Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông thôn ở huyện bá thước – tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.38 KB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững nông nghiệp
và phát triển nông thôn ở huyện Bá Thước – tỉnh Thanh Hóa

Tên sinh viên

: Trương Thị Tuyết

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51B

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Đỗ Trường Lâm

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Trang


Lời cảm ơn……………………………………………………………………i
Tóm tắt……………………………………………………………………….ii
Mục lục………………………………………………………………………vi
Danh mục bảng…………………………………………………………….viii
Danh mục sơ đồ………………………………………………………...…...ix
Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………….x
PHẦN I ............................................................................................................8
MỞ ĐẦU..........................................................................................................8
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................9

1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................9
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................9
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................10

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................10
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................10
PHẦN II .........................................................................................................11
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................11
2.1 Cơ sở lý luận..................................................................................................................11

2.1.1 Khái niệm và những lý luận về cộng đồng, rừng cộng đồng, quản lý,
quản lý rừng cộng đồng...................................................................................11
2.1.2 Rừng và tác dụng của rừng đối với đời sống xã hội...............................17
2.1.3 Hệ thống và phát triển bền vững............................................................19
2.1.4 Tiêu chí nhận biết quản lý rừng cộng đồng............................................21
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng cộng đồng...............................22
2.1.6 Các hình thức quản lý rừng cộng đồng..................................................24
2.2 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................25


2.2.1 Thực trạng quản lý rừng cộng đồng trên thế giới...................................26

2


2.2.2 Thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam......................................28
2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan....................................................................38

PHẦN III .......................................................................................................40
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................40
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.........................................................................................40

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên..................................................................................40
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội..........................................................................42
3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................43

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................43
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................43
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin........................................44
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................................48

PHẦN IV........................................................................................................49
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................49
4.1 Thực trạng quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển
nông thôn ở Bá Thước.........................................................................................................49

4.1.1 Cộng đồng tham gia quản lý rừng cộng đồng........................................49
4.1.2 Hiện trạng rừng của Bá Thước...............................................................74
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng cộng đồng.....................................................76


4.3.1 Đặc trưng của cộng đồng, tài nguyên rừng, rừng cộng đồng.................76
4.3.2 Tác động của các yếu tố đến khả năng hưởng lợi từ rừng .....................80
4.3.3 Tác động của các yếu tố khách quan đến quản lý rừng..........................80
4.3.3 Tác động của các yếu tố nội tại bên trong cộng đồng............................82
4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững
nông thôn.............................................................................................................................85

4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng trong
phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bá Thước...85
4.4.3 Một số giải pháp khác............................................................................92
PHẦN V .........................................................................................................95
KẾT LUẬN....................................................................................................95

3


5.1 Kết luận..........................................................................................................................95
5.2 Kiến nghị........................................................................................................................97

…………………………………………..…92

4


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Khái quát khái niệm quản lý rừng cộng đồng............................17
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Bá Thước..................................42
Bảng 4.1 : Đặc điểm của cộng đồng tại Bá Thước......................................51
Bảng 4.2 : Trình độ văn hoá của chủ hộ thuộc các hộ điều tra.................53

Bảng 4.3 : Đặc trưng của quản lý rừng cộng đồng tại ở Bá Thước..........55
Bảng 4.4 : Tình hình thu nhập của các hộ nông dân điều tra. .................56
Bảng 4.5: Thông tin rừng cộng đồng tại một số khu vực của Bá Thước..66
Bảng 4.6: Khái quát mô hình quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng tham
gia quản lý bảo vệ rừng ở Bá Thước ...........................................................68
Bảng 4.7: Hình thức tổ chức - Cơ cấu kiểm tra rừng cộng đồng ở Bá
Thước..............................................................................................................71
Bảng 4.8: Phương thức bảo vệ, chăm sóc và quyền sử dụng rừng trong
rừng cộng đồng..............................................................................................73
Bảng 4.9 Hiện trạng chung về tài nguyên rừng ở Bá Thước.....................74
Bảng 4.10: Phân tích SWOT về tính khả thi các quy ước của cộng đồng
quản lý rừng...................................................................................................87

