Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tài liệu Tập huấn kỹ thuật sử dụng thiết bị điện tử hàng hải trên tàu đánh cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 28 trang )

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
KHUYẾN NGƯ QUỐC GIA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TS. TRẦN TIẾN PHỨC

TÀI LIỆU
TẬP HUẤN KỸ THUẬT SỬ DỤNG
THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ HÀNG HẢI TRÊN TÀU ĐÁNH CÁ

NHA TRANG, THÁNG 4 NĂM 2012

1


1. MÁY ĐÀM THOẠI DÙNG CHO TÀU ĐÁNH CÁ
1.1.

Hai loại máy đàm thoại đang sử dụng phổ biến cho nghề cá Việt Nam

Ngay nay, máy thu phát vô tuyến điện là thiết bị không thể thiếu trên mỗi
con tàu đi biển. Tác dụng chủ yếu của loại thiết bị này:
a. Đàm thoại giữa tàu với tàu (trên kênh tần số quy định với nhau);
b. Thông tin giữa tàu với trạm bờ (trên kênh tần số đăng ký của trạm bờ);
c. Nghe dự báo thời tiết, ngư trường (trên kênh tần số 8394kHz);
d. Thông tin cứu hộ, cứu nạn tàu cá (trên kênh tần số 7903kHz và 7906kHz).
Tùy theo nghề khai thác thủy sản, ngư trường thường hoạt động, kích thước
từng tàu cụ thể, nguồn điện hiện có mà chọn loại máy đàm thoại phù hợp, sử
dụng đúng để đảm bảo an toàn và kinh tế nhất.
1.1.1. Máy đàm thoại tầm gần, dải tần 24 MHz đến 30 MHz


Máy đàm thoại tầm gần, công suất nhỏ (dưới 25W), dải tần số HF (trong
khoảng 24MHz đến 30MHz) như: ONWA, SUPER STAR 2400, GALAXY,
Sea Eagle 6900, WENDEN Super 4800... Tầm xa liên lạc trong điều kiện thời tiết
bình thường có thể đạt tới 70 đến 80 hải lý.
Thông số kỹ thuật chủ yếu
Công suất phát sóng: 4W
6 băng; 240 kênh
Dải tần: 26.065 đến 28.755MHz
Điều chế AM (A3)
Trở kháng an ten 50Ω
Điện áp nguồn nuôi: 12-16 VDC
Tầm xa liên lạc hai máy cùng loại khoảng 25 hải lý Dòng điện tiêu thụ cực đại: 2A

Hình 1: Máy đàm thoại ONWA và các thông số kỹ thuật chủ yếu
Các tàu lưới kéo đôi thường trang bị một cặp loại máy này để tiện thông
tin phối hợp với nhau trong quá trình khai thác trên biển. Một số tàu câu mực
khơi thường trang bị máy ONWA K6124 cho các thuyền thúng để chỉ huy, điều
hành từ tàu mẹ. Đây là loại máy có giá thấp, công suất phát sóng 4W, dòng điện
tiêu thụ nhỏ, dải điện áp vào phù hợp với một bính ăcquy 12V, phương thức
điều chế AM có chất lượng âm thanh nói - nghe rõ và dễ điều chỉnh nên dễ triển
khai sử dụng. Một số lồng bè nuôi thủy sản có vị trí khuất sóng điện thoại di
động cũng được triển khai loại máy này đáp ứng tốt yêu cầu thông tin của bà
con ngư dân.
1


Thông số kỹ thuật chủ yếu
Công suất phát sóng: AM/FM: 4W
USB, LSB, CW: 12W; 6 băng; 240 kênh
Dải tần: 26.065 đến 28.755MHz

Trở kháng an ten 50Ω
Điện áp nguồn nuôi: 11,7 – 15,9 VDC
Dòng tiêu thụ cực đại lúc phát AM và
FM: 2,2A; lúc phát USB hoặc LSB: 2A.

Dùng USB và LSB có thể liên lạc xa 50
hải lý

Hình 2: Máy đàm thoại Super star 2400 và các thông số kỹ thuật chủ yếu
Thông số kỹ thuật chủ yếu
Công suất phát sóng: AM/FM 9W
SSB 25W (PEP); 6 băng; 240 kênh;
Dải tần: 26.065MHz đến 28.765MHz
Điều chế AM/FM/USB/LSB/CW
Trở kháng an ten 50Ω
Điện áp nguồn nuôi: 13,8 VDC
Dòng điện tiêu thụ cực đại: 5A

Dùng USB và LSB có thể liên lạc xa 80 hải lý

Hình 3: Máy đàm thoại GALAXY NEPTUNE II và các thông số kỹ thuật chủ yếu

Dùng USB và LSB có thể liên lạc xa 80 hải lý

Thông số kỹ thuật chủ yếu
Công suất phát sóng: AM/FM: 10W
USB, LSB: 25W (PEP)
12 băng; 480 kênh
Dải tần: 24.265 đến 29.655MHz
Điều chế AM/FM/USB/LSB/CW

Trở kháng an ten 50Ω
Điện áp nguồn nuôi: 13,8 VDC
Dòng điện tiêu thụ cực đại: 6A

Hình 4: Máy đàm thoại Sea Eagle 6900 và các thông số kỹ thuật chủ yếu
Máy đàm thoại tầm gần Super star 2400, GALAXY NEPTUNE II, Sea
Eagle 6900, có nhiều phương thức điều chế hơn nên đảm bảo bí mật thông tin
tốt hơn. Đặc biệt, khi yêu cầu chất lượng tiếng nói tốt và thời tiết xấu có nhiều

