Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.35 KB, 71 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu:
Phần này nêu lên những lý do tác giả lựa chọn đề tài này, các mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại
2. Cơ sở hình thành
Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 400
trường đại học, cao đẳng lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.Với số
lượng lớn các truờng đại học, cao đẳng như vậy, lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi
khóa cũng rất lớn, lên tới hơn 400.000 sinh viên. Điều đó tạo nên một lực lượng
cựu sinh viên đông đảo và được bổ sung qua các năm, ngày càng có tác động lớn
tới các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
Hội cựu sinh viên là một tổ chức tập hợp tất cả các cựu sinh viên của cùng một
trường đại học, hoạt động với một mục tiêu chung. Đó là một hình thức tổ chức
rất phổ biến và dần đóng một vai trò vô cùng quan trọng các trường đại học trên
thế giới. Tại Hoa Kỳ hội cựu sinh viên còn là một tiêu chí để đánh giá chất lượng
đào tạo của các trường. Không riêng gì các trường đại học nổi tiếng trên thế giới,
ngay tại Việt Nam cũng có một số trường có hội cựu sinh viên như: Đại học
RMIT, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, hầu như vấn đề hội cựu
sinh viên của các trường đại học ở Việt Nam đều chưa được đánh giá đúng mức.
Các hội cựu sinh viên ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ thu thập thông tin
về các thành viên hội, một số bài viết tiêu biểu về một số thành viên ưu tú. Nó
còn chưa quan tâm tới vấn đề gắn kết thành viên, các hoạt động cũng chưa được
triển khai thường xuyên.

1


Tuy chưa thể đánh giá được hiệu quả chính xác mà các hội cựu sinh viên này
mang lại nhưng nó cũng đánh động đến một vấn đề khá mới và thiết thực với
không chỉ cựu sinh viên mà còn đối với các trường đại học, các sinh viên và với
cộng đồng. Thực tế này cũng đặt ra câu hỏi: “Vậy hội cựu sinh viên đóng vai trò


như thế nào đối với bản thân các cựu sinh viên, các trường đại học và cộng
đồng”. Và việc Đại học Kinh tế Quốc dân – một trong số những trường đại học
hàng đầu cả nước về đào tạo cử nhân kinh tế tại Việt Nam chưa có một hội cựu
sinh viên chính thức có phải là một thiếu sót lớn?
Có thể hình dung được những gì mà hội cựu sinh viên mang lại nếu được thành
lập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đó sẽ là nơi những người từng là sinh
viên của trường nhận được những thông tin về: Các khóa đào tạo lại, các công
trình nghiên cứu khoa học mà các cựu sinh viên có thể tham gia,… Hơn thế nó sẽ
cung cấp cho các thành viên hội một diễn đàn – nơi các cựu sinh viên đại học
Kinh tế Quốc dân có thể tìm được cho mình những đối tác kinh doanh; nơi mọi
người có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; hay đơn giản là cùng nhau tham gia
các hoạt động du lịch giải trí, trải nghiệm; đồng thời tham gia các hoạt động từ
thiện… Và kết quả tất yếu của tất cả các vai trò trên là hình ảnh của trường đại
học kinh tế Kinh tế Quốc dân sẽ được lan tỏa và chất lượng sẽ ngày một được
khẳng định.
Những hình dung trên nếu được cụ thể hóa qua những nghiên cứu sâu, những
bằng chứng thuyết phục sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai kế hoạch thành
lập một hội cựu sinh viên tại đại học Kinh tế Quốc dân.

2


3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua các nghiên cứu định tính, đề tài khoa học được thực hiện nhằm đánh giá
tình hình phát triển của hội cựu sinh viên tại các trường đại học trên thế giới,
cũng như thực trạng thành lập và hoạt động của hội cựu sinh viên trong các
trường đại học ở Viêt Nam, đặc biệt là đại học Kinh tế Quốc dân. Đồng thời cũng
chỉ ra được những vai trò mà một hội cựu sinh viên đem lại. Cuối cùng là đề xuất
thành lập hội cựu sinh viên đại học Kinh tế quốc dân.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài không giới hạn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
hội cựu sinh viên của các trường đại học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp tìm kiếm, thu thập thông tin, dữ
liệu, từ đó phân tích, đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên và đưa ra
khung hoạt động chính đề hình thành ý tưởng thành lập hội cựu sinh viên tại
trường đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: tổng quan về hội cựu sinh viên của các trường đại học trên thế giới
và Việt Nam
Đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên trên thế giới (lấy số liệu thống
kê cho khu vực Âu – Mỹ và khu vực châu Á – Thái Binh Dương) và tại Việt
Nam.
Chuơng 2: Cở sở lý thuyết
Phân tích khái niệm, quan điểm, vai trò của cựu sinh viên, hội cựu sinh viên.

3


Chương 3: Nghiên cứu vấn đề hội cựu sinh viên đối với trường ĐH Kinh tế
Quốc dân
Đánh giá sự cần thiết của việc thành lập hội cựu sinh viên truờng đại học Kinh
tế Quốc dân. Tiềm năng của cựu sinh viên đối với trường đại học Kinh tế Quốc
dân. Những khó khăn trong việc thành lập hội cựu sinh viên tại trường đại học
Kinh tế Quốc dân.
Chương 4: Đề xuất ý tưởng hình thành hội cựu sinh viên tại trường đại học
Kinh tế Quốc dân
Trình bày phương hướng giải quyết những khó khăn trong việc thành lập hội
cựu sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đề xuất khung hoạt động chính
cho hội.

7. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu trên, để giúp người xem có thể tiếp cận vấn
đề một cách lôgic, dễ hình dung , nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như
sau:

4


Tình trạng hoạt động Hội cựu sinh viên tại các trường
đại học châu Âu-Mỹ, châu Á và Việt Nam
(1)

Đề xuất
thành lập
- Tỷ lệ có Hội cựu sinh viên.
- Khoảng cách thời gian từ khi thành lập trường tới khi
có hội cựu sinh viên.
- Vai trò của Hội cựu sinh viên
- Các hoạt động chính của Hội cựu sinh viên
Đánh giá tiềm năng cựu sinh viên đại học Kinh tế
quốc dân

Đánh giá nhu cầu thành lập Hội cựu sinh viên Đại

hội cựu
sinh viên
đại học
Kinh tế
(2)


Quốc dân

(3)

học Kinh tế quốc dân

- Quan điểm của cựu sinh viên
- Quan điểm của sinh viên
- Quan điểm của các nhà quản lí giáo dục của trường
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu đã được tiến hành theo thứ tự đánh số:

5


(1) Thông qua các chỉ số, các tỷ lệ để đánh giá khái quát tình hình hoạt động
của các Hội cựu sinh viên các trường Đại học trên thế giới
(2) Đánh giá tiềm năng đóng góp về các mặt của các cựu sinh viên Đại học
Kinh tế quốc dân.
(3) Đánh giá nhu cầu thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân
(4) Thông qua tất cả các bước (1), (2), (3) nhóm nghiên cứu nêu ra nhận định
của mình và đề xuất thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI CỰU SINH VIÊN CỦA CÁC
TRƯỜNG ĐH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
I – Phương pháp nghiên cứu (Anh)
II – Hội cựu sinh viên trên thế giới

1. Hội cựu sinh viên ở khu vực Âu – Mỹ
Bảng 1.1 ở phụ lục I thống kê 30 trường đại học ở khu vực Âu – Mỹ, những
trường đại học hàng đầu trong danh sách 100 trường đại học uy tín nhất trên thế
giới. Tất cả các trường trong bảng là các đại học tổng hợp lớn, phân bố chủ yếu ở
các nước có nền kinh tế cũng như giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Canada,
Swetzeland. Các trường này được đánh giá là có hệ thống giáo dục tiên tiến, hiện
đại và là các mô hình giáo dục điển hình cho các trường đại học trên thế giới. Để
có mặt trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới (theo đánh giá của
Times higher education – năm 2013), các trường đại học này không chỉ có cơ sở
vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao và nhiều uy tín trong ngành
giáo dục và trên hết là các hoạt động bổ trợ giáo dục như các câu lạc bộ, hội sinh
viên,…
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, bảng 1.1 thống kê về tình hình hoạt động
cũng như vai trò của các hội cựu sinh viên của 30 trường đại học nổi tiếng ở khu
vực Âu – Mỹ. Theo kết quả tổng hợp được, hoạt động của các hội cựu sinh viên
của 30 trường trên là hết sức sôi nổi, phong phú. Những phân tích dưới đây sẽ
làm rõ kết quả đó.

7


1.1. Mức độ phổ biến của các hội cựu sinh viên
Bảng 1.2: Một số chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên
khu vực Âu – Mỹ.
Sô lượng
trường có hội
CSV
(trường)

Tỷ lệ số

trường đã có
hội cựu sinh
viên (%)

29

96.7

Khoảng
cách xa
nhất
(năm)

Khoảng
cách ngắn
nhất
(năm)

Khoảng
cách TB
(năm)

329

4

55.8

Từ bảng kết quả ở trên, có thể nhận thấy:
-


Có 29/30 trường có hội cựu sinh viên chính thức, chiếm tỉ lệ 96.7%. Trong

đó, trường duy nhất chưa có hội cựu sinh viên là Imperial College của Anh. Mặc
dù chưa hình thành hội cựu sinh viên chính thức nhưng trường “Imperial
College” của Anh vẫn có những hoạt động liên kết cựu sinh viên như: Thống kê
và cập nhật thông tin cựu sinh viên; tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi thường kỳ
giữa nhà trường với cựu sinh viên cũng như giữa các cựu sinh viên với nhau; kêu
gọi sự hợp tác của cựu sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu và đóng góp…
Điều đó chứng tỏ, vấn đề hội cựu sinh viên được các trường đại học khu vực Âu –
Mỹ rất quan tâm và việc thành lập một hội cựu sinh viên chính thức là điều tất
yếu trong thời gian sắp tới.
-

Theo như số liệu thu thập được ở bảng 1.1 phụ lục I và bảng kết quả 1.2 ở

trên ước tính 55.8 năm là số năm trung bình sau khi thành lập các trường sẽ hình
thành hội cựu sinh viên ở các trường đại học Âu – Mỹ. Trong đó, trường có
8


khoảng cách thời gian giữa năm thành lập trường và năm thành lập hội cựu sinh
viên dài nhất là đại học Harvard với 329 năm. Và ngắn nhất là trường đại học
“University of California, Berkeley” với chỉ 4 năm sau năm thành lập trường. Có
thể thấy được rằng, các hội cựu sinh viên được hình thành từ rất sớm ở các trường
đại học Âu – Mỹ.
1.2. Các hoạt động của hội cựu sinh khu vực Âu – Mỹ
Bảng 1.3: Các hoạt động chủ yếu của hội cựu sinh viên Âu – Mỹ
Số lượng trường có


Tỷ lệ về mức độ phổ

hoạt động trong hội

biến của hoạt động (%)

