kỹ thuật và công nghệ khuyến cáo cho nhiều nông dân;
- Khuyến khích sự tham gia của nông dân, tôn vinh nông dân giỏi, tôn
vinh cộng đồng thông qua các giải thưởng đạt được.
Nhưng bên cạnh đó thì phương pháp hội thi cũng có những hạn chế nhất
định như
- Đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ đối với đơn vị tổ chức, ban
giám khảo và nông dân.
- Đòi hỏi khuyến nông viên phải có trình độ chuyên nghiệp cao mới có thể
chuẩn bị tốt các phương án thi, câu hỏi và trả lời.
Phương pháp thứ 6 trong nhóm phương pháp nhóm là phương pháp
hội chợ và triển lãm. Phương pháp hội chợ và triểm lãm là phương pháp
truyền bá thông tin khuyến nông thông qua việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm,
công nghệ hay kỹ thuật tại các hội chợ hoặc triển lãm.
Để tổ chức được hội chợ và triển lãm tốt cần thực hiện được những yêu
cầu như sau:
- Xác định rõ mục đích của việc tham gia hội chợ
16
Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


Khóa luận tốt nghiệp


Dương Thị Thu Hằng – PTNT&KN51

- Xác định hình thức tham gia hội chợ
- Tổ chức địa điểm hội chợ
- Tổ chức gian hàng cho hội chợ
- Tổ chức nhân lực để quản lý và giới thiệu tại gian hàng
- Ghi chép kịp thời các vấn đề diễn ra trong hội chợ
- Theo dõi, giám sát và điều chỉnh kịp thời khi tham gia hội chợ triển lãm
- Tổng kết, rút kinh nghiệm từ từ hội chợ triển lãm
Để áp dụng các phương pháp khuyến nông cụ thể trong nhóm phương
pháp nhóm, cán bộ khuyến nông cần lưu ý:
- Cần xác định được nhóm nông dân cần được truyền đạt thông tin là bao
nhiêu cho phù hợp với từng mục tiêu mà CBKN hướng tới
- Chuẩn bị chương trình phù hợp với nội dung nhu cầu của người nông
dân.
- Nên kết hợp các phương pháp với nhau để cho hiệu quả cao nhất.
2.1.6.3 Khuyến nông theo phương pháp qua phương tiện thông tin đại chúng
Nhóm phương pháp khuyến nông thứ ba đó là nhóm phương pháp khuyến
nông qua phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp khuyến nông qua
phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp sử dụng các phương tiện thông
tin đại chúng như pano, áp phích, đài phát thanh, đài truyền hình,… để truyền bá
thông tin khuyến nông.
Phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng có những
đặc điểm như sau:
- Phục vụ được nhiều người vì sử dụng phương tiện truyền thông đại
chúng có thể chọn thời điểm phát sóng hợp lý,…
- Những thông tin sử dụng là những thông tin mang tính cấp thiết ví dụ
như thông báo vùng có dịch cần phải được phòng tránh.
- Linh hoạt, có thể sử dụng được nhiều lần
17

Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông


×