2


dông sét thì dùng phương thức điều chế (MODE) FM để chống nhiễu, nghe rõ.
Khi thời tiết tốt có thể dùng phương thức điều chế AM để dễ điều chỉnh máy.
Khi khoảng cách liên lạc xa mà dùng phương thức điều chế AM và FM
không đạt yêu cầu thì chuyển qua phương thức điều chế USB và LSB. Khi dùng
USB và LSB, công suất điện tiêu thụ của bình ăcquy hết ít hơn so với FM và
AM nhưng khả năng liên lạc lại xa hơn. Tuy nhiên, khi dùng phương thức điều
chế USB và LSB thì việc điều chỉnh máy để nghe rõ khó hơn. Ngoài việc điều
chỉnh các núm nút VOLUME, RF GAIN, SQUELCH… như khi sử dụng ở AM
và FM cần cần phối hợp hai máy và lưu ý tuân theo các bước thứ tự như sau:
a. Chọn băng và kênh tần số như máy của tàu bạn cần liên lạc
b. Chọn cùng phương thức điều chế USB hoặc LSB
c. Vặn núm FINE về vị trí giữa. Trong khi nhận tin từ máy đàm thoại của
tàu bạn, vặn qua lại núm COARSE và dừng lại ở vị trí nghe rõ nhất.
d. Tiếp tục vặn qua lại núm FINE và dừng lại ở vị trí nghe được rõ hơn.
Ở trên biển, nếu biết dùng phương thức điều chế USB và LSB khả năng liên
lạc xa hơn 30% đến 40% so với dùng AM và FM mà bình ắc quy hết chậm hơn.
Tiết kiệm điện cho bình ắc quy và khả năng liên lạc xa hơn rất có ý nghĩa khi tàu
có sự cố về hệ thống điện mà chưa khắc phục được.

1.1.2. Máy đàm thoại tầm xa, dải tần 1,6 MHz đến 30 MHz
Máy tầm xa, công suất lớn hàng trăm W, dải tần MF và HF (1,6MHz đến
30MHz) mà ngư dân đang dùng như: ICOM 725, ICOM 700TY, ICOM 707,
ICOM 77, ICOM 78, ICOM 718, ICO 710, VX 1700. Các tàu hoạt động trên
vùng Biển Đông, Vịnh Thái Lan, Vịnh Bắc Bộ có thể liên lạc với nhau và gọi về
bờ qua hệ thống thông tin điện tử hàng hải, các đồn biên phòng ven biển, các chi
cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, máy
của tổ nhóm ngư dân tự quản. Hiện nay, các đơn vị chuyên ngành thủy sản hoặc
cụm dân cư có đội tàu đánh bắt xa bờ tự trang bị máy đàm thoại ở nhà để tiện
trao đổi thông tin và điều hành sản xuất đang ngày càng phổ biến.
Việc triển khai các máy thông tin liên lạc tầm xa cần lưu ý các quy định
trong Luật Tần số Vô tuyến điện của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009/QH12. Cần lưu ý có 6 hành vi bị cấm
trong Luật Tần số Vô tuyến điện thể hiện trong Điều 9 (trích Điều 9):
1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự,
3


an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm
kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
3. Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
4. Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin
vô tuyến điện.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.


Điện vào bộ nguồn:
110/220VAC/24VDC
Điện áp ra: 13.8VDC
Dòng tối đa: 30A

Thông số kỹ thuật chủ yếu
Công suất phát sóng: AM 40W
SSB, CW, RTTI 100W
Dải tần thu : 0,030 đến < 30MHz
Tần số phát: 1,8 đến 29,7 MHz chia
làm 5 dải theo quy định của
Quản lý tần số.
Trở kháng an ten 50Ω
Nguồn nuôi: 13,8VDC ± 15%
Dòng điện cực đại lúc phát 20A;
dòng điện lúc thu khoảng: 2A.

Hình 5: Máy đàm thoại ICOM 718 và các thông số kỹ thuật chủ yếu

Điện vào bộ nguồn:
110/220VAC/24VDC
Điện ra: 13.8VDC
Dòng tối đa: 40A
Dòng liên tục: 18A
Bảo vệ quá áp > 16,5V
Bảo vệ quá dòng > 40A

Thông số kỹ thuật chủ yếu của
máy Vertex Standard VX-1700

Công suất phát sóng: 125W
Dải tần thu : 0,3 đến 30MHz
Tần số phát: 1,6 đến 30 MHz
Trở kháng an ten 50Ω.
Nguồn nuôi: 13,8VDC ± 15%
Điều chế: USB, LSB (J3E, J2B),
AM (A3E), CW (A1A).

Bộ nhớ 200 kênh.

Hình 6: Máy đàm thoại Vertex Standard VX-1700 và thông số kỹ thuật chủ yếu
4


Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, ngư dân sử dụng máy đàm thoại
chưa quan tâm đúng mức tới các văn bản pháp luật của Nhà Nước trong lĩnh vực
quản lý tần số vô tuyến điện như: Pháp Lệnh Bưu Chính Viễn Thông ngày
15/5/2002, Nghị định 24/2004/NĐ-CP qui định chi tiết việc thực hiện một số
điều trong Pháp lệnh Bưu Chính Viễn Thông về tần số vô tuyến điện, hướng dẫn
thủ tục đăng ký tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.
Luật Tần số vô tuyến điện có hiệu lực từ 1/7/2010, những điểm mới trong
nghị định 55/2010/ NĐ- CP qui định sửa đổi một số điều trong nghị định
142/2004/ NĐ- CP nhằm khắc phục can nhiễu và nâng cao hiệu quả tài nguyên
tần số vô tuyến điện phù hợp với thông lệ quốc tế. Mỗi người sử dụng máy đàm
thoại (đặc biệt là máy liên lạc tầm xa như ICOM 718 – Hình 5 và Vertex
Standard VX-1700 – Hình 6) cần nhận thức đầy đủ hơn về lĩnh vực tần số vô
tuyến điện là trách nhiệm giúp cho công tác quản lý Nhà nước càng tốt hơn và
đảm bảo quyền lợi của chính mình: thông tin rõ ràng, chất lượng cao. Khi đã
đăng ký sử dụng một tần số vô tuyến nào đó thì người dùng sẽ được bảo vệ,
tránh gây nhiễu, gây rối loạn thông tin.