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Mô hình phân tích quản lý tài nguyên rừng cộng đồng (Thomson
J.T., Freudenberger K.S, 1997)....................................................................46
Sơ đồ 2: Sơ đồ đánh giá rừng cộng đồng RECOFTC(1998)......................47
Sơ đồ 3: Mối qua hệ tương tác giữa các hợp phần chủ yếu của mô hình
nông lâm kết hợp của huyện Bá Thước.......................................................60
Sơ đồ 4: Sơ đồ 3 phương diện quản lý rừng (Messerschmidt và nnk,
1996)................................................................................................................69
Sơ đồ 5: Tác động tương hỗ 3 cặp phạm trù..............................................79
Sơ đồ 6: Tác động của các yếu tố khách quan đến quản lý rừng cộng
đồng.................................................................................................................83
Sơ đồ 7: Tác động của các yếu tố nội tại và bên ngoài đến quản lý rừng
cộng đồng ở Bá Thước..................................................................................84


6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CFM:

Quản lý rừng cộng đồng

CF:

Rừng cộng đồng

FAO:

Tổ chức lương thực của Liên Hiệp Quốc

CBFM:

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

WCED:

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

GĐGR:

Giao đất giao rừng


PTNT:

Phát triển nông thôn

RECOET:

Trung tâm vì con người và rừng

SWOT:

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

VACR:

Vườn - ao - chuồng - rừng

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

CT:

Chủ tịch

7


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam có 3 hình thức quản lý rừng đó là quản lý theo nhà
nước, quản lý rừng cộng đồng và quản lý tư nhân, thực tiễn phát triển lâm
nghiệp trên thế giới đã diễn ra quá trình thay thế đan xen 3 loại hình quản lý
rừng, mỗi loại có những đặc trưng riêng. Cùng với quản lý rừng nhà nước,
chính sách giao đất giao rừng đã tạo môi trường cho sự phát triển của quản lý
tư nhân. Sự phát triển của hai hình thức đó càng thúc đẩy sự suy vong của
quản lý rừng cộng đồng. Nhưng rừng cộng đồng vẫn còn tồn tại và phát triển,
chính sự tồn tại của một số khu rừng cộng đồng đó đã cho thấy hình thức
quản lý rừng cộng đồng có những ưu điểm nhất định.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó có tới
2/3 diện tích đất lâm nghiệp. Trong thế kỷ qua Việt Nam đã mất đi một lượng
lớn tài nguyên rừng, diện tích còn lại cũng liên tục giảm mạnh. Cho đến nay
diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy và suy thoái vẫn chưa được ngăn chặn.
Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn thường hay nói: “Rừng vàng biển bạc”
nhưng thực tế bao đời nay người dân sống gần vàng lại là người nghèo khổ.
Sự suy thoái tài nguyên rừng, đặc biệt là chất lượng rừng đang đẩy xa những
người dân nghèo ra khỏi tầm thụ hưởng các nguồn tài nguyên. Chính điều đó
đã tạo cho sự phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tiềm ẩn yếu tố không
ổn định trong nông thôn miền núi Việt Nam. Từ thực tế này đòi hỏi chính phủ
Việt Nam phải có những phương thức quản lý rừng, những chính sách giao
đất, giao rừng nhằm giúp người dân có cuộc sống ổn định, gắn bó với rừng để
tồn tại phát triển.

8


Thực tế Việt Nam đã chỉ ra rằng quản lý rừng cộng đồng có vị trí và vai
trò trong phát triển lâm nghiệp, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của hình
thức quản lý này. Ở huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa nói riêng thì hình thức quản
lý này vẫn là hình thức chủ yếu của các hộ nông dân sống gần vùng miền núi.

Tuy hình thức quản lý rừng cộng đồng có vai trò nhất định nhưng hệ
thống quản lý này đã và đang bị lãng quên nên đã bộc lộ một số vấn đề cần
giải quyết như:
- Sự quản lý của các chủ thể tham gia như thế nào?
- Các cơ chế chính sách của việc quản lý rừng cộng đồng ở huyện?
- Hiệu quả đem lại từ hình thức quản lý này?
- Sự hưởng lợi của người dân như thế nào?
Xuất phát từ tầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn đối với
xu hướng phát triển bền vững hiện nay, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững nông nghiệp và phát
triển nông thôn ở huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý rừng cộng đồng trong phát
triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông thôn, đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý rừng của huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
rừng trong phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.
- Đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng trong phát triển bền vững
nông nghiệp nông thôn ở huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng cộng đồng trong phát
triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng trong

9


phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý rừng cộng đồng với chủ thể là
cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý rừng của huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Một số khu vực của huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian: Thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2007 đến năm
2009, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2009.
- Về nội dung: Nghiên cứu phân tích thực trạng và giải pháp quản lý
rừng cộng đồng trong phát triển bền vững nông nghiệp và phát triển nông
thôn tại huyện Bá Thước.

