Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài Viết hiến kế xây dựng đời sống Văn Hóa trường học 10 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.38 KB, 12 trang )

Phòng gd & đt tP hà tĩnh
Trờng thcs Quang trung
----------- ----------

Bài viết:

Hiến kế xây dựng
văn hoá trờng học

Ngời viết: KIềU ĐìNH TRUYềN
ĐƠN Vị: TRờng THCS quang trung
Hà Tĩnh ngày 10 tháng 5 năm 2011

A/ T VN :
Bờn cnh nhng cỏi "c" d thy ca ngi Vit tr nh kin thc rng, tip thu
nhanh cỏc tin b khoa hc k thut, t duy nhy bộn... thỡ cng cú nhng iu trỏi
khoỏy: cỏc bn "thiu vn húa" mt cỏch trm trng trong ng x. Chỳng ta vn thng
nghe "Thanh niờn l rng ct ca nc nh", l "hy vng ca quc gia" v nhiu na.
Vy thỡ Vit Nam ta ri s v õu, vi mt th h tr tha-kin-thc nhng li thiu-vnhúa nh th nh?


Cứ thế, những minh chứng cho lối ứng xử thiếu văn hóa của người Việt trẻ vẫn đầy
dẫy, mà nếu tôi liệt kê chắc cũng được vài trăm hay vài nghìn trang giấy. Điều đó thể
hiện gì?
Tôi thầm nghĩ, những học sinh ngoài việc học chữ còn phải học cách cư xử, ứng xử
ra sao để trở thành là người có văn hóa, có đạo đức tốt, điều này quan trọng biết nhường
nào.
Thường có câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”, qua nhiều câu chuyện tôi ước
mong các bạn học sinh chúng mình không còn ai cư xử thiếu văn hóa nữa nhé.
Thực trạng giao tiếp ứng xử của học sinh hiện nay như thế nào? nguyên nhân do
đâu? Giải pháp giáo dục nào hữu hiệu giúp nâng cao kiến thức giao tiếp ứng xử có văn


hóa cho các em? Nhà trường và các tổ chức xã hội phải làm gì để cùng nhà trường giáo
dục học sinh?
Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh (thiếu bản lĩnh, kỹ năng sống, tâm lý
lứa tuổi…), chiều hướng đi xuống trong giao tiếp ứng xử của học sinh còn xuất phát bởi
cách giáo dục của gia đình, tấm gương của những người xung quanh, kỹ năng ứng xử có
văn hóa chưa được một số nhà trường, giáo viên coi trọng và đặc biệt là do sự phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa chặt chẽ.
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh có cái nhìn đúng hơn về cách cư xử,
ứng xử có văn hóa trong giao tiếp, đặc biệt giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên; giao
tiếp giữ giáo viên với học sinh, giữ học sinh với nhau; giao tiếp của học sinh với xã hội.
Ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh, phải mẫu mực là tấm gương để xã hội học tập và
kính trọng.
Thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Cùng với các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học
sinh phải bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn hành vi đạo đức và thực hiện các quy tắc ứng
xử Văn hóa. Làm được điều đó, chúng ta sẽ thực hiện tốt chức năng của các nhà trường là
vừa dạy chữ vừa dạy người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên, đóng góp
ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I-/ XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRONG TRƯỜNG HỌC.
Nhà trường phải là nơi chủ động vạch ra chiến lược, mục tiêu, đưa ra những chuẩn
mực văn hóa giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên, để có được thói quen giao tiếp, ứng xử có
văn hóa, thói quen ấy lớn dần lên và tạo thành nhân cách đúng đắn cho lớp trẻ thì phải
cần sự vào cuộc của cả nhà trường – gia đình và xã hội.
Nhà trường phải xây dựng được những quy định về lời nói, hành vi trong giao tiếp,
ứng xử một cách mẫu mực, đưa nội dung ứng xử giao tiếp vào các chương trình hoạt