Bảng 1: Tần số Trực canh Cấp cứu của Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam
Dịch vụ Thông tin duyên hải theo GMDSS (Nguồn: www.vinamarine.gov.vn)
VHF (MHz)
MF/ HF (kHz)
Tên Đài
Trực
Gọi
Stt
Tần
số
trực
canh
cấp
Gọi làm
TTDH
canh
trực
Gọi làm việc
việc
cứu
DSC
canh
1

2

3

- Các tần số và phương
Móng Cái thức theo GMDSS

- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Cửa Ông thức theo GMDSS
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Hòn Gai thức theo GMDSS
- 7903 kHz cho tàu cá

4

- Các tần số và phương
Hải Phòng thức theo GMDSS
- 7903 kHz cho tàu cá

5

Bạch Long - Các tần số và phương
Vỹ
thức theo GMDSS

8155

CH 70

CH 16

CH 27

8143


CH 70

CH 16

CH 2

8173

CH 70

CH 16

CH 27

8785; 12359;

CH 70

CH 16

7960

CH 70

CH 16

CH: 25;
71

5



- 7903 kHz cho tàu cá
6
7
8
9
10

11
12
13
14

15

16

17

18

19

20

Thanh Hóa
- Các tần số và phương
Bến Thuỷ thức theo GMDSS
- 7903 kHz cho tàu cá

Hòn La
Cửa Việt
- Các tần số và phương
Huế
thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Đà Nẵng thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
Dung Quất
Lý Sơn
- Các tần số và phương
Quy Nhơn thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Phú Yên thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Nha Trang thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Cam Ranh thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Phan Rang thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Phan Thiết thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương

Vũng Tàu thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

8149

CH 70

CH 16

8294; 12359

CH 70

CH 16


CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

7927

CH 70

CH 16

7966

CH 70

CH 16

8146

CH 70

CH 16

7948

CH 70


CH 16

7912

CH 70

CH 16

7990

CH 70

CH 16

6230; 8137

CH 70

CH 16

7915

CH 27

CH 16

CH: 09;
27


CH 11

CH: 69;
71

CH 74

6


21
22
23
24
25

26
27
28
29

- Các tần số và phương
Hồ Chí
thức theo GMDSS.
Minh
- 7903 kHz cho tàu cá
Bạc Liêu
- Các tần số và phương
Cần Thơ thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá

Côn Đảo
- Các tần số và phương
Cà Mau thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
- Các tần số và phương
Kiên Giang thức theo GMDSS.
- 7903 kHz cho tàu cá
Hà Tiên
Thổ Chu
Phú Quốc

8294; 12359

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

7969


CH 70

CH 16

8158

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

CH 70

CH 16

6227

CH: 27;
28

CH 71


CH 16

Ghi chú: - CH70: Tần số 156.525 MHz; CH16: Tần số 156.800 MHz

7


Hình 7: Phân bố hệ thống thông tin duyên hải của Việt Nam
8


1.2.

Lắp đặt máy máy đàm thoại

Đặc điểm chung của tàu cá Việt Nam là có kích thước nhỏ, khí hậu nóng
và ẩm nên cần chọn vị trí lắp đặt khối máy chính trong ca bin nơi khô ráo, tránh
nhiệt độ cao, hạn chế bị nhiễm mặn.
Máy đàm thoại tầm gần, công suất nhỏ nên dùng anten cần. Máy đàm
thoại tầm xa, công suất lớn nên dùng an ten dây. Nếu trên tàu có các anten của
thiết bị vô tuyến khác như ra đa, định vị thì cần lưu ý phân bố hợp lý về khoảng
cách và độ cao giữa chúng để tránh gây nhiễu hoặc đánh hỏng lẫn nhau. Hình 8
là khuyến cáo vị trí tương đối các an ten của các hãng sản xuất thiết bị máy điện
hàng hải.

Hình 8: Phân bố hợp lý các an ten của thiết bị máy điện hàng hải trên tàu
Với an ten cần, dây cáp đồng trục phải đúng loại có trở kháng 50Ω, đầu
nối cáp cần được bọc bằng băng keo chống nhiễm nước mặn, các thanh hướng
xạ (nếu có) phải phân bố đều các hướng và không uốn cong hoặc để tiếp xúc
điện với trục chính bức xạ sóng điện từ. Không để an ten cần tiếp xúc hoặc quá

gần an ten dây. Khi phát sóng, công suất bức xạ của an ten từ một vài Watt đến
hàng trăm Watt, ngược lại, khi thu, điện áp cảm ứng chỉ khoảng µV. Chênh lệch
công suất tín hiệu giữa 02 trạng thái khi phát / khi thu đến hàng triệu lần. Vì vậy,
9


mạch thu dễ bị hỏng hoặc xuống cấp rất nhanh khi cần an ten máy đàm thoại
công suất nhỏ lắp quá gần dây an ten máy đàm thoại công suất lớn.
Máy đàm thoại công suất lớn dải tần rộng nên thường có khối phối hợp
trở kháng (gọi tắt là AT) được thiết kế kín nước nên có thể lắp ngoài trời (trên
nóc ca bin).

a) Lắp sai

b) Kiểu kín nước
c) Bọc kín đầu cáp
Hình 9: Chú ý khi lắp an ten cần trên tàu

Đối với tàu vỏ sắt cần có sứ xuyên vách để tránh hiện tượng phóng điện
khi phát sóng giữa dây an ten sang vỏ tàu làm tổn hao công suất hoặc hỏng mạch
điện tử. Cách căng dây an ten, đấu nối tham khảo ở Hình 9. Phần phân bố cầu
dao điện để cắt an ten khi có dông sét sẽ được trình bày chi tiết hơn ở cách
Chống sét cho tàu đánh cá.

a). Lắp sai

b) Lắp đúng c) Nối dây an ten với sứ xuyên vách
Hình 10: Cách lắp dây an ten trên tàu
10



1.3.