10


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và những lý luận về cộng đồng, rừng cộng đồng, quản lý,
quản lý rừng cộng đồng.
2.1.1.1 Cộng đồng
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều cách định nghĩa
khác nhau, đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học như xã hội học, dân tộc học, y học…Khái niệm cộng đồng
thường dùng để chỉ một nhóm dân cư sống trong một thực thể xã hội, trong
một địa vị nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản.
Do đó, cộng đồng có thể là một làng, một xã, hay một huyện…
Ở Việt Nam khái niệm cộng đồng được dùng nhiều trong lĩnh vực quản
lý tài nguyên rừng có thể khái quát thành hai quan điểm sau:
Thứ nhất, cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau
thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã

hội, truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời
sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản.
Theo quan điểm này, cộng đồng chính là “cộng đồng dân cư thôn bản”
Thứ hai, cộng đồng được dùng trong quản lý tài nguyên rừng chính là
nói đến các nhóm người có các mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với
nhau. Theo quan niệm này, “cộng đồng” có thể là cộng đồng toàn làng bản;
cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ.
Thậm chí có ý kiến còn cho rằng các hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp làng bản cũng được coi là một loại
hình của cộng đồng.
Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân, sống trong

11


cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “cộng đồng” theo thực tế xã hội nước ta
có thể được hiểu chung nhất là bao gồm toàn thể những người sống thành một
xã hội có những điểm giống nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc
dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhưng phần lớn các ý kiến
đều cho rằng thuật ngữ “cộng đồng” được dùng trong trong quản lý tài
nguyên rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư làng bản. Trong khuôn khổ
nghiên cứu của đề tài cộng đồng được hiểu theo quan điểm thứ hai.
2.1.1.2 Rừng cộng đồng
Rừng cộng đồng đã có và tồn tại từ bao đời nay, nhưng về phương diện
khoa học thì chỉ mới được các nhà khoa học nhận diện đầu tiên vào những
năm đầu thập kỷ 70, từ đó khái niệm rừng cộng đồng (Community
Forest_CF) cũng xuất hiện. Rừng cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý
theo truyền thống trước đây, rừng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được
giao khoán cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể,

hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích này
có thể nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng,
song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý, sử dụng và
hưởng lợi từ những khu rừng đó. Để nhận biết được đâu là rừng cộng đồng, ở
nơi nào có rừng cộng đồng và xây dựng các khái niệm, phương thức liên quan
đến quản lý rừng cộng đồng (Community Forest Management_CFM ) cần
phải có khái niệm rõ ràng về rừng cộng đồng. Rừng cộng đồng là một khái
niệm cần làm rõ những nội dung:
- Về quyền sở hữu: Theo Luật Bảo về và phát triển rừng thì các tổ chức cá
nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát
triển rừng. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và
rừng được phát triển bằng vốn Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền
sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống, hoang

12


dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng. Rừng trồng thuộc sở hữu của
người đã đầu tư công sức để trồng nên khu rừng đó.
- Về quyền Sử dụng rừng và đất lâm nghiệp: Chủ rừng được đăng ký
quyền sử dụng rừng là rừng trồng. Chủ rừng được thực hiện những hành vi
nhất định để quản lý, sử dụng, khai thác những lợi ích của rừng và đất lâm
nghiệp đựơc giao hay được khoán bảo vệ.
- Về quyền định đoạt: Về đất lâm nghiệp tất nhiên thuộc về nhà nước,
vì đất thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng quyền định đoạt rừng cây tuỳ thuộc
vào quyền sở hữu rừng cây của cộng đồng.
- Về quyền hưởng lợi: Cộng đồng được hưởng lợi từ rừng và đất lâm
nghiệp đúng như quy định của Nhà nước. Đối với rừng do cộng đồng nhận
khoán bảo vệ từ các tổ chức thì quyền hưởng lợi của cộng đồng được hưởng
theo quy định của hợp đồng khoán.

