Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Văn hóa nước Mỹ Quản trị đa văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.09 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Quản Trị Nguồn Nhân Lực
-----o0o-----

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA NƯỚC MỸ
Nhóm : 7
Lớp Học Phần: 1576ITOM1811
Giảng Viên:
Thạc sỹ : Trương Quang Minh

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………….
I.
Giới thiệu chung về nước Mỹ…………………………………………….
1. Vị trí địa lý…………………………………………………………………
2. Danh lam thắng cảnh , nét nổi bật …………………………………………
II.
Nền văn hóa nước Mỹ…………………………………………………….
1. Văn hóa đời sống…………………………………………………………...

2.
III.
1.
2.
3.
4.


5.
6.

1.1 Con người……………………………………………………………....
1.2 Ngôn ngữ……………………………………………………………….
1.3 Phong tục tập quán……………………………………………………..
1.4 Tôn giáo tín ngưỡng……………………………………………………
1.5 Giáo dục………………………………………………………………..
1.6 Lễ hội ,ẩm thực…………………………………………………………
Văn hóa kinh doanh………………………………………………………...
Đánh giá các khía cạnh của nền văn hóa Mỹ theo Hofstede………………
Khoảng cách quyền lực……………………………………………………..
Né tránh bất định……………………………………………………………
Chủ nghĩa cá nhân………………………………………………………….
Nam tính…………………………………………………………………….
Hướng tương lai…………………………………………………………….
Sự tận hưởng hay kiềm chế…………………………………………………

Kết luận…………………………………………………………………………

Lời mở đầu
Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm
cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú). Và so
với nhiều quốc gia có lịch sử hình thành hàng nghìn năm như Trung Quốc, Ấn
Độ, Hy Lạp… thì Hoa Kỳ chỉ là một quốc gia non trẻ. Nhưng điều nổi bật ở đây
lại được xây dựng trên một nền văn hóa.
2


Nước Mỹ rất rộng lớn và đông dân. Với trên 9 triệu km vuông và dân số xấp xỉ

293 triệu người, Mỹ được coi là nước đông dân thứ 3 trên thế giới nhưng mỗi
một gia đình trung bình lại sở hữu một số lượng đất lớn nên nói chung có thể
cho rằng Mỹ là nơi "đất rộng người đông". Ở Mỹ, có nhiều loại khí hậu, thổ
nhưỡng, phong cách sống và văn hóa khác nhau. Chỉ cần lấy một ví dụ như từ
phía bờ Đông sang phía bờ Tây của Mỹ đã cách nhau 4-6h đồng hồ và từ miền
Nam đang nóng nực chuyển lên phía Bắc đã là gió và bão tuyết. Dù cho có sự đa
dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng mà có thể
bạn chưa trải qua chỉ khi nào bạn đến Mỹ. Qua sách báo ,phim ảnh, TV hay lời
kể của một người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, chắc hẳn trong
bạn đã xuất hiện những suy nghĩ, ấn tượng khác nhau về đất nước, con người và
cuộc sống nơi đây. Liệu có phải tất cả những điều bạn chưa từng được tận mắt
chứng kiến đều là sự thật?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đất nước có nền văn hóa đa dạng này!

3


I.
Giới thiệu chung về nước Mỹ
1. Vị trí địa lý

Diện tích : 9.372.610 km2

Dân số : 274,028 triệu

Thủ đô : Washington

Ngôn ngữ chính : tiếng Anh

Quốc khánh: ngày 04/07/1776


Tín ngưỡng : Tin lành

Đơn vị tiền tệ : Đôla Mỹ

Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận
bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái liên Bình
Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở
phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp
với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ
cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe
và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Với 9,83 triệu
km2, Mỹ là quốc gia lớn hạng thứ ba về diện tích sau Nga và Trung Quốc. Vì
Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại
khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền
nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải
California.
2. Danh lam thắng cảnh và những nét nổi bật

- Nước Mỹ một quốc gia siêu cường, với bề dày về kinh tế chính trị. Ngoài ra,
Mỹ còn được biết đến với những công trình gắn liền với văn hóa và lịch sử lâu
đời. Có thể điểm qua 5 địa điểm tham quan mà bất kì ai cũng đã từng một lần
nghe đến, nhưng có thể chưa hiểu hết về nó: Tượng Nữ Thần Tự Do,New York;
Nhà Trắng; Núi tổng thống Mount Rushmore; Tòa nhà độc lập; Đại lộ tự
do.Năm điểm đến trên chỉ là một phần rất nhỏ của nước Mỹ, một phần của lịch
sử chính trị. Ngoài ra, Mỹ còn gắn liền với những khung cảnh thiên nhiên hùng
vĩ, những vùng đất lạ đầy bí ẩn, những nét văn hóa đa dạng và đặc sắc, nước Mỹ
là miền đất mơ ước của rất nhiều người.

4



-

Khoảng hơn 76% dân số Mỹ theo đạo Cơ-đốc giáo. Mỹ là một quốc gia đa

văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và
giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại
chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đút kết từ những
truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan
và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh
hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa
của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.
-

Thực phẩm Bánh nhân táo, bóng chày và cờ Mỹ là các hình tượng văn hóa

của đất nước này. Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các
quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống
Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây,
khoai lang, bắp và bí rợ loại trái dài là các loại thực phẩm được người bản thổ
Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến. Thịt heo nấu theo phương pháp
nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai
tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những
hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm đậm
phong cách Mỹ. Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo,
pizza, hamburger và hot dog là những món ăn đút kết từ những phương thức chế
thức ăn đa dạng của các di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây
chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ
Ý được mọi người khắp nơi thưởng thức.

II.