Những sự cố thường gặp ở máy đàm thoại và hướng khắc phục

1.3.1. Tiếp xúc điện của công tắc tổ hợp ở micrô
Do độ ẩm của môi trường biển kết hợp với tần suất sử dụng làm cho các
tiếp điểm trong công tắc tổ hợp ở micrô nhanh bị xuống cấp, chập chờn rồi hỏng
hẳn. Ngoài giải pháp chống ẩm cần xử lý tiếp xúc điện trong công tắc bằng chất
tẩy chuyên dụng hoặc cồn hay xăng rồi sấy khô. Đối với máy đàm thoại có chức
năng kích phát bằng tiếng nói (như ICOM 718) thì nên tận dụng chức năng này.
Để đảm bảo an toàn cho chuyến biển cần có micrô dự phòng trên tàu.
Các thao tác để dùng chức năng kích phát bằng tiếng nói thay cho việc
bấm công tắc tổ hợp trên micrô ở máy ICOM 718:
1. Ấn phím

(WXY9) để có chữ VOX trên màn hình.

2. Nói vào micrô máy sẽ tự động chuyển từ chế độ thu sang chế độ phát.
Cần nói liên tục nội dung truyền đi.
3. Ngừng nói vào micrô máy sẽ tự động chuyển về chế độ thu.
4. Tắt chức năng này bằng cách ấn lại phím
hình biến mất.

để chữ VOX trên màn

1.3.2. Hai kiểu đấu dây cho micrô

Hình 11: Đầu dây của micrô và dây cáp đồng trục ra an ten
11



Các máy đàm thoại công suất nhỏ có hai kiểu đấu đầu dây trong micrô.
Nếu cắm micrô mới vào máy đã tự phát sóng (đèn báo phát) thì chuyển lại đầu
dây như Hình 11. Biết xử lý trường hợp này sẽ giải quyết được nhiều tình huống
khi mượn micrô của tàu bạn trên biển mà tàu đó dùng máy loại khác.
1.3.3. Cáp nối giữa khối máy chính với bộ phối hợp trở kháng (AT)
Ở máy đàm thoại tầm xa, cáp nối giữa khối máy chính với bộ phối hợp trở
kháng có thường có 05 đầu dây với các chức năng khác nhau:
a. (+) và (-) là hai dây cấp nguồn từ máy chính sang khối AT;
b. Dây dẫn tín hiệu điều khiển điều hưởng từ máy chính sang AT khi ta ấn
phím TUNER;
c. Dây dẫn tín hiệu báo kết quả điều hưởng từ AT về máy chính;
d. Dây cáp đồng trục dẫn tín hiệu thu/phát.
Thực tế thống kê và phân tích các sự cố của máy đàm thoại tầm xa trên
tàu cá cho thấy xác suất hỏng ở cáp nối này chiếm 27%. Cần chú ý về tiếp xúc
đầu cáp, chuột cắn hỏng vỏ cáp bằng nhựa làm dây kim loại nhanh bị rỉ sét.
Lưới bọc kim của cáp đồng trục vừa là cực âm của đường dẫn tín hiệu nên khi bị
rỉ sét, máy cũng không hoạt đông được.
 Vị trí lắp đặt không phù hợp. Nhiều máy bị nhiễm nước mặn.
 Không lắp đủ cầu chì bảo vệ. Các tiết chế cho máy phát điện nạp bình ắc
quy không đáp ứng tốt nên nguồn cho máy đàm thoại không ổn định, nhiều lúc
vượt ra ngoài phạm vi cho phép gây cháy máy. Mắc ngược cực tính +/- của hai
dây nguồn sẽ bị cháy cầu chì; nếu không có cầu chì máy sẽ hỏng rất nặng. Khắc
phục nhược điểm này cần lắp hệ thống dây nguồn cố định và không mở máy
đàm thoại khi đang nạp điện cho bình ắc quy.
2. MÁY ĐỊNH VỊ GPS
2.1.

Đặc điểm của máy định vị GPS


Ngày nay, máy định vị là một thiết bị máy điện hàng hải không thể thiếu
trên tàu khai thác thủy sản xa bờ. Hệ thống GPS gồm các vệ tinh bay ở độ cao
khoảng 20 000 Km so với mặt đất. Các vệ tinh được chia thành nhiều nhóm mà
mỗi nhóm bay trên một quỹ đạo xác định. Các vệ tinh đầu tiên được chia thành 6
nhóm bay trên 6 mặt phẳng quỹ đạo. Các mặt phẳng quỹ đạo của vệ tinh đều
nghiêng so với mặt phẳng xích đạo của quả đất một góc 55 0 và cách nhau một
12


góc 600. Chu kỳ của vệ tinh bay một vòng quanh trái đất là 12 giờ hằng tinh. Giờ
hằng tinh khác giờ mặt trời nên ở một điểm nào đó trên mặt đất theo dõi một vệ
tinh sẽ thấy nó mọc sớm hơn 4 phút mỗi ngày. Những lợi ích chủ yếu khi tàu có
máy định vị:
a. Xác định được tọa độ, tốc độ và hướng di chuyển của tàu tại mọi thời
điểm.
b. Lưu lại được vết đã đi của tàu.
c. Nhớ những điểm quan trọng trên ngư trường nhằm dẫn tàu tới đó hoặc
tránh ra xa (rạng đá nguy hiểm).
d. Lập được nhiều hành trình chuyến biển theo kế hoạch và lái tàu theo hành
trình đã lập dễ dàng, chính xác.
e. Giúp thông tin cứu hộ, cứu nạn, tránh bão được dễ dàng, chính xác, kịp
thời…
Trên thế giới có nhiều hệ thống định vị phục vụ cho tàu đi biển. Ở Việt
Nam, tính đến năm 2012 chỉ có 02 hệ thống có máy thu sử dụng được đó là: Hệ
thống định vị toàn cầu GPS (Golbal Positioning System) và hệ thống Omega. Do
tính ưu việt nổi trội hệ thống GPS mà trong thực tế của tàu đánh cá, máy định vị
loại này được ngư dân sử dụng rất phổ biến.

a) Vệ tinh

b) Những ứng dụng điển hình
Hình 12: Hệ thống vệ tinh GPS và những lĩnh vực ứng dụng trong thực tế
2.2.