TK

29

100.0

GK1

28

96.6

GK2

29

100.0

GK3

16

55.2


TN

24

82.8

Online

29

100.0

XB

13

44.8

DVHT

8

27.6

VL

19

65.5


Mã HĐ

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các hội cựu sinh viên trong
khu vực Âu – Mỹ rất đa dạng và được xếp thành 9 nhóm chính như sau:
-

(Mã hoạt động: TK) Hoạt động Thống kê và cập nhật thông tin về cựu sinh

viên. 29/29 trường có hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) trong bảng thống kê

9


có hoạt động này. Đây là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu giúp các trường kiểm
soát tốt nguồn lực cựu sinh viên.
-

(Mã hoạt động GK1) Gồm các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và

cựu sinh viên: Gây quỹ cho trường, HĐ nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học,
HĐ giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, chương trình gắn kết cựu
sinh viên với sinh viên… 28/29 trường có Hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 96.6%)
có hoạt động này. Đây là các hoạt động tăng cường nhằm duy trì mối quan hệ lâu
dài giữa trường học với sinh viên, cựu sinh viên từ đó tạo ra các lợi ích cho cả hai
bên.
-

(Mã hoạt động GK2) Gồm các hoạt động gắn kết, hợp tác giữa các cựu sinh

viên: Hợp tác; tổ chức các buổi họp mặt, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú; xây

dựng các diễn đàn cựu sinh viên, du lịch, giải trí, khám phá… 29/29 trường có hội
cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) có hoạt động này. Các hoạt động gắn kết các
thành viên trong hội tạo cơ hội cho các cựu sinh viên gặp gỡ, làm quen và hợp tác
với nhau trong công việc cũng như cuộc sống; qua đó tạo ra giá trị cho các cựu
sinh viên.
-

(Mã hoạt động GK3) Gồm các hoạt động gắn kết giao lưu giữa cựu sinh

viên ở các nước khác nhau. 16/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này
(chiếm tỷ lệ 55.2%). Đây là hoạt động khá tiêu biểu có ở các trường có du học
sinh quốc tế. Hoạt động này cho phép các cựu sinh viên cùng khu vực (cùng quốc
gia hoặc khu vực…) có thể liên lạc dễ dàng với những người học cùng khóa hay
cùng ngành hay cao hơn là các hoạt động hợp tác dựa trên ưu thế về địa lý.
-

(Mã hoạt động TN) Các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng.

24/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 82.8%). Nó thể hiện
vai trò lớn của hội cựu sinh viên trong việc đóng góp vì sự phát triển chung của
xã hội.
10


-

(Mã hoạt động Online) cung cấp thông tin cho các cựu sinh viên thông qua

các trang điện tử… 29/29 trường có Hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm
100%). Đây là kênh thông tin cho phép các hội cung cấp thông tin một cách

nhanh chóng, tiện lợi và đa dạng cho các đối tượng có liên quan. Đồng thời đây
cũng là nơi tạo ra cộng đồng tương tác trực tuyến giữa các cựu sinh viên, sinh
viên trong trường…
-

(Mã hoạt động XB) Xuất bản báo, tạp trí. 13/29 trường có hội cựu sinh viên

có hoạt động này (chiếm 44.8%). Báo, tạp chí một là kênh thông tin chính thống
của hội cựu sinh viên. Ở các trường khu vực Âu-Mỹ; nội dung của kênh thông tin
này chủ yếu là các bài viết học thuật có nội dung liên quan đến các lĩnh vực đào
tạo khác nhau của các trường mà họ từng theo học. Bên cạnh đó còn là các bài
viết về những trải nghiệm, chia sẻ của cựu sinh viên cũng như sinh viên trong
trường. Nó cung cấp tri thức cho không chỉ cựu sinh viên mà còn cho các sinh
viên đang theo học tại trường.
-

(Mã hoạt động DVHT) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cựu sinh

viên trong công việc, học tập và hoạt động của hội. 8/29 trường có hội cựu sinh
viên có hoạt động này (chiếm 27.6%). Các dịch vụ hỗ trợ này rất đa dạng, tùy
thuộc vào các trường mà có sự khác nhau, trong đó có một số dịch vụ nổi bật như:
cung cấp tài liệu nghiên cứu thông qua thẻ cựu học viên, dịch vụ đặt phòng tại trụ
sở hội, cung cấp các món quà lưu niệm, vật kỷ niệm về trường… Đây là những
hoạt động tăng cường lợi ích cho các cựu sinh viên khi tham gia hội
-

(Mã hoạt động VL) Cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên, cựu

sinh viên… 19/29 trường có cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 65.5%). Đây
là hoạt động thiết thực của hội cựu sinh viên. Nhờ việc thống kê và cập nhật

thông tin cũng như các hoạt động chia sẻ, các sự kiện giữa các cựu sinh viên mà
các cơ hội nghề nghiệp đến được với các cựu sinh viên hay, các sinh viên đang