Tóm lại, rừng cộng đồng là những khu rừng mà những chủ thể quản lý
rừng là cộng đồng có nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng như một chủ
rừng thực sự.
2.1.1.3 Quản lý
Quản lý được xem là quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định”, đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên
phương diện điều hành. Dưới góc độ chính trị: Quản lý được hiểu là hàng
chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển,
chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa những cơ sở,
nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức
là mục đích của quản lý.
Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của
chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. Theo quan niệm này thì
quản lý phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và
ít nhất một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể

13


quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu sự tác động gián tiếp từ chủ thể
quản lý.
Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ
thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhàm
đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý
không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trò
của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp.
Muốn quản lý thành công trước tiên phải xác định rõ chủ thể, đối tượng
và khách thể quản lý. Phải có định hướng đúng để xác định đúng mục tiêu,
đây là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Chủ thể phải biết tác động, phải

hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
2.1.1.4 Quản lý rừng cộng đồng
Khái niệm quản lý rừng cộng đồng đã được đề cập hàng thập kỷ nay
nhưng thực tế vẫn chưa có một định nghĩa trọn vẹn về vấn đề này. Nhìn nhận
một cách tổng quát và chung nhất thì quản lý rừng cộng đồng đề cập đến
những hoạt động của cộng đồng nhằm hướng tới việc quản lý và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên rừng.
Trên thế giới khái niệm quản lý rừng cộng đồng lần đầu tiên được tổ
chức FAO (Food and Agriculture Ograzination: Tổ chức lương thực thế giới)
đưa ra vào năm 1978 đó là “tất cả các hoạt động lâm nghịêp mà cộng đồng
người dân tham gia, bao gồm những hoạt động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu
hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu cuộc sống của người dân và đến
việc trồng cây ở các trang trại cây hàng hoá, sản xuất chế biến các sản phẩm
lâm nghiệp ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng thu nhập cho những
cộng đồng sống trong rừng”. Tổ chức Fern (2005) đã đưa ra một khái niệm cô
đọng và đơn giản hơn đó là “quản lý rừng cộng đồng là tiến trình quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống,

14


những lễ hội và luật tục của cộng đồng”. Các hoạt động quản lý rừng cộng
đồng bao gồm cả các hoạt động của cá nhân và của cả cộng đồng liên quan
đến rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có những quan điểm khác nhau về quản lý
rừng cộng đồng và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận.
Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người đều thống nhất ở Việt
Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của
FAO như sau:
- Thứ nhất, quản lý rừng cộng đồng là hình thức mà mọi thành viên của

cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những
khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc
quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn
quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng
đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất giao rừng cho
cộng đồng dân cư thôn.
Tóm lại, hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau:
+ Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám
cây gỗ lâu đời.
+ Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được nhà nước giao.
+ Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức
phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.
-Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng (Community Based forest
Mângêmnt –CBFM)
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý,
sử dụng, sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp
đến đời sống, việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của

15


cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
+ Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. cộng
đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích
cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ
hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…).
+ Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu, các tổ chức nhà nước

(các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm
nghiệp Nhà nước, các trạm trại …) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng
tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh,
phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp
đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng.
Như vậy, quản lý rừng cộng đồng là việc đưa cộng đồng vào quản lý,
bảo vệ, sử dụng rừng vào đất lâm nghiệp. Quản lý rừng cộng đồng một cách
tiếp cận để đạt được mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có và cho
phép người dân địa phương có quyền quản lý sử dụng lâu dài các nguồn tài
nguyên rừng, lợi ích thu được thuộc về người dân và sử dụng cho phát triển
của cộng đồng.
Tóm lại, từ những khái niệm trên ta thấy CFM bao hàm các nội dung
được khái quát:

16


Bảng 2.1 Khái quát khái niệm quản lý rừng cộng đồng
STT
Các yếu tố
1
- Chủ thể quản lý
2
3

Nội dung
Cộng đồng dân cư

rừng
- Khách thể quản lý Rừng và đất lâm nghiệp

- Phương pháp
- Luật tục
quản lý

- Quy định của cộng đồng
- Kiến thức bản địa
- Kỹ thuật mới được phổ cập
- Pháp luật mới được phổ cập

4

- Phân chia lợi ích

- Pháp luật và chính sách của nhà nước
- Hưởng lợi theo các quy ước cộng đồng thống nhất
- Tuỳ theo sự đóng góp công sức của mọi người