Lắp đặt máy định vị GPS

Một máy định vị thường có hai phần: máy chính và an ten. Các tiêu chí để
lựa chọn vị trí lắp an ten trên nóc ca bin tàu như sau.
13


a. Lắp an ten theo trục thẳng đứng để mặt đĩa thu sóng nằm ngang, có khả
năng nhận tín hiệu phát ra từ vệ tinh GPS trên thiên cầu ở mọi phương
hướng.
b. Không bị các vật (đặc biệt là kim loại) che khuất tín hiệu từ vệ tinh truyền
thẳng xuống mặt đĩa an ten.
c. Không nằm trong cánh sóng ra đa hàng hải.
d. Cao hơn dây an ten máy đàm thoại tầm xa (ICOM 718) 1,5 mét; cách xa 4
mét trở lên (xem Hình 8).
Vệ tinh GPS bay cao 20 000 km nên tín hiệu truyền xuống mặt an ten nhỏ
là rất yếu, đòi hỏi máy thu phải có độ nhạy cao. An ten thu tín hiệu GPS có thể
bị hỏng hoặc xuống cấp rất nhanh nếu nằm trong cánh sóng của ra đa hàng hải,
lắp quá gần cần an ten máy đàm thoại VHF hay MF, lắp thấp hơn an ten dây
máy đàm thoại tầm xa (ICOM hoặc Vertex Standard VX-1700).
Cáp nối giữa an ten và máy chính để truyền tín hiệu vệ tinh sau khi thực
hiện tiền khuếch đại trên an ten xuống máy chính đồng thời lấy nguồn từ máy
chính cấp cho mạch điện tử trên an ten (cấu hình phổ biến hiện nay). Nếu cáp
nối này hỏng vỏ bọc kim thì đường nguồn âm bị đứt, mạch điện trên an ten
không hoạt động, máy sẽ không xác định được vị trí. Đường cáp nối quá dài làm
suy hao cả tín hiệu và nguồn 5VDC (loại an ten mới dùng 3,3VDC) máy xác

định vị trí chậm và khi thời tiết xấu có thể hoạt động không bình thường. Thứ tự
9 bước lắp đầu dây cáp thể hiện trên Hình 13b.

a) Bên trong an ten

b) Các bước lắp đầu dây cáp an ten

Hình 13: An ten GPS và đầu dây cáp
Khối máy chính chứa nhiều mạch điện tử hiện đại, phức tạp nên không
được lắp nơi có độ ẩm lớn, nhiệt độ cao, nơi thuyền trưởng dễ quan sát trong khi
điều động tàu. Cần chú ý nối mát để chống nhiễu tác động vào các mạch điện tử
14


trong khối máy chính (Hình 14). Máy định vị thường được kết nối với các thiết
bị điện tử hàng hải khác như ra đa, đo sâu,
dò cá, máy lái tự động…Thực hiện kết nối,
cài đặt và vận hành hệ thống sẽ được trình
bày ở một chuyên đề khác.
2.3.

Những sự cố thường gặp ở máy định
vị GPS và cách khắc phục

 Mạch điện tử trên an ten bị ẩm hay
nhiễm mặn. Sau một thời gian sử dụng, nắp11 Hình 14: Nối mát để đảm bảo an toàn
vỏ an ten bị hở, hơi ẩm hút vào trong do hiệu ứng nhiệt trong ngày. Hơi ẩm tích
tụ lâu ngày quá mức quy định, mạch bị hỏng. Ngoài ra, do hiệu ứng thẩm thấu từ
một vết xước của vỏ cáp cũng có thể đưa nước vào trong an ten. Khắc phục sự
cố này cần lắp an ten theo đúng hướng dẫn như Hình 15.

 Hỏng cáp an ten. Dây cáp
đồng trục an ten bị rỉ sét phân bọc
kim do vỏ nhựa bị thủng, cực âm
của nguồn nuôi không có cho
mạch điện tử trong an ten. Thực tế
trên tàu cá Việt Nam, khi máy báo:
“Không xác định được vị trí” (NO
FIX), mà kiểm tra tín hiệu vệ tinh
quá yếu hoặc không có thì việc cần
làm đầu tiên là xem lại dây cáp an
ten.

Hình 15: Lắp an ten theo quy định



Lắp ngược nguồn nuôi từ bình ắc quy
Mỗi máy khi xuất xưởng đều có cầu chì
trên dây nguồn hoặc mặt sau khối máy chính và
đi ốt đấu song song trong máy để chống dùng
ngược.
Nhiều người đã bỏ cầu chì khi bị rỉ sét và
lắp ngược nguồn thì đi ốt bảo vệ không tác
dụng, máy hỏng rất nặng, nhiều trường hợp
không sửa chữa được.

Hình 16: Cầu chì ở dây nguồn

15



2.4.

Một số máy định vị GPS

Hình 17: Máy định vi FURUNO GP32

Thông số kỹ thuật chủ yếu
Có ngôn ngữ tiếng Việt;
Thu 16 kênh vệ tinh
Có sáu kiểu màn hình hiển thị
Bộ nhớ 2 000 điểm; 10 000 dấu
hiệu; Lưu vết trong 5 trang với
50 000 điểm. Hải đồ chi tiết ngư
trường Việt Nam. Nguồn nuôi: tự
động trong dải 10 VDC đến
40VDC.

Thông số kỹ thuật chủ yếu
Có ngôn ngữ tiếng Việt;
Thu 12 kênh vệ tinh
Có sáu kiểu màn hình hiển thị
Bộ nhớ 999điểm; 50 hải trình và
1000 điểm nhớ lưu vết.
Nguồn nuôi: tự động trong dải
10VDC đến 30VDC. Khi nguồn quá
cao hay quá thấp có thông báo trên
màn hình.