11


theo học tại trường đại học. Hoạt động này góp phần lớn trong việc giải quyết vấn
đề đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học cho các sinh viên và là một lợi ích to lớn của
việc tham gia hội.
Dựa trên nền tảng các hoạt động này, ở Hoa Kỳ có sự thi đua giữa các hội cựu
sinh viên của các trường đại học, nhằm tìm ra những hội có hoạt động mạnh, uy
tín, mang lại nhiều lợi ích cho hội viên và cộng đồng. Chính những sự thi đua này
đã thúc đẩy sự phát triển của các hội cựu sinh viên cả về lượng và chất.
1.3. Vai trò của hội cựu sinh viên:
Về vai trò của hội cựu sinh viên, trong các văn bản viết về quá trình thành lập
hội cựu sinh viên của mình, 29 hội cựu sinh viên theo bảng 1.2 có nhắc đến việc
giữa mối quan hệ trọn đời giữa trường và học viên của mình. Ví dụ như hội cựu
sinh viên đại học Harvard: “Mục đích của hội cựu sinh viên đại học Harvard như
đã nêu trong Hiến pháp của nó là để thúc đẩy phúc lợi của Đại học Harvard và để
thiết lập một mối quan hệ cùng có lợi giữa Đại học Harvard và cựu sinh viên của
mình”. Ngoài ra các vai trò khác của hội cựu sinh viên cũng được ghi nhận như:
tạo ra giá trị cho hội viên, trường đại học, sinh viên theo học hay lớn hơn là cộng
đồng; tạo mạng lưới cựu sinh viên vững mạnh và gắn kết trên khắp thế giới,…
“Hiệp hội cựu sinh viên Stanford tìm cách tiếp cận, phục vụ và tiếp cận tất cả các
cựu sinh viên và sinh viên Đại học Stanford, để thúc đẩy kết nối trí tuệ và tình
cảm suốt đời giữa trường đại học và sinh viên tốt nghiệp của mình, và để giúp đỡ
trường đại học của mình với thiện chí và hỗ trợ.” – Ghi nhận của hội cựu sinh
viên đại học Stanford.

Tổng kết:


12


- Các trường đại học trong khu vực Âu-Mỹ rất trú trọng vấn đề cựu sinh viên
và hình thành hội cựu sinh viên từ rất sớm.
- Hoạt động của các hội cựu sinh viên rất đa dạng, phong phú và có hệ
thống. Tiêu biểu nhất là các hoạt động thống kê, gắn kết thành viên hay một số
hoạt đông đặc trưng khác như hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ việc làm.
- Vai trò của các hội cựu sinh viên này luôn được các trường đánh gia
cao.Trong đó, vai trò nổi bật là gắn kết mạng lưới cựu sinh viên ở khắp mọi nơi
với nhà trường, vì sự phát triển chung của cả hai bên. Nó mang lại giá trị lớn cho
rất nhiều đối tượng, không chỉ nhà trường mà còn có sinh viên, cựu sinh viên và
cả cộng đồng.
2. Hội cựu sinh viên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Bảng 2.1 ở phụ lục 1 bao gồm 23 trường đại học ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng
của Timeshighereducation – năm 2013). Các trường này tiêu biểu cho nền giáo
dục khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; phân bố ở một số nước phát triển và
đang phát triển ở khu vực này như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Úc,
Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đây là các trường đại học tổng hợp hoặc
các trường đào tạo các ngành học trọng điểm như kỹ thuật, ngôn ngữ… Đây là
các nơi, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng co cho một khu vực đang phát triển
nhanh và nhiều tiềm năng như châu Á – Thái Bình Dương.
Để phục vụ mục đích nghiêm cứu bảng 2.1 đã thống kê về tình hình hoạt động
của các hội cựu sinh viên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo kết quả
thống kê, hoạt động của các hội này tương đối sôi nổi và được đầu tư phát triển.
Cụ thể như sau:

13



2.1.

Mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình

Dương
Bảng 2.2: Một số chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên
khu vực châu Á – Thái Bình Dương
số trường đã

Tỷ lệ số trường

có hội CSV

đã có hội cựu

(trường)

sinh viên (%)
Khoảng cách Khoảng cách

19

Khoảng cách

xa nhất

ngắn nhất


TB

(năm)

(năm)

(năm)

82.6

67

3

26.6

Từ bảng kết quả trên, có thể nhận thấy:
-

19/23 trường trong danh sách có hội cựu sinh viên chính thức (chiếm tỷ lệ

82.6% các trường được thống kê). Trong đó, có 4 trường chưa có hội cựu sinh
viên đều là các trường của Hàn Quốc: Đại học quốc gia Seoul, Viện KH & CN
tiên tiến Hàn Quốc, Đại học KH & CN Pohang, Đại học Yonsei. Điều đó chứng
tỏ, việc phát triển hội cựu sinh viên chưa được trú trọng phát triển ở quốc gia
Công nghiệp mới nổi này.
-

Theo như số liệu thu thập được ở bảng 2.1 phụ lục I và bảng kết quả 2.2 ở


trên ước tính 26.6 năm là khoảng cách trung bình giữa năm thành lập trường và
năm thành lập hội cựu sinh viên – được tính toán dựa trên các trường có thu thập
được số liệu đầy đủ. Đặc biệt, đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông là
trường có hội cựu sinh viên ngay 3 năm sau thành lập trường, điều đó chứng tỏ
tầm quan trọng cũng như mức độ quan tâm của nhà trường tới cựu sinh viên và

14


hội cựu sinh viên. Nhìn chung, khoảng cách từ năm thành lập trường cho tới năm
thành lập hội cựu sinh viên của các trường châu Á – Thái Bình Dương chỉ dao
động trong khoảng 3 – 67 năm. Điều đó cho thấy, mức độ quan tâm, chú trọng tới
xây dựng và phát triển hội cựu sinh viên tại các trường đại học châu Á – Thái
Bình Dương đang ngày một nâng cao.
2.2. Các hoạt động của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
Bảng 2.3: Các hoạt động chủ yếu của hội cựu sinh viên châu Á – Thái
Bình Dương
Mã HĐ

Số lượng trường có
hoạt động

Tỷ lệ về mức độ phổ biến
của hoạt động (%)