2.1.2 Rừng và tác dụng của rừng đối với đời sống xã hội
2.1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về rừng
Rừng là một hệ thống phức tạp được nhiều môn khoa học nghiên cứu
và đưa ra những khái niệm khác nhau, có thể tìm hiểu một số khái niệm sau:
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của
sinh quyển địa cầu.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
2.1.2.2 Tác dụng của rừng đối với đời sống xã hội
Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, rừng có vai trò quan trọng

đối với xã hội về mặt kinh tế cũng như về môi trường. Rừng cung cấp các sản
phẩm gỗ, củi và các loại lâm sản đặc sản quý hiếm. Rừng có tác dụng to lớn
đối với môi trường sống của con người. Cụ thể:

17


- Rừng có vai trò quan trọng đối với khí hậu, thời tiết, có chức năng
điều hoà khí hậu, làm sạch không khí, phòng chống ô nhiễm.
- Rừng có khả năng bảo vệ và hình thành đất.
- Rừng có khả năng giữ gìn, bảo vệ và điều hoà nguồn nước, làm tăng
lượng nước ngầm trong lòng đất do hệ rễ cây điều tiết.
- Rừng có tác dụng chống xói mòn cao.
- Rừng có tác dụng tạo tính đa dạng sinh học và có khả năng tăng thêm
tính đa dạng sinh vật của rừng.
- Rừng có khả năng phòng chống những thiên tai của thời tiết như cát bay,
chống nóng ven biển, giảm tốc độ gió để bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.
Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển, hiện nay rừng
chiếm thành phần chủ lực phần lục địa trên trái đất (gần 4 tỷ ha). Rừng là
nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Tất cả
mọi đời sống xã hội các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con
người đều có liên quan đến rừng. Nếu không có rừng thì xã hội loài người sẽ
khó có thể mà tồn tại được, chúng ta cũng khó xác định ranh giới giữa rừng
và xã hội vì rừng là một phần của xã hội và là hoàn cảnh của đời sống xã hội.
Trong thực tế mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại của con người như thức ăn,
dược liệu, quần áo, các nguyên liệu xây dựng nhà cửa, đồ dùng hàng ngày…
đều phải lấy từ rừng. Tất cả những vật chất, vật liệu đó đều là kết quả tương
tác giữa 2 nhân tố chủ yếu là lao động của con người và vật chất từ rừng. Lao
động của con người là điều kiện tiền đề cơ bản của đời sống xã hội, nó không
thể tách rời với tài nguyên rừng.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khối lượng sản xuất vật
chất cũng được tăng lên qua các chu kỳ kinh doanh. Do vậy mà tác động của
con người và xã hội đến rừng ngày càng tăng.
Rừng là một bộ phận tài nguyên mà đặc điểm của chúng quyết định đến
đặc điểm của nhiều bộ phận tài nguyên khác, chúng có ý nghĩa nhất định đối

18


với sự tồn tại của thiên nhiên nói chung và con người nói riêng, chúng cũng
dễ bị biến đổi nhất dưới những tác động của con người và có nhu cầu khẩn
thiết nhất về quản lý hiệu quả.
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của rừng ngày càng trở nên vô giá.
Rừng còn có giá trị cảnh quan, làm tăng thêm vẻ đẹp cho non sông, đất nước.
Rừng là nơi thăm quan, nghỉ mát, du lịch, rừng và cảnh quan của rừng có thể
làm tăng sức khoẻ con người.
2.1.3 Hệ thống và phát triển bền vững
2.1.3.1 Hệ thống
Hệ thống là gì? Hệ thống là cái gì đó nhiều bộ phận liên hệ với nhau.
“Hệ thống là một tập hợp những quan hệ tồn tại dai dẳng với thời gian” (Nei
L Jamíeon). Đây là một cách định nghĩa hữu ích về hệ thống. Thuật ngữ hệ
thống được sử dụng để nói đến bất cứ một tập hợp yếu tố nào có liên quan với
nhau. Tuy nhiên, bản thân hệ thống không phải là con số cộng các bộ phận của
nó, mà là các bộ phận cùng hoạt động, những bộ phận có thể cùng hoạt động
theo nhiều cách khác nhau để sản sinh ra những kết quả nhất định. Những kết
quả này là sản phẩm của những liên hệ giữa những bộ phận của hệ thống mà
không phải là kết quả trực tiếp của một bộ phận nào đó trong hệ thống.
Có rất nhiều loại hệ thống, có những hệ thống tự nhiên và hệ thống
nhân tạo, có những hệ thống kín và hệ thống mở, đặc biệt có rất nhiều hệ
thống phức tạp, những hệ thống phức hợp có những xu hướng được tổ chức