Nền văn hóa nước Mỹ
1. Văn hóa đời sống
1.1 Con người
Cách viết họ tên :
Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và

cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ bố; không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William
Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là họ. Tên đệm
thường được viết tắt hoặc thậm chí không viết. Ví dụ, Bill William Clinton
5


thường được viết là Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill Clinton. Họ
tên cũng có thể viết theo tứ tự họ trước rồi đến tên riêng, và cuối cùng là tên
đệm. Trong trường hợp này sau họ có dấu phẩy. Ví dụ: Clinton, Bill William.
Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ
mình và họ chồng. Ví dụ, Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là tên riêng;
Rodham là họ của Hillary; và Clinton là họ của chồng.
-

Cách xưng hô :

Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên riêng.
Tuy nhiên, có một số nguyên tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước ngoài
nên theo.
Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau bằng
Mr., Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton.
Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật.

Không gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi,
hoặc có địa vị hoặc cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người mà
bạn muốn thể hiện sự tôn trọng.
Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng. Đối với quân nhân hoặc
cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là “Officer” và tiếp theo
là họ. Ví dụ, General Clark hoặc Officer Lugar. Đối với người mới gặp lần đầu
và không biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng, thư ký, lái xe, nhân viên khách
sạn…) có thể gọi “Sir”, “Mr.”, “M’am” hoặc “Miss”.
- Trên hết, người Mỹ có tính cá nhân và sự khác biệt cao. Mặc dù có quan hệ
chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song tính cá nhân và nhân quyền là điều
quan trọng nhất với họ. Điều này nghe có vẻ giống thái độ ích kỷ nhưng chính
nó lại khiến người Mỹ thành thật, biết tôn trọng các cá nhân khác và biết đòi hỏi
quyền bình đẳng con người. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Mỹ đã được dạy để tự
đứng lên trên đôi chân của mình - một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần
học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn
bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân thay vì ỷ lại vào
6


gia đình. Không chỉ thế, thật thà và thẳng thắn đối với người Mỹ quan trọng hơn
việc giữ thể diện. Họ sẵn sàng giành thời gian để trao đổi thẳng thắn về những
vấn đề mà họ thấy còn gây tranh cãi hoặc thậm chí là khi cảm thấy bị xúc phạm.
Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn
bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ thảo luận các bất đồng và
giải tỏa mâu thuẫn hơn là cần đến sự can thiệp của người thứ ba.
-

Tính cá nhân của người mỹ được thể hiện rõ khi cạnh tranh: Người Mỹ đánh

giá cao các thành quả mà họ đạt được, vì vậy họ rất hay ganh đua với nhau. Bạn

có thể tìm thấy những cuộc thi có tính chất giao hữu đồng thời cũng đầy ganh
đua ở khắp mọi nơi. Từ cách đùa vui cho đến việc thêm từ vào câu và cách trả
lời nhanh, thông minh hóm hỉnh của người Mỹ là hình thức ẩn dụ của sự cạnh
tranh. Mặc dù đây là thói quen của người Mỹ song đôi lúc cũng làm bạn cảm
thấy không thoải mái. Người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi những thành tựu đạt được
trong cuộc sống thường ngày, vì vậy họ trưng bày những phần thưởng từ các
thành tích đó tại văn phòng và tại nhà. Tại các trường đại học, mọi người chú
trọng vào thành quả đạt được, vào điểm số và điểm trung bình cuối năm của sinh
viên. Song bên cạnh tính cá nhân người Mỹ cũng luôn thể hiện tính tập thể và sự
hợp tác với mọi người trong quá trình làm việc để đạt được mục đích chung.
-

Chúng ta thường thấy tình bạn giữa những người Mỹ thường ngắn ngủi và

ngẫu nhiên hơn so với tình bạn được thiết lập ở các nền văn hóa khác. Điều này
chịu nhiều ảnh hưởng từ sự hay thay đổi và một thực tế rằng người Mỹ không
thích phụ thuộc vào bạn bè. Người Mỹ thường có khuynh hướng tách biệt rõ
tình bạn, có bạn nơi làm việc, bạn trong cùng đội bóng, trong mối quan hệ gia
đình ... Tuy nhiên họ cũng có thể trở thành những người bạn tốt và chân thành,
điều đó đáng để bạn cố gắng thiết lập một tình bạn lâu dài với một người bạn
Mỹ mà bạn quý mến. Đôi khi họ hỏi bạn một vài câu hỏi riêng tư ngay từ lần
đầu gặp. Tuy nhiên, việc này xuất phát từ sự quan tâm thực sự, chứ không phải
là tọc mạch. Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc. Nếu
bạn không hiểu một hành vi hay muốn hiểu thêm về phong tục và các giá trị
sống của người Mỹ, đừng dè dặt khi đặt câu hỏi. Bạn sẽ luôn có câu trả lời.
7


Người Mỹ không quen với sự im lặng. Người Mỹ cũng không hiểu biết nhiều về
địa lý cũng như các vấn đề của thế giới. Họ thường hỏi những câu hỏi về những

sự kiện toàn cầu đang xảy ra hoặc hoàn toàn ngờ nghệch về các vấn đề liên quan
đến địa lý thế giới. Sự thờ ở của người Mỹ đến các vấn đề toàn cầu này được lý
giải bởi sự xa cách của lãnh thổ Hoa Kỳ với các châu lục khác.
- Việc đúng giờ luôn được đánh giá cao trong xã hội Mỹ. Họ sắp xếp các cuộc
hẹn và cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu. Họ luôn đến đúng giờ.
Người Mỹ có phong thái thoải mái. Họ thích ăn mặc và giải trí một cách bình
thường. Họ giao tiếp thoải mái mặc dù giữa họ có sự khác biệt về tuổi tác hay
địa vị xã hội. Sinh viên gọi thầy, cô bằng tên và ngược lại. Mặc dù người Mỹ đã
từng coi trọng các quy tắc nhưng tùy từng hoàn cảnh cụ thể.
- Từ những điều trên áp vào các khía canh theo Hofstede có thể thấy ngưười Mỹ
có khoảng cách quyền lực thấp, chủ nghĩa cá nhân cao. Né tránh bất định thấp,
định hướng tương lai ngắn.
1.2 Ngôn ngữ