Hình 18: Máy định vi có hải đồ HGP-320


Khi sử dụng máy định vị có hải đồ cần lưu ý hiệu chỉnh độ lệch vị trí cho
phù hợp với thực tế vùng biển đang hoạt động. Nếu để mặc nhiên, máy sử dụng
chuẩn hải đồ WGS-84 và các số trong phần chỉnh độ lệch vị trí đều bằng không,
khi đó có thể tồn tại sự sai khác giữa vị trí thực tế của tàu (ví dụ đang đi vào cửa
sông, đậu trên bến cảng) với vị trí con nháy (Tàu) trên hải đồ điện tử trên màn
hình. Việc thực hiện thao tác điều chỉnh độ lệch cho phù hợp giữa hải đồ điện tử
trong máy định vị với thực tế tùy theo từng loại máy cụ thể. Khi sử dụng nên
kiểm tra độ lệch để có giải pháp phù hợp.
- Khi vào gần bờ, đi trong luồng lạch cần căn cứ vào quan sát bằng mắt
thường.
- Hiệu chỉnh độ lệch thật chính xác tại vùng cảng, cửa sông tàu thường đi về
để chủ động lái tàu khi tầm nhìn bị hạn chế.
16


3. MÁY ĐO SÂU DÒ CÁ
3.1. Đặc điểm cấu tạo máy đo sâu dò cá
Một máy đo sâu đo sâu dò cá thường có hai
phần: máy chính và đầu dò. Màn hình màu CRT
hoặc LCD giúp nhận định mật độ đàn cá và trữ
lượng được chính xác hơn. Những máy thế hệ
mới có nhiều chức năng đặc biệt, tự động xử lý
tín hiệu thăm dò giúp dễ sử dụng và phát hiện đàn
cá, đáy biển rõ hơn.
Trong nghề cá Việt Nam thì các chức đặc
biệt sau cần chú ý:
 Khóa đáy (B/L - Bottom Lock). Các hãng Hình 19: Máy đo sâu-dò cá
chế tạo thường dùng một 1/2 hay 1/3 màn hình
chia theo chiều ngang để phóng to kết quả của vùng nước trên mặt đáy biển.

Khoảng độ sâu tính từ mặt đáy trở lên được gọi là thang khoá đáy (Range B/L).
Kiểu khoa đáy rất cần cho nghề lưới kéo sát đáy. Khi khai thác ở độ sâu hàng
trăm mét trở lên mà màn hình máy dò từ 6 đến 10 inch thì vết đàn cá lớn trên
mặt đáy ở kiểu bình thường cũng chỉ là những chấm nhỏ mà thôi. Tùy theo độ
mở đứng miệng lưới mà chọn thang đo khoá đáy phù hợp ta dễ dàng phát hiện
được cả những đàn
cá nhỏ. Cần lưu ý là
tín hiệu khoá đáy
không thể hiện độ
nhấp nhô của đáy
Hình 20: Kiểu
Tín hiệu trên
phóng to tín hiệu
biển nên có rạng đá
mặt đáy được
vùng mặt đáy(B/L)
và kéo lưới được hay
phóng to gấp
nhiều lần
không phải xem xét
ở phần chi thị bình
thường (ở 2/3 màn hình còn lại).
 Kiểu phóng to kết quả ở vùng
Vùng được phóng
tuỳ chọn (M/Z - Marker Zoom)
to sang nửa trái
màn hình
Màn hình được chia đôi theo
chiều thẳng đứng. Nửa phải chỉ thị bình
thường. Nửa phải để phóng to kết quả ở

khoảng độ sâu mà người sử dụng máy
Hình 21: Kiểu
quan tâm. Hệ số phóng đại có thể chọn
phóng to vùng tuỳ
ý

17


gấp 2 đến 5 lần trong MENU. Khi dò ở bùng biển sâu hàng trăm mét, việc
phóng to kết quả lên nhiều lần rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi dùng kiểu này thì
kết quả đã dò lưu lại trên màn hình ngắn hơn. Một số hãng đã khắc phục nhược
điểm này bằng cách chọn kiểu chia dọc hay ngang trong MENU. Khi chia ngang
thì hệ số phóng đại bị giảm.
 Kiểu tín hiệu tức thời (A-scope)
Hình 22. Kiểu tín hiệu
tức thời (A-scsope)
Phần chỉ thị
bình thường

Phần chỉ
thị A-scope

Mỗi xung thăm dò máy xử lý tín hiệu thành một đường thẳng đứng ở mép
phải màn hình. Trong trường hợp tàu đứng yên (chong đèn để tập trung cá) thì
rất khó nhận định được trữ lượng chính xác nếu chỉ dùng các kiểu chỉ thị nêu
trên. Kiểu A-scope dành một phần màn hình ở mép phải để thể hiện tín hiệu trên
ngay trong chùm tia dội về trong hệ tọa độ phẳng. Thời gian theo trục đứng. Độ
mạnh tín hiệu dội về biểu diễn trên cả biên độ theo trục ngang và màu sắc.
3.2. Lắp đặt máy đo sâu dò cá