TK

19

100.0


GK1

19

100.0

GK2

19

100.0

GK3

1

5.3

TN

6

31.6

Online

19

100.0


XB

10

52.6

DVHT

6

31.6

VL

3

15.8

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các hội cựu sinh viên trong
khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất đa dạng và cũng được đánh giá 9 nhóm
hoạt động chính như sau:
15


-

(Mã hoạt động TK) hoạt động Thống kê và cập nhật thông tin về cựu sinh

viên. 19/19 trường có hội cựu sinh viên trong bảng thống kê có hoạt động này

(chiếm 100%). Đây là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu giúp các trường này
kiểm soát tốt nguồn lực cựu sinh viên. Đây cũng là một cơ sở quan trọng trong
việc đánh giá chất lượng giáo dục của các trường, thể hiện ở công việc và chức vị
mà các cựu sinh viên nắm giữ. 100% các hội cựu sinh viên có hoạt động này cho
thấy, đây là hoạt động cơ bản, rất được trú trọng và duy trì.
-

(Mã hoạt động GK1) Gồm các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và

cựu sinh viên: Gây quỹ cho trường, HĐ nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học,
HĐ giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, chương trình gắn kết cựu
sinh viên với sinh viên…19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này
(chiếm 100%). Đây là các hoạt động tăng cường nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài
giữa trường học với các sinh viên của mình, từ đó tạo ra các lợi ích cho cả hai
bên. Các hoạt động này cũng giúp nhà trường tận dụng nguồn lực cựu sinh viên
cho các dự án phát triển giáo dục của trường. Với tỷ lệ 100% cho thấy các trường
này rất quan tâm tới nguồn lực cựu sinh viên cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa
cựu sinh viên với hoạt động phát triển của trường.
-

(Mã hoạt động GK2) Gồm các hoạt động gắn kết, hợp tác giữa các cựu sinh

viên: Hợp tác; tổ chức các buổi họp mặt, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú; xây
dựng các diễn đàn cựu sinh viên, du lịch, giải trí, khám phá… 19/19 trường có hội
cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%). Các hoạt động gắn kết các thành
viên trong hội tạo cơ hội cho các cựu sinh viên gặp gỡ, làm quen và hợp tác với
nhau trong công việc cũng như cuộc sống; qua đó tạo ra giá trị cho các cựu sinh
viên. Tất cả các hội đều trú trọng xây xựng nội bộ phát triển bền vững, thể hiện ở
tỷ lệ 100% các hội cựu sinh viên có hoạt động gắn kết thành viên.


16


-

(Mã hoạt động GK3) Gồm các hoạt động gắn kết giao lưu giữa cựu sinh

viên ở các nước khác nhau. 1/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này chỉ
chiểm tỷ lệ là 5.3% mức độ phổ biến. Đây là hoạt động có chủ yếu ở các nước có
sinh viên quốc tế. Hoạt động này cho phép các cựu sinh viên cùng khu vực (cùng
quốc gia hoặc khu vực…) có thể tìm lại những người học cùng khóa hay cùng
ngành hay cao hơn là các hoạt động hợp tác dựa trên ưu thế về địa lý. Tỷ lệ 5.3%
được lý giải bằng xu hướng du học của các sinh viên trên thế giới (hầu hết các
sinh viên du học ở các nước Châu Âu hoặc Châu Mỹ) hay số lượng sinh viên
quốc tế du học ở các trường trong danh sách này chưa nhiều và chưa có điều kiện
để tập hợp.
-

(Mã hoạt động TN) Các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng.

6/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 31.6%). Nó thể hiện
vai trò lớn của hội cựu sinh viên trong việc đóng góp vì sự phát triển chung của
xã hội. Tuy tỷ lệ 31.6% chưa được cao, nhưng nó cũng đánh giá được những
đóng góp bước đầu của các hội cựu sinh viên cho hoạt đông vì cộng đồng.
-

(Mã hoạt động Online) Cập nhật thông tin, tin tức online: Qua trang web,

báo điện tử… 19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%).
Đây là kênh thông tin nhanh gọn và hữu hiệu, giúp các cựu sinh viên có thể nắm

bắt một cách nhanh nhất các thông tin của hội cũng như các thông tin có liên quan
khác. Tỷ lệ tuyệt đối cho thấy kênh thông tin này rất được đầu tư phát triển ở tất
cả các trường có hội cựu sinh viên.
-

(Mã hoạt động XB) Xuẩn bản báo, tạp trí. 10/19 trường có hội cựu sinh

viên có hoạt động này (chiếm 52.6%). Báo, tạp chí một là kênh thông tin chính
thống của hội cựu sinh viên. Bên cạnh kênh thông tin nhanh chóng như báo điện
tử, các tập san được xuất bản theo tháng và quý này trú trọng vào các đề tài
nghiên cứu khoa học hay các bài viết có chất lượng về ngành đào tạo – là một

17


trong những nguồn cấp tri thức cho các cựu sinh viên. Tỷ lệ 52.6% cho thấy vị trí
quan trọng của hoạt động này trong việc duy trì các hội cựu sinh viên.
-

(Mã hoạt động DVHT) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cựu sinh

viên (trong công việc, học tập và hoạt động của hội). 8/19 trường có hội cựu sinh
viên có hoạt động này (chiếm 31.6%). Các dịch vụ hỗ trợ này rất đa dạng, tùy
thuộc vào các trường mà có sự khác nhau, trong đó có một số dịch vụ nổi bật như:
cung cấp tài liệu nghiên cứu thông qua thẻ cựu học viên, dịch vụ đặt phòng tại trụ
sở hội, cung cấp các món quà lưu niệm, vật kỷ niệm về trường… đây là những
hoạt động tăng cường lợi ích cho các cựu sinh viên khi tham gia hội. Tỷ lệ 31.6 %
chứng tỏ hoạt động này bước đầu đã được trú trọng .
-