-

Ngôn ngữ nói
Hoa Kỳ là một quốc gia đa-chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có

nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau nên Hoa Kỳ là một quốc gia
đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Vì thế
Mỹ không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang, nhưng tiếng Anh của người
Mỹ là ngôn ngữ quốc gia.
-

Ngôn ngữ hình thể
Khi con người ta không thể nói trực tiếp với nhau hoặc biểu hiện một tâm

trạng cảm xúc khó nói người ta sẽ sẽ sử dụng ngôn ngữ hình thể. Ở Mỹ, nếu bắt
tay hời hợt thì đó là dấu hiệu của sự yếu ớt hay không thân thiện. Một số người,

thường là phụ nữ thường chào bạn bè nhau bằng một cái ôm. Người Mỹ thích
nhìn vào mắt của người đang nói chuyện với họ. Nếu không làm thế, có nghĩa là
bạn đang buồn chán, đang che giấu một điều gì đó hoặc không quan tâm đến câu
chuyện mà bạn đang nói. Nhưng nhìn chằm chằm một ai đó thì không được lịch
sự cho lắm, đặc biệt đối với người Nhật, nếu nhìn vào mắt họ khi đang nói
8


chuyện thì bị cho là "vô văn hoá". Đối với người Mỹ, giơ ngón tay cái lên có
nghĩa là vâng, rất tốt hoặc làm tốt lắm! Chỉ ngón tay cái xuống thì có nghĩa
ngược lại. Người Mỹ chỉ ngón tay trỏ vào ai đó khi họ la mắng, xoa đầu bọn trẻ
khi họ yêu thương chúng.
1.3 Phong tục tập quán
- Gặp gỡ

Khi gặp ai đó lần đầu, người Mỹ thường có phong tục là bắt tay kể cả đàn
ông và đàn bà. Họ thường chỉ ôm nhau thắm thiết đối với bạn thân hoặc những
người bạn lâu ngày mới gặp lại. Hôn không phải là phổ biến, và đàn ông thường
không hôn những người đàn ông khác. Người Mỹ thường giới thiệu về mình
bằng tên và họ hoặc nếu như không cần trang trọng và ở mức độ thân thiện, họ
chỉ giới thiệu tên. Thông thường trọng các công việc và xã hội, người Mỹ
thường gọi nhau bằng tên.
-

Nói chuyện qua điện thoại
Người Mỹ thường trả lời qua điện thoại bằng việc nói "Hello". Nếu bạn gọi

về vấn đề công việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công ty và
tên của họ sau đó. Nếu bạn gặp ngay người mình cần thì chỉ cần nói Hello và tên
của mình. Nếu không, bạn nên hỏi người trả lời điện thoại một cách lịch sự . Đa

số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động ở nhà. Đồng thời, đa số
các công ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói cho nhân viên của mình do
đó bạn có thể để lại tin nhắn. Hãy nói tên họ của bạn rõ ràng và để lại số điện
thoại để họ có thể gọi lại cho bạn. Các tin nhắn nên ngắn gọn và đi thẳng vào
vấn đề.
-

Ăn hàng
Tất cả các nhà hàng của Mỹ đều chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, và hầu

hết các quán (thậm chí cả các quán ăn nhanh (fast food)) đều chấp nhận thanh
toán bằng thẻ. Một vài nhà hàng chấp nhận ATM. Hầu như không có nhà hàng
nào chấp nhận thanh toán bằng séc (check). Thông thường một số nhà hàng
đông bạn sẽ phải chờ để có chỗ. Có rất nhiều nhà hàng đông không chấp nhận
việc đặt chỗ trước hoặc chỉ chấp nhận đặt chỗ cho những tiệc lớn hoặc nhiều
9


người (ít nhất là 6 người). Ở những nhà hàng như vậy, vào các tối cuối tuần sẽ
rất đông, bạn có thể phải chờ đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, các nhà hàng có
quy mô lớn và trang trọng sẽ chấp nhận đặt chỗ trước. Rất nhiều nhà hàng ở Mỹ
(trừ quán ăn nhanh) được cấp bằng để uống rượu. Rượu và bia luôn luôn có sẵn,
một số nhà hàng có loại rượu mạnh như vodka hoặc whisky. Người Mỹ thông
thường không uống các loại rượu mạnh, nhưng số đồ uống của họ thì có tới vài
trăm, rất đa dạng. Các nhà hàng có đồ uống độ cồn cao thường được gọi là quầy
bán rượu. Độ tuổi được phép uống rượu của Mỹ là 21. Do đó nếu trông bạn có
vẻ trẻ thì hãy chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ như giấy phép lái xe hoặc chứng minh
thư để chứng minh cho họ là bạn đủ tuổi để uống rượu. Đây là điêu tôi thích ở

-


Tiền boa

Có một số tình huống mà bạn luôn luôn phải chuẩn bị tiền boa. Tình huống
thường xuyên nhất là đi ăn nhà hàng. Các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch
vụ do đó các khách hàng đều phải để lại tiền boa cho người phục vụ. Các tình
huống khác mà bạn cũng phải trả tiền tip đó là cắt tóc, đi taxi, boa cho người
mang hành lý, người tìm chỗ đỗ xe hoặc người phục vụ ở quầy rượu.
-