động ngoài giờ lên lớp và các buổi hoạt động tập thể của lớp, của trường. Đặc biệt, việc

giáo dục kỹ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng giúp các em học sinh có được cách
ứng xử đúng đắn.
Trong những năm qua, trường THCS Quang Trung đã triển khai thực hiện tương đối
tốt kỷ cương nền nếp trường học. Tích cực triển khai các văn bản của Nhà nước, của Bộ
GD&ĐT của UBND tỉnh về xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Và tính nhân văn trong ứng xử văn hóa của giáo viên, h/s được nâng cao đã góp phần rất
quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống của cán bộ, giáo viên.
Nội dung ứng xử văn hóa của nhà trường trong thời gian qua đã được mở rộng và
đa dạng, phong phú hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; phạm vi được mở rộng,
không chỉ ứng xử trong nhà trường mà còn giáo dục học sinh, ứng xử trong gia đình,
ngoài xã hội, đặc biệt là ứng xử nơi công cộng. Trường THCS Quang Trung đã xác định
đúng vị trí ứng xử văn hóa trong nhà trường dẫn dến cán bộ, giáo viên chủ động thực
hiện quy tắc ứng xử. Việc chấp hành các quy tắc ứng xử có nhiều tiến bộ; các vi phạm
giảm hẳn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ chấp hành tuyệt đối ý kiến của lãnh đạo
giao. Sự phối kết hợp trong công việc giữa các bộ phận đã thông thoáng hơn thể hiện sự
thống nhất cao trong triển khai thực hiện. Giải quyết các công việc có tình, có lý. Kỷ luật
lao động được thực hiện một cách nghiêm túc. Trang phục của cán bộ, giáo viên, học
sinh, đúng quy định. Khi giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp hoặc với công dân, với cán
bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội có thái độ đúng
mực; có tinh thần tôn trọng, cầu thị, cởi mở, lịch sự, hòa nhã, văn minh; tinh thần trách
nhiệm trong giảng dạy, trong công tác, tinh thần trách nhiệm tất cả vì học sinh đã và đang
trở thành nét đẹp trong tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường.
Trong gia đình, học sinh xưng hô, nói năng thể hiện sự kính trọng, lễ phép. Ứng xử
khi tham gia sinh hoạt chung đảm bảo đúng giờ giấc, tác phong nhanh nhẹn; ăn mặc đúng
quy định. Khi làm phiền lòng người khác biết xin lỗi, cảm ơn... đối với các em nhỏ tỏ thái
độ ân cần, chỉ bảo, nhường nhịn...
Trong lớp học, ứng xử trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp học đảm bảo
đúng tư thế, tác phong. Kết quả học tập, rèn luyện, ngày càng cao. Tất cả những điều đó
đã làm cho học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, góp phần nâng cao nhận thức, hành vi, lối sống
có văn hóa trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội.

Nâng cao chất lượng xây dựng quy ước ứng xử văn hóa trong nhà trường theo
hướng đi vào các vấn đề thiết thực trong trường, xuất phát từ ý kiến thực tế của học sinh,
của giáo viên chứ không chỉ là lấy từ điều lệ, nội quy nhà trường . Từ đó chúng tôi đã
cùng nhau xây dựng nên một quy tắc ứng xử đối với giáo viên cũng như quy tắc ứng xử
của học sinh. Quy tắc này được quán triệt đến tận từng người bằng các đợt học tập; Được
công khai trên các phương tiện: bảng tin, trang thông tin điện tử nhà trường, qua phát
thanh hàng tuần… .
QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC
ĐỐI VỚI HỌC SINH
1 - Đối với gia đình:
- Lễ phép, kính trọng và vâng lời ông, bà, cha, mẹ và người lớn tuổi.
- Nhường nhịn, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.


- Tham gia giúp đỡ công việc gia đình tùy theo sức của mình.
- Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
- Cùng chia sẽ khi gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
2 - Ứng xử với thầy cô giáo:
- Tôn trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô giáo.
- Biết bày tỏ ý kiến, quan điểm và nguyện vọng trước thầy cô giáo.
- Thân thiện nhưng giữ khoảng cách thầy trò, tránh lợi dụng.
- Tích cực hợp tác thầy cô trong việc trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường.
3 - Ứng xử với việc học tập - rèn luyện:
- Đi học đúng giờ, đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
- Học sinh khi đến trường phải thuộc bài cũ, chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu cầu của thầy
cô giáo.
- Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
- Trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình trong mọi hoạt động học tập do nhà trường, lớp tổ chức.
- Tích cực sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