3.2.1. Khối máy chính
Khối máy chính (chỉ thị) được lắp trong ca-bin tàu. Nó phải ở chổ tiện
quan sát và phân tích kết quả cho thuyền trưởng. Không lắp máy nơi có độ ẩm
lớn, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào màn hình.
Với máy dùng màn hình kiểu ống phóng tia điện tử (CRT) hay tinh thể
lỏng màu (color LCD) thì nó phát sáng khi có tín hiệu nên quan sát càng rõ khi
không gian bên ngoài càng tối. Ban ngày hay ca bin tàu có độ chiếu sáng lớn
phải lắp khung chắn tạo buồng tối cho màn hình. Máy có màn hình CRT thực
hiện lái tia điện tử thông qua từ trường nên cần đặt cách xa thiết bị có liên quan
đến từ trường như la bàn, quạt chạy điện một chiều, các kim loại nhiễm từ.
Với màn ảnh tinh thể lỏng (LCD) đen trắng không tự phát sáng nên cần
có ánh sáng bên ngoài chiếu vào mới quan sát được. Về ban đêm phải chỉnh độ
sáng của đèn chiếu lên mặt máy vừa đủ quan sát tín hiệu để vận hành.
Với màn ảnh tinh thể lỏng màu (COLOR LCD) thì độ trung thực của màu
phụ thuộc vào góc nhìn nên phải chọn góc đặt đúng để nhìn chính diện mới cho
18


kết quả tốt. Lắp treo khối chỉ thị lên trần ca bin hoặc trên bàn trước mặt tay lái.
Có thể đóng thêm một hộp phụ để bảo vệ và chống nhiễm nước mặn. Nếu máy
có kết hợp với định vị GPS thì nên chọn vị trí để cùng thao tác được với hải đồ.
3.2.2. Đầu dò
Để sóng siêu âm truyền qua lại dễ dàng khi thu và phát thì phải hạn chế
đến mức thấp nhất sự phản xạ hay khúc xạ sóng siêu âm từ các bọt khí hay từ vỏ
tàu nằm trong giới hạn ảnh hưởng của chùm tia. Có nhiều nguyên nhân gây ra
bọt khí trong nước.
Biển động, các đầu sóng cuốn tung bọt khí vào nước. Bọt khí loại này
càng nhiều trong những ngày sóng lớn. Hạn chế nó bằng cách hạ đầu dò sâu vào
trong nước.
Bọt khí sinh ra do tàu chạy hay do cấu trúc gá lắp đầu dò gây nên. Hạn chế các

bọt khí (sinh ra do tàu chạy) lướt qua mặt đầu dò cần chọn vị trí lắp đặt phù hợp
theo chiều dọc, chiều ngang thân tàu và cả độ sâu so với đáy tàu. Các bộ phận gá
lắp phụ phải có dạng khí động học để giảm sức cản và hạn chế phát sinh các
xoáy nước (Hình 23). Một yếu tố rất quan trọng là không được chọn nơi đầu dò
tiếp xúc với đáy biển khi tàu về bến hay ảnh hưởng đến các thao tác lưới trong
quá trình khai thác. Tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể chọn phương án lắp
đặt đầu dò một bên mạn hay dưới đáy.

a) Vỏ bọc
b) Lắp dưới đáy
c) Lắp bằng mặt đáy
Hình 23: Cách chống bọt khí qua mặt đầu dò, không sơn mặt đầu dò
Hầu hết các cảng cá của ngư dân hiện nay đều là vùng cửa sông, khi triều
xuống đáy tàu có thể tiếp xúc với bùn, cát nơi neo đậu. Một số khu vực, cửa biển
có luồng vào hẹp và không ổn định sau mùa mưa làm tàu đi về dễ mắc cạn.
Trong trường hợp này chọn
phương án lắp đầu dò một bên
mạn là rất phù hợp. Khi ra cửa ta
có thể lắp máy tạm thời, đầu dò
chưa đúng độ sâu tiêu chẩn mà
chỉ cần tiếp xúc với nước để dò
độ sâu tìm luồng chạy an toàn.
Hình 24: Ở tàu lớn, vùng A ít bọt khí hơn

19


Khi ra biển mới hạ đầu dò xuống đúng tiêu chuẩn và cho nó hoạt động bình
thường. Khi vào cửa, nếu cảm thấy không an toàn cho đầu dò có thể nâng lên
nhưng không được để ra khỏi nước nếu máy đang phát sóng. Khi neo đậu tại bến

có thể tháo đầu dò để bảo quản. Tùy theo kích thước và hình dạng của đầu dò
mà chế tạo bộ gá cho phù hợp. Loại có vỏ bằng nhựa thì dùng thêm vỏ bọc bằng
kim loại để tránh va chạm vào vật cứng gây vỡ. Với tàu cá Việt Nam có độ dài
dưới 25 mét thì vị trí lắp tốt nhất nằm trong khoảng 1/2 đến 1/3 thân tàu tính từ
mũi. Việc lắp đầu dò về mạn phải hay mạn trái là tùy thuộc vào nghề khai thác
thủy sản, sao cho tiện thao tác lưới. Ngoài ra, đầu dò bên chân vịt quay từ trên
xuống dưới thì nhiễu sẽ ít hơn.
3.3. Những sự cố thường gặp ở máy đo sâu dò cá và hướng khắc phục
 Dây cáp ở đầu dò bị hỏng. Với công suất phát sóng siêu âm vài trăm Watt
thì điện áp khoảng 300 V đến 400 V. Những chổ dây cáp bị gấp khúc nhiều lần,
dây bị kéo dãn nên dẫn điện kém dần và đứt chìm trong vỏ nhựa. Giải pháp tăng
độ bền là lắp đặt dây cáp cố định hoặc luồn thêm ống nhựa bảo vệ bên ngoài.
 Đầu dò bị bong mặt điện cực do sử dụng đã nhiều năm hoặc để phát trong
không khí thời gian dài. Cần lưu ý tắt máy trước khi đưa đầu dò lên khỏi mặt
nước.
 Lắp ngược cực tính nguồn nuôi. Do có đi ốt bảo vệ sau cầu chì lắp song
song nên nếu dùng ngược nguồn, cầu chì sẽ cháy ngay. Nếu không có cầu chì
mà lắp ngược nguồn thì mạch điện tử sẽ hỏng ngay mặc dù chưa bật công tắc
nguồn của máy.
3.4. Máy đo sâu dò cá trong thực tế nghề cá Việt Nam
Thông số kỹ thuật chủ yếu
Tần số kép 50kHz và 200 kHz;
Công suất phát sóng siêu âm 600 W;
Nguồn điện vào: 12-24VDC;
Màn hình LCD 5.6 inch 256 màu xem được
dưới nắng với góc nhìn rộng;
Hiển thị âm dội bằng các cấp độ 8/16/64 màu;
Có thể chọn đơn vị đo là sải hay mét;
8 thang đo cơ bản 5-10-20-40-80-150-200-300
mét và có thể cài đặt lại cho phù hợp với vùng

ngư trường thường hoạt động để hình ảnh hiện
Hình 25: Máy dò cá FCV620 rõ trên màn hình.
20


4. MÁY DÒ NGANG
4.1.

Đặc điểm cấu tạo máy dò ngang

Hình 26: Máy dò ngang và đầu dò

4.2.