Hút thuốc

Hút thuốc hầu như không được dân Mỹ chấp nhận. Hút thuốc bị cấm ở rất
nhiều nơi như các khu công sở, các dịch vụ chuyên chở dân dụng (máy bay), cửa
hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, trường học và các dịch vụ công cộng. Tuổi được
phép hút thuốc ở Mỹ là 18. Nếu bạn mua thuốc lá hoặc các sản phẩm tương tự
và trông bạn trẻ, người bán hàng chắc chắn sẽ hỏi tuổi và bạn phải chứng minh
bạn hơn 18 tuổi để được mua hàng và hút thuốc.
Từ phong tục tập quán của người mỹ đánh giá theo hofstede có thể thấy họ
biết tận hưởng cuộc sống
1.4 Tôn giáo tín ngưỡng

-

Hoa Kỳ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới mà trong đó hiện diện

đầy đủ các giáo hội tôn giáo lớn nhỏ, các giáo phái cũ mới đủ loại, với nhiều
loại quan điểm, khuynh hướng từ bảo thủ đến cấp tiến, thậm chí là cực đoan.
10



- Lục đ̣ịa Bắc Mỹ có rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Mỗi bộ lạc người Indian
trên mảnh đất này trước khi người châu Âu đặt chân đến đều có tín ngưỡng
riêng... Sau này, người di cư lại mang theo tôn giáo và tín ngưỡng của mình từ
Cựu thế giới đến miền đất mới. Người châu Âu mang đến đạo Do Thái, đạo
Thiên Chúa La Mã và đạo Tin Lành. Người châu Phi và châu Á mang đến đạo
Hồi, đạo Phật, đạo Hindu cùng nhiều tín ngưỡng khác, góp phần làm cho các tôn
giáo và tín ngưỡng mới phát triển và tô điểm thêm bức tranh văn hoá phong phú,
đa dạng ở lục địa này. Nền văn hoá Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trên những tác
động qua lại phức tạp giữa tính nhất thể và tính đa nguyên của các tôn giáo và
tín ngưỡng để tạo nên những nét độc đáo của riêng mình mà không giống bất cứ
dân tộc, đất nước nào trên thế giới.

Tôn giáo
Kitô giáo
Không tôn giáo
Do Thái giáo
Phật giáo
Hồi giáo
Ấn độ giáo
Tôn giáo khác

Percent
78,5 %
16,1 %
1,7 %
0,7 %
0,6 %
0,4 %
2%


1.5 Hệ thống giáo dục

-

Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu

bang, và địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính.
- Các cấp học : Hoa Kỳ cung cấp cho sinh viên quốc tế một sự lựa chọn học
tập đa dạng nhất. Hệ thống giáo dục Mỹ yêu cầu học sinh phải hoàn tất 12 năm
học tiểu học và trung học trước khi bước vào chương trình Đại học.
+

Giáo dục tiểu học (Primary school): Học sinh bắt đầu bậc giáo dục tiểu học

lúc 6 tuổi. Bậc giáo dục tiểu học bao gồm 5 năm học: lớp 1 – lớp 5.
+

Giáo dục trung học (Secondary school) : Sau khi hoàn tất lớp 5 của bậc tiểu

học, học sinh sẽ bước vào trung học. Bậc trung học bao gồm middle school /
11


junior high school (lớp 6-lớp 8) và high school (lớp 9 - lớp 12)
+ Giáo dục đại học : Học sinh hoàn tất bậc trung học sẽ tiếp tục học lên đại học.
Đối với bậc đại học, học sinh có 2 sự chọn lựa:
* Cao đẳng hệ 2 năm (Junior or Community college): Học sinh sẽ học 2 năm tại
các trường Cao đẳng 2 năm và khi hoàn tất học sinh sẽ nhận được bằng
Associate (Associate degree). Sau đó sẽ chuyển tiếp lên học 2 năm tại các

trường Cao đẳng 4 năm / Đại học để lấy bằng Cửnhân.
* Cao đẳng 4 năm / Đại học (Senior college or University): Học sinh sẽ nhận
bằng Cử nhân (Bachlor degree).
+ Giáo dục sau đại học : Học sinh khi nhận được bằng Cử nhân có thể tiếp tục
theo học 1 trong 2 lọai bằng Thạc sỹ (Master degree) hoặc bằng Tiến sỹ
(Doctorate degree).
* Bằng Thạc sỹ (Master's degree - MA): Thông thường sẽ học trong 2 năm.
* Bằng Tiến sỹ (Doctorate degree - PhD): Dành cho học sinh muốn nâng cao
trình độ học vấn ở một số lĩnh vực đặc biệt. Chương trình kéo dài từ 2-6 năm.
Tuy nhiên, có một số trường yêu cầu học sinh phải có bằng thạc sỹ mới theo học
lấy bằng tiến sỹ.
1.6 Lễ hội

- Những lễ hội lớn nhất ở Mỹ
* Giáng sinh (25/12) Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh,
Nô-el, hay Nô-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta là một ngày lễ quốc tế
kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin
là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa
năm 6 TCN và năm 6. Người Mỹ hay các quốc gia khác trên toàn thế giới theo
đạo thiên chúa thường rất coi trọng ngày lễ này.
* Lễ tạ ơn (thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11) Ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ là một sự
pha trộn của huyền thoại và lịch sử. Học sinh tại các trường học và các tín đồ Ki
Tô Giáo thường chỉ biết đó là một ngày lễ để tạ ơn Thiên Chúa của Ki-Tô Giáo
theo truyền thống tôn giáo của họ, không cần biết là thực ra có một Thiên Chúa
hay không, và tại sao phải tạ ơn Thiên Chúa trong khi không có một bằng chứng
12


nào chứng tỏ Thiên Chúa của họ đã nhúng tay vào các việc thế gian. Thường thì
với niềm tin tôn giáo đượm màu ích kỷ cá nhân, hàng ngày trước bữa ăn, những