(Mã hoạt động VL) Cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên, cựu

sinh viên… 3/19 trường có cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 15.8%). Đây là
hoạt động thiết thực của hội cựu sinh viên. Nhờ việc thống kê và cập nhật thông
tin cũng như các hoạt động chia sẻ, các sự kiện giữa các cựu sinh viên, các cơ hội
nghề nghiệp đến được với các cựu sinh viên hay chính các sinh viên đang theo
học tại trường đại học. Hoạt động này góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề
đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học và là một lợi ích to lớn của việc tham gia hội. Tỷ
lệ này chỉ là 15.8% cho thấy các hội cựu sinh viên các trường được thống kê chưa
thấy rõ lợi ích to lớn của hoạt động này.
Từ kết quả và phân tích trên ta có thể thấy: hoạt động của các hội cựu sinh viên
được thống kê khá đa dạng, hơn thế chúng theo sát các đối tượng hữu quan như:
cựu sinh viên, trường đại học, sinh viên và cả cộng đồng. Việc phát triển các hoạt
động này sẽ góp phần vào việc tạo ra giá trị cũng như phát triển quy mô hội trong
tương lai.
2.3.

Vai trò của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

18


Vai trò hàng đầu mà các hội cựu sinh viên đề ra khi thành lập là nhằm giữ mỗi
liên hệ trọn đời giữa cựu sinh viên và trường học của mình “Kết nối các cựu sinh
viên trong các hoạt động nghiên cứu, tình nguyện, là cầu nối trọn đời giữa các
cựu sinh viên và trường đại học và các sinh viên” ghi nhận của Đại học Hong
Kong. Dựa trên mối quan hệ đó, các giá trị mới được tạo ra, không chỉ phục vụ
cựu sinh viên, trường đại học mà còn đóng góp cho xã hội “Tạo ra một môi
trường mà các cựu sinh viên có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với trường đại học
và tiếp tục đóng góp cho trường và xã hội trên toàn cầu. Phát triển các chương

trình mà cựu sinh viên có thể tham gia một cách thuận tiện nhất, bao gồm cả các
chương trình học tập suốt đời cho cựu sinh viên và chương trình hỗ trợ hoạt động
tình nguyện.” Ghi nhận theo định hướng của trường đại học Tokyo – Nhật Bản.
Tổng kết:
-

Các trường khu vực Châu Á – Thái bình Dương cũng đã chú ý, quan tâm

tới việc thành lập và duy trì hoạt động của các hội cựu sinh viên.
-

Các hội cựu sinh viên trong khảo sát có nhiều hoạt động đa dạng và có hệ

thống.
-

Vai trò của các hội cựu sinh viên này mang lại giá trị, lợi ích cho nhiều đối

tượng khác nhau bao gồm nhà trường, sinh viên, cựu sinh viên và cả cộng đồng.
3.

So sánh tình hình hoạt động của hội cựu sinh viên ở khu vực Âu – Mỹ

và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
So sánh về tình hình hoạt động của các hội cựu sinh viên thống kê được của
các trường khu vực Âu – Mỹ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ta thấy nổi
lên một số điểm như sau:
3.1. Giống nhau

19



-

Trong các trường được thống kê, việc thành lập hội cựu sinh viên đều được

trú trọng ở cả hai khu vực Âu – Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó được
thể hiện ở tỷ lệ số trường đã thành lập hội cựu sinh viên đều rất cao với 96.7% ở
khu vực Âu – Mỹ (29/30 trường), 82.6% ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
(19/23 trường).
- Hoạt động của các hội cựu sinh viên này đều rất đa đạng, phong phú, phục
vụ sát lợi ích của các đối tượng hữu quan (sinh viên, cựu sinh viên, nhà trường và
cả cộng đồng). Trong đó, hoạt động được các hội cựu sinh viên của cả hai khu
vực trú trọng là: Thống kê và cập nhật thông tin cựu sinh (100% ở cả hai khu
vực), các hoạt động liên kết giữa trường và cựu sinh viên, các hoạt động gắn kết
thành viên (100% cho cả hai khu vực), cập nhật thông tin qua trang web chính
thức của hội.
- Vai trò của các hội cựu sinh viên về cơ bản là giống nhau đều tập trung ở
các điểm như: Giữ mối liên hệ trọn đời giữa trường và các học viên của mình,
trên cơ sở duy trì và phát triển hội tạo ra các giá trị thiết thực cho các bên liên
quan như: cựu sinh viên, trường học , sinh viên theo học và cộng đồng.
Có thể nhận thấy rằng các hội cựu sinh viên ở cả 2 khu vực đều có những nét
giống nhau rất tiêu biểu về cả vai trò và hoạt động. Điều này có thể lý giải bằng
một số nguyên nhân sau:
- Đây đều là những trường đại học hàng đầu trên thế giới, được đánh giá cao
về trình độ giáo dục, điểm đến uy tín cho các sinh viên. Chính vì vậy các trường
này luôn chú trọng phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và dịch vụ hỗ trợ giáo
dục của mình.
- Các hội cựu sinh viên có sự tham khảo về quá trình hoạt động cũng như
cách thức duy trì, phát triển hội từ các hội đi trước nên việc giống nhau là hoàn

toàn dễ hiểu.
- Các yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt động của các cựu sinh viên như: tạo
ra giá trị cho các đối tượng hữu quan, việc hướng tới trách nhiệm với cộng đồng
là xu thế chung của toàn nhân loại
20