4 - Ứng xử giữa học sinh với học sinh:
- Luôn tôn trọng, hòa nhã với bạn bè.
- Giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn hoạn nạn.
- Giúp bạn học tập tiến bộ, tích cực.
- Biết thông cảm, chia sẽ những buồn vui với bạn,cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Khiêm tốn khi đánh giá về mình.
- Thật thà, trung thực khi đối xử với bạn.
5 - Ứng xử với bạn bè:
- Vui vẽ, hòa nhã, biết gọi “bạn” xưng “tôi” trong giao tiếp.
- Biết tôn trọng, yêu quý lẫn nhau.
- Biết cảm thông và chia sẽ với những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai với bạn.
- Biết tha lỗi khi bạn làm sai với mình.
- Trong học tập biết giúp đỡ, hướng dẫn tận tình các bạn học yếu. Chịu khó học tập
bạn tốt để cùng nhau tiến bộ.
6- Ứng xử với trường lớp và nơi công cộng:
- Có trang phục giản dị, hợp lý. Thái độ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- Giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Biết làm trường lớp luôn luôn sạch sẽ, an toàn.
- Chăm sóc, bảo vệ các loài cây trồng luôn làm môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
- Chấp hành đầy đủ yêu cầu của nội quy trường lớp và nơi công cộng.
7- Ứng xử giữa học sinh với người lớn tuổi:
- Lễ phép kính trọng người lớn tuổi.
- Biết kính trên nhường dưới.
- Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn.


QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC
ĐỐI VỚI CÁN BỘ VIÊN CHỨC
1 - Ứng xử với bản thân - gia đình:

- Có lập trường tư tưởng vững vàng.
- Luôn trau dồi đạo đức của nhà giáo.
- Xây dựng lòng tự trọng và lối sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm văn minh, lịch sự.
- Luôn học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, kiến thức tin học, ngoại ngữ …
- Xây dựng gia đình văn hóa ở nơi cư trú.
2 - Ứng xử với công việc:
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường giao.
- Tôn trọng và phục tùng quyết định của các cấp lãnh đạo.
- Tận tụy, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, giảng dạy, trong các phong trào thi
đua, các hoạt động do trường tổ chức.
- Thiện chí trong công tác xây dựng trường học thân thiện, văn minh, tiến bộ.
3 - Ứng xử với học sinh:
- Thân ái, gần gũi, tôn trọng, nhẹ nhàng, biết chia sẽ với học sinh.
- Biết kiềm chế, bình tĩnh khi xử lý các tình huống trước học sinh.
- Khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá, nhận xét học sinh.
- Làm gương cho học sinh trong lời ăn, tiếng nói và cả việc làm.
- Tôn trọng ý kiến cá nhân, ứng xử công bằng.
- Biết lắng nghe và cùng chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống.
- Ứng xử thân thiện, hòa nhã, không phân biệt đối xử.
- Giúp đỡ quan tâm các em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Thấu hiểu nổi buồn riêng, hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh..
- Tùy vào từng đối tượng học sinh cụ thể mà có cách ứng xử riêng..
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong cách cư xử đối với học sinh.
- Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo.
- Luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên đầu.
4 - Ứng xử với đồng nghiệp:
- Tôn trọng, chân thành đóng góp xây dựng và bảo vệ uy tín đồng nghiệp.
- Hợp tác giúp đỡ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Thấu hiểu chia sẽ những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
- Luôn gìn giữ sự đoàn kết nội bộ và thương yêu nhau.

- Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
- Sống hòa đồng, chan hòa, thân thiện.
- Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp.
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn,“một miếng khi đói bằng
một gói khi no”.
- Biết tự phê bình và phê bình cao trong mỗi cá nhân trước tập thể.
- Góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai.
- Lắng nghe sự góp ý của người khác.


- Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan và trung thực.
- Hy sinh quyền lợi cá nhân, đặt cái “ta” trước cái “tôi”.Một người hãy vì mọi người.
5 - Ứng xử với PHHS và nhân dân:
- Hòa đồng, vui vẽ, cởi mở khi tiếp xúc với mọi người.
- Lắng nghe, tôn trọng những ý kiến của cha mẹ học sinh hoặc của nhân dân.
- Tận tình hướng dẫn, giải thích cụ thể, rõ ràng những vấn đề còn vướng mắc của mọi
người trong thẩm quyền được giao.
- Xác định mối quan hệ mật thiết thường xuyên, qua lại.
- Cùng quan tâm chia sẽ những điều trong cuộc sống thường nhật.
- Thông tin hai chiều luôn được giữ vững.
- Luôn giữ vững uy tín phẩm chất đạo đức nhà giáo.
- Giữ vững mối quan hệ mật thiết nhưng phải giữ khoảng cách, tránh lạm dụng tình
cảm.
- Thường xuyên trao đổi vấn đề vướng mắc của con em, cùng nhẹ nhàng tháo gở.
II-/ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG
TRƯỜNG HỌC:
1-/ Văn hóa giao tiếp không thể tách rời với giáo dục
Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. “ Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống. Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần
nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn”. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào

đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp
không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của
giáo dục. giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay có hai điểm cần lưu ý.
Thứ nhất là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của nhà trường là rất quan trọng.
Chính nhà trường chứ không phải chính phủ, báo chí hay dư luận xã hội sẽ quyết định
vấn đề này. Chào như thế nào, thưa như thế nào, xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn
và quy định. Quy định này không phải do hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở
khoa học, trên các nghiên cứu, tham vấn… Thứ hai là dân tộc và quốc tế, chính công
cuộc hội nhập và phát triển một cách ồ ạt của CNTT đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến
cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử
chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau... khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong
ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng.
Ngoài việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa giao tiếp trong học
đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học đường. Trong đó, mỗi giáo viên
nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện văn hóa giao tiếp trong công
việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những điểm quan trọng trên, việc giáo dục
văn hóa giao tiếp cho học sinh được thực hiện mạnh mẽ trong Đoàn thanh niên, đội thiếu
niên và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường có như thế mới mong phục dựng
được văn hóa giao tiếp trong học đường đang ngày càng xuống cấp như hiện nay.’’.
Từ nền tảng vững bền trên, mỗi nhà trường cần phải tìm ra điều tốt nhất trong mỗi
con người, phát huy những ưu điểm, hạn chế thấp nhất những nhược điểm, những bất cập


ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong nhà trường thì tất yếu chúng ta sẽ tạo được môi
trường giao tiếp có văn hóa trong học đường một cách bền vững.
2-/ Giải pháp nào để nâng cao văn hóa giao tiếp trong nhà trường
Để có một môi trường văn hóa học đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ
cả ba phía, gia đình cùng với nhà trường và xã hội. Trong đó chúng ta cần sớm tổ chức
nghiên cứu, đánh giá một cách chính thức về thực trạng văn hóa học đường để trên cơ sở
đó nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa , ngoại khóa

hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học
sinh. Chúng tôi nghiên cứu các mô hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư
vấn học đường, cũng như tập trung cao cho giáo dục văn hóa học đường, nhằm tăng
cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Nghiên cứu xây
dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong quá trình rèn luyện,
giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh.
Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong
gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn. Môi trường
lớp học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì trong môi trường thân
thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như
người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên,
không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với
giáo viên một cách thoải mái hơn.
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp - Bảo đảm trường , sạch sẽ, có cây xanh,
thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa
tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường
xuyên. - Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học
và cảnh quan môi trường. - Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công
cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
Hiện nay, tại trường THCS Quang Trung đang tiến hành một cuộc vận động lớn trong
học sinh nhằm xây dựng hành vi văn hóa ứng xử với môi trường đó là xây dựng hành vi
bỏ rác đúng nơi qui định và tiết kiệm điện nước, xây dựng trường học xanh, xây dựng
lớp học thân thiện với môi trường. Đoàn viên thanh niên, đội viên học sinh là lực lượng
tiên phong để hoàn thành nhiệm vụ này.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Thầy, cô giáo có phương pháp dạy, giáo dục
và hướng dẫn học sinh học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động,
sáng tạo và ý thức vươn lên; góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh. - Học
sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải
pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục. Đứng trên bục giảng,
người thầy không chỉ truyền đạy kiến thức cho học sinh mà còn là tấm gương để các em
noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến hành động...