người Ki-Tô Giáo thường cúi đầu cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa đã cho họ thức
ăn trong bữa ăn đó.Lễ Tạ Ơn trên đất Mỹ là ngày lễ để cho các tín đồ Ki Tô
Giáo tạ ơn Thiên Chúa của họ. Khi xưa những người Ki-Tô cũng thường đến
nhà thờ để tạ ơn Thiên Chúa của họ đã giúp họ thắng trận hay giết thêm được
người da đỏ ngay trên Tân Thế Giới này. Tôi nghĩ có lẽ chúng ta cũng nên tìm
hiểu vài sự thực ở ngoài truyền thống của Ki Tô Giáo về ngày lễ tạ ơn, và sau đó
nhắc lại một vài bài về lễ Tạ Ơn đã phổ biến trước đây Ngày này là ngày đại hạ
giá lớn nhất trong năm . Giá hạ, hàng bán giới hạn, nên người đứng xếp hàng
mua rất đông. Có người thậm chí còn mang mền chiếu ra ngủ qua đêm trước cửa
chợ; cái line dài ngoằn . Đi mua sắm ngày này, ngoài được giá hạ, người mua
còn có được cảm giác nô nức, rất phấn khởị
*

Ngày cựu chiến binh (25/11) Nước Mỹ đã từng tham chiến rất nhiều cuộc

chiến tranh như chiến tranh thế giới lần 1,2, chiến tranh Trung Quốc, Việt nam ,
Irac. Chính bởi vậy các chiến binh trở về từ các cuộc chiến được quan tâm đặc
biệt. Và ngày 25/11 được chọn làm ngày tôn vinh các cựu chiến binh đó. 4.
Hallowen(31/11) Tạm dịch "ngày cúng cô hồn" . Ở VN, con nít chờ cúng xong
xúm nhau "giựt" bánh kẹo.Ở Mỹ, trẻ em náo nức đợi ngày này để được hóa
trang. Dịp này cũng là để các siêu thị kiếm thêm tiền. Họ chưng bày, bán nhiều
quần áo hóa trang, cho con nít lẫn người lớn; bán bánh kẹo, bán lồng đèn bí đỏ,
bán hình bộ xương người, đầu lâu, mạng nhện, những vật dụng tạo âm thanh ma
quái để trang trí nhà cho đêm Halloween. Cỡ sớm tối là cha mẹ dắt con em đi gõ
cửa từng nhà; họ cho kẹọ Đi một buổi là túi kẹo nặng rồi đó. Đi xin cho vui, chứ
về lén đổ bớt kẹo tụi nhỏ ăn sâu răng hết.
* Ngày Columbus (thứ 2 tuần thứ 2 tháng 10) Christopher Columbus đã tìm ra
Châu Mỹ và mở đầu cho cuộc di cư của người châu âu sang châu Mỹ. Chính bởi
vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Hoa Kỳ. Mặc dù có những ý kiến trái chiều
về người tìm ra châu Mỹ, nhưng Columbus vẫn được lấy tên danh dự cho ngày

kỉ niệm đặc biệt này.
13


* Ngày lễ lao động (thứ 2 đầu tiên của tháng 9)
Khác các nước khác xung quanh ngày 01 tháng 5, tại Hoa Kỳ vào ngày thứ
Hai đầu tiên trong tháng Chín là ngày lễ lao động, đây cũng là thời điểm các đội
bóng ,thể thao được nghỉ dài ngày sau mùa thi đấu. Người dân Mỹ cũng được
nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ này.
* Ngày lễ độc lập (4/7) Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the
4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký
năm 1776.Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan
ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để
đón mừng ngày lễ.
*

Ngày đầu năm mới (1/1) Ngày 1/1 là ngày tết Tây, nước Mỹ được nghỉ lễ

một ngày để chào đón sự kiện quan trọng này. Thường người Mỹ sẽ được nghỉ
kết hợp với thứ 6,7 và tổng cộng họ có 3 ngày nghỉ Tết. 1 con số khá khiêm tốn.
- Ẩm thực
Với đa sắc tộc, đa văn hóa, do vậy ẩm thực ở đây rất đa dạng và có nguồn gốc
từ nhiều nơi khác nhau.Mặc dù vậy nhưng các món ăn của người Mỹ vẫn mang
những nét đặc trưng, phong cách riêng.
Sau đây là các món ăn tiêu biểu :
* Súp Nghêu - một món ăn rất quen thuộc trên đất Mỹ. Người ta thường đến
nhà hàng vào những ngày thứ sáu để thưởng thức món ăn ngon lành này. Có rất
nhiều loại súp nghêu khác nhau nhưng loại súp nghêu đặc biệt nhất vẫn chính là
súp nghêu Massachuset. Chế biến món này cũng không quá cầu kì đâu nhé, chỉ
cần chuẩn bị đầy đủ: thịt lợn muối, hành tây, một ít khoai tây thêm chút gia vị và

tất nhiên là cả thịt nghêu nữa là bạn có thể hầm một bát súp nghêu thứ thiệt rồi
đấy!
* Pastrami - Món ăn này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì và du nhập vào Mỹ cùng
với làn sóng nhập cư của người Do Thái. Khi đến với New York, nó cũng có
những biến đổi nhất định để phù hợp với khẩu vị của cư dân nơi đây. Và nó đã
trở thành một trong những món ăn khiến nước Mỹ tuyệt vời hơn bao giờ hết.
14