có thứ bậc trên dưới, chúng ta cần biết rõ chúng ta đang nghiên cứu ở cấp bậc
nào của hệ thống. Điều này rất quan trọng trong việc nghiên cứu những hệ
thống sinh vật học và những hệ thống xã hội.
2.1.3.2 Hệ thống phát triển
Chính vì vậy khi chúng ta nghiên cứu về tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừng chúng ta phải nhớ rằng một bộ phận quan trọng của một vấn đề
trong một hệ thống sinh vật có thể chuyển hoá vào hệ thống xã hội và có khi

19


những vấn đề xã hội lại được bắt nguồn từ hệ thống sinh học. Những vòng
nhân quả có thể vận động từ cấp cao xuống cấp thấp hoặc ngược lại trong trật
tự trên dưới của cùng một hệ thống. Do đó buộc ta phải tập trung cao độ ở
một số điểm chính xong đồng thời tư duy phải uyển chuyển.
2.1.3.3 Phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn
giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học”.
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Uỷ ban Brundtland). Báo cáo này ghi
rõ: Phát triển bền vững là: “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai...”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm
có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo
vệ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm

quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung
hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.
Việc thoả mãn các nhu cầu và các khát vọng của con người là mục tiêu
chủ yếu của sự phát triển. Các nhu cầu chính yếu (ăn, mặc, ở, việc làm) của đa
số dân ở các nước đang phát triển đều chưa được thoả mãn và ngoài các nhu cầu
cơ bản, những người dân đó còn có khát vọng chính đáng đối với chất lượng
cuộc sống. Một thế giới trong đó nghèo và bất công là cố hữu thì sẽ luôn gánh
chịu khủng hoảng về sinh thái và các khủng hoảng khác, phát triển bền vững đòi
hỏi sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản của mọi người và mở rộng cho mọi người

20


có cơ hội được thoả mãn các khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xét về tổng thể trong quy luật phát triển tự nhiên của trái đất thì đất rừng
và độ phì nhiêu của nó hàng ngày được cung cấp một lượng sinh khối hữu cơ từ
xác thực vật rừng. Nếu như không bị tàn phá thì đất rừng sẽ ngày càng tốt lên.
Điều đó cũng có nghĩa cây rừng cũng càng ngày càng tốt lên, lâm sản được tích
luỹ, nguồn nước được duy trì và môi trường sinh thái được bảo vệ.
Như vậy, nếu như không có sự tác động của các hoạt động của con
người thì rừng không thể không tồn tại mà ngày càng phát triển. Điều đó có
nghĩa rằng yếu tố con người chính là mấu chốt quyết định sự phát triển bền
vững hay suy thoái tài nguyên rừng.
Ở mức tối thiểu, phát triển bền vững phải tránh nguy hại cho các hệ
thống thiên nhiên phục vụ sự sống trên trái đất, khí quyển, đất, nứơc và các
sinh vật…
Xét về bản chất, phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi,
trong đó việc khai thác các tài nguyên, quản lý đầu tư vốn, hướng phát triển
công nghệ và sự thay đổi thể chế đều có sự hài hoà toàn bộ và nâng cao cả
tiềm năng hiện tại và tương lai nhằm thoả mãn các nhu cầu và khát vọng của

con người.
2.1.3.4 Phát triển nông thôn
Dưới góc độ quản lý: Phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ
ý các hoạt động kinh tế xã hội môi trường cho người dân nông thôn. Quá trình
này trước hết là cho người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà
nước và các tổ chức khác.
2.1.4 Tiêu chí nhận biết quản lý rừng cộng đồng
Tiêu chí về CFM được xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm CFM. Do có
những quan niệm khác nhau về CFM nên có những ý kiến khác nhau về tiêu
chí nhận biết CFM, tuy nhiên có thể khái quát một số tiêu chí chính như sau:
Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng thuộc về cộng đồng: Đây là