Cái khó của người thầy là nói như thế nào, phải ứng xử như thế nào, phải luôn cân
nhắc lời ăn tiếng nói cũng như cử chỉ, hành động, phải ứng xử như thế nào để học sinh
kính trọng, nếu không, khó có thể dạy được các em. “Dạy” ở đây, tôi muốn nói “dạy”
theo đúng nghĩa, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”. Dạy chữ thì dễ, tất nhiên
cũng đòi hỏi khả năng chuyên môn nghiệp vụ của người thầy, nhưng dạy người mới thực
sự khó.
Thật vậy, dạy học sinh siêng năng trước hết thầy giáo phải là người siêng năng, dạy
học sinh ứng xử có văn hóa trước hết người thầy phải ứng xử có văn hóa. Cách ứng xử
của thầy giáo tác động rất lớn đến học sinh, có em học sinh bỏ học cũng chỉ vì cách ứng
xử không đúng của thầy cô giáo.
Tấm lòng vị tha, tinh thần quảng đại, lòng nhân ái... là những giá trị quý báu phải
được vun trồng, chăm sóc nhiều năm mới sinh hoa kết trái. Một người không được giáo
dục ứng xử từ nhỏ thì đến khi trưởng thành khó có một nhân cách hoàn thiện. Và tất
nhiên, điều quan trọng và căn bản nhất là sự dạy dỗ của người thầy, người cô. Chúng ta
cũng cần phải nhìn nhận lại vai trò, trách nhiệm của chính mình.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một
cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. - Tổ chức các
trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Trường THCS Quang Trung đã xây
dựng mô hình hoạt động của các CLB học sinh như CLB học sinh tình nguyện xây dựng
văn minh học đường, CLB Học sinh tổ chức sự kiện, CLB âm nhạc, CLB phóng viên và
nhiếp ảnh trẻ,... tạo ra một sân chơi lành mạnh, hiện đại khuyến khích sự sáng tạo của học
sinh và hướng học sinh đến những môi trường hoạt động trong sáng. Đặc biệt CLB Văn
minh học đường đã chủ trì, tổ chức thành công Diễn đàn nam sinh với văn minh học
đường và Diễn đàn nữ sinh với văn minh học đường cho toàn bộ học sinh nhà trường
mang lại những hiệu quả quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh học sinh nhà trường

thanh lịch, hiện đại.
Ở Trường THCS Quang Trung đã và đang tiến hành những hoạt động nhằm xây
dựng phong cách, hình ảnh đẹp, thanh lịch, văn minh về giáo viên và học sinh nhà
trường. Đối với cán bộ, giáo viên nhà trường thường xuyên tuyên truyền, trao đổi thông
qua các buổi hội họp, hội thảo về những nguyên tắc chung trong ứng xử giao tiếp nơi
công sở cho đến những nguyên tắc ứng xử cụ thể với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, các
đối tượng khách riêng biệt, ứng xử với môi trường làm việc xung quanh. Bên cạnh đó,
một số biểu hiện của văn hóa trong trường học như ăn mặc, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói...
cũng được chú trọng và tuân theo những chuẩn mực riêng. Trong thời gian vừa qua Đoàn
trường đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nội dung này cho cán bộ Đoàn - cán bộ Lớp, chi
đoàn cán bộ như 'Tổ chức lớp tập huấn các kĩ năng làm việc nhóm' Chúng tôi cũng nhận
thấy rằng văn hóa ứng xử là hành vi của mỗi cá nhân, nên để xây dựng văn hóa ứng xử
đúng trong môi trường chung không phải là điều dễ vì thế cần có nhiều thời gian để mưa
dầm thấm lâu cũng như cần đồng hành với các tổ chức khác trong nhà trường như Công
đoàn, chi đoàn cán bộ để thực hiện hiệu quả hoạt động này.
Trong học sinh nhà
trường, phong trào thi đua trở thành 'Học sinh văn minh, thanh lịch' đã được các em học
sinh nhiệt tình hưởng ứng.


d) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các
tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt. - Rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn giao
thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Xây dựng kỹ năng ứng xử văn hóa,
loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. - Hình thành thói quen làm việc theo
nhóm.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em từ 11 đến
15, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là lứa tuổi thiếu niên có những thay đổi phức
tạp về cả tâm lý và sinh lý. Các em thường được coi là khó bảo, vì có những biểu hiện
nữa trẻ con, nữa người lớn. Các em muốn tự khẳng định mình, nhưng lại thiếu kinh
nghiệm sống. Do vậy, trong quan hệ qua lại với người lớn rất dễ nảy sinh xung đột nếu

như người lớn luôn đối xử với các em theo cách cũ, không thay đổi. Đó cũng chính là lý
do mà trong HĐGD NGLL, giáo viên không nên áp đặt, bao biện, làm thay học sinh.
Có nắm vững những đặc điểm của học sinh THCS, người giáo viên mới có thể tổ chức tốt
các HĐGD NGLL theo phương châm “Thầy thiết kế - Trò thi công” đến chỗ “Trò tự thiết
kế - tự thi công”.
Hơn nữa, hiện nay với phương châm giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” thì việc giáo dục, rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản cho học sinh là
rất quan trọng. Thông qua HĐGD NGLL, những kỹ năng sống của các em sẽ được hình
thành và phát triển. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích như các trò
chơi dân gian, các hình thức câu lạc bộ, các cuộc thi tìm hiểu, …nhằm giúp cho các em
vừa nhận thức được ý nghĩa giáo dục vừa phát huy được tính tư duy, sáng tạo, tích cực
của bản thân. Rèn luyện được cho các em những KNS cơ bản một cách có hiệu quả, cần
đảm bảo những yêu cầu sau:
* Tăng cường sự tham gia của học sinh:
Chúng ta phải tạo điều kiện để các em được tham gia, được tiếp cận thông tin,
được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được bàn bạc và quyết định trong
các vấn đề có liên quan đến bản thân các em.
* Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh:
Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL cần định hướng vào việc phát triển
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự
đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết
quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó là khả năng tham gia vào các HĐGD NGLL
của học sinh. Sự tham gia của học sinh tạo điều kiện cho các em phát huy tinh thần trách
nhiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động của tập thể. Chúng ta cần khắc phục
tính chất áp đặt, bao biện làm thay học sinh. Cụ thể là:
 Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao
cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.
 Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn
mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt động.
* Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động:

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử dụng nhiều hình thức tổ
chức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động, với
điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện, tránh lặp lại nhiều lần, gây
nhàm chán, tẻ nhạt đối với học sinh.


đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương - Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn
hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp
hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. - Mỗi
trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách
mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân
dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc
sống của cộng đồng ở địa phương .
e). Trang phục hoc sinh: phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi,
thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng
quy định; áo trắng, quần tây sẩm màu, bỏ áo vào quần trước khi vào cổng trường, nghiêm
cấm học sinh đến trường đeo dép tông, khuyến khích đeo dép quai hậu hoặc dày. Đầu tốc
phải gọn gàng, không để quá dài, không cắt tốc đầu đinh, Tuân thủ đồng phục áo thể thao
trong buổi học thể dục. Mỗi học sinh phải đeo bảng tên đúng quy cách, khi đi học học
sinh không được bôi son, đánh phấn, sơn móng tay, móng chân, nhuộm, uốn tóc để trang
điểm, đồ trang sức.
Nhà trường xây dựng bản nội qui học sinh chi tiết, cụ thể trong đó nhấn mạnh về
thực hiện nghiêm túc trang phục học sinh (bao gồm qui định đồng phục, giày dép, đầu
tóc,... ) với phương châm 'đồng phục là biểu hiện của sự thống nhất trong nhà trường
và là trách nhiệm của của học sinh trong việc xây dựng hình ảnh nhà trường'. Những
giờ sinh hoạt lớp, những buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những cơ hội để
tuyên truyền giáo dục học sinh về lĩnh vực này.