3.2. Khác nhau
- Về hoạt động:
Tuy hoạt động của các hội cựu sinh viên ở cả hai khu vực đều được đánh gia
theo 9 nhóm hoạt động chính, nhưng ở mỗi khu vực, đặc điểm của các hoạt động
này lại khác nhau:
+ Khu vực Âu – Mỹ: Ngoài các hoạt động cơ bản như thống kê, gắn kết, (như
đã nhắc ở trên), các trường đại học khu vực Âu – Mỹ còn trú trọng vào việc phát
triển các hoạt động như: liên kết các nhóm cựu sinh viên trên toàn thế giới; tổ
chức các hoạt động du lịch khám phá hay sự kiện nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho cựu sinh viên và các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
+ Khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Ngoài các hoạt động cơ bản như trên
thì lại chỉ dành sự quan tâm trong việc giao lưu và hợp tác giữa các cựu sinh viên,
giữa cựu sinh viên với trường, đăc biệt là các hội thảo chuyên ngành giành cho
sinh viên, cựu sinh viên. Còn đối với các hoạt động hướng ra xã hội (hoạt động
thiện nguyện vì cộng đồng…), thì hầu như rất ít, mức độ quan tâm còn chưa cao.
- Về vai trò:
+ Khu vực Âu – Mỹ đa số cho thấy được vai trò của hội cựu sinh viên không
chỉ với các thành viên hội, sinh viên trường mà nó còn đóng góp một phần không
nhỏ cho lợi ích của cộng đồng.
+ Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới chỉ dừng lại ở phục vụ lợi ích
cho thành viên, trường học. Những đóng góp cho cộng đồng mới chỉ manh nha
xuất hiện ở một số trường.
Sự khác nhau trong tính chất các hoạt động cũng như vai trò của các hội cựu

sinh viên có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:
- Đặc điểm của các trường đại học của hai khu vực này là khác nhau: trong
khi các trường đại học theo xu hướng hiện đại khu vực Âu – Mỹ xuất hiện rất
sớm (khoảng thế kỷ 11 – Oxford, Anh) thì các trường ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương xuất hiện sau và khá muộn (thế kỷ 19 và 20); chính đặc điểm này đã
giải thích cho việc việc các hội cựu sinh viên của các trường khu vực Âu – Mỹ có
hoạt động khá phong phú, bài bản và hoàn chỉnh.
21


-

Trình độ phát triển, tốc độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật giữa các khu vực

là khác nhau nó ảnh hưởng khá lớn tới phương hướng và quá trình hoạt động của
các hội cựu sinh viên.
- Mục đích thành lập và vận hành của các hội cựu sinh viên là khác nhau ở
mỗi khu vực.
- Nền giáo dục các nước Âu – Mỹ hàng năm thu hút rất nhiều du học sinh từ
các quốc gia trên toàn thế giới học tập và nghiên cứu tại đây.
Kết luận: Tuy có những điểm khác nhau những về bản chất hội cựu sinh viên ở
cả hai khu vực đều giống nhau. Hơn nữa, với xu thế toàn cầu hóa cùng với tốc độ
phát triển mạnh trong giáo dục của các quốc gia châu Á mà sự khác biệt này sẽ
dần được xóa bỏ trong tương lai.
III – Hội cựu sinh viên ở Việt Nam
Bảng 3.1 ở phụ lục 1 thống kê 17 trường trọng điểm quốc gia do Bộ GD – ĐT
lựa chọn. Đây là các trường được đầu tư cả về nhân lực, vật lực và tài lực của
quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Các
trường trọng điểm là những trường có quy mô khá lớn với số lượng sinh viên ở
tất cả các bậc học của mỗi trường khoảng hơn 20.000 sinh viên. Các trường được

phân bố đều trên khắp cả nước với 7 trường đại học tổng hợp, hai trường trọng
điểm đào tạo về kinh tế, hai trường trọng điểm đào tạo về giáo dục, 5 trường
trọng điểm đào tạo về kỹ thuận và 2 trường trọng điểm trong khối quân đội.
Các trường này có vị trí, vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển
của các trường đại học cùng khối ngành.
Theo mục đích nghiên cứu bảng 3.1 thống kê về tình hình tồn tại và phát triển
của hội cựu sinh viên – một trong những tổ chức có vai trò quan trọng trong việc
phát triển uy tín cũng như lợi ích của các trường đại học (theo đánh giá của các
trường đại học trên thế giới về vai trò của hội cựu sinh viên)

22


Theo kết quả của bảng 3.1 ta có thể rút ra một số nhận xét khái quát về tình
hình phát triển hội cựu sinh viên tại Việt Nam như sau:
-

Hội cựu sinh viên ở VN về cơ bản là chưa phổ biến hay nói cách khác là

còn rất mới mẻ. Theo khảo sát 17 trường trọng điểm của Việt Nam do bộ GD –
ĐT quy định thì chỉ có 3 trường có hội cựu sinh viên là: Đại học kinh tế Hồ Chí
Minh – Trường đại học trọng điểm trong khối kinh tế, Đại học Y Hà Nội –
Trường đại học trọng điểm khối y dược và Đại học bách khoa Hà Nội – Trường
đại học trọng điểm khối Kỹ thuật. Như vậy là số trường đại học trọng điểm có hội
cựu sinh viên chỉ chiếm 17.6% trên tổng số trường.
-