Pastrami là một loại thịt phổ biến thường được làm từ thịt bò, ban đầu khi được
tạo ra chúng được bảo quản lạnh.
* Bánh Shootfly - Món ăn thứ ba đó chính là bánh Shootfly, tận hưởng lớp vỏ,
mật đường và bột phủ của loại bánh này sẽ khiến cho bạn muốn đến Mỹ liên tục.
Thêm một chút sô cô la phủ, hay một ít xi rô thì sao nhỉ? Bạn sẽ khó có thể nghĩ
được là nó tuyệt vời đến mức nào nếu không cắn thử một miếng. Dám chắc là
bạn sẽ không thể dừng lại ở miếng đầu tiên đâu nhé! Và nếu thưởng thức vị
bánh Shootfly ngon tuyệt vào buổi sáng thật không có gì bằng!
* Bánh táo - thực tế, bánh táo không bắt nguồn từ Mỹ mà nó được chế biến tại
Anh trước đó thời gian dài. Dù đến sau nhưng bánh táo Mỹ thơm ngon vẫn đủ
sức “lấy lòng” người thưởng thức.
* Dăm bông hun khói - một thứ thức ăn quen thuộc mà bạn có thể thấy khắp
nơi trên đất Mỹ. Mọi người ăn nó nhiều đến mức quên mất rằng nó đặc biệt
nhưng lại khó mà có thể thiếu món ăn này được. Bạn có thể nhận được mùi vị
của dăm bông cả khi nấu chín hoặc khi chưa nấu chín. Mùi vị của chúng tất
nhiên là có khác biệt, với những lát dăm bông chín, mùi vị của chúng thường
đậm hơn, còn dăm bông tự nhiên lại đem lại cho bạn một cảm giác ngầy ngậy.
Thế nhưng không thể phủ nhận được sự hiện diện của món ăn này trong bảng
xếp hạng. Quả thật chúng rất tuyệt vời !
* Po–boys - hay còn được gọi là Poor – boys (những cậu bé nghèo). Đây là một
dạng bánh kẹp mà lớp bên ngoài của nó chính là sandwich còn bên trong có thể

là thịt, hoặc hải sản chiên. Nếu bạn từng đến Mỹ thì có lẽ bạn đã được thưởng
thức món ăn này rồi, vì nó có mặt ở hầu hết các nhà hàng tại Mỹ, thậm chí với
công thức chế biến đơn giản, bạn có thể tự tạo ra cho mình một bữa tối hoàn hảo
cùng “những cậu bé nghèo” này!
* Sandwiches bơ lạc - chính nguồn dinh dưỡng dồi dào từ bơ lạc cộng với sự
thơm ngon khiến sandwiches bơ lạc trở nên phổ biến trong các bữa ăn của hầu
hết gia đình Mỹ.
* Fajita - Bạn có thể tìm thấy Fajita trong hầu hết các nhà hàng và món ăn này
đi kèm với một khẩu hiệu vô cùng thú vị: thịt bò, thịt bò và thịt bò nhiều hơn
15


nữa. Thịt bò là thứ không thể thiếu của món ăn này và cũng chính là phần
nguyên liệu khiến món ăn này trở nên tuyệt vời nhất. Nếu đã từng thưởng thức
các loại Fajita thịt gà hay bất kì một loại thịt nào khác, thì bạn chắc chắn sẽ phát
hiện ra rằng Fajita thịt bò là số 1.
* Xúc xích Chicago - món ăn này không còn lạ lẫm gì nữa, cả thế giới đều biết
đến nó. Và hầu như không có một nhà hàng fastfood nào lại bỏ quên món ngon
này. Nhưng bạn hãy nhớ lấy cái tên của nó xúc xích Chicago không chỉ bởi món
xúc xích ở đây rất đặc biệt mà còn bởi nó vô cùng đặc biệt, cho dù đi tới đâu thì
người ta vẫn nhớ tới xúc xích Chicago nhất!
* Bánh ngô - Anh em nhà Carl và Neil Fletcher được xem là người khai sinh ra
món ăn cổ điển này. Năm 1942, chiếc bánh ngô đầu tiên được ra mắt tại hội chợ
bang Texas. Chỉ trong thời gian ngắn, nó trở thành món khoái khẩu của nhiều
người sành sỏi.
* Đồ ăn nhanh
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nhắc đến văn hóa ẩm thực Mỹ mà quên kể tới nền
công nghiệp thức ăn nhanh. Dọc khắp cả nước, đâu đâu cũng có rất nhiều chuỗi
nhà hàng như McDonalds, Burger King, Papa John’s và Pizza Hut. Tất nhiên
đây không phải là chuỗi thức ăn nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn thực sự

ngon lành, nhưng đây là điểm hẹn của những người có hầu bao khiêm tốn. Điều
hay nhất của đồ ăn “take away” là bạn có thể mua chúng và đem về nhà ăn.
* Những lễ hội ẩm thực thú vị ở Mỹ
Lễ hội Socola (ngày 18, 19 tháng 4)
Lễ hội hải sản Boston (ngày 2 tháng 8)
Lễ hội ẩm thực và rượu vang ở New York (ngày 15 – ngày 18 tháng 10)
Lễ hội nấm Morel quốc gia (ngày 14 – ngày 17 tháng 5)

16


2. Văn hóa doanh nghiệp

-

Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, và thậm

chí cả thân thế sự nghiệp của khách. Rất nhiều trường hợp, nhất là đối với các
cuộc gặp với các quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, bên
chủ thường yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn. Họ thường định
trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ (các cuộc tiếp xã giao thường kéo dài 30 –
45 phút và hiếm khi quá 1 tiếng) và không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết
giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc thấy cuộc gặp không mang lại
lợi ích gì. Không thiếu những cuộc gặp kết thúc trong khi phía khách chưa kịp
đề cập hết các vấn đề muốn nói.
-

Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm, coi

thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian. ở các thành phố lớn thường

xảy ra tắc nghẽn giao thông thì có thể cho phép sớm muộn đôi chút song không
nhiều. Nếu không may bị muộn 10 -15 phút thì nên gọi điện thoại báo trước và
xin lỗi, và, nếu có thể, cho biết lý do. Nhiều thành phố ở Hoa Kỳ rất rộng; đi từ
địa điểm này đến địa điểm khác có khi mất hàng giờ. Do vậy, khi sắp xếp các
cuộc gặp cần phải tính trước thời gian đi lại và trừ hao thời gian tắc nghẽn giao
thông. Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón
hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm. Nói chung,
nên đến vào đúng thời gian ghi trên giấy mời hoặc đã hẹn.
-

Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ

thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa
vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự,
trong khi đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến
chuyện cá nhân và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là những
người chào hàng phải chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu
chào hỏi xã giao ngắn gọn. Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc
được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối
đa một nửa. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt
ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Thói quen này có thể bị coi là
17


bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu á. Do vậy, các nhà kinh doanh nước
ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của
họ.
-

Khi thấy không còn nội dung cần thảo luận và bên chủ không muốn nói sang


vấn đề khác thì khách cũng nên chủ động kết thúc cuộc gặp. Nếu cuộc gặp đã đủ
dài và bạn thấy có người vào phòng thì thầm với người tiếp chính bên chủ hoặc
đưa cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín hiệu bên chủ
muốn kết thúc cuộc gặp. Trước khi kết thúc cuộc gặp nên chủ động tóm tắt
những việc đã bàn hoặc thỏa thuận và nói rõ những việc mà hai bên dự định sẽ
triển khai. Sau mỗi cuộc gặp gỡ quan trọng, phía khách nên gửi thư cám ơn và
tranh thủ nhắc lại những vấn đề mà hai bên đã bàn hoặc thoả thuận.
Đánh giá các khía cạnh của nền văn hóa Mỹ theo Hofstede

III.
1.

Khoảng cách quyền lực

-

Theo Hofstede, người Mỹ có chỉ số khoảng cách quyền lực thấp (40 điểm).

Người Mỹ cho rằng quyền lực là yếu tố tự nhiên gắn với một vai trò, nhiệm vụ
được hoàn thành với hiệu quả cao. Nói nôm na, có thể hiểu là "Anh được kính
trọng bởi anh làm việc giỏi, được giao vị trí, nhiệm vụ cao hơn tôi” .
-

Biểu hiện:

* Trong gia đình:
+

Bất bình đẳng giữa người với người được giảm tới mức tối đa.


+

Bố mẹ đối xử bình đẳng với con cái

+

Con cái đối xử bình đẳng với bố mẹ

* Trong nhà trường :
+ Giáo viên mong đợi sự đóng góp ý kiến từ học sinh trong lớp
+ Học sinh đối xử bình đẳng với giáo viên
+ Nhóm người được học nhiều hơn ít độc đoán hơn nhóm người được học ít
hơn
* Trong doanh nghiệp:
+ Khoảng cách giữa thu nhập cao nhất và thấp nhất trong 1 tổ chức hẹp.
+ Cấp dưới mong muốn được đóng góp ý kiến.
18


Né tránh sự bất định.

2.

-

Theo Hofstede, người Mỹ có chỉ số né tránh sự bất định thấp (46 điểm).

Người Mỹ sẽ không quan tâm lắm đến rủi ro và những điều không lường trước
được.

- Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm. Trong xã hội như thế, các giá
trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi thường xuyên, và ít gò bó bởi các luật
định

trước.

- Biểu hiện:
* Trong cuộc sống:
+ Những tình huống không chắc chắn là điều bình thường của cuộc sống và có
thể xảy ra mỗi ngày
+ Những cuộc công kích và cảm xúc không nên được biểu lộ.
+ Thoải mái trong những tình huống không rõ ràng và với những rủi ro không
quen thuộc.
* Trong nhà trường:
+ Học sinh thoải mái với những tình huống học tập mở rộng và tham gia tích
cực vào những cuộc thảo luận.
+

Giáo viên có thể không biết một vài vấn đề.

* Trong chính trị, tư tưởng:
+ Chỉ có vài luật và quy định chung.
+ Sự phản kháng của công dân có thể được chấp nhận.
+ Công dân có suy nghĩ tích cực về các tổ chức, đoàn thể, xã hội.
+ Công dân có suy nghĩ tích cực về các tổ chức, đoàn thể, xã hội.
3.

Chủ nghĩa cá nhân.

- Theo Hofstede, người Mỹ có chỉ số chủ nghĩa cá nhân cao 91 điểm.

- Người Mỹ chú trọng đến cái tôi, quan hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo, ít
quan tâm hay quan tâm vừa phải đến bộ mặt của nhóm, đặt nhiệm vụ cao hơn
các mối quan hệ và thích lối giao tiếp trực tiếp bằng lời nói.
- Biểu hiện:
* Trong gia đình:
19


+

Mọi người lớn lên chỉ chăm lo cho chính họ và người thân của họ.

+ Trẻ em sẽ học để nghĩ về “tôi” – I
+

Nói lên ý nghĩ của mình là tính cách của một người chân thực

* Trong xã hội:
+

Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là một hợp

đồng dựa trên lợi ích cơ bản.
+

Quyết định tuyển dụng và thăng tiến được đề nghị chỉ dựa trên các kỹ năng

và điều lệ.
+


Quản lý là việc quản lý của các cá nhân.

*

Trong chính trị, tư tưởng:

+

Mọi người đều muốn được có ý kiến riêng

+

Luật và quyền giống nhau cho tất cả mọi người

+

Vai trò của nhà nước bị hạn chế trong hệ thống kinh tế.