Máy dò ngang và dò đứng
đều làm việc với cùng một
nguyên tắc là phát định hướng
chùm sóng siêu âm rồi thu và
xử lý tín hiệu phản xạ. Điểm
khác nhau cơ bản ở máy dò
ngang là chùm sóng siêu âm
phát ra nhiều hướng trong nước
bằng cách quay đầu dò (Sector
Scan Sonars) hoặc có nhiều
mặt phát lắp sẵn theo hướng đã
định (Searchlight Sonas). Để
dò được trong mặt phẳng
ngang, đầu dò phải nâng hạ
được khi cần.


Các kiểu thăm dò ở máy dò ngang

 Quét tròn 360o quanh tàu để tìm đàn cá. Để dò tìm từ xa, điều chỉnh góc
nghiêng chùm tia từ -5o đến 0o tùy theo độ sâu của vùng biển (Hình 27). Khi gặp
đàn cá có thể khai thác thì dùng chức năng tự động bám theo đàn cá đó để giảm
thao tác điều chỉnh máy.

Hình 27: Quét tròn quanh tàu
 Kết hợp kai kiểu quét chùm tia. Lưới kéo tầng giữa hoặc lưới vây rất cần
chức năng này khi tiếp cận lại gần đàn cá. Một số máy dò ngang còn cho biết

21


thông tin về vị trí lưới so với vết đàn cá ở ngay trên màn hình giúp thuyền
trưởng có giải pháp tối ưu để khai thác có hiệu quả nhất (Hình 28).

Hình 28: Kết hợp 2 kiểu quét chùm tia
4.3.

Lắp đặt máy dò ngang

Khối chỉ thị chọn cách lắp như máy dò đứng. Đầu dò máy dò ngang phức
tạp hơn, kích thước lớn hơn vì có thêm mạch điều khiển cơ cấu nâng hạ, mạch
phát xung siêu âm và tiền khuếch đại thu. Với tàu có kích thước lớn, độ ổn định
cao thì đầu dò có thể lắp ở vùng A (Hình 24). Tuy nhiên, tàu cá của Việt Nam
hiện nay còn nhỏ, chịu ảnh hưởng nhiều của sóng biển gây lắc nên cần chọn
phương án lắp ở gần giữa tàu tính theo chiều dọc và áp sát ky tàu.

Hình 29: Lắp đầu dò của máy dò ngang

4.4.

Những lưu ý khi dùng máy dò ngang

Đầu dò của máy dò ngang chiếm tỉ lệ lớn trong giá thành toàn máy. Bảo
quản và bảo dưỡng đầu dò theo hướng dẫn là rất quan trọng. Khi tàu về bờ dài
22


ngày nên thu hẳn đầu dò lên trên van của bình chứa để chống hà bám vào. Cáp
dẫn giữa đầu dò với máy chính nên có thêm ống nhựa bảo vệ.
Tầm xa phát hiện đàn cá phụ thuộc vào độ sâu ngư trường, tần số sóng
siêu âm, góc mở chùm tia và góc nghiêng của chùm tia tại đầu dò.

Hình 30: Độ sâu ngư trường ở ba miền Bắc-Trung-Nam khác nhau có ảnh
hưởng đến tầm xa của máy dò ngang
Để phát huy hiệu quả về tầm xa ở vùng ngư trường cạn (Vịnh Bắc bộ, Vịnh
Thái Lan) cần chọn loại đầu dò phát chùm tia hẹp và kết hợp điều chỉnh góc
nghiêng ngược lên 5o trên mặt phẳng ngang. Mặt khác, tàu cá Việt Nam còn nhỏ
nên sóng lắc mạnh làm việc điều khiển bằng tay chùm tia phát ra từ đầu dò bám
theo đàn cá gặp khó khăn. Việc lựa chọn loại máy có chức năng tự động ổn định
đầu dò sẽ khắc phục được nhược điểm này
Máy dò ngang mới được triển khai sử dụng ở Việt Nam trong vài năm gần
đây. Giá thành của máy dò ngang cao gấp vài chục lần so với một máy dò đứng
đang được ngư dân sử dụng phổ biến. Hiệu quả kinh tế tùy thuộc nghề khai thác,
vùng ngư trường và người vận hành để cho kết quả dò nhanh, chính xác, rõ ràng.
Tuy nhiên, máy dò ngang là con mắt của tàu quan sát dưới biển từ xa vài km nên
23



được trang bị đúng, đào tạo sử dụng bài bản thì khai thác xa bờ sẽ phát triển
mạnh, đặc biệt là nghề lưới vây và lưới kéo tầng giữa.
Bảng 2: Đối chiếu các tham số để chọn máy

Các thông số kỹ thuật chủ yếu
Màn hình LCD màu 10.4 inch;
Tần số sóng siêu âm kép 60/153 hoặc
85/215kHz tùy theo lựa chọn (căn cứ
vào ngư trường thường hoạt động);
Tần số Góc mở ngang Góc mở đứng
60/153 kHz: 16°/7°
14°/5°
85/215 kHz: 11°/5°
10°/4°

Hình 31: Máy dò ngang hai tần số

Công suất phát sóng siêu âm 1kW;
Nguồn điện 12-24 VDC;
Thang đo xa nhất 1 600mét;
Có bộ tự động ổn định đầu dò.
24


×