Các hội cựu sinh viên là mới thành lập vì vậy các hoạt động còn rất sơ khai

và manh mún. Như đại học Y Hà Nội, phải sau 110 năm thành lập trường, trải

qua rất nhiều thế hệ học sinh – sinh viên, tới năm 2012 trường mới hình thành
một tổ chức cựu sinh viên cụ thể. Các hoạt động của hội chỉ dừng lại ở việc cập
nhất thông tin cựu sinh viên, bắt đầu hình thành ban liên lạc.
Điều này có thể lý giải bởi các hội cựu sinh viên này chỉ mới hình thành được 1
– 2 năm nên các hoạt động của hội cựu sinh viên cũng không đa dạng, chưa thật
sự khai thác hết thế mạnh của hội cựu sinh viên. Bản thân hội cũng chưa được
xây dựng hoàn thiện cả về tổ chức lẫn hoạt động duy trì, phát triển.
Nhìn chung các hội cựu sinh viên ở Việt Nam hoạt động chủ yếu với mục tiêu
tập hợp các thế hệ sinh viên đã từng học tập và làm việc tại trường; bắt đầu quan
tâm hơn tới việc kết nối và gắn kết các thế hệ sinh viên với nhà trường nhằm giúp
đỡ, hợp tác lẫn nhau trong học tập, công việc, nghiên cứu, kinh doanh…
-

Các trường còn lại mặc dù chưa có hội cựu sinh viên nhưng hầu hết các

trường đều có cập nhật thông tin về cựu sinh viên của trường. Theo như khảo sát
ở trên thì chỉ có 17.6% các trường trọng điểm có hội cựu sinh viên nhưng lại có
23


tới trên 70% các trường có cập nhật thông tin về cựu sinh viên. Các thông tin
được cập nhật dù chỉ là thông tin cá nhân, địa chỉ liện hệ nhưng điều đó cũng
chứng tỏ rằng luôn có mối liên kết giữa nhà trường với cựu sinh viên – những
người từng học tập tại trường. Ngoài ra, trong các sự kiện lớn của trường vẫn có
sự có mặt, đóng góp của cựu sinh viên. Và dù không thường xuyên nhưng vẫn có
các buổi họp mặt cựu sinh viên các khóa. Đương nhiên những việc này diễn ra rất
nhỏ lẻ và thiếu bài bản.
Tình trạng chung là như vậy, còn với khối ngành kinh tế nói riêng thì sao?
Trong số 17 trường trọng điểm có 2 trường đại học kinh tế là trường đại học kinh
tế Tp Hồ Chí Minh và trường đại học kinh tế Quốc dân. Trong đó, chỉ có 1 trong

2 trường có hội cựu sinh viên là trường đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Các
trường còn lại hầu hết là các trường tổng hợp, trong đó trường đại học Quốc gia
Hà Nội dù chưa thành lập hội cựu sinh viên nhưng trường đại học Kinh tế trực
thuộc đại học Quốc gia Hà Nội thì đã thành lập hội cựu sinh viên từ năm 2009.
Tuy tỷ lệ 2/3 trường có hội cựu sinh viên chưa thể đánh giá hết thực trạng cũng
như tiềm năng của hội cựu sinh viên ở các trường khối ngành kinh tế Việt Nam,
nhưng nó cũng là tín hiệu tốt cho thấy sự thành lập của các hội cựu sinh viên đang
mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà trường cũng như cựu sinh viên, và sự quan
tâm của nhà trường, cựu sinh viên với vấn đề thành lập một hội cựu sinh viên
chính thức cũng được nâng cao hơn.
Kết luận: Hoạt động của của các hội cựu sinh viên ở các trường đại học Việt
Nam là chưa phát triển và chưa tương xứng với số lượng sinh viên cũng như số
trường đại học của Việt Nam. Trong giai đoạn tới, cần có cái nhìn toàn diện hơn
và những đánh giá đúng hơn về nguồn lực rất lớn của một trường đại học – Cựu
sinh viên.

24


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I – Cựu sinh viên
1. Khái niệm
Nhắc đến cụm từ “cựu sinh viên” nhiều người cho rằng nó đề cập tới những
người từng là sinh viên của một trường lớp nào đó nhưng nay không còn học tập
tại đó nữa.
Tuy nhiên, để thực sự hiểu thế nào là một “cựu sinh viên” ta nên đi từ nguồn
gốc xuất xứ của nó. Thuật ngữ gốc của cụm từ “cựu sinh viên” là “alumnus” có
nguồn gốc từ tiếng latinh, nó có nghĩa là “học sinh” hay “sự nuôi dưỡng”. Ngày
nay, thuật ngữ này được dùng để đề cập đến những sinh viên tốt nghiệp ở một
trường đại học hoặc cơ sở giáo dục tương tự. Thực tế, nó mang nhiều ý nghĩa

khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng hay cách nhìn nhận của mỗi cá nhân.
Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu “alumnus” là “cựu sinh viên” – một nhóm các sinh
viên đã tốt nghiệp tại trường đại học (cao đẳng).
Từ nhiều thập niên trước cựu tầng lớp cựu sinh viên đã tồn tại tại các trường
đại học ở Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Đặc biệt là ở Anh và Pháp còn có một
truyền thống lâu đời về tầng này . Ở Đức tầng lớp cựu sinh viên đã được thành
lập cuối những năm 1980 .
Theo định nghĩa của trườn đại học Stuttgar, thuật ngữ “alumnus” được sử dụng
trong một ý nghĩa rộng hơn . Nó đề cập đến tất cả các sinh viên hiện đang theo
học tại trường đại học cũng như những sinh viên trước đây của trường. Hơn nữa ,
Thuật ngữ còn được mở rộng để chỉ cho tất cả các thành viên của trườn đại học
Stuttgart cũng như tất cả các nhà tài trợ và các đối tác .

25


×