+

Tư tưởng về tự do cá nhân được chú trọng hơn bình đẳng

4. Nam tính:

- Tính nam trong khía cạnh này được thể hiện là một xã hội mà những giá trị
được đề cao thường là thành tích đạt được, chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán
và những của cải vật chất mà con người có thể đạt được cho sự thành công
- Mỹ là một nước có tính nam cao ( chỉ số là 62), nền văn hóa có xu hướng coi
trọng sự cạnh tranh, sự quyết đoán và sự tích lũy của cải. Họ rất xem trọng thành
tích, họ đánh giá cao các thành tích mà họ đạt được. Điều này được thể hiện qua

cách trưng bày các số liệu, các hình ảnh đạt thành tựu trong văn phòng hoặc tại
nhà của họ. xã hội được tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết đoán,
chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền và hầu như không quan tâm đến thứ khác.
Thể hiện ở sự say mê trong công việc, sự táo bạo và cạnh tranh. Người Mỹ tin
rằng sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. cạnh
tranh chính là một nguyên tắc tỏng triết học Mỹ. “ chỉ có những sinh vật nào
khỏe nhất, tốt nhất mới có thể tồn tại sau cuộc cạnh tranh sinh tồn”. Trong kinh
doanh cũng như cuộc sống, người Mỹ thích hành động, luôn luôn tự tin và là
những con người vô cùng năng động. thường đề cao công việc hơn cuộc sống và
20


gia đình. Họ cần phải coa khả năng tự lo cho bản thân, nghĩa là phải có sự
nghiệp ổn định thì mới tính đến chuyện kết hôn hay con cái. Coi trọng sức
mạnh, coi trọng kết quả. Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình. Người Mỹ
thường thích nhất phần kết luận “the bottom line”. Nói cách khác, quyết định
hiệu quả nhất là quyết định tạo ra kết quả năng suất nhất, thường được quy ra
tiền USD thậm chí cả xu. Tuy nhiê, không phải là nam tính hoàn toàn, người Mỹ
cũng có phần nữ tính. Ví dụ, các ông bố và các bà mẹ đều giải quyết các vấn đề
liên quan đến thực tế và cảm xúc chứ không phải của riêng ai cả..
5. Hướng tương lai (hướng dài hạn) / hướng ngắn hạn:

-

Xã hội Mỹ thiên về hướng ngắn hạn hơn là hướng dài hạn, chỉ số hướng

tương lai của Mỹ chỉ bằng 29. Mặc dù Mỹ luôn chú trọng đến kết quả làm việc,
là những người thực tế, thành thực và thẳng thắn, cởi mở. tuy nhiên, họ không
có xu hướng tiết kiệm hay tằn tiện mà luôn sống rất thực tế, họ thường quan tâm
nhiều đến sự thật trong hiện tại.

-

Người Mỹ có xu hướng tư hào về đất nước của mình. Bởi người Mỹ yêu đất

nước của họ. Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống
của mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực
lượng quân sự của đất nước. Họ không sống theo xu hướng là tiết kiệm, tằn tiện,
mà họ sống cho thực tại, tiêu dùng và chi tiêu xã hội được khuyến khích, lối
sống phóng khoáng, tự do. Tuy nhiên, họ không cho rằng thành công hay thất
bai là do may mắn mà tùy thuộc vào bản lĩnh, khả năng và nỗ lực của bản thân
họ và là nước có nền kinh tế cực kì phát triển.
6. Sự tận hưởng hay kiềm chế

-

Mỹ là nước thiên về sự tận hưởng. Bởi Mỹ là một xa hội mà ở đó cho phép

con người gần như được tự do trong việc hưởng thụ các nhu cầu cơ bản và
những thêm muốn mang tính tự nhiên qua đó thể hiện sự tận hưởng cuộc sống.
-

Mỹ là một đất nước của sự tự do, họ thể hiện sự tự do trong cách sống,cách

mặc hay nói chuyện (tự do ngôn luận), xưng hô. Sự tự do cá nhân luôn được
người trọng Mỹ đề cao và tôn.
21


- Trong thực tế, phần đông người Mỹ đều có phong cách tự tin và không ngần
ngại nói thẳng những suy nghĩ của mình. Họ cũng không cảm thấy xấu hổ hay tỏ

ra giận dữ khi người khác phê bình ý kiến của mình với một thái độ tích cực, tôn
trọng và thân thiện. Họ cũng thích tranh luận hay từ chối một cách trung thực
hơn là một lời đồng ý lịch sự nhưng không chân thành. Đó là tự do trong ngôn
luận hay trong cách xưng hô. Ví dụ như, trong thực tế có rất nhiều giáo sư người
Mỹ cho phép sinh viên của mình gọi họ bằng tên thay vì họ như thông thường.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không đòi hỏi ở bạn một sự tôn trọng
tuyệt đối. Sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng trong thái độ của bạn với các giáo sư
tại quốc gia này có thể khác với những gì bạn từng biết. Nó có thể là sự tham gia
nhiệt tình vào buổi thảo luận trên lớp hay sẵn sàng đặt những câu hỏi với giáo
viên khi bạn gặp khúc mắc.
-

Ngoài xã hội, nhìn chung, người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và

không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên đường phố, đôi khi
rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp dựa vào quần
áo bề ngoài. Nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị có thể mặc đẹp và đắt tiền
hơn một nữ luật sư giỏi có mức lương cao hơn gấp nhiều lần , đây là tự do trong
trang phục.
-

Không những thế, họ sông rất thoải mái, ví dụ đa phần học sinh Mỹ được tự

do chọn lớp học, ngành học cho mình, hay tự do lên kế hoạch hôn nhân cho bản
thân.
-

Tóm lại, xã hội Mỹ theo xu hướng tự do tận hưởng chứ không kiềm chế, vì

vậy, tỷ lệ người tuyên bố mình hạnh phúc cao hơn, tự do ngôn luận có ý nghĩa

quan trọng trong việc thể hiện bản thân, họ cũng chú trọng đến việc dành thời
gian nghỉ ngơi cho bản thân.

Kết luận
22


Tóm lại , Mỹ là quốc gia có nền văn hóa đa dạng , đặc trưng . Điều đó được
thể hiện không chỉ qua thói quen , cách ứng xử hằng ngày của người Mỹ mà còn
được thể hiện văn hóa kinh doanh .Nền văn hóa Mỹ không chỉ đa dạng mà còn
tiến bộ , tìm hiểu về nền văn hóa Mỹ giúp chúng ta học tâp được nhiều điều từ
tính cách đặc trưng – năng động của con người Mỹ đến phương pháp giáo dục ,
quản lý hay văn hóa kinh doanh của họ.

23



×