21


một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xác lập rừng cộng đồng.
Rừng cộng đồng chủ yếu đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng cả về sản
phẩm, môi trường sinh thái và xã hội: Nhu cầu gỗ gia dụng của cộng đồng
dân cư thôn, đặc biệt là những thôn, bản ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế chưa
phát triển. Đó là nhu cầu thiết yếu như gỗ và lâm sản để làm nhà mới, sửa
chữa lớn nhà cửa, củi, măng, chăn thả gia súc. Cộng đồng dân cư thôn có nhu
cầu sử dụng một số khu rừng vì lợi ích chung của cộng đồng như bảo vệ
nguồn nước, rừng gỗ quý, rừng thiêng, rừng ma gắn liền với phong tục tập
quán, tín ngưỡng của các đồng bào dân tộc.
CFM được thực hiện chủ yếu thông qua sử dụng các nguồn lực sẵn có
của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước: Đây là tiêu chí quan trọng
để phân biệt rừng của cộng đồng với rừng của các tổ chức kinh tế khác. Phần
lớn các cộng đồng sử dụng nguồn lao động của chính cộng đồng để bảo vệ và
phát trỉên rừng.
CFM bằng những quy ước, hương ước được xây dựng với sự tham gia

của toàn thể cộng đồng và được cơ quan thẩm quyền chấp nhận. Thôn, bản
muốn quản lý được rừng của mình phải dựa vào pháp luật của nhà nước, nhu
cầu của cộng đồng, trình độ dân trí để soạn thảo và ban hành quy ước, hương
ước quản lý và bảo vệ rừng thôn. Nội dung quy ước, hương ước quy định
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát
triển rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản trong quá trình bảo
vệ và phát triển rừng cộng đồng.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng cộng đồng
2.1.5.1 Các yếu tố bên ngoài tác động đến quản lý rừng cộng đồng
Nhóm yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố: đất đai, khí hậu, địa hình,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẵn có tác động tích cực đến việc
huy động người dân tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp; điều kiện sản
xuất khó khăn, môi trường suy thoái…cản trở sự tham gia của người dân.

22


Nhóm yếu tố kinh tế thị trường bao gồm các yếu tố: Cơ cấu ngành
nghề, mức sống của người dân, nhu cầu lâm sản, cơ sở hạ tầng, hệ thống sản
xuất, giao lưu kinh tế, thị trường sản phẩm…Nhóm yếu tố này tạo ra các điều
kiện và sự hỗ trợ cho người dân tham gia vào các hoạt động của cộng đồng có
thể thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Can thiệp thông qua hệ thống pháp luật và chính sách.
- Can thiệp thông qua hệ thống hỗ trợ, khuyến khích và dịch vụ.
- Can thiệp thông qua việc nâng cao dân trí và nhận thức cho người dân.
Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội bao gồm các yếu tố: Tập quán sản xuất
truyền thống lâu đời như du canh, du cư, luật lệ cổ truyền, phương thức sử
dụng sản phẩm rừng, cấu trúc và chức năng của gia đình, trình độ văn hoá, sự
nghèo khổ, thiếu việc làm; thể chế chính trị, quyền tự do dân chủ, bình đẳng
nam nữ, dân tộc…tác động đến ý thức và sự tự giác của người dân vào các

hoạt động lâm nghiệp.
2.1.5.2 Các yếu tố bên trong cộng đồng
Tập quán quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của dân tộc như
các tập tục canh tác truyền thống lâu đời, các kỹ thuật canh tác truyền thống,
những luật lệ cổ truyền, phương thức sử dụng sản phẩm rừng.
Lịch sử và hoàn cảnh hình thành nơi cư trú của cộng đồng: Nhiều cộng
đồng sống trong và gần rừng đã có truyền thống quản lý rừng cộng đồng từ
lâu đời, cuộc sống của họ dựa vào rừng là chủ yếu, nguồn thu từ rừng không
thể thiếu được đối với họ hàng ngày. Vấn đề này đã tác động không nhỏ tới
việc bảo vệ và phát triển rừng. Người dân và cộng đồng địa phương đó có thể
trở thành nhân tố tích cực trong việc quản lý rừng cộng đồng nếu có các chính
sách hợp long dân ngược lại họ có thể là nhân tố tác động xấu tới rừng.
Nhu cầu của cộng đồng về phòng hộ môi trường và lâm sản: bản thân
mỗi cộng đồng cũng có những sức ép nội tại như nhu cầu phát triển cộng
đồng, đời sống kinh tế xã hội, nguồn nước, việc làm, công nghệ, nhu cầu gỗ