C-/ KẾT LUẬN:

Văn hóa nhà trường (VHNT) hiểu theo nghĩa hẹp là một tập hợp các chuẩn mực, các
giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử… VHNT liên quan đến tòan bộ đời sống vật chất, tinh
thần của nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu,
các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí… bầu không khí tâm lí. Thể hiện thành hệ thống
được xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận.
Những biểu hiện của VHNT: Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác,
tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm,


hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra
quyết định dạy và học; Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hòan thành công việc và
công nhận sự thành công của mỗi người; Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn
cải tiến, vươn tới; Sáng tạo và đổi mới; Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp
nâng cao chất lượng dạy và học,giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến
trong mọi họat động của nhà trường; Khuyến khích đối thọai và hợp tác, làm việc nhóm;
Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; Chia sẻ quyền lực,trao quyền, khuyến
khích tính tự chịu trách nhiệm,chia sẻ tầm nhìn; Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối
quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của
giáo dục.
Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hóa) trong nhà trường cần phải
khắc phục: Sự buộc tội đổ lỗi cho nhau; Sự kiểm sóat qúa chặt chẽ đánh mất quyền tự do
và tự chủ của cá nhân; Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc; Trách mắng học sinh vì
các em không có sự tiến bộ; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự
tin cậy; Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; Mâu thuẫn nội bộ không
được giải quyết kịp thời.
Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên :
Một là, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn
nhau giữa các giáo viên: giáo viên cảm thấy thỏai mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề
hay khó khăn mà họ đang gặp phải; giáo viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn; giáo viên tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy; giáo viên

quan tâm đến công việc của nhau; Cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện
mục tiêu giáo dục đề ra .
Hai là, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng
và hiệu qủa giảng dạy, học tập: bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo
động lực để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học; cải thiện thành tích giảng
dạy và học tập của nhà trường.
Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh :
Một là, tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh: học sinh cảm thấy
thoải mái, vui vẻ, ham học. Học sinh được tôn trọng, được thừa nhận và cảm thấy mình
có giá trị; thấy rõ trách nhiệm của mình. Học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm
và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.
Hai là, tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh : học sinh cảm thấy an toàn ,cởi
mở và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Khuyến khích học sinh phát biểu và
bày tỏ quan điểm cá nhân. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau,
học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.
Những ảnh hưởng của Ban giám hiệu đến VHNT :
Ban giám Hiệu là người lãnh đạo gương mẫu; hình thành VHNT thông qua nhiều
họat động đa dạng tương tác hàng ngày với cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và
cộng đồng. Ban giám Hiệu chú ý đến nhu cầu của giáo viên và học sinh; cách phản ứng
của BGH đối với những biến động trong nhà trường; BGH xác lập cơ chế đánh giá, thi
đua khen thưởng (đúng người, đúng việc); Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối
thọai, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng; Biết lắng nghe và chọn lọc thông tin
để nuôi dưỡng bầu không khí tâm lí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc.


Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển qua thời gian
đã tạo ra những giá trị văn hóa nhất định. Do đó, cần có những khảo sát, đánh giá các giá
trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường, đâu là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các
giá trị văn hóa được nhiều cán bộ, giáo viên trong nhà trường mong muốn nhất.
Ban Giám Hiệu cần phải nhận ra đâu là những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi có tính

đặc trưng cùa nhà trường đang tồn tại tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác
để nuôi dưỡng, vun trồng.
Việc hiểu biết đầy đủ VHNT sẽ giúp BGH xây dựng được quy tắc ứng xử văn hóa
trong nhà trường góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân
thiện,học sinh tích cực”.
Văn hóa giao tiếp và ứng xử là một phạm trù rất rộng, gồm cử chỉ lời nói, hành vi và
trang phục phù hợp. Những biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử là một trong những yếu
tố phản ánh trình độ văn hoá của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mặt khác văn hóa ứng
xử cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt về cá nhân, cơ
quan ngay từ những tiếp xúc đầu tiên, do đó ảnh hưởng khá lớn đến kết quả công việc
của cá nhân hay tập thể đó.
Trong các nhà trường, xây dựng chuẩn mực văn hóa ứng xử là một điều vô cùng
cần thiết, đó là những nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất về hành vi của cá nhân trong
một cộng đồng chung, cố kết một tập thể để tạo nên sức mạnh nội lực cũng như hình ảnh,
thương hiệu riêng của ngôi trường đó. Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong các nhà trường
gồm các mối quan hệ giao tiếp giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh; giáo viên,
học sinh - các cán bộ hành chính, phục vụ; giữa giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường các lực lượng xã hội khác. Tùy vào vị trí và nhiệm vụ được giao các cá nhân sẽ tự trang
bị hoặc được trang bị những kiến thức để xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử phù hợp.
Hà tĩnh, ngày 12 tháng 5 năm 2011.



×