23


và lâm sản phục vụ cho việc xây dựng nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, xây dựng
các công trình phục vụ cho nội bộ cộng đồng.
2.1.6 Các hình thức quản lý rừng cộng đồng
Trên thực tế để có một định nghĩa chính xác có thể phản ánh đầy đủ về
thực tế của việc quản lý rừng cộng đồng là không có bởi vì mỗi một địa
phương khác nhau thì điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở mỗi nơi một
khác nhau vì vậy mà các hình thức quản lý rừng cộng đồng là khác nhau.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia quản lý rừng cộng đồng nó liên quan đến
rất nhiều các bên tham gia như các nhà lập định chính sách, các tổ chức chính
phủ, phi chính phủ, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học. Sự tham gia của
các tác nhân này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tiến trình quản lý, bảo vệ rừng.

Tuy nhiên có thể khái quát trong các hình thức chủ yếu sau:
Hình thức tổ quản lý rừng theo dòng tộc (dòng họ), theo dân tộc
Cộng đồng tham gia quản lý rừng và đất rừng theo dòng tộc, theo dân
tộc nơi có diện tích rừng và đất rừng nhỏ, gần nơi cư trú của các cộng đồng
(rừng ma, rừng thiêng, rừng mó nước…)do họ tự thừa nhận hay đã mặc nhiên
công nhận từ các thế hệ trước. Công tác tổ chức quản lý và bảo vệ luôn gắn
bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống và hệ tư tưởng của cộng đồng,
vai trò của người trưởng họ hoặc già làng rất quan trọng. Hầu hết các công
việc quản lý của họ đều có sự phân công rõ ràng, các thành viên thực hiện tự
giác và nghiêm túc.
Hình thức tổ chức quản lý rừng theo thôn, bản, làng, buôn, ấp
Hiện nay, hình thức quản lý rừng theo hình thức này là khá phổ biến
của các vùng. Hình thức này dựa trên cơ sở vị trí địa lý và khu vực của người
dân sinh sống. Phần lớn các thôn đều xây dựng các quy ước, hương ước quản
lý và bảo vệ rừng theo các hình thức riêng của cộng đồng. Theo hình thức này
thì trưởng thôn có trách nhiệm điều hành các công việc chung liên quan đến
bảo vệ rừng cộng đồng.

24


Đi sâu nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia của cộng đồng vào việc
bảo vệ và phát triển rừng có thể chia thành 3 mức:
Thứ nhất, cộng đồng dân cư tham gia tích cực và có tiếng nói quyết
định trong việc lập kế hoạch sử dụng đất, quản lý rừng thôn, xây dựng quy
ước quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Cộng đồng có thu nhập từ rừng để lập
quỹ bảo vệ rừng, không nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ hai, cộng đồng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, quy
ước quản lý bảo vệ rừng nhưng mức độ tham gia của các thành viên trong
cộng đồng chưa đồng đều, vẫn nhận sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ ba, cộng đồng chưa có quy ước bảo vệ rừng, chưa có kế hoạch sử
dụng đất và quản lý rừng hoặc đã có những còn sơ sài, việc xây dựng quy ước
chỉ là hình thức, chiếu lệ, không được triển khai trong thực tế. Cộng đồng
quản lý rừng một cách đơn giản, hầu như không có tác động bằng các giải
pháp lâm sinh vào rừng, chủ yếu là tuần tra bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng vẫn
bị xâm lấn hoặc khai thác trái phép.
Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ, nhóm sở thích
Đây là hình hình thức hiện nay đang có xu hướng phát triển. Trước đây
ở miền bắc hầu như không có. Hiện nay do chính sách giao rừng và đất rừng,
một số khu rừng mà những mảnh rừng liền nhau rất khó giao, đã được giao
cho nhóm hộ. Nhóm hộ có thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền
nhau trong phạm vi một thôn, một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan
hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa
tuổi, cùng có mong ước được tham gia quản lý rừng. Nhóm hộ này tự phân
công để bảo vệ rừng, có thể cả nhóm cùng tham gia tuần tra rừng hàng ngày,
hàng tuần hoặc luân phiên nhau; một số nhóm hộ có rừng gần nhau liên kết
bảo vệ rừng.
2.2 Cơ sở thực tiễn

25


×